Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TIEU LUAN KINH TE LUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.99 KB, 14 trang )

Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

Lớp cao học

QLKT 14A

PHẦN I
TỔNG QUAN
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một chỉ tiêu có tính cơ sở phản ánh sự
tăng trưởng kinh tế, quy mô kinh tế, trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu
người, cơ cấu kinh tế và sự thay đổi mức giá cả của một quốc gia. Bởi vậy, GDP
là một công cụ quan trọng, thích hợp được dùng phổ biến trên thế giới để khảo
sát sự phát triển và sự thay đổi trong nền kinh tế quốc dân. Nhận thức chính xác
và sử dụng hợp lý chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc khảo sát và đánh
giá tình trạng phát triển bền vững, nhịp nhàng, toàn diện nền kinh tế. Bất cứ một
quốc gia nào cũng muốn duy trì một nền kinh tế tăng trưởng cùng với sự ổn định
tiền tệ và công ăn việc làm cho dân cư mà GDP là một trong những tín hiệu cụ
thể cho những nỗ lực của Chính phủ. Vì thế việc nghiên cứu khuynh hướng của
sự tăng trưởng GDP, các yếu tố ảnh hưởng đến GDP giúp Chính phủ có thể thay
đổi các chính sách để đạt được những mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Đây là những vấn đề vĩ mô mà ai hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đều
quan tâm.
Để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng được xác định ở đây gồm: Đầu tư (I),
tổng giá trị xuất khẩu, tổng giá trị nhập khẩu, thuế gián thu, tiêu dùng của hộ gia
đình.

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Người thực hiện: Trần Mai Hương


1


Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

Lớp cao học

QLKT 14A

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đều không phân biệt khuynh hướng
chính trị, mỗi quốc gia đều tự xác định riêng cho mình một chiến lược riêng để
phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên
của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi
giai đoạn của các quốc gia. Không riêng một đất nước nào cả, ở Việt Nam cũng
vậy, luôn xem việc phát triển kinh tế là một nhiệm vụ rất bức thiết. Việt Nam sau
hơn 20 năm đổi mới, đã có những bước phát triển đáng kể, đất nước ta từ nền
kinh tế thời bao cấp trì trệ đã chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN. Tổng thu nhập quốc dân hàng năm đã tăng lên. Hơn thế nữa đất
nước chúng ta hiện nay gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu WTO, hội nhập kinh
tế quốc tế. Đây là một bước tiến rất quan trọng và mở ra cho nền kinh tế nước
nhà nhiều hứa hẹn. Tăng trưởng kinh tế diễn ra nó biểu hiện ở tốc độ tăng
trưởng GDP ngày càng cao và ổn định trong thời gian dài, nền kinh tế sẽ có
nhiều thành tựu to lớn. Như vậy, thu nhập và mức sống của người dân càng ổn
định thì đất nước càng phát triển.
2.1. Khái niệm:
Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product)
là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất
ra trong phạm vi một lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là
một năm. GDP là số đo về giá trị của hoạt động kinh tế quốc gia.
Đầu tư: Trong kinh tế học vĩ mô, chỉ việc gia tăng tư bản nhằm tăng

cường năng lực sản xuất tương lai.
Xuất khẩu: là những hàng hóa được sản xuất ra ở trong nước được bán ra
nước ngoài (lượng tiền thu được do bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài –
làm tăng GDP).
Nhập khẩu: là những hàng được sản xuất ra ở nước ngoài, nhưng được
mua để phục vụ nhu cầu nội địa (lượng tiền trả cho nước ngoài do mua hàng hóa
dịch vụ - làm giảm GDP).
Thuế gián thu: Thuế gián thu (Indirect tax) là loại thuế được cộng vào
giá, là một bộ phận cấu thành của giá cả hàng hoá. Thuế gián thu là hình thức
thuế gián tiếp qua một đơn vị trung gian (thường là các doanh nghiệp) để đánh
Người thực hiện: Trần Mai Hương

2


Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

Lớp cao học

QLKT 14A

vào người tiêu dùng. Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp
thuế không cùng là một. Chẳng hạn, chính phủ đánh thuế vào công ty (công ty
nộp thuế) và công ty lại chuyển thuế này vào chi phí tính vào giá hàng hóa và
dịch vụ, do vậy đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng.
Tiêu dùng của hộ gia đình: là tổng số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và
các thành viên của hộ đã chi cho tiêu dùng trong một thời gian nhất định, bao
gồm cả tự sản, tự tiêu về lương thực, thực phẩm, phi lương thực, thực phẩm và
các khoản chi tiêu khác. Các khoản tiêu dùng của hộ gia đình không bao gồm
chi phí sản xuất, thuế sản xuất, gửi tiết kiệm, cho vay, trả nợ và các khoản chi

tương tự.
2.2. Nguồn gốc của mô hình từ lý thuyết:
Hàng năm dân cư của mỗi nước tiêu thụ rất nhiều loại hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng như: gạo, thịt, cam, táo….; chăm sóc y tế, thương mại và du lịch…
những hàng hóa và dịch vụ do người tiêu dùng mua và sử dụng. Toàn bộ các
khoản chi tiêu tính bằng tiền để mua các sản phẩm cuối cùng, sẽ có được toàn bộ
GDP của nền kinh tế hàng hóa đơn giản này.
Như vậy, trong nền kinh tế giản đơn, ta có thể dễ dàng tính được thu nhập
hay sản phẩm quốc dân bao gồm tổng số hàng hóa cuối cùng cộng với dịch vụ.
Vậy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của
luồng sản phẩm cuối cùng mà một quốc gia tạo ra. GDP bao gồm toàn bộ giá trị
thị trường của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà các hộ gia đình, các doanh
nghiệp, chính phủ mua và khoản xuất khẩu ròng được thực hiện trong thời gian
một năm. Được thực hiện như sau:
GDP = C + I + X – Z – Te
Trong đó:

GDP là tổng sản phẩm quốc nội
C là tiêu dùng của hộ gia đình
I là đầu tư của các nhà sản xuất
X là xuất khẩu
Z là nhập khẩu
Te là thuế gián thu

Người thực hiện: Trần Mai Hương

3


Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên


Lớp cao học

QLKT 14A

PHẦN III

THIẾT LẬP, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH
Người thực hiện: Trần Mai Hương

4


Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

Lớp cao học

QLKT 14A

3.1. Xây dựng mô hình hồi quy tổng thể
Mô hình gồm 6 biến:
- Biến phụ thuộc: Tổng sản phẩm quốc nội GDP (đơn vị tính: tỷ đồng)
- Biến độc lập:
+ Đầu tư I (đơn vị tính: tỷ đồng)
+ Xuất khẩu X (đơn vị: tính tỷ đồng)
+ Nhập khẩu Z (đơn vị tính: tỷ đồng)
+ Tiêu dùng hộ gia đình C (đơn vị tính: tỷ đồng)
+ Thuế gián thu Te (đơn vị tính: tỷ đồng)
GDP = C0 + C1*Đầu tư + C2*Xuất khẩu+ C3*Nhập khẩu + C4*Tiêu dùng hộ
gia đình + C5*Thuế gián thu + Ui

3.2. Dự đoán kỳ vọng giữa các biến:
- C1 dương: Khi đầu tư tăng thì sẽ dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng.
- C2 dương: Khi giá trị xuất khẩu tăng thì sẽ dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội
tăng.
- C3 âm: Khi giá trị nhập khẩu tăng thì sẽ dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội GDP
giảm.
- C4 âm: Khi giá trị tiêu dùng của hộ gia đình tăng thì sẽ dẫn đến tổng sản phẩm
quốc nội GDP giảm.
- C5 dương: Khi giá trị thuế gián thu tăng thì sẽ dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội
GDP tăng.
3.3. Mô tả số liệu
Số liệu bao gồm: Tổng giá trị vốn đầu tư (I), tổng giá trị xuất khẩu (X),
tổng giá trị nhập khẩu (Z), tổng giá trị tiêu dùng hộ gia đình (C), thuế gián thu
(Te) và tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam.
Bảng số liệu
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Người thực hiện: Trần Mai Hương

5


Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

Lớp cao học

QLKT 14A

STT

GDP


Đầu tư I

Xuất khẩu

Nhập
khẩu

Tiêu dùng
hộ gia đình

Thuế gián
thu

1

474855

170496.0

15029.2

16218.0

0.003

389971

2


527056

200145.0

16706.1

19745.6

0.004

394785

3

603688

239246.0

20149.3

25255.8

0.005

399502

4

701906


290927.0

26485.0

31968.8

0.006

400675

5

822432

343135.0

32447.1

36761.1

0.007

440559

6

951456

404712.0


39826.2

44891.1

0.008

449583

7

1108752

532093.0

48561.4

62764.7

0.009

535428

8

1436955

616735.0

62685.1


80713.8

0.010

547860

9

1580461

708826.0

57096.3

69948.8

0.011

599374

10

1898664

830278.0

72236.7

84838.6


0.012

601293

11

2415204

877850.0

96905.7

106749.9

0.013

676696

3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm
3.4.1. Kết quả chạy mô hình hồi quy bằng phần mềm SPSS
Dưới đây là kết quả chạy mô hình hồi quy bằng phần mềm SPSS:

Regression

Người thực hiện: Trần Mai Hương

6


Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên


Lớp cao học

QLKT 14A

Variables Entered/Removedb
Variables
Model
1

Variables Entered

Removed

Method

Thue gian thu,
Tieu dung ho gia
dinh, Xuat khau,

. Enter

Nhap khau, Dau
tua
a. All requested variables entered.
b. Dependent Variable: Tong san pham quoc noi

Model Summary
Std. Error of the
Model


R

R Square
.998a

1

Adjusted R Square

.996

Estimate

.993

53193.01676

a. Predictors: (Constant), Thue gian thu, Tieu dung ho gia dinh, Xuat khau,
Nhap khau, Dau tu

ANOVAb
Model
1

Sum of Squares

df

Mean Square


Regression

3.905E12

5

7.810E11

Residual

1.415E10

5

2.829E9

Total

3.919E12

10

F
276.005

a. Predictors: (Constant), Thue gian thu, Tieu dung ho gia dinh, Xuat khau, Nhap khau, Dau tu
b. Dependent Variable: Tong san pham quoc noi

Người thực hiện: Trần Mai Hương


7

Sig.
.000a


Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

Lớp cao học

QLKT 14A

Coefficientsa
Standardized
Unstandardized Coefficients
Model
1

B
(Constant)

Std. Error

5076.286

355632.305

1.638


.619

Xuat khau

30.685

Nhap khau

Beta

t

Sig.
.014

.989

.665

2.645

.046

5.219

1.273

5.879

.002


-15.771

5.181

-.758

-3.044

.029

-4.836E7

3.259E7

-.256

-1.484

.198

.432

1.055

.070

.410

.699


Dau tu

Tieu dung ho gia dinh

Coefficients

Thue gian thu

a. Dependent Variable: Tong san pham quoc noi

Người thực hiện: Trần Mai Hương

8


Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

Lớp cao học

QLKT 14A

Người thực hiện: Trần Mai Hương

9


Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

Lớp cao học


QLKT 14A

3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm
a. Mô hình hồi quy
Mô hình hồi quy tổng thể (PRF):
GDP = C0 + C1*Đầu tư + C2*Xuất khẩu + C3*Nhập khẩu + C4*Tiêu dùng hộ
gia đình + C5*Thuế gián thu + Ui
Mô hình hồi quy mẫu (SRF):

Phương trình hồi quy bội như sau:
(SRF) GDP = 5076.286 + 1.638 x Đầu tư + 30.685 x Xuất khẩu – 15.771 x
Nhập khẩu – 0.0004836 x Tiêu dùng hộ gia đình + 0.432 x Thuế gián thu + ei
b. Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Người thực hiện: Trần Mai Hương

10


Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

Lớp cao học

QLKT 14A

Từ bảng kết quả chạy mô hình ở trên ta thấy mô hình có: R 2 = 0.993, tức
là các biến độc lập trong mô hình giải thích được 99.3% sự biến động của biến
phụ thuộc GDP.
Đồng thời ta thấy: sig. (F – statistic) = 0.000 < α = 0.05 nên mô hình hồi
quy là phù hợp

c. Đánh giá sự phù hợp của các hệ số hồi quy
Ta thấy cột giá trị sig. của các biến tương ứng trong bảng Coefficients chỉ
có 3 biến có giá trị sig. tương ứng nhỏ hơn 0.05. Cụ thể
- sig. (Dau tu) = 0.046 < 0.05 chứng tỏ hệ số hồi quy tương ứng C 1 có ý
nghĩa thống kê
- sig. (Xuat khau) = 0.002 < 0.05 chứng tỏ hệ số hồi quy tương ứng C 2 có ý
nghĩa thống kê
- sig. (Nhap khau) = 0.029 < 0.05 chứng tỏ hệ số hồi quy tương ứng C 3 có ý
nghĩa thống kê
Như vậy trong mô hình hồi quy xây dựng ở trên chỉ có 3 hệ số hồi quy tìm
được có ý nghĩa. Tuy nhiên khi kiểm tra sự phù hợp của mô hình như ở phần
trên thì mô hình hồi quy lại có phù hợp. Điều đó chứng tỏ biến đó có mối quan
hệ chặt chẽ với các biến độc lập còn lại trong mô hình, mô hình có thể có khuyết
tật đa cộng tuyến .
d. Ý nghĩa của các hệ số hồi quy
Dựa vào mô hình trên ta có nhận xét như sau:
- Hệ số chặn C0 = 5076.286 > 0, có nghĩa là tổng giá trị Đầu tư, Xuất
khẩu, Nhập khẩu, Tiêu dùng hộ gia đình, Thuế gián thu đồng thời bằng 0 thì
GDP đạt giá trị trung bình là 5076.286 tỷ đồng/năm.
- Hệ số góc C1 = 1.638 > 0, có nghĩa là khi Xuất khẩu, Nhập khẩu, Tiêu
dùng hộ gia đình, Thuế gián thu không đổi, tổng giá trị Đầu tư tăng (giảm) 1 tỷ
đồng/năm thì GDP tăng (giảm) 1.638 tỷ đồng/năm.
- Hệ số góc C2 = 30.685 > 0, có nghĩa là khi tổng giá trị Đầu tư, Nhập khẩu,
Tiêu dùng hộ gia đình, Thuế gián thu không đổi và nếu Xuất khẩu tăng (giảm) 1 tỷ
đồng/năm thì GDP tăng (giảm) 30.685 tỷ đồng/năm.
Người thực hiện: Trần Mai Hương

11



Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

Lớp cao học

QLKT 14A

- Hệ số góc C3 = -15.771 < 0, có nghĩa là khi tổng giá trị Đầu tư, Xuất khẩu,
Tiêu dùng hộ gia đình, Thuế gián thu không đổi, Nhập khẩu tăng (giảm) 1 tỷ
đồng/năm thì GDP giảm (tăng) 15.771 tỷ đồng/năm.
- Hệ số góc C4 = -0.0004836 < 0, có nghĩa là khi Tổng giá trị Đầu tư, Xuất
khẩu, Nhập khẩu, Thuế gián thu không thay đổi, nếu Tiêu dùng hộ gia đình tăng
(giảm) 0.001 tỷ đồng/năm thì GDP sẽ giảm (tăng) 0.0004836 tỷ đồng/năm.
- Hệ số góc C5 = 0.432 > 0, nghĩa là khi tổng giá trị Đầu tư, Xuất khẩu,
Nhập khẩu, Tiêu dùng hộ gia đình không thay đổi, nếu Thuế gián thu tăng
(giảm) 1 tỷ đồng/năm thì GDP sẽ tăng (giảm) 0.432 tỷ đồng/năm.

Người thực hiện: Trần Mai Hương

12


Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

Lớp cao học

QLKT 14A

CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN
4.1. Kết luận:

- Tổng giá trị vốn đầu tư, xuất khẩu, nhập khẩu ảnh hưởng đến tổng sản
phẩm quốc nội của Việt Nam.
- Mô hình lựa chọn phù hợp với lý thuyết kinh tế
- Các yếu tố đầu tư, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu dùng hộ gia đình, thuế
gián thu giải thích được 99.3% sự biến động của GDP, còn 0.7% là các yếu tố
khác chưa biết, chưa đưa vào mô hình.
4.2. Kiến nghị:
- Để tăng GDP trong một nước thì phải tăng cường thực hiện các chính
sách thu hút vốn đầu tư, tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
- Chú trọng thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án lớn, công
nghệ cao, kết cấu hạ tầng, tạo bước chuyển biến trong tái cơ cấu, thúc đẩy công
nghiệp hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển.
- Để tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu:
+ Ở cấp độ Nhà nước đó là sự ổn định về chính trị - xã hội, quan hệ quốc
tế tốt đẹp, hành lang pháp lý hoàn chỉnh rõ ràng, minh bạch và theo phương
hướng ổn định; bộ máy điều hành nhanh nhậy, cơ chế chính sách, các công cụ
điều hành vĩ mô hợp lý, trong đó có lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái có tác
dụng thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.
+ Nâng cao khả năng cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp là khả năng
không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhanh nhậy nắm bắt tình
hình cung – cầu trên thị trường thế giới cả sản xuất và kinh doanh. Các mặt hàng
và loại hình dịch vụ thì khả năng cạnh tranh được thể hiện trước hết ở giá thành
hạ, chất lượng cao, mẫu mã, bao bì phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng
được tiếp thị rộng rãi.
Trên đây là nội dung bài tiểu luận của em với đề tài là “Phân tích một số
yếu tố ảnh hưởng đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam”. Do năng
lực bản thân còn hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính
Người thực hiện: Trần Mai Hương

13



Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

Lớp cao học

QLKT 14A

mong nhận được những đóng góp ý kiến và phê bình của thầy cô để em kịp thời
nắm bắt và củng cố kiến thức.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Trần Mai Hương

Người thực hiện: Trần Mai Hương

14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×