Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TỔNG SỐ VI KHUẨN HIẾU KHÍ, SỐ LƯỢNG TẾ BÀO SOMA TRONG SỮA VÀ THỜI GIAN MẤT MÀU BLUE METHYLEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.09 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI_THÚ Y
****************

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TỔNG SỐ VI
KHUẨN HIẾU KHÍ, SỐ LƯỢNG TẾ BÀO SOMA
TRONG SỮA VÀ THỜI GIAN MẤT MÀU
BLUE METHYLEN

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN ĐÔNG NGÀN
Lớp: DH06TY
Chuyên ngành: Bác sĩ thú y
Niên khoá: 2006 – 2011

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN ĐÔNG NGÀN
Lớp: DH06TY
Tên luận văn: Khảo sát mối tương quan giữa tổng số vi khuẩn hiếu khí, hàm lượng
tế bào soma và thời gian mất màu Blue Methylen
Trong thời gian thực hiện đề tài, đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu và các ý
kiến đóng góp của Hội đồng chấm luận văn Khoa Chăn nuôi - Thú y và giáo viên
hướng dẫn.
Giáo viên hướng dẫn


PGS.TS LÊ ĐĂNG ĐẢNH

ii


LỜI CẢM TẠ
Con xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến ba mẹ và gia đình, những người thân
yêu nhất đã sinh thành và nuôi dưỡng tôi ăn học thành người!
Thành kính biết ơn PGS.TS Lê Đăng Đảnh, người thầy tận tâm đã trực tiếp
hướng dẫn tôi, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành khoá
luận tốt nghiệp này!
Xin chân thành cảm ơn:
● Tất cả thầy cô, bạn bè thân yêu của tôi trong lớp DH06TY và khoa Chăn
nuôi - Thú y đã hết lòng vì tôi, luôn bên cạnh chia sẻ và giúp đỡ tôi trong những
năm đại học tươi đẹp mà gian lao.
● Thầy Nguyễn Ngọc Tuân, thầy Lê Văn Thọ và thầy Lê Hữu Ngọc đã tạo
điều kiện và hướng dẫn tôi thực hiện tốt xét nghiệm vi sinh tại phòng Môi trường sức khoẻ vật nuôi & Kiểm nghiệm thú sản, bộ môn Cơ thể ngoại khoa, khoa Chăn
nuôi - Thú y, trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
● Thầy Nguyễn Văn Phát và thầy Trần Văn Chính đã đóng góp ý kiến
chuyên môn cho tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn.
● Ban Giám đốc nhà máy sữa Thống Nhất, ban Phát triển vùng nguyên liệu,
ban QA đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và xét nghiệm tại
nhà máy.
● Các cô chú, anh chị tại trạm trung chuyển Võ Thị Thiềng và các hộ chăn
nuôi bò sữa quận 12 đã nhiệt tình giúp đỡ và đồng hành cùng tôi suốt hơn 4 tháng
thực tập vừa qua.
Xin cảm ơn!
Sinh viên
NGUYỄN ĐÔNG NGÀN


iii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát mối tương quan giữa tổng số vi khuẩn hiếu khí, số lượng tế
bào soma và thời gian mất màu Blue Methylen” được thực hiện từ 15/02/2011 đến
10/06/2011 tại các hộ nông dân nuôi bò sữa quận 12, trạm trung chuyển Võ Thị
Thiềng quận 12, ban QA nhà máy sữa Thống Nhất và phòng thực hành Môi trường
- sức khoẻ vật nuôi và Kiểm nghiệm thú sản, bộ môn Cơ thể ngoại khoa, bệnh viện
thú y, đại học Nông Lâm tpHCM.
Nội dung khảo sát gồm: tổng số vi khuẩn hiếu khí, tế bào soma và thời gian
mất màu Blue Methylen của sữa tại hộ lúc mới vắt và tại trạm trung chuyển, hàm
lượng vật chất khô, tỉ lệ béo của sữa, thời gian vận chuyển cùng một vài yếu tố ảnh
hưởng và mối tương quan giữa các chỉ tiêu này. Kết quả ghi nhận được như sau:
- Tổng số vi khuẩn hiếu khí: sữa tại hộ có TSVKHK từ 266,882 đến 532,25 x
103 khuẩn lạc/ml, sữa tại trạm từ 367,75 đến 786,737 x 103 khuẩn lạc/ml và
TSVKHK gia tăng theo thời gian vận chuyển từ 43,88 % đến 57,74 %. Sự gia tăng
của TSVKHK từ tháng nắng sang các tháng giao mùa, theo sự tăng quy mô đàn là
có ý nghĩa thống kê.
- Tế bào soma: các mẫu sữa chúng tôi khảo sát có số lượng tế bào soma cao,
trung bình đều trên 1 triệu tế bào/ml. Tế bào soma giảm đi có ý nghĩa khi thực hiện
các biện pháp vệ sinh chăn nuôi như: gom phân gia súc và sát trùng định kỳ.
- Blue Methylen: trên 88 % mẫu sữa tại hộ và 65 % mẫu sữa tại trạm có thời
gian mất màu trên 4h30. Thời gian mất màu giảm đi sau quá trình vận chuyển từ hộ
về trạm. Không có sự khác biệt khi sử dụng dung dịch Blue Methylen 5mg % và
6,4mg %.
- TSVKHK có tương quan nghịch rất chặt chẽ với thời gian mất màu B.M.
- TSVKHK tương quan rất yếu với số lượng tế bào soma trong sữa.
- Số lượng soma có tương quan rất yếu với thời gian mất màu B.M.


4


- Hàm lượng béo và vật chất khô trung bình của sữa là 3,683 % và 12,323 %,
không phụ thuộc vào quy mô và phương thức khai thác, thể hiện mối tương quan rất
yếu với các chỉ tiêu TSVKHK, hàm lượng tế bào soma và thời gian mất màu B.M.

5


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii
Lời cảm tạ..................................................................................................................iii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iv
Mục lục....................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... x
Danh sách các bảng ................................................................................................... xi
Danh sách các hình................................................................................................... xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU........................................................................................................... 2
1.3 YÊU CẦU ............................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
2.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ THU MUA SỮA BÒ NGUYÊN LIỆU TẠI
QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................ 4
2.2 NĂNG LỰC CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM VÚ BÒ SỮA CỦA THÚ Y CƠ SỞ
VÀ THÚ Y TƯ NHÂN TRONG KHU VỰC............................................................ 4
2.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................ 5

2.3.1 Khái quát về sữa .............................................................................................. 5
2.3.1.1 Tính chất vật lý của sữa ................................................................................. 5
2.3.1.2 Thành phần hoá học của sữa .......................................................................... 5
2.3.2 Bệnh viêm vú bò sữa, cách phát hiện và tầm quan trọng............................ 7
2.3.2.1 Khái niệm bệnh viêm vú bò sữa ..................................................................... 7
2.3.2.2 Nguyên nhân .................................................................................................. 7
2.3.2.3 Thiệt hại gây ra do bệnh viêm vú ................................................................... 8
2.3.2.4 Chẩn đoán bệnh .............................................................................................. 8

6


2.3.2.5 Các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh viêm vú ..................................... 9
2.3.3 Tế bào soma trong sữa, cách phát hiện và ý nghĩa .................................... 10
2.3.3.1 Khái niệm và nguồn gốc tế bào soma trong sữa .......................................... 10
2.3.3.2 Kỹ thuật phát hiện ........................................................................................ 11
2.3.3.3 Ý nghĩa của lượng tế bào thân trong sữa ..................................................... 11
2.3.4 Các loại vi khuẩn trong sữa, cách phát hiện và ý nghĩa ............................ 11
2.3.4.1 Các loại vi khuẩn hiện diện trong sữa .......................................................... 11
2.3.4.2 Nguồn gốc của vi khuẩn hiện diện trong sữa ............................................... 12
2.3.4.3 Kỹ thuật phát hiện ........................................................................................ 12
2.3.4.4 Ý nghĩa của tổng tạp trùng trong sữa ...........................................................12
2.3.5 Phản ứng khử Blue Methylen (Methylen Blue Reduction Test) ...............13
2.3.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa thu mua ..................................13
2.3.6.1 Vệ sinh trong chăn nuôi, khai thác sữa ........................................................13
2.3.6.2 Thời gian và cự ly vận chuyển ..................................................................... 14
2.3.6.3 Nhiệt độ môi trường ..................................................................................... 14
2.3.6.4 Các yếu tố gián tiếp ...................................................................................... 14
2.3.7 Tiêu chuẩn đối với sữa bò tươi nguyên liệu ................................................ 17
2.3.7.1 Tiêu chuẩn lý – hoá ...................................................................................... 17

2.3.7.2 Tiêu chuẩn vi sinh ........................................................................................ 17
2.4 TÓM TẮT MỘT SỐ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TRONG THỜI
GIAN GẦN ĐÂY .................................................................................................... 18
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 19
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ........................................................ 19
3.1.1 Thời gian ........................................................................................................ 19
3.1.2 Địa điểm ......................................................................................................... 19
3.2 NỘI DUNG KHẢO SÁT ................................................................................... 20
3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ................................................................................ 20
3.4 DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU KHẢO SÁT .......................................................... 20
3.5 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .......................................................................... 20

7


3.5.1 Tình hình chăn nuôi và thu mua sữa tươi nguyên liệu tại khu vực khảo
sát ............................................................................................................................. 20
3.5.2 Tình trạng vệ sinh trong chăn nuôi, khai thác và vận chuyển.................. 21
3.5.3 Tổng số vi khuẩn hiếu khí, số lượng tế bào soma và thời gian mất màu
Blue Methylen của sữa mới vắt tại nông hộ và sữa đầu vào trạm trung chuyển
.................................................................................................................................. 21
3.5.3.1 Mức độ vấy nhiễm vi sinh trong sữa mới vắt và sữa về đến trạm trung
chuyển ...................................................................................................................... 22
3.5.3.2 Số lượng tế bào soma trong sữa ................................................................... 24
3.5.3.3 Thời gian mất màu Blue Methylen của sữa ................................................. 24
3.5.3.4 Tổng số vi khuẩn hiếu khí và số lượng tế bào soma trong sữa của từng bò
vắt sữa ...................................................................................................................... 26
3.5.4 Mối tương quan giữa TSVKHK, số lượng tế bào soma trong sữa và thời
gian mất màu B.M .................................................................................................. 26
3.5.4.1 Mối tương quan giữa TSVKHK và số lượng tế bào soma ........................... 26

3.5.4.2 Mối tương quan giữa TSVKHK và thời gian mất màu B.M ....................... 26
3.5.4.3 Mối tương quan giữa số lượng tế bào soma và thời gian mất màu B.M ..... 26
3.5.5 Biến thiên vật chất khô và hàm lượng béo của sữa theo số lượng tế bào
soma và tổng số vi khuẩn hiếu khí ........................................................................ 26
3.6 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ............................................................................ 28
3.7 XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................................................... 28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 29
4.1 SỐ LƯỢNG, QUY MÔ, CƠ CẤU ĐÀN BÒ KHẢO SÁT VÀ SẢN LƯỢNG
SỮA THU MUA CỦA TRẠM TRUNG CHUYỂN ............................................... 29
4.2 VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI, KHAI THÁC VÀ VẬN CHUYỂN ............ 32
4.2.1 Vệ sinh trong chăn nuôi ................................................................................ 32
4.2.2 Vệ sinh trong khai thác ................................................................................. 32
4.2.3 Vệ sinh trong thu mua và vận chuyển ......................................................... 33

8


4.2.4 Phương thức khai thác và thời gian vận chuyển sữa đến trạm trung
chuyển...................................................................................................................... 34
4.3 TỔNG SỐ VI KHUẨN HIẾU KHÍ TRONG SỮA ........................................... 34
4.3.1 Tổng số vi khuẩn hiếu khí (TSVKHK) theo thời điểm khảo sát .............. 34
4.3.2 TSVKHK theo thời gian vận chuyển đến trạm .......................................... 35
4.3.3 TSVKHK theo quy mô đàn .......................................................................... 36
4.3.4 TSVKHK theo phương thức khai thác ....................................................... 37
4.3.5 TSVKHK theo tình trạng vệ sinh chăn nuôi .............................................. 37
4.3.6 TSVKHK trong sữa của từng bò vắt sữa .................................................... 39
4.4 SỐ LƯỢNG TẾ BÀO SOMA TRONG SỮA ................................................... 39
4.4.1 Tế bào soma theo thời điểm khảo sát .......................................................... 39
4.4.2 Tế bào soma theo quy mô đàn...................................................................... 40
4.4.3 Tế bào soma theo phương thức khai thác ................................................... 40

4.4.4 Tế bào soma theo tình trạng vệ sinh chăn nuôi .......................................... 41
4.4.5 Số lượng tế bào soma trong sữa của từng bò vắt sữa ................................ 42
4.5 THỜI GIAN MẤT MÀU BLUE METHYLEN ................................................ 42
4.6 VẬT CHẤT KHÔ CỦA SỮA ........................................................................... 44
4.6.1 Vật chất khô của sữa theo quy mô đàn ....................................................... 44
4.6.2 Vật chất khô của sữa theo phương thức khai thác .................................... 44
4.6.3 Vật chất khô của sữa theo thời gian mất màu Blue Methylen .................. 45
4.6.4 Vật chất khô của sữa theo tổng số vi khuẩn hiếu khí ................................ 45
4.6.5 Vật chất khô của sữa theo số lượng tế bào soma........................................ 45
4.7 TỈ LỆ BÉO CỦA SỮA ...................................................................................... 46
4.7.1 Tỉ lệ béo của sữa theo quy mô đàn .............................................................. 46
4.7.2 Tỉ lệ béo của sữa theo phương thức khai thác ............................................ 46
4.7.3 Tỉ lệ béo của sữa theo thời gian mất màu Blue Methylen ......................... 47
4.7.4 Tỉ lệ béo của sữa theo tổng số vi khuẩn hiếu khí ....................................... 47
4.7.5 Tỉ lệ béo của sữa theo số lượng tế bào soma ............................................... 47

9


4.8 TỔNG SỐ VI KHUẨN HIẾU KHÍ TRONG SỮA THEO SỐ LƯỢNG TẾ BÀO
SOMA ...................................................................................................................... 48
4.8.1 TSVKHK theo số lượng tế bào soma (mẫu chung) .................................... 48
4.8.2 TSVKHK theo số lượng tế bào soma của từng bò vắt sữa ........................ 49
4.9 TỔNG SỐ VI KHUẨN HIẾU KHÍ TRONG SỮA THEO THỜI GIAN MẤT
MÀU BLUE METHYLEN ...................................................................................... 50
4.10 SỐ LƯỢNG TẾ BÀO SOMA TRONG SỮA THEO THỜI GIAN MẤT MÀU
BLUE METHYLEN ................................................................................................ 51
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 53
5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 53
5.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................... 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 55
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 58

10


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B.M: Blue Methylen
CMT: California Mastitis Test
DHI: Dairy Herd Improvement
ELISA: Ezyme link immuno-sorbent assay
EMB: Eosin Methylen Blue agar
ESCC: Electronic somatic cell counting
FMD: Foot and mouth disease
GTVKHK: Gia tăng vi khuẩn hiếu khí
HF: Holstein Freisian
FAO: Food and Agriculture Organization
JICA: Japan Internation Cooperation Agency
MIC: Minimal inhibition concentration
MHA: Muller Hinton agar
MSCC: Microscopic somatic cell counting
NA: Nutrient agar
NAGase: N-acetyl-beta-D-Glucosaminidase
NIVR: National Institute of Veterinary Research
NPN: Non-protein Nitrogen
PCA: Plate count agar
QA: Quality analysis
SCC: Somatic cell count
SNF: Solid not fat
TBC: Total bacterial count

TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TSA: Tryptic soy agar
TSVKHK: Tổng số vi khuẩn hiếu khí
WMT: Wincosin Mastitis Test

11


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 3.1 Thành phần 2 loại môi trường thường dùng để đếm vi khuẩn hiếu khí ...22
Bảng 4.1 Quy mô và cơ cấu đàn bò của các hộ dân khảo sát ..................................29
Bảng 4.2 TSVKHK/ml sữa tại hộ và trạm theo tháng lấy mẫu ...............................34
Bảng 4.3 Sự gia tăng vi khuẩn hiếu khí theo thời gian vận chuyển.........................35
Bảng 4.4 TSVKHK/ml sữa mới vắt tại hộ và trạm theo quy mô đàn ......................36
Bảng 4.5 TSVKHK/ml sữa tại hộ và trạm theo phương thức khai thác ..................37
Bảng 4.6 TSVKHK/ml sữa tại hộ và tại trạm theo cách gom phân gia súc.............38
Bảng 4.7 TSVKHK/ml sữa tại hộ và trạm theo việc sát trùng định kỳ ...................38
Bảng 4.8 Tế bào soma/ml sữa theo tháng ................................................................39
Bảng 4.9 Tế bào soma trong sữa theo quy mô đàn ..................................................40
Bảng 4.10 Tế bào soma trong sữa theo phương thức khai thác ...............................40
Bảng 4.11 Tế bào soma theo biện pháp gom phân gia súc ......................................41
Bảng 4.12 Tế bào soma theo việc sát trùng chuồng trại định kỳ .............................41
Bảng 4.13 Phân loại sữa lấy tại hộ theo thời gian mất màu Blue Methylen (B.M) .42
Bảng 4.14 Phân loại sữa lấy tại trạm theo thời gian mất màu B.M .........................42
Bảng 4.15 Thời gian mất màu của sữa theo nồng độ thuốc thử Blue Methylen......43
Bảng 4.16 Vật chất khô theo quy mô đàn ................................................................44
Bảng 4.17 Vật chất khô theo phương thức khai thác ...............................................44
Bảng 4.18 Vật chất khô của sữa theo thời gian mất màu B.M ................................45
Bảng 4.19 Tỉ lệ béo của sữa theo quy mô đàn .........................................................46

Bảng 4.20 Tỉ lệ béo theo phương thức khai thác .....................................................46
Bảng 4.21 Tỉ lệ béo theo thời gian mất màu B.M ....................................................47
Bảng 4.22 TSVKHK theo thời gian mất màu B.M (mẫu hộ) ..................................50
Bảng 4.23 TSVKHK theo thời gian mất màu B.M (mẫu trạm) ...............................50
Bảng 4.24 Số lượng tế bào soma theo thời gian mất màu B.M (mẫu hộ)................51
Bảng 4.25 Số lượng tế bào soma theo thời gian mất màu B.M (mẫu trạm) ............51

12


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 3.1 Dụng cụ để đếm TSVKHK và khuẩn lạc vi khuẩn hiếu khí trên NA .......23
Hình 3.2 Các bước chuẩn bị mẫu sữa và dụng cụ trước khi xét nghiệm tế bào soma
bằng máy Fossomatic Minor ....................................................................................24
Hình 3.3 Các mẫu sữa lấy tại hộ và tại trạm khi tiến hành phản ứng với 2 loại dung
dịch B.M 5mg % và 6,4mg % ..................................................................................25
Hình 3.4 Máy Foss Milkoscan dùng phân tích chỉ tiêu vật chất khô, tỉ lệ béo ........27
Hình 4.1 Dãy chuồng có những bò ngoại hình đẹp của một trại gia đình 45 con ...30
Hình 4.2 Thức ăn tinh cho bò sữa gồm: xác mì, cám hỗn hợp và hèm bia..............31
Hình 4.3 Hoạt động thu mua, bảo quản sữa của trạm trung chuyển ........................31
Hình 4.4 Máy vắt sữa và vệ sinh máy vắt sau khi sử dụng ......................................33
Hình 4.5 Khu vực vệ sinh của trạm..........................................................................33

13


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, cùng với sự gia tăng số lượng đàn bò sữa trong nước, vấn đề bệnh
tật nhất là bệnh viêm vú bò sữa cũng gia tăng. Đó là những vấn đề nảy sinh từ việc
tăng tỉ lệ máu bò sữa cao sản như HF để gia tăng sản lượng sữa khai thác mà ít chú
trọng toàn diện đến vấn đề quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng cũng như công tác phòng
trị bệnh cho bò sữa. Khi bò sữa mắc bệnh nói chung và viêm vú nói riêng sẽ không
chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, sức sản xuất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng sữa cung cấp cho người tiêu dùng. Những vấn đề người tiêu dùng gặp phải
khi tiêu thụ sữa bò bệnh hoặc nhiễm khuẩn có thể là rối loạn tiêu hoá, mắc một số
bệnh nhiễm trùng, nghiêm trọng hơn là tồn dư kháng sinh, kháng viêm trong sữa
sau điều trị. Hơn nữa, nguồn sữa mang nhiều yếu tố nguy hại đó sẽ làm giảm thu
nhập không nhỏ cho các hộ chăn nuôi, làm giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi, ảnh
hưởng xấu đến chất lượng sữa nguyên liệu và sữa chế biến của nhà máy sữa.
Để bảo vệ lợi ích cho chính mình, người chăn nuôi không ngừng trau dồi kiến
thức chăm sóc nuôi dưỡng, đòi hỏi nhiều hơn nhu cầu chẩn đoán và điều trị bệnh
cho bò sữa từ cán bộ thú y, bên cạnh đó là sự nâng cấp không ngừng các kỹ thuật
kiểm nghiệm sữa của các nhà máy chế biến. Sự cạnh tranh sinh tồn đã tạo ra một
bức tranh về ngành sữa Việt Nam trong tương lai với nhiều triển vọng tốt đẹp.
Nhiều kỹ thuật quản lý, chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị tiên tiên tiến của
thế giới đã và đang du nhập vào Việt Nam góp phần cải thiện đáng kể sản lượng và
chất lượng sữa. Hai xét nghiệm được xem là tốt nhất hiện nay để đánh giá chất
lượng sữa tươi của các công ty trong nước là xét nghiệm tổng số vi khuẩn hiếu khí
trong sữa và số lượng tế bào soma vẫn đang được áp dụng nhưng chưa đồng bộ.
Mặt khác, chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí vẫn chưa được khảo sát toàn diện ở
nhiều thời điểm của quá trình vận chuyển từ sau khi vắt sữa đến khi vào nhà máy

14


chế biến. Một số chỉ tiêu kiểm nghiệm sữa tươi có mối liên hệ mật thiết trên lý
thuyết, song vẫn chưa có nhiều đề tài trong nước đánh giá mối tương quan này.

Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát mối tương
quan giữa tổng số vi khuẩn hiếu khí, số lượng tế bào soma trong sữa và thời
gian mất màu Blue Methylen” với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của nhà máy
sữa Thống Nhất, thuộc công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk và PGS.TS Lê
Đăng Đảnh.
1.2 MỤC TIÊU
- Tìm ra mối tương quan giữa ba chỉ tiêu: tổng số vi khuẩn hiếu khí, số lượng
tế bào soma trong sữa và thời gian mất màu Blue Methylen. Từ mối tương quan đó,
đúc kết quy luật, kinh nghiệm trong chẩn đoán bệnh viêm vú bò sữa và kiểm
nghiệm sữa tươi.
- Tìm hiểu sự thay đổi vi sinh sau khi vắt sữa tại một số thời điểm của quá
trình thu mua và ảnh hưởng của một vài yếu tố quan trọng để xây dựng những
khuyến cáo thích hợp cho nông dân và người vắt sữa nhằm cải thiện chất lượng sữa
tươi nguyên liệu.
1.3 YÊU CẦU
- Xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí trong sữa tươi sau khi vắt tại 20 nông
hộ chăn nuôi bò sữa quận 12 và sữa về đến trạm trung chuyển của Vinamilk. Đồng
thời, phân tích sự thay đổi vi sinh theo một số yếu tố quan trọng có ảnh hưởng.
- Xác định số lượng tế bào soma (SCC: Somatic cell count) trong sữa.
- Xác định thời gian mất màu của các mẫu sữa trong phản ứng khử Blue
Methylen.
- Xác định mối tương quan giữa các chỉ tiêu: tổng số vi khuẩn hiếu khí, số
lượng tế bào soma trong sữa và thời gian mất màu Blue Methylen.
- Phân tích một số thành phần chất lượng sữa: hàm lượng béo, vật chất khô.

15


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ THU MUA SỮA BÒ NGUYÊN LIỆU TẠI
QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trước tốc độ đô thị hoá khá cao, đàn bò sữa của quận 12, thành phố Hồ Chí
Minh gia tăng rất chậm. Hiện nay, tổng đàn bò của quận trên dưới 13.000 con với
hơn 800 hộ chăn nuôi, đứng thứ 3 sau số lượng bò sữa của huyện Hóc Môn và Củ
Chi. Hầu hết đàn bò sữa của quận tập trung ở các phường Tân Thới Hiệp, Tân
Chánh Hiệp, An Phú Đông và Thạnh Lộc. Gần 100% các hộ nuôi bò trên địa bàn
Quận ký hợp đồng mua bán sữa với các nhà máy của Vinamilk. 5 trạm trung chuyển
của nhà máy sữa Thống Nhất đặt tại các vị trí giao thông thuận tiện, tiếp nhận
nguồn sữa tươi nguyên liệu ổn định khoảng 32 tấn/ngày. Lượng sữa khá lớn còn lại
dành cho tiêu thụ tại chỗ và san sẻ bớt cho 2 nhà máy cũng thuộc Vinamilk là nhà
máy sữa Trường Thọ, quận Thủ Đức và Sài Gòn Milk, quận 12 (Nguồn: cục chăn
nuôi, cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh và số liệu quản lý của nhà máy sữa
Thống Nhất).
Tuy số lượng nông hộ nuôi bò có phần sụt giảm nhưng quy mô chăn nuôi
của từng hộ nông dân lại tăng hơn trước. Nếu trước đây, mỗi hộ nuôi 5 - 10 con thì
bây giờ quy mô chủ yếu lại là 10 - 30 con/hộ. Bên cạnh đó là sự xuất hiện nhiều trại
nuôi tập trung với số lượng từ 30 đến hơn 60 con. Lý do dẫn đến sự thay đổi này là
do một số hộ chăn nuôi phong trào, nhỏ lẻ không thể tồn tại trước áp lực chi phí quá
lớn cho chăn nuôi và thu nhập từ chăn nuôi không đủ trang trải sinh hoạt hằng ngày.
Những cơ sở và nông hộ khác tồn tại được là do nguồn vốn và quỹ đất lớn, chủ
động được nguồn nhân công trong gia đình.
Những hộ còn tồn tại trong thời kỳ khó khăn của ngành chăn nuôi bò sữa đã
nhanh chóng thay đổi để thích nghi, từ việc dành đất trồng cỏ năng suất cao, cải
thiện điều kiện chuồng trại, học tập nâng cao kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phòng

16


bệnh cho đến việc điều trị những bệnh thông thường cho bò sữa mà ít phải nhờ đến

thú y can thiệp. Nhìn chung, sự thay đổi này là phù hợp với xu hướng chung của
ngành chăn nuôi nước ta: Phát triển chăn nuôi dần theo hướng công nghiệp tập
trung, huấn luyện người nông dân đạt trình độ cao như một người công nhân lành
nghề trong một xí nghiệp chăn nuôi.
2.2 NĂNG LỰC CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM VÚ BÒ SỮA
CỦA THÚ Y CƠ SỞ VÀ THÚ Y TƯ NHÂN TRONG KHU VỰC
Các trại lớn hay nhỏ đều chưa có quy trình phòng bệnh viêm vú cho đàn bò
của mình. Việc tắm rửa cho bò, vệ sinh chuồng trại ngày 2 - 3 lần với nước sạch và
rửa sạch vú trước khi vắt hầu như không thể phòng ngừa được bệnh xảy ra. Khi bò
mắc bệnh, cả người chăn nuôi và nhân viên thú y đều lúng túng trong xử lý. Hầu hết
triệu chứng bệnh dạng lâm sàng nhẹ đều bị chủ gia súc bỏ qua, khi bò đã có những
biểu hiện nặng, toàn thân như: kém ăn, sốt, rối loạn tiêu hoá, xơ cứng bầu vú… thì
nhà chăn nuôi mới cần thú y giúp đỡ. Kiểm tra bạch cầu (leukocyte) trong sữa với
thuốc thử CMT là phương pháp khá tốt trong chẩn đoán cũng bắt đầu được áp dụng
nhưng rất hạn chế trong thực tiễn.
Nguyên nhân chưa được tìm ra chính xác nên việc điều trị bằng kháng sinh
phổ rộng kết hợp với kháng viêm và dịch truyền thường được thú y áp dụng. Liệu
pháp kháng sinh chưa đạt hiệu quả khi mầm bệnh khu trú chủ yếu trong bầu vú, nơi
kháng sinh đạt nồng độ thường thấp hơn nồng độ ức chế tối thiểu (Minimal
inhibition concentration: MIC). Kháng sinh dạng gel bơm nội tuyến sữa ít được sử
dụng do người nông dân không muốn ảnh hưởng đến lượng sữa khai thác hằng
ngày. Chính việc điều trị chưa đúng cách cộng với khai thác bò bệnh quá mức đã
làm giảm khả năng sản xuất và khiến bò sữa chuyển sang thể bệnh mãn tính, sớm bị
loại thải.
2.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3.1 Khái quát về sữa
2.3.1.1 Tính chất vật lý của sữa

17



Cảm quan: sữa ở dạng lỏng, có màu trắng hơi vàng, mùi thơm đặc trưng, vị
hơi ngọt và béo.
Tỷ trọng: sữa bình thường có tỷ trọng từ 1,030 - 1,033.
Độ pH: biến thiên từ 6,3 - 6,5.
Điểm đông: điểm đông đá bình thường của sữa khoảng -0,54oC, phụ thuộc
vào các chất tan trong sữa (chủ yếu là NaCl và lactose).
Độ acid: 16 - 22 oT đối với sữa mới vắt.
2.3.1.2 Thành phần hoá học của sữa
Nước là thành phần chủ yếu, chiếm 87 - 88 %, đóng vai trò hoà tan các chất và tạo
nên lớp vỏ hydrate hoá của các hạt casein. Vật chất khô chiếm 12 - 13 %, bao gồm
các chất:
Chất đạm: chiếm 3 - 3,2 % gồm hai phần là casein và protein nhũ thanh.
Casein chiếm khoảng 80 % protein của sữa. Casein là một Phosphoprotein
không đồng nhất tồn tại trong sữa dưới dạng hạt micelle. Các hạt keo này có phần
bên trong là α-casein và β-casein, che chở bên ngoài là κ-casein không hoà tan. Cấu
trúc này được ổn định nhờ các liên kết kỵ nước, liên kết hydro, liên kết giữa Ca2+ và
PO43-, giữa các loại casein với nhau. Ở pH =<4,6, hạt micelle bị trung hoà điện tích
và kết tủa. Casein là protein có giá trị dinh dưỡng cao trong sữa, hầu như không bị
biến tính khi sữa bị đun nóng hay đun sôi.
Protein nhũ thanh là những protein hoà tan, thường kết hợp với các chất
khoáng có trong sữa, gồm có:
α-lactalbumin 2 – 5 % (trên tổng số protein sữa)
β-lactoglobulin 7 – 12 %
Albumin 0,7 – 1 %
Globulin 1 – 2 %
Proteose – pepton 2 – 6 %.
Chất béo: chiếm tỉ lệ 3 - 4,5 % ở dạng huyền phù của các hạt hình cầu rất
nhỏ, các hạt này được bao bọc bởi một màng protein. Chất béo sữa có 98 % là dạng
triglyceride, một ít cephalin, lecithin và cholesterol. Acid béo trong sữa chủ yếu là


18


acid béo bão hoà do hầu hết chất béo không no trong thức ăn bị hydro hoá thành
dạng bão hoà tại dạ cỏ. Chất béo sữa được tổng hợp tại tuyến vú bởi các tế bào biểu
mô từ các thành phần của máu: glycerol, các acid béo tự do, monoglyceride… Các
acid béo dùng tổng hợp chất béo sữa có nguồn gốc từ lipid trong thức ăn và các acid
béo bay hơi, do đó để nâng cao hàm lượng béo trong sữa cần nâng cao khả năng
tiêu thụ chất xơ của bò sữa. Chất béo trong sữa dễ tiêu hoá nhưng cũng dễ bị oxy
hoá nên sẽ thay đổi mùi vị trong quá trình bảo quản.
Chất đường: đường trong sữa chiếm 4 - 4,5 %, chủ yếu là lactose, còn lại là
các loại đường khác: glucose, galactose, sucrose, glucosamin hoặc galactosamine.
Glucose từ máu là nguyên liệu chính cho tổng hợp lactose tại tuyến vú. Lactose dễ
bị lên men bởi vi khuẩn, nhất là nhóm vi khuẩn lên men lactic làm tăng độ acid của
sữa. Sự tạo thành acid lactic có ý nghĩa trong quá trình sản xuất sữa chua và ức chế
hệ vi khuẩn gây thối rữa.
Chất vô cơ: chiếm tỉ lệ 0,7 - 0,9% vật chất khô của sữa, bao gồm các loại
muối như chlorua, phosphate, bicarbonate, sulphate. Sữa còn chứa nhiều nguyên tố
vi lượng cần cho sinh trưởng: Ca, P, Mg, K, Na, Cl, S, Fe, Cu (riêng nguyên tố sắt
chiếm tỉ lệ rất thấp).
Các thành phần khác:
Enzyme: trong sữa có khoảng 20 loại enzyme, đáng kể là Lipase,
Phosphatase, Oxydase, Peroxidase, Catalase, Protease, Dehydrogenase.
Vitamin: sữa có đầy đủ tất cả các loại vitamin nhưng hàm lượng tương đối
thấp và phụ thuộc nhiều vào khẩu phần nuôi dưỡng.
Các loại protein liên kết: quan trọng nhất là Lactoferrin, một loại protein gắn
sắt chỉ giúp vận chuyển sắt cung cấp cho thú non, đồng thời ức chế vi sinh vật có
hại sử dụng sắt trong sữa dẫn đến việc gây tiêu chảy cho thú non. Lactenin là chất
quan trọng thứ hai có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật trong sữa một

thời gian ngắn sau khi vắt.
Khí thể hoà tan trong sữa: chủ yếu là CO2 chiếm 55 - 73 %, O2 chiếm 4 - 11
%, N2 chiếm 23 - 32 %.

19


Chất vấy nhiễm bên ngoài: urea, lông thú, phân, các loại vi sinh vật và độc
tố…
2.3.2 Bệnh viêm vú bò sữa, cách phát hiện và tầm quan trọng
2.3.2.1 Khái niệm bệnh viêm vú bò sữa
“Viêm vú bò sữa là một bệnh phức tạp gây nên bởi sự tương tác qua lại giữa bò, vi
khuẩn và môi trường” (Tolle, 1975).
“Viêm vú bò sữa là quá trình viêm của tuyến vú với sự hiện diện của một hay nhiều
loài vi khuẩn trong mô vú, dẫn đến sự gia tăng số lượng tế bào bản thể (Somatic cell
count: SCC) trong sữa, đặc biệt là tế bào bạch cầu, đồng thời làm thay đổi tính chất
vật lý và hoá học của sữa. Nó đưa đến hậu quả là ảnh hưởng sức khoẻ đàn bò, đồng
thời làm giảm sản lượng sữa, đặc biệt có trường hợp làm chết thú.” (định nghĩa của
hội Liên hiệp sữa quốc tế, 1975; trích dẫn bởi Nguyễn Văn Phát, 1999).
“Viêm vú là phản ứng phòng vệ của cơ thể chống lại các tác nhân gây tổn thương
nhu mô vú, những tổn thương này có thể do tác động cơ học hay do các loại vi
khuẩn”.
Tuỳ theo mức độ biểu hiện triệu chứng của bệnh, sự thay đổi sản lượng và các chỉ
tiêu lý hoá của sữa mà có thể phân ra các thể bệnh: viêm vú quá cấp tính, viêm vú
cấp tính, viêm vú mãn tính, viêm vú cận lâm sàng (hay viêm vú tiềm ẩn).
2.3.2.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh viêm vú bò sữa chủ yếu là vi sinh vật. Theo Watts (1988),
có khoảng 137 loài vi sinh vật khác nhau phân lập được từ mẫu sữa bò bị viêm vú.
Tuy nhiên, chỉ có một nhóm nhỏ trong số ấy là những vi sinh vật thường xuyên gây
bệnh như: Staphylococcus spp, Streptococcus spp, trực khuẩn Gram - đường ruột,

một số loài nấm và virus hướng thượng bì.
Tuy hệ quả sau cùng là sự phát triển của vi sinh vật, gây viêm tuyến vú nhưng có
nhiều yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến bệnh viêm vú trên bò sữa: giống, tuổi bò,
giai đoạn cho sữa, cấu tạo bầu vú, khẩu phần nuôi dưỡng, phương thức khai thác và
tình trạng vệ sinh chuồng trại.
2.3.2.3 Thiệt hại gây ra do bệnh viêm vú

20


Ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ chung của bò sữa, giảm sức chống đỡ bệnh tật
của cơ thể.
Ảnh hưởng trực tiếp lên cơ quan mắc bệnh là bầu vú, dẫn đến giảm sản lượng sữa,
giảm chất lượng sữa, thuỳ vú bệnh không còn khả năng tiết sữa.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và nuôi bê của bò cái.
Thiệt hại kinh tế cho nhà chăn nuôi và nhà máy sản xuất: giá bán sữa giảm do hàm
lượng dưỡng chất trong sữa thấp, sữa lẫn kháng sinh trong quá trình điều trị, hao tốn
chi phí điều trị và công lao động, phải loại thải bò bệnh và bò chết…
2.3.2.4 Chẩn đoán bệnh
Hiện nay, do ý thức được tầm quan trọng của bệnh viêm vú, các quốc gia có nền
chăn nuôi bò sữa phát triển như Mỹ, Canada, Úc và một số quốc gia châu Âu đếu
thành lập Hội đồng Quốc gia về bệnh viêm vú bò sữa (National Mastitis Council)
nhằm mục đích nghiên cứu và tìm ra những biện pháp mới giúp phòng ngừa, phát
hiện và điều trị hiệu quả bệnh này.
Trên thế giới có khá nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh viêm vú, đó là:
Lâm sàng: quan sát và sờ nắn bầu vú. Khi bò bị viêm vú lâm sàng, các triệu
chứng có thể phát hiện được bằng phương pháp khám là: sưng, nóng, đỏ, đau và
giảm chức năng. Ngoài ra, người ta còn có thể dựa vào sự thay đổi sản lượng và
tính chất của sữa.
Cận lâm sàng:

_Đếm tế bào soma trong sữa: Phát hiện tế bào soma trong sữa có các phương
pháp: California Mastitis Test (CMT) dùng cho cá thể bò, Wisconsin Mastitis Test
(WMT) dùng cho cả trại bò, đếm tế bào dưới kính hiển vi (Microscopic somatic cell
counting: MSCC), đếm tế bào bằng dụng cụ điện tử (Electronic somatic cell
counting: ESCC).
_Thử nghiệm NAGase: N-acetyl-beta-D-Glucosaminidase (NAGase) là một
loại enzyme hiện diện trong sữa và tăng lên khi bò bị viêm vú. Thử nghiệm
NAGase thường dùng kèm chất nền huỳnh quang để dễ phát hiện.

21


_Thử nghiệm khả năng dẫn điện của sữa (Electrical Conductivity): Khả năng
dẫn điện của sữa gia tăng khi bò bị viêm vú do sự gia tăng ion Na+, Cl- và giảm K+,
Lactose. Khả năng dẫn điện được phát hiện bằng dụng cụ đặc biệt.
_Phát hiện kháng thể trong sữa bằng kỹ thuật ELISA: Thường dùng để kiểm
tra sự hiện diện của kháng thể đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus (một trong
những loại vi khuẩn chủ yếu gây bệnh viêm vú).
2.3.2.5 Các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh viêm vú
Bệnh có thể hạn chế nhờ các biện pháp phòng ngừa sau:
Vệ sinh vắt sữa phù hợp: cách thức lây truyền bệnh viêm vú rất phổ biến là
thông qua quá trình vắt sữa. Các biện pháp tốt như: sát trùng tay người vắt bằng xà
phòng, rửa sạch cốc vắt sữa sau mỗi lần vắt bằng dung dịch sát trùng thích hợp, rửa
sạch bầu vú và lau khô bằng khăn sạch cho riêng từng cá thể bò, vắt sữa bò viêm vú
sau cùng giúp hạn chế rất lớn khả năng lây truyền từ bò bệnh trong đàn.
Sát trùng núm vú sau khi vắt sữa: nhúng núm vú sau khi vắt sữa bằng các
dung dịch sát trùng có hiệu quả.
Sử dụng máy vắt sữa có chức năng thích hợp: có mức chân không tương
đối ổn định 275 - 300mm Hg (hay 37 - 41 kilo pascals), mở van xả chân không
trước khi tháo cốc vắt sữa ra khỏi vú.

Có liệu pháp cạn sữa đúng: cạn sữa từ từ cho bò cao sản. Trong lần vắt sữa
cuối cùng trước khi cạn sữa, lau sạch bầu vú bằng cồn và điều trị dự phòng bằng
kháng sinh bơm vào trong bầu vú.
Vệ sinh môi trường chuồng trại sạch sẽ: nhằm làm giảm bớt lượng vi
khuẩn gây bệnh trong môi trường xung quanh, nên kết hợp các biện pháp cơ học,
vật lý với hoá học.
Cải thiện chế độ nuôi dưỡng: khẩu phần cân bằng, phù hợp sẽ làm gia tăng
sức đề kháng của cơ thể, do đó cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất, nhất là vitamin A,
D, E và khoáng chất Cu, Zn, Se, Co…

22


Tiêm vaccin phòng bệnh: hiện nay người ta đã bào chế được vaccin phòng
bệnh viêm vú do Staphylococcus và Coliform nhưng cần phải kết hợp chặt chẽ với
vệ sinh môi trường mới đạt hiệu quả cao.
Cách ly và loại thải bò bệnh: các bò viêm vú nên được nhốt riêng trong
suốt quá trình điều trị và loại thải nếu việc điều trị không có kết quả.
Điều trị bệnh viêm vú bò sữa:
Hiệu quả của công tác điều trị ảnh hưởng rất lớn bởi khâu chẩn đoán của bác
sĩ thú y và phát hiện kịp thời của người chăn nuôi, sau đó phụ thuộc vào biện pháp
điều trị và liệu trình. Ngày nay, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: phương pháp điều trị
kết hợp việc bơm kháng sinh nội tuyến sữa và tiêm kháng sinh vào bắp thịt cho hiệu
quả cao nhất. Để phòng việc tồn dư kháng sinh trong sữa sau điều trị, các nước tiên
tiến còn nghiên cứu những hợp chất kháng khuẩn tự nhiên, các liệu pháp sinh học
để hỗ trợ điều trị bệnh viêm vú.
2.3.3 Tế bào soma trong sữa, cách phát hiện và ý nghĩa
2.3.3.1 Khái niệm và nguồn gốc tế bào soma trong sữa
Tế bào soma hay còn gọi là tế bào thân là danh từ dùng để chỉ những loại tế
bào của cơ thể có mặt trong sữa mà chủ yếu chính là các loại tế bào bạch cầu

(leukocytes), một phần nhỏ còn lại là tế bào biểu mô tuyến vú. Điều kiện bên trong
bầu vú và môi trường sữa thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật nên luôn có sự
hiện diện của hàng rào bảo vệ của cơ thể tại đây để tiêu diệt các yếu tố xâm nhiễm.
Hay nói cách khác, sự gia tăng số lượng tế bào thân trong sữa là đáp ứng của cơ thể
bò sữa đối với các loại vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào bầu vú.
Bình thường, bò khoẻ mạnh vẫn có một lượng tế bào soma nhất định trong
sữa khoảng 50.000 - 200.000 tế bào/ml, số lượng tế bào sẽ tăng dần theo tuổi mặc
dù bò vẫn khoẻ mạnh. Khi số lượng tế bào vượt quá 300.000 trong một ml sữa cho
biết tình trạng viêm vú tiềm ẩn có thể đã xuất hiện. Tuy vậy, chỉ khoảng 60 % bò có
lượng tế bào thân lớn hơn 500.000 mới thực sự nhiễm bệnh viêm vú (JICA - NIVR,
2002).
2.3.3.2 Kỹ thuật phát hiện

23


California Mastitis Test (CMT) dùng cho cá thể bò sữa
Wisconsin Mastitis Test (WMT) dùng cho cả trại bò
Đếm tế bào soma bằng kính hiển vi
Đếm tế bào soma bằng dụng cụ điện tử
2.3.3.3 Ý nghĩa của lượng tế bào thân trong sữa
Hàm lượng tế bào soma là một trong những chỉ tiêu bắt buộc khi kiểm tra
chất lượng sữa tươi. Trong chế biến, lượng tế bào thân ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình tiệt trùng, gia nhiệt sữa và bảo quản. Các mẫu sữa có lượng tế bào vượt quá
1.000.000 sẽ không được dùng để chế biến sữa UHT.
Trong chẩn đoán bệnh viêm vú, lượng tế bào thân phản ảnh tình trạng tiến
triển của bệnh trên từng cá thể và trên cả đàn bò. Số lượng từng loại tế bào thân
trong sữa (bạch cầu trung tính, đại thực bào, lympho bào, tế bào biểu mô tuyến vú)
có ý nghĩa chẩn đoán khác nhau trong từng bệnh đặc thù của bò sữa, ví dụ: bạch cầu
trung tính và sau đó là đại thực bào gia tăng trong trường hợp tác nhân xâm nhiễm

là các nhóm vi khuẩn sinh mủ như Staphylococcus spp, Streptococcus spp,
Pseudomonas spp; bạch cầu lympho gia tăng khi tác nhân xâm nhiễm là một số loại
vi khuẩn khác hay virus lở mồm long móng (FMD virus).
2.3.4 Các loại vi khuẩn trong sữa, cách phát hiện và ý nghĩa
2.3.4.1 Các loại vi khuẩn hiện diện trong sữa
Các nghiên cứu trong nước và thế giới đã chỉ ra bệnh viêm vú bò sữa chủ yếu gây ra
bới các loại vi khuẩn: Staphylococcus spp, Streptococcus spp, E.coli và Coliforms.
Vì thế, khi bò viêm vú thì sữa sẽ có nhiều các loại vi khuẩn trên và ngược lại khi
kiểm tra sữa có nhiều loại vi khuẩn này thì có thể nghi ngờ bò bị viêm vú.
Nhưng các loại vi khuẩn có mặt trong sữa thì muôn hình vạn trạng với hơn 130 loài
đã định danh được. Chúng có nhiều nguồn gốc khác nhau: từ cả bên ngoài và từ cơ
thể của bò sữa.
2.3.4.2 Nguồn gốc của vi khuẩn hiện diện trong sữa
Vi khuẩn với những chủng loại khác nhau phân lập từ sữa tươi sau khi vắt có
mặt ở khắp mọi nơi từ da lông của gia súc, trong thức ăn, nước uống, chuồng trại,

24


không khí cho tới áo quần, dụng cụ… Không nơi nào là không có sự hiện diện của
chúng. Trong vết xước của can đựng sữa có thể tìm thấy hàng triệu vi khuẩn. Một
số loại vi khuẩn trong sữa có nguồn gốc từ bầu vú của bò sữa khi chúng mắc một số
bệnh, nhất là bệnh viêm vú.
Sữa sau khi vắt tạo nên điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn
như: nhiệt độ trên 25oC hay cao hơn, giàu dưỡng chất, lượng oxy hoà tan trong sữa
gia tăng, không còn hàng rào bảo hộ tự nhiên như trong cơ thể bò… Việc làm lạnh
sữa sau khi vắt là một biện pháp cần thiết để hạn chế sự gia tăng số lượng vi khuẩn
trong sữa. Người ta làm lạnh sữa ở 8oC để trữ sữa trong vòng 12 - 18h, trong khi
làm lạnh 4oC được áp dụng nếu muốn tồn trữ lâu hơn 24h.
2.3.4.3 Kỹ thuật phát hiện

Các kỹ thuật chẩn đoán vi trùng học thường được áp dụng là kỹ thuật phân lập và
thử test sinh hoá tại phòng xét nghiệm khi muốn định danh vi khuẩn. Nếu muốn xác
định nhanh tổng số tạp trùng trong sữa có thể dùng phương pháp thông thường như
đếm khuẩn lạc trên thạch đĩa hoặc dùng máy đếm trực tiếp. Phương pháp nhuộm và
đếm trực tiếp vi khuẩn dưới kính hiển vi ít được sử dụng do kết quả có sai số khá
cao. Lý do là sữa là hỗn dịch có hàm lượng vật chất khô cao, độ đục cao và vi
khuẩn có kích thước khá nhỏ, phân tán ít đồng đều trong mẫu.
2.3.4.4 Ý nghĩa của tổng tạp trùng trong sữa
Tổng số tạp trùng (Total bacterial count: TBC) trong sữa mà chủ yếu là các
loài vi khuẩn hiếu khí cho biết tình trạng vệ sinh của hộ chăn nuôi và người vắt sữa.
TBC dùng để đánh giá chất lượng sữa thu mua, có liên quan mật thiết đến kết quả
bảo quản và chất lượng sữa chế biến. Việc định danh vi trùng có ý nghĩa rất lớn
trong điều trị cũng như giúp người chăn nuôi quản lý tốt hơn đàn bò của mình vì
các loại tạp trùng có 2 nguồn gốc khác nhau: từ môi trường hoặc từ cơ thể bò sữa.
2.3.5 Phản ứng khử Blue Methylen (Methylene Blue Reduction Test)
Dung dịch Blue Methylen (tên khác Methylthioninium chloride, Xanh
methylen) được biết tới với nhiều công dụng trong y khoa như thuốc sát trùng ngoài

25


×