Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA HEO SAU CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 – 60 NGÀY TUỔI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG THƯƠNG PHẨM TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC TÂN IV BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.41 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG
CỦA HEO SAU CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 – 60 NGÀY TUỔI
THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG THƯƠNG PHẨM TẠI
TRẠI CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC TÂN IV
BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện : HỒNG THỊ HẰNG
Lớp

: DH07TA

Ngành

: Công Nghệ Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi

Niên khóa

: 2007 – 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y


****************

HỒNG THỊ HẰNG

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG
CỦA HEO SAU CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 – 60 NGÀY TUỔI
THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG THƯƠNG PHẨM TẠI
TRẠI CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC TÂN IV
BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN VĂN CHÍNH

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Hồng Thị Hằng
Tên khóa luận: “Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của heo sau cai sữa
giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi thuộc một số nhóm giống thương phẩm tại trại Chăn
Nuôi Heo Phước Tân IV – Biên Hoà – Đồng Nai”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y
Ngày … tháng … năm …
Giáo viên hướng dẫn


TS. Trần Văn Chính

ii


LỜI CẢM TẠ
Con gửi lời kính yêu đến ba mẹ, người đã sinh ra và nuôi dưỡng con bằng tất
cả tình thương, luôn là hậu phương trong những tháng ngày tuổi thơ và năm tháng
ngồi trên giảng đường đại học.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến TS. Trần Văn Chính. Thầy đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Xin chân thành cảm tạ Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, Ban chủ
nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng quý Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P. Việt
Nam, Ban quản lý trại Chăn Nuôi Heo Phước Tân IV và cùng toàn thể anh, chị công
nhân trong trại Chăn Nuôi Heo Phước Tân IV đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp ở trại.
Xin cảm ơn các bạn bè trong và ngoài lớp đã luôn ở bên tôi, động viên và chia
sẽ những khó khăn trong suốt thời gian qua.
Hồng Thị Hằng

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Qua thời gian khảo sát từ 14/02/2011 đến 30/05/2011 trên heo con sau cai sữa
giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi thuộc 4 nhóm giống D(LY), D(YL), (PD)(LY),
(PD)(YL) tại trại Chăn Nuôi Heo Phước Tân IV, một số kết quả được ghi nhận sau:

Trọng lượng nhập thực tế tính chung cho các nhóm giống là 6,9 kg/con.
Trọng lượng xuất thực tế tính chung cho các nhóm giống là 23,33 kg/con.
Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi tính chung cho các nhóm giống
là 6,63 kg/con.
Trọng lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi tính chung cho các nhóm giống là
22,41 kg/con.
Tăng trọng ngày thực tế tính chung cho các nhóm giống là 411 g/con/ngày.
Tăng trọng ngày hiệu chỉnh tính chung cho các nhóm giống là 394 g/con/ngày.
Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số biến chuyển thức ăn tính chung cho các nhóm
giống tương ứng là 0,59 kg thức ăn/con/ngày và 1,44 kg thức ăn/ kg tăng trọng.
Tỷ lệ nuôi sống tính chung cho các nhóm giống là 100 %.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy, tỷ lệ con có triệu chứng ho, tỷ lệ con viêm khớp tính
chung cho các nhóm giống khảo sát tương ứng là 1,08 %; 3,13 %; 0,31 %.
Khả năng sinh trưởng và sức sống của heo cai sữa được xếp hạng tốt đến xấu
theo thứ tự: nhóm giống (PD)(LY) (hạng I) > nhóm giống D(LY) (hạng II) > nhóm
giống (PD)(YL) (hạng III) > nhóm giống D(YL) (hạng IV).

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ........................................................................... ii
Lời cảm tạ .................................................................................................................. iii
Tóm tắt khóa luận...................................................................................................... iv
Mục lục ........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... viii
Danh sách các bảng ................................................................................................... ix
Danh sách các sơ đồ .................................................................................................. xi

Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ...........................................................................................2
1.2.1 Mục đích .............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 Giới thiệu về trại Chăn Nuôi Phước Tân IV .........................................................3
2.1.1 Vị trí địa lý .........................................................................................................3
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển .....................................................................3
2.1.3 Phương hướng chăn nuôi và nhiệm vụ ..............................................................3
2.1.4 Cơ cấu tổ chức nhân sự và quản lý sản xuất ......................................................4
2.1.4.1 Cơ cấu nhân sự ................................................................................................4
2.1.4.2 Tổ chức quản lý sản xuất ................................................................................4
2.1.5 Cơ cấu đàn ..........................................................................................................5
2.1.6 Công tác giống ...................................................................................................5
2.1.7 Hệ thống chuồng trại ..........................................................................................5
2.1.8 Thức ăn ...............................................................................................................6
2.1.9 Nước uống ..........................................................................................................6
2.1.10 Vệ sinh thú y ....................................................................................................7

v


2.1.10.1 Vệ sinh chuồng mới ......................................................................................7
2.1.10.2 Vệ sinh chuồng heo đã nuôi ..........................................................................7
2.1.10.3 Vệ sinh bên ngoài vào ...................................................................................7
2.1.10.4 Vệ sinh dụng cụ thú y....................................................................................8
2.1.11 Quy trình tiêm phòng .......................................................................................8
2.1.12 Chăm sóc và nuôi dưỡng ..................................................................................9
2.1.12.1 Heo hậu bị .....................................................................................................9

2.1.12.2 Heo nái mang thai .......................................................................................10
2.1.12.3 Heo nái đẻ và nuôi con ................................................................................10
2.1.12.4 Heo con theo mẹ..........................................................................................11
2.1.12.5 Heo con cai sữa ...........................................................................................11
2.2 Đặc điểm một số nhóm giống heo ......................................................................12
2.2.1 Heo Yorkshire (Y)............................................................................................12
2.2.2 Heo Landrace (L) .............................................................................................12
2.2.3 Heo Duroc (D)..................................................................................................13
2.2.4 Heo Pietrain (P) ................................................................................................14
2.2.5 Đặc điểm các giống heo thương phẩm .............................................................14
2.2.5.1 Heo lai ba máu ..............................................................................................14
2.2.5.2 Heo lai bốn máu ............................................................................................15
2.3 Cơ sở lý luận .......................................................................................................16
2.3.1 Đặc điểm sinh lý heo con sau cai sữa ..............................................................16
2.3.2 Quá trình sinh trưởng và phát dục ....................................................................16
2.3.2.1 Sinh trưởng ....................................................................................................16
2.3.2.2 Sự phát dục ....................................................................................................16
2.3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục ....................................17
2.3.3.1 Yếu tố di truyền .............................................................................................17
2.3.3.2 Yếu tố ngoại cảnh..........................................................................................17
2.3.4 Các bệnh thường gặp trên heo con sau cai sữa ................................................18
2.3.4.1 Bệnh tiêu chảy ...............................................................................................18
2.3.4.2 Bệnh viêm phổi .............................................................................................20

vi


2.3.4.3 Bệnh viêm khớp ............................................................................................22
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .................................23
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................23

3.2 Phương pháp khảo sát và đối tượng khảo sát......................................................23
3.2.1 Phương pháp khảo sát ......................................................................................23
3.2.2 Đối tượng khảo sát ...........................................................................................23
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................24
3.3.1 Các chỉ tiêu về khả năng tăng trọng .................................................................24
3.3.2 Các chỉ tiêu về khả năng sử dụng thức ăn ........................................................26
3.3.3 Các chỉ tiêu về sức sống ...................................................................................26
3.3.4 Xếp hạng khả năng sinh trưởng và sức sống ...................................................27
3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ................................................................27
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................28
4.1 Trọng lượng nhập và trọng lượng xuất ...............................................................28
4.1.1 Trọng lượng nhập thực tế và trọng lượng xuất thực tế ....................................28
4.1.2 Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi và trọng lượng xuất hiệu chỉnh
về 60 ngày tuổi ..........................................................................................................30
4.2 Tăng trọng ngày thực tế và tăng trọng ngày hiệu chỉnh......................................31
4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số biến chuyển thức ăn.........................................33
4.4 Tỷ lệ nuôi sống ....................................................................................................35
4.5 Tỷ lệ bệnh ............................................................................................................35
4.5.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ..................................................................................35
4.5.2 Tỷ lệ con có triệu chứng ho..............................................................................36
4.5.3 Tỷ lệ con viêm khớp.........................................................................................38
4.6 Xếp hạng khả năng sinh trưởng và sức sống ......................................................38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................41
5.1 Kết luận ...............................................................................................................41
5.2 Đề nghị ................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................43
PHỤ LỤC .................................................................................................................46

vii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TLNTT

: Trọng lượng nhập thực tế

TLNHC 21

: Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi

TLXTT

: Trọng lượng xuất thực tế

TLXHC 60

: Trọng lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi

NTTT

: Ngày tuổi thực tế

TTNTT

: Tăng trọng ngày thực tế

TTNHC

: Tăng trọng ngày hiệu chỉnh


LTĂTT

: Lượng thức ăn tiêu thụ

HSBCTĂ

: Hệ số biến chuyển thức ăn



: Thức ăn

TT

: Tăng trọng

TĂHH

: Thức ăn hỗn hợp

TSTK

: Tham số thống kê

N

: Số con hoặc số đợt nuôi heo thí nghiệm

X


: Giá trị trung bình

SD

: Standard Devitation (độ lệch chuẩn)

CV (%)

: Coefficient of Variation (hệ số biến dị)

NSIF

: National Swine Improvement Ferderation
Liên Đoàn Cải Thiện Giống Heo Quốc Gia

CP

: Charoen Pokhand

AD 3 E

: Vitamin tổng hợp A, D 3 và E

D(LY)

: Duroc x (Landrace x Yorkshire)

D(YL)

: Duroc x (Yorkshire x Landrace)


(PD)(LY)

: (Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)

(PD)(YL)

: (Pietrain x Duroc) x (Yorkshire x Landrace)

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn ...................................................................................................5
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng các loại TĂHH .....................................................6
Bảng 2.3 Quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị ..........................................................8
Bảng 2.4 Quy trình tiêm phòng cho heo nái bầu ........................................................9
Bảng 2.5 Quy trình tiêm phòng cho heo con cai sữa ..................................................9
Bảng 2.6 Quy trình tiêm phòng và tiêm sắt cho heo con ............................................9
Bảng 2.7 Một số loại thuốc dùng điều trị tiêu chảy ..................................................20
Bảng 2.8 Một số loại thuốc dùng điều trị viêm phổi.................................................21
Bảng 2.9 Một số loại thuốc dùng điều trị viêm khớp................................................22
Bảng 3.1 Công thức ghép phối tạo heo con khảo sát ................................................24
Bảng 3.2 Hệ số nhân hiệu chỉnh trọng lượng cai sữa về 21 ngày tuổi.....................25
Bảng 4.1 Trọng lượng nhập thực tế và trọng lượng xuất thực tế ..............................28
Bảng 4.2 Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi và trọng lượng xuất hiệu
chỉnh về 60 ngày tuổi ................................................................................................30
Bảng 4.3 Tăng trọng ngày thực tế và tăng trọng ngày hiệu chỉnh ............................32
Bảng 4.4 Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số biến chuyển thức ăn ...............................34
Bảng 4.5 Tỷ lệ nuôi sống ..........................................................................................35

Bảng 4.6 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................36
Bảng 4.7 Tỷ lệ con có triệu chứng ho .......................................................................37
Bảng 4.8 Tỷ lệ con viêm khớp ..................................................................................38
Bảng 4.9 Xếp hạng khả năng sinh trưởng và sức sống .............................................39

ix


x


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Tổ chức quản lý sản xuất của trại ...............................................................4
Sơ đồ 2.2 Công thức heo lai ba máu .........................................................................15
Sơ đồ 2.3 Công thức heo lai bốn máu .......................................................................15

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi heo đã và đang phát triển mạnh cả
về số lượng lẫn chất lượng đã góp phần tích cực giải quyết nhu cầu thực phẩm tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu. Để đáp ứng nhu cầu trên thì vấn đề sản xuất con
giống sao cho heo con có sức khỏe tốt, tăng trọng nhanh là vấn đề hết sức quan
trọng và có tính quyết định đến hiệu quả sản xuất và lợi nhuận của nhà chăn nuôi.
Muốn vậy, cần phải áp dụng tất cả các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng
sinh trưởng và sức sống của heo con sau cai sữa. Bởi trong chăn nuôi heo giai đoạn
từ 21 – 60 ngày tuổi là giai đoạn khó khăn và quan trọng, vì heo con phải chịu ảnh

hưởng rất lớn từ tác động của môi trường bên ngoài. Giai đoạn này heo phải chuyển
từ việc còn bú sữa sang việc sử dụng thức ăn nên hệ thống tiêu hóa dễ bị xáo trộn.
Do đó việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng nhất là yếu tố con giống đến khả năng
sinh trưởng và sức sống của các heo con sau cai sữa nhằm cải thiện được năng suất
của chúng là hết sức quan trọng và cần thiết, từ đó có thể đánh giá và chọn ra được
công thức phối giống hợp lý cho từng trại chăn nuôi.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của Bộ Môn Di Truyền Giống
Động Vật, khoa Chăn Nuôi – Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,
cùng với sự hướng dẫn của TS. Trần Văn Chính và được sự giúp đỡ của trại Chăn
Nuôi Heo Phước Tân IV, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát khả năng sinh trưởng
và sức sống của heo sau cai sữa giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi thuộc một số nhóm
giống thương phẩm tại trại Chăn Nuôi Heo Phước Tân IV, Biên Hòa, Đồng Nai”.

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát khả năng sinh trưởng, sức sống, khả năng sử dụng thức ăn và một số
bệnh thường gặp trên heo con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi của các nhóm giống
thương phẩm hiện có tại trại Chăn Nuôi Heo Phước Tân IV, Biên Hòa, Đồng Nai,
để có cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ việc chọn lọc các nhóm giống tốt nhất nuôi
thịt thương phẩm.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, đánh giá một số chỉ tiêu về sinh trưởng, sức sống, khả năng sử dụng
thức ăn và một số triệu chứng của các bệnh thường gặp của các nhóm giống heo sau
cai sữa giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về trại Chăn Nuôi Phước Tân IV
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại Chăn Nuôi Heo Phước Tân IV nằm trên địa bàn xã Phước Tân, Tp. Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trại cách quốc lộ 1A 7km về hướng Bắc và cách quốc lộ 51
là 8km về hướng Tây. Trại nằm ở vị trí khá cao với độ dốc 3 – 3,5% do đó rất
thuận tiện cho việc thoát nước xử lý chất thải. Tổng diện tích của trại là 6.000 m2.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Trại chăn nuôi heo Phước Tân IV trước đây do ông Nguyễn Viết Lương
thành lập vào năm 2002.
Đến năm 2005 được Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam thuê và
trực tiếp quản lý.
Từ năm 2005 đến 2009, trại được sử dụng để nuôi heo giống 2 máu.
Từ năm 2010 đến nay, trại chuyển sang nuôi heo thịt thương phẩm.
2.1.3 Phương hướng chăn nuôi và nhiệm vụ
Nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng thức ăn chăn nuôi, kiểm tra điều
kiện vệ sinh thú y, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm nhằm xây dựng thương hiệu và tăng sức cạnh tranh trong thời kỳ
hội nhập.
Coi trọng và tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp
vụ quản lý kinh tế trang trại.

3


2.1.4 Cơ cấu tổ chức nhân sự và quản lý sản xuất
2.1.4.1 Cơ cấu nhân sự
Nhân sự gồm 13 người, trong đó:

Đại học: 1 người (Kỹ thuật viên)
Trung cấp: 1 người (Điện, nước)
Công nhân: 8 người
Nấu ăn: 1 người
Bảo vệ: 2 người
2.1.4.2 Tổ chức quản lý sản xuất
Tổ chức quản lý sản xuất của trại được trình bày qua sơ đồ 2.1.

Sơ đồ 2.1 Tổ chức quản lý sản xuất của trại

4


2.1.5 Cơ cấu đàn
Trại chỉ nuôi heo thương phẩm 3 máu và 4 máu: D(LY), D(YL), PD(LY),
PD(YL). Cơ cấu đàn tính đến ngày 30/05/2011 được trình bày qua bảng 2.1.
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn
Loại heo

Số lượng (con)

Heo con cai sữa

900

Heo thịt

2700

Tổng đàn


3600

2.1.6 Công tác giống
Tất cả đàn heo thương phẩm của trại Phước Tân IV được nhập trực tiếp từ
trại Phước Tân V (thuộc quyền quản lý của Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P.
Việt Nam). Chương trình công tác giống của trại Phước Tân V được làm khá tốt.
Nái sinh sản được theo dõi ghi chép cẩn thận để tiện cho việc theo dõi chọn
lọc. Từ đó giữ lại những con nái có sức sinh sản tốt, loại thải những nái sinh sản
kém, ít con, tỉ lệ đậu thai thấp và chậm lên giống. Heo nái sau khi phối cũng được
ghi chép cẩn thận để theo dõi việc lên giống lại của nái sau khi phối và trường hợp
nái bị mất thẻ.
Việc phối giống được thực hiện 3 lần: vào 8 giờ sáng, 16 giờ chiều cùng
ngày và phối lại vào sáng ngày hôm sau (mỗi lần cách nhau ít nhất là 8 - 12 giờ),
nhằm gia tăng tỉ lệ thụ thai. Ít khi giao phối trực tiếp mà thường là gieo tinh nhân
tạo.
2.1.7 Hệ thống chuồng trại
Được xây dựng theo hướng Đông Bắc – Tây Nam với tám dãy chuồng song
song nhau nhằm tránh gió lạnh Đông Bắc thổi vào chuồng, tránh được mưa và gió
Tây Nam, tránh được nắng Đông buổi sáng, nắng Tây buổi chiều rọi thẳng vào
chuồng.
Chuồng được thiết kế theo dạng chuồng lạnh nên rất thích hợp với sự phát
triển của đàn heo, núm uống tự động, máng ăn bán tự động, có quạt mát, dàn mát,

5


kiểu chuồng nóc đôi, mái lợp tôn, nền xi măng, dạng chuồng tập thể và vách ngăn
bằng tường xây.
Với mô hình chăn nuôi công nghiệp như vậy đã mang lại hiệu quả kinh tế cao

cũng như sự quản lý và chăm sóc.
2.1.8 Thức ăn
Trại sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp (TĂHH) (dạng viên): 550S, 551, 552S,
552F do Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi CP Việt Nam sản xuất.
TĂHH 550S: dùng cho heo con từ 4 tuần đến 7 tuần tuổi.
TĂHH 551: dùng cho heo con từ 8 tuần đến 11 tuần tuổi.
TĂHH 552S: dùng cho heo con từ 12 tuần đến 16 tuần tuổi.
TĂHH 552F: dùng cho heo con từ 17 tuần đến xuất chuồng.
Thành phần dinh dưỡng các loại TĂHH thường sử dụng ở trại được trình bày
qua bảng 2.2.
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng các loại TĂHH
Thành phần
TĂHH

Năng lượng
trao đổi
(kcal/kg)

Protein



Ca

P

Muối

(%)


(%)

(%)

(%)

(%)

Độ
ẩm
(%)

550S

3300

21

3,5

0,8 – 0,9

0,6

0,4 – 0,8

14

551


3300

20

5

0,8 – 0,9

0,6

0,4 – 0,75

14

552S

3150

18,5

6

0,8 – 1,0

0,6

0,4 – 0,6

14


552F

3000

15

8

0,8 – 1,0

0,6

0,4 – 0,6

14

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại chăn nuôi heo Phước Tân IV, 2011)
2.1.9 Nước uống
Từ nguồn nước ngầm ở độ sâu 30 – 40 mét của các giếng khoan, được đưa
lên bồn chứa lớn (5000 lít) cao khoảng 10 mét so với mặt đất, nước được bơm
24/24 và phân phối đến các dãy chuồng. Nước ở đây đảm bảo các chỉ tiêu chất
lượng, định kỳ gửi mẫu kiểm tra nên nguồn nước này có thể sử dụng cho heo uống
và vệ sinh chuồng trại.

6


2.1.10 Vệ sinh thú y
2.1.10.1 Vệ sinh chuồng mới
Trại mới xây dựng, trước khi nhập heo phải dọn sạch sẽ, rửa sạch chuồng.

Lắp đặt, kiểm tra hệ thống điện, nước, lắp các ổ cắm điện và đèn úm.
Quét vôi xung quanh chuồng (nồng độ 10%), đối với nền chuồng quét vôi
loãng hơn (nồng độ 5%), phun sát trùng tổng thể, đóng cửa chuồng và chờ nhập
heo.
2.1.10.2 Vệ sinh chuồng heo đã nuôi
Khi bắt hết heo phải dọn sạch cám thừa chuyển cho bầy heo kế tiếp ăn ngay.
Quét hết phân, bụi trong chuồng. Rửa sạch tấm bạt trần, chuồng, máng ăn và núm
uống bằng nước xà phòng 2 %. Lật đan, rửa sạch đan và lòng mương tưới xút 3-5
%. Chà rửa lại bằng nước sạch tường chuồng, bạt hông.
Vệ sinh, kiểm tra hệ thống quạt, điện, dàn mát, hồ nước làm mát, sửa và hạ
núm uống cho vừa heo uống. Sau đó phun sát trùng, chờ khô.
Quét vôi xung quanh chuồng (nồng độ 10%), đối với nền chuồng quét vôi
loãng hơn (nồng độ 5%), lắp ổ úm, phun sát trùng và đóng kín cửa chuồng ít nhất
1 tuần trước khi nhập heo vào.
2.1.10.3 Vệ sinh bên ngoài vào
Tất cả xe vận chuyển nguyên liệu, xe khách hàng, xe chở heo…khi vào trại
đều phải chạy qua bể sát trùng và được phun xịt khử trùng. Riêng xe vào bắt heo
được bố trí ở cổng xuất nằm ngoài tường bao của trại và cũng được sát trùng
nghiêm ngặt theo qui trình.
Công nhân được trang bị quần áo và ủng trong lúc làm việc. Nghiêm cấm
mặc quần áo ngoài vào trại, đặc biệt là khu vực chăn nuôi và hạn chế việc qua lại
giữa các dãy chuồng.
Tất cả mọi người vào trại đều phải qua nhà tắm sát trùng, thay quần áo. Đối
với khách tham quan thì phải mặc quần áo bảo hộ riêng của trại rồi mới vào trại
dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên hay công nhân trong trại.

7


Đầu mỗi dãy vào chuồng đều có khay sát trùng chứa dung dịch thuốc sát

trùng Omnicide.
Trại được quét dọn hằng ngày, vệ sinh chuồng trại và xung quanh chuồng.
Thường xuyên phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh và vệ sinh hố sát trùng.
Định kỳ hàng tuần phải phun thuốc sát trùng chuồng trại 1 lần. Phun lại sau
mỗi khi chích vaccin.
2.1.10.4 Vệ sinh dụng cụ thú y
Dụng cụ thú y được sát trùng và luộc sôi kỹ 15 phút, không được sử dụng
chung với các dãy khác. Sử dụng riêng các dụng cụ tiêm thuốc, bồi dưỡng và tiêm
phòng.
2.1.11 Quy trình tiêm phòng
Được trình bày qua bảng 2.3, bảng 2.4, bảng 2.5 và bảng 2.6
Bảng 2.3 Quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị
Thời gian
(ngày tuổi sau khi được

Phòng bệnh

Liều

Đường cấp

Giả dại và Parvovirus

2cc/con

Tiêm bắp

2cc/con

Tiêm bắp


2cc/con

Tiêm bắp

2cc/con

Tiêm bắp

2cc/con

Tiêm bắp

chọn làm hậu bị)
14 ngày
21 ngày
28 ngày

35 ngày
42 ngày

Dịch tả và lở mồm
long móng
Viêm phổi địa phương
Hội chứng rối loạn hô hấp
và sinh sản
Giả dại và Parvovirus

8



Bảng 2.4 Quy trình tiêm phòng cho heo nái bầu
Thời gian
(ngày tuổi)
70 ngày
84 ngày
98 ngày

Phòng bệnh

Liều

Dịch tả

2cc/con

Tiêm bắp

2cc/con

Tiêm bắp

2cc/con

Tiêm bắp

Lở mồm long móng và bệnh
tiêu chảy do E.coli
Bệnh tiêu chảy do E.coli


Đường cấp

Bảng 2.5 Quy trình tiêm phòng cho heo con cai sữa
Thời gian
(ngày tuổi)
35 ngày
42 ngày

Phòng bệnh

Liều

Đường cấp

Dịch tả

2cc/con

Tiêm bắp

2cc/con

Tiêm bắp

Hội chứng rối loạn hô hấp và
sinh sản

49 ngày

Lở mồm long móng


2cc/con

Tiêm bắp

63 ngày

Dịch tả

2cc/con

Tiêm bắp

77 ngày

Lở mồm long móng

2cc/con

Tiêm bắp

Bảng 2.6 Quy trình tiêm phòng và tiêm sắt cho heo con
Thời gian

Phòng bệnh

Liều

Đường cấp


3 ngày

Thiếu máu

2cc/con

Tiêm bắp

14 ngày

Viêm phổi địa phương

2cc/con

Tiêm bắp

21 ngày

Dịch tả

2cc/con

Tiêm bắp

(ngày tuổi)

2.1.12 Chăm sóc và nuôi dưỡng
2.1.12.1 Heo hậu bị
Heo hậu bị đực được nuôi trong chuồng cá thể để dễ dàng chăm sóc, theo dõi
và quản lý giống. Thức ăn mỗi ngày được định lượng.


9


Heo hậu bị cái được nuôi theo lô 13 – 15 con. Có máng ăn và máng uống tự
động.
Cho ăn mỗi ngày 2 lần: 8 giờ và 15 giờ. Thức ăn dạng khô và nước uống
được cung cấp qua núm tự động.
Mỗi tháng tiêm AD 3 E 1 lần, thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe heo
hậu bị.
2.1.12.2 Heo nái mang thai
Mỗi con được cho ăn theo khẩu phần riêng, theo từng giai đoạn mang thai và
tình trạng mập ốm của nái, cho ăn 2 lần/ngày.
Nái mang thai được chuyển vào chuồng đẻ một tuần trước ngày sinh dự kiến.
2.1.12.3 Heo nái đẻ và nuôi con
Sử dụng thức ăn cho nái nuôi con, cho ăn tự do để đủ sữa nuôi con, giảm sự
hao hụt nái sau khi cai sữa, đủ sức để lên giống cho lứa sau và tăng tuổi thọ nái.
Khi mới đẻ nái được tiêm truyền nước biển, tiêm kháng sinh nếu nghi ngờ
xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Nái mới sinh còn yếu, chỉ cho ăn nhẹ, để dễ tiêu
hóa. Sau đó tăng thức ăn lên từ 1 – 3 ngày và trước khi cai sữa 1 – 3 ngày cũng
giảm lượng thức ăn để tránh tình trạng nái bị viêm vú, sốt sữa, đồng thời cũng tạo
stress để nái nhanh lên giống.
Làm vệ sinh, sát trùng âm hộ nái trước và sau khi sanh. Theo dõi nái đẻ và
can thiệp trong trường hợp đẻ khó.
Một ngày sau khi sinh nái được chích Oxytocin (6cc/con) giúp co thắt tử cung
tống nhau ra, kích thích tiết sữa, tống dịch hậu sản ra ngoài. Thụt rửa tử cung bằng
dung dịch thuốc tím 1% trong 3 ngày sau khi sinh tránh viêm nhiễm tử cung. Đo
nhiệt độ hậu môn liên tiếp trong 3 ngày sau khi sinh, theo dõi tình trạng sức khỏe
nái.
Trong thời gian đẻ không tắm cho nái mà chỉ rửa sàng chuồng 1 lần/ngày và

dọn phân 2 lần/ngày tránh heo con bị lạnh, gây tiêu chảy.

10


2.1.12.4 Heo con theo mẹ
Khi có dấu hiệu sinh công nhân trực đẻ chuẩn bị lồng úm cho heo con, đèn
làm ấm, kìm bấm răng, dây cột rốn, kéo cắt đuôi, panh kẹp, cân, khăn lau, thuốc
sát trùng, thuốc dục đẻ, thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm ….
Lúc heo con sinh ra, lau chùi sạch sẽ, móc hàm lấy chất nhầy trong miệng để
tránh heo con bị ngạt, cắt rốn, cắt đuôi, bấm răng. Sau đó cân trọng lượng sơ sinh.
Những con bị dị tật, trọng lượng nhỏ dưới 0,8 kg loại bỏ.
Giữ ấm cho heo con bằng lồng úm và đèn tròn (100W), cho heo con bú sữa
đầu.
Tiêm Feropan 200inj vào lúc 3 ngày tuổi (2ml/con).
Tập cho heo con ăn lúc 7 ngày tuổi.
Heo được 7 – 10 ngày, cán bộ kỹ thuật bấm số tai cho những con được giữ
làm giống và thiến những con đực không được chọn làm giống.
Vào khoảng 21 – 28 ngày heo con được cai sữa và cân trọng lượng.
2.1.12.5 Heo con cai sữa
Heo 21 – 28 ngày tuổi thì được chuyển sang chuồng dành cho heo cai sữa,
chọn những con tương xứng trọng lượng và theo nhóm giống vào một ô chuồng.
Lúc chuyển heo cân trọng lượng, đếm số con, chích AD 3 E.
Giữ ấm cho heo con bằng lồng úm và đèn tròn (150W – 200W), nền chuồng
được lót bằng sàn nhựa và có nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ úm.
Nhiệt độ trong tuần đầu tiên: 31 – 320C
Tuần thứ 2: 30 – 310C
Tuần thứ 3: 29 – 300C
Tuần thứ 4: 28 – 290C
Tuần thứ 5: 27 – 280C

Tuần thứ 6: 26 – 270C
Hàng ngày, vào buổi sáng nhân viên kỹ thuật phải kiểm tra sức khỏe cho heo.
Kiểm tra từ chuồng heo nhỏ đến chuồng heo lớn, chuồng có sức khỏe tốt kiểm tra
trước và chuồng có vấn đề kiểm tra sau. Heo bị tiêu chảy, ho, đau chân, sốt…thì

11


đánh dấu để điều trị. Nếu heo bị bệnh nặng thì đưa về ô cuối để chăm sóc và điều
trị đặc biệt. Ghi chép số heo bệnh và loại bệnh vào sổ điều trị.
Heo được cho ăn tự do, thức ăn dạng viên. Thức ăn dành cho heo con cai sữa
là 550S và 551.
2.2 Đặc điểm một số nhóm giống heo
2.2.1 Heo Yorkshire (Y)
Đây là heo có nguồn gốc từ Anh Quốc, lúc đầu có 3 nhóm: Heo Đại Bạch,
Heo Trung Bạch và Heo Tiểu Bạch. Hai nhóm Tiểu và Trung Bạch có năng suất
kém và ngoại hình xấu nên không được ưa chuộng, còn Đại Bạch có năng suất
cao, ngoại hình đẹp nên giống heo này đã phổ biến ở khắp nơi trên thế giới.
Heo có sắc lông trắng tuyền, giữa gốc tai và mắt thường có bớt đen nhỏ, đuôi
dài quấn thành 1 – 2 vòng, tai đứng, lưng thẳng, bụng thon, khi nhìn ngang giống
như hình chữ nhật. Lúc ngày tuổi 150 ngày đạt trung bình 80 kg, quầy thịt 55 –
60%. Heo có độ dày mỡ lưng thấp (15 – 18 mm), phẩm chất thịt ngon (thuộc
nhóm Bacon), trong sớ cơ có ngấm mỡ nên mềm, hương vị thịt béo, ngọt không
dai.
Heo nái mỗi năm đẻ 1,8 – 2,2 lứa, mỗi lứa 9 – 10 con. Sản lượng sữa thường
cao, nuôi con giỏi, có những nái có thể khai thác đến 8 – 10 lứa đẻ. Đây là giống
heo đã được nuôi dưỡng thuần hóa lâu năm ở Việt Nam nên các nọc và nái giống
hiện hữu có sức đề kháng rất tốt với bệnh tật, ít bị những bệnh thông thường như
sốt bỏ ăn, sưng khớp, viêm đường sinh dục sau đẻ, sốt sữa… Heo thích nghi tốt
với các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của nhà chăn nuôi đồng bằng sông Cửu

Long và miền Đông Nam Bộ.
2.2.2 Heo Landrace (L)
Đây là heo có nguồn gốc từ Đan Mạch nổi tiếng khắp thế giới là giống heo
cho nhiều nạc. Hiện nay giống heo này được xuất đi khắp nơi để cải thiện giống
heo của nhiều nước và trở thành các giống heo Landrace Mỹ, Landrace Anh,
Landrace Pháp, Landrace Canada…

12


Heo có sắc lông trắng tuyền, đầu nhỏ, tai to xụ bịt mắt, mông đùi to, chân
nhỏ, đi trên ngón, nhìn ngang thân hình giống như một tam giác. Nọc nái ở 6
tháng tuổi đạt 80 - 90 kg, trưởng thành có thể đạt 200 - 250 kg, quầy thịt 65% là
nạc, có trị số độ dày mỡ lưng thấp (12 – 15 mm), phẩm chất thịt ngon, mềm, sớ cơ
ít dai, thịt có vân mỡ.
Heo nái mỗi năm đẻ 1,8 – 2,2 lứa, mỗi lứa 9 -10 con. Đây là giống heo kiêm
dụng được thị trường chấp nhận vừa sản xuất nạc vừa có khả năng sinh sản, nuôi
con tốt. Nhu cầu dinh dưỡng tuy cao nhưng dễ thỏa mãn, sức kháng bệnh và thích
nghi tốt ở điều kiện chăn nuôi Việt Nam.
2.2.3 Heo Duroc (D)
Đây là heo có nguồn gốc từ Mỹ, nhưng hiện nay đã hiện diện khắp nơi trên
thế giới.
Heo thuần chủng có sắc lông đỏ nâu, bốn móng ở mỗi chân màu đen huyền,
khi lai có màu vàng nhạt và xuất hiện đốm bông đen (thường ở đùi, mông, bụng).
Heo có tai nhỏ, xụ nhưng gốc tai đứng, lưng còng, ngắn đòn, bụng thon, chân thấp
nên nái tơ Duroc phối với đực cao chân thường khó (dương vật có thẻ gieo nhầm
vào hậu môn thay vì âm đạo), ngược lại nọc tơ Duroc phối với nái cao thường khó
khăn (dễ bị té bật ngửa, hoảng sợ, hoặc dương vật không đi sâu qua cổ tử cung nên
tỉ lệ đậu thai thấp, tinh trùng thường bị trào ra sau khi phối trực tiếp). Các bất lợi
trên sẽ được khắc phục khi áp dụng kỹ thuật gieo tinh nhân tạo.

Heo Duroc cũng là heo cho nhiều nạc, mỡ lưng mỏng (10 – 12 mm), nạc có
sớ cơ dai, ít vân mỡ nên không ngon lắm, tỷ lệ nạc quày thịt có thể 65%. Ở 6
tháng tuổi heo đạt trọng lượng trung bình 70 – 80 kg, nọc nái trưởng thành có thể
đạt 200 – 250 kg, nái đẻ mỗi năm 1,8 lứa, mỗi lứa 8 – 9 con, nái tiết sữa kém, nuôi
con kém, nhu cầu dinh dưỡng cao, sức kháng bệnh kém. Nên hiện nay giống heo
này thường được nuôi thuần và chỉ để tạo dòng đực cuối để phối với nái sinh sản
để sản xuất heo con nuôi thịt.

13


×