Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO CỦANÔNG HỘ TẠI HUYỆN TRẢNG BÀNG TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.17 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
************************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO CỦA
NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TRẢNG BÀNG
TỈNH TÂY NINH

SVTH

: NGÔ DUY TOÀN

Lớp

: DH07TA

Ngành

: Chăn Nuôi

Niên khóa : 2007 – 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
************************



NGÔ DUY TOÀN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO CỦA
NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TRẢNG BÀNG
TỈNH TÂY NINH
Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn:
ThS NGUYỄN THỊ KIM LOAN

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Ngô Duy Toàn.
Tên luận văn: “Khảo sát tình hình chăn nuôi heo của nông hộ tại
huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và
các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng báo cáo tốt nghiệp khoa ngày.....
Giáo viên hướng dẫn

ThS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN

ii


LỜI CẢM TẠ

 Chân thành ghi ơn cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ để con có ngày
bước chân đến giảng đường đại học hôm nay.
 Trân trọng biết ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí
Minh. Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô
trong Khoa Chăn nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh đã
tận tình truyền đạt và giảng dạy những kiến thức cho chúng tôi trong suốt thời
gian trong giảng đường đại học.
 Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến Thạc Sĩ Nguyễn Thị Kim Loan, cô đã
nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian làm đề tài, thực
tập tốt nghiệp và hoàn thành luận văn này.
 Cảm ơn toàn thể cán bộ UBND huyện Trảng Bàng, toàn thể các bác, các chú, các
anh thú y viên trong Trạm Thú y huyện Trảng Bàng và bà con nông dân chăn
nuôi ở 5 xã An Tịnh, An Hòa, Lộc Hưng, Đôn Thuận, Hưng Thuận thuộc huyện
Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện
các nội dung của đề tài.
 Xin cảm ơn các anh chị em sinh viên và các bạn học cùng lớp CNSXTA chăn
nuôi đã cùng chia sẻ khó khăn, giúp đỡ, động viên tôi vượt qua những khó khăn
trong học tập và thực tập tốt nghiệp.

Ngô Duy Toàn

iii


TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Đề tài được thực hiện từ ngày 01/ 01/ 2011 đến 18/ 04/ 2011 tại 5 xã: An
Tịnh, An Hòa, Lộc Hưng, Đôn Thuận, Hưng Thuận. Nội dung của đề tài là khảo sát
tình hình chăn nuôi heo, một số chỉ tiêu sinh sản của đàn heo nái và trọng lượng của
đàn heo thịt lúc xuất chuồng được nuôi tại 522 nông hộ với 337 heo nái sinh sản
thuộc 4 nhóm kiểu hình: LY (137 con), YL (123 con), D (13 con), heo lai 3 máu

D(LY)(64 con) và 420 heo thịt được phân bố ở các xã nói trên.
Kết quả thu được là:
- Cơ cấu đàn heo nuôi thịt là chủ yếu (62,89%), thấp nhất là đàn heo đực
giống (0,1%), quy mô đàn heo từ 1 – 10 con (56,52 %).
- Kinh nghiệm nuôi heo 4 – 6 năm (45,59 %), trên 6 năm (33,52 %), dưới 4
năm (20,89 %).
- Nông hộ sử dụng thức ăn cho chăn nuôi heo là thức ăn công nghiệp (75,86
%), và thức ăn tự trộn (20,31 %), sử dụng nguồn nước giếng để chăn nuôi heo là
chủ yếu (94,64 %).
- Chuồng nuôi: nền bằng xi măng (93,68 %), mái chuồng bằng tole thiếc
(63,98%), vách xây tô 2 mặt (97,51 %).
- Phương pháp xử lý chất thải bằng biogas (52,87 %), đào hầm chứa phân
(3,64%).
- Đàn heo nái được áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo là chủ yếu
(82,47 %).
- Thành phần nông hộ nuôi heo chủ yếu là nông dân (72,99 %).
- Một số đề nghị yêu cầu hỗ trợ về con giống (4,02 %), thức ăn (39,27 %),
thú y (7,47 %), kỹ thuật nuôi (9,77 %), vốn (6,13 %), mặt bằng (6,64 %), thị trường
tiêu thụ (29,70 %).
- Kết quả trên đàn heo nái khảo sát chúng tôi nhận thấy về các chỉ tiêu sinh
sản như số con đẻ ra trên ổ, số con sơ sinh còn sống đến cai sữa, tuổi cai sữa của
heo con, tuổi cai sữa của heo con có khuynh hướng tốt nhất ở nhóm giống heo YL,
kế đến là LY và thấp nhất là ở heo có nhóm máu D và heo lai 3 máu .
- Trên đàn heo thịt, nhóm giống có chỉ tiêu sinh trưởng cao nhất là nhóm LY
và thấp nhất là nhóm D.

iv


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa ........................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn .................................................................................. ii
Lời cảm tạ .......................................................................................................................iii
Tóm tắt khóa luận ........................................................................................................... iv
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt.............................................................................................viii
Dánh sách các bảng và hình ............................................................................................ ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .................................................................................................. 1
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................. 1
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
2.1 Tổng quan về huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh ....................................................... 3
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................... 3
2.1.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................... 3
2.1.1.2 Đất đai ................................................................................................................. 4
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ......................................................................................... 4
2.1.2.1 Dân số và lao động .............................................................................................. 4
2.1.2.2 Sản xuất nông nghiệp .......................................................................................... 4
2.1.3 Tình hình tổ chức hoạt động của Trạm Thú Y huyện Trảng Bàng ........................ 5
2.2 Yếu tố cấu thành sức sinh sản heo của heo nái ......................................................... 5
2.2.1 Tuổi thành thục ....................................................................................................... 5
2.2.2 Tuổi phối giống lần đầu .......................................................................................... 5
2.2.3 Tuổi đẻ lứa đầu ....................................................................................................... 6
2.2.4 Số heo con đẻ ra trên ổ ............................................................................................ 7
2.2.5 Số lứa đẻ của nái trên năm ...................................................................................... 7
2.2.6 Số heo con cai sữa của nái trên năm ....................................................................... 8


v


2.2.7 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa sản xuất của nái trên năm .............................. 8
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái .................................... 8
2.3.1 Tuổi phối giống lần đầu .......................................................................................... 8
2.3.2 Lứa đẻ...................................................................................................................... 8
2.3.3 Khí hậu thời tiết ...................................................................................................... 8
2.3.4 Bệnh tật ................................................................................................................... 9
2.3.5 Dinh dưỡng ............................................................................................................. 9
2.3.6 Chăm sóc quản lý .................................................................................................. 10
2.4 Lược duyệt các nghiên cứu......................................................................................10
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ..................................... 11
3.1 Thời gian và địa điểm .............................................................................................. 11
3.1.1 Thời gian ............................................................................................................... 11
3.1.2 Địa điểm ................................................................................................................ 11
3.2 Phương pháp khảo sát .............................................................................................. 11
3.3 Các chỉ tiêu khảo sát ................................................................................................ 11
3.3.1 Tình hình chăn nuôi heo của nông hộ ................................................................... 11
3.3.2 Trên đàn heo khảo sát ........................................................................................... 13
3.3.2.1 trên đàn heo nái khảo sát .................................................................................... 13
3.3.2.2 Trên đàn heo thịt khảo sát .................................................................................. 13
3.4 Xử lý số liệu ............................................................................................................. 13
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 14
4.1 Tình hình chăn nuôi heo của nông hộ ...................................................................... 14
4.1.1 Cơ cấu nông hộ điều tra ........................................................................................ 14
4.1.2 Cơ cấu đàn heo nuôi.............................................................................................. 14
4.1.3 Quy mô đàn heo của các nông hộ ......................................................................... 15
4.1.4 Thành phần xã hội của các hộ chăn nuôi heo ....................................................... 16
4.1.5 Thời gian kinh nghiệm của nông hộ chăn nuôi ..................................................... 17

4.1.6 Nguồn thức ăn cho heo ......................................................................................... 18
4.1.7 Nguồn nước nuôi heo ............................................................................................ 19
4.1.8 Chuồng trại nuôi heo ............................................................................................. 20

vi


4.1.9 Phương pháp xử lý chất thải ................................................................................. 21
4.1.10 Tình hình dịch bệnh và phòng bệnh .................................................................... 22
4.1.10.1 Tình hình dịch bệnh ......................................................................................... 22
4.1.10.2 Phòng bệnh ....................................................................................................... 23
4.1.11 Phương pháp phối giống cho đàn heo của hộ chăn nuôi..................................... 24
4.1.12 Xu hướng nuôi các loại heo ............................................................................... 25
4.1.13 Tính chất thu nhập từ chăn nuôi heo ................................................................... 26
4.1.14 Một số đề nghị liên quan đến chăn nuôi heo....................................................... 27
4.2 Trên đàn heo khảo sát .............................................................................................. 28
4.2.1 Trên đàn heo nái .................................................................................................... 28
4.2.1.1 Tuổi phối giống lần đầu ..................................................................................... 28
4.2.1.2 Số heo con đẻ ra trên ổ ....................................................................................... 29
4.2.1.3 Số heo con sơ sinh còn sống .............................................................................. 30
4.2.1.4 Số heo con còn sống đến cai sữa........................................................................ 32
4.2.1.5 Tuổi cai sữa của heo con .................................................................................... 33
4.2.1.6 Ước lượng trọng lượng heo con cai sữa ............................................................. 33
4.2.1.7 Thời gian lên giống lại sau cai sữa..................................................................... 34
4.2.1.8 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ .............................................................................. 35
4.2.1.9 Số lứa đẻ của nái trên năm ................................................................................. 36
4.2.1.10 Số heo con cai sữa của nái trên năm ................................................................ 37
4.2.2 Trên đàn heo thịt ................................................................................................... 38
4.2.2.1 Thời gian nuôi thịt.............................................................................................. 38
4.2.2.2 Trọng lượng lúc xuất chuồng heo thịt ................................................................ 39

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 40
5.1. Kết luận ................................................................................................................... 40
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 42
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 45

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CV (Coefficient of Variation)

: Hệ số biến dị

D(LY)

: Duroc x (Landrace x Yorkshire)

D

: Duroc

LY (Landrace x Yorkshire)

: Landrace x Yorkshire

SD (Standard Deviation)

: Độ lệch chuẩn


TSTK

: Tham số thống kê

__

X

: Trung bình

YL (Yorkshire x Landrace)

: Yorkshire xLandrace

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH
trang
Bảng 4.1 Cơ cấu nông hộ được điều tra .............................................................................. 14
Bảng 4.2 Cơ cấu đàn heo nuôi được điều tra ....................................................................... 15
Bảng 4.3 Quy mô đàn heo ở các nông hộ ............................................................................ 16
Bảng 4.4 Thành phần xã hội của các hộ chăn nuôi heo ....................................................... 17
Bảng 4.5 Thời gian kinh nghiệm nuôi heo .......................................................................... 18
Bảng 4.6 Nguồn thức ăn chăn nuôi của nông hộ ................................................................. 19
Bảng 4.7 Tình hình sử dụng nguồn nước cho chăn nuôi ..................................................... 20
Bảng 4.8 Cấu trúc chuồng trại của các nông hộ nuôi heo ................................................... 21
Bảng 4.9 Phương pháp xử lý chất thải ................................................................................. 22
Bảng 4.10 Các bệnh thường gặp trong các hộ chăn nuôi tại huyện ..................................... 23
Bảng 4.11 Tỷ lệ hộ chăn nuôi có tiêm phòng Vaccin (hộ) .................................................. 24

Bảng 4.12 Phương pháp phối giống cho đàn heo ................................................................ 25
Bảng 4.13 Xu hướng nuôi các loại heo của nông hộ ........................................................... 26
Bảng 4.14 Tính chất thu nhập từ chăn nuôi heo của nông hộ .............................................. 26
Bảng 4.15 Các đề nghị liên quan đến chăn nuôi heo ........................................................... 28
Bảng 4.16 Tuổi phối giống lần đầu của nhóm nái sinh sản ................................................. 29
Bảng 4.17 Số heo con đẻ ra trên ổ theo giống ..................................................................... 30
Bảng 4.18 Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống .................................................. 31
Bảng 4.19 Số heo con còn sống đến cai sữa theo nhóm giống ............................................ 32
Bảng 4.20 Tuổi cai sữa của heo con theo nhóm giống ........................................................ 33
Bảng 4.21 Trọng lượng heo con cai sữa theo nhóm giống .................................................. 34
Bảng 4.22 Thời gian lên giống lại sau cai sữa của nái theo nhóm giống ............................ 35
Bảng 4.23 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của nái theo nhóm giống ...................................... 36
Bảng 4.24 Số lứa đẻ của nái trên năm theo nhóm giống ..................................................... 36
Bảng 4.25 Số heo con cai sữa của nái trên năm................................................................... 37
Bảng 4.26 Thời gian nuôi thịt theo nhóm giống .................................................................. 38
Bảng 4.27 Trọng lượng lúc xuất chuồng của heo thịt theo nhóm giống.............................. 39
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ··········································· 3

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi đang giữ vai trò rất quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặt biệt là vùng nông thôn, nó
không những đem lại sự thịnh vượng, ổn định mà còn là động lực thúc đẩy các
thành phần kinh tế khác phát triển. Riêng trong lĩnh vực chăn nuôi thì chăn nuôi heo
chiếm ưu thế vì heo là nguồn cung cấp thịt chủ yếu cho toàn xã hội và có xu hướng
phát triển mạnh nhằm đưa giá trị và sản lượng nông nghiệp không những đáp ứng

đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu.
Với tầm quan trọng trên, ngành chăn nuôi heo ở nước ta được Đảng và Nhà
nước quan tâm và có nhiều chính sách thúc đẩy và phát triển. Cùng với xu hướng
phát triển của cả nước, tỉnh Tây Ninh nói chung và huyện Trảng Bàng nói riêng
cũng đang từng bước phát triển theo. Trảng Bàng là một huyện của tỉnh Tây Ninh, ở
đây kinh tế phát triển chủ yếu là nông nghiệp và ngành chăn nuôi cũng đang từng
bước phát triển.
Do đó, để hiểu biết và đánh giá được tình hình chăn nuôi heo tại huyện, được
sự phân công của khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh và sự hướng dẫn tận tình của Th.s Nguyễn Thị Kim Loan chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình hình chăn nuôi heo của nông hộ tại
huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu về tình hình chăn nuôi heo của nông hộ và một số chỉ tiêu sản xuất
của đàn heo nái được nuôi để có các thông tin cần thiết nhằm phục vụ cho việc định
hướng và phát triển về chăn nuôi heo cho địa phương.

1


1.2.2 Yêu cầu
Nắm được tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn điều tra,
nắm được một số chỉ tiêu về tình hình chăn nuôi heo của nông hộ. Theo dõi và so
sánh một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của một số nhóm giống heo nái được nuôi
tại nông hộ trong thời gian thực tập.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Trảng Bàng có vị trí địa lý rất thuận lợi về mặt giao thông. Nằm kéo
dài trên Quốc Lộ 22 nối thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnom Penh của
Campuchia. Phía Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp huyện Bến Cầu,
Gò Dầu và tỉnh Bình Dương, phía Nam giáp tỉnh Long An, phía Tây giáp
Campuchia.
Về hành chính, huyện Trảng Bàng được chia thành 10 xã và 1 thị trấn.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

3


2.1.1.2 Đất đai
Huyện Trảng Bàng có tổng diện tích đất là 34022,6 ha trong đó:
+ Đất nông nghiệp là 28554,37 ha,
+ Đất chuyên dùng là 3318,4 ha,
+ Đất thổ cư là 1093,67 ha,
+ Đất tự nhiên và sông rạch là 836,9 ha,
+ Đất chưa sử dụng là 21,88 ha,
+ Đất tôn giáo là 24,09 ha,
+ Đất nghĩa địa và nghĩa trang là 173,17 ha.
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, 2010)
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1 Dân số và lao động
Tổng dân số của huyện là 153531 người (thống kê năm 2010).

- Mức độ tăng dân số trung bình hàng năm là 8,75%o,
- Mật độ dân số khoảng 451 người/km2,
Dân số ở độ tuổi lao động là 95181 người, chiếm 61,9% .
2.1.2.2 Sản xuất nông nghiệp
* Trồng trọt
- Đất nông nghiệp 28554,37 ha, chiếm 83,93% tổng diện tích,
- Cây lâu năm 5647 ha, chiếm 19,78% diện tích đất nông nghiệp,
- Cây hàng năm 22751,47 ha, chiếm 79,67%,
- Mặt nước nuôi trồng thủy sản 155,9 ha chiếm 0,55%,
Các loại cây cơ bản được trồng là:
+ Cây hàng năm như thâm canh lúa nước 40795 ha, chuyên canh hoa màu 2007
ha,
+ Cây lâu năm như cây trái đặc sản 2135 ha, cây CN ngắn ngày, dài ngày.
* Chăn nuôi
- Heo: 51492 con,
- Bò: 27927 con,

4


- Gia cầm: 591428 con,
- Trâu : 6769 con
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, 2010)
2.1.3 Tình hình tổ chức hoạt động của Trạm Thú Y huyện Trảng Bàng
Trạm thú y Huyện Trảng Bàng đặt tại địa chỉ ấp Lộc Thành, thị trấn Trảng
Bàng huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Thành viên của trạm gồm 32 người, trong
đó có 2 bác sỹ thú y và 30 trung cấp thú y.
Chức năng của trạm gồm: Chẩn đoán, tiêm phòng gia súc, phòng chống dịch
bệnh động vật, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật, vệ sinh
thú y. Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình dịch bệnh động vật và quản lý các

cửa hàng thuốc thú y trên địa bàn.
- Phòng chống dịch bệnh và tiêm ngừa cho gia súc.
2.2 Yếu tố cấu thành sức sinh sản heo của heo nái
Hiệu quả kinh tế của một xí nghiệp chăn nuôi heo phụ thuộc gần như hoàn
toàn vào khả năng sinh sản của đàn heo nái. Vì vậy, muốn chương trình công tác
giống có hiệu quả thì phải tiến hành chọn lọc và lai giống để khai thác ưu thế lai.
Qua đó giúp các nhà chăn nuôi heo thương phẩm cung cấp đủ cho yêu cầu của
khách hàng và giảm được giá thành sản phẩm.
2.2.1 Tuổi thành thục
Đây là một trong những chỉ tiêu được các nhà chăn nuôi quan tâm nhất vì
heo có tuổi thành thục sớm được phối giống sớm, đậu thai thì tuổi đẻ lứa đầu ngắn.
Trung bình heo hậu bị cái thành thục vào khoảng 6 – 9 tháng tuổi nhưng sớm
hay muộn còn phụ thuộc vào các yếu tố như: giống, dinh dưỡng, điều kiện khí hậu,
chế độ chăm sóc quản lý…
Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1996) cho rằng heo hậu bị cái ngoại thuần có
tuổi động dục lần đầu từ 6 – 7 tháng tuổi, heo hậu bị cái lai khoảng 6 tháng tuổi.
2.2.2 Tuổi phối giống lần đầu
Heo nái có tuổi phối giống lần đấu sớm và đạt kết quả cao sẽ dẫn đến tuổi đẻ
lứa đầu sớm, quay vòng nhanh sẽ gia tăng được thời gian sử dụng nái.

5


Theo Trương Lăng (2003), để đảm bảo heo nái sinh sản lứa đầu tốt, chọn gây
được hậu bị và sau khi nuôi con không hao hụt cơ thể nhiều, thì tuổi phối giống lần
đầu phải kết hợp với việc đạt khối lượng nhất định; heo nhóm Yorkshire khi 8 – 10
tháng tuổi đạt trọng lượng 90kg thì phối giống.
Một số nghiên cứu ở Hà Lan cho thấy tỷ lệ heo nái bị loại thải do vô sinh
tăng từ 18% ở nái có độ tuổi phối giống lần đầu 200 ngày, lên đến 24,5% ở tuổi
phối giống lần đầu lúc 320 ngày.

Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1996) thì cần phải bỏ qua chu kì động
dục lần đầu tiên không nên phối vì cơ thể nái chưa phát triển tốt nhất, chưa dự trữ
đủ chất dinh dưỡng để nuôi thai, trứng cũng chưa chín một cách hoàn hảo. Để đạt
được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì lâu dài thì nên cho nái thuần và nái lai đẻ lứa
đầu tiên vào khoảng 12 tháng tuổi.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) thời điểm phối giống quy
định tỷ lệ đậu thai và số heo con đẻ ra trên ổ. Đối với heo hậu bị nên phối giống vào
khoảng 12 – 30 giờ sau khi có biểu hiện động dục và 18 – 36 giờ đối với heo nái rạ.
Để tăng tỷ lệ đậu thai người ta thường phối 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 12 – 24
giờ.
2.2.3 Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu không những phụ thuộc vào yếu tố giống thông qua tuổi
thành thục sớm hay muộn mà còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: điều kiện chăm
sóc và quản lý nuôi dưỡng. Heo có tuổi thành thục sớm nhưng không phát hiện kịp
thời hoặc cho phối giống không đúng kỹ thuật, chọn thời điểm phối giống không
hợp lý, thức ăn kém dinh dưỡng, chuồng trại không đảm bảo mắc các bệnh sản khoa
và truyền nhiễm, sự quản lý chăm sóc không tốt trong thời gian mang thai… là
những nguyên nhân làm sự phối giống không thành công 1 – 2 chu kỳ của nái làm
nái bị hư thai, sẩy thai làm kéo dài tuổi đẻ lứa đầu của nái.
Nếu tuổi đẻ lứa đầu sớm chứng tỏ heo thành thục sớm, phối giống đậu thai
sớm. Điều này giúp nhà chăn nuôi tiết kiệm được thời gian, heo đưa vào sử dụng
sớm sẻ làm giảm rõ rệt lượng thức ăn và những chi phí khác.

6


Cần quan sát kỹ để phát hiện động dục và phối giống đúng thời điểm để nâng
cao năng suất con nái và tăng khả năng đậu thai. Phát hiện không đúng sẽ bỏ qua
một chu kỳ gây lãng phí thức ăn và công chăm sóc nuôi dưỡng.
2.2.4 Số heo con đẻ ra trên ổ

Số heo con đẻ ra trên ổ phụ thuộc vào các yếu tố như: phối giống đúng thời
điểm, số trứng rụng nhiều, tỷ lệ chết phôi trong thời gian mang thai thấp.
Theo Claus và ctv (1985, trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996), thì thời điểm
phối giống, kỹ thuật phối giống, chế độ chăm sóc quản lý, nuôi dưỡng sau khi phối,
mang thai, nhiệt độ chuồng nuôi, tuổi của heo nái… đều có ảnh hưởng đến chỉ tiêu
này.
Yếu tố chính để đánh giá chỉ tiêu này của heo nái vẫn là giống. Vì thế việc
cải thiện heo giống là vấn đề hàng đầu để nâng cao tính đẻ sai của heo nái
(Whittemore 1993, trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996).
2.2.5 Số lứa đẻ của nái trên năm
Muốn nâng cao số lứa đẻ của nái phải rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ.
Người ta chỉ có thể rút ngắn thời gian cho sữa, thời gian lúc cai sữa đến khi phối
giống lại, nhưng thời gian mang thai thì không rút ngắn được vì đó là đặc tính sinh
học của mỗi loài.
Để rút ngắn thời gian cho sữa người ta tập ăn cho heo con ăn sớm bằng thức
ăn tập ăn và cai sữa sớm cho heo con từ 20 – 25 ngày tuổi, bên cạnh đó chăm sóc
quản lý tốt giúp nái lên giống lại sớm sau khi cai sữa heo con.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) những nguyên nhân mà
nhà chăn nuôi không phát hiện được biểu hiện động dục sau cai sữa là dinh dưỡng
không tốt, heo bị bệnh tật nhất là đường sinh dục, heo bị stress do nhiệt độ cao,
động dục thầm lặng do nhà chăn nuôi không theo dõi kỹ.
Heo nái có biểu hiện động dục lại từ 4 – 10 ngày sau cai sữa. Trong thời gian
này, nhà chăn nuôi phải quan sát kỹ để phối giống cho đúng thời điểm nếu không
thì phải chờ chu kỳ sau gây tốn kém về thức ăn và công chăm sóc.

7


2.2.6 Số heo con cai sữa của nái trên năm
Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng nuôi con của nái và trình độ

quản lý chăm sóc của người chăn nuôi, chỉ tiêu này bao gồm: số lứa đẻ của nái trên
năm và số heo con cai sữa trên ổ. Số heo con cai sữa phụ thuộc nhiều yếu tố khác
như: số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con sơ sinh con sống, tỷ lệ nuôi sống đến khi
cai sữa… Số heo con nuôi sống đến khi cai sữa thường tỷ lệ nghịch với số heo con
đẻ ra trên ổ.
2.2.7 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa sản xuất của nái trên năm
Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của heo nái cũng như
hiệu quả kinh tế của nhà chăn nuôi. Vì vậy, cần tăng cường nhiều biện pháp kỹ
thuật như chất lượng tinh của heo đực giống cha, kỹ thuật phối giống, dinh dưỡng
cho heo nái mẹ trong thời gian mang thai và nuôi con hợp lý, cùng các yếu tố ngoại
cảnh khác như chuồng trại, tiểu khí hậu chuồng nuôi, phòng ngừa bệnh cho heo mẹ
và heo con, chọn lựa những heo nái giống nuôi con khéo, nhằm nâng cao số lứa đẻ
nái trên năm và trọng lượng toàn ổ heo cai sữa trên một lứa.
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái
2.3.1 Tuổi phối giống lần đầu
Ở heo cái hậu bị việc trì hoãn phối giống lần đầu qua một hay hai chu kỳ
động dục sẽ tăng số heo con đẻ ra trên lứa.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), phần lớn heo cái động
dục từ 5 - 8 tháng tuổi, nếu heo đã động dục 1-2 lần trước khi đạt đến trọng lượng
phối giống (110 - 120 kg) thì số heo con đẻ ra ở lứa 1 sẽ cao.
2.3.2 Lứa đẻ
Nhìn chung, heo nái đẻ càng nhiều lứa thì tỉ lệ đậu thai của các lứa sau càng
giảm. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một số heo nái còn cho năng suất cao sau lứa
6 - 7.
2.3.3 Khí hậu thời tiết
Mùa và thời gian chiếu sáng trong ngày cũng làm cho cái hậu bị thành thục
sớm hay muộn. Những heo cái hậu bị sinh ra trong mùa Đông và mùa Xuân thì

8



động dục lần đầu chậm hơn những cái hậu bị sinh ra trong những mùa khác trong
năm.
Heo nái bị stress nhiệt trong thời gian phối giống có thể làm giảm tỉ lệ đậu thai.
Theo Võ Văn Ninh (2001), nhiệt độ và ẩm độ cao trong khoảng thời gian 1 - 16
ngày đầu hay 102 - 110 ngày cuối của thai kỳ đều làm giảm số heo con đẻ ra trên ổ.
Độ thông thoáng, kiểu chuồng...cũng ảnh hưởng đến sức sinh sản của heo
nái. Nếu chuồng nuôi sạch sẽ, độ thông thoáng tốt, không ẩm thấp... sẽ đưa năng
suất của nái sinh sản lên 10 – 15 %, ngược lại giảm 15 – 30 % (Nguyễn Ngọc Tuân
và Trần Thị Dân, 2000).
2.3.4 Bệnh tật
Có nhiều nguyên nhân làm giảm sức sinh sản của heo nái và sức sống của
heo con, có thể do nhiễm trùng bầu vú, tử cung của heo nái gây nên hội chứng viêm
vú, viêm tử cung, kém hoặc mất sữa và loạn khuẩn đường ruột trên heo con do các
vi sinh vật cơ hội có mặt trong chuồng.
Bất kỳ một dị tật nào trên bộ phận sinh dục của nái, chẳng hạn dị tật buồng
trứng, tử cung hay bộ phận sinh dục bị viêm nhiễm trước hoặc trong lúc phối giống
cũng là nguyên nhân làm giảm tỉ lệ đậu thai (Nguyễn Văn Thành, 2000).
2.3.5 Dinh dưỡng
Cho heo nái ăn thức ăn kém phẩm chất sẽ kéo dài tuổi thành thục. Thức ăn
thiếu protein và vitamin hay thức ăn mốc thì phôi ngừng phát triển (Nguyễn Ngọc
Tuân và Trần Thị Dân, 2000). Vitamin A làm tăng khả năng nuôi phôi của tử cung,
giúp phôi và bào thai phát triển bình thường, ngăn ngừa nhiễm trùng sau khi sinh.
Nếu thiếu vitamin A heo có thể bị sẩy thai, sau khi sinh dễ mắc hội chứng viêm vú,
viêm tử cung, kém hoặc mất sữa, số heo con sơ sinh còn sống thấp do có nhiều thai
khô, heo con sinh ra yếu.
Vitamin E rất cần cho hoạt động của cơ quan sinh dục. Heo nái thiếu
Vitamin E thì mất khả năng sinh đẻ bình thường, lớp niêm mạc tử cung bị xơ hoá,
quá trình phát triển của trứng bị rối loạn, dẫn đến tỉ lệ đậu thai kém, bào thai dễ chết
gây sẩy thai.


9


Nuôi heo cho ăn đầy đủ trong 4 - 10 ngày của chu kỳ động dục trước khi
phối giống sẽ đạt số trứng rụng tối đa. Nhưng nếu tiếp tục cho ăn mức năng lượng
cao vào đầu giai đoạn có mang sẽ làm tăng tỉ lệ chết phôi và giảm số heo con đẻ ra
trên ổ.
2.3.6 Chăm sóc quản lý
Quản lý chăm sóc có tác dụng rất lớn đến sức sản xuất của đàn heo nái:
mật độ nuôi cao, vệ sinh chuồng trại kém, sử dụng phương pháp điều trị không hiệu
quả là những yếu tố dẫn đến năng suất sinh sản thấp.
2.4 Lược duyệt các nghiên cứu
Nguyễn Chí Dũng (2010) đã thực hiện đề tài khảo sát tình hình chăn nuôi
heo của nông hộ tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang với một số kết quả là phần
lớn nông hộ sử dụng thức ăn là thức ăn công nghiệp (48,51 %) và thức ăn tự trộn
(47,26 %), sử dụng nguồn nước giếng để chăn nuôi heo là chủ yếu (72,93 %).
Chuồng nuôi: nền bằng xi măng (94,84 %), mái chuồng bằng tole fibro xi măng
(59,31 %), vách xây tô 2 mặt (90 %). Phương pháp xử lý chất thải bằng biogas
(48,04 %), đào hầm chứa phân (42,88 %). Đàn heo nái được áp dụng phương pháp
gieo tinh nhân tạo là chủ yếu (88,03 %).Thành phần nông hộ nuôi heo chủ yếu là
nông dân (64 %).
Đặng Thị Thu (2006) Khảo sát tình hình chăn nuôi heo của nông hộ tại huyện
Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk với một số kết quả: cơ cấu đàn heo nuôi thịt chiếm tỉ lệ
cao nhất (72,27 %); nguồn thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp (22,01 %);
phương pháp sử lý chất thải hầm chứa phân (79,22 %).

10



Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 Thời gian và địa điểm
3.1.1 Thời gian
Từ 01 / 01 / 2011 đến 18 / 04 / 2011.
3.1.2 Địa điểm
Tại một số hộ chăn nuôi heo ở các xã An Hòa, xã An Tịnh, xã Lộc Hưng, xã
Đôn Thuận và xã Hưng Thuận thuộc huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh.
3.2 Phương pháp khảo sát
Công việc tiến hành khảo sát gồm hai phần:
- Gián tiếp: đến các phòng ban trong huyện Trảng Bàng như trạm Thú Y,
phòng thống kê để ghi nhận những số liệu cần thiết.
- Trực tiếp: Đến các nông hộ phỏng vấn, quan sát, đo đạc ghi chép các số liệu
liên quan đến tình hình chăn nuôi trên nông hộ qua phiếu phỏng vấn nông hộ và một
số chỉ tiêu về sinh trưởng phát dục, sức sinh sản của một số nhóm giống được nuôi
phổ biến ở huyện.
3.3 Các chỉ tiêu khảo sát
3.3.1 Tình hình chăn nuôi heo của nông hộ
(1) Cơ cấu nông hộ điều tra: Trực tiếp đi đến phỏng vấn các nông hộ của
từng xã, địa bàn.
(2) Cơ cấu đàn heo khảo sát: Dựa trên cơ sở khảo sát thăm hỏi về tổng đàn
heo được nuôi tại nông hộ.
(3) Quy mô đàn heo chăn nuôi trên các nông hộ: Quan sát tìm hiểu và phỏng
vấn nông hộ, đến trực tiếp đếm tổng đàn heo của nông hộ phỏng vấn.

11


(4) Thành phần xã hội của các hộ chăn nuôi: Phỏng vấn tìm hiểu nghề nghiệp
của các hộ chăn nuôi heo.

(5) Thời gian kinh nghiệm của những hộ chăn nuôi: Phỏng vấn tìm hiểu thời
gian kinh nghiệm chăn nuôi heo của các nông hộ.
(6) Nguồn thức ăn nuôi dưỡng: Qua phỏng vấn quan sát để tìm hiểu việc sử
dụng loại thức ăn nào cho heo qua từng nông hộ.
(7) Nguồn nước nuôi heo: Quan sát tìm hiểu và phỏng vấn nông hộ về nguồn
nước dùng cho chăn nuôi heo xem nông hộ sử dụng nước giếng hay nước máy,...
(8) Chuồng trại: Quan sát ghi nhận thực tế cấu trúc chuồng trại các vật liệu
xây dựng như: nền, vách, mái được xây dựng ở các nông hộ.
(9) Phương pháp xử lý chất thải: Qua quan sát và phỏng vấn về việc xử lý
chất thải của nông hộ xem nông hộ làm biogas hay hầm chứa,...
(10) Tình hình dịch bệnh, phòng bệnh: Khảo sát qua phiếu phỏng vấn và ghi
nhận tình hình dịch bệnh thường xảy ra đối với đàn heo của nông hộ, các biện pháp,
kỹ thuật thú y tác động trên đàn heo chữa trị, công tác tiêm phòng dịch bệnh.
(11) Một số chỉ tiêu quản lý: Một số chỉ tiêu quản lý của các nông hộ khảo
sát phỏng vấn tìm hiểu một số biện pháp quản lý chăn nuôi heo ở các nông hộ về
các nội dung như: Phương pháp phối giống cho đàn heo nái sinh sản, khai thác đàn
heo đực giống.
(12) Sở thích nuôi các loại heo: Qua phiếu phỏng vấn nông hộ để biết về sở
thích nuôi các loại heo của nông hộ như nuôi nái hay thịt,...
(13) Tính chất thu nhập từ chăn nuôi heo: Qua phiếu phỏng vấn nông hộ để
biết được tính chất thu nhập từ chăn nuôi heo của nông hộ là chính hay phụ.
(14) Một số mong muốn liên quan đến chăn nuôi heo: Qua phiếu phỏng vấn
nông hộ để biết được mong muốn của nông hộ liên quan đến việc chăn nuôi heo
như là con giống, thú y, vốn, thị trường,....

12


3.3.2 Trên đàn heo khảo sát
3.3.2.1 trên đàn heo nái khảo sát

Một số chỉ tiêu sinh sản trên đàn heo nái sinh sản
(1) Tuổi phối giống lần đầu (ngày): Là số ngày tính từ lúc heo nái được sinh
ra nuôi đến khi phối giống lần đầu tiên.
(2) Số heo con đẻ ra trên ổ (con): Là số lượng heo con sinh ra sau khi heo mẹ
đẻ xong con cuối cùng bao gồm tất cả các heo sống, chết, thai khô.
(3) Số heo con sơ sinh còn sống (con): Là số heo con sinh ra trên ổ trừ đi
những con chết.
(4) Số heo con còn sống đến cai sữa (con): Là số heo con sinh ra được mẹ
nuôi còn sống đến khi cai sữa.
(5) Tuổi cai sữa của heo con (ngày): Là số ngày trung bình được tính từ khi
heo con sinh ra đến lúc cai sữa.
(6) Ước lượng trọng lượng heo con cai sữa (kg): Do không có điều kiện cân
cụ thể từng heo con khi cai sữa, chúng tôi chỉ phỏng vấn nông hộ qua sự ước lượng
trọng lượng bình quân heo con khi tách mẹ của mỗi heo nái được khảo sát.
(7) Thời gian lên giống lại sau cai sữa (ngày): Là thời gian tính từ khi nái
tách con đến khi lên giống được phối lại.
(8) Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày): Là số ngày được tính từ ngày đẻ của
lứa trước đến lứa kế tiếp.
(9) Số lứa đẻ của nái trên năm (lứa), được tính theo công thức:
Số lứa đẻ của nái trên năm = 365 / khoảng cách giữa hai lứa đẻ
(10) Số heo con cai sữa trên nái trên năm (SHCCSTNTN):
SHCCSTNTN = Số heo con cai sữa trên lứa x Số lứa đẻ của nái trên năm.
3.3.2.2 Trên đàn heo thịt khảo sát
(1) Thời gian nuôi thịt theo nhóm giống,
(2) Trọng lượng trung bình lúc xuất chuồng heo thịt.
3.4 Xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý tính toán bằng phần mềm Excel 2003 và
Minitab 13 for Windows.

13



Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình chăn nuôi heo của nông hộ
4.1.1 Cơ cấu nông hộ điều tra
Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.
Bảng 4.1 Cơ cấu nông hộ được điều tra
Số tt



Số hộ chăn

Tổng đàn

nuôi heo

heo nuôi

Tỉ lệ (%)

1

An Tịnh

154

1372


22,23

2

An Hòa

102

1370

22,20

3

Lộc Hưng

115

1355

21,96

4

Đôn Thuận

80

990


16,04

5

Hưng Thuận

71

1084

17,57

522

6171

100

Tính chung

Qua bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy xã An Tịnh có tổng đàn heo cao nhất
chiếm 22,23 %, thấp nhất là xã Đôn Thuận chiếm 16,04 %.
An Tịnh là xã nuôi heo nhiều nhất vì người dân ở đây sống trong vùng đông
dân cư nên thuận lợi cho việc vận chuyển, buôn bán và chăn nuôi heo còn ở Đôn
Thuận thì phần lớn là vùng thưa dân cư và người dân nơi đây chủ yếu là làm công
nhân cho các nông trường cao su nên không thể chăn nuôi được nhiều.
4.1.2 Cơ cấu đàn heo nuôi
Kết quả được trình bày qua bảng 4.2.
Tỉ lệ heo đực giống (0,10%), heo nái sinh sản (12,62%) và heo hậu bị
(4,23%) được nuôi chưa nhiều, điều này có thể do phần lớn nông hộ chưa nắm vững


14


về kỹ thuật nên chưa mạnh dạn đầu tư nuôi nhiều hai nhóm heo này. Trong khi đó
nuôi heo thịt quay vòng đồng vốn nhanh và có thu nhập nhanh phục vụ cho cuộc
sống kinh tế gia đình, nên số nông hộ nuôi heo thịt nhiều hơn.
So với kết quả của Đặng Thị Thu (2006) khảo sát tại huyện Krông Năng, tỉnh
Đăk Lăk, Dư Thanh An (2007) khảo sát tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và
Nguyễn Huy Toàn (2007) khảo sát tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương cho thấy tỉ
lệ nuôi heo thịt lần lượt là 72,27 %, 65,27 % và 67,90 % đều cao hơn kết quả của
chúng tôi khảo sát (62,89 %).
Bảng 4.2 Cơ cấu đàn heo nuôi được điều tra



An Tịnh

An Hòa

Loại heo

Lộc

Đôn

Hưng

Tính


Hưng

Thuận

Thuận

chung

Heo con

n (con)

274

331

280

132

227

1244

theo mẹ

Tỉ lệ (%)

4,44


5,36

4,54

2,14

3.68

20,16

Heo thịt

n (con)

869

888

838

653

633

3881

Tỉ lệ (%)

14,08


14,39

13,58

10,58

10,26

62,89

Heo cái

n (con)

47

43

54

57

60

261

hậu bị

Tỉ lệ (%)


0,76

0,70

0,86

0,92

0,97

4,23

Heo nái

n (con)

182

102

183

148

164

779

sinh sản


Tỉ lệ (%)

2,95

1,65

2,96

2,40

2,66

12,62

Heo đực

n (con)

0

6

0

0

0

6


giống

Tỉ lệ (%)

0

0,10

0

0

0

0,10

Tính

n (con)

1.372

1.370

1.355

990

1.084


6171

chung

Tỉ lệ (%)

22,23

22,20

21,96

16,04

17,57

100

4.1.3 Quy mô đàn heo của các nông hộ
Kết quả được trình bày qua bảng 4.3.
Quy mô đàn heo ở nông hộ từ 1 - 10 con là 295 hộ chiếm tỉ lệ cao nhất
(56,52 %), trên 50 con là 3 hộ chiếm tỉ lệ thấp nhất (0,58 %). Sự phân bố về quy mô

15


×