Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH NGOÀI DA TRÊN CHÓVÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PET CARE QUẬN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.09 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*******************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH NGOÀI DA TRÊN CHÓ
VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PET CARE QUẬN 2

Sinh viên thực hiện: MAI NGỌC HƯỚNG DƯƠNG
Lớp: DH06TY
Ngành: Thú y
Niên khóa: 2006 – 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*******************

MAI NGỌC HƯỚNG DƯƠNG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH NGOÀI DA TRÊN CHÓ
VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PET CARE QUẬN 2
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn:


TS. NGUYỄN TẤT TOÀN
ThS. BÙI NGỌC THUÝ LINH

i


THÁNG 08/2011

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Mai Ngọc Hướng Dương
Tên luận văn: “Khảo sát tình hình bệnh ngoài da trên chó và hiệu quả điều
trị tại bệnh viện thú y Pet Care quận 2 ”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng Chấm Thi Tốt Nghiệp Khoa Chăn nuôi –
Thú y ngày 05 tháng 08 năm 2011.

Giáo viên hướng dẫn 1

Giáo viên hướng dẫn 2

TS. Nguyễn Tất Toàn

ThS. Bùi Ngọc Thuý Linh

ii


LỜI CẢM TẠ
Xin tỏ lòng nhớ ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ, người đã sinh thành dưỡng dục và
suốt đời hy sinh cho con.

Chân thành biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Tất Toàn, ThS. Bùi Ngọc Thuý Linh
đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành luận văn
này.
Chân thành cảm tạ: Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn nuôi - Thú y,
cùng tất cả quý thầy cô trong Khoa Chăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập và thực tập tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, các anh chị đang công tác tại Bệnh viện thú
y Pet Care quận 2 Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cảm ơn các bạn lớp Thú y khoá 32 đã nhiệt tình chỉa sẻ những vui buồn trong
học tập cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Sinh viên thực hiện
Mai Ngọc Hướng Dương

iii


TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát tình hình bệnh ngoài da trên chó và hiệu quả
điều trị tại bệnh viện thú y Pet Care ” được thực hiện tại Bệnh viện thú y Pet
Care I (124A Xuân Thuỷ, phường Thảo Điền, quận 2, Tp. HCM) từ ngày
15/12/2010 đến ngày 31/05/2011.
Với mục đích khảo sát tình hình bệnh về da trên chó nhằm đưa ra những khuyến
cáo cho người chăn nuôi có biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh hợp lý,
chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 981 con chó đến khám và điều trị tại Bệnh viện
thú y Pet Care I. Kết quả thu được như sau:
Tỉ lệ bệnh ngoài da trên chó là 9,07 %. Tỉ lệ nhiễm bệnh về da theo nguyên

nhân: ve 15,73 %, bọ chét 3,37 %, Demodex 17,98 %, Sarcoptes 2,25 %, nấm 31,46
%, dị ứng 10,11 %, nguyên nhân khác 29,21 %.
Tỉ lệ bệnh về da bị ảnh hưởng bởi yếu tố giống, lứa tuổi, sai biệt có ý nghĩa
về mặt thống kê. Tỉ lệ bệnh về da không phụ thuộc vào giới tính, chế độ dinh
dưỡng.
Kết quả định danh: 100 % ve thuộc họ Ixodidae (trên 14 chó nhiễm ve); 80
% nấm thuộc giống Microsporum, 20 % nấm thuộc giống Trichophyton (trên 5 ca
nhiễm nấm); 80 % vi khuẩn phân lập được là Streptococcus spp., 20 % trường hợp
là Staphylococcus spp.
Tỉ lệ điều trị khỏi bệnh tại Bệnh viện: 81,82 % đối với Demodex; 100 % đối
với Sarcoptes, ve, bọ chét; 79,17 % đối với nấm, 88,24 % đối với viêm da, 44,44 %
ở trường hợp bệnh về da do dị ứng. Tuy nhiên, tỉ lệ tái phát cũng khá cao: 33,33 %
đối với Demodex; 20 % đối với ve, bọ chét; 47,17 % đối với nấm; 36,67 % đối với
viêm da và 25 % đối với bệnh về da do dị ứng; 100 % đối với trường hợp bệnh do
nguyên nhân khác; không có trường hợp tái phát do Sarcoptes.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ......................................................................................................................i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ....................................................................ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Tóm tắt .......................................................................................................................iv
Mục lục........................................................................................................................ v
Danh sách các bảng ....................................................................................................ix
Danh sách các hình...................................................................................................... x
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1
Đặt vấn đề.................................................................................................................... 1

Mục đích - yêu cầu ...................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
2.1 Cấu tạo da .............................................................................................................. 3
2.1.2 Biểu bì ................................................................................................................ 3
2.1.2 Chân bì ............................................................................................................... 4
2.1.3 Hạ bì ................................................................................................................... 4
2.2 Sự tuần hoàn và hệ thống thần kinh của da........................................................... 4
2.2.1Những mạch máu ................................................................................................ 4
2.2.2 Mạch bạch huyết ................................................................................................ 5
2.2.3 Thần kinh ........................................................................................................... 5
2.3 Những tuyến phụ thuộc da .................................................................................... 5
2.3.1 Tuyến bã ............................................................................................................. 5
2.3.1.1 Cấu tạo ............................................................................................................ 5
2.3.1.2 Hoạt động ........................................................................................................ 6
2.3.2 Tuyến mồ hôi ..................................................................................................... 6
2.3.2.1 Cấu tạo ............................................................................................................ 6
2.3.2.2 Phân loại .......................................................................................................... 6
2.3.3 Tuyến sữa ........................................................................................................... 7
2.4 Sinh lý chức năng da ............................................................................................. 7
2.5 Một số nguyên nhân gây bệnh trên da thường gặp ở chó ..................................... 8
2.5.1 Rụng lông do rối loạn hormone ......................................................................... 8
2.5.2 Sự tróc vảy ở da ................................................................................................. 8
2.5.3 Nấm da ............................................................................................................... 9
2.5.4 Viêm da .............................................................................................................. 9
2.5.5 Nhiễm ve, rận, bọ chét, ghẻ Demodex, Sarcoptes ............................................. 9

v


2.5.6 Dinh dưỡng......................................................................................................... 9

2.5.7 Môi trường ....................................................................................................... 10
2.5.8 Ngứa do nhiều nguyên nhân khác .................................................................... 10
2.6 Giới thiệu về ký sinh trùng và nấm gây bệnh về da trên chó .............................. 11
2.6.1 Demodex canis ................................................................................................. 11
2.6.1.1 Phân loại ........................................................................................................ 11
2.6.1.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo ............................................................................ 11
2.6.1.3 Vòng đời ........................................................................................................ 12
2.6.1.4 Triệu chứng và bệnh tích............................................................................... 12
2.6.1.5 Chẩn đoán...................................................................................................... 12
2.6.1.6 Điều trị .......................................................................................................... 12
2.6.2 Sarcoptes scabieir var canis ............................................................................ 13
2.6.2.1 Phân loại ........................................................................................................ 13
2.6.2.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo ............................................................................ 13
2.6.2.3 Vòng đời ........................................................................................................ 14
2.6.2.4 Triệu chứng và bệnh tích............................................................................... 14
2.6.2.5 Chẩn đoán...................................................................................................... 14
2.6.2.6 Điều trị ......................................................................................................... 15
2.6.3 Ve ..................................................................................................................... 15
2.6.3.1 Đặc điểm hình thái cấu tạo ............................................................................ 15
2.6.3.2 Vòng đời ........................................................................................................ 16
2.6.4 Rận ................................................................................................................... 16
2.6.4.1 Đặc điểm hình thái cấu tạo ............................................................................ 16
2.6.4.2 Vòng đời ........................................................................................................ 17
2.6.5 Bọ chét ............................................................................................................. 17
2.6.5.1 Đặc điểm hình thái cấu tạo ............................................................................ 17
2.6.5.2 Vòng đời ........................................................................................................ 17
2.6.5.3 Tác hại ve, rận, bọ chét ................................................................................. 17
2.6.5.4 Phòng trừ ve, rận, bọ chét ............................................................................. 18
2.6.5 Nấm .................................................................................................................. 18
2.6.5.1 Phân loại ........................................................................................................ 18

2.6.6.2 Hình dạng khuẩn lạc và bào tử ...................................................................... 19
2.6.6.3 Triệu chứng và bệnh tích............................................................................... 21
2.6.6.4 Chẩn đoán...................................................................................................... 21
2.6.6.5 Cách điều trị .................................................................................................. 21
2.7 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu trước ................................................. 21
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ..................................... 24
3.1 Thời gian và địa điểm.......................................................................................... 24

vi


3.2 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 24
3.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 24
3.4 Phương pháp khảo sát ......................................................................................... 24
3.4.1 Khảo sát bệnh ngoài da theo nguyên nhân ....................................................... 24
3.4.1.1 Dụng cụ ......................................................................................................... 24
3.4.1.2 Phương pháp chẩn đoán lâm sàng ................................................................. 24
3.4.1.3 Phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm ......................................... 25
3.4.1.4 Phân loại theo nguyên nhân gây bệnh trên da ............................................... 26
3.4.1.5 Các chỉ tiêu và công thức tính ....................................................................... 27
3.4.2 Ghi nhận một số triệu chứng và bệnh tích của các bệnh về da ........................ 27
3.4.3 Ghi nhận liệu pháp và hiệu quả điều trị bệnh về da tại Bệnh viện thú y ........ 28
3.4.3.1 Phương pháp ................................................................................................. 28
3.4.3.2 Các chỉ tiêu và công thức tính ....................................................................... 28
3.4.4 Xử lý thống kê ................................................................................................. 28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 29
4.1 Kết quả khảo sát bệnh ngoài da theo nguyên nhân ............................................. 29
4.1.1 Tỉ lệ bệnh ngoài da trên tổng số chó khảo sát .................................................. 29
4.1.2 Phân loại bệnh ngoài da trên tổng số chó khảo sát .......................................... 30
4.1.3 Tỉ lệ chó bệnh ngoài da theo giống, lứa tuổi, giới tính và thức ăn

trên tổng số chó khảo sát ........................................................................................... 33
4.1.3.1 Tỉ lệ chó bệnh ngoài da theo giống trên tổng số chó khảo sát ...................... 33
4.1.3.2 Tỉ lệ chó bệnh về da theo lứa tuổi trên tổng số chó khảo sát ........................ 35
4.1.3.3 Tỉ lệ chó bệnh về da theo giới tính trên tổng số chó khảo sát ....................... 36
4.1.3.4 Tỉ lệ chó bệnh về da theo chế độ dinh dưỡng trên tổng số chó khảo sát ...... 36
4.1.4 Tỉ lệ chó nhiễm các nguyên nhân gây bệnh về da theo giống,
giới tính, lứa tuổi, thức ăn ......................................................................................... 37
4.2 Ghi nhận một số triệu chứng và bệnh tích của bệnh về da ................................. 40
4.3 Khảo sát liệu pháp và hiệu quả điều trị bệnh về da tại bệnh viện thú y Pet Care43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 49
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 49
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 50
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 51

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Tỉ lệ chó bệnh ngoài da.................................................................................. 29
Bảng 4.2 Tỉ lệ chó nhiễm các nguyên nhân gây bệnh về da (n = 981) ......................... 30
Bảng 4.3 Tỉ lệ chó nhiễm ghép theo nguyên nhân gây bệnh về da (n = 981)............... 31
Bảng 4.4 Tỉ lệ chó bệnh về da theo nhóm giống (n = 981) .......................................... 33
Bảng 4.5 Tỉ lệ chó bệnh về da theo giống (n = 981) ..................................................... 34
Bảng 4.6 Tỉ lệ chó bệnh về da theo lứa tuổi (n = 981).................................................. 35
Bảng 4.7 Tỉ lệ chó bệnh về da theo giới tính (n = 981) ............................................... 36
Bảng 4.8 Tỉ lệ chó bệnh về da theo chế độ ăn (n = 981) .............................................. 37
Bảng 4.9 Tỉ lệ chó nhiễm các nguyên nhân gây bệnh về da theo giống,
giới tính, lứa tuổi, thức ăn ............................................................................................. 38

Bảng 4.10 Một số triệu chứng và bệnh tích của bệnh về da ......................................... 41
Bảng 4.11 Khảo sát hiệu quả điều trị bệnh về da tại bệnh viện thú y ........................... 44

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cấu tạo da chó .............................................................................................. 3
Hình 2.2 Hình thái Demodex canis ........................................................................... 11
Hình 2.3 Hình thái Sarcoptes scabieir var canis ...................................................... 13
Hình 2.4 Vòng đời của Sarcoptes scabieir var canis................................................ 14
Hình 2.5 Hình dạng của bọ chét (Aphaniptera canis)............................................... 17
Hình 2.6 Khuẩn lạc Microsporum canis ................................................................... 19
Hình 2.8 Khuẩn lạc Trichophyton erinacei ............................................................... 20
Hình 4.1 Chó ngoại nhiễm Demodex dạng toàn thân trước khi điều trị ................... 47
Hình 4.2 Chó nhiễm Demodex sau khi điều trị ......................................................... 47
Hình 4.3 Demodex chụp dưới kính hiển vi ............................................................... 48
Hình 4.4 Chó nhiễm Demodex phụ nhiễm vi khuẩn ................................................. 48

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Chó ngày nay trong cuộc sống hiện đại không chỉ đóng vai trò là một vật


nuôi để canh gác, bảo vệ mà còn là người bạn thân thiết và trở thành một loài thú
kiểng phổ biến. Đối với một số giống chó ngoại, bộ lông là tiêu chí hàng đầu để
đánh giá và phân cấp. Hiện nay, đã có nhiều cuộc thi trong nước và quốc tế dành
riêng cho các chú khuyển biểu diễn tài năng cũng như ngoại hình đẹp. Vì thế, một
chú chó có bộ lông khỏe, đẹp sẽ là niềm vui, niềm tự hào của chủ nhân.
Người nuôi chó ở Việt Nam cũng ngày càng chú trọng hơn đến bộ lông nói riêng
và vẻ đẹp hình thể nói chung của các chú chó cưng. Nhưng vì là một nước nhiệt đới
nên khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều của nước ta rất thuận lợi cho vi khuẩn, nấm và ký
sinh trùng phát triển. Bên cạnh đó, dinh dưỡng không hợp lý, các tác nhân gây dị
ứng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh ngoài da. Theo khảo sát của Bùi
Văn Mười (2005), Nguyễn Thái Hiệp (2007) và Nguyễn Thị Nga (2010) thì bệnh
ngoài da chiếm tỉ lệ khá lớn, 12,91 - 18,52 % số ca chó bệnh. Ngoài ra, tỉ lệ bệnh tái
phát cũng khá cao, 17,79 - 22,22 %.
Bệnh ngoài da không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, giảm giá trị của thú nuôi
mà đôi khi còn gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của thú và sức
khỏe của người nuôi. Độc tố do ve tiết ra còn có thể gây viêm da. Ve hút máu
truyền nhiều bệnh cho thú nuôi và người, nếu chúng ta không chữa trị kịp thời có
thể sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu kéo dài gây tử vong. Xuất phát từ nhu cầu thực tế,
chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình bệnh ngoài da trên
chó và hiệu quả điều trị ở bệnh viện thú y Pet Care ”.

1


1.2 Mục đích - yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát về tình hình bệnh ngoài da để làm cơ sở tham khảo cho công tác
điều trị và các nghiên cứu tiếp theo.
1.2.2 Yêu cầu
Ghi nhận tỉ lệ và phân loại bệnh ngoài da trên tổng số chó khảo sát.

Ghi nhận tỉ lệ bệnh ngoài da và tỉ lệ nhiễm các nguyên nhân gây bệnh về da
theo giống, lứa tuổi, giới tính và thức ăn.
Ghi nhận các triệu chứng và bệnh tích trên da, lông.
Ghi nhận kết quả điều trị.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.

Cấu tạo da
Da gồm ba lớp : biểu bì, chân bì và hạ bì

Hình 2.1 Cấu tạo da chó
/>2.1.1 Biểu bì (Lâm Thị Thu Hương, 2005)
Là biểu mô lát kép hóa keratin mạnh. Bề dày của lớp này thay đổi tùy nơi.
Thường dày ở những chỗ không có lông và có sự cọ xát mạnh. Lớp này không có
mạch máu, dinh dưỡng thực hiện nhờ sự thẩm thấu từ các mao mạch bên dưới.
Lớp này có các tác dụng như lót mặt ngoài và bảo vệ cơ thể nhờ sự sừng hóa;
chứa hắc tố bào, là những tế bào tạo ra sắc tố có tác dụng bảo vệ cơ thể đối với
những tia bức xạ và vì biểu bì không chứa mạch máu nên vi khuẩn không xâm nhập
vào cơ thể nếu vết thương chưa sâu vào lớp chân bì.

3


2.1.2 Chân bì
Là mô liên kết sợi vững chắc, có nhiều mạch máu và thần kinh. Chân bì

thường lồi lên biểu bì và tạo thành những nhú chân bì.
Chân bì được phân ra ba lớp:
Lớp nhú: ngay sát biểu bì. Mỗi nhú là một khối mô liên kết thưa không
có hướng nhất định, ở đó ngoài thành phần mô liên kết còn chứa tương bào và một
số bạch cầu. Đôi khi có những bó cơ trơn tạo thành cơ dựng lông.
Lớp bình diện: là phần mô liên kết nằm song song với bề mặt da. Lớp này
chứa nhiều sợi keo và sợi đàn hồi, mạch máu, mạch bạch huyết, các sợi thần kinh và
đầu thần kinh như tiểu thể Meissner, tiểu thể Golgi Mazzoni.
Lớp dạng gân: tạo bởi mô liên kết chứa nhiều sợi chạy song song bề mặt
da và nén chặt nhau. Ở đây chỉ có mạch máu chạy xuyên qua chứ không phân
nhánh, cũng có những đầu thần kinh có bao.
2.1.3 Hạ bì
Mô liên kết mỡ được ngăn thành nhiều thùy và tiểu thùy bởi những bó sợi
tạo keo. Trong hạ bì chứa những tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch và mạch bạch
huyết, dây thần kinh, đầu thần kinh trần và đầu thần kinh bọc như tiểu thể Ruffini.
2.2 Sự tuần hoàn và hệ thống thần kinh của da
2.2.1 Những mạch máu
Những động mạch hay tĩnh mạch của da nối với nhau thành lưới mạch máu
chạy song song với bề mạch của da. Chính nhờ cấu tạo này mà da đảm nhận được
nhiều chức năng. Hệ động mạch và tĩnh mạch sẽ tạo thành hai lưới mạch: lưới nông
và lưới sâu.
Lưới mạch máu sâu: Những mạch máu từ lớp dưới da tiến vào hạ bì rồi lên
đến lớp dưới chân bì và phân nhánh tạo ra dưới dạng động mạch sâu, cũng có một
hệ thống tĩnh mạch ngược lại.
Lưới mạch máu nông: Từ lưới động mạch sâu sẽ phân nhánh tạo ra những
động mạch nhỏ xuyên qua lớp dạng gân của chân bì lên tới lớp dưới nhú và tạo

4



thành lưới mao mạch nông. Lớp này lại phân nhánh để tạo ra những mao mạch hình
quai để tiếp xúc với tĩnh mạch của nhú.
2.2.2 Mạch bạch huyết
Bắt nguồn từ những mao mạch kín đầu nằm trong nhú chân bì sau đó đổ vào
lưới mao mạch bạch huyết dưới chân nhú đến tầng sâu của chân bì tạo thành lưới
bạch huyết trong chân bì, nằm giữa hai lưới mạch máu nông và sâu. Từ lưới này lại
đổ vào tĩnh mạch bạch huyết rồi xuyên qua hạ bì để đến tĩnh mạch bạch huyết dưới
da.
2.2.3 Thần kinh
Những nhánh thần kinh của da có hai nguồn gốc: giao cảm và não tủy. Chúng
tạo thành đám rối nằm ở hạ bì và có hai loại:
Đám rối thần kinh có myelin: là những nhánh của thần kinh cảm giác, đuôi
gai của nó tạo thành những tiểu thể Vater - Pacini, Ruffini hay Golgi- Mazzoni.
Đám rối thần kinh không có myelin: gồm những sợi thần kinh giao cảm tiếp
xúc quanh mạch máu và các tuyến dưới da. (Lâm Thị Thu Hương, 2005)
2.3 Những tuyến phụ thuộc da
2.3.1 Tuyến bã
Là tuyến chế tiết ra chất làm mềm da và lông gọi là chất bã. Ở gia súc, trên
mặt da chỗ nào cũng có trừ một số nơi như gan bàn chân, sừng móng… Tuyến này
thường nằm giữa chân lông và cơ dựng lông.
2.3.1.1 Cấu tạo
Tuyến được tạo thành bởi một khối đặc tế bào. Khối này được chia thành
nhiều thùy nhưng có chung một ống bài xuất, ống này đổ vào nang lông hoặc đổ
thẳng ra bề mặt da.
Tuyến được bao phủ bởi một mô liên kết đàn hồi, kế là màng đáy, bên trong
là những tế bào tuyến có hình khối hoặc đa diện, nhân tế bào hình trứng. Những tế
bào này có mức biệt hóa thấp, gián phân mạnh gọi là tế bào tuyến bã. Ngoài ra có
một số tế bào hóa sừng chia tuyến thành nhiều thùy. Những tế bào tuyến bã ở thành
túi là tế bào sống, càng vào trong lòng tuyến là những tế bào bị thoái hóa chứa toàn


5


chất bã. Tế bào này sẽ bị đẩy ra ống bài xuất cùng với chất chứa trong tế bào theo
phương thức toàn hủy. Ống bài xuất tương đối ngắn và cấu tạo bởi biểu mô lát kép.
2.3.1.2 Hoạt động
Chất bã của da chứa nhiều acid béo tự do, một ít cholesterin và các ester của
nó. Lúc mới tiết, chất bã lỏng sau đó cô đặc rất nhanh. Các sợi đàn hồi ở bao liên
kết luôn co rút nhẹ để đẩy sản phẩm ra bề mặt da.
2.3.2 Tuyến mồ hôi
Là những tuyến ống nằm sâu trong lớp chân bì. Ở chó, tuyến cuộn lại thành bó.
2.3.2.1 Cấu tạo: Tuyến mồ hôi thường được chia thành ba đoạn.
Tiểu cầu mồ hôi: đoạn ống này cong queo nằm trong hạ bì. Đó là phần chế tiết
ra mồ hôi, đường kính lớn hơn ống bài xuất, cao 20 - 25 µm. Vách ống cấu tạo bởi
hai hàng tế bào:
Tế bào tuyến: nằm bên trong tùy giai đoạn hoạt động mà tế bào có hình
khối hay trụ đơn. Nhân tế bào to, bào tương chứa nhiều bào quan và các chất vùi
glycogen, lipid, hạt sắc tố. Có hai loại tế bào tuyến: loại sẫm màu có hạt ưa base và
loại sáng màu có hạt ưa acid, kích thước hạt nhỏ hơn.
Tế bào cơ - biểu mô: nằm ngoài, những tế bào này có khả năng co bóp để
đẩy chất tiết ra khỏi tiểu cầu. Những tuyến nhỏ không có tế bào cơ - biểu mô.
Ngoài ra, chung quanh tiểu cầu có nhiều sợi đàn hồi và mạch máu. Sự chế tiết
mồ hôi được chi phối bởi thần kinh giao cảm.
Ống bài xuất: đoạn này chạy xuyên qua chân bì đến lớp mầm của biểu bì. Vách
của ống được cấu tạo bởi hai hàng tế bào nằm trên màng đáy. Cả hai loại đều là
khối đơn. Tế bào ở hàng ngoài sẫm màu. Tế bào ở trong có tính bắt màu acid mạnh,
đỉnh tế bào có ngấm một chất mỡ có tác dụng bảo vệ.
Đường mồ hôi: Đoạn ống này xoắn ốc trong biểu bì lên đến bề mặt da.
2.3.2.2 Phân loại:
Tùy theo tính chất của chất tiết, tuyến mồ hôi được phân thành hai loại:

Loại tiết dịch loãng không mùi: thường có ở vùng ít lông hay không có lông

6


Loại tiết dịch đậm đặc: có nhiều hạt protid và có mùi riêng biệt đối với từng
loài, có khi với từng cá thể. Loại này có lòng ống rộng, đổ ra bẹ lông và phân bố
trên toàn bộ mặt da.
Ngoài những tuyến bã và tuyến mồ hôi kể trên, ở chó còn có tuyến hậu môn.
2.3.3 Tuyến sữa
Là loại tuyến mồ hôi biến đổi để thích ứng với chức phận tạo ra sữa. Tuyến
này chỉ phát triển mạnh ở thú cái. Tuyến sữa là một khối tròn dẹt nằm trong hạ bì,
đẩy da phồng lên.
Chó cái có bốn hoặc năm (hiếm khi sáu) vú mỗi bên. Mỗi vú là một tuyến
gồm những nang chế tiết sữa và một hệ thống ống dẫn sữa đổ vào một xoang tích
lũy sữa (bầu sữa) trước khi sữa được tống ra ngoài. Về mặt vi thể, mỗi tuyến vú
nằm trong một khối mô liên kết. Mô này phân nhánh chia tuyến ra những thùy.
Trong mỗi thùy có các nang tuyến chế tiết và các ống bài xuất. Ống bài xuất sẽ chạy
vào vách liên kết để dẫn sữa vào bầu sữa.
Trong thời kỳ hoạt động, các nang tuyến phát triển mạnh. Nang có hình cầu
hoặc hình trứng. Trong thời kỳ không hoạt động, những nang tuyến này xẹp xuống
thay bằng mô liên kết mỡ. Khi thú già, nang tuyến teo và biến đi, chỉ còn ống bài
xuất nằm trong một khối mô liên kết và mỡ.
Ống bài xuất của tuyến vú cũng gồm ống bài xuất trong và gian tiểu thùy.
Thành ống lợp bởi hai hàng tế bào khối đơn, không có tính chế tiết. (Lâm Thị Thu
Hương, 2005)
2.4 Sinh lý chức năng da
Mọi động vật đa bào đều được bao phủ bằng một màng bọc gọi là da, gồm
một hay nhiều lớp tế bào. Đó là một cơ quan quan trọng của cơ thể và đảm nhận
nhiều chức phận như bảo vệ cơ thể tránh những ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài: cơ

học như cọ xát, đè nén, các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, tia tử ngoại, hoá chất…;
duy trì tính chất không đổi của môi trường bên trong cơ thể nhờ da có tính không
thấm nước và ngăn cản sự thoát hơi nước từ bên trong cơ thể; hoạt động như một
tác nhân điều hoà thân nhiệt nhờ có lớp mỡ dưới da; tham gia quá trình trao đổi

7


chất: hô hấp và bài xuất nhờ mạng lưới mao mạch, các tuyến nằm ở da; giúp cơ thể
nhận cảm được áp lực, nhiệt độ, cảm giác đau do da chứa những đầu thần kinh cảm
giác.
2.5 Một số nguyên nhân gây bệnh trên da thường gặp ở chó (trích dẫn Lữ Thị
Bạch Nga, 2005)
Da là cơ quan bộc lộ rõ nhất các bệnh tích nên những bất thường trên da rất dễ
nhận thấy. Dựa vào các biến đổi này, ta có thể chẩn đoán một số nguyên nhân gây
bệnh trên da. Một số biến đổi thường dễ nhận thấy như: rụng lông, rối loạn sắc tố,
tróc vảy ở da, da viêm và chàm, bệnh mủ ngoài da, sự lở loét trên da và bướu da.
Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp trên chó là:
2.5.1 Rụng lông do rối loạn hormone
Sự rối loạn hormone (oestrogen, thyroxin, adrenalin,..) thường dẫn đến tình
trạng rụng lông, viêm da trên chó. Bệnh tích thường có tính đối xứng ở hai bên, lớp
bên ngoài dày lên có màu da khác thường, da tróc vảy, có thể rụng lông thành từng
đám sau vài tháng. Những vùng thường bị nhiễm là ngực, cổ, hông, đùi. Một số
trường hợp rối loạn hormone trên chó:
Thiểu năng tuyến giáp: lông chó thường khô, thưa, dày lên và sừng hoá.
Hormone vỏ thượng thận: ung thư, triển dưỡng vỏ thượng thận hoặc tuyến
bã nhờn.
Oestrogen: sự tăng tiết oestrogen thường thấy trên chó đực bị bướu tế bào
sertoli. Trên chó cái được mô tả như “sự mất cân bằng về buồng trứng”, thường do
u nang hay u bướu buồng trứng, đặc biệt là giống Boxer và Bulldogs. Thường rụng

lông ở vùng ngực, đùi, tuỳ thuộc vào chu kỳ động hớn. Bệnh tự thuyên giảm sau
một thời gian.
Cường năng tuyến thượng thận: da chó mỏng và khô với nhiều vùng hoá
calci và rối loạn sắc tố ở từng mảng, mạch máu nổi lên trên mặt da.
2.5.2 Sự tróc vảy ở da
Da chó xuất hiện những vảy nhỏ như dạng gàu trên người ở các dạng sau:
Viêm da do tăng tiết bã nhờn: vùng da rụng lông có vảy nhờn và viêm.

8


Da sừng hoá: lớp biểu bì bên ngoài da dày lên một cách bất thường. Thường
là những thay đổi thứ phát của các bệnh về da khác như rụng lông do hormone,
viêm da mãn tính…
2.5.3 Nấm da (ringworm)
Là một nhóm nấm liên kết chặt chẽ với nhau, sử dụng keratin cho sự sinh
trưởng của chúng. Hiện nay có 3 loại nấm phổ biến thường gặp ở Việt Nam trên chó
là Microsporum canis, Microsporum gypseum và Trichophyton mentagrophytes.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do ẩm thấp, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, có
sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh khác. Chó nhỏ thường bị nhiễm nhiều hơn chó
lớn do chưa phát triển đầy đủ hệ thống miễn dịch.
2.5.4 Viêm da
Trên da có nhiều tạp khuẩn, nhiều nhất là ở các nếp kẽ, các lỗ chân lông. Khi
vệ sinh kém hoặc sức đề kháng giảm, nhất là khi ngứa gãi làm xây sát da, các vi
khuẩn trên tăng sinh, tăng độc tính, gây bệnh viêm da mủ.
Nguyên nhân có thể do ngoại ký sinh (ve, bọ chét, mò Demodex, gầu,…) hay
do dị ứng (bụi, lông, thuốc, xà phòng, …), nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng kế
phát bệnh khác (Carré sẽ gây những nốt xuất huyết nhỏ, sau đó viêm da có mủ,
thường vết mủ nhiều ở vùng bụng, bẹn),… có khi do di truyền. Nhóm vi trùng sinh
mủ thông thường là Staphylococcus spp., Streptococcus spp., …

2.5.5 Nhiễm ve, rận, bọ chét, ghẻ Demodex, Sarcoptes
Ve, rận, bọ chét di chuyển hay cắn vào cơ thể ký chủ làm cho con vật ngứa
ngáy, khó chịu. Nước bọt của các loài ký sinh này cũng là nguyên nhân gây dị ứng,
kích thích phản ứng miễn dịch dữ dội trên da.
Ghẻ Demodex, Sarcoptes gây ngứa, rụng lông, đóng vảy,… tạo điều kiện
thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây thành mụn mủ. Nếu nặng, ký chủ có thể bị
nhiễm độc máu, suy kiệt mà chết.
2.5.6 Dinh dưỡng
Các acid béo thiết yếu rất cần cho sự phát triển lông da. Thiếu acid béo sẽ làm
lông khô bạc màu, da dày có vảy nhẹ. Lâu ngày da tiết nhiều bã nhờn dễ dẫn đến

9


viêm da có mủ, làm giảm sức đề kháng của thú. Đặc biệt với thú đang lớn, thiếu
đạm sẽ nhanh chóng dẫn đến tổn thương trên da.
Việc cung cấp đầy đủ các vitamin tan trong dầu và tan trong nước trong khẩu
phần sẽ góp phần cho lông da khoẻ mạnh. Cung cấp thừa hay thiếu vitamin A cũng
dẫn đến hậu quả như nhau trên lâm sàng như: tăng sừng hoá bề mặt biểu mô, tăng
chất sừng ở các tuyến bã làm tắc đường dẫn và ngưng bài tiết. Ta có thể thấy nhiều
nốt mẩn đỏ, lông bạc màu, rụng lông từng mảng dễ dẫn tới bị viêm nhiễm. Thiếu
vitamin E làm da dễ bị sừng hoá, tăng tiết bã nhờn, rối loạn sinh lý da. Dấu hiệu
thiếu biotin đặc trưng nhất là rụng lông vòng tròn quanh mặt và mắt; nặng hơn sẽ
thấy đóng vảy bất kỳ nơi nào đi đôi với việc ngủ lịm, tiêu chảy, gầy. Thiếu B2 sẽ
dẫn tới viêm bã nhờn khô quanh mắt, bụng nhưng thường hiếm khi thiếu B2 vì vài
miếng thịt nhỏ hay một ít sữa cũng cung cấp đủ nhu cầu. Thiếu vitamin B3 (niacin)
gây tiêu chảy, gầy, viêm da, ngứa chi sau và bụng.
Các vi khoáng cũng có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ lông da.
Thiếu đồng, da sừng hoá, nang lông cũ và khô. Thiếu kẽm, da ửng đỏ, rụng lông
sưng mủ ở cằm, xung quanh mắt, miệng, tai, âm hộ, bìu dái, bao quy đầu, hậu môn.

Da tiết nhiều bã nhờn, tăng sừng hoá và có thể nứt sâu ở những điểm chịu áp lực
như gan bàn chân.
2.5.7 Môi trường
Khi chẩn đoán, điều trị bệnh về da trên chó cần chú trọng đến yếu tố môi
trường. Chuồng trại bẩn, ẩm ướt, mật độ đông… là điều kiện thuận lợi cho sự lây
nhiễm các loài ngoại ký sinh như ve, bọ chét, ghẻ, nấm…
2.5.8 Ngứa do nhiều nguyên nhân
Ngứa thường xảy ra trên những giống chó có cơ địa dị ứng hay da nhạy cảm
bất thường, có thể sẽ tạo thành thói quen hoặc dạng mãn tính về ngứa.
Nguyên nhân gây ngứa ở chó rất nhiều và đa dạng như: tổn thương trên da
hay sự nhiễm trùng ở các cấp độ đều có thể gây ngứa; da chó tăng tính mẫn cảm đối
với các tác nhân như chất hoá học, môi trường nuôi, thức ăn… đều gây ngứa dữ dội
hay còn gọi là tình trạng dị ứng ở chó hay do chế độ dinh dưỡng thiếu hụt một số

10


vitamin và acid béo cần thiết trên chó, làm da chó tróc vảy, ngứa hoặc sự xâm
nhiễm của các loài ngoại ký sinh khác (ve, rận, bọ chét…) cũng có thể gây ngứa.
2.6 Giới thiệu về ký sinh trùng và nấm gây bệnh về da trên chó
2.6.1 Demodex canis (Lê Hữu Khương, 2008)
2.6.1.1 Phân loại
Ngành Arthropoda
Lớp Arachnida
Bộ Acraina
Phân bộ Trombidiformes
Họ Demodicidae
Giống Demodex
Loài Demodex canis
2.6.1.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo


Hình 2.2 Hình thái Demodex canis
/>Demodex canis là loại mò nhỏ, dài 0,1 - 0,39 mm, không có lông, ký sinh ở nang
lông (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1999).
Cấu tạo cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Đầu là đầu giả, ngắn, hình
móng ngựa gồm một đôi xúc biện, có 3 đốt, đốt cuối có 4 - 5 tơ hình que, một đôi
kìm, một tấm dưới miệng. Ngực có 4 đôi chân rất ngắn, tiêu giảm giống như hình
mấu. Bụng dài có nhiều vân ngang ở mặt lưng và mặt bụng.
Demodex đực có dương vật nhô lên ở phần ngực của mặt lưng. Demodex cái có
âm hộ nằm chính giữa phần thân của mặt bụng, kể từ gốc chân thứ tư lui xuống phía
dưới phần bụng. Trứng Demodex có hình bầu dục, có kích thước 0,07 - 0,09 mm.

11


2.6.1.3 Vòng đời
Vòng đời của Demodex xảy ra trên da chó, được chia làm 4 giai đoạn kéo dài
từ 21 - 28 ngày: trứng - ấu trùng (larva) - thiếu trùng (protonymph- nymph) - trưởng
thành. Ấu trùng có 3 đôi chân; thiếu trùng và trưởng thành có 4 đôi chân.
2.6.1.4 Triệu chứng và bệnh tích
Chó nhiễm Demodex thường thấy những đám loang lổ không có lông ở chung
quanh mắt hay toàn bộ cơ thể. Bệnh thường có hai dạng: dạng cục bộ thường có
những tổn thương phân bố từng vùng trên mặt, chân trước hoặc cả hai mắt (mắt đeo
kiếng). Ở dạng toàn thân thường tiên lượng ít thuận lợi, có sự rụng lông không đều,
hình ovale, tràn lan, da đỏ với nhiều dịch rỉ máu và huyết thanh.
Dạng toàn thân thường kèm với viêm nhiễm kế phát có mủ vì Demodex làm
suy giảm miễn dịch do xuất hiện trong huyết thanh một nhân tố làm kìm hãm phản
ứng của tế bào lympho T (Lê Hữu Khương, 2008).
2.6.1.5 Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng và bệnh tích: ngứa, mức độ, vị trí rụng lông, hình dạng

vùng lông rụng, sự xuất hiện của vảy, dịch viêm.
Dùng dao cạo vùng da tiếp giáp giữa da lành và da bệnh, cạo cho đến khi rướm
máu. Lấy mẫu da cho vào 1 - 2 giọt lactophenol và xem sự hiện diện của trứng, hay
Demodex trưởng thành với vật kính 10 (phóng đại 100 lần).
2.6.1.6 Điều trị
Demodex được điều trị theo liệu trình sau: cắt sạch lông những vùng viêm
nhiễm và rửa vết thương bằng oxy già kết hợp với povidine mỗi ngày một lần.
Taktic 1ml pha với 250ml nước thoa toàn thân chó mỗi tuần thoa một lần.
Ivermectin 1%, 1 ml/15 kg tiêm dưới da mỗi tuần 1 lần. Chú ý : Taktic và
ivermectin không nên cấp cùng lúc mà cách nhau ít nhất 3 ngày.
Trường hợp có viêm nhiễm chảy dịch có thể cấp thêm penicillin, streptomycin,
kanamycin…

12


2.6.2 Sarcoptes scabiei var canis (ghẻ)
2.6.2.1 Phân loại học
Ngành Arthropoda
Lớp Arachnida
Bộ Acraina
Phân bộ Astigmata (Sarcoptiormes)
Họ Sarcoptidae
Giống Sarcoptes
Loài Sarcoptes scabieir var canis
2.6.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Cơ thể hình tròn hay hình bầu dục, kích thước khoảng 0,2 - 0,5 mm, trên mình
phủ nhiều lông tơ. Đầu giả có hình nón, chiều ngang lớn gấp hai lần chiều dọc. Mặt
lưng có nhiều đường vân song song. Có bốn đôi chân ngắn nhú ra như măng mọc,
đôi chân thứ ba và thứ tư hướng về phía sau. Mỗi chân có năm đốt, cuối bàn chân

có giác tròn với ống cán dài và có nhiều lông tơ.

Hình 2.3 Hình thái Sarcoptes scabieir var canis
/> />Ghẻ đực có giác bàn chân ở đôi chân số I, II, III, lỗ sinh dục ở giữa đôi chân
thứ III. Ghẻ cái có lỗ âm môn ở phía sau mặt lưng, có giác bàn chân ở đuôi I, II.
Trứng hình bầu dục, màu trắng xám hoặc hơi vàng, kích thước 0,15 x 0,1 mm.

13


2.6.2.3 Vòng đời
Sarcoptes kí sinh dưới lớp biểu bì da chó. Vòng đời gồm các giai đoạn phát triển
sau: trứng - larva - nymph - trưởng thành. Toàn bộ chu kỳ phát triển mất 17 - 21
ngày và xảy ra trên cơ thể gia súc.

Hình 2.4 Vòng đời của Sarcoptes
/>
2.6.2.4 Triệu chứng và bệnh tích
Chó bị nhiễm Sarcoptes chủ yếu có 3 triệu chứng chính là ngứa, rụng lông và
tạo vảy. Ngứa nhất là khi trời nóng và lúc vận động. Chó bị ghẻ hay gãi và cắn chỗ
ngứa. Lông chó thường rụng từng đám, lúc đầu nhỏ càng về sau càng lan rộng cùng
với sự sinh sản của ghẻ cái do ghẻ cái thích đi xa để thành lập quần thể mới. Chỗ bị
ngứa tạo vảy dính chặt vào lông da, tiếp tục lan rộng sau 5 - 6 tháng da hoàn toàn
trơ trụi, đóng vảy dày và nhăn nheo như da voi, bốc mùi hôi thối.
2.6.2.5 Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng và bệnh tích: ngứa, rụng lông và tạo vảy.
Dùng dao cạo vùng da tiếp giáp giữa da lành và da bệnh, cạo cho đến khi rướm
máu. Lấy mẫu da cho vào 1-2 giọt lactophenol và xem sự hiện diện của trứng, hay
Sarcoptes trưởng thành với vật kính 10 (phóng đại 100 lần).


14


2.6.2.6 Điều trị
Cắt lông sạch, sát trùng những vùng viêm nhiễm bằng oxy già và povidine mỗi
ngày một lần. Ivermectin 1 %, 1 ml/15 kg, tiêm dưới da, 1 tuần/ lần.
Trường hợp tổn thương nặng dùng Shotapen, Septotryl… trị nhiễm trùng phụ
nhiễm. Có thể dùng ketoprofen để chống viêm.
2.6.3 Ve
Ve thuộc nhóm hình nhện (Arachnida). Ve kí sinh trên chó thuộc hai họ
Argasidae (họ ve mềm) và Ixodidae (họ ve cứng) (Lê Hữu Khương, 2008).
Ve cứng trên chó thường thuộc các giống Boophilus, Rhipicephalus, Isodes,
Dermacentor, Amblyomma.
Ve mềm thường kí sinh trên tai, trong tai chó thuộc giống Otobius.
2.6.3.1 Đặc điểm hình thái cấu tạo
Cấu tạo chung
Cơ thể hình tròn hay hình bầu dục hay hình nhện. Cơ thể phân đốt nhưng
không rõ. Cấu tạo chung gồm có ba phần:
Phần đầu ngực: Hai phần này dính liền với nhau gọi là đầu giả, gồm:
Kìm: ve có 2 kìm, phía trên có răng dùng để xé da của gia súc. Ngoài
được bảo bọc bởi bao kìm .
Hai xúc biện nằm ở bên cạnh bao kìm. Mỗi xúc biện có 3 - 5 đốt, trên xúc
biện có những lông tơ.
Tấm dưới miệng nằm ở mặt bụng.
Gốc đầu có hình lục giác hay tứ giác.
Phần thân (hay còn gọi là phần bụng): không phân đốt, có mang 4 đôi
chân. Trên thân có phủ nhiều lông tơ, có mang mắt đơn, có mang rãnh sinh dục, lỗ
sinh dục, lỗ hậu môn, rãnh hậu môn, có mai lưng, tấm cạnh hậu môn. Sau đôi chân
thứ 3 hoặc thứ 4 có hai tấm thở, trong có lỗ thở.
Phần chân: có 4 đôi chân, mỗi đôi chân thường có 6 đốt. Giai đoạn trưởng

thành và nhộng thì có 4 đôi chân nhưng giai đoạn larva chỉ có 3 đôi chân.

15


×