BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VAI TRÒ GÂY BỆNH VÀ KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG
KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN GRAM ÂM
TRONG NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU
TẠI BỆNH VIỆN 175
Ngành học
: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Sinh viên thực hiện
: LÂM THỊ DIỆU ÁI
Niên khóa
: 2007 – 2011
Tháng 7/2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VAI TRÒ GÂY BỆNH VÀ KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG
KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN GRAM ÂM
TRONG NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU
TẠI BỆNH VIỆN 175
Hướng dẫn khoa học
Sinh viên thực hiện
TS.BS VŨ BẢO CHÂU
LÂM THỊ DIỆU ÁI
CN CHU THỊ THU HÀ
Tháng 7/2011
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn TS.BS Vũ Bảo Châu thầy đã tận tình hướng
dẫn, bổ sung những kiến thức giúp em hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin gửi lời cám ơn tới các cô chú và các anh chị ở khoa xét nghiệm vi sinh
bệnh viện 175 đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm, quý
thầy cô Bộ môn Công nghệ Sinh học cùng tất cả các thầy cô đã truyền đạt kiến thức
cho em trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin cảm ơn tập thể lớp DH07SH đã quan tâm động viên tôi trong suốt bốn
năm đại học.
Và cuối cùng con xin gửi đến cha mẹ và anh, chị em trong gia đình lòng biết ơn
và yêu mến nhất. Gia đình luôn ở bên con động viên con trong suốt quá trình học tập.
Tháng 7/2011
Lâm Thị Diệu Ái
i
TÓM TẮT
Nhiễm trùng tiết niệu là một bệnh xảy ra khi tác nhân gây nhiễm trùng xâm nhập
và nhân lên trong hệ tiết niệu. Bệnh có thể do nhiều loại mầm bệnh gây ra, trong đó tác
nhân vi khuẩn là phổ biến hơn cả. Đáng chú ý là các trực khuẩn Gram âm đường ruột,
đặc biệt E. coli chiếm tỷ lệ rất cao.
Một số nghiên cứu gần đây đều cho thấy các trực khuẩn Gram âm gây bệnh cơ
hội đề kháng cao với nhiều loại kháng sinh thông dụng, gây khó khăn trong điều trị.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành xác định khả năng gây bệnh và đề
kháng kháng sinh của một số vi khuẩn Gram âm trong nhiễm trùng tiết niệu.
Thiết kế trong nghiên cứu là mô tả cắt ngang ; Thời gian từ tháng 6/2010 đến
tháng 6/2001. Số lượng mẫu là 102/241 bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu (chiếm
42,32%). Trong đó, tỷ lệ nhiễm trùng ở nữ là 46,43% và ở nam là 40,13%. Tỷ lệ các
tác nhân gây bệnh là trực khuẩn Gram âm chiếm 57,94%, trong đó E. coli (41,94%),
K. pneumoniae (22,58%), Acinetobacter sp. (20,97%), P. aeruginosa (9,68%) và
Proteus sp. (4,84%). Các trực khuẩn này đều đề kháng rất cao với các loại kháng sinh
thông thường.
ii
SUMMARY
Thesis title: “Studying the role of pathogenous and antibiotic resistance ability Gram
negative bacilli in urinary tract infection”.
A urinary tract infection occurrs when organisms get into the bladder or kidney
and multiply in the urine. The infection agents are bacteria, commonly bacteria are
Gram-negative Rods.
The recent studies showed that pathogenous Gram negative Rods were highly
resistance to common antibiotics. That is difficultly to cure.
Therefore, this study was carried out to investigate the effect of pathogenous
Gram-negative bacilli and the state antibiotic resistance of them in urinary tract
infection.
A cross-section study was carried out from June 2010 to June 2011. There is 102/241
patients urinary tract infection subjected (42,32%). This rate in female are 46,43% and
40,13% in male. The rate of Gram-negative Rods are 57,94%, the rate of E. coli infection
41,94%, K. pneumoniae (22,58%), Acinetobacter sp. (20,97%), P. aeruginosa (9,68%) and
Proteus sp. (4,84%). These bacteria had hight resistance to common antibiotic.
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
TÓM TẮT ................................................................................................................... ii
SUMMARY ............................................................................................................... iii
MỤC LỤC.................................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... 1
1.2. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
2.1. SƠ LƯỢC VỀ NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU ...................................................... 3
2.1.1. Những dạng nhiễm trùng tiết niệu ..................................................................... 4
2.1.3. Chẩn đoán......................................................................................................... 6
2.2. MỘT SỐ VI KHUẨN GRAM ÂM GÂY NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU .............. 7
2.2.1. Escherichia coli ................................................................................................ 7
2.2.2. Klebsiella pneumoniae ...................................................................................... 9
2.2.3. Trực khuẩn Proteus sp. ..................................................................................... 9
2.2.4. Trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa .............................................. 10
2.2.5. Acinetobacter sp. ............................................................................................. 12
2.3. KHÁNG SINH ................................................................................................... 12
2.3.1. Định nghĩa ....................................................................................................... 12
2.3.2. Cơ chế tác động của kháng sinh ....................................................................... 12
2.3.3. Xếp loại kháng sinh ........................................................................................ 14
2.3.4. Sự kháng kháng sinh ....................................................................................... 15
2.3.5. Kháng sinh đồ................................................................................................. 17
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 19
3.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................. 19
iv
3.2. VẬT LIỆU.......................................................................................................... 19
3.2.1. Môi trường và hóa chất ................................................................................... 19
3.2.1.1. Môi trường nuôi cấy...................................................................................... 19
3.2.1.2. Môi trường làm kháng sinh đồ Muller – Hinton Agar (MHA) ....................... 20
3.2.1.3. Đĩa kháng sinh ............................................................................................. 20
3.2.2. Trang thiết bị ................................................................................................... 20
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 21
3.4. KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU............................................................................... 21
3.4.1. Kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm............................................................................ 21
3.4.2. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................................. 21
3.4.3. Kỹ thuật cấy định lượng nước tiểu ................................................................... 22
3.4.4. Định danh vi khuẩn......................................................................................... 23
3.4.4.1. Định danh bằng phương pháp nhuộm Gram .................................................. 23
3.4.4.2. Định danh bằng môi trường Uri select 4 ........................................................ 23
3.4.4.3. Định danh bằng các thử nghiệm sinh hóa cơ bản .......................................... 25
3.4.5. Kháng sinh đồ .................................................................................................. 26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 28
4.1. TỶ LỆ NTTN TRÊN BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN 175............................... 28
4.1.1. Tỷ lệ nhiễm trùng tiết niệu chung..................................................................... 28
4.1.2. Phân bố NTTN theo giới tính ........................................................................... 28
4.1.3. Tỷ lệ mắc NTTN theo độ tuổi .......................................................................... 29
4.2. TỶ LỆ CÁC LOÀI VI KHUẨN GRAM ÂM GÂY NTTN ................................ 30
4.3. TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH ......................................................... 31
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 33
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 33
5.2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................ 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 34
PHỤ LỤC Danh sách bệnh nhân
v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
(+):
dương tính
(-):
âm tính
BA:
Blood Agar
BHI:
Brain heart infusin broth
CLSI:
Clinical and Laboratory Standards Institute
DNA:
Deoxyribose Nucleic Acid
EMB:
Eosin Methylene Blue
E. coli:
Escherichia coli
I:
Intermediate
INH:
Isoniazid
K. pneumonia
Klebsiella pneumoniae
mRNA:
messenger Ribonucleic Acid
MIC:
Minimum Inhibitory Concentration
MHA:
Muller Hilton Agar
MR:
Methyl red
NTTN:
Nhiễm trùng tiết niệu
NCCLs:
National Committee for Clinical Laboratory Standards
NTUH:
National Taiwan University Hospital
ONPG:
o-Nitrophenyl-p-D-galactopyranosidase
P. aegurinosa:
Pseudomonas aegurinosa
S:
Susceptible
tRNA:
transport Ribonucleic Acid
R:
Resistant
Uri:
Uri select 4
VP:
Vosges-Proskauer
WHO:
World Health Organization
vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Các đĩa kháng sinh được sử dụng trong nghiên cứu....................................20
Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm trùng tiết niệu chung ............................................................... 28
Bảng 4.2 Phân bố tỷ lệ NTTN theo giới tính.............................................................. 28
Bảng 4.3 Sự phân bố NTTN theo độ tuổi ..................................................................29
Bảng 4.4 Tỷ lệ vi khuẩn Gram âm gây NTTN ........................................................... 30
Bảng 4.5 Tỷ lệ vi khuẩn Gram âm gây NTTN ở nam và nữ.......................................30
Bảng 4.6 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của trực khuẩn Gram âm...................................31
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ hệ tiết niệu ..........................................................................................3
Hình 2.2 Khuẩn lạc E. Coli trên môi trường nuôi cấy..................................................7
Hình 2.3 Kết quả IMViC của E. coli sau 24 giờ/37oC..................................................8
Hình 2.4 khuẩn lạc klebsiella trên môi trường BA.......................................................9
Hình 2.5 Pseudomonas aeruginosa trên môi trường BA............................................ 10
Hình 2.6 Vi khuẩn Acinetobacter. ............................................................................ 12
Hình 2.7 Cơ chế tác động của kháng sinh đối với vi khuẩn ......................................13
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình xét nghiệm bệnh. ............................................................... 21
Hình 3.2 Sơ đồ cấy định lượng ................................................................................ 22
Hình 3.3 Sơ đồ định danh vi khuẩn bằng môi trường Uri seclect 4 ........................... 24
Hình 3.4 Các dạng khuẩn lạc đặc trưng trên môi trường Uri select 4 ......................... 25
Hình 3.5 Kháng sinh đồ trên môi trường MHA ......................................................... 27
vii
Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm trùng tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp ở mọi lứa tuổi. đặc biệt là ở nữ.
Theo Trần Văn Chất (2002) có khoảng 20% phụ nữ có những đợt nhiễm trùng tiết niệu
có triệu chứng, tỷ lệ nữ/nam vào khoảng 9/1. Nhiễm trùng tiết niệu ở nam thường xảy
ra ở những người có những bệnh lý kết hợp như tắc đường bài tiết niệu hoặc do những
vi khuẩn gây bệnh đặc hiệu như : lậu, lao... Ở người già, tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu có
xu hướng tăng lên và tần suất mắc bệnh gần như nhau ở cả hai giới.
Các thủ thuật y tế như soi bàng quang, thông tiểu… đều có nguy cơ gây nhiễm
trùng tiết niệu ngược dòng và đây là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng
hàng đầu trong các bệnh lý nhiễm trùng bệnh viện.
Trong các tác nhân gây nhiễm trùng tiết niệu thì trực khuẩn Gram âm chiếm hơn
90% thường gặp nhất là E. coli chiếm từ 60 - 70%, Klebsiella, Proteus sp. và
Enterobacter chiếm khoảng 10 - 20%.
Sử dụng kháng sinh là một biện pháp hữu hiệu trong điều trị nhiễm trùng tiết
niệu, song việc sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn
thường trú trong cơ thể, đặc biệt là các trực khuẩn đường ruột. Đây cũng là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng gia tăng tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh cơ hội kháng kháng sinh và
các chủng vi khuẩn đa đề kháng gây nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Do đó, việc tìm hiểu vai trò gây bệnh và khả năng đề kháng kháng sinh của vi
khuẩn gây bệnh nói chung và vi khuẩn Gram âm gây nhiễm trùng tiết niệu nói riêng
cần được tiến hành thường xuyên nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh và
tránh được những tác hại không mong muốn do kháng sinh gây ra.
Từ những lý do trên tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu vai trò gây bệnh và khả năng
đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn Gram âm trong nhiễm trùng đường tiết niệu
tại bệnh viện 175”.
1.2. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu vai trò gây bệnh và khả năng đề kháng kháng sinh của một số trực
khuẩn Gram âm trong nhiễm trùng tiết niệu để giúp cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả.
1
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định tỷ lệ nhiễm trùng tiết niệu do một số vi khuẩn Gram âm gây ra tại
bệnh viện 175.
- Đánh giá khả năng đề kháng kháng sinh của chúng.
2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. SƠ LƯỢC VỀ NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU
Hình 2.1 Sơ đồ hệ tiết niệu
()
Nhiễm trùng tiết niệu (NTTN) là một trong nhiễm trùng thường gặp. Bệnh
xảy ra khi tác nhân gây nhiễm trùng xâm nhập và nhân lên trong hệ thống đường
tiết niệu. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của đường tiểu hay đường
tiết niệu như hai thận, niệu quản (hai ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang),
bàng quang và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ niệu đạo để ra
ngoài khi tiểu).
Có nhiều nguyên nhân gây NTTN, nguyên nhân có thể từ nội tại và cũng có thể
gặp nguyên nhân bên ngoài đưa đến. Nguyên nhân nội sinh gây NTTN có thể do vi
khuẩn từ các ổ viêm nhiễm trong cơ thể như nhiễm trùng ở da, ở phổi, ở ruột… xâm
nhập vào hệ thống tuần hoàn rồi di chuyển đến hệ tiết niệu gây nhiễm trùng. Tổn
thương đường tiểu như sỏi đường tiết niệu, ứ đọng nước tiểu, một số bệnh của
tiền liệt tuyến, bệnh đái tháo đường, chấn thương cột sống, nằm lâu do bại liệt
hoặc bất động bởi cố định xương gãy… là một trong những nguyên nhân gây
NTTN. Bệnh cũng thường xảy ra khi cơ thể giảm sức đề kháng do suy nhược, tuổi
3
già hay bệnh tật. Một số nguyên nhân ngoại sinh gây NTTN như nong niệu đạo, soi
bàng quang, mổ lấy sỏi, một số trường hợp bệnh nhân nằm viện lâu ngày, có tổn
thương bệnh lý nặng nề cũng có nguy cơ NTTN.
Tác nhân gây NTTN rất đa dạng nhưng chủ yếu là vi khuẩn. Trong đó, trực
khuẩn Gram âm chiếm khoảng 90%, thường gặp là E. coli, Klebsiella, Proteus sp.,
Enterobacter và một số trực khuẩn Gram âm khác. Vi khuẩn Gram dương chiếm
khoảng 10% chủ yếu là Enterococcus, Staphylococcus. Trong một bài tường trình ở
Hội Nghị Quốc Tế về Niệu Khoa năm 2000 gần 25% giới nữ bị ít nhất một lần nhiễm
trùng đường tiểu trong đời, khoảng 3% phụ nữ cứ mỗi năm bị ít nhất một lần nhiễm
trùng đường tiểu, tần suất này cứ tăng 1% theo mỗi 10 tuổi lớn hơn.
Ở phụ nữ, nhiễm trùng đường niệu do sự xâm nhiễm của vi khuẩn sống trên da
gần trực tràng hay âm đạo. Các vi khuẩn này có thể di chuyển qua đường niệu và là
nguyên nhân nhiễm trùng bàng quang hoặc các phần khác của đường tiết niệu. NTTN
ở nam giới thì hiếm gặp hơn và thường xuyên biểu hiện một dị thường của đường tiết
niệu hoặc do giải phẩu mở rộng tiền liệt tuyến.
Ở trẻ em thường là hậu quả của tật bẩm sinh bế tắc đường tiểu gây trào ngược
dòng trong bàng quang dễ gây ảnh hưởng lên thận làm viêm thận ngược chiều là một
dạng nhiễm trùng khó điều trị. Ở nhũ nhi, vi khuẩn từ tã lót dính phân có thể đi vào
đường tiểu và gây bệnh. Ngay cả ở thiếu nữ nếu vệ sinh cá nhân không đúng cách
cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng.
Đối với người cao tuổi do sức đề kháng ngày một giảm, thường mắc chứng sa sút
trí tuệ, đi tiểu không kiểm soát được dễ bị viêm đường tiết niệu ngược dòng.
2.1.1. Những dạng nhiễm trùng tiết niệu
Có nhiều cách để phân loại NTTN: có thể phân loại theo tác nhân gây nhiễm
trùng, theo vị trí, nhiễm trùng lần đầu, tái nhiễm (cùng một tác nhân gây bệnh với lần
nhiễm trước) hoặc tái phát (tác nhân gây bệnh khác với lần nhiễm bệnh trước), NTTN
phức tạp (nhiễn trùng xảy ra trên một đường tiết niệu bất bình thường về hình thái
hoặc viêm thận - bể thận) hoặc NTTN không phức tạp (nhiễm trùng niệu không kèm
theo sốt xảy ra trên một đường tiết niệu bình thường về hình thái).
Phân loại theo vị trí có ba dạng điển hình sau:
Viêm thận - bể thận cấp: Là tình trạng nhiễm trùng cấp tính của nhu mô thận và
hệ thống đài bể thận, có hai đường nhiễm trùng, phổ biến nhất là nhiễm trùng ngược
4
dòng, tác nhân gây bệnh đi ngược từ bàng quang theo niệu quản lên bể thận và nhu mô
thận. Đường thứ hai là nhiễm trùng lây lan qua đường máu do các ổ nhiễm trùng ở
ngoài thận thường hiếm gặp hơn.
Viêm bàng quang: là bệnh lý thường gặp của NTTN với các triệu chứng tiểu dắt,
khó tiểu và tiểu mủ, bệnh không dẫn đến tử vong nhưng gây khó chịu ảnh hưởng đến
sức khỏe của người bệnh, nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm thì sẽ dẫn
đến viêm thận ngược dòng dẫn đến suy thận mạn.
Viêm niệu đạo: Viêm niệu đạo gây nên cảm giác bỏng rát khi đi tiểu và đôi khi
có mủ. Với nam giới, viêm niệu đạo có thể gây nên chảy mủ ở lỗ sáo (lỗ niệu
đạo) dương vật.
2.1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Các vi khuẩn gây nhiễm trùng xâm nhập vào hệ tiết niệu theo các con đường sau:
Theo đường máu
Từ mụn nhọt ở da, ổ nhiễm trùng ở phổi, ở ruột, ở xương, ở hàm răng, vi khuẩn
vào máu. Máu mang vi khuẩn tới hệ tiết niệu và gây nhiễm trùng. Bằng đường máu,
nhiễm trùng tiết niệu khu trú trước tiên ở thận vì thận nhận được rất nhiều máu (1200 1500 ml/phút), sau đó lan xuống bàng quang qua niệu quản.
Nhiễm khuẩn ngược dòng
Vi khuẩn từ âm đạo hay hậu môn đi ngược lên niệu đạo, vào bàng quang và làm
nhiễm trùng đường tiểu dưới. Sau đó, vi khuẩn đi ngược dòng niệu quản để vào thận
làm viêm thận. Về niệu khoa, đường này là đường xâm nhập chính của vi khuẩn, do đó
giới nữ có niệu đạo ngắn và tương đối thẳng dễ nhiễm trùng hơn nam giới.
Theo đường mạch bạch dịch
Trên hệ tiết niệu, vi khuẩn có thể mượn đường bạch dịch để từ cơ quan này
sang cơ quan khác, như thận trái qua thận phải, từ cổ tử cung vào bàng quang, từ
ruột vào thận.
Theo đường tiểu
Thông bàng quang, nong niệu đạo, soi bàng quan không vô trùng là đưa trực tiếp
vi khuẩn vào niệu đạo và bàng quang gây nhiễm trùng bàng quang. Đặc ống thông vào
niệu quản để dẫn tiểu hay để chụp hình làm xạ ký, cũng có thể làm nhiễm trùng thận
theo cơ chế trên.
5
Biến chứng và các yếu tố nguy cơ khác gây NTTN
Ứ đọng nước tiểu, rối loạn chức năng đi tiểu, Tổn thương đường tiểu do sỏi hay
bướu, các bất thường niệu – sinh dục, hẹp bao qui đầu, trào ngược dòng bàng quang niệu quản, sỏi niệu, sức đề kháng cơ thể yếu do suy nhược, tuổi, táo bón mạn tính,
bệnh tật, hoạt động tình dục, dẫn lưu bàng quang, mang thai.
NTTN nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến biến chứng như: viêm thận,
bể thận cấp, abces quanh thận, nhiễm trùng huyết, suy thận cấp… Trẻ em có trào
ngược bàng quang niệu quản có thể gây nhiễm trùng thận nhanh chóng đưa đến suy
thận mạn. Phụ nữ có thai bị NTTN có thể sinh non, sẩy thai, nhiễm trùng sơ sinh.
Trường hợp nặng có thể đưa đến nhiễm trùng huyết hay sốc nhiễm trùng cả hai biễn
chững này đều có thể dẫn đến tử vong.
2.1.3. Chẩn đoán
Lâm sàng
Trường hợp nhiễm khuẩn gây viêm chủ yếu ở đường niệu thấp, triệu chứng lâm
sàng chủ yếu là: tiểu rắt, tiểu gấp, tiểu buốt, đi tiểu nhều lần, nước tiểu đục có khi lẫn
mủ hoặc máu, nước tiểu có mùi hôi.
Trường hợp biến chứng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra viêm thận bể thận cấp,
bệnh nhân sẽ biểu hiện triệu chứng toàn thân nặng nề với hội chứng nhiễm trùng: sốt
cao, rét run, dao động, môi khô, mắt trũng, thể trạng suy sụp nhanh, đau tức vùng thắt
lưng một bên hoặc cả hai bên, khám thấy thận to, ấn đau tức, có dấu hiệu chạm thắt
lưng nếu có ứ nước, ứ mủ bể thận.
Cận lâm sàng
-
Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng cao, bạch cầu đa nhân trung tính tăng,
nhiều hồng cầu.
-
Cấy nước tiểu: để tìm vi khuẩn gây bệnh. Nếu có vi khuẩn mọc thì làm
kháng sinh đồ.
-
Xét nghiệm urê máu, creatinin máu: tăng nếu có biến chứng suy thận.
-
Chụp X quang hệ tiết niệu: có thể tìm thấy sỏi, dị dạng đường tiết niệu.
-
Siêu âm thận tiết niệu có thể thấy sỏi hoặc thấy đài bể thận giãn.
6
2.2. MỘT SỐ VI KHUẨN GRAM ÂM GÂY NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU
2.2.1. Escherichia coli
\ b
a
Hình 2.2 Khuẩn lạc E. coli trên môi trường nuôi cấy a) môi trường EMB,
b) môi trương Mac Conkey (nguồn: greengroup.com.vn)
Trực khuẩn Gram âm, dài ngắn tùy thuộc vào môi trường nuôi cấy, trung
bình dài từ 2 - 8 µm, rộng 0,5 µm. Một số di động, một số lại bất động, không
sinh bào tử.
Hiếu khí tùy nghi, phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông
thường. Nhiệt độ thích hợp là 37 oC, tuy nhiên có thể tăng trưởng từ 10 - 40oC.
Mọc dễ dàng trong Mac Conkey, EMB,…. Một số chất ức chế sự phát triển của
E. coli như chlorine và dẫn xuất, muối mật, brilliant green, sodium deoxycholate,
sodium tetrathionate, selenite…
E. coli lên men nhiều loại đường, sinh hơi, khử nitrate thành nitrite. Để phân biệt
E. coli với vi khuẩn đường ruột khác, người ta thường thử nghiệm IMViC (+ + - - ) (indol,
methyl red, Vosges - Proskauer, citrate).
- Indol: trong môi trường có tryptophane, E. coli nhờ có tryptophanase sẽ ly giải
tryptophan thành indol. Để nhận diện indol, người ta nhỏ vào vài giọt thuốc thử
Kovac’s, hợp chất indol với thuốc thử có màu đỏ: indol (+).
+
- Đỏ methyl red (MR): trong môi trường có glucose, E. coli tạo nồng độ H cao
(pH < 4,5). Cho thuốc thử đỏ methyl vào, môi trường có màu đỏ: MR (+).
- Vosges - Proskauer (VP): tùy loại enzyme vi khuẩn có được mà quá trình
lên men glucose sẽ cho ra sản phẩm cuối cùng khác nhau. Một số đó là acetoin, sẽ
tạo phức hợp màu đỏ với thuốc thử α - naphthol và KOH. E. coli có VP (-)
(không có màu đỏ).
7
- Citrate: trong môi trường Simmons’, nguồn cacbon duy nhất là citrate. Vi
khuẩn sử dụng citrate sẽ kiềm hóa môi trường làm đổi màu môi trường từ xanh lục
sang xanh lơ. E. coli có phản ứng citrate (-) (không đổi màu).
Hình 2.3 Kết quả IMViC của E. coli sau 24 giờ/37 oC.
(Anne Hanson, University of Maine, Orono)
Ống A: dương tính thử nghiệm indol trên môi trường
trypton. Xuất hiện lớp màu đỏ trên bề mặt môi trường
sau khi nhỏ thuốc thử Kovac’s.
Ống B: dương tính thử nghiệm methyl red xuất hiện
màu đỏ của methyl red.
Ống C: âm tính thử nghiệm Voges-Proskauer biểu hiện
qua sự không thay đổi màu sau khi cho thuốc thử
Barritt’s A và Barritt’s B.
Ống D: âm tính thử nghiệm citrate biểu hiện qua sự thay
đổi màu sắc và không có khuẩn lạc trong ống nghiệm.
Về khả năng gây bệnh:
E. coli có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu hơn 90% trường hợp nhiễm
khuẩn đường tiết niệu lần đầu ở phụ nữ là do E. coli, với các triệu chứng: tiểu lắt nhắt,
tiểu đau, tiểu ra máu, tiểu ra mủ. Có thể đưa đến nhiễm khuẩn bọng đái, thận, cơ quan
sinh dục và nhiễm khuẩn huyết.
Gây nhiễm khuẩn huyết khi sức đề kháng của cơ thể giảm, vi khuẩn vào máu gây
nhiễm khuẩn máu, gặp ở trẻ sơ sinh và sau khi nhiễm khuẩn đường tiểu.
Viêm màng não có khoảng 40% trường hợp viêm màng não ở trẻ sơ sinh. Tiêu
chảy: những E. coli liên quan đến tiêu chảy thuộc các nhóm: EPEC (enteropathogenic
E. coli), ETEC (enterotoxigenic E. coli), EIEC (enteroinvasive E. coli), VTEC
(verocytoxin - producing E. coli), STEC (Shiga toxigenic E. coli)
8
2.2.2. Klebsiella pneumoniae
Hình 2.4 khuẩn lạc klebsiella trên môi trường BA
(Nguồn )
Klebsiella pneumoniae là trực khuẩn Gram âm, thường đứng thành từng đôi,
không di động, không sinh bào tử, có vỏ dày.
Hiếu khí tùy nghi, phát triển tốt trên các môi trường nuôi cấy thông thường, nhiệt
độ thích hợp 35 - 37oC, pH 7,2 - 7,5. Trên môi trường nuôi cấy thông thường cho
khuẩn lạc nhày, màu xám, trên môi trường Mac conkey cho khuẩn lạc màu hồng đỏ.
Trong môi trường canh thang, vi khuẩn mọc nhanh, đục đều, ở đáy ống có lắng cặn.
Klebsiella pneumoniae lên men sinh hơi nhiều loại đường như glucose, lactose,
saccharose, mantose. Citrate (+), catalase (+), VP (+), MR (-).
Bệnh quan trọng nhất do K. pneumoniae là viêm phổi, thường gặp ở trẻ sơ
sinh, bệnh không gặp nhiều nhưng thường nặng, tỷ lệ tử vong cao nếu không điều
trị sớm.
Ngoài ra vi khuẩn còn có khả năng gây viêm ruột, viêm xoang, viêm màng não,
viêm tai giữa, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm màng tim, nhiễm khuẩn vết thương...
Klebsiella không phải là tác nhân gây tiêu chảy
2.2.3. Trực khuẩn Proteus sp.
Proteus là trực khuẩn Gram âm, có lông ở xung quanh thân, di động, không có
vỏ, không sinh bào tử.
Kỵ khí tùy nghi, phát triển tốt ở nhiệt độ 35 - 37oC, pH 7,5 - 7,8. Trên môi trường
thạch thường vi khuẩn không tạo thành khuẩn lạc riêng lẻ mà mọc lan khắp bề mặt, có
9
mùi hôi đặc trưng. Trên môi trường lỏng vi khuẩn tạo thành màng trên bề mặt.
Lên men glucose có sinh hơi, không lên men lactosse, H2S (+), urease (+). Indol
(±), citrate (±), catalase (-), VP (-), oxydase (-).
Proteus là trực khuẩn sống bình thường ở ruột người và động vật. Chiếm tỷ lệ 1 - 2%
trong các vi khuẩn đường ruột. Vi khuẩn này không gây bệnh đường ruột nhưng có thể
là tác nhân gây tiêu chảy trong các trường hợp loạn khuẩn thường xảy ra sau khi điều
trị kháng sinh diệt hết các vi khuẩn khác, chỉ còn Proteus (vì Proteus thường kháng lại
nhiều kháng sinh).
Vi khuẩn có thể gây viêm dạ dày và ruột đặc biệt ở trẻ em. Trực khuẩn Proteus
còn có thể gặp ở các hốc tự nhiên, chúng gây bệnh cơ hội như viêm tai giữa, viêm
đường tiết niệu. Ngoài ra có thể nhiễm khuẩn huyết, viêm mủ vết thương, ngộ độc
thức ăn, nhiễm khuẩn vết bỏng.
2.2.4. Trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa
Hình 2.5 Pseudomonas aeruginosa trên môi trường BA
(Nguồn: )
Pseudomonas aeruginosa là trực khuẩn Gram âm, thẳng hoặc hơi cong, kích
thước 0,5 – 1 µm x 1 – 5 µm, có đơn mao ở một đầu, di động, ít khi có vỏ, không sinh
nha bào.
P. aeruginosa mọc dễ dàng trên môi trường nuôi cấy thông thường, hiếu khí
tuyệt đối. Nhiệt độ thích hợp 37oC, phát triển được ở nhiệt độ 5 - 42oC, pH thích hợp
7,2 - 7,5, phát triển được ở pH 4,5 - 9,0. Trên môi trường đặc trưng có thể cho hai loại
10
khuẩn lạc: một loại to, nhẵn, dẹp, tâm lồi, có xu hướng mọc lan ; một loại xù xì,
bờ không đều. Trên môi trường thạch máu đa số gây tan máu. Trong các nuôi cấy
từ mẫu bệnh phẩm đa số gặp loại thứ nhất. trong các nuôi cấy từ môi trường,
thường gặp khuẩn lạc thứ hai. Trong môi trường lỏng vi khuẩn mọc thành váng ở
trên bề mặt, môi trường đục.
P. aeruginosa sử dụng một số loại đường bằng hình thức oxy hóa có sinh
acid như glucose, mannitol, arabinose, galactose, fructose , không lên men
lactose, oxydase ( +), catalase (+), indol (-), H 2S (-), urease (±).
Tính chất đặc trưng của trực khuẩn mủ xanh là sinh sắc tố và chất thơm
(P. aeruginosa có thể phát ra mùi thơm giống mùi nho ). P. aeruginosa có bốn loại
sắc tố là:
- Pyocyanin: màu xanh lơ, có thể tan trong nước, không phát huỳnh quang, là
một sắc tố phenazin, P. aeruginosa là vi khuẩn duy nhất tiết ra pyocyanin. Như vậy
bất cứ trực khuẩn Gram âm nào tiết ra pyocyanin chính là P. aeruginosa.
- Pyoverdin: màu xanh lá cây, phát huỳnh quang dưới tia cực tím.
- Pyorubin: màu đỏ sẫm.
- Pyomelanin: màu nâu đen.
P. aeruginosa thường sống trong đất, nước hoặc trên da và niêm mạc người và
động vật. P. aeruginosa là loại vi khuẩn gây bệnh khi có điều kiện như: sức đề kháng
của cơ thể bệnh nhân bị suy giảm, niêm mạc và mô da của bệnh nhân bị tổn thương (bị
phỏng, bị loét do nằm lâu ngày), dùng corticoid lâu ngày, sự sử dụng dụng cụ y khoa
(thông tiểu bằng ống thông, gây mê, đặc nội khí quản, rút nước dịch não tủy, mở thông
khí, chích thuốc), hóa trị liệu ung thư làm giảm tính miễn dịch của bệnh nhân, lạm
dụng kháng sinh làm giảm tính miễn dịch của bệnh nhân, lạm dụng kháng tiêu diệt hết
vi khuẩn thường trú ở ruột, xạ trị. Các bệnh về biến dưỡng, về máu, về các khối u ác
tính, đều có thể đưa đến nhiễm P. aeruginosa. Vi khuẩn này tiết ra nhiều enzym như:
hemolysin, lipase, esterase, elastinase, deoxyribonuclease, phospholipase, độc tố ruột,
nội độc tố.
Ngày nay, vi khuẩn này được xem là nguyên nhân chủ yếu của các nhiễm trùng
bệnh viện. Các loại bệnh mà vi khuẩn này có thể gây ra: nhiễm khuẩn ngoài da, viêm
tai ngoài, viêm xoang, viêm mắt, viêm đường ruột, viêm màng não, viêm nội tâm mạc,
viêm phổi, viêm đường tiểu, nhiễm khuẩn huyết.
11
2.2.5. Acinetobacter sp.
Hình 2.6 Vi khuẩn Acinetobacter
(nguồn: )
Acinetobacter là những vi khuẩn Gram âm, đa hình (cầu khuẩn hoặc cầu trực
khuẩn). Sau 24 giờ nuôi cấy trên Blood agar, các khuẩn lạc có kích thước 0,5 - 2 mm,
màu sáng đều đến đục, lồi và nguyên vẹn. Phần lớn các dòng Acinetobacter mọc tốt
trên môi trường thạch Mac Conkey cho khuẩn lạc màu hồng nhạt.
Vi khuẩn Acinetobacter không tạo cytochrom oxidase, lên men nhanh đường
glucose 10% và tạo acid, không di động và kháng penicillin.
Vi khuẩn Acinetobacter hiện diện ở khắp nơi, đặc biệt là những nơi ẩm ướt như
đất, nước và môi trường bệnh viện, thường trú trên da người với tỷ lệ rất cao (25%).
Acinetobacter có thể gây nhiễm khuẩn bệnh viện với các bệnh nặng như viêm màng
não, viêm nội tâm mạc, viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết.
2.3. KHÁNG SINH
2.3.1. Định nghĩa
Kháng sinh (antibiotics) là những chất có nguồn gốc từ vi sinh vật hay tổng hợp
mà ngay ở nồng độ thấp đã có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật một cách đặc
hiệu (mỗi kháng sinh chỉ tác động lên một vi khuẩn hay một nhóm vi khuẩn) bằng
cách gây rối loạn phản ứng sinh vật ở tầm phân tử.
2.3.2. Cơ chế tác động của kháng sinh
Có thể có nhiều cơ chế tác động của kháng sinh lên vi khuẩn và thậm chí có
những cơ chế còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Kháng sinh tác động lên vi khuẩn theo
một số cơ chế chính sau :
Ức chế sự thành lập vách tế bào: kháng sinh ức chế quá trình sinh tổng hợp bộ
khung peptidoglycan làm cho vi khuẩn sinh ra không vách hoặc vách không hoàn
12
chỉnh, vi khuẩn rất mong manh, kích thước dài ra dễ bị tiêu diệt nhóm kháng sinh
β - lactam, vancomycin có tác dụng lên quá trình tổng hợp vách.
Ức chế nhiệm vụ của màng tế bào: kháng sinh gây rối loạn tính thấm của màng
sinh chất, các chất được hợp thành bị thoát ra khỏi tế bào, ức chế các quá trình chuyển
hóa năng lượng, ảnh hưởng đến sự hô hấp của vi khuẩn hay làm thay đổi tính chất
phân chia tế bào.
Ức chế sự tổng hợp protein: kháng sinh tác dụng lên ribosome 70S trên
polysome của vi khuẩn. Kháng sinh gắn vào tiểu phần 30S (như streptomycin) sẽ ngăn
cản hoạt động của mRNA hoặc ức chế chức năng của tRNA (như tetracyclin) kháng
sinh vào tiểu phần 50S như erythromycin, chloramphenicol làm cản trở sự liên kết
hình thành các chuỗi acid amin, tạo phần tử protein cần thiết cho tế bào sống. Kháng
sinh tác động lên acid folic ngăn cản sự tổng hợp methionin, purin và thymin làm rối
loạn quá trình tổng hợp protein và acid nucleic của vi khuẩn.
Ức chế tổng hợp acid nucleic: kháng sinh ngăn cản quá trình sao chép mã di
truyền, ngăn cản các polymerase tổng hợp RNA tương tự, đặc biệt các mRNA. Kháng
sinh ngăn cản sự sao chép DNA như nhóm quinolon, các DNA mới không được hình thành.
Hình 2.7 Cơ chế tác động của kháng sinh đối với vi khuẩn
(nguồn: )
13
2.3.3. Xếp loại kháng sinh
Có thể phân loại kháng sinh theo tác tính chất hóa học hoặc theo nguồn gốc hoặc
theo phổ tác dụng. Đối với vi sinh y học thì cách phân loại theo phổ tác dụng, khả
năng chống vi khuẩn và cách tác dụng của kháng sinh lên tế bào vi khuẩn có giá trị
thực tế hơn.
Theo phổ tác dụng
- Kháng sinh có hoạt phổ rộng:
Nhóm aminoglycosid: streptomycin, kanamycin, gentamycin.
Nhóm tetracyclin: tetracyclin, oxytetracylin, chlotetracylin.
Nhóm chloramphenicol: chloramphenicol, thiamphenicol.
Nhóm sulfamid và trimethoprim: bactrim.
- Kháng sinh có hoạt phổ chọn lọc:
Các dẫn xuất của acid isonicotinic như INH điều trị lao.
Nhóm macrolit: có tác dụng lên vi khuẩn Gram dương và một số trực khuẩn
Gram âm như erythromycin, spiramycin.
Nhóm polymycin: có tác dụng lên trực khẩn Gram âm.
- Kháng sinh nhóm β - lactam:
Penicillin tác dụng lên vi khuẩn Gram dương bị enzym penicillinase phân hủy.
Methicillin:
tác dụng lên vi khuẩn Gram dương nhưng không bi enzym
penicillinase phân hủy, ví dụ oxacillin.
Amipicillin, amoxicillin: có phổ hoạt động rộng, bị penicillinase phân hủy.
Cephalosporin: có hoạt phổ rộng, không bị phân giải bởi penicillinase, ví dụ như
cephalexin, ceftazidim.
Theo cách tác dụng: Được xếp thành 2 dạng
Diệt khuẩn (bacteriocide): Là sự phá hủy không hồi phục các chức năng của tế
bào vi khuẩn dẫn tới chết. Các kháng sinh diệt khuẩn gồm polymycin, aminoglycosid,
β-lactam, rifampicin, vancomycin…
Chế khuẩn (bacteriostatic): Là ức chế sự nhân lên của tế bào vi khuẩn, các kháng
sinh có tác dụng chế khuẩn bao gồm chloramphenicol, clindamucin, erythromycin,
trimethoprim…
14
2.3.4. Sự kháng kháng sinh
Cơ chế đề kháng: Vi khuẩn có nhiều cơ chế đề kháng kháng sinh, một trong những
cơ chế đó là:
Sản xuất enzym để phá hủy hoạt tính của kháng sinh.
Thay đổi khả năng thẩm thấu của màng tế bào đối với kháng sinh.
Thay đổi cấu trúc thụ thể gắn kháng sinh.
Thay đổi đường biến dưỡng làm mất tác dụng của kháng sinh.
Vi khuẩn có enzym đã bị thay đổi.
Nguồn gốc của việc kháng kháng sinh
Nguồn gốc không do di truyền: sự nhân lên của vi khuẩn là yếu tố cần thiết cho
những tác động của kháng sinh. Khi vi khuẩn vì một lý do nào đó không nhân lên
được có thể trở thành kháng thuốc, nhưng những thế hệ sau có thể nhạy cảm trở lại.
Nguồn gốc do di truyền: Phần lớn vi khuẩn kháng kháng sinh là do thay đổi về
mặt di truyền và là hậu quả của quá trình chọn lọc bởi thuốc kháng sinh. Trong đó có
đề kháng do nhiễm sắc thể và đề kháng ngoài nhiễm sắc thể.
Đề kháng do nhiễm sắc thể là do đột biến của đoạn gen kiểm soát tính nhạy cảm
với một loại kháng sinh. Sự có mặt của kháng sinh được xem như một tác nhân chọn
lọc, ức chế vi khuẩn nhạy cảm và tạo thuận lợi cho vi khuẩn đột biến kháng kháng sinh
phát triển. Đột biến nhiễm sắc thể thường gặp là sự thay đổi cấu trúc thụ thể dành cho
kháng sinh.
Đề kháng ngoài nhiễm sắc thể: yếu tố R là một lớp của plasmid mang những gen
kháng một đến nhiều loại kháng sinh và những kim loại nặng. Các gen này kiểm soát
việc sản xuất những enzym phá hủy kháng sinh.
Cơ chế lan truyền gen đề kháng:
Gen đề kháng có thể lan truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác qua nhiều
hình thức vận chuyển vật liệu di truyền và plasmid sau:
- Chuyển thể (transformation): mảng DNA sau khi giải phóng từ vi khuẩn cho
được chuyển sang vi khuẩn nhận. Mảng DNA ngoại lai này thay thế 1 phần bộ gen của
vi khuẩn nhận, quyết định những tính chất mới và có thể di truyền.
- Chuyển nạp (transduction): DNA plasmid được gắn vào 1 phage và thông qua
phage mà chuyển sang vi khuẩn khác.
15
- Giao phối (conjugation): là hình thức vận chuyển vật liệu di truyền từ vi khuẩn
cho sang vi khuẩn nhận khi có sự tiếp xúc giữa hai vi khuẩn. Plasmid hay 1 phần
nhiễm sắc thể được truyền qua những ống nhỏ (tubules) từ vi khuẩn cho có yếu tố giới
tính F+ sang vi khuẩn nhận có yếu tố giới tính F -. Đây là hình thức thông thường nhất
qua đó sự kháng thuốc lan rộng trong vi khuẩn Gram âm cũng như trong một số cầu
khuẩn Gram dương.
- Chuyển vị (transposition): là hình thức truyền một đoạn ngắn DNA từ một
plasmid này sang 1 plasmid khác hay từ 1 plasmid sang 1 phần nhiễm sắc thể.
Một số biện pháp hạn chế gia tăng vi khuẩn kháng kháng sinh
Hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn hiện nay rất phổ biến gây ảnh
hưởng đến công tác điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Để hạn chế sự gia tăng của vi
khuẩn kháng kháng sinh cần chú ý:
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi cần thiết để điều trị những bệnh nhiễm trùng do vi
khuẩn gây ra.
- Nên điều trị các bệnh nhiễm trùng theo kết quả của kháng sinh đồ, nên dùng
các kháng sinh có phổ tác dụng hẹp có tác dụng đặc hiệu đối với vi khuẩn gây bệnh.
- Dùng kháng sinh đủ liều lượng và đủ thời gian, không nên dừng kháng sinh
khi khỏi triệu chứng lâm sàng mà chưa đủ thời gian điều trị.
- Tuân thủ các biện pháp tiệt trùng, vô khuẩn tránh lan truyền vi khuẩn đề kháng.
- Phải theo dõi, giám sát liên tục sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn trong
điều trị và nghiên cứu.
Tình hình đề kháng kháng sinh trên thế giới và Việt Nam
Hiện nay, sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh là một vấn đề thời sự
của y tế thế giới. Các kháng sinh sử dụng rộng rãi và tình trạng lạm dụng thuốc kháng
sinh khá phổ biến đã làm xuất hiện nhiều loại vi khuẩn kháng kháng sinh và nguy
hiểm hơn là sự xuất hiện của các loại vi khuẩn đa kháng thuốc.
Ngày nay, trên thế giới tình trạng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn
không ngừng gia tăng đã trở thành gánh nặng của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở một
số bệnh viện tại Luân Đôn, tỷ lệ tụ cầu khuẩn kháng penicillin tăng từ 14% (1946) lên
59% (1948) và đến năm 1990 lên tới 90%. Một điều tra về tình hình kháng kháng sinh
của E. coli trên các bệnh nhân nữ khám ngoại trú bị NTTN tại Mỹ năm 2001 cho thấy
37% E. coli kháng ampicillin và 16,1% kháng trimethroprin/sulfamethoxazole.
16