Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Báo cáo kiến tập tòa soạn báo điện tử VOV – đài tiếng nói việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.22 KB, 14 trang )

Báo cáo thực tập
Cơ quan kiến tập: Tòa soạn báo điện tử VOV – Đài Tiếng nói Việt Nam.
Thời gian kiến tập: 24/11 – 21/12.
I.Tổng quan về cơ quan báo chí nơi thực tập.
II.
Quá trình đi thực tập, kết quả đạt được, những thuận lợi, khó
khăn.
III.

Bài học kinh nghiệm rút ra sau khi đi thực tập (về tri thức, kỹ

năng, thái độ,…)

1


I.TỔNG QUAN VỀ TÒA SOẠN
Về tổng quan tòa soạn báo điện tử VOV:
Báo điện tử VOV trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam, có địa chỉ tại tầng
6 số 45 Bà Triệu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Email:
Website:
Đài Tiếng nói Việt Nam ra đời vào tháng 9 năm 1945 còn báo điện tử
VOV chính thức được mở vào ngày 3/2/1999, đổi tên miền năm 2013.
Tên miền của báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam qua các thời kì:
3/2/1999: vov.org.vn, sau đó được đổi thành vovnews.vn, đến năm 2013 đổi
tên miền thành vov.vn cho đến nay.
Là kênh thông tin Quốc gia chuyên cung cấp thông tin về các lĩnh vực an
ninh, chính trị, xã hội, thể thao, văn hóa-giải trí,...bằng các chương trình phát
thanh trên Internet, phát thanh có hình và báo viết.
Mô hình tòa soạn hội tụ báo điện tử VOV (vov.vn)


1.

Về bộ máy và nhân sự của tòa soạn:
MÔ HÌNH TÒA SOẠN BÁO VOV

Cơ cấu tổ chức tòa soạn báo và bộ máy nhân sự của tòa soạn báo:
Báo điện tử VOV có Tổng biên tập là ông Phạm Mạnh Hùng .
Dưới là 2 Phó Tổng biên tập là bà Nguyễn Thúy Hoa và Nguyễn Tuyết
Yến,

thư ký tòa soạn và trưởng ban (đây là những biên tập viên cao cấp,

điều hành và phân phối nội dung của cả tòa soạn).
Các phòng ban chính:
2


- 1 phòng Tiếng Anh: viết, biên tập và chuyển các bài từ trang tiếng Việt
sang trang tiếng Anh. Sang năm 2015 sẽ chuyển sang kênh VOV5 – kênh
Thông tin đối ngoại quốc tế.
- 4 phòng Tiếng Việt:
+ Phòng Chính trị: phụ trách các mảng đời sống, xã hội, chính trị trong
nước và quốc tế.
+ Phòng Thư ký tòa soạn: phụ trách mục Quốc tế, Người Việt. Sang năm
2015 sẽ đổi tên thành Phòng Quốc tế.
+ Phòng Kinh tế: phụ trách về chuyên mục Kinh tế và các chuyên mục
con : Thị trường, Doanh nghiệp, Địa ốc, Ôtô, Xe máy.
+ Phòng Văn hóa – Thể Thao phụ trách về mảng thể thao, giải trí, văn
hóa.
Ngoài ra còn các phòng ban trong hệ thống hành chính của tòa soạn.

+ Phòng Kĩ thuật: sửa chữa, bảo trì máy móc của tòa soạn.
+ Phòng Hành chính trị sự, kế toán: phụ trách về nhân sự, “cơm, áo, gạo
tiền”, chăm lo đời sống, vật chất cho toàn bộ nhân viên.
Trang chủ VOV.VN
Hiện nay trụ sở của báo điện tử VOV – Đài Tiếng nói Việt Nam là mô
hình hội tụ được thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu. Tòa soạn hội tụ là tòa soạn
mà tất cả mọi người từ Tổng biên tập đến phóng viên đều làm chung một
phòng. Tổng biên tập có thể giám sát hoạt động, trao đổi với ban thư ký, ban
biên tập, phóng viên và ngược lại.

3


Trong báo điện tử VOV có các ban khác nhau, đứng đầu mỗi ban là
trưởng ban, dưới có biên tập viên và phóng viên.
Bên cạnh đó VOV – Đài Tiếng nói Việt Nam còn có cơ quan đại diện tại
5 vùng khác nhau trên cả nước và 9 cơ quan thường trú ở nước ngoài.
Hiện tại báo điện tử VOV có 45 cán bộ, phóng viên, biên tập viên,
khoảng 100 cộng tác viên thường xuyên.
Tòa soạn chỉ nhận người biết làm việc không có chế độ đào tạo họ không
biết làm gì để làm được báo. Đối với những người được nhận vào thường
xuyên được đào tạo các khóa học nâng cao nghiệp vụ như viết bài, quay
phim, chụp ảnh,…
Báo điện tử VOV gồm các mục: chính trị, đời sống, thế giới, kinh tế,
pháp luật, xã hội thể thao, văn hóa, người việt, sức khỏe. blog, media và mục
chuyên ngành ô tô, xe máy. Báo điện tử VOV tích hợp đầy đủ các tính năng
của một tờ báo đa phương tiện, ngoài ra trên trang vov.vn còn cho phép độc
giải đọc các trang báo in của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Bên cạnh việc liên tục cập nhật thông tin trên các lĩnh vực, Báo Điện tử
VOV cũng phát trực tuyến các hệ phát thanh là VOV1 (Thời sự-Chính trị tổng

hợp), VOV2 (Văn hóa - Đời sống - Khoa giáo), VOV3 (Âm nhạc - Thông tin
giải trí), VOV5 (Hệ Phát thanh đối ngoại), kênh Giao thông Hà Nội và
TP.HCM.
Từ năm 2011, Báo Điện tử VOV cũng cho phép các thính giả của Đài
TNVN có thể nghe lại theo yêu cầu các chương trình Thời sự 6h và 18h của
VOV1, chương trình tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc của VOV5.
Báo điện tử VOV tiếng Việt bộ mới từ năm 2008 được giới thiệu với cấu
trúc mạch lạc sinh động hơn phiên bản cũ, tăng phần thông tin hình ảnh, áp

4


dụng thông tin truyền thông đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh. Từ phiên
bản tiếng Việt, có đường dẫn giúp người đọc truy cập một cách thuận tiện
sang phiên bản tiếng Anh và ngược lại. Các chức năng thống kê, tra cứu thuận
tiện hơn.
Trong thời gian tới, Báo Điện tử VOV cũng sẽ nâng cấp và đưa vào sử
dụng một số tính năng mới như sử dụng phần mềm Soundslides cho mục
Phóng sự ảnh, cải tiến giao diện để bạn đọc truy cập thuận tiện hơn.
2.

Về chu trình sản xuất thông tin của báo điện tử VOV:

Về sơ đồ tòa soạn VOV cơ bản:
1. Tổng biên tập

Phó Tổng biên tập

Tổ thư ký


Trưởng ban

Phóng viên.
2. Biên tập viên.
3. Chuyên viên upload.
+ Xây dựng và phát hiện đề tài: đề tài có thể do tự phóng viên đề xuất,
ban thư ký hoặc trưởng ban đề xuất, thông tin thời sự, phản ánh của độc giả.
Do nằm trong hệ thống của Đài Tiếng nói Việt Nam liên kết với nhiều kênh
khác nhau nên lượng đề tài và thông tin chuyển về tòa soạn khá phong phú
nhiều khi không đủ nhân lực để làm hết. Ngoài ra Đài Tiếng nói Việt Nam còn
có một trung tâm tin riêng chuyên phụ trách thu thập thông tin để cung cấp
cho tất cả các kênh trong Đài.
+ Phóng viên thu thập thông tin, viết bài: xác định đề tài, thu thập tư liệu,
tiếp cận đối tượng (thu thập thông tin), tổng hợp thông tin, viết bài.
+ Biên tập viên biên tập lại bài viết: chỉnh sửa, biên tập, bố cục, soát lỗi
chính tả, nội dung lần cuối.
+ Chuyên viên sẽ thiết kế, bố cục trên máy tính. Sau đó uplpad những bài
viết đó lên trang nội bộ.

5


+ Tổ thư ký kiểm tra lại trang nội bộ. Mỗi mục trên trang báo điện tử
VOV đều có quản lý riêng (admin) có nhiệm vụ quản lý sắp xếp, chỉnh sửa
bài viết của mình cũng như các phóng viên gửi về bằng thư điện tử.
Một ngày làm việc tại báo điện tử VOV sẽ được chia ra làm 3 ca trực: từ
5h đến 7h30 sáng, từ 7h30 sáng đến 18h30, từ 18h30 đến 23h đêm. Mỗi ca
trực ở các ban sẽ có các trưởng kíp và kíp viên phụ trách về tin bài của ban đó
trong ngày hôm đó. Nhũng người trực ca 23h đêm sau khi hoàn thành công
việc sẽ phải làm một báo cáo trong ngày về những việc đã làm trong ngày,

những bài đã đăng , chưa đăng, chuẩn bị kế hoạch cho ngày mai sẽ đăng
những gì, báo cáo này sẽ là cơ sở cho các phòng ban triển khai nội dung trong
ngày hôm sau. Ngoài ra bắt đầu từ năm 2013: báo điện tử VOV còn cử ra thư
ký tòa soạn theo ngày nghĩa là mỗi ngày sẽ có một thư kí tòa soạn phụ trách
công việc tin bài của cả tòa soạn trong ngày hôm đó. Về việc chọn thư kí tòa
soạn sẽ do mỗi phòng cử đại diện một người có khả năng lên làm.
Có một số phòng ban sẽ tổ chức họp vào mỗi sáng về nội dung công việc
sẽ được triển khai trong ngày. Hay các cuộc họp tuyên truyền sẽ được tổ chức
định kì theo tháng nhân sự kiện hay ngày lễ quan trọng.
Quy trình viết tin bài: phóng viên tiếp cận thông tin, thực hiện thao tác
nghiệp vụ sau đó viết bài hoàn chỉnh trên hệ thống phần mềm riêng của tòa
soạn.Bài được đẩy cho các cấp cao hơn cho đến khi lên mặt trang phải qua ít
nhất 3 cấp: ban biên tập – ban thư ký – Phó Tổng biên tập hoặc Tổng biên tập
duyệt.
Tác phẩm của cộng tác viên gửi về chiếm khoảng 5% số tin, bài hầu như
chưa đạt yêu cầu phải biên tập nhiều.
3.

Nhận xét về trang chủ VOV.VN

Cấu trúc của VOV.VN sử dụng 3 cấp đó là trang chủ, trang chuyên đề,
trang nội dung. Sự phân cấp thông tin của VOV.VN là đưa tin mới nhất, phù
hợp với tiêu chí nội dung, tin quan trọng trước, tin Đảng Nhà nước trước sau
6


đó là tin kém quạn trọng hơn phù hợp với nội dung của VOV.VN và phù hợp
với tính thời sự. Do đó, màu sắc, ảnh minh hoạ sao cho thu hút độc giả chú ý
vào thông tin mới của báo, nhận ra đó là tin bài mới post. Đối với trang chủ
của VOV.VN thì màu sắc hài hòa, có nhiều khoảng trắng.

Bài mới nhất quan trọng nhất được phân cấp theo thứ tự từ trên xuống
dưới, quan trọng nhất mới nhất của VOV.VN được đưa lên trên đầu
sau đó là đến các bài được sắp xếp theo thứ tự.Các bài được sắp xếp theo thứ
tự từ trên xuống dưới,trong diện tích bằng nhau.
Như thế không tạo được điểm nhấn, không đưa được mắt độc giả đến tin
quan trọng nhất được mắt độc giả đến tin quan trọng nhất.
Sau tin quan trọng nhất đó là các tin chính trị, đời sống, thế giới, kinh tế,
xã hội, thể thao, văn hóa. Không gian của các bài có nhiều khoảng trống, tạo
nhiều khoảng trắng, làm cho nền của giao diện trang nhã hơn, hài hoà hơn.
Giao diện là diện tích tiếp xúc của một trang báo trực tuyến với độc

giả

trên màn hình máy tính. Nó là bộ mặt, là thương hiệu của một tờ báo điện tử.
Nó định hình và khu biệt tờ báo này với muôn vàn website và trang báo trực
tuyến của thê giới online. Giao diện giúp độc giả giúp nhận diện nhanh và ghi
nhớ truy cập bất cứ khi nào cần tìm kiếm thông tin hữu ích cho mình.
Thế giới internet vô cùng rộng lớn và phong phú, nếu các tờ báo trực
tuyến không tạo được đặc trưng và phong cách riêng của mình để người đọc
có thể dễ dàng nhận biết và tìm đến, độc giả sẽ quên ngay tờ báo của bạn
ngay sau khi vừa truy cập.
Giao diện của VOV.VN có những đặc điểm như sau, có nhiều khoảng
trắng, tạo không gian thông thoáng, dễ tìm kiếm lựa chọn thông tin. Màu sắc
hài hòa hợp lý, có đính kèm thêm các trang phát thanh, truyền hình và báo
giấy của hệ thống các kênh Đài Tiếng nói Việt Nam.
Các lĩnh vực thông tin không chồng chéo lên nhau, được sắp xếp theo bố
cục chặt chẽ quy củ. Trang chủ có ảnh đinh (ảnh chủ đạo) tạo được điểm

7



nhấn, giữa các bài với với nhau. Ảnh được sử dụng khá nhiều ngay cả tin
ngắn hay tin vắn cũng đều có ảnh. Title và sapo được phân biệt với bài text.
(Title và sapo không quá 2 dòng)
II.

Qúa trình đi thực tập, kết quả đạt được, những thuận lợi khó
khăn.

Lí do chọn báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam
Trước khi xin thực tập ở VOV, bản thân em chưa được làm việc tại cơ
quan báo chí chuyên nghiệp nào nên kinh nghiệm thực tế còn thiếu nhiều, có
chăng chỉ viết bài cho web của khoa, của trường, trang mà em thường xuyên
viết đó là duangiangduongtuoidep.com.vn.
Ngay sau đó em đã tìm hiểu xem có cơ quan báo chí nào phù hợp cho
mình để kiến tập trước mắt và có thể là thực tập lâu dài được hay không. Em
cũng tham khảo ý kiến của những anhh chị khóa trước, những người làm báo
mà em quen để có thể tư vấn cho 1 sinhh viên học chuyên ngành ảnh như em
có thể chọn được tờ báo phù hợp với mình nhất. Từ đó em quyết định chọn
báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam vì những lí do cơ bản sau: đó là tờ báo
mới được mở thay đổi tên miền và cách tiếp cận với độc giả khá phong phú.
Là tờ báo trung ương uy tín nằm trong hệ thống của Đài Tiếng nói Việt Nam
nên khả năng về tin bài cũng khá phong phú. Tòa soạn là môi trường làm việc
của nhiều người trẻ nên có thể thông cảm, giúp đỡ những sinh viên còn chưa
có kinh nghiệm như em, cũng có nhiều anh chị khóa trước đã từng học trong
trường ra làm việc tại cơ quan nên càng dễ dàng cho việc kiến tập của em.
Qúa trình đi thực tập
Do nhận được thông báo chuẩn bị thựctập nên ngay từ đầu tháng 11 em
đã tiến hành liên hệ trước với tòa soạn để được xin kiến tập trước một tháng
cho quen công việc, khỏi bỡ ngỡ. Thời gian thực tập bắt đầu từ 24/11 – 21/12

nhưng ngay từ ngày 3/11 em cùng các bạn trong nhóm đã lên tòa soạn xin
kiến tập trước. Do cũng có người quen làm trong Đài Tiếng nói Việt Nam nên
8


bọn em không gặp khó khăn gì nhiều trong quá trình xin giấy xác nhận hay
thủ tục có liên quan để xin kiến tập. Ngay trong buổi đầu tiên đến cơ quan em
đã được gặp mặt Tổng biên tập trao đổi với ông về nguyện vọng xin kiến tập
ở quý cơ quan và mong muốn tòa soạn tạo điều kiện cho em được hoàn thành
chỉ tiêu kiến tập. Sau khi được sự nhất trí của Tổng biên tập nhóm em được
phân về các ban nhóm em gồm 5 người thì có em và một bạn nam nữa được
phân vào ban chính trị xã hội, còn 2 bạn nữ được phân vào ban văn hóa thể
thao du lịch, 1 bạn được phân vào ban đối ngoại, quốc tế. Ngay trong ngày
hôm đó chúng em cũng được gặp trực tiếp trưởng ban, anh trưởng ban cũng
nói thẳng luôn vào vấn đề “kiến tập là thời gian các em xem quy trình cách
thức tổ chức và sản xuất một sản phẩm báo chí là chính, nếu có đề tài hay ý
tưởng gì thì báo với anh hoặc đề xuất với các anh chị trong ban nếu được thì
sẽ được làm. Hoặc nếu một có sự kiện gì cháy nổ bất ngờ mà anh chị trong
ban không đi được em có thể đi thay. Nếu có khó khăn hay thắc mắc gì thì có
thể hỏi mọi người trong tòa soạn…” Ngay từ hôm đó thời gian thực tập của
em coi như đã bắt đầu. Trong những ngày đầu em còn gặp khó khăn trong
việc tìm kiếm đề tài nhưng nhờ có chị trong ban khuyên rằng các em mới bắt
đầu viết thì nên viết tin đưa các sự kiện tiêu biểu gắn liền với đời sống cuộc
sống sinh viên,…Và tin bài đầu tiên mà chúng em đã được đăng đó là tin “Hà
Nội tuyên dương thí sinh đạt thành tích tay nghề ASEAN 2014”.
Sau đó một loạt các tin bài tiếp theo được đăng lên, tính ra trung bình
một tuần em lên được 2 tin bài. Nhưng đấy là trước thời gian kiến tập, trong
thời gian kiến tập số lượng tin bài được lên của em và nhiều bạn trong nhóm
khá khan hiếm. Vì lí do đó là chúng em đưa tin sự kiện quá nhiều, Chị phụ
trách mảng xã hội phê bình thẳng thắn đối với bọn em: “Nếu các em không

muốn hỏng người, muốn học nghề thực sự thì viết tin sự kiện triển lãm ít thôi,
mấy tin này rất khó viết lại kén người đọc” nên chị đã khuyên em hãy viết
một vấn đề gì đó của xã hội, tình nguyện hoặc gương người tốt. Từ đó em đã
thay đổi suy nghĩ về cách viết.
9


Trong thời gian thực tập có những lúc em thường xuyên được các anh chị
gọi đi viết tin bài đặc biệt là tin bài về hỏa hoạn cháy nổ hay ra đường chụp
ảnh, phỏng vấn người dân về một vấn đề nào đó.
Vào những ngày đầu tiên trước thời gian thực tập, chúng em chỉ lên tòa
soạn đọc báo theo như anh hướng dẫn nói để có thể hiểu được phong cách
viết của báo, từ đó có những định hướng cho bài viết của mình sau này. Vì các
anh chị trong tòa soạn khá bận nên anh cũng không có nhiều thời gian để chỉ
bảo em nhiều. Trong những tuần đầu em theo dõi, tìm hiểu sự kiện để đi làm
tin trên các trang mạng tránh việc thụ động chờ đợi sự phân công của người
hướng dẫn. Tất cả tin bài đều do bản thân em tự tìm hiểu và viết. Sau mỗi bài
viết, em đều phải tự gửi lên mail của tòa soạn. Gửi bài trực tiếp vào mail tòa
soạn em được các anh chị BTV của báo chỉ ra lỗi sai cũng như biên tập lại bài
viết cho em. Cùng với đó, em đã tự mình phát hiện ra những đề tài, sau đó sẽ
là thông qua người hướng dẫn em, nhiều khi bài em đã viết không được duyệt
đăng phải viết đi viết lại nhiều lần.
Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực tập
- Thuận lợi:
Được làm việc, học tập trong môi trường chuyên nghiệp trẻ trung với sự
hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị trong tòa soạn.
Những anh chị trong tòa soạn đều đã từng trải qua giai đoạn sinh viên xin
đi thực tập như em nên hiểu rõ những khó khăn mà em gặp phải.
Anh chị trong tòa soạn đã thẳng thắn góp ý, từ việc hạn chế viết những
tin bài về hội chợ triển lãm đến việc gửi bài qua mail như thế nào, hạn chế gửi

về qua mail mà cần mang trực tiếp lên tòa soạn để anh chị góp ý, sửa bài.
Là một sinh viên chuyên ngành ảnh nên em có thuận lợi trong việc sử
dụng và chụp ảnh.
Những sự kiện nóng như hỏa hoạn, tai nạn giao thông đều được anh chị
giao cho đi làm từ đó giúp em hiểu hơn được trong bất cứ hoàn cảnh nào phải
luôn sẵn sàng cho việc đi viết tin, bài. Anh Uông Ngọc Thành thuộc ban chính
10


trị xã hội đã nhiệt tình giúp đỡ em, anh sửa những lỗi cơ bản mà em hay mắc
phải, chị Kim Anh biên tập viên đã giúp em trong quá trình biên tập lại bài,
cách đẩy bài lên trang, chỉnh sửa ảnh. Vì lí do khách quan tòa soạn có diện
tích hơi nhỏ nên ban biên tập cũng không yêu cầu em nhất thiết ngày nào
cũng phải lên, chỉ cần khi nào có tin bài cần đăng thì mới phải lên.
Nhóm em cũng được các anh chị nhiệt tình giới thiệu về cơ cấu tòa soạn
cách thức làm việc của từng ban trong ngày cuối cùng kết thúc kiến kiến tập.
Qua việc đi viết tin bài em thấy được những thuận lợi vốn có của nghề
báo trong việc tiếp cận nguồn tin.
- Khó khăn
Khó khăn đầu tiên của em đó là về phương tiện đi lại do chưa có xe máy
nên mỗi lần đi viết tin bài em đều phải gọi thêm một bạn bên báo khác đi
cùng hay lúc lên ṭa soạn đều phải đi xe buưt rất mất thời gian.
Khó khăn thứ 2 đó là trong việc phát hiện và tìm kiếm đề tài, do chưa có
kinh nghiệm nên lúc đầu em chỉ đi viết những tin bài về sự kiện triển lãm, sau
một thời gian các anh chị có góp ý về việc không nên viết những tin như thế
đối với những người mới làm nghề như em.
Trong quá trình đi tác nghiệp em còn gặp khó khăn về phỏng vấn và tiếp
cận nguồn tin khi mà không ít khi bị cản trở.
Những lúc em bị gọi đi đột xuất để viết bài là những lúc em chưa kịp
chuẩn bị tư liệu, những gì cần thiết cho bài của mình. Do cùng một nhóm

trong ban nên em và bạn khó phân chia được đề tại và mảng mình sẽ viết.
Học chuyên ngành ảnh nên nhiều khi kỹ năng viết của em còn hạn chế và
nhiều tòa soạn cũng có thái độ không được coi trọng bọn em so với những
bạn bên báo in. Lí do đó cũng đúng vì nhiều lúc em gửi bài về thường được
các anh chị góp ý về lỗi chính tả, câu cú còn chưa được gọt giũa.
Trong quá trình viết bài, chụp ảnh, những tin bài thời sự mắc phải một
khó khăn là không có giấy giới thiệu để xác em đang viết bài cho báo. Nhiều
người không cho chụp ảnh, phỏng vấn cũng vì nguyên do này.Ấn tượng đặc
11


biệt của em trong quá trình đi tác nghiệp là có 2 lần em viết bài về 2 vụ cháy,
trong lúc chụp ảnh em đã bị những chú công an hỏi làm gì, làm ở đâu, sao lại
chụp ảnh. Sau một hồi giải thích em mới được các chú ý cho tác nghiệp.
Một khó khăn khách quan khác đó là về kinh phí cho những đợt em đi
viết bài còn hạn chế.

III.

Bài học kinh nghiệm rút ra sau khi đi thực tập (về tri thức,

kỹ năng, thái độ,…)
Sau hơn 1 tháng thực tập tại báo điện tử VOV, em đã rút ra được nhiều
bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Về tri thức và kinh nghiệm: đó là tích lũy được nhiều kỹ năng viết tin
bài, những vấn đề hay gặp trong quá trình đi viết và cách xử lý như thế nào.
Khi mà những kiến thức trên lớp chỉ bổ trợ một phần và khi thực tế hoàn toàn
khác, có nhiều điều phát sinh trong quá trình đi làm.
Khi đi viết tin, bài về sự kiện triển lãm không nên quá xem trọng thông
cáo báo chí cũng như không nên vơ quá nhiều thông tin sẽ gây loãng thông tin

trong bài. Lựa chọn cách tiếp cận đề tài ở góc độ khác với những gì nó vốn
có. Một lỗi hay mắc phải của em đó là dài dòng lan man, thừa thông tin hay bị
sai lỗi chính tả, câu cú,… những lỗi này em cũng được anh chị chỉ bảo cho
nhiều. Cách thức gửi, biên tập lại bài, chỉnh lại những bài chưa đạt yêu cầu
như thế nào. Khi đi xin duyệt bài qua những khâu nào, trong bài đầu tiên đi
duyệt từ anh hướng dẫn đến anh trưởng ban cuối cùng là phó Tổng biên tập để
đăng được bài đó thực sự là kỳ tích đối với em. Nếu đã được phân công ở ban
nào thì hạn chế viết bàn lấn sân sang bên khác.
Trong quá trình là việc phải luôn sẵn sàng vì rất có thể anh chị trong ban
sẽ gọi đi viết tin bài bất cứ lúc nào. Cần tìm kiếm nguồn tư liệu, tìm hiểu
trước xem mình định viết gì, khai thác theo chiều hướng nào. Thông tin khi
12


khai thác được phải xác nhận, tìm hiểu trước khi đăng. Những khó khăn có
thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình viết bài vì thế cần có những kỹ năng
xử lý linh hoạt để công việc được tiến hành thuận lợi nhất.

13


Lời cảm ơn
Qua hơn 1 tháng làm việc tại cơ quan, em đã rút ra được nhiều kinh
nghiệm trong nghề cho bản thân, những kiến thức và kỹ năng làm báo mà em
không được học trên lớp. Lời đầu tiên là em xin cảm ơn các thầy cô giáo
trong khoa đã tạo điều kiện cho sinh viên năm thứ 3 bọn em được tiếp xúc với
công việc, cung cấp những kiến thức và kĩ năng để bọn em có thể hoàn thành
tốt đợt kiến tập lần này.
Thứ hai đó chính là quý cơ quan Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam đã
tạo điều kiện cho bọn em kiến tập, các anh chị trong ban mà đặc biệt là anh

Trưởng ban và anh hướng dẫn đã bỏ thời gian ngồi xem lại từng bài và góp ý
thẳng thắn cho bọn em.
Cùng với đó là những người bạn trong lớp và những người bạn em quen
đã giúp đỡ em nhiệt tình trong việc tìm kiếm đề tài và viết bài.

14



×