Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG MUỐI NITRATE, MUỐI SULPHATE KẾT HỢP BỘT LÁ KHOAI MÌ TRONG KHẨU PHẦN LÊN KHẢ NĂNG SINH KHÍ METHANE Ở BÒ ZEBU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.26 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG MUỐI NITRATE, MUỐI
SULPHATE KẾT HỢP BỘT LÁ KHOAI MÌ TRONG
KHẨU PHẦN LÊN KHẢ NĂNG SINH KHÍ
METHANE Ở BÒ ZEBU

SVTH : LÊ VĂN ĐẠT
Lớp : DH06TY
Ngành : Thú Y
Niên khóa: 2006 -2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA
CHĂN NUÔI – THÚ Y
*********

LÊ VĂN ĐẠT

ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG MUỐI NITRATE, MUỐI
SULPHATE KẾT HỢP BỘT LÁ KHOAI MÌ TRONG
KHẨU PHẦN LÊN KHẢ NĂNG SINH KHÍ
METHANE Ở BÒ ZEBU


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giảng viên hướng dẫn
PGS.TS. DƯƠNG NGUYÊN KHANG
BSTY. LÊ THỤY BÌNH PHƯƠNG

TP. Hồ Chí Minh 8/ 2011

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: LÊ VĂN ĐẠT
Tên luận văn: “ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG MUỐI NITRATE, MUỐI SULPHATE KẾT
HỢP BỘT LÁ KHOAI MÌ TRONG KHẨU PHẦN LÊN KHẢ NĂNG SINH KHÍ METHANE Ở
BÒ ZEBU

Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến, nhận
xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày

/ / 2011.

Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. Dương Nguyên Khang

ii


LỜI CẢM TẠ

Thành kính ghi ơn cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ cho con có
được ngày hôm nay.
Chân thành biết ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý
báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS. Dương Nguyên Khang
BSTY. Lê Thụy Bình Phương
Đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn:
Ban lãnh đạo Trung tâm huấn luyện và chăn nuôi gia súc lớn RRTC
Các cô chú, anh chị đang công tác tại Trung tâm huấn luyện và chăn nuôi gia súc
lớn đã động viên, giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin gởi lời cảm ơn đến các bạn bè, những người đã cùng tôi chia sẻ vui buồn, giúp
tôi vượt qua những khó khăn trong lúc học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

iii


TÓM TẮT
Đề tài được tiến hành từ 01/05/2011 đến 20/07/2011 tại Trung tâm huấn
luyện và chăn nuôi gia súc lớn , xã Lai Hưng , huyện Bến Cát , tỉnh Bình Dương .
Mục đích của đề tài nhằm so sánh ảnh hưởng của bổ sung muối kalium nitrate, urê,
natri sulfate kết hợp v ới bột lá khoai mì lên hàm lượng khí methane, amoniac,
carbonic và các axít béo bay hơi sản sinh ở dạ cỏ bò Zebu.
Thí nghiệm được tiến hành trên 8 bò cái Zebu, 1 đến 2 năm tuổi, chia 4 lô,
mỗi lô 2 con, theo các mức bổ sung các chất như sau:

- Lô 1: Bổ sung kalium nitrate ở mức 6% theo khẩu phần.
- Lô 2: Bổ sung kalium nitrate ở mức 6% và natri sulfate ở mức 1,8% theo khẩu
phần.
- Lô 3: Bổ sung urea ở mức 0,8% theo khẩu phần.
- Lô 4: Bổ sung urea ở mức 0,8% và natri sulfate ở mức 1,8% theo khẩu phần.
Bò được làm quen thức ăn có bổ sung hóa chất trong 1 tuần, sau đó được cho
ăn các khẩu phần thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm sau 80 ngày cho thấy lượng ăn
vào của lô 1, 2, 3 và 4 lần lượt là 4,2; 3,7; 4,3 và 4,2 kg trên 100 kg trọng lượng.
Kết quả về các khí sản sinh ảnh hưởng đến môi trường như carbonic ở lô 1,
2, 3 và 4 lần lượt là 396, 573, 444 và 504 ppm; khí methane lần lượt là 14,52;
47,35; 22,49 và 14,34 ppm; khí ammoniac lần lượt là 5,6; 7,47; 3,72 và 5,3 ppm.
Khí sinh ra trong biến dưỡng cung năng lượng như axít formic ở lô 1, 2, 3 và
4 lần lượt là 0,00; 0,043; 0,00 và 0,00 ppm; axít acetic lần lượt là 0,006; 0,023;
0,004 và 0,001 ppm; axít propionic lần lượt là 0,03; 0,003; 0,07 và 0,09 ppm.
Khí thuộc nhóm rượu như acetone ở lô 1, 2, 3 và 4 lần lượt là 0,00; 0,045;
0,00; 0,00 ppm; khí methyl ethyl ketone lần lượt là 0,00; 0,075;0,00 và 0,00 ppm.
Khí có mạch carbon dài như axít acrylic ở lô 1, 2, 3 và 4 lần lượt là 0,01;
0,08; 0,02 và 0,006 ppm; khí ethyl acetate lần lượt là 0,053; 0,093; 0,074 và 0,029
ppm; khí hexanoic lần lượt là 0,31; 0,33; 0,28 và 0,28 ppm.
Khí hydro cyanic ở lô 1, 2, 3 và 4 lần lượt là 0,35; 0,51; 0,49 và 0,78 ppm.
Kết quả đã cho thấy có ảnh hưởng của các mức bổ sung nguồn nitơ không
đạm kalium nitrate và urê lên sự sản sinh một số kh í ở dạ cỏ của bò trên các khẩu
phần thí nghiệm.

iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA............................................................................................................. i
PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................ ii

LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iv
MỤC LỤC ................................................................................................................ v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... xi
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ ................................................................................... xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ........................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ............................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về trung tâm chăn nuôi gia súc lớn ...................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý ...................................................................................................... 3
2.1.2 Sơ lược về trung tâm chăn nuôi gia súc lớn .................................................... 3
2.1.3 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................. 3
2.1.4 Cơ cấu đàn ....................................................................................................... 4
2.1.5 Chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y đàn thú ............................................. 4
2.2 Đăc điểm sinh lý tiêu hóa động vật nhai lại ....................................................... 4
2.2.1 Bộ máy tiêu hóa động vật nhai lại ................................................................... 5
2.2.2 Sự nhai lại ........................................................................................................ 7
2.2.3 Hệ sinh thái dạ cỏ ............................................................................................ 7
2.2.3.1 Môi trường dạ cỏ .......................................................................................... 7
2.2.3.2 Hệ vi sinh vật dạ cỏ ...................................................................................... 9
2.2.3.3 Dinh dưỡng vi sinh vật dạ cỏ ...................................................................... 12

v


2.2.3.4 Vai trò của vi sinh vật dạ cỏ ........................................................................ 14

2.2.4 Tiêu hóa ở ruột non ........................................................................................ 15
2.2.5 Tiêu hóa ở ruột già ......................................................................................... 16
2.2.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng ăn vào và tỉ lệ tiêu hóa ......................... 16
2.3 Sự sản sinh khí trong quá trình lên men yếm khí của môi trường dạ cỏ .......... 17
2.3.1 Sản xuất chất khí: ........................................................................................... 17
2.3.2 Quá trình sản sinh khí methane trong môi trường lên men yếm khí dạ cỏ .... 18
2.3.3 Sự sản sinh khí Methane ................................................................................ 18
2.4 Nitơ, lưu huỳnh, rỉ mật trong dinh dưỡng đông vật nhai lại ............................. 19
2.4.1 Nitơ ................................................................................................................. 19
2.4.1.1 Nguồn gốc nitrate ........................................................................................ 19
2.4.1.2 Chuyển hóa các chất chứa nitơ trong dạ cỏ ................................................ 20
2.4.1.3 Ngộ độc Nitrate và nitrite ............................................................................ 21
2.4.2 Lưu huỳnh ...................................................................................................... 22
2.4.2.1 Sử dụng lưu huỳnh ở dạ cỏ ......................................................................... 22
2.4.2.2 Tuần hoàn lại lưu huỳnh ............................................................................. 22
2.4.2.3 Ngộ độc lưu huỳnh ...................................................................................... 22
2.4.3 Rỉ mật ............................................................................................................. 22
2.4.3.1 Thành phần hoá học của rỉ mật ................................................................... 23
2.4.3.2 Sử dụng rỉ mật làm thức ăn gia súc ............................................................. 25
2.4.3.3 Sử dụng rỉ mật nuôi gia súc nhai lại ............................................................ 25
2.4.3.4 Sử dụng rỉ mật làm thức ăn bổ sung ........................................................... 27
2.4.4 Nitơ và lưu huỳnh trong việc giảm lượng CH 4 ở dạ cỏ ................................. 27
2.5 Đặc điểm chung về cây khoai mì ...................................................................... 29
2.5.1 Sơ lược về cây khoai mì ................................................................................. 29
2.5.1.1 Tên gọi ........................................................................................................ 29
2.5.1.2 Nguồn gốc ................................................................................................... 29
2.5.1.3 Một số đặc điểm cấu tạo cây khoai mì ........................................................ 29
2.5.1.4 Phân loại nhóm khoai mì ............................................................................ 30

vi



2.5.1.5 Tình hình sản xuất, tiêu thụ khoai mì trên thế giới và Việt Nam ................ 30
2.5.2 Thành phần dinh dưỡng của lá khoai mì ........................................................ 32
2.5.2.1 Protein ......................................................................................................... 32
2.5.2.2 Acid amin .................................................................................................... 32
2.5.2.3 Hàm lượng xơ, ADF và NDF ...................................................................... 32
2.3.2.4 Chất béo ...................................................................................................... 32
2.5.2.5 Khoáng và vitamin ...................................................................................... 33
2.5.3 Cyanogenic glucosides và độc tố của lá mì (HCN) ....................................... 33
2.5.3.1 Cyanogenic glucosides ................................................................................ 33
2.5.3.2 Ngộ độc HCN .............................................................................................. 34
2.5.4 Tannin ............................................................................................................ 35
2.5.5 Sử dụng lá mì làm thức ăn cho thú nhai lại .................................................... 35
2.5.6 Một vài nghiên cứu về việc sử dụng lá mì trong chăn nuôi ........................... 36
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ................................... 38
3.1 Thời gian, địa điểm khảo sát ............................................................................. 38
3.2 Điều kiện khảo sát ............................................................................................. 38
3.3 Nội dung ............................................................................................................ 38
3.4 Phương pháp ...................................................................................................... 38
3.5 Điều kiện thí nghiệm ......................................................................................... 38
3.5.1 Chuồng trại ..................................................................................................... 38
3.5.2 Thức ăn thí nghiệm ........................................................................................ 38
3.5.3 Dụng cụ thí nghiệm ........................................................................................ 39
3.5.4 Nuôi dưỡng chăm sóc thú thí nghiệm ............................................................ 39
3.6 Các chỉ tiêu theo dõi và cách thu thập số liệu ................................................... 40
3.7 Xử lý số liệu ...................................................................................................... 40
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 41
4.1 Ảnh hưởng của bổ sung kalium nitrtae lên khả năng ăn vào của thú ............... 41
4.1.1 Ảnh hưởng bổ sung kalium nitrat lên lượng ăn vào ...................................... 41


vii


4.1.2 Ảnh hưởng của bổ sung kalium nitrat lên lượng ăn vào tính theo phần trăm
trọng lượng cơ thể ................................................................................................... 42
4.2 Ảnh hưởng của bổ sung kalium nitrate lên khả năng sinh khí làm ô nhi ễm môi
trường ...................................................................................................................... 42
4.2.1 Ảnh hưởng của bổ sung kalium nitrate lên khả năng sinh khí amoniac ........... 42
4.2.2 Ảnh hưởng của bổ sung kalium nitrate lên khả năng sinh khí methane

và

carbonic ................................................................................................................... 43
4.3 Ảnh hưởng của bổ sung kalium nitrate lên khả năng sinh ra các Axít béo mạch
cacbon dài ................................................................................................................ 44
4.4 Ảnh hưởng của bổ sung kalium nitrate lên khả năng sinh khí biến dưỡng ......... 45
4.5 Ảnh hưởng của bổ sung kalium nitrate lên khả năng sinh ra các chất khí nhóm
rượu ......................................................................................................................... 46
4.6 Ảnh hưởng của bổ sung kalium nitrate lên khả năng sinh khí axít cyanic .......... 47
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 48
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 48
5.2 Đề nghị .............................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 50
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 53

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ABBH

: Axít béo bay hơi

Ctv

: Cộng tác viên

KP

: Khẩu phần

SD

: Độ lệch tiêu chuẩn (Standard deviation)

TL

: Trọng lượng cơ thể bò

VCK

: Vật chất khô

X

: Trung bình

ix



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của trung tâm chăn nuôi gia súc lớn .................................. 4
Bảng 2.2 Cơ cấu đàn bò của Trung tâm Chăn nuôi gia súc lớn .................................. 4
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng của rỉ mật mía ................................................... 23
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ năm 1998 – 2008 . 31
Bảng 3.1 Khẩu phần thí nghiệm................................................................................ 39
Bảng 3.2 Bố trí thức ăn bổ sung vào khẩu phần thí nghiệm ..................................... 40
Bảng 4.1 Lượng ăn vào trung bình mỗi ngày ........................................................... 41
Bảng 4.2 Lượng VCK ăn vào tính theo % trọng lượng cơ thể ................................. 42
Bảng 4.3 Lượng khí ammonia sinh ra ở các khẩu phần............................................ 42
Bảng 4.4 Lượng khí methane và carbonic sinh ra ở các khẩu phần thí nghiệm ....... 43
Bảng 4.5 Axít béo mạch cacbon dài sinh ra ở các khẩu phần................................... 44
Bảng 4.6 Khí biến dưỡng sinh ra ở các khẩu phần ................................................... 45
Bảng 4.7 Khí nhóm rượu ở các khẩu phần................................................................ 46
Bảng 4.8 Axít cyanic ở các khẩu phần ...................................................................... 47

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cấu tạo dạ dày kép của gia súc nhai lại ....................................................... 6
Hình2.2 Biến dưỡng protein ở dạ dày trước gia súc nhai lại .................................... 20

xi


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quá trình sinh khí methane từ sự lên men carbonhydrate ……………19


xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Lượng khí thải methane từ động vật nhai lại đóng góp khoảng 25% trong quá
trình ấm dần lên của trái đất. Sự sản sinh khí methane trên một đơn vị sản phẩm thịt
tăng, có nghĩa là sự sử dụng thức ăn cho gia súc giảm. Sự sản sinh khí methane ở
gia súc nhai lại đã được các nhà dinh dưỡng quan tâm nghiên cứu, có khoảng 5 -10
% năng lượng của thức ăn mất đi do quá trình tạo methane và thải ra không khí,
nhằm giảm thiểu sự mất mát nguồn năng lượng này và tận dụng chúng cho tăng
trưởng ở gia súc nhai lại là điều cần quan tâm nghiên cứu (Chwalibog, 1991).
Một trong các hợp chất sử dụng để giảm thiểu hàm lượng khí methane ở dạ
cỏ đã được các nhà khoa học quan tâm đó là tannin. Khi bổ sung tannin với mức độ
41 g/kg vật chất khô vào khẩu phần làm giảm hàm lượng ammonia ở dạ cỏ, giảm
lượng nitơ của nước tiểu thải ra môi trường. Điều này không ảnh hưởng đến nitơ
của cơ thể gia súc và năng lượng tích lũy mà còn làm giảm 13% khí methane so với
nghiệm thức đối chứng(Carulla J. E.và ctv, 2005).
Đồng thời, việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp sẵn có ở nông thôn để phát
triển chăn nuôi bền vững đang được các nước nhiệt đới quan tâm. Nhiều nguồn thức
ăn cho gia súc đã chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả ở các nước này bởi vì
khả năng tiêu hoá thấp, kỹ thuật chế biến bảo quản còn kém, ... (Orskov và ctv ,
1980). Ở Việt Nam, cây khoai mì được xếp hàng thứ 3 sau lúa và bắp trong vị trí
sản xuất cây lương thực của cả nước. Cùng với việc khai thác lấy củ, cây khoai mì
còn có thể cho một số lượng lá đáng kể. Ngọn mì có hàm lượng đạm khá cao chứa
trên 22% đạm thô, cùng với hợp phần tannin, nguồn đạm này có thể thoát qua sự lên

1



men tại dạ cỏ rất tốt cho thú nhai lại trong khẩu phần cơ bản là rơm ủ urê (Khang và
Wiktorsson, 1999).
Từ những vấn đề được nêu trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Trường Đại học Nông Lâm TPHCM, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Dương
Nguyên Khang chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của bổ sung kalium
nitrat kết hợp bột lá khoai mì trong khẩu phần lên khả năng sinh khí methane ở bò
Zebu”.

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Khảo sát ảnh hưởng của bổ sung kalium nitrate, urea kết hợp bột lá khoai mì
trong khẩu phần lên khả năng sinh khí methane và một số loại khí khác ở bò Zebu.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi ảnh hưởng của nguồn nitơ không đạm (urea và kalium nitrate) lên
thể tích khí CH 4 , NH 3, CO 2 , nồng độ axít béo bay hơi sinh ra trong hơi thở của bò
Zebu.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về Trung tâm chăn nuôi gia súc lớn
2.1.1 Vị trí địa lý
Trung tâm chăn nuôi gia súc lớn thuộc ấp Cầu Sắt, xã Lai Hưng, huyện Bến
Cát, tỉnh Bình Dương.
2.1.2 Sơ lược về trung tâm chăn nuôi gia súc lớn
Ngày thành lập: tháng 7 năm 1977.
Ngành nghề và chức năng:
- Nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao công nghệ về gia sức lớn (động vật

nhai lại), cây thức ăn và đồng cỏ;
- Giữ và nhân giống thuần, giống nhập và giống lai gia sức lớn;
- Huấn luyện kỹ thuật viên và nông dân về kỹ thuật chăn nuôi gia súc lớn,
đồng cỏ;
- Xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ. Sản xuất và cung cấp giống con
gia súc lớn, giống cỏ phục vụ cho các thành phần kinh tế.
Trung tâm có 185 ha đất, 15.000m2 chuồng trại cho gia súc ở, phần lớn là để
trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc. Phần còn lại là văn phòng làm việc của cán bộ.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Ban Giám đốc: 2 người
Phòng Nghiệp vụ; 12 người
Phòng Khoa học - Đào tạo: 3 người
Trại chăn nuôi: 18 người

3


Bảng 2.1 Cơ cấu tổ chức của trung tâm chăn nuôi gia súc lớn

2.1.4 Cơ cấu đàn
Bảng 2.2 Cơ cấu đàn bò của Trung tâm Chăn nuôi gia súc lớn
Loại bò

Bò mẹ

Bò thịt

Bò bê

Bò đực


Tổng

14

4

82

Giống bò
Brahman (con)

64

Droughmaster (con)

35

17

11

3

66

Lai Zebu (con)

66


52

18

1

137

Charolai (con)

7

8

7

1

23

172

77

50

9

308


Tổng

2.1.5 Chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y
Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi gia súc lớn có một quá trình
nuôi dưỡng, chăm sóc khá tốt, trại từng bước khắc phục những hạn chế để hoàn
thiện về trình độ chuyên môn.
2.2 Đăc điểm sinh lý tiêu hóa động vật nhai lại
Hầu hết các động vật ăn cỏ, đặc biệt ở động vật nhai lại có hai túi lên men,
một phía trước và một phía sau dạ dày thực. Khối lượng thức ăn được lên men biến
đổi tương ứng theo tỷ lệ kích thước của hai túi này và thời gian thức ăn lưu lại ở
mỗi túi. Tiêu hóa lên men (diễn ra trước tiêu hóa dạ dày và ruột non) được đệm rất
dễ dàng do tiết nước bọt so với quá trình tiêu hóa và lên men sau dạ dày và ruột
non. Vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển của vi sinh vật có hiệu quả hơn.
Lên men trong ruột thừa được đệm bắng chất tiết của ruột non và ammoniac (NH 3 )
từ Urea trong thể dịch. Vi sinh vật dạ cỏ nhận cơ chất trực tiếp và có khả năng lên

4


men rất mạnh. Các chất tiêu hóa xuống đến ruột thừa bị biến đổi rất ít, tỷ lệ protein
và Carbohydrate trong khẩu phần cỏ thô lên men ít hơn rất nhiều. Vi sinh vật trong
ruột thừa chủ yếu phụ thuộc vào nitơ nội sinh đặc biệt là urê từ máu (Preston và
Leng, 1991).
2.2.1 Bộ máy tiêu hóa động vật nhai lại
Tuyến nước bọt ở trâu bò được phân tiết và xuống dạ cỏ tương đối liên tục.
Nuớc bọt có kiềm tính nên có tác dụng trung hoà các sản phẩm axit sinh ra trong dạ
cỏ. Nó còn có tác dụng quan trọng trong việc thấm ướt thức ăn, giúp cho quá trình
nuốt và nhai lại được dễ dàng. Nước bọt còn cung cấp cho môi trường dạ cỏ các
chất điện giải như Na+, K+, Ca2+, Mg2+. Đặc biệt trong nước bọt còn có urê và phốtpho, có tác dụng điều hoà dinh dưỡng N và P cho nhu cầu của vi sinh vật dạ cỏ, đặc
biệt là khi các nguyên tố này bị thiếu trong khẩu phần. Sự phân tiết nước bọt chịu

tác động bởi bản chất vật lý của thức ăn, hàm lượng vật chất khô trong khẩu phần,
dung tích đường tiêu hoá và trạng thái tâmsinh lý. Trâu bò ăn nhiều thức ăn xơ thô
sẽ phân tiết nhiều nước bọt. Ngược lại trâu bò ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn nghiền
quá nhỏ sẽ giảm tiết nước bọt nên tác dụng đệm đối với dịch dạ cỏ sẽ kém và kết
quả là tiêu hoá thức ăn xơ sẽ giảm xuống.
Dạ cỏ: là túi lớn nhất, chiếm hầu hết nửa trái của xoang bụng, từ cơ hoành
đến xương chậu. Dạ cỏ chiếm 85 - 90% dung tích dạ dày, 75% dung tích đường tiêu
hoá, có tác dụng tích trữ, nhào trộn và chuyển hoá thức ăn. Dạ cỏ là trung tâm tiêu
hóa bậc nhất của loài nhai lại. Qúa trình tiêu hóa nhờ lên men vi sinh vật. Những vi
sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ là những vi sinh vật có lợi, không gây độc hại
cho gia súc. Chúng được cảm nhiễm từ bên ngoài vào có thể qua thức ăn, nước
uống và được truyền từ bò trưởng thành sang bê. Dạ cỏ không có tuyến tiêu hoá mà
niêm mạc có nhiều núm hình gai. Dạ cỏ có môi trường thuận lợi cho vi sinh vật lên
o

men yếm khí: yếm khí, nhiệt độ tương đối ổn định trong khoảng 38-42 C, pH từ
5,5-7,4. Hơn nữa dinh dưỡng được bổ sung đều đặn từ thức ăn, còn thức ăn không
lên men cùng các chất dinh dưỡng hoà tan và sinh khối vi sinh vật được thường
xuyên chuyển xuống phần dưới của đường tiêu hóa.

5


Hình 2.1 Cấu tạo dạ dày kép của gia súc nhai lại
Có tới khoảng 50 - 80% các chất dinh dưỡng thức ăn được lên men ở dạ cỏ.
Sản phẩm lên men chính là các axít béo bay hơi (VFA), sinh khối vi sinh vật và các
khí thể (methane và carbonic). Phần lớn VFA được hấp thu qua vách dạ cỏ trở
thành nguồn năng lượng chính cho gia súc nhai lại. Các khí thể được thải ra ngoài
qua phản xạ ợ hơi. Trong dạ cỏ còn có sự tổng hợp các vitamin nhóm B và vitamin
K. Sinh khối vi sinh vật và các thành phần không lên men được chuyển xuống phần

dưới của đường tiêu hoá.
Dạ lá sách: là túi thứ ba có niêm mạc gấp như tờ giấp , hình cầu phủ nhu mô
ngăn sắp sếp sao cho chất tiêu hóa chuyển giữa các khe tới dạ múi khế. Hầu hết
nước các chất điện giải được hấp thụ ở dạ lá sách.
Dạ tổ ong: là túi nối liền với dạ cỏ, niêm mạc có cấu tạo giống như tổ ong.
Dạ tổ ong có chức năng chính là đẩy các thức ăn rắn và các thức ăn chưa được
nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ, đồng thời đẩy các thức ăn dạng nước vào dạ lá sách. Dạ tổ
ong cũng giúp cho việc đẩy các miếng thức ăn lên miệng để nhai lại. Sự lên men và
hấp thu các chất dinh dưỡng trong dạ tổ ong tương tự như ở dạ cỏ.
Dạ múi khế (hay dạ dày thực), tá tràng, kết tràng và ruột non có chức năng
tương tự như ở động vật dạ dày đơn. Chính ở dạ múi khế này, vi sinh vật dạ cỏ,
phần còn lại của thức ăn chưa được lên men nhưng có khả năng tiêu hóa sẽ được
tiêu hóa bằng enzyme và các sản phẩm ấy sẽ được hấp thụ
.

Ruột: quá trình tiêu hoá và hấp thu ở ruột non của gia súc nhai lại cung diễn

ra tương tự như ở gia súc dạ dày đơn nhờ các men tiêu hoá của dịch ruột, dịch tụy
và sự tham gia của dịch mật. Trong ruột già có sự lên men vi sinh vật lần thứ hai.
Sự tiêu hoá ở ruột già có ý nghĩa đối với các thành phần xơ chưa được phân giải hết
ở dạ cỏ. Các ABBH sinh ra trong ruột già được hấp thu và sử dụng, nhưng protein

6


vi sinh vật thì bị thải ra ngoài qua phân mà không được tiêu hoá sau đó như ở phần
trên.
2.2.2 Sự nhai lại
Thức ăn sau khi ăn được nuốt xuống dạ cỏ và lên men ở đó. Phần thức ăn
chưa được nhai kĩ nằm trong dạ cỏ và dạ tổ ong thỉnh thoảng lại được ợ lên xoang

miệng với những miếng không lớn và được nhai kỹ lại ở miệng. Khi thức ăn đã
được nhai lại kĩ và thấm nước bọt lại được nuốt trở lại dạ cỏ. Sự nhai lại được diễn
ra 5-6 lần trong ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 50 phút. Thời gian nhai lại phụ thuộc
vào bản chất vật lý của thức ăn, trạng thái sinh lý của con vật, cơ cấu khẩu phần,
nhiệt độ môi trường v.v... Thức ăn thô trong khẩu phần càng ít thì thời gian nhai lại
càng ngắn. Trong điều kiện yên tĩnh gia súc sẽ bắt đầu nhai lại sau khi ăn nhanh
hơn. Cường độ nhai lại mạnh nhất vào buổi sáng và buổi chiều. Hiện tượng nhai lại
bắt đầu xuất hiện khi bê được cho ăn thức ăn thô.
2.2.3 Hệ sinh thái dạ cỏ
2.2.3.1 Môi trường dạ cỏ
Thức ăn chính của động vật nhai lại là thô xanh do đó tạo được môi trường
dạ cỏ thích hợp cho vi sinh vật dạ cỏ tồn tại, hoạt động, sinh trưởng và phát triển.
Trong điều kiện bình thường môi trường dạ cỏ luôn ổn định và thích hợp cho hệ vi
sinh vật nhờ các yếu tố:
- Nhiệt độ dạ cỏ khoảng 38 - 42oC.
- Ẩm độ trung bình 80 - 90%.
- Thức ăn ăn vào: loại và lượng. thức ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vi sinh vật dạ
cỏ, điều cần lưu ý trong việc cân bằng dinh dưỡng cho thú là cân bằng dinh
dưỡng cho vi sinh vật.
- Thành phần ion: luôn được ổn định do sự trao đổi của vách dạ cỏ, chất tiết dạ cỏ
và chất tiết từ miệng.
- Hoạt động tiêu hóa của dạ dày nhào trộn thức ăn theo chu kỳ thông qua sự co bóp
của dạ cỏ đồng thời kết hợp vơi việc nhai lại sẽ làm cho moi trường dạ cỏ luôn
ổn định.

7


- Môi trường yếm khí: một phần nhỏ oxy đi vào đường tiêu hóa qua thức ăn và
nước uống sẽ nhanh chóng được sử dụng và những khí được tạo ra trong quá

trình lên men như CH 4 , CO 2 , H 2 S…tạo ra môi trường yếm khí trong dạ cỏ.
- Dạ cỏ cung cấp một lượng đáng kể NH 3 nhờ các loại thức ăn giàu protein và urê
trong nước bọt được đưa xuống. Nước bọt tham gia vào sự duy trì cân bằng nitơ
trong cơ thể loài nhai lại. Vai trò tiết kiệm nitơ của nước bọt là do một lượng nitơ
đáng kể ở dạng urê theo nước bọt trở về dạ cỏ. Urê trong nước bọt cùng với
protein thức ăn được vi sinh vật dạ cỏ tạo thành NH 3 bởi men urease của chúng,
rồi sử dụng NH 3 để tự tổng hợp thành axit amin cho bản thân, NH 3 được xem là
nguồn cung nitơ quan trọng cho khoảng 82% loài vi khuẩn. Nguồn NH 3 trong dạ
cỏ bao gồm protein, peptit, các axit amin và các nguyên liệu nitơ hoà tan khác.
Urê, axit lactic, axit nucleic và nitrate được chuyển hóa nhanh chóng thành NH 3
trong dạ cỏ, NH 3 từ trong dạ cỏ chuyển hóa theo các đường sau:
o

Vi sinh vật sử dụng để tổng hợp protein cho bản thân, đây là nguốn cung
cấp protein và axit amin quan trọng cho cơ thể thú.

o

Hấp thu qua thành dạ cỏ.

o

Theo dịch dạ cỏ trôi xuống phần dưới.

- pH dạ cỏ: thích hợp cho vi sinh vật dạ cỏ hoạt động từ trung tính đến hơi acid.
Thông thường pH dạ cỏ được hằng định trong khoảng 6 - 7.
Sự di chuyển của nước bọt, sự hấp thu acid béo bay hơi giúp ổn định pH và
đảm bảo quá trình lên men được tiếp tục. Sự điều hòa quần thể vi sinh vật dạ cỏ
cũng có tác dụng duy trì môi trường dạ cỏ ở mức ổn định.
Các sản phẩm cuối cùng của sự lên men như CH 4 , CO 2 , H 2 S… cũng có tác

dụng ổn định pH dạ cỏ. Khi pH dạ cỏ thấp CH 4 và CO 2 tách ra khỏi dung dịch tích
tụ ở nang lưng sẽ được thải ra ngoài qua ợ hơi. Khi pH dạ cỏ cao hầu hết CO 2 sản
sinh từ quá trình lên menhay từ nước bọt xuông đều được hấp thu và thải ra qua
phổi (Preston và Leng, 1991).
Tuy nhiên một số trường hợp môi trường dạ cỏ bị thay đổi làm ảnh hưởng rất
lớn đến sự lên men thức ăn và gây chết thú. Các nguyên nhân chủ yếu là:

8


- Tỷ lệ thức ăn tinh, thô không thích hợp.
- Đặc điểm thức ăn thô.
- Phương pháp cho ăn không thích hợp.
- Đặc điểm thức ăn bổ sung, nhất là thức ăn cung đạm.
- Khoáng chất: sự thiếu hụt hay dư thừa một số khoáng chất cũng làm pH dạ cỏ
tăng hay giảm.
2.2.3.2 Hệ vi sinh vật dạ cỏ
Hệ vi sinh vật dạ cỏ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào khẩu phần. Hệ vi
sinh vật dạ cỏ gồm có 3 nhóm chính: vi khuẩn, động vật nguyên sinh và nấm.
Vi khuẩn
Vi khuẩn xuất hiện trong dạ cỏ loài nhai lại trong lứa tuổi còn non, mặc dù
chúng được nuôi cách biệt hoặc cùng với mẹ chúng. Thông thường vi khuẩn chiếm
số lượng lớn nhất trong vi sinh vật dạ cỏ và là tác nhân chính trong quá trình tiêu
hóa xơ. Tổng số vi khuẩn trong dạ cỏ thường là 109-1011 tế bào/g chất chứa dạ cỏ.
Trong dạ cỏ vi khuẩn ở thể tự do chiếm khoảng 30%, số còn lại bám vào các mẩu
thức ăn, trú ngụ ở các nếp gấp biểu mô và bám vào nguyên sinh động vật.
Trong dạ cỏ có khoảng 60 loài vi khuẩn đã được xác định. Sự phân loại vi
khuẩn dạ cỏ có thể được tiến hành dựa vào cơ chất mà vi khuẩn sử dụng hay sản
phẩm lên men cuối cùng của chúng.
Sau đây là một số nhóm vi khuẩn chủ yếu trong dạ cỏ:

- Vi khuẩn phân giải xenluloza.
- Vi khuẩn phân giải hemixenluloza.
- Vi khuẩn phân giải tinh bột.
- Vi khuẩn phân giải đường.
- Vi khuẩn sử dụng các axit hữu cơ.
- Vi khuẩn phân giải protein.
- Vi khuẩn tạo methane.
- Vi khuẩn tổng hợp vitamin..
Động vật nguyên sinh

9


Nguyên sinh động vật xuất hiện trong dạ cỏ khi gia súc bắt đầu ăn thức ăn
thực vật thô. Sau khi đẻ và trong thời gian bú sữa dạ dày trước không có nguyên
sinh động vật. Trong dạ cỏ nguyên sinh động vật có số lượng khoảng 105-106 tế
bào/g chất chứa dạ cỏ. Có khoảng 120 loài nguyên sinh động vật trong dạ cỏ. Mỗi
loài gia súc có số loài nguyên sinh động vật khác nhau. Nguyên sinh động vật trong
dạ cỏ thuộc lớp Ciliata có 2 lớp phụ là Enterodiniomorph và Holotrich. Phần lớn
động vật nguyên sinh dạ cỏ thuộc nhóm Holotrich có đặc điểm là ở đường xoắn gần
miệng có tiêm mao, còn tất cả chỗ còn lại của cơ thể có rất ít tiêm mao.
Nguyên sinh động vật có một số tác dụng chính như sau:
- Tiêu hoá tinh bột và đường.
- Xé rách màng màng tế bào thực vật.
- Tích luỹ polysaccharide.
- Bảo tồn mạch nối đôi của các axit béo không no.
Tuy nhiên gần đây nhiều ý kiến cho rằng nguyên sinh động vật trong dạ cỏ
có một số tác hại nhất định:
- Nguyên sinh động vật không có khả năng sử dụng NH3 như vi khuẩn. Nguồn nitơ
đáp ứng nhu cầu của chúng là những mảnh protein thức ăn và vi khuẩn. Nhiều

nghiên cứu cho thấy nguyên sinh động vật không thể xây dựng protein bản thân từ
các amit được. Khi mật độ nguyên sinh động vật trong dạ cỏ cao thì một tỷ lệ lớn vi
khuẩn bị nguyên sinh động vật thực bào. Mỗi nguyên sinh động vật có thể thực bào
600-700 vi khuẩn trong một giờ ở mật độ vi khuẩn 109/ml dịch dạ cỏ. Do có hiện
tượng này mà nguyên sinh động vật đã làm giảm hiệu quả sử dụng protein nói
chung. Nguyên sinh động vật cũng góp phần làm tăng nồng độ amoniac trong dạ cỏ
do sự phân giải protein của chúng.
- Nguyên sinh động vật không tổng hợp được vitamin mà sử dụng vitamin từ thức
ăn hay do vi khuẩn tạo nên nên làm giảm rất nhiều vitamin cho vật chủ.
Nấm
Nấm trong dạ cỏ thuộc loại yếm khí. Nấm là vi sinh vật đầu tiên xâm nhập
và tiêu hoá thành phần cấu trúc thực vật bắt đầu từ bên trong. Những loài nấm được

10


phân lập từ dạ cỏ cừu gồm: Neocallimastix frontalis, Piramonas communis và
Sphaeromonas communis.
Chức năng của nấm trong dạ cỏ là:
- Mọc chồi phá vỡ cấu trúc thành tế bào thực vật, làm giảm độ bền chặt của cấu trúc
này, góp phần làm tăng sự phá vỡ các mảnh thức ăn trong quá trình nhai lại.
- Mặt khác, nấm cũng tiết ra các loại men tiêu hoá xơ. Phức hợp men tiêu hoá xơ
của nấm dễ hoà tan hơn của men của vi khuẩn. Chính vì thế nấm có khả năng tấn
công các tiểu phần thức ăn cứng hơn và lên men chúng với tốc độ nhanh hơn so với
vi khuẩn.
Như vậy sự có mặt của nấm giúp làm tăng tốc độ tiêu hoá xơ. Điều này đặc
biệt có ý nghĩa đối với việc tiêu hoá thức ăn xơ thô bị lignin hoá.
Tác động tương hỗ vi khuẩn - nguyên sinh động vật - nấm
Tác động tương hỗ giữa các vi sinh vật trong dạ cỏ rất phức tạp và không
phải luôn luôn có lợi cho vật chủ. Số lượng lớn nguyên sinh động vật trong dạ cỏ

làm giảm khả năng sản xuất của con vật thông qua việc làm thấp tỉ lệ axit amin và
năng lượng ở sản phẩm hấp thu trong quá trình tiêu hoá. Nguyên sinh động vật có
thể làm giảm số lượng vi khuẩn và nấm trong dạ cỏ gia súc ăn thức ăn nhiều xơ và
do vậy làm giảm tốc độ tiêu hoá thức ăn thô.
Tác động tương hỗ giữa vi khuẩn với vi khuẩn: có mối quan hệ rất chặt chẽ
giữa các loài vi khuẩn phụ thuộc vào sản phẩm đơn giản giải phóng của mỗi loài vì
lợi ích qua lại giữa chúng, vi khuẩn này phát triển trên sản phẩm trao đổi chất cuối
cùng của loài khác. Có sự tác động tương hỗ giữa nguyên sinh động vật và vi
khuẩn, nguyên sinh động vật ăn và tiêu hóa vi khuẩn, loại ra xác trôi nổi trong dịch
dạ cỏ (Preston và Leng, 1991).
Sự tiêu hoá vi sinh vật trong dạ cỏ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào khẩu
phần. Thức ăn chính của động vật nhai lại là hỗn hợp carbohydrate trong đó nhiều
nhất là cellulose và hemicellulose. Các tác nhân chính phá vỡ carbohydrate là vi
khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật yếm khí.Vi khuẩn yếm khí là tác nhân chính
lên men carbohydrate và thành phần tế bào thực vật. Những nấm yếm khí cũng có

11


một vai trò cực kỳ quan trọng, có một mối quan hệ chặt chẽ giữa nấm và các loài vi
sinh vật khác trong dạ cỏ. Vì nấm là sinh vật đầu tiên xâm nhập thành tế bào thực
vật, sau đó sự lên men của vi khuẩn bắt đầu và tiếp tục. Một vài loài vi sinh vật dạ
cỏ tổng hợp các men phân giải hầu hết cấu trúc phức tạp của thực vật. Trong khi đó
các loài khác chỉ sử dụng những hợp chất đơn giản như cellulose hoặc glucose. Sự
hoạt động của một vài loại vi khuẩn trong dạ cỏ có sự phối hợp với nhau, chúng sử
dụng sản phẩm lên men của loài khác và sản phẩm cuối cùng tạo điều kiện cho quá
trình lên men hơn nữa nguồn thức ăn ban đầu của loài vi khuẩn đầu tiên. Mỗi nhóm
vi sinh vật có đặc điểm sử dụng chất dinh dưỡng khác nhau trong quá trình lên men
và nhu cầu sinh trưởng của chúng cũng đòi hỏi các điều kiện riêng về pH, muối
khoáng, vitamin trong dạ cỏ (Preston và Leng, 1991).

2.2.3.3 Dinh dưỡng vi sinh vật dạ cỏ
Những nhân tố chính ảnh hưởng đến tổng hợp tế bào vi sinh vật dạ cỏ: nồng
độ cơ chất ban đầu trong dịch dạ cỏ

(như glucose, axit nucleic, axit amin, peptit,

NH 3 , khoáng bao gồm cả S, K và P), nhu cầu duy trì của vi sinh vật, mức độ chuyển
hóa vi sinh vật xuống ruột, phá hủy vi khuẩn bởi nguyên sinh động vật.

12


×