1) Theo Đac Uyn, loại biến dị ít có vai trò quan trọng đối với tiến hóa là:
A biến dị cá thể.
B) biến dị xác định.
C) biến dị không xác định.
D) biến dị tương quan.
2) Để phân biệt hai loài giao phối có quan hệ thân thuộc, tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất?
A) Địa lí - Sinh thái.
B) Sinh lí - Hóa sinh.
C) Di truyền
D) Hình thái.
3) Hiện tượng liền rễ ở 1 số loài cây thể hiện quan hệ nào trong quần thể và có ý nghĩa gì?
A) Cạnh tranh, giúp các cây sinh trưởng nhanh
B) Cạnh tranh, giành chất dinh dưỡng và nước
C) Hỗ trợ,nhưng khi thiếu chất dinh dưỡng sẽ cạnh tranh nhau gay gắt.
D) Hỗ trợ, giúp cây sinh trưởng nhanh, chịu hạn tốt
4) Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là:
A) Đột biến tự nhiên
B) Thường biến
C) Biến dị tổ hợp
D) Đột biến gen nhân tạo
5) Phương thức hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường được sử dụng ở:
A) động vật bậc cao.
B) động vật bậc thấp.
C) thực vật.
D) động vật nguyên sinh.
6) Theo quan niệm hiện đại thực chất của quá trình chọn lọc tự nhiên là sự phân hoá:
A) Giữa các cá thể trong loài.
B) Khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C) Khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài.
D) Giữa các cá thể trong quần thể.
7) Các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ đạo, phát huy tác dụng ngày càng mạnh mẽ vào giai đoạn nào trong
quá trình phát sinh loài người?
A) Từ người tối cổ, đến người hiện đại.
B) Từ vượn người, đến người tối cổ.
C) Từ vượn người, đến người cổ.
D) Từ người cổ, đến người hiện đại.
8) Khi nào khí oxi xuất hiện đầu tiên trên Trái đất với lượng lớn ?
A) Khi có nhiều hiện tương phóng điện trong không khí
B) Khi xuất hiện thực vật
C) Khi xuất hiện tảo
D) Khi xuất hiện vi khuẩn lam
9) Vì sao chuổi thức ăn trong hệ sinh thái không dài?
A) Do năng lượng mất quá lớn qua các bậc dinh dưỡng
B) Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp
C) Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất.
D) Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng
10) Câu nào đúng nhất khi nói tới ý nghĩa của sự phân tầng trong rừng ?
A)Giảm thời gian sản xuất.
B)Tiết kiệm không gian
C) Trồng nhiều loại cây trên 1 diện tích
D) Nuôi nhiều loại cá trong ao
11) Tiến hóa nhỏ là:
A) quá trình hình thành đặc điểm thích nghi của vật nuôi và cây trồng.
B) sự tiến hóa ở vật nuôi, cây trồng do tác động của chọn lọc tự nhiên.
C) quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể so với quần thể gốc và hình thành loài mới.
D) quá trình hình nòi mới và thứ mới.
12) Theo Lamac, loài mới được hình thành do:
SỞ GD&ĐT TP.HCM ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC
THPT TT NGUYỄN KHUYẾN Môn thi: SINH HỌC – Ngày thi: 20 – 04 - 2009
(ĐỀ THI THỬ)
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề
A)biến đổi từ từ, qua nhiều dạng trung gian, tích lũy các biến đổi nhỏ thành các biến đổi lớn, sâu sắc.
B) biến đổi từ từ, qua nhiều dạng trung gian, dưới tác động của đấu tranh sinh tồn.
C) biến đổi từ từ, qua nhiều dạng trung gian, dưới tác động của nhân tố chọn lọc.
D) do tích lũy các đột biến có lợi.
13) Quần thể của các loài nào dưới đây có tuổi trước sinh sản khá dài ,còn tuổi sinh sản và sau sinh sản rất
ngắn :
A) Các loài chim
B) Các loài chuột
C) Các loài ếch
D) Chuồn chuồn ,ve sầu ,thiêu thân
14) Màu sắc nguỵ trang của sâu đo bạch dương là:
A) kết quả quá trình chọn lọc thể đột biến có lợi cho bướm sâu đo bạch dương đã phát sinh ngẫu nhiên trong
lòng quẩn thể
B) sự biến đổi màu sắc cơ thể bướm cho phù hợp với môi trường
C) do ảnh hưởng trực tiếp của bụi than nhà máy
D) do thay đổi tập quán hoạt động của bướm khi màu thân cây bạch dương thay đổi.
15) Những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển
của phôi được gọi là:
A) cơ quan tương đồng
B) cơ quan tương tự.
C) cơ quan thoái hoá.
D) cơ quan tương đồng hoặc cơ quan tương tự.
16) Để giải thích sự tiến hóa của sinh giới, quan niệm hiện đại đã sử dụng các nhân tố nào sau đây?
A)Quá trình đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng.
B)Ngoại cảnh, tập quán hoạt động của động vật, sự di truyền các biến dị tập nhiễm.
C)Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng.
D)Quá trình đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách li.
17) Mối quan hệ giữa nấm,tảo đơn bào và vi khuẩn trong địa y là mối quan hệ :
A) Hợp tác
B) Cạnh tranh
C) Cộng sinh
D) Kí sinh -vật chủ
18) Để giải thích về nguồn gốc các loài, Đac Uyn xem vai trò nhân tố tiến hóa nào sau đây là quan trọng
nhất?
A) Các biến dị cá thể.
B) Phân li tính trạng.
C) Di truyền tích lũy các biến dị có lợi.
D) Chọn lọc tự nhiên
19) Những loài lạc đà,đà điểu sống ở những nơi hoang mạc có chân cao,cổ dài có tác dụng :
A) Giữ thăng bằng trong không gian và tạo dáng cân đối
B) Vượt quãng đường xa trong không gian hoang mạc
C) Tránh nhiệt độ cao ở mặt đất gây ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não
D) Chạy nhanh,dễ dàng trốn khỏi kẻ thù
20) Nội dung nào sau đây là đúng?
A) Thuyết tiến hóa bằng đột biến trung tính đề cập đến vai trò các loại đột biến ở cấp độ tế bào.
B) Một trong các yếu tố chứng minh cho thuyết Kimura là sự đa hình cân bằng trong quần thể
C) Thuyết Kimura cho rằng sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không
liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D) Thuyết Kimura ra đời bác bỏ thuyết chọn lọc tự nhiên của Đac Uyn.
21) Để phân biệt hai chủng loại vi sinh khác nhau, người ta thường dùng loại tiêu chuẩn:
A) hóa sinh. B) sinh lí. C) sinh thái. D) di truyền.
22) Động lực của chọn lọc tự nhiên là:
A) sinh vật đấu tranh sinh tồn với môi trường sống
B) nhu cầu và thị hiếu của con người.
C) sinh vật đấu tranh với giới vô cơ.
D) sinh vật giành giật thức ăn.
23) Các quần thể hay nhóm quần thể của loài có thể phân bố gián đoạn hay liên tục tạo thành đơn vị cấu
trúc nào?
A) Các nòi sinh học của một quần thể.
B) Các nòi trong một chi.
C) Các nòi trong một loài.
D) Các nòi địa lí trong một khu phân bố.
24) Hệ nào sau đây là hệ sinh thái nhân tạo:
A) Một đại dương B) Một bể cá cảnh
C) Một vùng biển D) Một cốc nước lấy từ hồ
25) Theo Đacuyn ,CLTN là quá trình :
A) Đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật
B) Vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật
C) Tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật
D) Tích lũy những biến dị có lợi và đào thải những biến dị bất lợi cho con người.
26) Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí cơ bản của sự tiến hoá ở cấp độ:
A) Quần thể. B) Loài. C) Phân tử. D) Cơ thể.
27) Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các đột biến mới theo các
hướng khác nhau dẫn đến sự sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen :
A) Cách li địa lí
B) Cách li di truyền và cách li sinh sản
C) Cách li sinh thái
D) Cách li sinh sản
28) Trong cùng một khu phân bố địa lí, các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với
những điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành nòi sau đó đến loài mới. Đây là phương thức:
A) hình thành loài mới bằng con đường sinh thái.
B) hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
C) hình thành loài mới bằng con đường hóa học
D) hình thành loài mới bằng con đường địa lí.
29) Theo Đac Uyn, chọn lọc là quá trình gồm hai mặt được tiến hành song song gồm:
A) đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi.
B) đào thải tính trạng bất lợi, tích lũy tính trạng có lợi.
C) đào thải cá thể kém thích nghi, tích lũy cá thể thích nghi.
D) sàng lọc các biến dị có hại và có lợi
30) Điều nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của quần xã?
A) Quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài, các cá thể trong quần xã được chia ra thành các nhóm : nhóm sinh
vật sản xuất, nhóm sinh vật tiêu thụ và nhóm sinh vật phân giải.
B) Thành phần loài trong quần xã biểu thị qua nhóm các loài ưu thế, loài đặc trưng, số lượng cá thể của loài
C) Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang
D) Quan hệ giữa các loài luôn luôn đối kháng nhau
31) Theo quan điểm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là
A) lipit và gluxit.
B) axit nuclêic và prôtêin.
C) axit nuclêic và lipit
D) cacbohyđrat và prôtêin.
32) Chu trình cacbon trong sinh quyển
A) là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.
B) là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.
C) liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.
D) gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
33) Cơ quan tương tự có ý nghĩa gì trong tiến hóa ?
A) Phản ánh sự tiến hóa đồng quy
B) Phản ánh nguồn gốc chung
C) Phản ánh chức năng quy định cấu tạo
D) Phản ánh sự tiến hóa phân li
34) Cho chuỗi thức ăn sau : Cây lúaSâu đục thân ......( 1) .....-->Vi sinh vật .( 1) ở đây có thể là :
A) Trùng roi B) Bọ rùa C) Ong mắt đỏ D) Rệp cây
35) Vì sao có sự song song tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao?
A) SV tiến hoá theo hướng ngày càng đa dạng và phong phú
B) Trong các chiều hướng tiến hoá thì thích nghi là hướng cơ bản nhất .
C) Cấu tạo cơ thể ngày càng hoàn thiện
D) Cấu tạo cơ thể ngày càng đơn giản hoá
36) Ở loài giao phối,dạng cách li nào sau đây khi xuất hiện sẽ đánh dấu sự hình thành loài mới ?
A) Cách li sinh thái
B) Cách li địa lí
C) Cách li tập tính
D) Cách li sinh sản
37) Loài nào trong số các loài sau đây không phải là sinh vật sản xuất?
A) Dây tơ hồng B) Các loài dương xỉ
C) Các loài tảo đỏ D) Các loại thực vật bậc cao
38) Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế là:
A) Nắm được lịch sử phát triển của diễn thế.
B) chủ động xây dựng kế hoạch trong việc khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đề xuất các biện
pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.
C) biết được quần xã trước đó và quần xã sẽ thay thế nó
D) phán đoán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng.
39) Các nhân tố sinh học, chi phối quá trình phát sinh loài người gồm:
A) đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên.
B) phân li tính trạng, chọn lọc tự nhiên.
C) biến dị, di truyền, phân li tính trạng.
D) biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên.
40) Nhịp sinh học là
A) sự thay đổi theo chu kỳ của sinh vật trước môi trường.
B) khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường.
C) khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kỳ của môi trường.
D) khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kỳ của môi trường.
¤ Ðáp án c a ð thiủ ề :
1.B[40] 2.C[40] 3.D[40] 4.A[40] 5.C[40] 6.B[40] 7.A[40] 8.B[40] 9.A[40] 10.B[40
]
11.C[40
]
12.A[40
]
13.D[40
]
14.A[40
]
15.A[40
]
16.D[40
]
17.C[40
]
18.D[40
]
19.C[40
]
20.C[40
]
21.A[40
]
22.A[40
]
23.C[40
]
24.B[40
]
25.B[40
]
26.C[40
]
27.D[40
]
28.A[40
]
29.A[40
]
30.D[40
]
31.B[40
]
32.A[40
]
33.A[40
]
34.C[40
]
35.B[40
]
36.D[40
]
37.A[40
]
38.B[40
]
39.D[40
]
40.C[40
]
¤ Answer Key & Answer Sheet - Both are automatically scanned by Emp-
MarkScanner: