BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÒNG TRỊ MỘT SỐ NẤM BỆNH TRÊN
THANH LONG BẰNG TRICHODERMA
Ngành học
: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Sinh viên thực hiện
: TRƯƠNG MINH TƯỜNG
Niên khóa
: 2007 – 2011
Tháng 07/2011
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÒNG TRỊ MỘT SỐ NẤM BỆNH
TRÊN THANH LONG BẰNG TRICHODERMA
Hướng dẫn khoa học
Sinh viên thực hiện
Ths. TRẦN NGỌC HÙNG
TRƯƠNG MINH TƯỜNG
Ks. BIỆN THỊ LAN THANH
Tháng 07/2011
ii
LỜI CẢM ƠN
Trải qua bốn năm học đại học , bên cạnh sự cố gắng của bản thân còn có sự tân
tình giúp đỡ của quý thầy cô, bạn bè và gia đình. Hôm nay tôi đã hoàn thành khóa học
và thực hiện xong khóa luận tốt nghiệp. Để hoàn thành khóa luận, tôi xin chân thành
cảm ơn:
Ban giám hiệu và quý Thầy Cô BM Công Nghệ Sinh Học Trường Đại Học
Nông Lâm TP. HCM đã hết lòng giảng dạy và đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn
thành tốt khóa học.
ThS. Trần Ngọc Hùng là người trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
KS. Biện Thị Lan Thanh là đồng hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt đề
tài.
ThS. Nguyễn Như Nhứt đã tận tình giúp đỡ và tư vấn em trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
CN. Hồ Bang Hoài cùng hướng dẫn và tư vấn kỹ thuật để em đẩy nhanh tiến độ
thực hiện đề tài.
Các Anh, Chị trong công ty TNHH Gia Tường đã tạo điều kiện và giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện đề tài.
KS. Nguyễn Văn Lẫm và KS. Nguyễn Minh Quang đã hỗ trợ kiến thức và tận
tình giúp đỡ em thực hiện đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học.
Xin cảm ơn các bạn lớp DH07SH đã giúp đỡ tôi trong học tập cũng như quá
trình làm đề tài.
Cuối cùng, con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cha, Mẹ và gia đình đã động
viên và tạo điều kiện cho con học tập thật tốt.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và chúc quý thầy cô luôn
dồi dào sức khoẻ, tiếp tục dẫn dắt những thế hệ tiếp bước.
Ngày 17 tháng 7 năm 2011
Trương Minh Tường
i
TÓM TẮT
Hiện nay, thanh long là loại trái cây có giá trị kinh tế cao và là một trong những
loại trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên
thanh long đang diễn ra khá phức tạp. Trong đó, các bệnh do nấm thường gây hậu quả
nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều tới sản lượng và chất lượng. Việc sử dụng thuốc hóa
học để trị các nấm bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường mà còn tồn
dư dư lượng trong sản phẩm. Sử dụng chế phẩm sinh học thay cho thuốc diệt nấm hóa
học đang là hướng nghiên cứu được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong đề tài này,
chúng tôi nghiên cứu khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma với một số nấm
bệnh được phân lập từ các cây thanh long bệnh.
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã phân lập được chủng nấm bệnh NBT01
gây bệnh thối trái xanh, chủng NBT03 gây bệnh héo dây và chủng NBT04 gây bệnh
đồng tiền. Trong số các chủng Trichoderma nghiên cứu, các chủng T10, T14 và T24
có khả năng đối kháng tốt ngay cả khi các loại nấm bệnh này đã phát triển. Trên môi
trường PGA, các chủng Trichoderma này có khả năng kí sinh và làm nấm bệnh ngừng
phát triển sau khoảng 5 ngày ở nồng độ tối thiểu 105 bào tử/ml. Cũng ở mật độ này,
các nghiên cứu trên mô thanh long khoảng 5 ngày. Việc thử nghiệm bào tử các chủng
Trichoderma chọn lọc trên đồng ruộng trong việc phòng trừ các loại nấm bệnh cho
hiệu quả tương đương với thuốc hóa học.
ii
SUMMARY
Thesis title "studying the possibility of disease prevention and treatment of a
number of pathogenicfungi on the dragon tree by Trichoderma".
Currently, the dragon fruit is a high economic value fruit and is one of the main
export fruits of Vietnam. The epidemic deseases on the dragon is rather complex. In
particular, diseases caused by fungi that cause the most serious consequences. To
prevent or treat diseases caused by fungi on the dragon, chemicals are used mainly.
However, the use of chemicals polluting the environment and harmful to the user.
Using probiotics instead of chemical fungicides is a research scientist is more
interested. In this topic, we study the possibility of preventing a fungal disease of fruit
tree by the Trichoderma strains. Content topics include three main sections are:
isolated of fungal diseases, tested for resistance to the fungus Trichoderma strains on
the environment on the PGA and resistance of fruit fruit.
Result, we isolated the fungus NBT01, NBT03 and NBT04 were one of the
fungus on the dragon fruit. Trichoderma strain T10, T14 and T24 were selected
strains, capable of resistance to fungal diseases on the best. May recommend the use of
spores of Trichoderma strains to resistance to fungal diseases on fruit at a
concentration of 105/ml.
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................i
TÓM TẮT...................................................................................................................... ii
SUMMARY.................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................ivv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ix
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài .........................................................................................................2
1.3. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................3
2.1. Cây thanh long .........................................................................................................3
2.1.1. Giới thiệu về cây thanh long.................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm sinh thái ...............................................................................................3
2.1.3. Tiềm năng kinh tế của trái thanh long ..................................................................4
2.1.4 Một số bệnh do nấm gây ra trên cây thanh long ...................................................5
2.1.4.1. Bệnh thán thư.....................................................................................................5
2.1.4.2. Bệnh thối quả xanh ............................................................................................5
2.1.4.3. Bệnh vàng héo dây ............................................................................................6
2.1.4.4. Bệnh thối đầu cành ............................................................................................6
2.1.4.5. Bệnh đốm nâu thân cành ...................................................................................6
2.1.4.6. Bệnh đốm xám ...................................................................................................7
2.2. Nấm Trichoderma ..................................................................................................7
2.2.1. Phân loại ...............................................................................................................7
2.2.2. Đặc điểm sinh thái ................................................................................................8
2.2.3. Đặc điểm hình thái của Trichoderma ...................................................................8
2.2.4. Đặc điểm sinh lý của Trichoderma ......................................................................9
2.2.5. Khả năng kiểm soát nấm bệnh thực vật của Trichoderma .................................10
iv
2.2.6. Cơ chế đối kháng của nấm Trichoderma ...........................................................10
2.2.7. Ứng dụng của nấm Trichoderma........................................................................12
2.2.7.1. Sản xuất enzyme ..............................................................................................12
2.2.7.2. Chất kiểm soát sinh học ...................................................................................12
2.2.7.3. Kích thích sự tăng trưởng của cây trồng: ........................................................13
2.2.7.4. Nguồn gen để sử dụng trong chuyển gen ........................................................13
2.2.7.5. Trichoderma có khả năng phân hủy cellulose .................................................13
2.2.7.6. Bảo quản nông sản...........................................................................................13
2.2.8. Một số sản phẩm ứng dụng Trichoderma ở Việt Nam .......................................14
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................28
3.1. Vật liệu ..................................................................................................................28
3.1.1. Chủng vi sinh vật nghiên cứu .............................................................................28
3.1.2. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................28
3.1.3. Dụng cụ và thiết bị .............................................................................................28
3.1.4. Các loại môi trường ............................................................................................29
3.2. Phương pháp ..........................................................................................................29
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................29
3.2.1.1. Phương pháp cấy chuyền và giữ giống nấm mốc Trichoderma ......................29
3.2.1.2. Xác định số lượng bào tử Trichoderma bằng phương pháp đếm hồng cầu ... 29
3.2.1.3. Xác định độ ẩm ................................................................................................30
3.2.2. Phương pháp thí nghiệm.....................................................................................31
3.2.2.1. Phương pháp phân lập nấm bệnh ....................................................................31
3.2.2.2. Phương pháp gây bệnh nhân tạo......................................................................31
3.2.2.3. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng của sợi nấm ..................................33
3.2.2.4. Phương pháp đối kháng của Trichoderma trên môi trường PGA ...................33
3.2.2.5. Ảnh hưởng của mật độ bào tử Trichoderma lên khả năng đối kháng .............35
3.2.2.6. Đối kháng bào tử Trichoderma với nấm bệnh trên mô thanh long .................36
3.2.2.7. Đối kháng của dịch chiết nuôi cấy lỏng Trichoderma trên thạch PGA ..........37
3.2.2.8. Đối kháng của dịch chiết nuôi cấy lỏng Trichoderma trên mô thanh long ..... 38
3.2.2.9. Đối kháng ngoài đồng ruộng ...........................................................................38
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................41
4.1. Phân lập nấm bệnh.................................................................................................41
v
4.2. Kiểm tra khả năng gây bệnh của các giống nấm bệnh được phân lập ..................42
4.3. Tốc độ tăng trưởng của các chủng Trichoderma và các chủng nấm bệnh. ...........44
4.3.1. Tốc độ tăng trưởng của các chủng Trichoderma trên môi trường PGA ............44
4.3.2. Tốc độ tăng trưởng của các chủng nấm bệnh trên môi trường PGA..................45
4.4. Kết quả đối kháng của các chủng Trichoderma trên môi trường PGA .................45
4.4.1. Đối kháng đồng thời ...........................................................................................46
4.4.2. Đối kháng sau khi nấm bệnh đã phát triển .........................................................49
4.5. Ảnh hưởng của mật độ bào tử các chủng Trichoderma lên khả năng đối kháng.. 50
4.6. Kết quả đối kháng bào tử Trichoderma với nấm bệnh trên mô thanh long ..........39
4.6.1. Đối kháng đồng thời ...........................................................................................39
4.6.2. Đối kháng sau khi nấm bệnh đã phát triển .........................................................53
4.7. Kết quả đối kháng của dịch chiết nuôi cấy lỏng các chủng Trichoderma ............54
4.7.1. Đặc điểm dịch chiết ............................................................................................54
4.7.2. Khả năng đối kháng của dịch chiết Trichoderma trên môi trường PGA. ..........55
4.7.2.1. Khả năng đối kháng của dịch chiết Trichoderma với nấm bệnh NBT01........55
4.7.2.2. Khả năng đối kháng của dịch chiết Trichoderma với nấm bệnh NBT03........55
4.7.2.3. Khả năng đối kháng của dịch chiết Trichoderma với nấm bệnh MBT04 ....... 56
4.8. Đối kháng của dịch chiết Trichoderma với nấm bệnh trên mô thanh long ...........57
4.8.1 Đối kháng đồng thời ...........................................................................................57
4.8.2. Đối kháng sau khi nấm bệnh đã phát triển .........................................................58
4.9. Kết quả thử nghiệm đối kháng trên đồng ruộng....................................................59
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................60
5.1. Kết luận..................................................................................................................60
5.2. Đề nghị ..................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................49
vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALG:
Tốc độ tăng trưởng đường kính trung bình
B:
Chế phẩm dạng bột
BCA:
Biocontrol Agent
D:
Đường kính khuẩn lạc nấm bệnh trung bình trên đĩa đối kháng
DC:
Đối chứng
D dc :
Đường kính khuẩn lạc nấm bệnh trung bình trên đĩa đối chứng
H:
Hiệu quả đối kháng
K:
Không gây vết thương
KL:
Khuẩn lạc
L:
Độ pha loãng
MT:
Môi trường
N:
Bào tử nguyên
NB:
Nấm bệnh
NT1:
Nghiệm thức 1
NT2:
Nghiệm thức 2
PGA:
Potato Glucose Agar
sp.:
Species
T:
Trichoderma
TB:
Trung bình
∆T :
Khoảng thời gian giữa hai lần đo đường kính
vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Các giống Trichoderma dùng trong thí nghiệm ...........................................28
Bảng 3.2 Cách bố trí thí nghiệm để kiểm tra khả năng gây bệnh của nấm bệnh.........32
Bảng 4.1 Đặc điểm và hình dạng khuẩn lạc của nấm bệnh được phân lập..................41
Bảng 4.2 Kết quả gây bệnh nhân tạo trên thanh long sử dụng bào tử nguyên ............43
Bảng 4.3 Kết quả gây bệnh nhân tạo trên thanh long sử dụng bào tử dạng bột ..........31
Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng của các chủng Trichoderma trên môi trường PGA ...... 44
Bảng 4.5 Tốc độ tăng trưởng của các chủng nấm bệnh trên môi trường PGA ............45
Bảng 4.6 Khả năng đối kháng của T10 sau khi các nấm bệnh đã phát triển ...............49
Bảng 4.7 Khả năng đối kháng của T14 sau khi các nấm bệnh đã phát triển ...............49
Bảng 4.8 Khả năng đối kháng của T24 sau khi các nấm bệnh đã phát triển ...............50
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của mật độ bào tử Trichoderma lên khả năng đối kháng ..........38
Bảng 4.10 Đối kháng của bào tử Trichoderma với nấm bệnh đồng thời.....................53
Bảng 4.11 Đối kháng của bào tử Trichoderma khi nấm bệnh đã phát triển ................41
Bảng 4.12 Kết quả đối kháng của dịch chiết Trichoderma với NBT01 ......................55
Bảng 4.13 Kết quả đối kháng của dịch chiết Trichoderma với NBT03 ......................56
Bảng 4.14 Kết quả đối kháng của dịch chiết Trichoderma với NBT04 ......................56
Bảng 4.15 Đối kháng của dịch chiết Trichoderma với nấm bệnh trên thanh long ......58
Bảng 4.16 Đối kháng giữa Trichoderma với nấm bệnh trên đồng ruộng ....................59
viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Các loại thanh long ..................................................................................... ..3
Hình 2.2 Bệnh thán thư trên thanh long..................................................................... ..5
Hình 2.3 Bệnh thối quả xanh .................................................................................... ..5
Hình 2.4 Bệnh vàng héo dây...................................................................................... ..6
Hình 2.5 Bệnh thối đầu cành ..................................................................................... ..6
Hình 2.6 Bệnh đốm xám ............................................................................................ ..7
Hình 2.7 Bệnh đốm nâu ............................................................................................. ..7
Hình 2.8 Khuẩn lạc Trichoderma .............................................................................. ..9
Hình 2.9 Trichoderma quấn quanh và giết chết nấm bệnh ........................................ 11
Hình 3.1 Gây bệnh nhân tạo trên thanh long ............................................................. 20
Hình 3.2 Cách cấy đối kháng Trichoderma với nấm bệnh ........................................ 21
Hình 3.3 Khả năng đối kháng với nấm bệnh ............................................................. 22
Hình 3.4 Lô thanh long được dùng để thí nghiệm ..................................................... 23
Hình 3.4 Sơ đồ tóm tắt các bước nghiên cứu............................................................. 27
Hình 4.1 Sử dụng nấm bệnh NBT04 để gây bệnh nhân tạo trên mô thanh long ....... 30
Hình 4.2 Biểu đồ hiệu quả ức chế của các chủng Trichoderma với chủng NBT01 .. 33
Hình 4.3 Biểu đồ hiệu quả ức chế của các chủng Trichoderma với chủng NBT03 .. 34
Hình 4.4 Biểu đồ hiệu quả ức chế của các chủng Trichoderma với chủng NBT04 .. 35
Hình 4.5 Đối kháng đồng thời của bào tử Trichoderma trên mô thanh long ............ 39
Hình 4.6 Canh trường nuôi cấy và dịch chiết của các chủng Trichoderma .............. 42
Hình 4.7 Biểu đồ khả năng đối kháng của dịch chiết Trichoderma .......................... 44
ix
x
Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, tình hình xuất khẩu cây ăn quả ở Việt Nam đang có
xu hướng phát triển mạnh mẽ. Trong số các loại cây ăn quả thì thanh long là một trong
những loại cây xuất khẩu có tiềm năng và mang lại lợi ích kinh tế khá cao.
Thương hiệu thanh long Bình Thuận và thanh long Chợ Gạo được người tiêu
dùng biết đến không chỉ ở thị trường trong nước mà cả nước ngoài. Thanh long được
trồng nhiều ở Bình Thuận sau đó phát triển nhiều xuống khu vực miền Tây Nam Bộ.
Tiền Giang là một trong những vùng trồng Thanh Long lớn với thương hiệu thanh long
Chợ Gạo (2009).
Trong những năm gần đây dịch bệnh trên cây thanh long cũng gia tăng , nhất là
vào mùa mưa khi độ ẩm tăng cao . Trong số các dịch bệnh thì bệnh thối đồng tiền , thối
quả xanh, vàng héo dây mang lại tổn thất không nhỏ cho người nông dân
nghiên cứu về cách phòng trị các loại bệnh này nhưng chủ yếu là s
. Có nhiều
ử dụng thuốc hóa
học. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc hóa học không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người
sử dụng do dư lượng thuốc tồn dư trong quả mà còn làm giảm giá trị của trái thanh
long. Đặc biệt là khi chúng ta đang có chủ trương mở rộng xuất khẩu sang các thị
trường khó tính như Nhật, Mỹ và Châu Âu... Sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn
VietGap và GlobalGap đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi. Trong đó, liệu pháp
đặc trị bệnh trên thanh long bằng phương pháp sinh học đang là hướng được các nhà
nghiên cứu cũng như nông dân quan tâm.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh Trichoderma có khả năng đối kháng rất tốt
với nhiều loại nấm bệnh thực vật. Việc sử dụng Trichoderma để phòng trừ bệnh trên
cây trồng đang là hướng nghiên cứu được các nhà khoa học quan tâm hàng đầu trong
việc tìm giải pháp thay thế thuốc hóa học. Từ nhu cầu thực tế và khả năng nghiên cứu
của cơ sở chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu khả năng phòng trị một số nấm
bệnh trên thanh long bằng Trichoderma”.
1
1.2. Mục tiêu đề tài
Phân lập các chủng nấm gây bệnh phổ biến trên thanh long.
Chọn ra những chủng Trichoderma có khả năng đối kháng mạnh với nấm
bệnh trên môi trường thạch đĩa.
Thử nghiệm khả năng đối kháng của dịch chiết nuôi cấy lỏng Trichoderma
với nấm bệnh trên môi trường thạch đĩa.
Thử nghiệm khả năng đối kháng của bào tử và dịch chiết từ môi trường nuôi
cấy lỏng Trichoderma với các chủng nấm bệnh trên mô thanh long.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Phân lập và làm thuần một số nấm gây bệnh trên phổ biến trên thanh long.
Chọn lọc chủng Trichoderma có khả năng đối kháng mạnh nhất.
Thử nghiệm khả năng đối kháng của bào tử và dịch chiết từ môi trường nuôi
cấy lỏng Trichoderma với nấm bệnh trong phòng thí nghiệm.
Thử nghiệm khả năng đối kháng của bào tử và dịch chiết từ môi trường nuôi
cấy lỏng Trichoderma với nấm bệnh trên mô thanh long.
Thử nghiệm khả năng phòng trị nấm bệnh của bào tử và dịch nuôi cấy lỏng
chủng Trichoderma ngoài đồng ruộng.
2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cây thanh long
2.1.1. Giới thiệu về cây thanh long
Cây thanh long (tên tiếng Anh là Pitahaya, hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc
họ Xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Thanh
long được người Pháp đem vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay, nhưng mới được
đưa lên thành hàng hóa từ thập niên 1980. Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở
Đông Nam Á trồng thanh long tương đối tập trung trên qui mô thương mại với diện
tích ước lượng 4.000 ha (1998), tập trung tại Bình Thuận 2.716 ha, phần còn lại là
Long An, Tiền Giang, TP. HCM, Khánh Hòa và rải rác ở một số nơi khác. Thanh long
có 3 loại:
•
Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ.
•
Hylocereus polyrhizus thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ.
•
Hylocereus megalanthus thuộc chi Selenicereus, ruột trắng với vỏ vàng.
(a) Hylocereus megalanthus
(b) Hylocereus undatus (c) Hylocereus polyrhizus
Hình 2.1 Các loại thanh long. (www.Wikipedia.com.vn)
2.1.2. Đặc điểm sinh thái
Là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nên được trồng ở những vùng
nóng. Một số loài chịu được nhiệt độ từ 500C tới 550C . Nhưng nó không chịu được
giá lạnh. Chúng thích hợp khi trồng ở các nơi có cường độ ánh sáng mạnh, vì thế nếu
bị che nắng, thân cây sẽ ốm yếu và lâu cho quả. Cây mọc được trên nhiều loại đất khác
nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (TP.HCM), đất đỏ latosol (Long
Khánh)…
3
Nó có khả năng thích ứng với các pH của đất rất khác nhau. Khi trồng thanh
long nên chọn các chân đất có tầng canh tác dày tối thiểu 30 - 50 cm và để có năng
suất cao nên tưới và giữ ẩm cho cây vào mùa nắng. Nhưng cây thuộc họ xương rồng
chịu hạn giỏi nhưng chịu đựng độ mặn kém, dù vậy đã có một số hộ ở Cần Giờ trồng
thử thanh long trên đất bị nhiễm mặn (0,8%) đã được lên liếp và cải tạo tầng mặt, mùa
khô không tưới.
2.1.3. Tiềm năng kinh tế của trái thanh long
Ngày nay, Việt Nam được xem là một trong những nước có điều kiện thuận lợi
để trồng và phát triển cây thanh long.
Thanh long là loại trái cây có nhiều ưu điểm như ngon, đẹp mắt, dễ ăn, bảo
quản lâu, được chế biến thành nhiều sản phẩm, có trái quanh năm và có lợi cho sức
khỏe nên ngày càng được người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới ưa chuộng. Theo số
liệu của cơ quan thống kê Châu Âu, mỗi năm các nước Châu Âu nhập khẩu một lượng
lớn thanh long. Cụ thể, Anh nhập khẩu 105 tấn; Hà Lan: 200 tấn; Pháp: 185 tấn và
Đức 100 tấn. Năm 2004, mặt hàng thanh long của Việt Nam chiếm 40% thị phần,
Israel chiếm 42% và Thái Lan là 18% ở thị trường châu Âu.
Các sản phẩm từ trái thanh long cũng khá đa dạng như: thanh long đóng hộp, thanh
long nha đam, rượu vang thanh long...
Ngoài ra sản phẩm từ vỏ thanh long ruột đỏ có thể
chế ra phẩm màu thực
phẩm, để sản xuất rượu vang, son môi. Hạt khô ép lấy tinh dầu để phục vụ cho ngành
y dược. Mỗi kg hạt khô xuất khẩu hiện bán với giá 3 triệu đồng/kg. Phần thịt trái có
thể dùng để chế ra nước giải khát cao cấp.
Thanh long là loại cây ăn quả xuất khẩu có mức thời gian đầu tư thấp trong, chỉ
sau một năm trồng cây đã cho trái. Năng suất bình quân từ 15 - 20 tấn/ha. Nhưng nếu
trồng dưới dạng thâm canh và chăm sóc tốt năng suất có thể đạt từ 25 - 30 tấn/ha.
Thanh long là loại cây ăn quả được chú trọng đầu tư, dự kiến đến năm 2010
diện tích thanh long cả nước sẽ là 14,3 ngàn ha và sản lượng là 236,5 ngàn tấn. Được
biết hiện nay các vùng trồng thanh long của nước ta đang từng bước được mở rộng và
hướng tới việc sản xuất chuyên canh theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap.
4
2.1.4. Một số bệnh do nấm gây ra trên cây thanh long
2.1.4.1. Bệnh thán thư
Thán thư là một loại bệnh rất phổ biến trên thanh long. Bệnh làm cho thân, trái
bị thối thành từng đốm tròn, gây giảm năng suất và chất lượng quả.
Tác nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh xuất hiện nhiều
trong mùa mưa, đặc biệt ở những vườn thanh long trồng bằng trụ sống, không được
xén tỉa thông thoáng.
Triệu chứng
Trên thân: đốm bệnh có màu nâu đen, viền vàng. Gặp điều kiện thuận lợi, bệnh
có thể làm thối thân (Hình 2.4.b). Vết bệnh cũ có nhiều vòng đồng tâm (Hình 2.4.a).
Trên trái: vết bệnh là những đốm có màu nâu nhỏ, có thể liên kết nhau tạo
thành mảng lớn hơn. Đặc biệt, bệnh thán thư cũng có thể phát triển trên trái sau thu
hoạch tạo thành những vết thối có hình đồng tiền (Hình 2.4.c), vì vậy mà nhiều nông
dân gọi là bệnh “đốm đồng tiền”.
(a)
(b)
(c)
Hình 2.2 Bệnh thán thư trên thanh long; (a),(b) trên thân; (c) trên trái.
2.1.4.2. Bệnh thối quả xanh
Bệnh thối quả xanh là một loại bệnh m ới
xuất hiện trên đồng ruộng gần đây. Bệnh lây lan
nhanh, làm giảm năng xuất và chất lư ợng quả
thanh long.
Tác nhân gây bệnh
Hiện nay chưa có nghiên c ứu nào được
công bố về tác nhân gây ra loại bệnh này.
Hình 2.3 Bệnh thối quả xanh.
Triệu chứng
Bệnh xảy ra trên quả thanh long khi còn xanh , bệnh làm quả bị thối một phần ,
có khi thối cả trái, bệnh thường xảy ra vào khoảng 10 - 15 ngày sau khi trổ hoa.
5
2.1.4.3. Bệnh vàng héo dây
Là loại bệnh làm cho dây thanh long bị
héo vàng và gây chết hàng loạt , bệnh lây lây lan
nhanh.
Tác nhân gây bệnh
Hiện chưa có nghiên c ứu chính th ức nào
được công bố về tác nhân gây ra loại bệnh này.
Triệu chứng
Hình 2.4 Bệnh vàng héo dây.
Dây thanh long bị vàng đỏ sau đó héo lại và chết. Bệnh xảy ra quanh năm.
2.1.4.4. Bệnh thối đầu cành
Đây là loại bệnh rất phổ biến, thường xuất hiện vào mùa mưa, bệnh có khả
năng lây lan nhanh.
Tác nhân gây bệnh
Bệnh thường phát sinh vào đầu mùa mưa. Bệnh do nấm Alternaria sp. gây ra.
Triệu chứng
Ngọn cành thanh long bị bệnh chuyển màu vàng, mềm ra, sau đó bị thối. Cây
bị bệnh phát triển chậm, số cành giảm hẳn.
Hình 2.5 Bệnh thối đầu cành.
2.1.4.5. Bệnh đốm nâu thân cành
Bệnh thường xảy ra nhiều trên các cây thanh long đã già, bệnh làm giảm năng
xuất và chất lượng quả.
Tác nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Gleosporium agaves gây ra.
Triệu chứng
Bệnh đốm nâu trên thân và cành tạo thành những đốm tròn như mắt cua, màu
nâu. Vết bệnh rải rác hoặc tập trung tạo thành những vết dọc theo thân cành.
6
2.1.4.6. Bệnh đốm xám
Tác nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Sphaceloma sp. gây ra.
Triệu chứng
Bệnh gây ra trên thân cành có những đốm hoặc vết biến màu, trên đó mọc lên
lớp nấm màu xám tro, nhám. Bệnh làm thân cành kém phát triển, hoa và trái non bị
rụng.
Hình 2.6 Bệnh đốm xám.
Hình 2.7 Bệnh đốm nâu.
Kết luận
Các bệnh do nấm trên thanh long ngày càng nhiều và chuyển biến phức tạp hơn.
Việc phòng và tr ừ bệnh do nấm hiện nay chủ yếu là thuốc hóa học . Tuy nhiên việc s ử
dụng thuốc hóa học nhiều thì m ức độ an toàn cho ngư ời sử dụng cũng như chất lư ợng
sản phẩm không cao. Từ nhu cầu cấp thiết trên, việc sử dụng các loại nấm đối kháng là
một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn cho môi trường và sức khỏe của người
sử dụng.
2.2. Nấm Trichoderma
2.2.1. Phân loại
Trichoderma là nhóm những loài nấm sợi (Ascomycetes) tăng trưởng nhanh
(Samuels, 1996) và phân bố rộng khắp trên thế giới (Domsch và cộng sự, 1980; Klein
và Eveleigh, 1998). Chúng có mặt trong hầu hết các loại đất và thường chiếm ưu thế
trong quần thể vi sinh vật đất (Killham, 1994). Trong những loài nấm sợi,
Trichoderma được phân vào nhóm có bào tử trần (Domsch và Gams, 1972).
7
Theo Gary J Smueols thì Trichoderma thuộc lớp nấm bất toàn Deuteromycetes.
Theo Elisa Esposito và Manuela da Silva thì Trichoderma thuộc họ Hyppotaceae, lớp
nấm túi Ascomycetes.
Theo Asiansworth và Sussman thì Trichoderma thuộc:
Ngành :
Ascomycota
Lớp
:
Deuteromycetes
Bộ
:
Moniliales
Họ
:
Moniliaceae
2.2.2. Đặc điểm sinh thái
Trichoderma spp. hiện diện hầu hết trong tất cả các loại đất. Chúng được tìm
thấy khắp mọi nơi trừ những vĩ độ cực Nam và cực Bắc. Chúng hiện diện với mật độ
cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát triển ngay
trên rễ. Những giống này có thể được bổ sung vào trong đất hay hạt giống bằng nhiều
phương pháp. Ngay khi chúng tiếp xúc với rễ, chúng phát triển trên bề mặt rễ hay vỏ
rễ tùy theo từng giống. Hầu hết các dòng Trichoderma đều hoại sinh, chúng phổ biến
trong những khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, ở rễ cây, trong đất, hay trên xác sinh
vật đã chết hoặc thực phẩm bị chua, ngũ cốc, lá cây hay kí sinh trên những loại nấm
khác (Samuels, 2004). Trichoderma rất ít tìm thấy trên thực vật và không sống nội kí
sinh với thực vật.
Trichoderma có sự phân bố rộng rãi, chúng có thể tồn tại trên gỗ mục và có thể
sống kí sinh trên những loài nấm khác, là do chúng có khả năng sản xuất nhiều loại
enzyme thủy phân.
Trichoderma còn có khả năng cạnh tranh dinh dưỡng rất cao do có một số đặc
tính như sau:
• Sinh trưởng mạnh và bào tử nảy mầm rất nhanh.
• Có khả năng sinh tổng hợp các hệ enzyme phân giải cao.
• Khả năng tạo kháng sinh, chịu được chất kháng sinh.
2.2.3. Đặc điểm hình thái của Trichoderma
Khuẩn ty của Trichoderma không màu, có tốc độ phát triển rất nhanh, trên môi
trường PGA, ban đầu Trichoderma có màu trắng, khi sinh ra bào tử thì chuyển sang
xanh đậm, xanh vàng, hoặc lục trắng. Ở một số loài còn có khả năng tiết ra một số chất
làm thạch của môi trường PGA hóa vàng.
8
Khuẩn lạc mọc rất nhanh sau đó hình thành bào tử đính sau một tuần nuôi cấy.
Bào tử đính có màu sắc khác nhau tùy theo từng
loại nấm. Thông thường có màu xanh đậm (như T.
viride), xanh vàng, hoặc lục trắng. Bào tử có thể
mọc dầy đặc hoặc từng chùm riêng lẽ. Ở một số
loài, sợi nấm tiết ra những chất làm cho môi
trường bên trong có màu vàng, hay tiết ra những
mùi thơm mang tính đặc trưng. Đặc điểm nổi bật
Hình 2.8 Khuẩn lạc Trichoderma
T16 trên môi trường PGA.
của nấm Trichoderma là bào tử có màu xanh đặc
trưng, một số ít có màu trắng (như T. virens), màu
vàng hay xanh xám. Chủ yếu hình cầu, hình elip hoặc oval, đa số các bào tử trơn láng,
kích thước không quá 5 µm.
Hầu hết các giống Trichoderma không sinh sản hữu tính mà thay vào đó là cơ chế
sinh sản vô tính bằng bào tử đính từ khuẩn ty. Bào tử đính Trichoderma là một khối
tròn mọc lên ở đầu cuối của cuống sinh bào tử (phân nhiều nhánh). Mang các bào tử
trần bên trong không có vách ngăn, liên kết nhau thành chùm nhỏ nhờ chất nhầy.
2.2.4. Đặc điểm sinh lý của Trichoderma
Mỗi dòng nấm Trichoderma khác nhau có yêu cầu nhiệt độ và độ ẩm khác nhau
(Gary E. Harman, 2000).
Dãy nhiệt độ cho sự phát triển của các loài Trichoderma tương đối rộng, có thể
dưới 00C (cho loài T. polysporum) và ở 400C (cho loài T. koningii) (Domsch và cộng
sự, 1980; Tronsmo và Dennis, 1978). Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng trên sự tăng
trưởng của các loài Trichoderma mà còn ảnh hưởng lên hoạt tính biến dưỡng của
chúng, đặc biệt là sự tổng hợp các loại kháng sinh bay hơi và các enzyme (Tronsmo và
Denis, 1978).
Các loài nấm trong hệ gen Trichoderma chịu ảnh hưởng tích cực từ những cơ
chất có tính acid. Hầu hết các loài có pH tối ưu trong dãy 3,5 đến 5,6 (Domsch và cộng
sự, 1980). pH acid có ảnh hưởng tốt đến sự nảy mầm của bào tử Trichoderma
(Danielson và Davey, 1973). Thậm chí có loài phát triển ở pH 2,1 (Waksman, 1952).
Trichoderma phát triển ở bất cứ pH nào nhỏ hơn 7 và có thể phát triển tốt ở đất
kiềm nếu như ở đó có sự tập một lượng mật CO 2 và HCO 3 - (Papavizas, 1985).
9
2.2.5. Khả năng kiểm soát nấm bệnh thực vật của Trichoderma
Rất nhiều giống Trichoderma có khả năng kiểm soát các loài nấm gây bệnh
thực vật khác nhau. Tuy nhiên một số giống thường có hiệu quả hơn những giống khác
đối v ới một số loại nấm bệnh nhất định. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm
Trichoderma giết nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium, Rhizoctonia và
Fusarium.
Trichoderma hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây,
một số giống có khả năng phát triển ngay trên rễ. Ngay khi chúng tiếp xúc với rễ,
chúng phát triển trên bề mặt rễ hay vỏ rễ. Vì vậy, khi được dùng trong xử lý hạt giống,
những giống thích hợp nhất sẽ phát triển trên bề mặt rễ ngay cả khi rễ phát triển dài
hơn 1 m phía dưới mặt đất và chúng có thể tồn tạo và còn hiệu lực cho đến 18 tháng
sau khi sử dụng. Tuy nhiên không nhiều giống có khả năng này.
Ngoài sự hình thành khuẩn lạc trên rễ, nấm Trichoderma còn tấn công, ký sinh
và lấy chất dinh dưỡng từ các loài nấm khác. Nơi Trichoderma phát triển là nơi có
nhiều rễ khỏe mạnh, vì Trichoderma có những cơ chế giúp cho nâng cao sự sinh
trưởng và phát triển của hệ rễ đồng thời ức chế các loài nấm bệnh. Nhiều phương pháp
mới trong kiểm soát sinh học và nâng cao sự sinh trưởng của cây hiện nay đã được
chứng minh rõ ràng. Quá trình này được điều khiển bởi nhiều gen và sản phẩm từ
những gen khác nhau.
Một số cơ chế chủ yếu: Ký sinh lên cơ thể của nấm bệnh, tiết ra các chất kháng
nấm bệnh, cạnh tranh chất dinh dưỡng và không gian với nấm bệnh.
Hiện nay, một cơ chế kháng nấm khác của Trichoderma đang được quan tâm đó
là chúng có khả năng tiết ra các enzyme (chitinase, cellulase…) làm tan vách tế bào
của các loài nấm khác. Sau đó nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại đó và
tiêu thụ chúng.
Năm 1952, Wood công bố về tính đối kháng của Trichoderma viride đối với
nấm bệnh trên rau diếp là Botrytis cinerea. Ngày nay, người ta còn biết sử dụng
Trichoderma để bảo vệ cây trồng khỏi các bệnh nấm ở rễ (như Pythium, Fusarium,
Rhizoctonia, Phytophthora...) và cả các bệnh ở các phần trên mặt đất (như Botrytis
cinerea).
10
2.2.6. Cơ chế đối kháng của nấm Trichoderma
Trichoderma có khả năng đối kháng được với nấm bệnh nhờ vào nhiều cơ chế
khác nhau, chúng ta có thể khái quát thành 3 cơ chế chính sau:
+ Kháng sinh: Chúng tạo ra chất có hoạt tính tương tự như thuốc kháng sinh có
tác dụng kìm hãm sự tăng trưởng của tác nhân gây bệnh.
+ Cạnh tranh: Trichoderma sử dụng
cùng một nguồn tài nguyên (dinh dưỡng,
không gian sống) với các sinh vật gây bệnh
nhưng Trichoderma xâm chiếm môi trường
trước khi tác nhân không mong muốn đến.
+ Ký sinh: Trichoderma giết chết các
loài gây bệnh bằng cách xâm nhập vào bên
trong loài nấm gây hại và tiết ra những chất
(enzyme) để phân hủy chúng (Nguyễn
Đình Khôi Nguyên, 2009).
Năm 1932 Weinding đã mô tả hiện
Hình 2.9 Trichoderma quấn quanh và
giết chết nấm bệnh. (Khôi Nguyên, 2009)
tượng nấm Trichoderma ký sinh nấm bệnh gây bệnh và đặt tên cho hiện tượng đó là
“giao thoa sợi nấm” (Cnyder, 1976). Hiện tượng giao thoa bao gồm ba giai đoạn như
sau:
(1) Sợi nấm Trichoderma vây quanh sợi nấm gây bệnh.
(2) Sau sự vây quanh, sợi nấm Trichoderma thắt chặt lấy các sợi nấm gây bệnh
cây.
(3) Cuối cùng là sợi nấm Trichoderma đâm xuyên làm thủng lớp tế bào của nấm
gây bệnh, làm cho chất nguyên sinh trong nấm gây bệnh bị phân hủy và dẫn đến nấm
bệnh chết.
Quan sát dưới kính hiển vi, hiện tượng ký sinh của nấm Trichoderma được mô
tả như sau: tại những điểm nấm Trichoderma tiếp xúc với nấm bệnh đã làm cho nấm
bệnh bị teo lại và chết (Dubey, 1995; Rousscu và cộng sự, 1996). Ngược lại, ở những
điểm không tiếp xúc với nấm Trichoderma, nấm bệnh vẫn chết thì các nhà nghiên cứu
cho là tác động của chất kháng sinh tiết ra từ nấm Trichoderma sinh ra đã gây độc cho
nấm bệnh (Agrowcol và cộng sự, 1979; Michrina và cộng sự, 1996).
11
Quá trình đó được gọi là kí sinh nấm (mycoparasitism). Trichoderma tiết ra
một enzyme làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó nó có thể tấn công vào
bên trong loài nấm gây hại đó và tiêu thụ chúng. Chủng Trichoderma dòng T-22 tiết ra
nhiều enzyme chính yếu (như endochitinase) hơn các chủng hoang dại. Do đó, T-22
sinh trưởng tốt hơn và tiết ra nhiều enzyme hơn các chủng hoang dại. Sự kết hợp này
cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loại nấm gây thối rễ trên đồng
ruộng.
Ngoài chất độc là các chất trao đổi và các kháng sinh ra, Trichoderma còn có
thể tiết ra nhiều enzyme khác nhau như exo và endoglucanase, cellulase và chitinase
có khả năng phân hủy thành tế bào của nấm gây bệnh. Trichoderma cũng như một số
loại nấm mốc khác như Gliocladium, Calvatia có khả năng sinh tổng hợp lượng
enzyme chitinase cao. Chitinase có chức năng phân hủy chitin. Đây là thành phần
chính cấu tạo vách tế bào nấm, yếu tố rất quan trọng trong hoạt động ký sinh nhằm đối
kháng lại các loại nấm gây bệnh thực vật.
Trichoderma có thể dùng một hoặc nhiều cách kết hợp để khống chế các loài
nấm gây hại, các phương thức có thể thay đổi tùy thuộc vào đối tượng gây hại và điều
kiện lý hóa của môi trường tại thời điểm đó (nhiệt độ, độ ẩm...).
Hoạt động đối kháng của Trichoderma mang tính phòng ngừa nhiều hơn, vì vậy
Trichoderma chỉ hoạt động hiệu quả khi nó định cư trước khi các loài nấm bệnh xâm
nhập, nó cho phép tạo thành lớp màng bảo vệ vùng rễ cây tránh khỏi sự xâm nhập của
nấm bệnh. Một khi đã định cư, Trichoderma sẽ giúp cây trồng phát triển mà không bị
nấm bệnh tấn công.
2.2.7. Ứng dụng của nấm Trichoderma
2.2.7.1. Sản xuất enzyme
Trichoderma là những nhà máy sản xuất nhiều enzyme ngoại bào rất có hiệu
quả. Chúng được thương mại hóa trong việc sản xuất các cellulase và các enzyme khác
phân hủy các polysaccharide phức tạp. Sản phẩm thương mại cellulase thu nhận sản
phẩm enzyme từ Trichoderma.
2.2.7.2. Chất kiểm soát sinh học
Các chế phẩm nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng như là chất kiểm
soát sinh học một cách có hiệu quả vì Trichoderma có khả năng đối kháng với nhiều
12
loại nấm bệnh trên nhiều loại cây trồng (bệnh vàng, rụng lá cao su, bệnh xì mủ trên sầu
riêng, bệnh tiêu chết nhanh chết chậm, bệnh thối trái trên ca cao).
Hình thức sử dụng có thể là dạng chế phẩm riêng biệt hoặc được phối trộn vào
phân hữu cơ để bón cho cây trồng vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa tăng khả
năng kháng bệnh của cây.
2.2.7.3. Kích thích sự tăng trưởng của cây trồng:
Những lợi ích mà những loài nấm này mang lại đã được biết đến từ nhiều năm
qua, bao gồm việc kích thích sự tăng trưởng và phát triển của thực vật do việc kích
thích sự hình thành nhiều hơn và phát triển mạnh hơn của bộ rễ so với thông thường.
Những cơ chế giải thích cho các hiện tượng này chỉ mới được hiểu rõ ràng hơn trong
thời gian gần đây. Hiện nay, một giống nấm Trichoderma đã được phát hiện có khả
năng gia tăng số lượng rễ mọc sâu (sâu hơn 1 m dưới mặt đất). Những rễ sâu này giúp
các loài cây như bắp hay cây cảnh có khả năng chịu được hạn hán.
Một khả năng đáng chú ý nhất là những cây bắp có sự hiện diện của nấm
Trichoderma dòng T22 ở rễ có nhu cầu về đạm thấp hơn đến 40% so với những cây
không có sự hiện diện của loài nấm này ở rễ.
2.2.7.4. Nguồn gen để sử dụng trong chuyển gen
Nhiều vi sinh vật kiểm soát sinh học đều có chứa một số lượng lớn gen mã hoá
các sản phẩm có hoạt tính cần thiết sử dụng trong kiểm soát sinh học. Nhiều gen có
nguồn gốc từ Trichoderma đã được tạo dòng và có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong
chuyển gen để tạo ra cây có khả năng kháng được nhiều bệnh. Mặc dù chưa có gen
nào được thương mại hóa, nhưng một số gen hiện đang được nghiên cứu và phát triển.
2.2.7.5. Trichoderma có khả năng phân hủy cellulose
Cellulose là chất hữu cơ được tổng hợp nhiều nhất trên thế giới hiện nay, có
khoảng từ 60 đến 90 tỷ tấn hàng năm được các loài thực vật tạo ra. Đây cũng là loại
polymer được sử dụng nhiều nhất (gỗ xây dựng, bột giấy, sợi dệt vải,....). Ở cấp độ
sinh quyển, hàng tỷ tấn cellulose được tạo ra mỗi năm cần phải được phân hủy, nếu
không chúng sẽ tích tụ lại và gây ô nhiễm cho hệ sinh thái.
Với khả năng tổng h ợp hệ enzyme cellulase có hoạt tính cao
, nhiều chủng
Trichoderma được ứng dụng để ủ hoai các phế phụ liệu giàu cellulose , không những
giúp giảm mùi hôi mà còn thúc đẩy nha nh quá trình hoai mục chuyển hóa thành các
chất dể hấp thu cho cây trồng.
13