Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ VI KHUẨN KÍCH THÍCH SỰ PHÁT TRIỂN THỰC VẬT Ở VÙNG RỄ CÂY DỨA TRỒNG TẠI VÙNG ĐẤT TÂN LẬP – TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ VI KHUẨN KÍCH THÍCH
SỰ PHÁT TRIỂN THỰC VẬT Ở VÙNG RỄ CÂY DỨA
TRỒNG TẠI VÙNG ĐẤT TÂN LẬP – TỈNH TIỀN GIANG

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: LÊ MINH TRÍ

Niên khóa

: 2007 -2011

Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ VI KHUẨN KÍCH THÍCH
SỰ PHÁT TRIỂN THỰC VẬT Ở VÙNG RỄ CÂY DỨA


TRỒNG TẠI VÙNG ĐẤT TÂN LẬP – TỈNH TIỀN GIANG

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRÚC

LÊ MINH TRÍ

Tháng 7/2011


LỜI CẢM ƠN

Sau bốn năm học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi chân thành biết ơn:
Cha mẹ và gia đình, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ, động viên
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tập thể quí thầy cô, Khoa Công Nghệ Sinh Học, Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình tôi học tập tại trường.
PGS.TS. Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền
Nam, đã cho tôi cơ hội được thực tập tại phòng thí nghiệm vi sinh, Viện Nghiên Cứu
Cây Ăn Quả Miền Nam.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trúc, Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam, đã
hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận.
Tất cả cán bộ công nhân viên, Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam, đã quan
tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Các bạn lớp DH07SH, đã cùng nhau phấn đấu học tập, quan tâm và giúp đỡ lẫn

nhau trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.

i


TÓM TẮT

Biến đổi khí hậu đã làm cho diện tích đất phèn ngày càng tăng. Do đó, nghiên
cứu này nhằm mục đích tìm ra vi sinh vật có khả năng cố định đạm, phân giải lân, giải
phóng chất kích thích sinh trưởng thực vật, đặt biệt là có khả năng thích nghi tốt với
muối Al2(SO4)3, Fe2(SO4)3 để góp phần sử dụng đất bị nhiễm Al2(SO4)3, Fe2(SO4)3
nâng cao năng suất cây trồng.
Nghiên cứu đã phân lập được 14 dòng vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng
thực vật (2 dòng vi khuẩn có khả năng giải phóng chất kích thích sinh tưởng, 7 dòng
vi khuẩn có khả năng cố định đạm, 7 dòng vi khuẩn có khả năng phân giải lân) từ mẫu
rễ đất trồng khóm Tân Lập, Tiền Giang. Trong 10 mẫu đất thu thập, mẫu TLIX và
TLX có mật số vi khuẩn cố định đạm, phân giải lân cao nhất có khả năng ứng dụng
trong những nghiên cứu tiếp theo.
Qua phân tích mẫu đất phân lập vi sinh ở vùng trồng khóm Tân Lập cho thấy
hàm lượng Al là 38,7 g/kg, Fe là 24,2 g/kg, Mn là 16,2 g/kg, S là 0,14 g/kg. Trong
phân tích mẫu nước ở vùng đất này cho kết quả hàm lượng Al là 1,24 mg/l, Fe là 1,29
mg/l, Pb không phát hiện, Amoni là 0,10 mg/l, NO3- là 0,12 mg/l, SO42- là 94,5 mg/l.
Cho thấy các dòng vi khuẩn kích thích sự phát triển thực vât phân lập được có khả
năng thích nghi tốt với hàm lượng các nguyên tố trên
Kết quả đánh giá khả năng chịu đựng muối sắt sunphat cho thấy: có 7 dòng vi
khuẩn cố định đạm, 4 dòng phân giải lân (Tri 25, Tri 26, Tri 28, Tri 29) và 1 dòng giải
phóng IAA (Tri2) thể hiện khả năng chịu đựng hàm lượng muối sắt sunphat cao (nồng
độ 24,2 g/kg). Tương tự khi đánh giá khả năng chịu đựng muối nhôm sunphat cho
thấy: 7 dòng vi khuẩn cố định đạm, 4 dòng phân giải lân (Tri 26, Tri 30, Tri 31, Tri 32)
và 2 dòng phóng thích IAA đều thể hiện khả năng thích nghi tốt.

Những dòng vi khuẩn thích nghi tốt với muối nhôm sunphat, sắt sunphat có tiềm
năng sử dụng là: Enterobacter oryzae (Tri 26, Tri 28), Enterobacter cloacae (Tri 29,
Tri 2), Pseudomonas stutzeri (Tri 16, Tri 5), Klebsiella pneumoniae (Tri 35) đây là
những dòng vi khuẩn đầu tiên được tác giả tìm ra trong nghiên cứu này.
ii


SUMMARY

Isolate and evaluate plant growth-promoting rhizobacteria in the rhizosphere
pineapples cultivated in Tan Lap plottage, Tien Giang province
Climate change combine with the Industrial process has created the big problem
for Agriculture. The soil is getting poorer and poorer. Therefore, We are trying to find
out the useful microorganisms in soil – which can tolerant with the allumium soil and
can fix Nitrogen, Solubilize Phosphate as well as release IAA. The results showed
that: There was 16 clones of PGPR isolated from pineapple cultivated, Tan Lap, Chau
Thanh, Tien Giang. In that, two soil samples: TL IX and TLX had the highest density
of nitrogen fixing bacteria and phosphate solubilizy bacteria. The results of soil
analysis showed that: In Tan Lap, the contain of Al was 38,7 g/kg, Fe was 24,2 g/kg,
Mn was 16,2 g/kg, S was 0,14 g/kg. While Tan Lap water analysis showed that:
contain of Al was 1,24 mg/l, Fe was 1,29 mg/l, Pb was 0, Amoni was 0,10 mg/l, NO3was 0,12 mg/l, SO42- was 94,5 mg/l.
The capacity of isolate PGPR tolerant to Fe3(SO4)2 showed that: 7 clones of
Nitrogen fixing bacteria (Tri 25, Tri 26, Tri 28, Tri 29) and 1 clone of IAA releasing
bacteria (Tri 2) has tolerant to Fe3(SO4)2 with the concentration up to 24,2 g/kg.
Similar for the capacity of isolated PCPR tolerant to Al3(SO4)2 showed that: 7 clones
of Nitrogen fixing bacteria, 4 clones of phosphate solubilizing bacteria (Tri 16, Tri 30,
Tri 31, Tri 32) and 2 clones of IAA releasing bacteria has tolerant to Al3(SO4)2 with
the concentration up to 38,7 g/kg.
The identification of isolated PCPR such as: Tri 26 was Enterobacter oryzae, Tri
28 was Enterobacter oryzae, Tri 29 was Enterobacter cloacae, Tri 16 was

Pseudomonas stutzeri, Tri 5 was Pseudomonas stutzeri, Tri 35 was Klebsiella
pneumoniae (Nitrogen fixing and IAA releasing bacteria), Tri 2 was Enterobacter
cloacae.
Key words: PGPR, Alumium soil, Nitrogen fixing bacteria, Phosphate
solubilizing bacteria, IAA releasing bacteria.

iii


MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ i
Tóm tắt .............................................................................................................................ii
Summary ........................................................................................................................ iii
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ ix
Danh sách các hình .......................................................................................................... x
Chương 1 Mở đầu ............................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Yêu cầu của đề tài..................................................................................................... 1
1.3. Nội dung thực hiện ................................................................................................... 2
Chương 2 Tổng quan tài liệu ........................................................................................... 3
2.1. Đất phèn.................................................................................................................... 3
2.1.1. Độc chất trong đất phèn......................................................................................... 3
2.1.1.1. Nhôm .................................................................................................................. 3
2.1.1.2. Sắt ....................................................................................................................... 3
2.1.1.3. Sulfat và lưu huỳnh trong đất phèn .................................................................... 4
2.1.2. Lân trong đất phèn ................................................................................................. 4
2.1.3. Đạm trong đất phèn ............................................................................................... 5

2.1.4. Kali trong đất phèn ................................................................................................ 5
2.1.5. pH đất phèn............................................................................................................ 5
2.2. Vùng rễ và vi khuẩn vùng rễ .................................................................................... 6
2.3. Vi khuẩn có ích ở vùng rễ ........................................................................................ 6
iv


2.3.1. Vi khuẩn cố định đạm............................................................................................ 6
2.3.1.1. Vai trò của đạm đối cây trồng ............................................................................ 7
2.3.1.2. Sơ lược về vi khuẩn cố định đạm sống tự do ..................................................... 7
2.3.1.3. Vi khuẩn Azospirillum ........................................................................................ 8
2.3.1.4. Vi khuẩn Clostridium pasteurianum .................................................................. 9
2.3.2. Vi khuẩn hòa tan lân khó tan ................................................................................. 9
2.3.2.1. Vai trò của lân đối cây trồng .............................................................................. 9
2.3.2.2. Lân khó tan ......................................................................................................... 9
2.3.2.3. Sơ lược về vi khuẩn hòa tan lân khó tan .......................................................... 10
2.3.2.4. Pseudomonas striata ........................................................................................ 11
2.3.3. Vi khuẩn tổng hợp auxin ..................................................................................... 11
2.3.3.1. Vai trò sinh lý của auxin ................................................................................... 12
2.3.3.2. Tác dụng của auxin do vi khuẩn tổng hợp đối với cây trồng ........................... 12
2.3.3.3. Một số vi khuẩn tổng hợp auxin ....................................................................... 13
Chương 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................ 15
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 15
3.2. Vật liệu thí nghiệm ................................................................................................. 15
3.2.1. Mẫu thí nghiệm.................................................................................................... 15
3.2.1.1. Mẫu đất ............................................................................................................. 15
3.2.1.2. Mẫu nước .......................................................................................................... 15
3.2.2. Thiết bị và dụng cụ .............................................................................................. 15
3.2.3. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật .......................................................................... 15
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 15

3.3.1. Khảo sát và đánh giá hiện trạng về đất, nước và vi khuẩn ................................. 15
3.3.1.1. Mục đích .......................................................................................................... 15
v


3.3.1.2. Phương pháp thực hiện .................................................................................... 16
3.3.2. Khảo sát khả năng chịu phèn ............................................................................... 16
3.3.2.1. Mục đích thí nghiệm ......................................................................................... 16
3.3.2.2. Phương pháp thực hiện ..................................................................................... 17
3.4. Phương pháp lấy mẫu, chuẩn bị các môi trường, đo phân tích các mẫu ................ 18
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu đất .................................................................................... 18
3.4.2. Phương pháp đo pH mẫu đất ............................................................................... 19
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu đất phân tích .................................................................... 19
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu nước phân tích ................................................................. 19
3.4.5. Chuẩn bị mẫu đất và phương pháp phân lập vi sinh vật ..................................... 19
3.4.6. Phương pháp tạo dòng thuần vi khuẩn ................................................................ 20
3.4.7. Phân tích mẫu đất, mẫu nước .............................................................................. 20
Chương 4 Kết quả và thảo luận ..................................................................................... 21
4.1. Kết quả .................................................................................................................... 21
4.1.1. Hiện trạng về đất, nước và vi khuẩn ................................................................... 21
4.1.1.1. Hiện trạng về đất, nước vùng đất trồng khóm Tân Lập .................................. 21
4.1.1.2. Hiện trạng về vi khuẩn vùng rễ ........................................................................ 26
4.1.2. Khả năng chịu phèn của các dòng vi khuẩn ........................................................ 29
4.1.3. Định danh xác định tên loài những dòng vi khuẩn.............................................. 36
4.2. Thảo luận ................................................................................................................ 36
Chương 5 Kết luận và đề nghị ....................................................................................... 38
5.1. Kết luận................................................................................................................... 38
5.1.1. Hiện trạng về đất, nước và vi khuẩn có ích ......................................................... 38
5.1.2. Khả năng chịu phèn của các dòng vi khuẩn có ích ............................................. 38
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 38

vi


Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 49
Phụ lục

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
HX: Hội Xuân
IAA: Indole-3-acetic acid
PGPR: Plant growth-promoting rhizobacteria
TL: Tân Lập
VILAS: Viet Nam Laboratory Accreditation Cooperation

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1 Các nghiệm thức trong khảo sát khả năng thích nghi ................................... 17
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu phân tích đối với mẫu đất và mẫu nước ............................... 20
Bảng 4.1 Vị trí các mẫu đất thu thập ở vùng trồng khóm Tân Lập .............................. 22
Bảng 4.2 Vị trí các mẫu nước được thu thập ở vùng trồng khóm Tân Lập .................. 23
Bảng 4.3 Hiện trạng mẫu đất vùng trồng khóm Tân Lập ............................................. 24
Bảng 4.4 pH mẫu đất ở vùng trồng khóm Tân Lập ...................................................... 24

Bảng 4.5 Hiện trạng mẫu nước vùng trồng khóm Tân Lập .......................................... 26
Bảng 4.6 Mô tả đặc điểm và nguồn gốc 16 dòng vi khuẩn........................................... 27
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của vị trí lấy mẫu đến mật độ vi khuẩn ...................................... 28
Bảng 4.8 Khả năng phát triển của các dòng vi khuẩn phân giải lân ............................. 29
Bảng 4.9 Khả năng phát triển của các dòng vi khuẩn phân giải lân ............................. 30
Bảng 4.10 Khả năng phát triển của các dòng vi khuẩn giải phóng IAA ...................... 32
Bảng 4.11 Khả năng phát triển của các dòng vi khuẩn giải phóng IAA ...................... 33
Bảng 4.12 Khả năng phát triển của các dòng vi khuẩn cố định đạm ............................ 34
Bảng 4.13 Khả năng phát triển của các dòng vi khuẩn cố định đạm ............................ 35
Bảng 4.14 Kết quả định danh xác định tên loài những dòng vi khuẩn ......................... 36

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1 Cơ chế của quá trình cố định đạm sinh học. .................................................... 8
Hinh 3.1 Cây khóm Tân Lập. ....................................................................................... 16
Hình 3.2 Sơ đồ pha loãng mẫu đất. ............................................................................... 19
Hình 4.1 Khuẩn lạc đặc trưng của các dòng vi khuẩn .................................................. 26
Hình 4.2 Đặc điểm phát triển của dòng vi khuẩn phân giải lân Tri 26......................... 30
Hình 4.3 Đặc điểm phát triển của dòng vi khuẩn phân giải lân Tri 26......................... 31
Hình 4.4 Đặc điểm phát triển của dòng vi khuẩn giải phóng IAA Tri 2 ...................... 32
Hình 4.5 Đặc điểm phát triển của dòng vi khuẩn giải phóng IAA Tri 3 ...................... 33
Hình 4.6 Đặc điểm phát triển của dòng vi khuẩn cố định đạm Tri 16 ......................... 34
Hình 4.7 Đặc điểm phát triển của dòng vi khuẩn cố định đạm Tri 37 ......................... 35

x



Chương 1 MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Với tình hình tăng dân số như hiện nay cộng với quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa các đô thị, khu công nghiệp, đường sá, nhà ở. mọc lên rất nhanh khí hậu thay
đổi, trái đất ấm lên, mực nước biển dân làm cho diện tích đất trồng ngày càng thu hẹp
vấn đề lương thực, thực phẩm cho xã hội ngày càng trở nên bức xúc. Xã hội đã và
đang có những công trình nghiên cứu với mục đích nâng cao năng suất cây trồng, xây
dựng các mô hình nông nghiệp mới, cải tạo đất canh tác. trong đó cải tạo đất trồng bị
nhiễm phèn là vấn đề đáng được quan tâm (đất phèn của Việt Nam chiếm gần 2 triệu
hecta).
Trong đất phèn có chứa một số độc tố gây độc cho cây, cản trở quá trình sinh lý
và phát triển của cây, ngoài ra trong đất phèn còn thiếu một số chất dinh dưỡng cần
thiết làm cho cây không phát triển tốt được. Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là tìm
cách cải tạo và sử dụng đất phèn hợp lý để cây trồng phát triển tốt và tăng năng suất,
góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp được sử dụng nhằm cải tạo đất phèn như
sử dụng nước lũ để rửa phèn, bón lân, bón vôi. các biện pháp này có thể gây xói mòn,
bạc màu đất mà hiệu quả không cao, tốn nhiều chi phí. Đồng thời, với sự phát triển của
xã hội đòi hỏi chúng ta phải xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với
môi trường mà vẫn đạt năng suất cao. Để đáp ứng được đòi hỏi đó, việc sử dụng các
biện pháp sinh học để cải tạo đất phèn được các nhà khoa học chú ý hơn cả, mà vi sinh
vật là đối tượng có tiềm năng và hiệu quả đáng được quan tâm.
1.2. Yêu cầu của đề tài
 Đánh giá được vi sinh vật vùng rễ vùng đất khóm Tân Lập Đồng Bằng Sông
Cửu Long.
 Phân tích được mẫu đất và mẫu nước vùng đất khóm Tân Lập Đồng Bằng
Sông Cửu Long.


1


 Hi vọng phân lập được 1 đến 2 dòng vi khuẩn có khả năng thích nghi với muối
phèn.
1.3. Nội dung thực hiện
- Khảo sát và đánh giá hiện trạng về đất, nước và vi khuẩn có ích ở vùng rễ cây
khóm ở vùng đất Tân Lập, Tiền Giang.
- Khảo sát khả năng chịu phèn của các dòng vi khuẩn có ích phân lập được từ
vùng rễ cây khóm ở vùng đất Tân Lâp, Tiền Giang.

2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Đất phèn
2.1.1. Độc chất trong đất phèn
Đất phèn, xét về mặt tính chất và bản chất của nó, chính là xét về độc chất. Hay
nói đúng hơn là những ion gây độc cho cây và súc vật cũng như con người.
Một chất được gọi là độc, thường đi kèm với hàm lượng của nó có trong dung
dịch đất, cây cối và trong cơ thể con người.
Ở mức độ nhất định nào đó là không độc, thậm chí lại cần thiết cho cây trồng,
nhưng ở mức độ tới hạn nào đó lại gây độc. Mức độ này tùy thuộc vào bản chất của
chất đó, tùy thuộc vào môi trường nó hoạt động, dạng nó tồn tại và đối tượng nó gây
độc. Có thể không độc hoặc chưa độc cho một cây nào đó nhưng lại độc, thậm chí gây
chết cho một cây trồng khác.
Ví dụ: NH4 là chất dinh dưỡng cho cây trồng tuy nhiên khi hàm lượng trong đất
vượt quá 1/500 lại gây độc hại cho các loại cây trồng. Hay Mn+2 có hàm lượng vượt
quá 1 – 10-2 % trong tro thực vật thì lại gây độc cho một số loại cây.

Trong đất phèn các nguyên tố sắt, nhôm, sunphat (dưới dạng Fe+2, Fe+3, Al+3,
SO42-, H+, Cl- và hợp chất của sắt với lưu huỳnh là Pyrit, Jarosit) luôn có hàm lượng rất
cao, trên mức chịu đựng của cây trồng rất nhiều, vì vậy gọi là các độc tố trong đất
phèn (Đào Xuân Học và ctv, 2005).
2.1.1.1. Nhôm
Trên mặt ruộng vào cuối mùa khô, ở những vùng phèn nhiều xuất hiện một lớp
muối Al2(SO4)3 ở trên mặt đất, khi khô thì dòn, nhẹ xốp, khi ướt thì lầy nhầy, rất dễ
hòa tan. Với nồng độ cao muối này có thể gây chết tôm, cá và rất độc hại với gia súc
và con người (Đào Xuân Học và ctv, 2005).
2.1.1.2. Sắt
Sắt trong đất phèn có 2 hóa trị: Fe+2 và Fe+3

3


Fe+2: dễ tan trong nước và khi tan gây chua cho đất. Trong môi trường axit
sunphuric, sắt di động mạnh, có thể ở các dạng Fe(OH)2, FeSO4, Fe2(SO4)3 hay
Fe(HCO3)2, cũng có khi là hợp chất sắt hữu cơ.
Trong dung dịch Fe+2 gây chua, sự tăng của Fe+2 làm giảm pH. Mối tương quan
này không được chặt chẽ.
So với Al+3 thì Fe+2 và Fe+3 cũng làm pH giảm, tuy nhiên Fe+2 và Fe+3 làm giảm
pH chậm hơn so với Al+3 và nồng độ cao hơn mới làm pH giảm nhiều. Trong dung
dịch đất nhiều nhôm có thể làm giảm pH tới 2,2, trong dung dịch nhiều sắt chỉ có thể
làm cho pH hạ tới 2,5 (Đào Xuân Học và ctv, 2005).
2.1.1.3. Sulfat và lưu huỳnh trong đất phèn
Trong đất phèn lưu huỳnh có thể ở dạng FeS, FeS2, H2S, S tự do, dạng lưu huỳnh
hữu cơ hoặc là dạng SO3, SO2 hay SO4-2. Với một lượng nhỏ lưu huỳnh là dinh dưỡng
cho cây (trong cây tích lũy từ 0,1 – 15% trong thực vật) và bình thường là 2,0 – 5,0%.
Nếu vượt quá lượng này, sẽ gây độc cho cây. Sự gây độc của S không phải vì tính chất
hóa học của S mà vì ngưng tụ cao của muối có hại cho đời sống và các hợp chất của

nó ở dạng Pyrite, Jarosite, axit sunfuaric (Đào Xuân Học và ctv, 2005).
2.1.2. Lân trong đất phèn
Lân trong đất có nhiều dạng: Lân hữu cơ và lân vô cơ hoặc lân đang hòa tan. Ví
dụ dạng PO4-3. Lân hữu cơ là lân liên kết với chất hữu cơ. Đó là hợp chất lân trong
thân thể vi sinh vật ở rễ cây.
Trong hàng ngàn mẫu đất phèn, lượng lân tổng số ít, chỉ trong khoảng 0,01 –
0,05%. Nhưng đất phèn ít và phèn mặn, do pH cao, nên lân tổng số có cao hơn và có
khi đến 0,1% trọng lượng đất khô.
Tuy nhiên, lượng lân dễ tiêu trong đất phèn luôn luôn rất ít. Hầu hết các mẫu
phân tích mà chúng tôi đã biết, lượng lân dễ tiêu chỉ vó vệt hoặc có khi chỉ vài chục
ppm. Trong đất phèn mặn, phèn ít, lượng lân dễ tiêu có cao hơn (10 – 20 ppm).
Nguyên nhân của sự cố nghèo lân ở đất phèn vì pH thấp, độ hòa tan và tái tạo của
lân yếu. Mặt khác, lân vô cơ trong đất chủ yếu là dạng photphat – canxi có khả năng

4


thủy phân. Nhưng trong đất phèn đã nghèo canxi và một phần tạo thành hydroxyl
Apatit Ca5(PO4)3OH, là một chất bền trong đất. Theo phản ứng:
7Ca3(PO4)2+4H2O  Ca(H2PO4)2 + 4Ca5(PO4)3OH
Hoặc là:
2H3PO4 + Al2(SO4)3  3H2SO4 + 2AlPO4
2H3PO4 + Fe(SO4)3  3H2SO4 + 2FePO4
Hoặc còn gặp dạng Al2(OH)3PO4 và Fe2(OH)3PO4
So với đất được đánh giá là P tổng số trung bình như phù sa sông Hồng, sông Mã,
sông Chu, sông Thái Bình mức 0,08 – 0,12%, thì lân tổng số ở đất phèn nghèo nhưng
lân dễ tiêu luôn luôn rất nghèo (40 – 56 ppm). Vì vậy, cần phải bón lân cho đất phèn
thì cây trồng mới có năng suất và điều này cũng giải thích vì sao một số vùng đất phèn
bón thêm lân năng suất tăng rõ rệt (Đào Xuân Học và ctv, 2005).
2.1.3. Đạm trong đất phèn

Thường thì ở đất hữu cơ và mùn, sẽ giàu đạm. Vì vậy ở đất phèn do giàu hữu cơ
nên đạm tổng số rất giàu (trung bình từ 0,15 – 0,25%). Hầu hết các mẫu phân tích đều
có hàm lượng N tổng số trong đất từ 0,1 – 0,45, có trường hợp đạt 0,6%.
Tuy nhiên, lượng đạm tổng số cao nhưng đạm dễ tiêu trong đất phèn vẫn nghèo.
Vì vậy việc bón đạm cho đất phèn vẫn cần thiết (Đào Xuân Học và ctv, 2005).
2.1.4. Kali trong đất phèn
Trong đất phèn kali tổng số có thể từ 0,05 – 0,25%, không có biểu hiện thiếu kali
(Đào Xuân Học và ctv, 2005)
2.1.5. pH đất phèn
Đánh giá tính chua hay kiềm của một loại đất, người ta thường nói đến yếu tố đầu
tiên là pH.
Nếu pH < 6,5: đất chua; pH từ 6,5 – 7,5: trung tính; pH > 7,5: đất kiềm. Đất Việt
Nam trừ đất trên đá vôi, đất Bazan có tính kiềm, đất phù sa ngoài đê sông Hồng trung
tính, còn các loại khác thường có pH  6 trong đó, đất phèn là loại đất rất chua. Sự có

5


mặt của các cation kiềm và kiềm thổ: Na+, K+, Ca+2, Mg+2, Mn+4 là cho đất có pH cao.
Ngược lại, sự có mặt của Al+3, H+, Fe+2, Fe+3, H2SO4, SO42-, HCl làm cho pH giảm.
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: pH tương quan nghịch với hàm lượng của
+3

Al và Fe, SO42- trong đất (Đào Xuân Học và ctv, 2005).
Đất phèn yếu: pH từ 4,5 – 5,5
Đất phèn trung bình: pH từ 3,5 – 4,5
Đất phèn mạnh: pH < 3,5 (Vũ Cao Thái, 1995).
2.2. Vùng rễ và vi khuẩn vùng rễ
Vùng rễ là nơi tiếp giáp giữa rễ thực vật và đất, là nơi lắng đọng các chất hữu cơ,
là nơi xuất phát của các môi trường sống và các nguồn sống khác nhau cho các vi sinh

vật đất. Thực vật có thể thay đổi vùng rễ của chúng nhờ sự hấp thụ các chất dinh
dưỡng, độ ẩm và oxy từ vùng rễ và các chất do rễ tiết ra (El-Shatnawi và Makhadmeh,
2001). Đặc tính quan trọng của các dịch rễ là có tỉ lệ C/N cao nên có thể đẩy mạnh sự
phong phú của các vi khuẩn cố định đạm trong vùng rễ (Döbereiner, 1974). Ngược lại
vi khuẩn vùng rễ có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây do sự tác động
của chúng đến giá trị của các chất dinh dưỡng, sự phát triển và hình thái của rễ (Rovira
và ctv, 1983; Harari và ctv, 1988).
Các vi khuẩn vùng rễ làm tăng sự hấp thu dinh dưỡng và sự chuyển hóa các chất
trong các cây còn non (Rovira và ctv, 1983). Vi khuẩn nốt rễ sống trong rễ lúa giúp
cây hấp thu nhiều nitơ, lân, kali và sắt tăng từ 10 – 64% (Biswas và ctv, 2000).
Chaintreuil và ctv (2000) đã phát hiện những vi khuẩn nốt rễ còn sống trong rễ lúa
hoang (Oryzabreviligulata) ở vùng châu Phi và chúng có nguồn gốc từ những cây điên
điển (Sesbania sp.) mọc chung với những cây lúa hoang.
2.3. Vi khuẩn có ích ở vùng rễ
2.3.1. Vi khuẩn cố định đạm
2.3.1.1. Vai trò của đạm đối cây trồng
Sự tăng trưởng của tất cả sinh vật phụ thuộc vào các chất dinh dưỡng khoáng và
quan trọng hơn hết là nitơ, sinh vật cần sử dụng lượng lớn nitơ vì đó là thành phần cấu
tạo chủ yếu của protein, axit nucleic và các thành phần khác của tế bào. Trong bầu khí
6


quyển N2 là thành phần chính chiếm gần 80%. Tuy nhiên hầu hết các sinh vật không sử
dụng được N2 bởi vì có liên kết ba giữa hai nguyên tử nitơ tạo nên tính trơ của phân tử.
Nguồn đạm mà cây trồng sử dụng được phải ở dạng NH4+ hoặc NO3─ (Hubbell D.H.
và ctv, 2003).
Đạm là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho các loại cây trồng. Sự hấp thu và đồng
hóa đạm cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng quan trọng không kém so
với quá trình quang hợp (Vance, 1997).
Đạm giữ vai trò quan trọng đối với việc hình thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh quá

trình đẻ nhánh, nảy chồi và cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thân lá. Thiếu
đạm cây sinh trưởng còi cọc, trên lá già xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt, bắt đầu
từ chóp lá, tiếp đó bị chết hoặc rụng tùy mức độ thiếu. Nếu thừa đạm cây thường có
màu xanh đậm, lá nhiều nhưng số rễ hạn chế, phát triển kém (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu
Yêm, 2005).
2.3.1.2. Sơ lược về vi khuẩn cố định đạm sống tự do
Vi sinh vật có vai trò chủ yếu trong quá trình tạo ra nguồn đạm sử dụng được cho
cây trồng thông qua quá trình cố định đạm (Hubbell D.H. và Gerald Kidder, 2003).
Trong đó có nhóm vi khuẩn cố định đạm sống tự do như Azotobacter, Azospirillum,
Clostridium, Beijerinckia.
Sự cố định đạm sinh học có thể được miêu tả bởi phương trình phản ứng
(Postgate, 1998)
N2 + 8H+ + 8e- + 16 ATP = 2NH3 + H2 + 16ADP + 16 Pi
Phản ứng này được thực hiện bởi những vi khuẩn cố định đạm. Khả năng cố định
đạm của những vi khuẩn này nhờ vào hoạt tính của enzyme nitrogenase. Enzyme này
bao gồm hai protein – Fe protein và Mo-Fe protein. Cơ chế hoạt động của enzyme
nitrogenase được mô tả ở hình 2.1.

7


Hình 2.1 Cơ chế của quá trình cố định đạm sinh học.

( Hubbell và Gerald Kidder, 2003).
2.3.1.3. Vi khuẩn Azospirillum
Vi khuẩn này được phân lập từ đất vùng rễ nhiều loài cây trồng và loài cỏ ở vùng
nhiệt đới và ôn đới (Haahtela và ctv, 1990). Trong những năm 1984 – 1985 các nhà
khoa học đã phát hiện nhiều giống Azospirillum trong đất vùng rễ của cỏ Kallar
(Leptochloa fusca) và những vi khuẩn này được sử dụng làm phân chủng cho cỏ làm
thức ăn gia súc nhờ khả năng cố định đạm cao (Bashan và ctv, 1988).

Azospirillum là vi khuẩn cố định N chủng ưa ít oxy, là vi khuẩn gram âm, hình
que cong, chủng phân bố khắp nơi trong đất và rễ của một số loại cây, Azospirillum có
khả năng sống cộng sinh cố định đạm ở vùng rễ các cây ngũ cốc đặc biệt là lúa.
Azospirillum lipoferum cho thấy sự tác động mạnh mẽ của nó qua sự tăng lượng
đạm và trọng lượng cũng như kích thước của củ cà rốt và tăng lượng đường trong củ
cải đường. Khi chủng Azospirillum với hạt giống thì có thể tiết kiệm đến 60% lượng
phân đạm. Sự kết hợp giữ Azotobacter và Azospirillum trên ruộng mía là tốt nhất,
Azospirillum in vitro có thể sản xuất các hormone thực vật như IAA, gibberellin,
cytokinin và ethylene (Bashan và Levanony, 1990).
8


2.3.1.4. Vi khuẩn Clostridium pasteurianum và một số vi sinh vật cố định N
khác
C. pasteurianum là trực khuẩn kị khí bắt buộc, có bào tử, bào tử nằm ở giữa làm
tế bào phình lên như hình thoi.
C. pasteurianum là một loại vi khuẩn butyric, chúng có thể sử dụng các
hydratcarbon thông thường và làm lên men sinh ra acid butyric, acetic, CO2 và H2.
Chúng có thể sử dụng hợp chất N vô cơ và hữu cơ làm nguồn thức ăn N, khi những
hợp chất này đầy đủ thì tác dụng cố định N của chúng hạ thấp hoặc hoàn toàn không
có.
Tác dụng cố định N của C. pasteurianum thấp hơn Azotobacter. Cứ mỗi khi tiêu
thụ 1g hydratcarbon thì chúng cố định được 2 – 3 mg N. Tuy nhiên C. pasteurianum
rất nhiều và phân bố rộng rãi hơn Azotobacter nên nguồn N mà chúng cố định cho đất
là rất quan trọng. Chúng lại phát triển được ở ruộng ngập nước, yêu cầu pH không gắt
gao nên thích hợp cho các loại ruộng của ta (Nguyễn Kim Ngân, 2009).
2.3.2. Vi khuẩn hòa tan lân khó tan
2.3.2.1. Vai trò của lân đối cây trồng
Lân là một trong những chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu nhất cần cho sự sinh
trưởng và phát triển của cây trồng (Illmer và Schinner, 1992). Nhìn chung, lân sẵn có

trong đất cần cho sự sinh trưởng thực vật thấp, hàm lượng lân trung bình trong đất
khoảng 0,05% nhưng chỉ có 0,1% hàm lượng lân tổng số là có giá trị cho cây (Zou và
ctv, 1992).
Việc thiếu lân ở đất là một trong những nhân tố quan trọng nhất ở đất hạn chế sự
sinh trưởng của thực vật, vì vậy để đạt được năng suất thực vật tối đa người ta thường
dùng các dạng phân lân dễ tan để bón cho cây. Tuy nhiên, các dạng có thể hòa tan của
phân lân khi bón vào đất lại dễ dàng bị kết tủa thành các dạng không hòa tan được như
là: CaHPO4, Ca3(PO4)2, FePO4 và AlPO4 nên cây khó hấp thu (Omar, 1998) và dẫn
đến việc bón phân lân vượt quá mức đối với đất trồng. Việc bón phân lân vượt quá
giới hạn cho phép là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, làm
đất bị hoang hóa hay xói mòn; đồng thời cũng gây ra các vấn đề về kinh tế.
2.3.2.2. Lân khó tan
9


Lân khó tan là các dạng lân tồn tại trong đất dưới dạng các phức chất khó tan mà
cây trồng không thể trực tiếp hấp thu được. Phân lân hóa học (DAP, Super lân, lân
nung chảy) hay phân lân tự nhiên (apatit, phosphorit) là những dạng lân khó tan trong
dung dịch đất. Lân dễ tan như DAP, Super lân thì sau một thời gian bón vào đất, cũng
bị đất kết tủa thành không tan.


Lân hữu cơ khó tan:

Lân hữu cơ có trong cơ thể động vật, thực vật, vi sinh vật thường gặp ở các hợp
chất chủ yếu như phytin, photpholipit, axit nucleic. Trong thuốc trừ sâu lân hữu cơ tồn
tại dưới các dạng: Diazinon, parathion, phorate, zinophos (Lương Minh Châu, 2004).
Trong không bào, người ta còn thấy lân vô cơ ở dạng octhophotphat làm nhiệm vụ
đệm và chất dự trữ. Cây trồng, vi sinh vật không thể trực tiếp đồng hóa lân hữu cơ.
Muốn đồng hóa chúng phải được chuyển hóa thành các dạng muối của H3PO4.



Lân vô cơ khó tan:

Lân vô cơ khó tan thường ở trong các dạng khoáng như Phosphat canxi
[Ca3(PO4)2], apatit, photphoric, photphat sắt (FePO4), photphat nhôm (AlPO4), hoặc
các hợp chất lân không tan khác… Muốn cây trồng sử dụng được phải chế biến chúng
thành dạng dễ tan. Hệ vi sinh vật vùng rễ cây trồng có thể làm được điều này (Nguyễn
Xuân Thành và ctv, 2003).
2.3.2.3. Sơ lược về vi khuẩn hòa tan lân khó tan
Theo nghiên cứu của Đặng Thị Huỳnh Mai (2001) có nhiều vi sinh vật được phân
lập từ các loại đất đồng bằng sông Cửu Long có khả năng hòa tan lân như là các nhóm
vi khuẩn và nấm. Trong đó nhóm vi khuẩn nhiều hơn nấm nhưng nấm có độ hữu hiệu
cao hơn.
Các vi sinh vật hòa tan phosphate làm cho phosphate khó tan có thể thành dạng
hòa tan bằng quá trình acid hóa và làm giảm pH do các acid hữu cơ do vi khuẩn tiết ra
tạo ra nhiều ion H+ (Lin và ctv, 2006). Các acid hữu cơ được sản xuất từ vi khuẩn và
nấm trong quá trình hòa tan lân khó tan chủ yếu là: citric, lactic, gluconic, oxalic,
tartaric, acetic và 2-ketogluconic acid (Sperber, 1985; Duff, 1963).
Theo nghiên cứu của Moghimi và Tate (1978) thì ngoài cơ chế acid hóa, các vi
khuẩn còn có thể hòa tan lân khó tan bằng sự tạo phức và các phản ứng trao đổi ion.
10


Trong đó phức cation có thể là cơ chế quan trọng trong các trường hợp hòa tan lân khó
tan khi có cấu trúc acid hữu cơ thích hợp để tạo ra phức.
Theo Nguyễn Xuân Thành và ctv (2003) nói về cơ chế phân giải lân như sau:
Sự phân giải Ca3(PO4)2 có liên quan mật thiết với sự sản sinh acid trong quá trình
sống của vi sinh vật. Trong đó acid cacbonic rất quan trọng. Chính H2CO3 làm cho
Ca3(PO4)2 phân giải.

Ca3(PO4)2 + 4H2CO3 + H2O → Ca(PO4)2H2O + Ca(HCO3)2
Trong đất, vi khuẩn nitrat hóa và vi khuẩn chuyển hóa S cũng có tác dụng quan
trọng trong việc phân giải Ca3(PO4)2.
Quá trình hòa tan các hợp chất lân khó tan có thể theo cơ chế: Lân khó tan được
tạm thời đồng hóa vi sinh vật, sau đó lân được giải phóng khỏi vi sinh vật dưới dạng
có thể đồng hóa cho cây trồng.
2.3.2.4. Pseudomonas striata
Phát triển được trên môi trường có Ca3(PO4)2, khuẩn lạc màu trắng, tạo vòng tròn
đồng tâm trong suốt xung quanh khuẩn lạc trên môi trường đục do có nồng độ cao của
vôi, dạng tròn (Nguyễn Thị Ngọc Trúc và ctv, 2007).
Các thí nghiệm chủng P. striata vào đất nhiễm cadmium sau 4 tháng, từ nồng độ
50 ppm giảm còn 15 ppm và tăng khả năng hoạt động của các enzyme trong đất. Các
enzyme được xem là chỉ số sinh học cho đất như Dehydrogenase, Nitrogenase,
Phosphatase… đã tăng lên. Đất được chủng dòng vi khuẩn P. striata đều làm tăng sinh
khối và protein hữu cơ trong đất, giúp đất trồng giàu dinh dưỡng hơn (Nguyễn Thị
Ngọc Trúc, 2006).
Nguyễn Thị Ngọc Trúc (2006) sự phân giải kim loại nặng từ các vi sinh vật trong
đó có P. striata.
Nguyễn Thị Ngọc Trúc và Lê Thị Thu Hồng năm (2007) đã phân lập các dòng vi
sinh vật có ích trong đất nông nghiệp ĐBSCL và khảo sát ảnh hưởng của chúng đến sự
phát triển cây trồng trong đó có dòng P. striata. Kết quả thu được dòng P. striata từ
đất trồng cam ở Tiền Giang và Cần Thơ có khả năng phân giải phosphate.
2.3.3. Vi khuẩn tổng hợp auxin
11


2.3.3.1. Vai trò sinh lý của auxin
Auxin tác dụng lên nhiều quá trình sinh trưởng của tế bào, hoạt động của tầng
phát sinh, sự hình thành rễ, hiện tượng ưu thế ngọn, tính hướng của thực vật, sự sinh
trưởng của quả và tạo quả không hạt.

Auxin kích thích sự sinh trưởng giản của tế bào, đặc biệt theo chiều ngang làm
cho tế bào dài ra. Hiệu quả đặc trưng của auxin là tác động lên sự giãn của thành tế
bào; Auxin gây ra sự giảm độ pH trong thành tế bào nên hoạt hóa các enzyme phân
giải các polysaccharide liên kết giữa các sợi cellulose làm cho chúng lỏng lẻo và tạo
điều kiện cho thành tế bào giãn ra dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu của không bào
trung tâm. Ngoài ra auxin cũng kích thích sự tổng hợp các cấu trúc trên thành tế bào
đặc biệt là các cellulose, pectin, hemicellulose… Bên cạnh đó IAA còn ảnh hưởng đến
sự phân chia của tế bào. Tuy nhiên các ảnh hưởng của auxin lên sự giãn và sự phân
chia tế bào trong mối tác động tương hỗ với các phytohormon khác (gibberellin,
cytokinin) (Cao Ngọc Điệp, 2007).
2.3.3.2. Tác dụng của auxin do vi khuẩn tổng hợp đối với cây trồng
Với nhiều thí nghiệm khác nhau của nhiều nhà khoa học đã chứng minh được vai
trò của IAA do vi sinh vật tạo ra đối với cây trồng như kích thích sự kéo dài rễ, tăng số
lượng rễ phụ, kích thích sự phát triển của bộ rễ cây chủ làm tăng khả năng hấp thụ chất
dinh dưỡng trong đất, gia tăng khả năng nẩy mầm của hạt (Lê Hà Phương, 2009).
Lifshitz và ctv (1987) đã nghiên cứu khả năng kích thích sinh trưởng thực vật của
chủng Pseudomonas putida GR12-2 và tiến hành chủng trên cây trồng thì giúp gia
tăng chiều dài rễ, gia tăng chiều cao của chồi, tăng khả năng hấp thu lân hơn đối chứng
nhiều lần.
Malik và ctv (1994) đã sử dụng các vi khuẩn Azotobacter, Azospirillium,
Acetobacter, Bacillus và Pseudomonas để giúp cây lúa nước phát triển tốt và gia tăng
năng suất so với đối chứng và sự tổng hợp IAA của những vi khuẩn này giúp rễ lúa
phát triển nhiều hơn để hấp thu nhiều nước và dưỡng chất hơn.
Asghar (2002) đã phân lập các vi sinh vật có khả năng tổng hợp IAA từ vùng rễ
của cây Brassica juncea L, và khi thử độ hữu hiệu của các chủng đó lên cây trồng thì
giúp gia tăng chiều cao cây (56,5%), gia tăng số nhánh (35,7%) và gia tăng năng suất
12


lên gấp nhiều lần so với đối chứng (45,4%). Tương tự 30 dòng vi khuẩn được phân lập

từ vùng rễ của cây lúa mì tại nhiều địa điểm khác nhau cho thấy có khả năng tổng hợp
IAA và khi tiến hành thí nghiệm chủng cho cây lúa thì cũng giúp gia tăng chiều dài
trọng lượng khô của rễ, tăng trọng lượng khô và số chồi ở các hạt được chủng, khi tiến
hành thí nghiệm trong nhà lưới và trong chậu thì cũng cho kết quả gia tăng năng suất
lên rất nhiều lần so với đối chứng hơn 20% (Khalid và ctv, 2004).
Cao Ngọc Điệp (2007) đã khảo sát ảnh hưởng của dòng vi khuẩn nốt rễ và vi
khuẩn Pseudomonas spp trên nhiều loại cây trồng khác nhau, ở vùng đất đồng bằng
sông Cửu Long, có khả năng tổng hợp IAA cao. Kết quả cho thấy: như dòng P18 tổng
hợp được 41,424 g/ml IAA trong môi trường không có tryptophan, và dòng này có
khả năng tổng hợp IAA cao trên nhiều loại cây trồng khác nhau.
Hiện nay có nhiều công ty phân bón sử dụng vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng
trưởng thực vật (PGPR) để xử lý cây trồng phát triển tốt, làm bộ rễ phát triển tốt và
tăng năng suất (Nguyễn Thị Quí Mùi, 2001). Tại Việt Nam, Công ty sinh hóa hữu cơ
đã đưa một vài dòng vi sinh vật có khả năng tổng hợp kích thích tố tăng trưởng thực
vật từ nước ngoài vào Việt Nam để sản xuất phân bón dạng hưu cơ (Lê Văn Trí, 2000)
và trong hội chợ Khoa học Công nghệ năm 2003 (Tech-mart, 2003) tổ chức vào tháng
10/2003 tại Hà Nội. Công ty cổ phần phân bón FITOHOOCMON do Tiến sĩ Lê Văn
Trí làm tổng giám đốc có trụ sở tại Hà Nội chào bán qui trình sản xuất vi sinh vật có
khả năng tổng hợp kích thích tố tăng trưởng thực vật dưới dạng phân hữu cơ vi sinh
FITOHOOCMON để các công ty phân bón mua và bổ sung vào thành phần phân bón.
2.3.3.3. Một số vi khuẩn tổng hợp auxin
Auxin là một chất kích thích sinh trưởng được tổng hợp bởi thực vật, IAA có vai
trò trong quá trình phát triển tế bào như tăng trưởng tế bào, phân chia, hình thành rễ
(Ann Vande Brock và ctv, 1998), tuy nhiên sự tăng trưởng của thực vật lại chịu sự tác
động không nhỏ từ nguồn auxin bên ngoài và một trong những nguồn đó là auxin được
tổng hợp bởi các vi sinh vật có ích trong đất. Trong đó các vi sinh vật được phân lập từ
vùng rễ và trên bề mặt rễ của nhiều loại cây trồng là có khả năng tổng hợp IAA cao
(Arshad và Frankenberger, 1998). Theo Loper và Schroth (1986) thì có đến 80% các
dòng vi khuẩn được phân lập từ vùng rễ của nhiều loại cây trồng là có khả năng tổng
hợp auxin. Các dòng vi khuẩn thuộc các giống như Azospirillum, Pseudomonas,

13


×