Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO GIỐNG 29

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.19 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG
HEO NÁI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO GIỐNG 2/9

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN LÊ Ý THẢO
Lớp: DH07CN
Ngành học: CHĂN NUÔI
Niên khóa: 2007-2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
************

NGUYỄN LÊ Ý THẢO

KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG
HEO NÁI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO GIỐNG 2/9
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Chăn Nuôi

Giáoviênhướngdẫn
TS. TRẦN VĂN CHÍNH



Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên của sinh viên thực tập: Nguyễn Lê Ý Thảo
Tên khóa luận: “Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống heo nái tại
Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9”
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi – Thú Y,
ngày….. tháng….. năm 2011
Giáo viên hướng dẫn

TS. Trần Văn Chính

ii


LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn
TS. Trần Văn Chính đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian
thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trân trọng cảm tạ
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
- Bộ Môn Di Truyền Giống – Động Vật.
- Cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Đã tạo điều kiện học tập và giảng dạy truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong

suốt thời gian học tập tại trường.
- Ban giám đốc Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9.
- Cùng toàn thể cô, chú, anh, chị công nhân viên tại Xí Nghiệp đã nhiệt tình
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại xí nghiệp.
Cám ơn
Ba, mẹ, bạn bè đã động viên, giúp đỡ con (tôi) trong suốt thời gian học tập và
thực tập tốt nghiệp vừa qua.

Nguyễn Lê Ý Thảo

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài được thực hiện từ ngày 04/01/2011 đến ngày 21/03/2011 tại Xí Nghiệp
Chăn Nuôi Heo Giống 2/9. Nội dung nghiên cứu của đề tài là khảo sát sức sinh sản
của một số nhóm giống heo nái hiện có ở xí nghiệp, nhằm đóng góp cơ sở dữ liệu,
những biện pháp tác động, để cải thiện và nâng cao năng suất của đàn heo nái tại xí
nghiệp. Qua khảo sát 286 nái sinh sản, với 946 ổ đẻ từ lứa 1 đến lứa 7 của 8 nhóm
giống gồm: LLY (48 con), YYL (15 con), DD (6 con), LL (24 con), LY/YL (112
con), PD/DP (33 con), PP (5 con), YY (43 con).
Kết quả trung bình chung của một số chỉ tiêu sinh sản của đàn heo nái khảo sát
được ghi nhận như sau: Tuổi đẻ lứa đầu (380,84 ngày), số heo con đẻ ra trên ổ (9,49
con/ổ), số heo con sơ sinh còn sống (9,30 con/ổ), số heo con sơ sinh còn sống đã điều
chỉnh theo NSIF (9,87 con/ổ), số heo con chọn nuôi (8,83 con/ổ), số heo con giao nuôi
(9,65 con/ổ), số heo con cai sữa (8,95 con/ổ), trọng lượng bình quân heo con cai sữa
(6,58 kg/con), trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh (62,14 kg/ổ), số lứa
đẻ của nái trên năm (2,25 lứa).
Dựa vào cách tính chỉ số sinh sản heo nái (SPI – Sow Productivity Index) theo
phương pháp của Mỹ (NSIF, 2004) khả năng sinh sản của đàn heo nái được xếp hạng

từ tốt đến xấu như sau: LY/YL> LLY> LL >PD/DP > YY > YYL > PP > DD.
Hệ số tương quan giữa tuổi phối giống lần đầu – tuổi đẻ lứa đầu, giữa số heo
con sơ sinh còn sống – số heo con đẻ ra trên ổ, giữa số heo con chọn nuôi – số heo con
sơ sinh còn sống, giữa số heo con cai sữa – số heo con giao nuôi đều dương và từ
tương đối chặt chẽ đến rất chặt chẽ. Các phương trình hồi quy giữa mỗi cặp chỉ tiêu
trên có các hệ số khác 0 có ý nghĩa và phương trình có các hệ số xác định đều khá cao.
Hệ số tương quan giữa trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống – trọng
lượng toàn ổ heo con sơ sinh, giữa trọng lượng bình quân heo con cai sữa – tuổi cai
sữa có âm, có dương, tương quan yếu và các phương trình hồi quy giữa mỗi cặp chỉ
tiêu trên có các hệ số khác 0, nhưng phương trình hồi quy có các hệ số xác định thấp.

iv


MỤC LỤC
Trang
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn..................................................................................ii
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... iii
Tóm tắt khóa luận ...........................................................................................................iv
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh mục các từ viết tắt .................................................................................................ix
Danh sách các bảng ......................................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
1.2.MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ...................................................................................... 1
1.2.1.Mục đích ................................................................................................................. 1
1.2.2.Yêu cầu ................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................... 3
2.1.GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO GIỐNG 2/9 .............................. 3
2.1.1.Vị trí địa lý .............................................................................................................. 3

2.1.2.Lịch sử hình thành .................................................................................................. 3
2.1.3.Nhiệm vụ của xí nghiệp .......................................................................................... 3
2.1.4.Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của xí nghiệp ...................................................... 3
2.1.5.Cơ cấu đàn .............................................................................................................. 4
2.1.6.Công tác giống và các bước chọn giống................................................................. 4
2.1.6.1.Nguồn gốc giống ................................................................................................. 4
2.1.6.2.Chọn giống .......................................................................................................... 5
2.1.7.Hệ thống chuồng trại .............................................................................................. 6
2.1.8.Thức ăn và nước uống ............................................................................................ 7
2.1.8.1.Thức ăn ................................................................................................................ 7
2.1.8.2.Nước uống ........................................................................................................... 7
v


2.1.9.Chăm sóc và quản lý............................................................................................... 8
2.1.9.1.Heo đực giống ..................................................................................................... 8
2.1.9.2.Heo hậu bị ............................................................................................................ 8
2.1.9.3.Heo nái mang thai ................................................................................................ 8
2.1.9.4.Nái đẻ và nuôi con ............................................................................................... 8
2.1.9.5.Heo con theo mẹ .................................................................................................. 9
2.1.9.6.Heo cai sữa .......................................................................................................... 9
2.1.10.Quy trình vệ sinh tiêm phòng thú y ...................................................................... 9
2.1.10.1.Quy trình vệ sinh ............................................................................................... 9
2.1.10.2.Quy trình tiêm phòng....................................................................................... 10
2.2.YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI ........... 11
2.2.1.Yếu tố dinh truyền ................................................................................................ 11
2.2.2.Yếu tố ngoại cảnh ................................................................................................. 11
2.3.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA NÁI ........... 12
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ..................................... 13
3.1.THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .................................................................................. 13

3.2.PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ................................................................................ 13
3.3.ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ...................................................................................... 13
3.4.ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG............................................................. 14
3.5.CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT .................................................................................. 14
3.5.1.Tuổi phối giống lần đầu ........................................................................................ 14
3.5.2.Tuổi đẻ lứa đầu ..................................................................................................... 14
3.5.3.Số heo con đẻ ra trên ổ ......................................................................................... 14
3.5.4.Số heo con sơ sinh còn sống ................................................................................. 14
3.5.5.Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh .......................................................... 14
3.5.6.Số heo con chọn nuôi ........................................................................................... 15
3.5.7.Số heo con giao nuôi ............................................................................................ 15
3.5.8.Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống ...................................................... 15
3.5.9.Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống ................................................ 15
3.5.10.Tuổi cai sữa của heo con .................................................................................... 15
3.5.11.Số heo con cai sữa .............................................................................................. 15
vi


3.5.12.Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ................................................................... 15
3.5.13.Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ............................................................. 15
3.5.14.Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh ............................................. 15
3.5.15.Khoảng cách giữa hai lứa đẻ .............................................................................. 17
3.5.16.Số lứa đẻ của nái trên năm.................................................................................. 17
3.5.17.Số heo con sơ sinh còn sống của nái trên năm ................................................... 17
3.5.18.Số heo con cai sữa của nái trên năm................................................................... 17
3.5.19.Chỉ số sinh sản của nái và xếp hạng khả năng sinh sản của các giống nái ........ 17
3.6.XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN VÀ PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY TUYẾN
TÍNH ĐƠN BIẾN GIỮA HAI CHỈ TIÊU SINH SẢN ................................................. 18
3.7.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ....................................................................... 18
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 19

4.1.TUỔI PHỐI GIỐNG LẦN ĐẦU ............................................................................ 19
4.2.TUỔI ĐẺ LỨA ĐẦU .............................................................................................. 20
4.3.SỐ HEO CON ĐẺ RA TRÊN Ổ ............................................................................. 22
4.3.1.So sánh giữa các nhóm giống ............................................................................... 22
4.3.2.So sánh giữa các lứa đẻ ........................................................................................ 23
4.4.SỐ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG.................................................................... 24
4.4.1.So sánh giữa các nhóm giống ............................................................................... 24
4.4.2.So sánh giữa các lứa đẻ ........................................................................................ 25
4.5.SỐ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG ĐÃ ĐIỀU CHỈNH .................................... 26
4.6.SỐ HEO CON CHỌN NUÔI .................................................................................. 29
4.6.1.So sánh giữa các nhóm giống ............................................................................... 29
4.6.2.So sánh giữa các lứa đẻ ........................................................................................ 30
4.7.SỐ HEO CON GIAO NUÔI ................................................................................... 31
4.7.1.So sánh giữa các nhóm giống ............................................................................... 31
4.7.2.So sánh giữa các lứa đẻ ........................................................................................ 32
4.8.TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG............................ 33
4.8.1.So sánh giữa các nhóm giống ............................................................................... 33
4.8.2.So sánh giữa các lứa đẻ ........................................................................................ 34
4.9.TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG .................... 35
vii


4.9.1.So sánh giữa các nhóm giống ............................................................................... 35
4.9.2.So sánh giữa các lứa đẻ ........................................................................................ 36
4.10.SỐ HEO CON CAI SỮA ...................................................................................... 37
4.10.1.So sánh giữa các nhóm giống ............................................................................. 37
4.10.2.So sánh giữa các lứa đẻ ...................................................................................... 38
4.11.TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON CAI SỮA .............................................. 39
4.11.1.So sánh giữa các nhóm giống ............................................................................. 39
4.11.2.So sánh giữa các lứa đẻ ...................................................................................... 40

4.12.TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON CAI SỮA ....................................... 41
4.12.1.So sánh giữa các nhóm giống ............................................................................. 41
4.12.2.So sánh giữa các lứa đẻ ...................................................................................... 42
4.13.TUỔI CAI SỮA HEO CON .................................................................................. 43
4.13.1.So sánh giữa các nhóm giống ............................................................................. 43
4.13.2.So sánh giữa các lứa đẻ ...................................................................................... 44
4.14.TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON CAI SỮA ĐÃ ĐIỀU CHỈNH ............... 45
4.15.KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI LỨA ĐẺ............................................................... 48
4.16.SỐ LỨA ĐẺ CỦA NÁI TRÊN NĂM ................................................................... 50
4.17.SỐ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG CỦA NÁI TRÊN NĂM .......................... 51
4.18.SỐ HEO CON CAI SỮA CỦA NÁI TRÊN NĂM ............................................... 52
4.19.CHỈ SỐ SINH SẢN CỦA HEO NÁI VÀ XẾP HẠNG KHẢ NĂNG SINH SẢN53
4.20.XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN VÀ PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY TUYẾN
TÍNH ĐƠN BIẾN GIỮA HAI CHỈ TIÊU SINH SẢN ................................................. 54
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 61
5.1.Kết luận.................................................................................................................... 61
5.2.Đề nghị .................................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 63

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CV: hệ số biến dị (Coefficient of variation)
LLY: heo nái lai có 75% máu Landrace và 25% máu Yorkshire
YYL: heo nái lai có 75% máu Yorkshire và 25% máu Landrace
DD: heo nái Duroc thuần
LL: heo nái Landrace thuần
LY/YL:heo nái lai có cha là Landrace và mẹ là Yorkshire hay có cha là Yorkshire và
mẹ là Landrace

PD/DP: heo nái lai có cha là Pietrain và mẹ là Duroc hay có cha là Duroc và mẹ là
Pietrain
PP: heo nái Pietrain thuần
YY: heo nái Yorkshire thuần
MS: trung bình bình phương (Mean of square)
NSIF: liên đoàn cải thiện giống heo của Mỹ (National Swine Improvement
Federation)
SHCSSCSNN: số heo con sơ sinh còn sống nái trên năm
SHCCSNN: số heo con cai sữa nái trênnăm
SPI: chỉ số sinh sản heo nái (Sow Productivity Index)
SD: độ lệch chuẩn (Standard deviation)
TC: tính chung
TLBQHCCS: trọng lượng bình quân heo con cai sữa
TLBQHCSSCS: trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống
TP.HCM: thành phố Hồ Chí Minh
TSTK: tham số thống kê
TĂHH: thức ăn hỗn hợp
TBKC: trung bình khoảng cách
X :trung bình
ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của xí nghiệp .............................................. 4
Bảng 2.1.Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn sử dụng ở xí nghiệp ........................ 7
Bảng 2.2.Quy trình tiêm phòng cho đàn heo ở xí nghiệp .............................................. 10
Bảng 3.1.Số lượng các giống heo nái và ổ đẻ khảo sát ở thực tế và lưu trữ ................. 13
Bảng 3.2.Hệ số điều chỉnh số heo con sơ sinh còn sống theo lứa (theo NSIF, 2004)... 14
Bảng 3.3.Hệ số điều chỉnh số heo con sơ sinh còn sống theo lứa (theo Đặng Ngọc

Phan và Trần Văn Chính, 2010) .................................................................................... 14
Bảng 3.4.Hệ số điều chỉnh để đưa trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về 21 ngày tuổi
(theo NSIF, 2004) .......................................................................................................... 16
Bảng 3.5.Hệ số điều chỉnh để đưa trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về 21 ngày tuổi
(theo Đặng Ngọc Phan và Trần Văn Chính, 2010) ....................................................... 16
Bảng 3.6.Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ở 21 ngày tuổi về cùng
số heo con giao nuôi chuẩn (theo NSIF, 2004) ............................................................. 16
Bảng 3.7.Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ở 21 ngày tuổi về cùng
số heo con giao nuôi chuẩn (theo Đặng Ngọc Phan và Trần Văn Chính, 2010) ........... 16
Bảng 3.8.Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa 21 ngày tuổi, cùng số
heo con giao nuôi chuẩn về cùng lứa đẻ chuẩn (theo NSIF,2004) ................................ 17
Bảng 3.9.Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa 21 ngày tuổi, cùng số
heo con giao nuôi chuẩn về cùng lứa đẻ chuẩn (theo Đặng Ngọc Phan và Trần Văn
Chính, 2010) .................................................................................................................. 17
Bảng 4.1.Tuổi phối giống lần đầu ................................................................................. 19
Bảng 4.2.Tuổi đẻ lứa đầu............................................................................................... 21
Bảng 4.3.Số heo con đẻ ra trên ổ giữa các nhóm giống ................................................ 22
Bảng 4.4.Số heo con đẻ ra trên ổ giữa các lứa đẻ.......................................................... 23
Bảng 4.5.Số heo con sơ sinh còn sống giữa các nhóm giống ....................................... 24
Bảng 4.6.Số heo con sơ sinh còn sống giữa các lứa đẻ ................................................. 25
x


Bảng 4.7.Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh (theo NSIF,2004) ...................... 26
Bảng 4.8.Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh (theo Đặng Ngọc Phan và Trần
Văn Chính, 2010) .......................................................................................................... 27
Bảng 4.9.So sánh kết quả số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh .......................... 28
Bảng 4.10.Số heo con chọn nuôi theo nhóm giống ....................................................... 29
Bảng 4.11.Số heo con chọn nuôi theo lứa đẻ ................................................................ 30
Bảng 4.12.Số heo con giao nuôi theo nhóm giống ........................................................ 31

Bảng 4.13.Số heo con giao nuôi theo lứa đẻ ................................................................. 32
Bảng 4.14.Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ................. 33
Bảng 4.15.Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ........................... 34
Bảng 4.16.Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ........... 35
Bảng 4.17.Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ .................... 36
Bảng 4.18.Số heo con cai sữa theo nhóm giống............................................................ 37
Bảng 4.19.Số heo con cai sữa theolứa đẻ ...................................................................... 38
Bảng 4.20.Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo nhóm giống ................................. 39
Bảng 4.21.Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo lứa đẻ .......................................... 40
Bảng 4.22.Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống ........................... 41
Bảng 4.23.Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ .................................... 42
Bảng 4.24.Tuổi cai sữa heo con theo nhóm giống ........................................................ 43
Bảng 4.25.Tuổi cai sữa heo con theo lứa đẻ .................................................................. 45
Bảng 4.26.Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh (theo NSIF, 2004) ........ 46
Bảng 4.27.Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh (theo Đặng Ngọc Phan
và Trần Văn Chính, 2010) ............................................................................................. 47
Bảng 4.28.So sánh kết quả trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh ............. 48
Bảng 4.29.Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ........................................................................ 49
Bảng 4.30.Số lứa đẻ nái trên năm.................................................................................. 50
Bảng 4.31.Số heo con sơ sinh còn sống nái trên năm ................................................... 51
Bảng 4.32.Số heo con cai sữa nái trên năm ................................................................... 52
Bảng 4.33.Chỉ số sinh sản heo nái và xếp hạng khả năng sinh sản ............................... 53
Bảng 4.34.Hệ số tương quan và phương trình hồi quy tuyến tính đơn biến giữa tuổi đẻ
lứa đầu (Y) và tuổi phối giống lần đầu (X) ................................................................... 54
xi


Bảng 4.35.Hệ số tương quan và phương trình hồi quy tuyến tính đơn biến giữa số heo
con sơ sinh còn sống (Y) và số heo con đẻ ra trên ổ (X) .............................................. 55
Bảng 4.36.Hệ số tương quan và phương trình hồi quy tuyến tính đơn biến giữa số heo

con chọn nuôi (Y) và số heo con sơ sinh còn sống (X) ................................................. 56
Bảng 4.37.Hệ số tương quan và phương trình hồi quy tuyến tính đơn biến giữa trọng
lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống (Y) và trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh
còn sống (X) .................................................................................................................. 57
Bảng 4.38.Hệ số tương quan và phương trình hồi quy tuyến tính đơn biến giữa số heo
con cai sữa (Y) và số heo con giao nuôi (X) ................................................................. 58
Bảng 4.39.Hệ số tương quan và phương trình hồi quy tuyến tính đơn biến giữa trọng
lượng bình quân heo con cai sữa (Y) và tuổi cai sữa heo con (X) ................................ 59

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với việc gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO (World Trade
Organization), ngành công - nông nghiệp của nước ta trong vài năm gần đây đã có
những bước phát triển vượt bậc. Trong đó ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo
không những góp phần sản xuất cung cấp nguồn đạm là thịt heo ngon, đáp ứng được
yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, cả về chất lượng lẫn số lượng, nâng cao
thu nhập cho người chăn nuôi, mà còn hướng tới việc xuất khẩu thịt và các sản phẩm
từ thịt nhằm mang lại ngoại tệ cho đất nước.
Để đạt được điều này, các trại chăn nuôi heo nói chung và Xí Nghiệp Chăn
Nuôi Heo Giống 2/9 nói riêng không ngừng cải tiến kỹ thuật về con giống, chuồng
trại, phòng chống dịch bệnh, thức ăn… Trong đó công tác giống và con giống có vai
trò quan trọng nhằm chọn lọc, nhân thuần, lai tạo để tạo ra đàn heo nái đẻ sai, nuôi con
giỏi, tỷ lệ nuôi sống cao, cũng như tạo đàn heo thương phẩm sinh trưởng và phát dục
nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, sức kháng bệnh cao, phẩm chất quầy thịt xẻ tốt… Vì vậy,
việc theo dõi sức sản xuất của đàn heo nái để cung cấp, cập nhật thông tin khoa học
phục vụ cho công tác giống tiến hành thường xuyên cho xí nghiệp là điều rất cần thiết.

Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Bộ môn Di Truyền Giống
Động Vật,Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, dưới sự
hướng dẫn của TS. Trần Văn Chính, cùng sự giúp đỡ của Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo
Giống 2/9, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống
heo nái tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9”.
1.2.MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1.Mục đích
Khảo sát, đánh giá và so sánh một số chỉ tiêu sinh sản của các nhóm giống đang
có tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9 nhằm đề xuất những biệp pháp tác động
và cải thiện năng suất của đàn heo nái ở Xí Nghiệp.
1


1.2.2.Yêu cầu
Theo dõi, thu thập số liệu và so sánh một số chỉ tiêu sinh sản của đàn heo nái
theo nhóm giống, lứa đẻ tại xí nghiệp trong thời gian thực tập.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO GIỐNG 2/9
2.1.1.Vị trí địa lý
Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9 nằm trên địa bàn thuộc ấp Tây B, xã
Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Xí nghiệp nằm cách trục lộ giao thông
chính khoảng 500m, cách thị xã Thủ Dầu Một khoảng 30 km, giáp ranh với thành phố
Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai.
Xí nghiệp được xây dựng trên nền đất cao ráo, có độ dốc nên dễ dàng thoát
nước, xung quanh xí nghiệp có hàng rào cao ngăn cách với bên ngoài.

2.1.2.Lịch sử hình thành
Năm 1967, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9 do một tư nhân người Hoa
thành lập có tên là Trại Heo Phát Ngân.
Sau ngày giải phóng miền Nam, đến năm 1976 trại được nhà nước tiếp quản và
đổi tên thành Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9.
Tháng 4/1992, xí nghiệp sát nhập vào công ty chăn nuôi VIFACO trực thuộc sở
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bình Dương.
Hiện nay, xí nghiệp đã tách riêng và hoạt động độc lập.
2.1.3. Nhiệm vụ của xí nghiệp
Cung cấp heo con giống.
Cung cấp heo thịt thương phẩm.
Cung cấp heo đực giống, cái hậu bị thuần chủng và các nhóm giống lai.
Cung cấp tinh heo cho nhà chăn nuôi.
2.1.4.Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất
Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất xí nghiệp được trình bày qua sơ đồ 2.1:

3


Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của xí nghiệp
2.1.5.Cơ cấu đàn
Tổng đàn tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9 tính đến ngày 31/3/2011
gồm:
 Đực giống: 61 con.
 Đực hậu bị: 148 con.
 Nái hậu bị: 486 con.
 Nái sinh sản: 890 con.
 Heo con theo mẹ: 1064 con.
 Heo con giống: 1892 con.
 Heo thịt: 1082 con.

2.1.6.Công tác giống và các bước chọn giống
2.1.6.1.Nguồn gốc giống
Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9 là nơi chuyên cung cấp con giống để làm
heo hậu bị đực và nái cho các cơ sở chăn nuôi hay cung cấp con giống nuôi thịt thương
phẩm, nên công tác giống được thực hiện rất chặt chẽ và khoa học. Mỗi cá thể giống
đều có lý lịch chính xác, rõ ràng tới đời ông bà.
Xí nghiệp thường nhập heo giống hoặc tinh heo từ các nước như Mỹ, Canada,
Anh… để tạo đàn con lai có phẩm chất tốt hay làm tươi máu các giống hiện có để nâng
cao năng suất của đàn.

4


Năm 2008, xí nghiệp nhập tinh các giống Pietrain, Duroc, Landrace, Yorkshire
từ Mỹ để tránh đồng huyết và tạo đàn con lai có tỷ lệ nạc cao.
Năm 2009, xí nghiệp nhập một heo đực giống và một heo nái giống Duroc từ
Canada nhằm cải thiện đàn heo hiện có.
Ngoài ra, xí nghiệp cũng nhập giống từ các trại giống trong nước như Xí
Nghiệp Heo Giống Cấp I, Trại Heo Giống Kim Long…
2.1.6.2.Chọn giống
Đàn heo của xí nghiệp rất phong phú về giống gồm heo đực và nái giống thuần
như Duroc, Landrace, Pietrain, Yorkshire và con lai của chúng.
Heo nái được giữ lại tối đa 7 lứa đẻ hoặc khi thành tích giảm sút thì loại thải.
Quy trình chọn heo hậu bị ở xí nghiệp như sau:
Lần 1:lúc heo sơ sinh
Chọn những heo là con của đực và nái có thành tích cao. Ngoài ra, heo con còn
phải đạt trọng lượng sơ sinh từ 0,8 kg trở lên, ngoại hình đẹp, có 12 vú trở lên các vú
cách đều nhau, cơ quan sinh dục bình thường, không bị bệnh hoặc có dị tật. Những
heo được chọn sẽ được bấm tai và ghi vào sổ đăng bộ. Heo đực không được chọn sẽ
thiến để nuôi thịt.

Lần 2:lúc heo cai sữa
Chọn những con có ngoại hình đẹp, tăng trọng tốt nhất trong số những con
được chọn lần 1. Trọng lượng heo con phải từ 4 kg trở lên, không bị bệnh.
Lần 3:chọn heo lúc 53 – 60 ngày tuổi
Chọn những con có ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, cứng cáp, lông da bóng mượt,
tỉ lệ tiêu tốn thức ăn thấp, tăng trọng cao, 2 hàng vú đều đặn. Bộ phận sinh dục heo
phát triển bình thường.
Những con được chọn, nuôi ở chuồng heo hậu bị, những con không được chọn
nuôi ở chuồng heo thịt.
Lần 4:chọn heo lúc 6 tháng tuổi
Giám định ngoại hình - thể chất, chấm điểm và phân loại theo tiêu chuẩn nhà
nước Việt Nam TCVN 3667 – 89.
Heo được chọn làm giống ở giai đoạn này phải là những con có ngoại hình thể
chất cân đối, da lông bóng mượt, vai ngực mông nở nang, bốn chân đi trên ngón vững
chắc, trọng lượng 80 – 100 kg. Đối với heo nái núm vú phải lộ rõ, không có vú lép, bộ
5


phận sinh dục phát triển tốt, linh hoạt nhưng hiền lành. Đối với heo đực dịch hoàn phải
to, đều và lộ rõ, phải thể hiện tính hăng, biết phản xạ giao phối.
Những con được chọn làm giống, một phần bán ra bên ngoài, phần còn lại dùng
để thay thế đàn heo của xí nghiệp. Các con này được tiêm phòng vaccine theo quy
định của xí nghiệp, lập sổ theo dõi chặt chẽ cho từng cá thể để từ đó có kế hoạch phối
giống thích hợp.
Mỗi nái sinh sản và hậu bị đều có phiếu theo dõi riêng về ngày phối, ngày đẻ,
đực phối, kết quả sinh sản và nuôi con. Các số liệu này được cập nhật hằng ngày và
lưu vào hồ sơ theo quy định của xí nghiệp, tất cả đều được vi tính hóa.
Phương thức phối giống ở xí nghiệp thực hiện hoàn toàn bằng gieo tinh nhân
tạo.
2.1.7.Hệ thống chuồng trại

Dãy chuồng A0 (chuồng nuôi đực giống), dãy chuồng A1, A2, E2 (chuồng nuôi
đực và cái hậu bị) và dãy chuồng A3, A4 (chuồng nuôi nái khô sữa, nái chửa kỳ 1):
kiểu chuồng nóc đôi, dạng chuồng cá thể được ngăn bằng tường xâycó hệ thống phun
sương, mái lợp tôn, nền chuồng và máng ăn bằng xi măng, máng uống là núm cắn tự
động.
Dãy chuồng P, B1, B2, G, H (chuồng nuôi heo thịt) và dãy chuồng D (chuồng
nuôi nái đẻ kì 2): kiểu chuồng nóc đôi, mái lợp tôn, có hệ thống phun sương,nền xi
măng, dạng chuồng tập thể, vách ngăn bằng tường xây, máng ăn bán tự động, máng
uống là núm cắn tự động.
Dãy chuồng I, J, K, L, M,H (chuồng nuôi nái đẻ và nái nuôi con): kiểu chuồng
nóc đôi, mái lợp tôn, có hệ thống phun sương, xung quanh chuồng có màn che chắn
gió, chuồng có hệ thống đèn úm, kiểu chuồng sàn được làm bằng sắt, sắt cách đều 4 –
6 cm, máng ăn bằng sắt, máng uống là núm cắn tự động, mỗi ô chuồng được trang bị
tấm đan bằng nhựa cho heo con và một máng ăn nhỏ bằng sắt để giúp heo con tập ăn
dễ dàng.
Dãy chuồng N (chuồng nuôi heo cai sữa): kiểu chuồng nóc đôi, mái lợp tôn, có
hệ thống phun sương, xung quanh chuồng có màn che chắn gió, dạng chuồng sàn các ô
chuồng được ngăn bằng những song sắt, máng ăn bằng tôn và bằng nhựa, máng uống
là núm cắn tự động.

6


2.1.8.Thức ăn và nước uống
2.1.8.1.Thức ăn
Thức ăn hỗn hợp nuôi heo chủ yếu được mua từ công ty Anco, gồm các loại
sau:
TĂHH U 10: dùng cho heo con tập ăn từ 1 tuần tuổi đến 1 tuần sau cai sữa
(dạng bột).
TĂHH U 20: dùng cho heo con cai sữa từ 7 – 15 kg (dạng bột).

TĂHH U 41: dùng cho heo từ 15 – 30 kg (dạng viên).
TĂHH U 51: dùng cho heo từ 30 – 60 kg (dạng viên).
TĂHH U 61: dùng cho heo từ 60 kg đến khi xuất chuồng (dạng viên).
TĂHH U 70: dùng cho heo nái mang thai (dạng bột).
TĂHH U 80: dùng cho nái đẻ và nuôi con (dạng bột).
TĂHH U 91: dùng cho đực giống (dạng viên).
Thành phần dinh dưỡng của các loại TĂHH sử dụng ở Xí Nghiệp được trình
bày qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn hỗn hợp
TĂHH

Độ ẩm

NLTĐ

Đạm

Xơ (%)

(%)

(kcal/kg)

(%)

U 10

14

3400


20

2,5

0,7 – 1,2

0,5

0,5 – 1,2

U 20

14

3300

18,5

4

0,5 – 1,2

0,5

0,5 – 1,2

U 41

14


3100

16,5

6

0,5 – 1,2

0,5

0,5 – 1,2

U 51

14

3000

14

7

0,5 – 1,2

0,5

0,5 – 1,2

U 61


14

3000

13,5

8

0,5 – 1,2

0,5

0,5 – 1,2

U 70

14

2900

13,5

8

0,6 – 1,2

0,6

0,5 – 1,2


U 80

14

3250

16,5

5

0,9 – 1,2

0,6

0,5 – 1,2

U91

14

2900

17

8

1,0 – 1,2

0,6


0,5 – 1,2

Ca (%)

P (%)

Muối
(%)

(Nguồn: Phòng kỹ thuật Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9, 2011).
2.1.8.2.Nước uống
Nguồn nước uống bơm từ giếng khoan được dự trữ trong bồn chứa, rồi dẫn đến
các dãy chuồng và đến các núm uống tự động của heo bằng ống dẫn.
7


2.1.9.Chăm sóc và quản lý
2.1.9.1.Heo đực giống
Mỗi ngày công nhân chăm sóc, tắm và cho ăn 2 lần/ngày, thường xuyên kiểm
tra, quan sát và báo cho nhân viên kỹ thuật các trường hợp bất thường để kịp thời xử
lý.
Nhân viên kỹ thuật lấy tinh 2 lần/tuần.
2.1.9.2.Heo hậu bị
Đực hậu bị được nuôi cá thể từng ô chuồng để dễ chăm sóc, theo dõi và quản lý
giống. Heo ăn theo khẩu phần ăn định lượng.
Nái hậu bị nuôi 13 – 15 con/ô, có máng ăn và núm uống tự động. Ăn 2 lần/ngày
vào lúc 8 giờ và 15 giờ.
Tắm heo và rửa chuồng 2 lần/ngày.
Thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe của heo.

2.1.9.3.Heo nái mang thai
Tắm và cho ăn 2 lần/ngày.
Nái mang thai được chuyển vào chuồng nái đẻ 1 tuần trước ngày sanh dự kiến.
Thường xuyên theo dõi những trường hợp bất thường để kịp thời xử lý.
2.1.9.4.Nái đẻ và nuôi con
Lúc nái chưa đẻ thì tắm cho nái 2 lần/ngày, dùng thức ăn cho nái nuôi con, cho
ăn 4 lần/ngày để nái đủ sữa nuôi con, đủ sức để lên giống cho lứa sau và tăng tuổi thọ
của nái.
Nái ngay sau khi đẻ được truyền nước biển, tiêm kháng sinh nếu nghi ngờ xảy
ra tình trạng viêm nhiễm. Trong trường hợp âm đạo, tử cung nái có dịch dơ thì thụt rửa
tử cung bằng dung dịch Pyodine.
Nái mới đẻ cho ăn nhẹ để dễ tiêu hóa, tăng dần mức ăn lên từ 1 – 3 ngày sau khi
đẻ. Trước khi cai sữa heo con 1 – 3 ngày thì giảm mức ăn của nái xuống để tránh
trường hợp viêm vú, sốt sữa, đồng thời bổ sung Regumate Porcine vào thức ăn để giúp
nái lên giống đồng loạt.
Trong thời gian nái đẻ và nuôi con chỉ rửa sàn chuồng 2 lần/ngày, thường
xuyên dọn phân của nái để tránh gây bệnh cho heo con.

8


2.1.9.5.Heo con theo mẹ
Heo con mới đẻ được làm ấm bằng bột Mistra, móc chất nhầy trong miệng và
mũi để tránh heo con bị ngạt.
Kỹ thuật viên cân toàn bộ số heo con sơ sinh còn sống, loại bỏ những con bị dị
tật và trọng lượng nhỏ hơn 0,8 kg.
Công nhân phụ trách khu vực có nhiệm vụ giữ ấm cho heo con bằng đèn tròn,
cho heo con bú sữa đầu, bấm răng và bấm đuôi. Không tắm cho heo con trong thời
gian này.
Tiêm sắt cho heo con lúc 3 ngày tuổi (2 ml/con).

Tiêm Excede cho heo con lúc 3 ngày tuổi (0,2 ml/con).
Tập ăn cho heo con lúc 7 ngày tuổi.
Lúc 7 – 10 ngày tuổi, thiến những con heo đực không được chọn làm giống.
Heo con được cai sữa vào khoảng 21-25 ngày tuổi và cân trọng lượng.
2.1.9.6.Heo cai sữa
Heo con 21 – 27 ngày tuổi được chuyển lên sàn dành cho heo cai sữa, chọn
những con có trọng lượng tương xứng cho vào một ô chuồng.
Heo cho ăn tự do, tắm 1 lần/ngày.
Thường xuyên theo dõi để phát hiện những trường hợp bất thường để kịp thời
xử lý.
Khi heo được 60 ngày tuổi thì chuyển sang chuồng nuôi heo thịt hoặc xuất bán.
2.1.10.Quy trình vệ sinh – Tiêm phòng thú y
2.1.10.1.Quy trình vệ sinh
Đầu cổng xí nghiệp có hố sát trùng dành cho xe ra vào và thuốc sát trùng để
phun xịt cho xe nhằm tránh sự lây lan mầm bệnh từ chỗ khác tới và vệ sinh phòng
dịch.
Công nhân ra vào xí nghiệp được trang bị đồ bảo hộ và ủng lao động, không
được mặc quần áo ngoài vào trại, nhất là khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữ các dãy
chuồng.
Công nhân phải đi qua khu vực có hố sát trùng dành riêng cho công nhân trước
khi vào trại.
Xí nghiệp được vệ sinh và quét dọn hằng ngày, cống rãnh được khai thông,
phun xịt thuốc sát trùng 3 lần/tuần, vệ sinh hố sát trùng.
9


Đối với chuồng nái đẻ nuôi con và chuồng heo cai sữa, sau mỗi đợt heo chuyển
đi phải tháo các vỉ nhựa ra xịt sạch phân bám và ngâm sát trùng, chà rửa máng ăn, xịt
chuồng sạch sẽ, quét vôi trong và xung quanh chuồng, phun thuốc sát trùng và giữ
chuồng trống ít nhất 1 tuần trước khi chuyển đợt heo mới vào.

Đối với khách tham quan, tất cả đều phải mặc quần áo bảo hộ riêng của trại rồi
mới vào trại dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên hay công nhân trong trại.
2.1.10.2. Quy trình tiêm phòng
Bảng 2.2.Quy trình tiêm phòng cho đàn heo của xí nghiệp
Loại heo

Ngày tuổi

Phòng bệnh

Heo con theo mẹ

7

Viêm phổi địa phương

15

Tụ huyết trùng

21

Viêm phổi địa phương

30

Hội chứng rối loạn hô hấp sinh sản

35


Lở mồm long móng

38

Dịch tả

45

Tụ huyết trùng

60

Hội chứng rối loạn hô hấp sinh sản

65

Lở mồm long móng

70

Dịch tả

80

Giả dại

170

Hội chứng rối loạn hô hấp sinh sản


180

Dịch tả, Tụ huyết trùng

187

Parvovirus

195

Lở mồm long móng

202

Giả dại

210

Parvovirus

220

Xổ lãi, ADE

72

Hội chứng rối loạn hô hấp sinh sản

79


Dịch tả

86

Giả dại

93

Circovirus

100

Bệnh tiêu chảy do E.coli

Heo lẻ bầy

Nái hậu bị chờ phối

Nái cơ bản mang thai

10


Nái hậu bị mang thai

Nái đẻ

70

Bệnh tiêu chảy do E.coli


75

Circovirus

80

Hội chứng rối loạn hô hấp sinh sản

85

Dịch tả

90

Giả dại

95

Circovirus

100

Bệnh tiêu chảy do E.coli

15

Lở mồm long móng

15


Tụ huyết trùng

2.2.YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI
Có hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái là yếu tố
di truyền và yếu tố ngoại cảnh.
2.2.1.Yếu tố di truyền
Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính năng sản xuất của heo sinh sản
như tính mắn đẻ, đẻ sai con, tốt sữa. Đây là những đặc tính mà nái sinh sản nhận được
từ ông bà, cha mẹ được đánh giá bằng hệ số di truyền. Theo Morrow (1986) (trích dẫn
bởi Võ Thị Tuyết, 1996) khả năng sinh sản của một số giống được đánh giá từ cao đến
thấp hơn như sau: Yorkshire, Landrace, Duroc. Trong đó, giống Landrace có tuổi
thành thục sớm nhất (Christenson và ctv, 1979 – được trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết,
1996).
Trong cùng một giống, các dòng khác nhau sẽ cho năng suất sinh sản khác nhau
vì đó là đặc tính di truyền của chúng (Phạm Trọng Nghĩa, 2006).
Sự sai lệch về di truyền chịu trách nhiệm đến 50% số phôi chết, dù vật nuôi
được nuôi trong những điều kiện ngoại cảnh tốt nhất cũng không làm con vật vượt
khỏi tiềm năng di truyền của bản thân nó (Trần Thị Dân, 2003).
2.2.2.Yếu tố ngoại cảnh
Ngoài yếu tố di truyền, thì ngoại cảnh là yếu tố quan trọng tác động mạnh mẽ
đến khả năng sinh sản của heo nái như: thời tiết khí hậu, dinh dưỡng, bệnh tật, chăm
sóc quản lý…
Thời tiết khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sức tăng trưởng, khả năng
sinh sản của heo, do đó phải tạo bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp với từng lứa
tuổi heo để chúng phát triển tối ưu. Nhiệt độ quá nóng làm heo mau mệt, dễ bị stress
11


nhiệt hoặc khi nhiệt độ quá lạnh, cùng ẩm độ cao cũng làm ảnh hưởng đến sức sinh

sản của heo nái. Theo Hồ Kim Hoa (2004) ẩm độ chuồng nuôi lên quá cao (90%) sẽ
làm vật nuôi khó chịu, mất cảm giác ngon miệng và giảm khả năng tiêu hóa thức ăn.
Dinh dưỡng: cần cung cấp cho heo nái đầy đủ các dưỡng chất như: protein, chất
béo, vitamin, khoáng, chất xơ, bột đường…để đảm bảo cho sự phát triển và sức khỏe
của heo nái cũng như khả năng nuôi thai.
Bệnh tật: ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái một cách rõ rệt, tuy nhiên
còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và bệnh lý như: bệnh sẩy thai truyền nhiễm, giả dại,
hội chứng rối loạn hô hấp sinh sản, viêm tử cung…
Chăm sóc quản lý: là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm giảm tỷ
lệ heo con chết khô, chết tươi hoặc bị nái mẹ đè. Chăm sóc tốt, kết hợp với phòng và
trị bệnh kịp thời sẽ đảm bảo khả năng sinh sản của nái.
2.3.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA NÁI
 Chọn và sử dụng các giống heo có khả năng sinh đẻ tốt, nuôi con giỏi.
 Kiểm tra nguồn gốc nái, loại trừ nái có tiềm ẩn bệnh như hội chứng rối loạn hô
hấp sinh sản (PRRS), giả dại…
 Sử dụng biện pháp lên giống đồng loạt.
 Phát hiện lên giống, phối giống đúng thời điểm và tránh gây stress cho nái sau
khi phối nhằm nâng cao tỷ lệ đậu thai.
 Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý theo từng giai đoạn phát triển của heo
nái.
 Những trường hợp đẻ khó phải can thiệp kịp thời.
 Xây dựng chuồng trại chắc chắn, không trơn trượt vì dễ làm nái té gây sẩy thai.
 Thực hiện tốt quy trình vệ sinh tiêm phòng thú y để tránh dịch bệnh xảy ra.

12


×