Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO SÁT BỆNH TAI, DA VÀ MẮT TRÊN CHÓ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG MẠCH THÚ Y QUẬN 9 – TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.64 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT BỆNH TAI, DA VÀ MẮT TRÊN CHÓ ĐẾN
KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG MẠCH THÚ Y
QUẬN 9 – TP. HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện

: ĐỖ VĂN DÂN

Lớp

: DH06TY

Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2006 – 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

ĐỖ VĂN DÂN

KHẢO SÁT BỆNH TAI, DA VÀ MẮT TRÊN CHÓ ĐẾN
KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG MẠCH THÚ Y
QUẬN 9 – TP. HỒ CHÍ MINH
Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS NGUYỄN VĂN KHANH
ThS. PHẠM NGỌC KIM THANH

Tháng 08/2011


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Đỗ Văn Dân
Tên luận văn: Khảo sát bệnh tai, da và mắt trên chó đến khám và điều trị
tại phòng mạch Thú y Quận 9 – Tp. Hồ Chí Minh.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn nuôi Thú y.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày…. tháng…. năm 2011
Giáo viên hướng dẫn

PSG. TS Nguyễn Văn Khanh



LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn ba mẹ , người đã sinh thành , dưỡng dục, luôn là chỗ dựa
tinh thần, hy sinh tất cả để con có ngày hôm nay.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Khanh, ThS. Phạm
Ngọc Kim Thanh đã hết lòng hướng dẫn , chỉ bảo , giúp đỡ và đông viên tôi hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp

.

HCM, Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y , cùng toàn thể quí thầy cô đã tận
tình dạy bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn cô và các bạn đang công tác tại phòng mạch Thú y Dr.
Kim Thanh – Quận 9 – Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực tập.
Chân thành cảm ơn những người thân và toàn thể các bạn Thú y K32 đã cùng
chia sẻ, giúp đỡ và động viên tôi trong những năm tháng học tập tại trường, cũng
như trong thời gian thực tập tốt nghiệp.

Đỗ Văn Dân

i


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ ........................................................................................................................ i

Mục lục........................................................................................................................... ii
Danh sách hình ............................................................................................................... v
Danh sách bảng ............................................................................................................. vi
Danh sách biểu đồ và đồ thị ......................................................................................... vii
Tóm tắt .......................................................................................................................viii
Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2 Mục đích................................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu..................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tai ....................................................................................................... 3
2.1.1 Sơ lược về cấu tạo và chức năng của tai chó ........................................................ 3
2.1.2 Các bệnh thường gặp trên tai chó.......................................................................... 4
2.1.2.1 Viêm tai ngoài ............................................................................................. 5
2.1.2.2 Viêm tai giữa và tai trong ............................................................................ 7
2.1.2.3 Tụ máu vành tai ........................................................................................... 8
2.2 Tổng quan về da
2.2.1 Sơ lược cấu tạo và chức năng của da chó ............................................................. 9
2.2.1.1 Biểu bì ........................................................................................................ 9
2.2.1.2 Chân bì ..................................................................................................... 10
2.2.1.3 Hạ bì ......................................................................................................... 10
2.2.2 Sự tuần hoàn và hệ thần kinh của da ................................................................... 10
2.2.2.1 Mạch máu ................................................................................................ 10
2.2.2.2 Mạch bạch huyết ...................................................................................... 11
2.2.2.3 Thần kinh ................................................................................................. 11

ii


2.2.3 Những yếu tố phụ thuộc da ................................................................................. 11

2.2.4 Các bệnh thường gặp trên da chó ........................................................................ 12
2.2.4.1 Viêm da do Demodex ............................................................................... 13
2.2.4.2 Viêm da do Sarcoptes .............................................................................. 14
2.2.4.3 Viêm da do nấm ....................................................................................... 15
2.2.4.4 Dị ứng ...................................................................................................... 15
2.2.4.5 Tổn thương da do cơ học ......................................................................... 16
2.2.4.6 Các bệnh khác .......................................................................................... 16
2.3 Tổng quan về mắt ................................................................................................... 16
2.3.1 Sơ lược cấu tạo và chức năng của mắt chó ......................................................... 16
2.3.1.1 Áo ngoài của mắt ..................................................................................... 17
2.3.1.2 Áo giữa của mắt ....................................................................................... 17
2.3.1.3 Áo trong của mắt (võng mạc) .................................................................. 18
2.3.2 Các bệnh thường gặp trên mắt ............................................................................ 19
2.3.2.1 Chấn thương ở mắt .................................................................................. 19
2.3.2.2 Viêm kết mạc ........................................................................................... 19
2.3.2.3 Viêm loét giác mạc .................................................................................. 20
2.3.2.4 Viêm mí mắt ............................................................................................ 21
2.3.2.5 Bệnh xanh mắt (tăng nhãn áp, Glaucoma)............................................... 21
2.3.2.6 Sa tuyến lệ ................................................................................................ 21
2.3.2.7 Khối u ở hốc mắt...................................................................................... 21
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 Thời gian và địa điểm............................................................................................. 22
3.2 Đối tượng khảo sát ................................................................................................. 22
3.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 22
3.3.1 Nội dung 1 .................................................................................................. 22
3.3.2 Nội dung 2 .................................................................................................. 22
3.4 Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm .............................................................................. 23
3.5 Phương pháp tiến hành ........................................................................................... 23

iii



3.5.1 Phân loại chó đến khám.............................................................................. 23
3.5.2 Lập hồ sơ bệnh án theo mẫu ....................................................................... 23
3.6 Khám lâm sàng ....................................................................................................... 24
3.6.1 Khám tai ...................................................................................................... 24
3.6.2 Khám da ...................................................................................................... 25
3.6.3 Khám mắt .................................................................................................... 27
3.7 Phương pháp điều trị .............................................................................................. 27
3.7.1 Các bệnh trên tai ......................................................................................... 27
3.7.2 Các bệnh trên da ......................................................................................... 28
3.7.3 Các bệnh trên mắt ....................................................................................... 29
3.8 Các công thức tính.................................................................................................. 30
3.9 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 31
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tỷ lệ từng nhóm bệnh tai, da và mắt trong tổng số chó khảo sát .......................... 32
4.2 Tỷ lệ từng nhóm bệnh theo giới tính ...................................................................... 33
4.3 Tỷ lệ từng nhóm bệnh theo nhóm giống ................................................................ 34
4.4 Tỷ lệ từng nhóm bệnh theo lứa tuổi ....................................................................... 35
4.5 Nhóm bệnh tai: hiệu quả điều trị và tái phát .......................................................... 37
4.6 Nhóm bệnh da: hiệu quả điều trị và tái phát .......................................................... 40
4.7 Nhóm bệnh mắt: hiệu quả điều trị và tái phát ........................................................ 46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận .................................................................................................................. 49
5.2 Đề nghị ................................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 51
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 53

iv



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cấu tạo tai chó ................................................................................................. 3
Hình 2.2 Cấu tạo chung của da ...................................................................................... 9
Hình 2.3 Cấu tạo chung của mắt .................................................................................. 17
Hình 4.1 Chó bị viêm tai ngoài .................................................................................... 38
Hình 4.2 Viêm da do ve ............................................................................................... 42
Hình 4.3 Chó nhiễm Demodex toàn thân ..................................................................... 43
Hình 4.4 Chó nhiễm Demodex cục bộ trước khi điều trị ............................................. 43
Hình 4.5 Chó nhiễm Demodex cục bộ sau khi điều trị ................................................ 43
Hình 4.6 Chó bị viêm da có mủ ................................................................................... 44
Hình 4.7 Demodex canis (10x10)................................................................................. 45
Hình 4.8 Khuẩn lạc Microporium canis mọc trên thạch Sabouraud............................ 45
Hình 4.9 Chó bị đục giác mạc ...................................................................................... 47
Hình 4.10 Chó bị viêm loét giác mạc ........................................................................... 47
Hình 4.11 Chó bị sa tuyến lệ ........................................................................................ 48
Hình 4.12 Chó bị lồi nhãn cầu ..................................................................................... 48

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Tỷ lệ từng nhóm bệnh tai, da và mắt ............................................................ 32
Bảng 4.2 Tỷ lệ các dạng bệnh về tai, hiệu quả điều trị và tái phát .............................. 37
Bảng 4.3a Các vi khuẩn phân lập được trong mủ tai chó bệnh ................................... 39
Bảng 4.3b Kết quả thử kháng sinh đồ .......................................................................... 39
Bảng 4.4 Tỷ lệ các dạng bệnh về da, hiệu quả điều trị và tái phát............................... 41
Bảng 4.5 Tỷ lệ nhiễm Demodex, Sarcoptes và nấm da trong tổng số chó được xét

nghiệm .......................................................................................................................... 45
Bảng 4.6 Tỷ lệ các dạng bệnh mắt, hiệu quả điều trị và tái phát ................................. 46

vi


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ từng nhóm bệnh theo giới tính ........................................................ 33
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ từng nhóm bệnh theo nhóm giống .................................................. 34
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ từng nhóm bệnh theo lứa tuổi ......................................................... 36

vii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát bệnh tai, da và mắt trên chó đến khám và điều trị
tại phòng mạch Thú y – Quận 9 – Tp. Hồ Chí Minh” được tiến hành tại phòng mạch
Thú y Dr. Kim Thanh – Quận 9 – Tp. Hồ Chí Minh thời gian từ 15/12/2010 đến
15/04/2011.
Chúng tôi ghi nhận được 847 ca chó bệnh đến khám và điều trị ; trong đó có
237 ca bệnh về tai, da và mắt chiếm tỷ lệ 27,98 %. Chó được phân loại theo giới
tính, nhóm giống, độ tuổi. Kết quả khảo sát như sau:
+ Tỷ lệ chó ở nhóm bệnh tai: 2,83 %, da: 19,36 % và mắt: 5,79 %.
+ Các bệnh thường gặp trên tai là : viêm tai ngoài (45,83 %), tụ máu vành tai
(33,33 %) và các bệnh lý khác về tai như chấn thương ở tai, viêm tai kế phát từ viêm
da… chiếm 20,83 %.
+ Các bệnh thường thấy trên da : viêm da do ve (6,71 %), ghẻ Demodex
(11,59 %), viêm da do nấm (8,54 %), chấn thương cơ học (4,88 %) và các bệnh lý
khác về da (68,29 %).

+ Tỷ lệ chó nhiễm Demodex (50 %), Sarcoptes (0 %) và nấm da (26,67 %)
trên tổng số chó được xét nghiệm (n = 30).
+ Các bệnh thường thấy trên mắt : đục giác mạc (30,61 %), viêm loét giác
mạc (14,29 %), sa tuyến lệ (20,41 %), tổn thương cơ học (26,53 %).
+ Kết quả phân lập định danh vi khuẩn và thử kháng sinh đồ đối với 8 mẫu
mủ tai ở chó bệnh viêm tai ngoài có triệu chứng chảy mủ, có mùi hôi thối…:
Staphylococcus aureus (5 mẫu), Staphylococcus spp. (3 mẫu).
+ Kết quả điều trị các dạng bệnh v ề tai đạt 91,67 %, các dạng bệnh về da đạt
73,78 %, các dạng bệnh về mắt đạt 75,51 %.

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Một trong những thú vui của người dân thành phố hiện nay là nuôi chó vì
chúng là loài động vật nhạy bén, thông minh, dễ thương và trung thành. Ngoài ra,
chó còn được nuôi để phục vụ công tác an ninh quốc phòng, cứu hộ, làm xiếc….
Với sự gia tăng về số lượng và chủng loại chó thì các loại bệnh tật cũng tăng
theo. Đây không chỉ là nỗi lo của người chủ nuôi mà còn là mối quan tâm hàng đầu
của người làm công tác thú y. Một trong những nhóm bệnh hay gặp trên chó là
nhóm bệnh tai, da và mắt. Tuy những nhóm bệnh này chiếm tỷ lệ thấp và ít nguy
hiểm hơn so với nhóm bệnh trên đường tiêu hóa nhưng nó lại gây khó chịu, làm
thay đổi tính cách, làm mất tính thẩm mỹ, làm giảm sức đề kháng…. Do đó, chúng
ta cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho những nhóm bệnh này để tránh
các nhiễm trùng kế phát, hạn chế sự lây lan để nâng cao hiệu quả điều trị và giảm
chi phí cho chủ nuôi.
Theo như nghiên cứu của Vũ Thành Long (2008) tỷ lệ chó ở nhóm bệnh tai:
2,77 %, da: 22,73 %, mắt: 6,58 %; Nguyễn Thị Kiều Nga (2008) tỷ lệ chó ở nhóm

bệnh tai: 3,42 %, da: 10,26 %, mắt: 4,46 %; Lưu Thị Kim Ngân (2010) tỷ lệ chó ở
nhóm bệnh tai: 2,78 %, da: 17,65 %, mắt: 5,38 %; ….
Để hiểu rõ hơn về các bệnh tai, da và mắt trên chó, với sự đồng ý của Bộ
môn Bệnh lý – Ký sinh, Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, trường Đại học Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Khanh, Th.S Phạm
Ngọc Kim Thanh chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát bệnh tai, da và mắt trên
chó đến khám và điều trị tại phòng mạch Thú y Quận 9 – Tp. Hồ Chí Minh”.

1


1.2 Mục đích
Tìm hiểu bệnh tai, da và mắt trên chó đến khám và điều trị tại phòng mạch
Thú y Dr. Kim Thanh, Quận 9 – Tp. Hồ Chí Minh và ghi nhận hiệu quả điều trị để
cải tiến biện pháp phòng và trị nhóm bệnh này.
1.3 Yêu cầu
Xác định tỷ lệ xuất hiện của từng nhóm bệnh tai, da và mắt.
Xác định tỷ lệ xuất hiện của từng nhóm bệnh theo giới tính, độ tuổi và nhóm
giống.
Xác định tỷ lệ xuất hiện của các dạng bệnh trong từng nhóm bệnh tai, da và
mắt.
Theo dõi và ghi nhận hiệu quả điều trị của từng nhóm bệnh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tai
2.1.1 Sơ lược về cấu tạo và chức năng của tai chó


Hình 2.1 Cấu tạo tai chó
( />Cấu tạo tai chó gồm ba phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
 Tai ngoài
Tai ngoài bao gồm loa tai, kênh tai dọc và kênh tai ngang có vai trò thu nhận
hướng sóng âm vào màng nhĩ . Loa tai được nâng đỡ bởi sụn nhĩ với nhiều hình

3


dạng và độ cứng khác nhau t ùy theo giống tạo nên hình dáng tai chó . Kênh tai tạo
bởi da có lông, tuyến bã nhờn và tuyến ráy tai có tác dụng giữ b ụi, cùng với sự tích
tụ của các mảnh vảy sừng , chất tiết của tuyến ráy tai và tuyến bã nhờn tạo nên ráy
tai bình thường của chó . Kênh tai ngang có đầu tận cùng tại màng nhĩ , chỉ có thể
thấy được một phần của kênh tai ngang khi kiểm tra tai bằng kính soi tai.
 Tai giữa
Tai giữa là một xoang hình trống lót bởi niêm mạc mỏng

. Một cấu trúc hệ

thống đòn bẩy gồm ba xương nhỏ : xương búa, xương đe và xương bàn đạp . Xương
búa đính vào giữa xương màng nhĩ, còn xương bàn đạp thì áp lên màng cửa sổ bầu
dục. Đòn dài của hệ xương tai nằm ở phía màng nhĩ, đòn ngắn nằm ở phía cửa sổ
bầu dục. Màng cửa sổ bầu dục chỉ rộng khoảng 3 mm2 nên khi sóng âm truyền qua
xương tai thì áp lực tăng lên giúp tai nghe được những tiếng động rất nhỏ. Giữa tai
ngoài và tai giữa là một lớp màng liên kết dày gọi là màng nhĩ , có tác dụng chuyển
những rung động của không khí cho xương tai. Thần kinh mặt và chuỗi giao cảm đi
ngang qua tai giữa, có thể hư hại nếu tai giữa bị viêm dẫn đến tình trạng liệt mặt.
 Tai trong
Tai trong là hốc xương có hình dáng phức tạp gồm những ống bán khuyên

(có ba ống bán khuyên) và những túi gọi chung là bộ máy tiền đình tham gia vai trò
thăng bằng giác quan. Ngoài ra, có ốc tai giữ nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh. (Lâm
Thị Thu Hương, 2005)
2.1.2 Các bệnh thường gặp trên tai chó
Bệnh xảy ra trên tai chó thường có các đặc điểm chung sau:
+ Thường phát hiện trể do chủ nuôi thiếu kinh nghiệm.
+ Do cấu tạo cơ thể học của tai chó phức tạp cùng với sự không hợp tác của
thú nên việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
+ Thường gặp ở những giống chó tai dài, lông xù (vì tai dài, lông ngăn cản
sự lưu thông không khí trong và ngoài tai, tạo ra môi trường nóng ẩm thuận lợi cho
mầm bệnh phát triển).

4


+ Các bệnh thường gặp trên tai chó là viêm tai ngoài, viêm tai do ký sinh
trùng và tụ máu vành tai. (Vũ Thành Long, 2008)
2.1.2.1 Viêm tai ngoài
 Căn bệnh học
Viêm tai ngoài là m ột tình trạng bệnh lý đa nguyên nhân , có thể chia làm ba
nhóm nguyên nhân : nguyên nhân mở đường , nguyên nhân khởi phát và nguyên
nhân duy trì. Trong đó nguyên nhân mở đường không trực tiếp gây viêm tai nhưng
làm chó có nguy cơ mắc bệnh cao ; nguyên nhân khởi phát trực tiếp gây viêm tai;
nguyên nhân duy trì làm bệnh viêm tai kéo dài , khó điều trị và tái phát nhanh nếu bị
bỏ qua.
 Nguyên nhân mở đường
Hình dạng ngoài của tai : những giống chó tai rũ , dài hay lông quá nhiều ở
trong bề mặt của tai đều là m cản trở sự lưu thông không khí trong tai từ đó làm gia
tăng ẩm độ tại chỗ, tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn và nấm. Tương tự nếu kênh
tai ngang dài và hẹp dốc xuống phía dưới sẽ làm chất tiết dễ bị ứ đọng gây viêm tai.

Môi trường trong tai : khí hậu nóng và ẩm hay thói quen của thú thích tắm
thường xuyên đều làm tăng ẩm độ trong tai , tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm gây
nhiễm trùng.
Nguyên nhân khác: khi cắt lông tai không cẩn thận, vệ sinh tai không đúng sẽ
làm tổn thương tai chó và tạo điều kiện cho sự nhiễm trùng. Sử dụng kháng sinh ,
chất sát khuẩn tuỳ tiện cũng là yếu tố mở đường cho bệnh viêm tai.
 Nguyên nhân khởi phát
Ký sinh trùng: ghẻ Otodectes cynotis có kích thước nhỏ, sống ký sinh ở kênh
tai ngoài. Chúng kích thích gây ngứa dữ dội làm con vật lắc đầu thường xuyên , cào
gãi hay chà tai tạo vết xước. Tai bị nhiễm ghẻ có sáp dày màu nâu đến đen.
Bệnh da dị ứng: vì tai ngoài là phần mở rộng của da do đó chúng thường liên
quan trong các bệnh da dị ứng. Chó có thể bị dị ứng với phấn hoa, thuốc điều trị,….
Ngoại vật: khi lọt vào tai chúng sẽ kích thích gây viêm. Ở một số trường hợp,
ngoại vật có thể gây tổn hại đến màng nhĩ thì tổn thương sẽ nghiêm trọng hơn.

5


Tăng tiết bã nhờn: khi tuyến bã nhờn bị tăng tiết quá mức sẽ làm tích tụ nhiều
chất bẩn đóng lỗ tai chó và gây viêm.
Các bệnh trên da: viêm da có mủ, bệnh nấm da có thể lan đến tai và gây viêm
tai kế phát.
 Nguyên nhân duy trì
Tai bình thường có thể bảo vệ tốt , ngăn cản sự nhiễm trùng của vi khuẩn và
nấm. Tai không được làm sạch thường tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển
gây viêm tai ngoài ở chó , tạo chất tiết mùi hôi th ối, thú đau đớn, thay đổi tính tình,
dễ bị kích thích sợ hãi hay hung dữ….
Vi khuẩn phổ biến trong viêm tai: Staphylococcus, Streptococcus và
Pseudomonas spp. Viêm tai ngoài do Pseudomonas spp. điều trị rất khó. Viêm tai
ngoài do vi khuẩn thường xuất hiện triệu chứng như hôi, dịch mủ và loét.

Nấm Malassezia canis có thể hiện diện trong tai bình thường nhưng số lượng
tăng đáng kể trong trường hợp tai bị viêm, làm tăng sinh tuyến ráy tạo chất bã màu
nâu có mùi hôi.
 Phương pháp chẩn đoán
Thu thập bệnh sử bao gồm: sự tiếp xúc với thú khác, thói quen tắm thú của
chủ, điều trị trước đó và hiệu quả.
Kiểm tra lâm sàng: dựa vào biểu hiện bên ngoài của tai thú như: ngứa tai, đỏ
loa tai, đau tai, chảy dịch tai, mùi và màu khác thường của ráy tai. Dùng kính soi tai
để kiểm tra kênh tai dọc và kênh tai ngang để phát hiện các dấu hiệu như có thể thấy
tai đỏ sưng, dịch mủ, ráy vàng hoặc nâu đọng trong kênh tai hay ngoại vật.
Kiểm tra phi lâm sàng gồm các phương pháp sau:
– Xét nghiệm ngoại ký sinh trùng để xác định Otodectes cynotis.
– Nuôi cấy nấm để xác định có nhiễm nấm hay không.
– Phương pháp soi tươi: dịch tai được nhuộm màu và kiểm tra dưới kính hiển
vi để xác định nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn hay nấm.

6


 Điều trị bệnh
Làm sạch tai : cắt bỏ lông thừa, vệ sinh tai sạch sẽ, loại bỏ chất nhầy, dịch
tiết, mủ, nhằm ngăn chặn môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Đây
là thao tác rất quan trọng trong điều trị viêm tai ngoài.
Điều trị cục bộ v ới dược phẩm dạng dung dịch hay dạng kem được nhỏ vào
trong kênh tai như: thuốc kháng sinh , kháng viêm , kháng nấm, thuốc trị ký sinh
trùng được sử dụng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị toàn thân khi bị viêm tai ngoài có nguy cơ lan sang viêm tai giữa.
Khi viêm tai ngoài ở thể mãn tính nặng chỉ điề u trị thông thường với thuốc
thì dường như không mang lại kết quả, liệu pháp duy nhất là phẫu thuật.
2.1.2.2 Viêm tai giữa và tai trong

Tai giữa và t ai trong được ngăn bởi màng nhĩ với tai ngoài , không thể nhìn
thấy được tai giữa hoặc tai trong trừ khi màng nhĩ bị rách . Sự nhiễm trùng hoặc có
vấn đề tai giữa , tai trong cần phát hiện sớm và điều trị để ngăn ngừa sự tổ n hại lâu
dài: gây điếc, làm mất thăng bằng hoặc các vấn đề về thần kinh.
 Nguyên nhân
Viêm tai giữa, tai trong hầu hết là sự kéo dài của viêm tai ngoài.
Sự hiện diện của vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus, Pseudomonas spp.
và nấm Malassezia canis, Candida thường là tác nhân lây nhiễm từ kênh tai ngoài.
Một số trường hợp sự nhiễm khuẩn có thể đi ngược từ xoang miệng xuyên
qua ống nghe vào tai trong.
 Triệu chứng
Viêm tai giữa và tai trong thường giống nhau: đau nhức ở tai , lắc đầu ho ặc
nghiêng qua một bên, có nhiều vết xước, cào ở đầu hoặc tai, chất tiết vấy máu.
Nhiễm trùng tai giữa tiến triển thì chó có thể bị liệt mặt , từ đó gây viêm dây
thần kinh gần tai giữa, nuốt khó, sụp mi mắt, cơ mặt ủ rũ.
Khi nhiễm trùng tiến triển đến tai trong , thú có triệu chứng mất thăng bằng ,
đầu nghiêng xuống qua một bên và đi lòng vòng.

7


 Chẩn đoán
Hầu hết viêm tai giữa và viêm tai trong

thường có triệu ch ứng của nhiễm

trùng tai ngoài nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
Kiểm tra cẩn thận và kỹ lưỡng với ống soi tai , máy X–quang. Trong một số
trường hợp cần gây mê thú để kiểm tra chính xác.
Khi kiểm tra có thể thấy màng nhĩ bị


rách hoặc đổi màu , sưng phồng với

dịch lỏng được tiết ra từ tai giữa và có thể tai trong bị nhiễm trùng.
 Điều trị: phương pháp điều trị khác nhau tuỳ thuộc vào tình trạng của bệnh.
Nhiễm trùng nhẹ : cho uống hoặc chích k háng sinh kết hợp với kháng viêm,
kháng nấm cục bộ.
Nhiễm trùng mãn tính, nặng: phẫu thuật và điều trị.
Trong trường hợp : do bướu, ngoại vật, dị ứng hoặc nhân tố gây nguy hiểm
đóng góp tạo nguyên nhân gây nhiễm trùng , phải nhận biết đúng và điều trị cục bộ
sẽ mang lại hiệu quả.
2.1.2.3 Tụ máu vành tai
Nguyên nhân có thể do chó cắn nhau, gãi mạnh vào tai khi ngứa hay lắc đầu
mạnh làm vỡ một số mạch máu bên trong gây chảy máu và tụ lại ở v ành tai (tụ máu
lại ở giữa lớp sụn và lớp da của tai). Tụ máu vành tai có thể xảy ra một phần hay
toàn bộ tai và có thể xảy ra ở mặt trong cũng như mặt ngoài của tai.
Điều trị: trường hợp nhẹ dùng syringe hút máu ra , sau đó dùng băng keo dán
ép hai mặt tai vào nhau thật chặt trong vòng 7 ngày, cho chó đeo vòng cổ Elizabeth.
Trường hợp tụ máu nhiều lấy dao mổ rạch một đường nhỏ cho vỡ bọc máu, vệ sinh
sạch sẽ đặc biệt là phải lấy hết các cục máu đông, sau đó d ùng chỉ được gắn ống
dẫn, tiến hành may những đường may ép để hai lớp da sát lại với nhau và chăm sóc
hậu phẫu, sau 7 – 10 ngày cắt chỉ.

8


2.2 Tổng quan về da

Hình 2.2 Cấu tạo chung của da
(ra–9.com/dogskin.aspx)

2.2.1 Sơ lược cấu tạo và chức năng của da chó
Da là bộ phận rộng nhất của cơ thể, là một lớp màng sinh học, dai và co giãn
tốt. Da có cấu tạo tuyệt vời , có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động bên ngoài như
cọ xát, tia tử ngoại; không thấm nước, chống sự xâm nhiễm vi sinh vật gây bệnh,
điều hoà thân nhiệt, bài tiết các chất độc trong cơ thể.
Da gồm có ba lớp: biểu bì, chân bì và hạ bì, ngoài ra còn có những tuyến phụ
thuộc da và sản phẩm của da.
2.2.1.1 Biểu bì
Là lớp ngoài cùng của da, gồm biểu mô lát kép hóa keratin mạnh. Bề dày của
lớp này thay đổi tùy theo từng vùng dày ở những vùng không có lông và có sự cọ
xát mạnh. Lớp này không có mạch máu tới nên dinh dưỡng thực hiện nhờ sự thẩm
thấu từ các mao mạch bên dưới.
Lớp biểu bì có tác dụng: lót mặt ngoài và bảo vệ cơ thể nhờ sự sừng hóa;
chứa hắc tố bào; là những tế bào tạo ra sắc tố có tác dụng bảo vệ cơ thể chống tia

9


cực tím; do biểu bì không chứa mạch máu nên ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào cơ
thể, nếu vết thương chưa sâu đến lớp chân bì.
2.2.1.2 Chân bì
Là lớp mô liên kết sợi vững chắc nằm dưới lớp biểu bì, chứa nhiều mạch
máu và dây thần kinh cảm giác. Chân bì thường lồi lên biểu bì và tạo thành những
nhú chân bì, chân bì được chia thành ba lớp:
+ Lớp nhú: ngay sát biểu bì, mỗi nhú là một mô liên kết thưa không có hướng
nhất định, trong đó ngoài thành phần mô liên kết còn chứa tương bào và một số
bạch cầu. Đôi khi có những bó cơ trơn tạo thành cơ dựng lông.
+ Lớp bình diện: là phần mô liên kết nằm song song với bề mặt da, lớp này
chứa nhiều sợi keo, sợi đàn hồi, mạch bạch huyết, các sợi thần kinh và đầu dây thần
kinh.

+ Lớp dạng gân: là dạng mô liên kết chứa nhiều sợi chạy song song với bề mặt
da và nén chặt nhau, ở đây chỉ có mạch máu chạy xuyên qua chứ không phân
nhánh, có những đầu thần kinh có bao.
2.2.1.3 Hạ bì
Là mô liên kết mỡ được ngăn thành nhiều thùy và tiểu thùy bởi những bó sợi
tạo keo. Trong hạ bì chứa những tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch, mạch bạch huyết,
dây thần kinh và đầu thần kinh trần.
2.2.2 Sự tuần hoàn và hệ thần kinh của da
2.2.2.1 Mạch máu
Gồm những động mạch và tĩnh mạch của da nối với nhau thành lưới mạch
máu chạy song song với bề mặt của da. Hệ động mạch và tĩnh mạch sẽ tạo thành hai
lưới mạch: lưới nông và lưới sâu.
+ Lưới mạch máu nông: từ lưới động mạch sâu sẽ phân nhánh tạo ra những
động mạch nhỏ xuyên qua lớp dạng gân của chân bì lên tới lớp dưới nhú và tạo
thành lưới mao mạch nông. Lớp này lại phân nhánh tạo ra những mao mạch hình
quai để tiếp xúc với tĩnh mạch của nhú.

10


+ Lưới mao mạch sâu: những mạch máu từ lớp dưới da vào hạ bì rồi đến lớp
dưới chân bì và phân nhánh tạo ra dưới dạng động mạch sâu và cũng có một hệ
thống tĩnh mạch ngược lại.
2.2.2.2 Mạch bạch huyết
Bắt nguồn từ những mao mạch kín đầu nằm trong nhú chân bì sau đó đổ vào
lớp mao mạch bạch huyết dưới nhú, đến tầng sâu của chân bì tạo thành lưới bạch
huyết trong chân bì nằm giữa mạch máu nông và sâu. Lưới này lại đổ vào tĩnh mạch
bạch huyết rồi xuyên qua hạ bì để đến mạch bạch huyết dưới da.
2.2.2.3 Thần kinh: những nhánh thần kinh của da có 2 nguồn gốc: giao cảm và não
tủy. Chúng tạo thành đám rối nằm ở hạ bì và có hai loại:

Đám rối thần kinh có myelin gồm những nhánh thần kinh cảm giác.
Đám rối thần kinh không có myelin gồm những sợi thần kinh giao cảm tiếp
xúc quanh mạch máu và các tuyến dưới da.
2.2.3 Những yếu tố phụ thuộc da
Bao gồm nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi, tuyến sữa và các cấu trúc
đặc biệt như sừng, móng.
Nang lông của chó là nang lông kép. Nang lông kép là nang lông có một sợi
lông lớn ở giữa và bao quanh là từ 3 – 15 lông nhỏ. Những động vật có nang lông
kép khi sinh ra chỉ có nang lông đơn, sau đó sẽ phát triển thành nang lông kép.
Sự phát triển của lông chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như dinh dưỡng,
hormon, chu kì ánh sáng. Động vật thường rụng lông để đáp ứng lại với sự thay đổi
của thời tiết và chu kỳ ánh sáng. Thyroxine kích thích cho sự thay lông,
glucocorticoide ức chế sự phát triển của lông, ảnh hưởng của hormon giới tính lên
sự phát triển của lông chưa được biết nhiều. Chức năng đầu tiên của lông là hàng
rào cơ học bảo vệ thú khỏi tổn thương quang học và điều hòa thân nhiệt. Ngoài ra,
lông còn giúp cho thú ngụy trang.
Tuyến bã nhờn: là những tuyến toàn hủy phân nhánh hay đơn, có nhiệm vụ
tiết bã nhờn vào nang lông và trên bề mặt da. Tuyến này thường nằm giữa chân lông
và cơ dựng lông. Ở một số loài, chúng tham gia vào hệ thống đánh dấu mùi. Bã

11


nhờn là hỗn hợp lipid phức tạp gồm có cholesterol, cholesterol esters, triglyceride,
sáp diester, acid béo. Bã nhờn giúp cho mềm da và lông đẹp.
Tuyến mồ hôi: là những tuyến ống nằm sâu trong lớp chân bì thường được
chia ra làm ba đoạn:
+ Tiểu cầu mồ hôi: đoạn ống này cong queo nằm trong hạ bì, đó là phần chế
tiết ra mồ hôi. Đường kính ống lớn hơn ống bài xuất, cao 20 – 25 µm.
+ Ống bài xuất: đoạn này chạy xuyên qua chân bì đến lớp mầm của biểu bì.

Vách của ống được cấu tạo bởi hai màng tế bào nằm trên màng đáy là khối đơn. Tế
bào ở hàng ngoài sẫm màu, tế bào bên trong có tính chất bắt màu acid mạnh.
+ Đường mồ hôi: đoạn này xoắn trong biểu bì lên đến mặt da. Tùy theo tính
chất của chất tiết mà tuyến mồ hôi được phân chia ra làm hai loại:
– Dịch đậm đặc: có nhiều hạt protid và có mùi riêng biệt đối với từng loài, có
khi với từng cá thể. Loại này có lòng ống rộng đổ ra bẹ lông và phân bố ra mặt da.
– Dịch loãng: không mùi thường có ở những vùng lông ít hay không có lông.
Tuyến sữa: là loại tuyến mồ hôi biến đổi để thích ứng với chức phận tạo sữa.
Tuyến này chỉ phát triển mạnh trên thú cái là một khối tròn dẹt nằm trong hạ bì đẩy
da phồng lên. (Lâm Thị Thu Hương, 2005)
2.2.4 Các bệnh thường gặp trên da chó
Bệnh trên da chó tuy không gây tử vong c ao nhưng rất phức tạp và làm cho
chó khó chịu, ảnh hưởng tới đời sống bình thường của con vật và môi tr ường xung
quanh.
Nguyên nhân chính là do thức ăn , ký sinh trùng ngoài da như ve, ghẻ, bọ
chét; do rối loạn hormon, suy giảm miễn dịch hay do di truyền.
Triệu chứng: rụng lông, đỏ tấy, nếu nhiễm trùng kế phát thì chảy nước dịch
trong hoặc mủ vàng , da dày, loét sần sùi . Bệnh kéo dài , da dày lên , ngứa, gãi, khó
chịu, da lở loét, bốc mùi hôi đặc biệt, thần kinh không ổn định.
Vì vậy để con thú có bộ lông bóng mượt cần bắt đầu với chế độ dinh

dưỡng

đầy đủ. Kiểm tra da, lông thú thường xuyên để phát hiện sớm những dấu hiệu khác

12


thường. Giữ môi trường sạ ch sẽ và cách ly chó nhiễm k ý sinh trùng, nấm với chó
khoẻ.

2.2.4.1 Viêm da do Demodex
 Cách sinh bệnh
Demodex ký sinh ở tuyến nhờn, bao lông của chó gây rụng lông sau đó gây
viêm sung huyết. Vi khuẩn xâm nhập vào gây phụ nhiễm thường là Staphylococcus
và gây thành mụn hoặc abcess. Ký chủ có thể bị nhiễm độc gầy mòn rồi chết.
Demodex có thể lây trực tiếp hoặc g ián tiếp và có thể gặp trên tất cả chó mọi
lứa tuổi, nhưng chỉ gây ra lở loét cho một số chó khi sức kh ỏe giảm, da bị sây xát
dẫn đến cảm nhiễm.
 Triệu chứng và bệnh tích
Bệnh thường bắt đầu ở mặt , quanh hốc mắt , sau đó là hai chân trước tạo
vùng loang lỗ nhỏ không có lông. Bệnh nặng dẫn đến da mẫn đỏ, sưng dày, sần sùi,
có vảy, rỉ máu để lâu có mụn mủ hoặc ổ mủ tạo thành lỗ lớn có nhiều dịch viêm lẫn
máu tạo mùi hôi . Demodex thường không gây ngứa nhưng có sự phụ nhiễm vi
khuẩn sẽ gây ngứa cho thú. Có hai dạng: cục bộ và toàn thân.
+ Dạng cục bộ: thường phân bố từng vùng nhỏ ở mặt nhất là quanh hốc mắt ,
chân trước và thường ở dạng nhẹ, không phát triển thành dạng viêm mủ kế phát.
+ Dạng toàn thân: da đỏ, sưng dày với nhiều dịch rỉ máu, nếu viêm nhiễm kế
phát có mủ.
 Điều trị
– Dạng toàn thân điều trị ít có kết quả. Dạng cục bộ có thể điều trị lành trong 4 – 8
tuần.
– Dùng amitraz 0,025 % trong nước, mỗi tuần tắm một lần cho đến dứt bệnh, sau đó
hai tuần tắm một lần cho đến khi xét nghiệm không còn kí sinh trùng.
– Dùng ivermectin chích dưới da 0,6 mg/kg mỗi tuần 1 lần liên tục trong sáu tuần.
– Nếu viêm nhiễm kế phát dùng kháng sinh chích cho chó và kháng viêm khi cần.

13


2.2.4.2 Viêm da do Sarcoptes

 Cách sinh bệnh
Sarcoptes xâm nhập lớp biểu bì, đào rãnh, lấy dịch lâm ba và dịch tế bào làm
chất dinh dưỡng . Con cái đào rãnh trong biểu bì đẻ trứng và luôn hướng về phía
trước, vì gai lưng nhọn hướng về phía sau nên không lùi được. Chúng kích thích gây
ngứa liên tục, chỗ gãi bị nhiễm trùng , rụng lông, da nhăn nheo, bốc mùi hôi thối và
trúng độc dẫn đến chết. Sarcoptes lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
 Triệu chứng và bệnh tích
Truyền lây ghẻ do tiếp xúc trực tiếp. Tổn thương có thể xuất hiện sau 4 – 8
tuần. Tổn thương xuất hiện sớm hay muộn tùy thuộc vào số lượng ghẻ, vị trí ký
sinh, sự sinh sản của ghẻ và sự mẫn cảm của thú. Trên chó tổn thương thường thấy
nhất là ở tai, mắt, mõm và gốc đuôi. Có 3 biểu hiện chính:
Ngứa: do Sarcoptes đào hang, tiết ra độc tố, nước bọt và các chất bài tiết làm
con vật bị ngứa, khi trời nóng hoặc lúc vận động càng ngứa nhiều. Chó bị ghẻ hay
gãi, nhây cắn vào chỗ ngứa.
Rụng lông: ấu trùng chui vào bao lông gây viêm bao lông cùng với việc cọ
sát làm rụng lông. Lông rụng từng đám, lúc đầu nhỏ về sau càng lan rộng cùng với
sự sinh sản của ghẻ cái thích đi xa thành lập quần thể mới.
Da đóng vảy: chỗ ngứa xuất hiện mụn nước, do cọ xát, gãi mụn vỡ chảy dịch
rồi khô lại tạo vẩy dính chặt vào lông và da, để lâu da đóng vảy dày nhăn nheo có
mùi hôi thối.
Bệnh làm cản trở chức năng da, con vật ngứa liên tục, mất ngủ, trúng độc,
chỗ gãi bị nhiễm trùng, viêm tạo ung nhọt trong da.
 Điều trị
– Dùng amitraz để tắm.
– Dùng ivermectin chích dưới da rất hiệu quả.
– Nếu viêm nhiễm kế phát dùng kh áng sinh và có thể kết hợp với kháng viêm .

14



×