Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MAY DA GIÁN TIẾP TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP PHẪU THUẬT MẤT VÙNG DA LỚN TRÊN CHÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.35 MB, 91 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI –THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MAY DA GIÁN TIẾP TRONG
CÁC TRƯỜNG HỢP PHẪU THUẬT MẤT
VÙNG DA LỚN TRÊN CHÓ

Sinh viên thực hiện: HỒNG CẨM PHƯƠNG
Lớp: DH06TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2006-2011

Tháng 08/2011


2

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI –THÚ Y
****************

HỒNG CẨM PHƯƠNG

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MAY DA GIÁN TIẾP TRONG


CÁC TRƯỜNG HỢP PHẪU THUẬT MẤT
VÙNG DA LỚN TRÊN CHÓ
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ QUANG THÔNG

Tháng 08/2011


3

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Hồng Cẩm Phương
Tên luận văn: “Ứng dụng kỹ thuật may da gián tiếp trong các trường hợp phẫu
thuật mất vùng da lớn trên chó”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của Giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội Đồng Chấm Thi Tốt Nghiệp khoa ngày…..
Giáo viên hướng dẫn

TS. Lê Quang Thông


4

LỜI CẢM TẠ
Xin tỏ lòng nhớ ơn sâu sắc đến cha mẹ, người đã sinh thành dưỡng dục và
suốt đời hy sinh cho con.
Chân thành biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Quang Thông đã tận tình chỉ dạy,
hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong

suốt quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm tạ: Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y,
cùng tất cả quý thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Tp.
Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực
tập tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị của Chi cục Thú y Tp. HCM
đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực
tập tốt nghiệp.
Cảm ơn các bạn lớp Thú y khóa 32 đã nhiệt tình chia sẻ những vui buồn
trong học tập cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài .
Sinh viên thực hiện
Hồng Cẩm Phương


5

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng kỹ thuật may da gián tiếp trong các trường hợp
phẫu thuật mất vùng da lớn trên chó” được thực hiện tại phòng thực hành môn cơ
thể - ngoại khoa từ ngày 20/02/2011 đến ngày 30/05/2011.
Với mục đích ứng dụng các kỹ thuật khâu da gián tiếp điều trị các trường
hợp mất da vùng rộng, khảo sát quá trình lành sẹo vết thương trên chó, chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu trên 15 con chó khỏe mạnh, không mắc các bệnh về da. Kết
quả thu được như sau:
Đối với vết thương mất da hình chữ nhật: phương pháp khâu da trực tiếp có
thời gian lành vết thương là 13 ngày, không có biến chứng sau phẫu thuật. Phương
pháp khâu da gián tiếp có thời gian lành vết thương nhanh hơn là 11,75 ngày, biến
chứng sau phẫu thuật là vết thương bị nhiễm trùng và tích dịch.
Đối với vết thương mất da hình tròn: phương pháp khâu da trực tiếp có thời

gian lành vết thương là 12 ngày, không có biến chứng sau phẫu thuật. Phương pháp
khâu da gián tiếp có thời gian lành vết thương ngắn hơn là 10,75 ngày, biến chứng
sau phẫu thuật là tích dịch ở vết thương.
Đối với vết thương mất da hình bầu dục: phương pháp khâu da trực tiếp có
thời gian lành vết thương là 8 ngày. Phương pháp khâu da gián tiếp có thời gian
lành vết thương chậm hơn là 9,75 ngày. Ở cả hai nhóm đều gặp biến chứng sau
phẫu thuật là bị đứt chỉ.


6

MỤC LỤC

TRANG
Trang tựa………………………………………………………………………... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn……………………………………….. ii
Lời cảm tạ………………………………………………………………………..iii
Tóm tắt khóa luận……………………………………………………………….. iv
Mục lục…………………………………………………………………………..v
Danh sách các bảng……………………………………………………………... xi
Danh sách các hình……………………………………………………………… xii
Danh sách các biểu đồ, đồ thị…………………………………………………… xv
Chương 1 LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………… 1
1.1 Đặt vấn đề……………………………………………………………………1
1.2 Mục đích…………………………………………………………………….. 2
1.3 Yêu cầu……………………………………………………………………… 2
Chương 2 TỔNG QUAN……………………………………………………… 3
2.1 Một số đặc điểm sinh lý trên chó…………………………………………… 3
2.1.1 Thân nhiệt………………………………………………………………….3
2.1.2 Nhịp thở…………………………………………………………………… 3

2.1.3 Nhịp tim……………………………………………………………………3


7

2.1.4 Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai………………………… 3
2.1.5 Chu kì lên giống…………………………………………………………... 3
2.1.6 Số con trong môt lứa và tuổi cai sữa……………………………………… 4
2.2 Cấu tạo và đặc điểm của da chó…………………………………………….. 4
2.2.1 Chức năng của da…………………………………………………………. 4
2.2.2 Cấu trúc và đặc điểm của da……………………………………………….4
2.2.2.1 Biểu bì………………………………………………………………… 4
2.2.2.2 Bì………………………………………………………………………... 6
2.2.3 Các phần phụ thuộc da……………………………………………………. 7
2.2.3.1 Lông…………………………………………………………………… 7
2.2.3.2 Cấu trúc các tuyến dưới da……………………………………………… 10
2.3 Cấu trúc và đặc điểm lớp dưới da……………………………………………11
2.4 Hệ thống mạch máu nuôi da………………………………………………… 12
2.5 Các đường căng của da trên chó……………………………………………..13
2.5.1 Các đường căng của da trên chó…………………………………………...13
2.5.2 Biện pháp làm giảm sức căng da………………………………………….. 14
2.6 Kim và chỉ may dùng trong may da………………………………………… 15
2.6.1 Kim may phẫu thuật………………………………………………………. 15
2.6.1.1 Tính chất của kim may tốt………………………………………………. 15
2.6.1.2 Phân loại kim may………………………………………………………. 15


8

2.6.2 Chỉ may phẫu thuật……………………………………………………….. 15

2.7 Các đường may da thông dụng………………………………………………16
2.7.1 Những lưu ý khi thực hiện đường may…………………………………… 16
2.7.2 Những lưu ý khi thực hiện cột nút ở da……………………………………16
2.7.3 Một số đường may thông dụng…………………………………………… 16
2.8 Phương pháp vô cảm………………………………………………………... 17
2.9 Các kỹ thuật may da trong những trường hợp mất da………………………. 17
2.9.1 Trường hợp khối u…………………………………………………………17
2.9.2 Trường hợp khuyết tật có hình dạng bất thường………………………….. 18
2.9.2.1 Khuyết tât hình tròn……………………………………………………...18
2.9.2.2 Khuyết tật hình tam giác……………………………………………… 21
2.9.2.3 Khuyết tật hình vuông và hình chữ nhật……………………………….. 23
2.9.2.4 Khuyết tật hình bầu dục………………………………………………… 24
2.9.2.5 Khuyết tật hình lưỡi liềm……………………………………………… 26
2.10 Những lưu ý khi thực hiện phẫu thuật may da…………………………….. 27
2.11 Sự lành sẹo của vết thương………………………………………………... 27
2.11.1 Giai đoạn viêm nhiễm (giai đoạn cầm máu)…………………………….. 27
2.11.1.1 Quá trình đáp ứng mạch máu………………………………………….. 27
2.11.1.2 Quá trình đáp ứng tế bào………………………………………………. 28
2.11.2 Giai đoạn biểu mô hóa…………………………………………………... 28


9

2.11.3 Giai đoạn tăng sinh sợi…………………………………………………... 29
2.11.4 Giai đoạn trưởng thành…………………………………………………...29
2.12 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lành sẹo của vết thương………………… 29
2.13 Chăm sóc hậu phẫu………………………………………………………... 30
2.14 Lược duyệt các nghiên cứu có liên quan………………………………….. 30
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN………………... 32
3.1 Thời gian và địa điểm……………………………………………………….. 32

3.2 Đối tượng khảo sát………………………………………………………….. 32
3.3 Nội dung khảo sát…………………………………………………………… 32
3.4 Vật liệu thí nghiệm………………………………………………………….. 32
3.4.1 Thuốc thú y………………………………………………………………...32
3.4.2 Thuốc sát trùng……………………………………………………………. 33
3.4.3 Dụng cụ…………………………………………………………………… 33
3.5 Bố trí thí nghiệm……………………………………………………………. 33
3.6 Chỉ tiêu khảo sát…………………………………………………………….. 33
3.7 Phương pháp thực hiện……………………………………………………… 34
3.7.1 Tiến hành phẫu thuật……………………………………………………… 35
3.7.2 Chăm sóc hậu phẫu……………………………………………………….. 42
3.8 Các công thức tính…………………………………………………............... 42
3.9 Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………………... 43


10

Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN…………………………………………. 44
4.1 Kết quả dựa vào thời gian lành vết thương…………………………………. 44
4.1.1 So sánh thời gian lành vết thương giữa 3 lô thí nghiệm………………….. 44
4.1.2 So sánh thời gian lành vết thương giữa thú thí nghiệm và thú đối chứng….
…………………………………………………………………………………... 45
4.2 Kết quả dựa vào bảng đánh giá tình trạng đau của thú sau phẫu thuật theo …
phương pháp Glasgow………………………………………………………….. 46
4.2.1 So sánh tình trạng đau của các thú giữa 3 lô thí nghiệm………………… 46
4.2.2 So sánh tình trạng đau của các thú giữa thú thí nghiệm và thú đối chứng.. .
…………………………………………………………………………………... 47
4.3 Kết quả dựa vào việc kiểm tra sức khỏe của thú qua một số chỉ tiêu sinh lý....
…………………………………………………………………………………... 48
4.3.1 So sánh thân nhiệt, nhịp tim (nhịp/phút), nhịp hô hấp (nhịp/phút) của các..

thú giữa 3 lô thí nghiệm………………………………………………………… 48
4.3.2 So sánh thân nhiệt, nhịp tim (nhịp/phút), nhịp hô hấp (nhịp/phút) giữa thú
thí nghiệm và thú đối chứng…………………………………………………… 50
4.4 Kết quả dựa vào tỷ lệ biến chứng sau khi mổ………………………………. 52
4.4.1 Tỷ lệ biến chứng sau khi mổ của các thú giữa 3 lô thí nghiệm…………… 52
4.4.2 Tỷ lệ biến chứng sau khi mổ giữa thú thí nghiệm và thú đối chứng……… 53
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ……………………………………… 54


11

5.1 Kết luận……………………………………………………………………... 54
5.2 Đề nghị……………………………………………………………………… 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….. 56
PHỤ LỤC
Phụ lục 1………………………………………………………………………… 58
Phụ lục 2………………………………………………………………………… 60
Phụ lục 3………………………………………………………………………... 64


12

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Thời gian lành vết thương giữa 3 lô thí nghiệm……………………… 44
Bảng 4.2 Tình trạng đau của các thú giữa 3 lô thí nghiệm……………………... 46
Bảng 4.3 Tình trạng đau của các thú giữa thú thí nghiệm và thú đối chứng……
…………………………………………………………………………………... 47
Bảng 4.4 Tỷ lệ biến chứng sau khi mổ của các thú giữa 3 lô thí nghiệm……….
…………………………………………………………………………………... 52
Bảng 4.5 Tỷ lệ biến chứng sau khi mổ giữa thú thí nghiệm và thú đối chứng…..

…………………………………………………………………………………... 53


13

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Diễn biến sự tạo da dày với lông và tuyến bã………………………… 6
Hình 2.2 Diễn biến tạo lông có tuyến bã đi kèm……………………………….. 8
Hình 2.3 Cấu trúc một nang lông ghép…………………………………………. 9
Hình 2.4 Hệ thống mạch máu dưới da ở chó và mèo…………………………... 12
Hình 2.5 Các đường căng da trên chó………………………………………….. 13
Hình 2.6 Hai bờ vết thương được ép thử trước khi may……………………….. 14
Hình 2.7 Môt số đường may thông dụng……………………………………….. 17
Hình 2.8 Khuyết tật hình tròn được may lại theo đường thẳng………………… 18
Hình 2.9 Khuyết tật hình tròn được chỉnh sửa tạo hình thoi…………………… 19
Hình 2.10 Khuyết tật hình tròn được may lại theo phương pháp khâu 3 điểm…..
…………………………………………………………………………………... 19
Hình 2.11 Khuyết tật hình tròn được may lại theo phương pháp khâu hình chữ S
…………………………………………………………………………………... 20
Hình 2.12 Kỹ thuật may da tạo góc 450………………………………………… 20
Hình 2.13 Kỹ thuật may da tạo góc 300………………………………………… 21
Hình 2.14 Khuyết tật hình tam giác được may lại theo phương pháp đơn giản….
…………………………………………………………………………………... 21
Hình 2.15 Khuyết tật hình tam giác được khâu lại bằng cách mổ thêm hai đường
…………………………………………………………………………………... 22


14

Hình 2.16 Tạo 1 hoặc 2 vạt da xoay ở góc khuyết tật………………………….. 22

Hình 2.17 Khuyết tật hình chữ nhật được may lại theo phương pháp trực tiếp….
………………………………………………………………………………….. 23
Hình 2.18 Khuyết tật hình chữ nhật được đóng lại theo hình chữ H……………23
Hình 2.19 Khuyết tật hình chữ nhật được đóng lại theo hình chữ U……………24
Hình 2.20 Khuyết tật hình chữ nhật được che kín bởi 1 vạt da xoay………….. 24
Hình 2.21 Khuyết tật hình bầu dục căng theo chiều thẳng đứng………………..25
Hình 2.22 Khuyết tật hình bầu dục căng theo chiều thẳng đứng được may lại tạo
3 đường thẳng…………………………………………………………………… 25
Hình 2.23 Khuyết tật hình bầu dục căng theo chiều thẳng nằm được may lại theo
hình chữ V và chữ Z…………………………………………………………….. 26
Hình 2.24 Khuyết tật hình lưỡi liềm được đóng lại theo (1) bắt đầu ở điểm chính
giữa sau đó chia đều về hai phía (2, 3)…………………………………………. 27
Hình 3.1 Kỹ thuật khâu vết thương hình chữ nhật theo phương pháp gián tiếp
…………………………………………………………………………………... 36
Hình 3.2 Kỹ thuật khâu vết thương hình chữ nhật theo phương pháp trực tiếp
…………………………………………………………………………………... 38
Hình 3.3 Kỹ thuật khâu vết thương mất da hình tròn theo phương pháp gián tiếp
………………………………………………………………………………… 39


15

Hình 3.4 Kỹ thuật khâu vết thương mất da hình tròn theo phương pháp trực tiếp
…………………………………………………………………………………... 40
Hình 3.5 Kỹ thuật khâu vết thương mất da hình bầu dục theo phương pháp gián
tiếp………………………………………………………………………………. 41
Hình 3.6 Kỹ thuật khâu vết thương mất da hình bầu dục theo phương pháp trực
tiếp………………………………………………………………………………. 42



16

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 4.1 Thời gian lành vết thương giữa thú thí nghiệm và thú đối chứng….
………………………………………………………………………………….. 45
Biểu đồ 4.2 Tình trạng đau của các thú giữa thú thí nghiệm và thú đối chứng….
…………………………………………………………………………………... 47
Biểu đồ 4.3 Theo dõi thân nhiệt của các thú thí nghiệm trong 15 ngày đầu……..
…………………………………………………………………………………... 48
Biểu đồ 4.4 Theo dõi nhịp tim của các thú thí nghiệm trong 15 ngày đầu………
…………………………………………………………………………………... 49
Biểu đồ 4.5 Theo dõi nhịp hô hấp của các thú thí nghiệm trong 15 ngày đầu……
…………………………………………………………………………………... 49
Biểu đồ 4.6 Theo dõi thân nhiệt của các thú thí nghiệm và thú đối chứng trong…
15 ngày đầu……………………………………………………………………... 50
Biểu đồ 4.7 Theo dõi nhịp tim của các thú thí nghiệm và thú đối chứng trong…..
15 ngày đầu……………………………………………………………………... 51
Biểu đồ 4.8 Theo dõi nhịp hô hấp của các thú thí nghiệm và thú đối chứng trong
15 ngày đầu……………………………………………………………………... 51


17

Chương1
LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngay từ thời tiền sử, khi còn phải sống bằng phương thức săn bắn, hái lượm,
sống trong hang động, con người đã biết chế biến thức ăn đầu tiên bằng phương
pháp nướng thịt thú rừng, sản phẩm thừa là xương động vật, đó là món khoái khẩu
của chó rừng - một loài động vật có khứu giác rất phát triển và đó cũng chính là

nguyên nhân khiến loài người và loài chó “tiếp cận” với nhau, sống cùng nhau.
Chó nhờ vào bản năng trời sinh rất thính tai, mũi tốt, cũng như mắt nhìn vào
ban đêm thấy rõ hơn con người và rất tỉnh ngủ, có trí thông minh, dễ huấn luyện
nên con người đã sớm biết lợi dụng chó để bảo vệ và giúp đỡ cho mình. Chó lại là
một giống vật có tình nghĩa nhất nếu so sánh với các con vật khác đã sống gần gũi
với con người như trâu, bò, ngựa, heo…
“Man’s best friend - bạn tốt nhất của con người” câu nói này quả không sai
trong thời đại ngày nay. Ngoài việc nuôi chó để giữ nhà, chó còn được nuôi với
nhiều mục đích khác nhau như: nuôi chó làm cảnh, chó làm xiếc, chó đua, chó phục
vụ công tác an ninh, quốc phòng… chó đã trở thành một thành viên trong gia đình.
Chính vì vậy công tác quản lý, chăm sóc loài chó càng được mọi người quan tâm
hơn.
Ông bà ta có câu: “chó liền da, gà liền xương” nhưng không phải trong
trường hợp nào cũng đúng. Một chú chó khi đã mất một vùng da lớn, đòi hỏi phải
tốn nhiều thời gian, chế độ chăm sóc chu đáo mới có thể hồi phục.Nhưng kết quả
còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đề kháng bệnh tật của chúng. Mất một vùng
da lớn đồng nghĩa với nhiễm trùng và kéo theo nhiều bệnh tật xảy ra. Trên thế giới
đã có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như: khâu da, ghép da…Tại Việt Nam
gần như các bác sĩ phẫu thuật thú y chủ yếu áp dụng những kỹ thuật may da trực
tiếp kiểu cũ cho những vết thương mất da lớn, điều này gây nên những biến chứng


18

sau phẫu thuật do sức căng của da như bị đứt chỉ, rách mô, nhiễm trùng, hoại
tử…Vì vậy việc ứng dụng các kỹ thuật may da tiên tiến là điều cần thiết giúp điều
trị thành công các trường hợp bị mất một vùng da lớn.
Nhằm học hỏi kiến thức, đúc kết kinh nghiệm cũng như mở một hướng đi
mới cho công tác điều trị thú cưng, được sự đồng ý của khoa chăn nuôi thú y, dưới
sự hướng dẫn của thầy TS Lê Quang Thông, tôi thực hiện đề tài: “Ứng dụng kỹ

thuật may da gián tiếp trong các trường hợp phẫu thuật mất vùng da lớn trên
chó”.
1.2 Mục đích
Ứng dụng các kỹ thuật khâu da gián tiếp điều trị các trường hợp mất da vùng
rộng, và khảo sát quá trình lành sẹo vết thương trên chó.
1.3 Yêu cầu
- Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật may da gián tiếp so với kỹ thuật may da
trực tiếp.
- Sự lành vết thương, tình trạng đau của thú và các biến chứng xảy ra sau khi
phẫu thuật.


19

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Một số đặc điểm sinh lý trên chó (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang,
2007)
2.1.1 Thân nhiệt (đo ở trực tràng)
Thân nhiệt bình thường của chó trung bình là 38,40C, biến động từ 37,938,90C.
Chó con nhiệt độ không ổn định, có thể thấp hơn mức bình thường và sẽ ổn
định trong vòng 1 tuần sau khi sinh.
2.1.2 Nhịp thở
- Trên chó trưởng thành là 10 - 40 nhịp/phút, chó con là 15 - 35 nhịp/phút.
- Thú càng lớn thì tần số hô hấp càng chậm.
2.1.3 Nhịp tim
- Chó trưởng thành là 70 - 120 nhịp/phút, chó con là 200 - 220 nhịp/phút.
2.1.4 Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai
- Chó đực trung bình là 9 tháng, biến động từ 6 - 12 tháng.
- Chó cái trung bình là 10 tháng, biến động từ 7 - 13 tháng.

Sự trưởng thành sinh dục thường xuất hiện sớm ở những giống chó nhỏ con
và muộn ở giống chó lớn con. Thời gian mang thai khoảng 58 - 64 ngày, trung bình
là 61 ngày.
2.1.5 Chu kì lên giống
Thời gian lên giống biến động từ 3 - 21 ngày, thời điểm phối giống tốt nhất
từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 13 kể từ khi có dấu hiệu lên giống đầu tiên. Khoảng
cách giữa hai chu kì động dục 6 - 8 tháng, biến động từ 5 - 11 tháng.


20

Mùa giao phối thường là tháng 1, 12.
2.1.6 Số con trong một lứa và tuổi cai sữa
- Tuỳ theo giống chó lớn hay nhỏ, thông thường từ 1 - 10 con.
- Chó mẹ ở độ tuổi 2 - 3,5 năm tuổi có số con đẻ ra và nuôi sống con tốt nhất.
- Tuổi cai sữa là từ 8 - 9 tuần tuổi.
2.2 Cấu tạo và đặc điểm của da chó (Fossum, 2002)
2.2.1 Chức năng của da
Mọi động vật đa bào đều được bao phủ bằng một màng bọc gọi là da, gồm
một hay nhiều lớp tế bào. Da là một trong những bộ phận lớn nhất của cơ thể và
chứa nhiều tuyến, thần kinh, mạch máu và các cơ khác nhau. Ở chó con, da chiếm
24 % trọng lượng cơ thể, ở chó trưởng thành là 12 %. Chức năng cơ bản của da là
hàng phòng thủ đầu tiên giúp cơ thể tránh những ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài
như các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh. Da là nguồn cung cấp vitamin D, các chất
điện giải, nước, chất béo, cacbohydrate và protein. Da còn tham gia vào quá trình
trao đổi chất: hô hấp và bài xuất nhờ mạng lưới mao mạch, các tuyến nằm ở da.
Nhờ chứa những đầu thần kinh cảm giác da giúp cơ thể nhận cảm được áp lực, nhiệt
độ, cảm giác đau. Da và những thụ thể cảm giác nằm trên lớp lông phủ chống lại
những chất hóa học, sự bức xạ và khi kết hợp với lớp mỡ dưới da, tạo thành một lớp
đệm chống lại những tổn thương cơ học, tạo sự cách ly chống nóng và chống lạnh.

2.2.2 Cấu trúc và đặc điểm của da
Da gồm hai lớp mô cấu trúc có nguồn gốc khác nhau là ngoại bì và trung bì.
Lớp mô phía ngoài gọi là biểu bì, là lớp biểu mô đặc biệt có xuất nguồn từ ngoại bì
bề mặt. Lớp mô phía trong gọi là bì, là loại mô liên kết đặc không đồng đều có
nguồn gốc từ trung bì, nằm ngay bên dưới lớp biểu bì. Độ dày của da thay đổi từ 0,5
đến 5,0 mm ở chó.


21

2.2.2.1 Biểu bì (epidermis)
Biểu bì khởi đầu chỉ có một hàng tế bào xuất nguồn từ ngoại bì. Sau đó tạo
thêm một lớp tế bào đa diện ở phía trên gọi là chu bì (periderm), lúc này lớp bên
dưới được gọi là lớp đáy (basal layer). Chu bì tiếp tục tăng sinh, tăng trưởng, sừng
hóa và bong ra, rồi tiếp tục được thay thế bởi lớp tế bào đáy ở bên dưới. Lớp đáy
của biểu bì tiếp sau đó được gọi là lớp mầm (stratum germinativum) vì tạo ra các tế
bào mới, thay thế cho các lớp tế bào ở phía trên. Các tế bào từ lớp mầm sẽ tạo nên
lớp trung gian (intermediate layer). Sự thay thế ở lớp tế bào chu bì diễn ra tiếp tục
cho đến thời điểm không tồn tại nữa và được thay thế bởi lớp sừng (stratum
corneum). Lớp mầm cũng tăng sinh tế bào theo hướng đi vào phía trong và tạo nên
các mào biểu bì (epidermal ridge), các mào biểu bì lại tạo ra các nhú biểu bì. Trong
thời kỳ đầu trước khi sinh, các tế bào của mào thần kinh (neural crest) biệt hóa
thành các nguyên bào sắc tố (melanoblast). Thân của nguyên bào sắc tố thường khu
trú bên trong lớp đáy của biểu bì, còn các nhánh bào tương của chúng tiến vào xen
giữa các tế bào biểu bì ở bên trên. Ở một số vùng trên da, lớp hạt (stratum
granulosum) và lớp trong sáng (stratum lucidum) rõ ràng nhưng chỉ ở những nơi mà
sự sừng hóa chậm tiến triển, như chung quanh lỗ nang lông. Hai lớp này phát triển
tốt ở bề mặt chân đệm nhưng lại thiếu ở những vùng khác đặc biệt là ở da vùng mũi.
Lớp biểu bì dày ở những vùng lông phủ mỏng, ngược lại lớp biểu bì mỏng ở
những vùng dày đặc lông trưởng thành. Và lớp biểu bì dày nhất trên vùng mũi, lớp

đệm dưới chân.
Chức năng của lớp biểu bì: lót mặt ngoài và bảo vệ cơ thể nhờ sự sừng hóa.
Chứa hắc tố bào là những tế bào tạo ra sắc tố có tác dụng bảo vệ cơ thể đối với
những tia bức xạ. Biểu bì không chứa mạch máu nên vi khuẩn không xâm nhập vào
cơ thể nếu vết thương chưa sâu đến lớp bì.


22

Hình 2.1 Diễn biến sự tạo da dày với lông và tuyến bã
(Nguồn Nguyễn Trí Dũng, 2005)
2.2.2.2 Bì (còn gọi là mô mạch liên kết), (dermis)
Bì có xuất nguồn từ trung mô ở ngay bên dưới ngoại bì bề mặt. Phần lớn
trung mô biệt hóa thành mô liên kết của lớp bì có nguồn gốc từ trung bì lá thành.
Tiếp đến các tế bào trung mô bắt đầu tạo ra sợi collagen và sợi đàn hồi. Khi có các
mào biểu bì xuất hiện, lớp bì nhô lên về phía biểu bì và tạo nên các nhú bì. Lớp bì
gồm mạng lưới collagen và sợi đàn hồi, được bao quanh bởi lớp màng nhày
polysaccharide. Lớp này cung cấp hyaluronic acid, chondroitin sulfuric acid- hai
thành phần quan trọng của lớp bì. Collagen chiếm 90 % thành phần sợi bì. Nguyên
sợi bào, bạch cầu, tế bào huyết tố, đại thực bào có mặt xuyên suốt ở lớp bì, nhiều
nhất ở lớp bề mặt của lớp bì. Thỉnh thoảng cũng gặp tế bào chứa sắc tố, tế bào mỡ.


23

Lớp bì phong phú mạng lưới mao mạch, mạch bạch huyết, thần kinh, cơ
dựng lông và nang lông, các tuyến bắt nguồn từ ngoại bì.
Lớp bì ở chó và mèo phân chia thành hai lớp không rõ ràng, gồm lớp nhú
nông và lớp lưới sâu. Lớp nhú gồm các bó sợi collagen mịn đan dệt vào nhau, sợi
đàn hồi mịn và các sợi lưới. Sợi lưới ngưng đọng với chất dẻo hình thành nên màng

cơ bản. Lớp lưới cũng gồm các bó sợi collagen đan vào nhau và các sợi đàn hồi.
Nhưng các sợi collagen ở trạng thái thô hơn, ít tế bào hơn và số lượng sợi đàn hồi ở
lớp lưới nhiều hơn lớp nhú.
Độ dày của da liên hệ trực tiếp với độ dày của lớp bì, nó tùy thuộc vào vị trí
trên cơ thể, giới tính, giống, loài. Da dày khi có lớp bì dày hơn 1 mm, tương tự da
mỏng khi lớp bì mỏng hơn 1 mm. Da vùng bụng, vùng giữa các chi, loa tai trong là
những vùng da mỏng nhất trên chó.
2.2.3 Các phần phụ thuộc da
Phần phụ thuộc hay còn gọi là màng phụ của da bao gồm nang lông, tuyến
mồ hôi, tuyến bã, tất cả đều bắt nguồn từ biểu bì. Một số tuyến khác cũng bắt nguồn
từ biểu bì như tuyến vú, tuyến đuôi, túi hậu môn…
2.2.3.1 Lông (hair)
Phần cơ bản tạo nên lông là nang lông. Nang lông có xuất nguồn từ lớp mầm
của biểu bì, di chuyển tiến vào lớp bì ở bên dưới. Phần sâu nhất của nang lông phôi
thai được gọi là chồi lông có hình quả chùy, sẽ tạo nên hành lông (hair bulb). Các tế
bào biểu bì của hành lông tạo ra mô nền mầm (germinal matrix) sẽ phát triển để trở
thành lông. Hành lông sau đó nằm lọt vào nhú lông trung mô (mesenchymal hair
papilla). Các tế bào biểu bì bao quanh nang lông sẽ tạo nên bao chân lông biểu bì
(epithelial root sheath), kéo dài tiếp tục với lớp đáy, còn các tế bào trung mô bao
quanh nang lông sẽ tạo nên bao chân lông bì (dermal root sheath). Khi các tế bào
của mô nền mầm tăng sinh, chúng được đẩy vào bên trong bao chân lông biểu bì,
rồi được đẩy dần lên về phía bề mặt da và bị sừng hóa, tạo nên phần thân lông (hair
shaft).


24

Nang lông ở phần thấp của lớp bì cũng mở rộng vào lớp cơ dưới da. Những
sợi lông đầu tiên xuất hiện có đặc điểm khá mảnh và nhạt màu, được gọi là lông tơ.
Các lông tơ này dần dần được thay thế bởi các lông cứng (coarser hair).

Cơ dựng lông (arrector pili muscle) bao gồm một bó các tế bào sợi cơ trơn,
có xuất nguồn từ trung mô ở xung quanh, sẽ gắn vào bao chân lông bì và các nhú bì.
Những cơ này bám chặt vào các sợi đàn hồi và được kích thích bởi hệ thống thần
kinh tự động.

Hình 2.2 Diễn biến tạo lông có tuyến bã đi kèm
(Nguồn Nguyễn Trí Dũng, 2005)


25

Lúc mới sinh, nang lông ở chó phát triển từ nang lông đơn giản chỉ chứa một
sợi lông. Khi được 28 tuần tuổi, các nang lông đơn giản sẽ kết hợp lại phát triển
thành nang lông tổng hợp chứa từ 7 - 10 sợi lông nổi lên trên bề mặt da. Nang tổng
hợp chứa 1 sợi lông chính hoặc lông phòng vệ, được bao quanh bởi các lông tơ
mềm, mịn. Thân lông hướng ra ngoài lỗ nang lông nhô lên bề mặt biểu bì, chúng
chia nhánh vào các nang lông tương ứng nằm bên dưới tuyến bã. Nang lông phòng
vệ lớn hơn và xuyên vào cơ dưới da. Thông thường hình dạng của nang lông tổng
hợp sẽ tạo thành ba bó với một bó trung tâm lớn hơn hai bó còn lại.

Hình 2.3 Cấu trúc một nang lông ghép
(Nguồn Fossum, 2002)
Giữa các giống, số lượng lông thay đổi theo mùa. Số lượng lông trong 1
nang lông sẽ khác nhau và khác nhau ở các vùng của cơ thể. Chó thường rụng nhiều
lông vào mùa xuân hơn mùa hè, trong khi vào mùa đông số lượng lông ở mỗi bó sẽ
tăng lên. Hai yếu tố ảnh hưởng đến quá trình rụng lông trên thú là di truyền và môi
trường.



×