Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHÂN ĐIỀU XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.25 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHÂN ĐIỀU XUẤT
KHẨU TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU
NÔNG SẢN THỰC PHẨM ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: LÊ PHẠM THỤC ANH
Ngành: BẢO QUẢN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC
PHẨM VÀ DINH DƯỠNG NGƯỜI
Niên khóa: 2007-2011

Tháng 08 / 2011


 

TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHÂN ĐIỀU XUẤT KHẨU TẠI
CÔNG TY CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM
ĐỒNG NAI

Tác giả

LÊ PHẠM THỤC ANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm và dinh dưỡng người

Giáo viên hướng dẫn:


Th.S: Lương Hồng Quang

Tháng 8 năm 2011


 


CẢM TẠ
Đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất tới Công ty Chế biến Xuất
nhập khẩu Nông sản thực phẩm Đồng Nai đã cho phép tôi đến thực tập tại Công ty,
cho tôi có cơ hội tiếp cận với điều kiện sản xuất thực tế. Tôi cũng xin cảm ơn các anh
chị, cô chú làm việc tại Công ty, đặc biệt cảm ơn các nhân viên phòng KCS đã nhiệt
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập, luôn sẵn sàng hướng dẫn từng chi tiết
của quy trình và tận tình giải thích những thắc mắc của tôi.
Trong suốt thời gian thực tập, tôi đã có điều kiện được tiếp xúc với thực tế sản
xuất và được trực tiếp thực hiện một số công đoạn. Nhờ đó, tôi có thể học tập được
nhiều hơn nữa và củng cố kiến thức đã học.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến các thầy cô trong Khoa Công
nghệ thực phẩm thuộc Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình dạy bảo, đã
trang bị cho tôi nhiều kiến thức chuyên môn trong suốt 4 năm học vừa qua. Đồng thời,
tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Lương Hồng Quang, người đã hướng
dẫn tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Vì kiến thức còn non yếu và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, cho nên trong quá
trình hoàn thành bài báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được sự góp ý của quý thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô trong khoa Công nghệ
thực phẩm. Chúc Công ty Chế biến Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Đồng Nai
ngày càng phát triển và gặt hái được nhiều thắng lợi.
Trân trọng cảm ơn!


ii
 


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát quy trình sản xuất nhân điều xuất khẩu tại Công ty Chế biến Xuất
nhập khẩu Nông sản thực phẩm Đồng Nai” do sinh viên Lê Phạm Thục Anh thực hiện,
dưới sự hướng dẫn của thầy Lương Hồng Quang, được tiến hành từ ngày 01 – 03 –
2011 đến ngày 15 – 07 – 2011, tại Công ty Chế biến Xuất nhập khẩu Nông sản Thực
phẩm Đồng Nai, Xa lộ Hà Nội, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai. Mục đích của công việc là tìm hiểu quy trình sản xuất thực phẩm, môi trường sản
xuất, quy định vệ sinh dựa trên điều kiện tiếp xúc thực tế tại công ty.
Điều là một loại cây ra hoa kết trái theo mùa. Mùa điều thường từ tháng 3 đến khoảng
tháng 5. Hạt điều sau khi thu hoạch tập trung về Nhà máy sẽ được xử lí sơ bộ bằng
cách phơi khô, sau khi đạt được độ ẩm cần thiết, sẽ được dự trữ trong kho để làm
nguyên liệu cho Nhà máy hoạt động trong cả năm. Đến khi sản xuất, hạt điều sẽ được
lấy ra khỏi kho, qua một quá trình xử lí ẩm để hạt đạt độ ẩm thích hợp cho việc sản
xuất. Tiếp đó, hạt điều sẽ được làm mềm bằng cách cho vào trong dầu sôi. Quá trình
chao dầu kết thúc, hạt sẽ đạt được độ giòn nhất định, thích hợp cho quá trình sản xuất.
Tiếp đến, hạt sẽ được làm nguội bằng cách cho chạy qua một băng chuyền dài có quạt
thổi. Sau đó, hạt điều sẽ được đưa đi cắt tách vỏ cứng. Nhân điều đã lấy ra khỏi vỏ sẽ
qua khâu tiếp theo là sấy nhân. Hạt điều sau khi sấy xong sẽ được chuyển qua giai
đoạn bóc vỏ lụa, sau đó đem đi khử trùng. Cuối cùng, sẽ được đóng gói và chuyển qua
kênh phân phối.
Đề tài gồm các nội dung: tìm hiểu quy trình sản xuất nhân điều xuất khẩu, tìm hiểu
phương pháp kiểm tra chất lượng của nguyên liệu và thành phẩm và quy định của công
ty về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sau thời gian thực tập, tôi đã có thể phân loại thành thạo nhân điều cũng như kiểm tra
chất lượng nhân điều ở các khâu. Nhờ đó, tôi có điều kiện tiếp xúc thực tế để củng cố

thêm kiến thức của bản thân, học hỏi được kinh nghiệm và cách thức làm việc của
nhân viên trong Công ty.
iii
 


MỤC LỤC
Trang tựa .......................................................................................................................... i
Cảm tạ ............................................................................................................................. ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách chữ viết tắt .................................................................................................. vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình ........................................................................................................ ix
Chương 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
Chương 2: TỔNG QUAN ...............................................................................................2
2.1. Tổng quan công ty ................................................................................................3
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.....................................................................3
2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Công ty ...........................................................4
2.1.3. Sơ đồ mặt bằng Nhà máy Long Bình .............................................................4
2.2. Tổng quan về cây điều ..........................................................................................5
2.3. Thành phần dinh dưỡng của nhân điều .................................................................7
2.3.1. Chất khoáng ...................................................................................................7
2.3.2. Hàm lượng các acid amin...............................................................................7
2.3.3. Chất béo .........................................................................................................8
2.3.4. Acid béo .........................................................................................................8
2.3.5. Chất đường .....................................................................................................8
2.3.6. Chất xơ ...........................................................................................................8
2.3.7. Vitamin ...........................................................................................................9
2.3.8. Năng lượng .....................................................................................................9

2.4. Sơ lược về quá trình sấy .......................................................................................9
2.4.1. Định nghĩa ......................................................................................................9
2.4.2. Đặc điểm của quá trình sấy tự nhiên ..............................................................9
2.4.2.1. Ưu điểm ...................................................................................................9
2.4.2.2. Nhược điểm ...........................................................................................10
2.4.3. Đặc điểm của quá trình sấy bằng đối lưu không khí....................................10
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................11
3.1. Các quy định thực hiện yêu cầu vệ sinh .............................................................11
iv
 


3.2. Công đoạn sơ chế hạt điều ..................................................................................12
3.2.1. Thu hoạch và sơ chế nguyên liệu hạt điều ...................................................12
3.2.2. Bao gói và bảo quản .....................................................................................13
3.3. Quy trình sản xuất nhân điều xuất khẩu .............................................................14
A - Giai đoạn 1...........................................................................................................14
3.3.1. Tiếp nhận nguyên liệu ..................................................................................14
3.3.1.1. Đối với hạt điều tươi thu mua trong nước .............................................16
3.3.1.2. Đối với hạt điều thô nhập khẩu .............................................................20
3.3.2. Lưu kho nguyên liệu ....................................................................................20
3.3.3. Sàng phân loại nguyên liệu (sàng thô) .........................................................21
3.3.4. Làm ẩm.........................................................................................................22
3.3.5. Chao dầu.......................................................................................................22
3.3.6. Li tâm ...........................................................................................................23
3.3.7. Làm nguội ....................................................................................................23
3.3.8. Tách vỏ cứng ................................................................................................24
B - Giai đoạn 2 ...........................................................................................................25
3.3.9. Nhập nguyên liệu của Nhà máy Long Bình .................................................25
3.3.10. Sấy ..............................................................................................................26

3.3.11. Tách vỏ lụa .................................................................................................28
3.3.12. Tiếp nhận nguyên liệu ở Nhà máy Long Bình ...........................................30
3.3.12.1. Nhân điều tươi đã được tách vỏ lụa.....................................................31
3.3.12.2. Nhân điều đã phân xô ..........................................................................31
3.3.12.3. Nhân điều thành phẩm của các nhà cung ứng hợp tác ........................31
3.3.13. Lưu kho ......................................................................................................34
3.3.14. Phân loại .....................................................................................................34
3.3.14.1. Phân xô ................................................................................................35
3.3.14.2. Phân sâu ...............................................................................................36
3.3.15. Khử trùng ...................................................................................................38
3.3.16. Sàng, hút bụi...............................................................................................39
3.3.17. Đóng gói, hút chân không bơm N2, CO2 ....................................................40
3.3.18. Dò kim loại .................................................................................................43
3.3.19. Bảo quản.....................................................................................................43
3.3.20. Vận chuyển – Phân phối ............................................................................43
3.4. Thuật ngữ - khái niệm và định nghĩa ..................................................................43
3.5. Yêu cầu kỹ thuật .................................................................................................45
v
 


3.5.1. Yêu cầu chung ..............................................................................................45
3.5.2. Phân hạng .....................................................................................................45
3.6. Các chỉ tiêu hóa lí, vi sinh...................................................................................46
3.7. Chất lượng nhân tươi từ tháng 3 đến tháng 6 .....................................................46
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................48
4.1. Kết luận ...............................................................................................................48
4.2. Mặt mạnh và mặt hạn chế trong quá trình chế biến hạt điều tại công ty ............48
4.2.1. Mặt mạnh .....................................................................................................48
4.2.2. Mặt hạn chế ..................................................................................................49

4.3. Khắc phục ...........................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi
 


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BRC

(British Retail Consortium): Tiêu chuẩn Thực phẩm toàn cầu.

BVQI (Bureau Veritas Quality International): Tổ chức chứng nhận chất lượng quốc
tế độc lập của Bureau Veritas.
CCD

(Charge Coupled Device): Thiết bị tích điện kép.

EFAs

(Essential fatty acids): Các acid béo thiết yếu.

FAO

(Food and Agriculture Organization): Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hợp Quốc.

GAP


(Good Argicutural Practices): Sản xuất nông nghiệp bền vững.

GMP

(Good Manufacturing Practices): Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt.

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points): Phân tích mối nguy và điểm
kiểm soát tới hạn.
ISO

(International Organization Standardization): Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế.

KCS:

Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm.

PE:

Polyethylen.

TTĐB: Thủ tục đảm bảo.
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
USDA (United States Department of Argiculture): Bộ Nông nghiệp Mĩ.
WTO

(World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới.

vii
 



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hàm lượng chất khoáng có trong nhân điều................................................ 7
Bảng 2.2: Hàm lượng các acid amin có trong nhân điều ............................................. 8
Bảng 2.3: Năng lượng nhân điều cung cấp so với các thực phẩm khác ...................... 9
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn hạt điều thô ............................................................................. 13
Bảng 3.2: Tiêu chuẩn hạt điều tươi ............................................................................ 18
Bảng 3.3: Tiêu chuẩn hạt điều khô ............................................................................ 19
Bảng 3.4: Tiêu chuẩn hạt điều sau khi sàng phân loại thô ......................................... 22
Bảng 3.5: Tiêu chuẩn hạt điều sau khi tách vỏ cứng ................................................. 24
Bảng 3.6: Chỉ tiêu kiểm tra chất lượng nhân tươi ..................................................... 25
Bảng 3.7: Chỉ tiêu kiểm tra chất lượng nhân sấy ....................................................... 28
Bảng 3.8: Tiêu chuẩn nhân điều đã tách vỏ lụa ......................................................... 30
Bảng 3.9: Tiêu chuẩn nhân điều phân xô được nhập từ các nhà cung ứng ............... 31
Bảng 3.10: Tiêu chuẩn nhân xô thành phẩm của các nhà cung ứng hợp tác ............. 32
Bảng 3.11: Hướng dẫn kiểm tra tỉ lệ lẫn loại ............................................................. 34
Bảng 3.12: Tiêu chuẩn nhân xô sau khi đã phân loại ................................................ 38
Bảng 3.13: Các chỉ tiêu trong công đoạn khử trùng .................................................. 39
Bảng 3.14: Các chỉ tiêu trong công đoạn sàng, hút bụi ............................................. 40
Bảng 3.15: Các chỉ tiêu trong công đoạn đóng gói, hút chân không ......................... 41
Bảng 3.16: Các chỉ tiêu hóa, lí, vi sinh ...................................................................... 46

viii
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu quản lí tại công ty ............................................................................ 5
Hình 2.2: Trái điều và cấu tạo bên trong của hạt điều ................................................. 6
Hình 3.1: Sân phơi hạt điều ....................................................................................... 14

Hình 3.2: Quy trình sản xuất nhân điều xuất khẩu tại Công ty Donafoods ............... 15
Hình 3.3: Máy đo độ ẩm hạt điều .............................................................................. 18
Hình 3.4: Máy sàng phân loại thô và lỗ sàng ............................................................ 22
Hình 3.5: Máy sàng phân loại tinh ............................................................................ 24
Hình 3.6: Máy cắt vỏ cứng hạt điều và công nhân đang cắt vỏ cứng ........................ 25
Hình 3.7: Buồng sấy .................................................................................................. 26
Hình 3.8: Cấu tạo buồng sấy và nồi hơi .................................................................... 27
Hình 3.9: Máy bóc vỏ lụa .......................................................................................... 29
Hình 3.10: Quạt thổi hạt điều..................................................................................... 29
Hình 3.11: Máy phân loại màu sắc ............................................................................ 30
Hình 3.12: Công nhân tiến hành phân xô trên bàn inox ............................................ 35
Hình 3.13: Máy sàng phân loại kích cỡ ..................................................................... 35
Hình 3.14: Băng chuyền phân loại kích cỡ ................................................................ 37
Hình 3.15: Băng chuyền phân loại màu sắc............................................................... 37
Hình 3.16: Hệ thống buồng khử trùng ....................................................................... 39
Hình 3.17: Cân tự động ............................................................................................. 41
Hình 3.18: Máy đóng gói chân không ....................................................................... 42
Hình 3.19: Mẫu thùng carton của Công ty Donafoods .............................................. 42
Hình 3.20: Nhân nguyên và nhân vỡ các loại ............................................................ 44

ix
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới với 70% dân số hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp. Các nông sản xuất khẩu sang thị trường nước ngoài ngày càng
đa dạng và phong phú. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của nước ta là lúa, trà, cà phê,
tiêu… Bên cạnh đó, sản xuất và chế biến nhân điều xuất khẩu cũng là một thế mạnh

của nước ta. Trong những năm gần đây, cây điều phát triển mạnh và trở thành cây có
giá trị kinh tế cao, được tiêu thụ trên thế giới. Điều trở thành cây trồng chính thức đặc
biệt được quan tâm phát triển, giữ một vị trí quan trọng trên thị trường nông sản của
một số nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Điều du nhập vào miền Nam Việt Nam từ thế
kỷ XVIII, nhưng mãi đến 1975 mới chính thức là loại cây trồng có trong danh mục,
khắc phục những rừng đồi bị phá hoại do chiến tranh gây lên. Diện tích điều từ đó tăng
lên theo năm tháng và đến những năm đầu 1990, điều trở thành loại cây công nghiệp
cho giá trị kinh tế cao, vừa phủ xanh đất trống đồi trọc vừa là loại cây xóa đói giảm
nghèo. Điều Việt Nam cũng được thế giới biết đến từ đó, có mặt trên khắp các thị
trường: Mĩ, Trung Quốc, Úc, Hồng Kông, Anh, Hà Lan…
Đã từ lâu, điều cung cấp hạt cho con người như là một loại thực phẩm, nhiều
nước coi nhân điều là sản phẩm quen thuộc, điều trở thành cây công nghiệp quan trọng
xếp thứ hai trong các cây có dầu ăn được trên thị trường thế giới. Nhân điều chứa hàm
lượng đạm cao với đầy đủ các loại acid amin cần thiết, có thể so sánh với thịt, trứng,
sữa. Nhân điều là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là thành phần chính của cây
điều trong trao đổi kinh doanh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, giữ
một vai trò quan trọng trong thị trường nông sản, hàng năm đem về cho các nước xuất
khẩu một lượng ngoại tệ đáng kể.
Với mục đích tìm hiểu, học hỏi thực tế về quá trình chế biến nhân điều thành
phẩm phục vụ cho nhu cầu hiện nay, được sự đồng ý của nhà trường và công ty, tôi đã
thực tập với đề tài: “Tìm hiểu quy trình sản xuất nhân điều xuất khẩu tại Công ty Chế
biến Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Đồng Nai”.

1
 


Trong thời gian thực tập tại công ty, tôi đã trực tiếp tham gia vào các công đoạn
được thực hiện thủ công (bằng tay) như cắt vỏ cứng của hạt điều và phân loại hạt điều
ở các khâu phân xô, phân sâu và phân tinh. Tôi cũng đã khảo sát toàn bộ quy trình sản

xuất nhân điều xuất khẩu và tìm hiểu các thông số kĩ thuật của máy móc. Đồng thời,
với sự hướng dẫn của các nhân viên phòng KCS của công ty, tôi có thể kiểm tra được
độ ẩm của nhân điều, tỉ lệ nhân sâu, bể và kiểm tra định mức nhân sấy.
Để hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất, tôi đã trực tiếp tham gia vào một
số công đoạn có thể thực hiện, tìm hiểu quy trình sản xuất, hoạt động của các máy
móc, thiết bị bằng cách quan sát, phỏng vấn trực tiếp nhân viên trong công ty về các
vấn đề thắc mắc cần giải đáp và tham khảo tài liệu của công ty về các quy trình sản
xuất, bộ máy tổ chức, quy định vệ sinh, sơ đồ mặt bằng của công ty. Đồng thời, tôi
cũng tổng hợp lí thuyết ở các tài liệu liên quan thông qua sách, bài báo, khóa luận tốt
nghiệp và các cơ sở dữ liệu từ internet.

2
 


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty được thành lập ngày 10/10/1992 theo quyết định số 144/QĐ.UBT của
Ủy ban tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở sát nhập của ba đơn vị kinh doanh: xí nghiệp mía
đường, xí nghiệp rau quả xuất khẩu và xí nghiệp chuối sấy của công ty Công nghệ
thực phẩm Đồng Nai với tên gọi: Xí nghiệp chế biến thực phẩm Đồng Nai, trực thuộc
sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai do ông Nguyễn Thái Học làm
giám đốc (Nguyễn Thị Anh Thư, 2009). Sản phẩm duy nhất của công ty lúc mới thành
lập là nhân hạt điều xuất khẩu. Sau đó, công ty đã mở rộng sản xuất thêm các loại
nông sản xuất khẩu khác như: hạt macadamia, hạt óc chó, hạt phỉ…, nhưng cho đến
hiện nay nhân điều xuất khẩu vẫn là mặt hàng sản xuất chính của công ty.
Ngày 11/12/1996, theo quyết định số 5826/QĐ.UBT của Chủ tịch UBND tỉnh
Đồng Nai về việc đổi tên Xí nghiệp chế biến thực phẩm Đồng Nai, công ty đã có tên

mới là: Công ty Chế biến Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Đồng Nai, với tên giao
dịch là: Dong Nai import export processing agricultural products and foods join stock
company (Donafoods). Trụ sở chính của công ty đặt tại xa lộ Hà Nội, phường Long
Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra, với mục tiêu gắn chế biến với
vùng nguyên liệu, công ty đã xây dựng các nhà máy sơ chế ở các tỉnh Long Thành,
Long Khánh, Nhơn Trạch, Xuân Lộc, Tân Phú, Định Quán và một nông trường điều
Tam Lợi. Địa chỉ liên hệ trực tiếp của công ty: Điện thoại: (0613) 891637 – (0613)
891592. Fax: (0613) 891549. Email:
Tổng tài sản của công ty hiện nay khoảng 12 tỉ đồng, với 5.500 cán bộ và nhân
viên, trong đó có gần 3.500 người nhận gia công bóc vỏ lụa tại nhà. Sản phẩm nhân
hạt điều chế biến của công ty Donafoods chủ yếu xuất khẩu (80 – 85% sản lượng), tiêu
thụ nội địa chỉ vào khoảng 15 – 20% sản lượng dưới dạng bánh kẹo và nhân rang.

3
 


Năm 1995, công ty chế biến được 1.970 tấn nhân điều; năm 1996, chế biến và xuất
khẩu được 3.569 tấn nhân điều, đạt kim ngạch 17,5 triệu USD; năm 1997, chế biến và
xuất khẩu 4.300 tấn nhân điều, thu mua và sơ chế (sấy) 5.054 tấn bắp và sản xuất 7,5
tấn bánh kẹo từ nhân hạt điều, đạt kim ngạch xuất khẩu gần 20 triệu USD. Thị trường
xuất khẩu nhân hạt điều chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, gần đây mở
thêm được sang các nước châu Âu, Mĩ, Nhật Bản (Tài liệu nội bộ của công ty
Donafoods).
2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Công ty
Để công ty hoạt động hiệu quả thì cán bộ công nhân viên trong công ty được
chia thành các phòng ban, phân xưởng trực thuộc Tổng giám đốc (Hình 2.1).
Lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
thể hiện bằng việc chỉ huy và chấp hành, phân công nhiệm vụ, phụ trách công tác
trong các lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực sản xuất (có giám đốc sản xuất), lĩnh vực xây

dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, lĩnh vực tổ chức hành chính, thị trường khách hàng tiền
tệ và hạch toán. Lãnh đạo công ty còn được phân công theo dõi các phòng ban, đơn vị
cụ thể. Giám đốc các đơn vị thành viên chịu trách nhiệm toàn diện trước Tổng giám
đốc công ty về hoạt động của đơn vị mình, huy động và tổ chức cho lao động thực hiện
các nhiệm vụ kế hoạch được Tổng giám đốc công ty giao.
2.1.3. Sơ đồ mặt bằng Nhà máy Long Bình
Nhà máy Long Bình là nhà máy trung tâm của công ty. Sơ đồ mặt bằng nhà
máy được bố trí như trong Phụ lục 2.1. Tại đây, nhà máy tiến hành các công đoạn cuối
cùng của quy trình sản xuất nhân hạt điều. Mặt bằng nhà máy được bố trí một cách
khoa học, có hệ thống, đảm bảo thông suốt một cách khoa học đường đi của nguyên
liệu và sản phẩm. Đường đi của nguyên liệu, của sản phẩm cũng như của công nhân
được bố trí sao cho có thể kiểm soát tất cả các mối nguy có thể xảy ra trong việc vận
chuyển, tránh tình trạng phơi nhiễm nguyên liệu ra khỏi khu vực nhà xưởng.
Với việc bố trí ba đường đi riêng biệt cho công nhân, sản phẩm và bao bì đã
giảm thiểu tình trạng nhiễm chéo của các mối nguy hại đến từ việc sản phẩm thường
xuyên tiếp xúc với các mối nguy tiềm ẩn. Nhà xưởng được thiết kế đảm bảo kín gió
nhưng vẫn thông thoáng, nhiệt độ trong phân xưởng luôn giữ ổn định đảm bảo chất
lượng của sản phẩm khi xuất xưởng.

4
 


Tổng Giám Đốc

Phó Tổng
Giám Đốc
Hành chính

Phòng

Tổ
Chức
Hành
Chính

Phó Tổng
Giám Đốc
Kinh Doanh

Phòng
Kế
Hoạch
Thị
Trường

Nhà
Máy
Long
Thành

Nhà
Máy
Long
Bình

Xưởng
Phân
Loại

Xưởng

Thanh
Trùng
– Đóng
Gói

Phòng Kĩ
Thuật –
Chất
Lượng
Sản
Phẩm

Nông
Trường
Tam
Lợi

Bộ
Phận
Nghiệp
Vụ

Nhà
Máy
Dầu
Điều

Phó Tổng
Giám Đốc
XDCB


Phòng Kĩ
Thuật –
Bảo Đảm
Sản Xuất

Nhà
Máy
Xuân
Lộc

Xưởng
Sàng
Hạt

Phòng
Kế
Toán
Thống


Nhà
Máy
Định
Quán

Xưởng
Cắt
Tách


Phó Tổng
Giám Đốc
Sản Xuất

Ban
Đầu Tư

Nhà
Máy
Sản
Phẩm
Mới

Ban
Thanh
Tra

Nhà
Máy
Tân
Phú

Xưởng
Phân
Loại –
Đóng
Gói

Nhà
Máy

Long
Khánh

Bộ
Phận
Nghiệp
Vụ

Hình 2.1: Cơ cấu quản lí tại công ty
(Nguồn: Tài liệu nội bộ của công ty Donafoods)

2.2. Tổng quan về cây điều
Cây điều có tên khoa học là Anacardium occidentale, thuộc họ Anacardiaceae,
tên thương mại tiếng Anh là cashew tree. Cây điều có nguồn gốc từ Brazil, vùng nhiệt
đới ở Nam Mĩ và dần dần được phân tán đến châu Phi, châu Á, châu Úc. Ngày nay,
cây điều được trải rộng trong ranh giới vĩ tuyến 300 Bắc và vĩ tuyến 310 Nam.
Trái điều thật ra là trái giả, do cuống hoa phình ra. Trái điều có hình dạng, kích
thước, trọng lượng và màu sắc rất khác nhau tùy theo giống và điều kiện sinh sống. Về
5
 


hình dạng, có thể là hình trụ, hình quả lê, hình nón cụt hoặc hình thoi. Màu sắc thay
đổi từ vàng nhạt đến đỏ tươi, có những mảng đốm xanh trên bề mặt. Chiều dài quả
thay đổi từ 3 – 20 cm, chiều rộng từ 3 – 12 cm. Trọng lượng từ 30 – 150 g, cá biệt tới
500 g (Bùi Đức Chí Thiện, 2007).

(a)

(b)


Hình 2.2: Trái điều và cấu tạo bên trong của hạt điều
Hạt điều chính là trái thật của cây điều. Phần vỏ cứng bên ngoài chính là vỏ của
trái điều, vỏ lụa mỏng bên trong là vỏ hạt. Hạt điều hình quả thận, khi còn tươi có màu
xanh, khi khô chuyển màu nâu hơi xám. Hạt có chiều dài trung bình 2,5 – 3,5 cm, rộng
2 cm, dày 1 – 1,35 cm, trọng lượng 5 – 6 g. Cấu tạo bổ đôi của hạt điều chín gồm 3
phần (Hình 2.3):
+ Vỏ cứng: dày 0,3 – 0,4 cm, chiếm 65 – 70% trọng lượng hạt, phần vỏ này có
3 lớp khác nhau (Hình 2.4):
- Lớp vỏ ngoài cùng: láng bong, dai và cứng.
- Lớp vỏ giữa: tương đối dày và xốp, cấu tạo như dạng tổ ong, bên trong
có chứa một chất dịch lỏng màu nâu đỏ gọi là dầu vỏ điều, là chất bảo vệ hạt chống lại
sự phá hại của côn trùng. Dầu vỏ điều chiếm khoảng 20 – 22% trọng lượng hạt.
- Lớp trong cùng: mỏng hơn và rất cứng.
+ Vỏ lụa: bao quanh nhân, chiếm khoảng 5% trọng lượng hạt. Thành phần chủ
yếu của vỏ lụa là anacardic acid và cardol, là thành phần độc hại đối với con người, vì
vậy, khi sử dụng nhân hạt điều làm thành phẩm cần loại bỏ lớp vỏ này.

6
 


+ Nhân điều: do 2 lá mầm tạo thành, chiếm khoảng 25 – 30% trọng lượng hạt.
Nhân là bộ phận ăn được, là thành phần chính của cây điều dùng để buôn bán, trao đổi
trên thị trường.
2.3. Thành phần dinh dưỡng của nhân điều
Hạt điều là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều đạm, khoáng, đầy đủ
các loại acid amin cần thiết. Đây cũng là thực phẩm giàu chất béo, không có
cholesterol, thích hợp cho người ăn kiêng, ăn chay và là dược phẩm có giá trị đối với
một số bệnh.

2.3.1. Chất khoáng
Được mệnh danh là viên vitamin thiên nhiên, hạt điều được sử dụng nhiều trong việc
chăm sóc sức khỏe. Hạt điều rất giàu chất khoáng (Bảng 2.1), dinh dưỡng trong hạt
điều giúp cơ thể điều chỉnh các quá trình, ví dụ như: đồng giúp hấp thu chất sắt, ngăn
chặn vỡ mạch máu, não không ổn định và bệnh loãng xương; magnesium giúp tim
khỏe mạnh, duy trì huyết áp và làm chắc xương.
Bảng 2.1: Hàm lượng các chất khoáng có trong nhân điều
Thành phần dinh dưỡng

Đơn vị tính

Giá trị/100 g

Calcium, Ca

mg

37

Iron, Fe

mg

6,68

Magnesium, Mg

mg

292


Phosphorus, P

mg

593

Potassium, K

mg

660

Sodium, Na

mg

12

Zinc, Zn

mg

5,78

Copper, Cu

mg

2,195


Manganese, Mn

mg

1,655

Selenium, Se

µg

19,9
(Nguồn: Công ty TNHH Nam Long, 2009)

2.3.2. Hàm lượng các acid amin (tính theo phần trăm của protein trong nhân điều)
Hạt điều có đầy đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể. Các acid amin có trong nhân
điều với một tỉ lệ thích hợp, phù hợp với mọi lứa tuổi và mọi người (Bảng 2.2).

7
 


2.3.3. Chất béo
Ở nhân điều, các chất béo chiếm khoảng 47%, trong số này có trên 80% các
chất béo không bão hòa, tỉ lệ các chất béo không bão hòa và bão hòa là 4:1 rất có lợi.
Các chất béo không bão hòa không những không tạo ra cholesterol mà còn có tác động
điều hòa và giảm lượng cholesterol trong máu, giúp tránh các bệnh về tim mạch (Công
ty TNHH Nam Long, 2009).
Bảng 2.2: Hàm lượng các acid amin có trong nhân điều
Thành phần dinh dưỡng


Giá trị (%)

Arginine

10,3

Histidin

1,8

Lysine

3,3

Tyrosine

3,2

Phenylalanine

4,4

Cystin

1

Methinonine

1,3


Threonine

2,8

Valin

4,5
(Nguồn: Công ty TNHH Nam Long, 2009)

2.3.4. Acid béo
Các acid béo chủ yếu hỗ trợ việc điều chỉnh sự cân bằng của các chất béo bão
hòa và cholesterol trong các tế bào, trong đó EFAs là những nhân tố có tính quyết định
trong việc giữ trạng thái lỏng của màng tế bào, EFAs có ích chủ yếu trong việc hình
thành các màng và chỉnh sửa các mô. Sự thiếu EFAs có thể dẫn đến bệnh tiểu đường,
hen phế quản, rối loạn thận và viêm khớp (Công ty TNHH Nam Long, 2009).
2.3.5. Chất đường
Hydrate carbon trong nhân điều chiếm một tỉ lệ rất thấp khoảng 20%, trong đó,
đường hoà tan chiếm 1%, đủ tạo ra mùi vị dễ chịu, hấp dẫn của nhân điều, thích hợp
cho các bệnh nhân tiểu đường và béo phì (Công ty TNHH Nam Long, 2009).
2.3.6. Chất xơ
Chất xơ có trong nhân điều cũng là một thành phần có lợi, xơ ở trong ruột giúp

8
 


làm giảm cholesterol từ thực phẩm ăn vào, chữa táo bón, nhiều chất xơ trong khẩu
phần ăn bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư và viêm ruột thừa.
2.3.7. Vitamin

Nhân điều giàu vitamin B, đặc biệt là thiamin (B1) hữu ích đối với việc kích thích ăn
ngon miệng và hệ thống thần kinh. Nhân điều cũng giàu vitamin E giúp chống suy
nhược và thiếu máu (Công ty TNHH Nam Long, 2009).
2.3.8. Năng lượng
Hạt điều có lượng chất xơ cao và chứa nhiều năng lượng nên giúp giảm cân hiệu quả
khi ăn với lượng vừa phải. Năng lượng nhân điều cung cấp so với các loại thực phẩm
khác từ thực vật là khá cao nhưng không bằng các loại thịt động vật (Bảng 2.3). Do đó,
nhân điều thích hợp cho người ăn kiêng vì cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể hoạt
động nhưng lại không dư quá nhiều.
Loại thực phẩm

Năng lượng/1 kg thực phẩm

Nhân điều

6000 calo

Ngũ cốc

3600 calo

Thịt

1800 calo

Trái cây

650 calo
(Nguồn: Công ty TNHH Nam Long, 2009)


2.4. Sơ lược về quá trình sấy
2.4.1. Định nghĩa
Sấy là quá trình dùng nhiệt năng để làm hóa hơi một phần nước trong nguyên
liệu. Quá trình sấy phụ thuộc vào các yếu tố nguyên liệu như: kích thước, cấu tạo,
dạng liên kết ẩm, tính chất hoá lý, trạng thái bề mặt. Yêu cầu của quá trình sấy là đảm
bảo giữ được tính chất và chất lượng sản phẩm (Lâm Thanh Hiền, 2004).
Tại công ty Donafoods đang sử dụng quá trình sấy tự nhiên khi phơi hạt điều
trên sân và quá trình sấy bằng đối lưu không khí với thiết bị là buồng sấy.
2.4.2. Đặc điểm của quá trình sấy tự nhiên
2.4.2.1. Ưu điểm
+ Sử dụng trực tiếp năng lượng mặt trời.

9
 


+ Công nghệ đơn giản, chi phí đầu tư và vận hành thấp.
+ Không đòi hỏi cung cấp năng lượng lớn và công nhân lành nghề.
2.4.2.2.+Nhược
Có thể điểm
sấy lượng lớn vụ mùa với chi phí thấp.
+ Kiểm soát điều kiện sấy rất kém.
+ Tốc độ sấy chậm.
+ Phụ thuộc thời gian, thời tiết.
+ Đòi hỏi nhiều nhân công.
2.4.3. Đặc điểm của quá trình sấy bằng đối lưu không khí
Là phương pháp dùng không khí nóng hoặc hỗn hợp không khí nóng với khói
lò làm khô sản phẩm. Không khí sau khi được đốt nóng, đưa vào buồng sấy, đốt nóng
sản phẩm và đến lúc nào đó sản phẩm sẽ bốc hơi.
Mục đích:

+ Kéo dài thời gian bảo quản.
+ Thuận tiện cho quá trình vận chuyển, bao gói.
+ Nâng cao chất lượng của một số sản phẩm.

10
 


Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đề tài gồm 3 nội dung chính: các quy định thực hiện vệ sinh ở công ty, quy trình sản
xuất nhân điều xuất khẩu và các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng nhân điều qua các
công đoạn.
3.1. Các quy định thực hiện yêu cầu vệ sinh
Trước khi sản xuất, người lao động phải thay đồ bảo hộ lao động tại phòng thay
đồ, đeo khẩu trang, đội mũ bảo hộ trùm tóc, thay dép bảo hộ. Quần áo, mũ, khẩu trang,
dép phải bảo đảm sạch sẽ; phải rửa tay bằng xà bông, lau khô tay bằng khăn giấy, sát
trùng tay bằng nước sát trùng. Tổ trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra sức khỏe công
nhân trước khi vào làm việc: các bệnh ngoài da, sổ mũi, đau mắt. Nếu phát hiện công
nhân có dấu hiệu bị bệnh phải đưa tới phòng y tế công ty. Công nhân có bệnh tự khai
báo cho tổ trưởng hoặc quản đốc.
Trong khi sản xuất, người công nhân phải giữ vệ sinh sạch sẽ, không nói
chuyện, ăn uống, hút thuốc, xả rác, khạc nhổ trong khu vực sản xuất.
Khi đi ăn cơm phải tháo mũ, khẩu trang, thay dép. Dép đi trong xưởng không
được đi ra ngoài. Rửa tay, lau khô, sát trùng: trước và sau khi đi ăn cơm, sau khi đi vệ
sinh và sau khi tiếp xúc thực phẩm bị nhiễm bẩn.
Mục đích của những quy định này là để không cho tóc rơi vào thực phẩm, tránh
các vật thể lạ từ bên ngoài mà người công nhân vô tình mang vào khi vào phân xưởng
và ngăn ngừa các vi sinh vật có hại có thể lây nhiễm vào sản phẩm khi làm việc.
Tổ trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra những quy định trên đối với công nhân và

ghi vào biểu mẫu.
Công nhân phải được khám sức khỏe định kì 1 năm/lần. Y tế cơ quan sẽ thực
hiện công việc này. Sau khi khám sức khỏe định kì phát hiện những công nhân bị
bệnh, nhân viên y tế thông báo cho các nhà máy.
Không cho phép công nhân (kể cả cán bộ quản lí) có bệnh lây nhiễm như: vàng
da, tiêu chảy, ói, sốt rét, viêm họng, sổ mũi, chảy nước mũi tiếp xúc với thực phẩm.

11
 


Những công nhân mắc bệnh lây nhiễm sẽ giải quyết cho nghỉ để đi chữa bệnh, sau khi
khỏi bệnh phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế mới được vào làm việc tiếp. Những
công nhân bị bệnh truyền nhiễm như: bệnh lao phổi, viêm gan… sẽ đề nghị giải quyết
cho nghỉ việc theo chế độ.
Các quy định thực hiện vệ sinh khác như: vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh bề mặt
tiếp xúc thực phẩm, quản lí hệ thống nước sử dụng, quản lí nước thải, rác thải, vệ sinh
máy móc thiết bị, kiểm soát động vật gây hại và bảo quản và sử dụng hóa chất được
trình bày lần lượt trong Phụ lục 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7.
* Nhận xét
Một số quy định vẫn chưa được thực hiện chặt chẽ. Công nhân vẫn còn nói
chuyện khi đang phân loại hạt điều. Bình thường quy định đeo khẩu trang được thực
hiện nghiêm túc, nhưng khi cúp điện, nhiệt độ trong phân xưởng tăng, đa số công nhân
có thể không đeo khẩu trang khi làm việc.
Quy trình sản xuất nhân điều xuất khẩu được chia thành 2 công đoạn: đầu tiên
là công đoạn sơ chế hạt điều, trái điều sẽ được thu hoạch bằng tay, lấy hạt đem phơi và
lưu kho. Sau đó, hạt điều sẽ được đưa vào công đoạn chế biến ở các nhà máy sơ chế.
3.2. Công đoạn sơ chế hạt điều
3.2.1. Thu hoạch và sơ chế nguyên liệu hạt điều
Việc thu hoạch chủ yếu sử dụng bằng tay vì đặc điểm hình thái của hạt điều

không thuận lợi trong khi thu hoạch. Chỉ thu hái những quả đã chín hoàn toàn để đảm
bảo chất lượng của sản phẩm. Quả nhặt về phải tách riêng hạt và trái. Hạt phải được
loại bỏ cuống và làm sạch đất cát để không gây trở ngại cho việc phân cỡ hạt trong quá
trình chế biến và không làm ảnh hưởng đến chất lượng nhân điều. Sau đó, đem đi phơi
ngay, khoảng 2 – 3 nắng để đảm bảo độ ẩm của hạt từ 15 – 17% lúc mới thu hái xuống
khoảng 9% (bấm ngón tay vào vỏ hạt không có vết). Trong quá trình sơ chế, hạt điều
phải được trang đều, mỏng, không được để chồng thành lớp dày quá 5 cm, phải thường
xuyên cào, đảo hạt và cho nhặt hạt không hoàn toàn (hạt chưa chín, hạt teo lép, hạt
nhăn vỏ, hạt bị sâu mọt, biến màu, hạt bị trương, hạt nảy mầm, hạt bị mốc, hạt bị dập
nát, sứt mẻ, có dính nhiều thịt quả) để đảm bảo chất lượng thành phẩm nhập kho. Việc
sơ chế này rất quan trọng cả về mặt kĩ thuật lẫn kinh tế, vì hạt điều là nguyên liệu thu

12
 


hái theo thời vụ để cất trữ sản xuất quanh năm. Nếu hạt có độ ẩm cao, khi lưu trữ, bảo
quản trong kho sẽ bị nấm mốc, vi khuẩn hay enzyme làm hư hỏng chất lượng của nhân
vì nhân điều có chứa nhiều chất béo (38 – 47%) (Lê Ngọc Báu, 2007). Điều dễ thấy
nhất là làm giảm độ trắng của nhân hay nhân sẽ bị vàng dần theo thời gian.
Sân phơi phải nhẵn và có độ dốc để nước mưa không đọng lại, có thể phơi trên
bạt. Khi phơi, phải trải hạt thành lớp mỏng, dày không quá 10 cm (càng mỏng càng
tốt) và luôn đảo đều (Hình 3.1). Kết quả nghiên cứu cho thấy hạt điều ở độ ẩm 9% có
thể bảo quản dễ dàng mà không ảnh hưởng đến chất lượng nhân điều bên trong
(Russel, 1969). Khi hạt đảm bảo độ ẩm (≤ 9%), phải để nguội tới nhiệt độ phòng mới
được đóng vào bao đai đưa vào kho lưu trữ. Nếu để hạt còn nóng đóng bao, hạt dễ bị
mốc sương trong quá trình lưu kho. Trường hợp khi trời mưa không phơi được ngay,
hạt để trong nhà cũng phải trải mỏng ở nơi thoáng gió hoặc dùng quạt thổi gió và cũng
luôn đảo đều. Khi trời nắng trở lại, đem hạt ra phơi tiếp đến khi hạt đạt độ ẩm và một
số tiêu chuẩn nhất định như trong Bảng 3.1.

3.2.2. Bao gói và bảo quản
Sau khi KCS kiểm tra đạt yêu cầu quy định thì hạt điều được đóng gói vào bao
đay và khâu lại bằng chỉ. Bao được đóng tịnh 70 kg hoặc 80 kg tuỳ theo kích cỡ bao,
bao phải đảm bảo độ bền và sạch. Yêu cầu lô hàng được xếp vào kho phải đồng nhất,
trên mỗi miệng bao có gắn phiếu nhận dạng lô hàng (ghi tên nhà cung ứng, ngày nhập,
loại hàng, số lượng, chất lượng).
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn hạt điều thô
Chỉ tiêu

Tiêu chuẩn

Màu sắc

Bình thường, đặc trưng của hạt điều

Tỉ lệ nhân/vỏ (%)

≥ 30%

Độ ẩm (%)

9 – 10

Hạt/kg

165 – 210

Hạt không hoàn toàn

≤ 4%

(Nguồn: Tài liệu nội bộ Công ty Donafoods)

Sau khi cân, hạt điều được chuyển về kho để bảo quản, dự trữ cho sản xuất. Hạt
điều chứa trong các bao và được đặt cao hơn so với mặt đất khoảng 20 – 30 cm để
13
 


tránh sự hút ẩm từ mặt đất. Kho phải đảm bảo độ thông thoáng, sạch sẽ, không có mùi
lạ, không có côn trùng, động vật gặm nhấm và phải thường xuyên được phun thuốc
diệt côn trùng theo đúng định kì để đảm bảo nguyên liệu dự trữ không bị côn trùng,
sâu mọt phá hại.

Hình 3.1: Sân phơi hạt điều
* Nhận xét
Trong công đoạn khâu chỉ cho bao, cần chú ý khâu chỉ chắc chắn, để tránh việc
chỉ bị đứt khi công nhân khuân vác, làm rơi nhiều hạt điều ra ngoài.
3.3. Quy trình sản xuất nhân điều xuất khẩu
Quy trình chế biến nhân điều xuất khẩu được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn
1, từ công đoạn tiếp nhận nguyên liệu đến công đoạn tách vỏ cứng được thực hiện tại
nhà máy Long Thành. Giai đoạn 2, từ công đoạn sấy đến khi ra thành phẩm được thực
hiện tại xưởng sấy, xưởng bóc vỏ lụa của Công ty và Nhà máy Long Bình (Hình 3.2).
A - Giai đoạn 1
3.3.1. Tiếp nhận nguyên liệu
Mục đích: thu mua nguyên liệu dùng cho sản xuất.
Hạt điều tươi được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu từ 2
nguồn chính là thu mua trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài.
+ Thu mua trong nước: vào vụ thu hoạch điều, khoảng tháng 3 đến tháng
5. Hạt điều được các tiểu thương thu mua từ các hộ dân trồng điều và bán lại cho nhà
máy sơ chế, chủ yếu từ các tỉnh miền Trung và miền Đông Nam Bộ, chiếm khoảng 70

– 80% năng suất làm việc của nhà máy. Mỗi nhà máy sơ chế có kế hoạch thu mua
riêng và báo cáo với tổng công ty qua sổ sách.

14
 


Nguyên liệu

Tiếp nhận
Lưu kho
Sàng phân loại

Nhà máy Long Thành

Làm ẩm
Chao dầu

Dầu vỏ

Làm nguội
Tách vỏ cứng

Vỏ cứng

Sấy
Tách vỏ lụa

Vỏ lụa


Phân loại

Nhà máy Long Bình

Khử trùng
Đóng gói

Sản phẩm
Hình 3.2: Quy trình sản xuất nhân điều xuất khẩu tại Công ty Donafoods

15
 


×