Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNGBỆNH CỦA HỘI CHỨNG M.M.A TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH VÀ TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI XÍ NGHIỆP HEO GIỐNG CẤP I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.95 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNG/BỆNH CỦA HỘI CHỨNG
M.M.A TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH VÀ TÌNH
TRẠNG TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO
MẸ TẠI XÍ NGHIỆP HEO GIỐNG CẤP I

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ THU ĐÔNG

Lớp

: DH06DY

Ngành

: Dược Thú Y

Niên khóa

: 2006 – 2011

Tháng 08/2011



BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
***************

NGUYỄN THỊ THU ĐÔNG

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNG/BỆNH CỦA HỘI CHỨNG
M.M.A TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH VÀ TÌNH
TRẠNG TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO
MẸ TẠI XÍ NGHIỆP HEO GIỐNG CẤP I

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ Thú y
chuyên ngành Dược

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THU ĐÔNG
Tên luận văn: “Khảo sát một số chứng/bệnh của hội chứng M.M.A trên
heo nái sau khi sinh và tình trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Ngày…….tháng…….năm 2011.

Giáo viên hướng dẫn

TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

ii


LỜI CẢM ƠN
∗ Kính dâng cha mẹ
Những cố gắng phấn đấu của con, niềm kính yêu và biết ơn vô hạn trước những
khó khăn vất vả của cha, mẹ để cho con yên tâm học tập có được ngày hôm nay.
∗ Thành kính ghi ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý Thầy Cô trong khoa
đã tận tình truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt khóa học.
∗ Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS. Nguyễn Văn Phát đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực tập và hoàn thành luận văn này.
∗ Chân thành cảm ơn
Ban Giám Đốc Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I và cùng toàn thể cô chú, anh chị
trong trại đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin cám ơn các bạn trong và ngoài lớp đã gắn bó chia sẽ vui buồn và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 08 năm 2011.
Xin chân thành cảm ơn!

NGUYỄN THỊ THU ĐÔNG

iii



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát một số chứng/bệnh của hội chứng M.M.A trên
heo nái sau khi sinh và tình trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ” được tiến hành tại
Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I, thời gian từ ngày 20/02/2011 đến ngày 20/06/2011.
Qua thời gian khảo sát, chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau:
Nhiệt độ trung bình trong ngày ở trại dao động từ 27,15 – 32,35 0C, ẩm độ từ
65,20 – 79,90 %, phù hợp cho heo con theo mẹ nhưng cao hơn mức yêu cầu của nái.
Tỷ lệ viêm tử cung trên nái sau khi sinh cao 34,59 % (64/185 nái). Tỷ lệ viêm
tập trung ở những nái đẻ lứa đầu (40 %) và nái đẻ sau lứa ≥ 5 (38,96 %). Nái viêm tử
cung dạng nhờn chiếm tỷ lệ cao nhất (67,19 %), nái viêm mủ (26,56 %), nái viêm mủ
máu (6,25 %). Không nhận thấy sự khác biệt về tỷ lệ viêm tử cung ở các lứa đẻ.
Tỷ lệ kém sữa trên nái sau khi sinh chiếm 11,35 % và tỷ lệ nái viêm vú
chiếm 3,78 %. Tỷ lệ kém sữa và tỷ lệ viêm vú xảy ra tương đương giữa các lứa đẻ.
Số heo con sinh ra bình quân trên ổ ở nhóm nái mắc M.M.A (10,61 con/ổ)
cao hơn ở nhóm nái bình thường (9,41 con/ổ). Số con chọn nuôi bình quân trên ổ ở
nhóm nái mắc M.M.A (9,32 con/ổ); ở nhóm nái bình thường (8,45 con/ổ). Trọng
lượng sơ sinh bình quân trên ổ ở nhóm nái mắc M.M.A (1,56 kg/con); ở nhóm nái
bình thường (1,60 kg/con).
Số heo cai sữa 8,34 con/ổ ở nhóm nái mắc M.M.A; 7,99 con/ổ ở nhóm nái
bình thường. Trọng lượng heo cai sữa và tỷ lệ nuôi sống ở nhóm nái bình thường
(8,04 kg/con và 94,56 %) cao hơn nhóm nái mắc bệnh (7,10 kg/con và 89,42 %).
Ngược lại tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở nhóm nái bình thường (3,48 %) thấp hơn ở
nhóm nái mắc bệnh ( 9,73 %).
Vi khuẩn Staphylococcus spp., Streptococcus spp. và E.coli phân lập được từ
mẫu dịch viêm trên nái, E.coli từ mẫu phân heo con tiêu chảy. Qua thử kháng sinh
đồ thì các vi khuẩn này đề kháng mạnh với một số loại kháng sinh như ampicillin,
streptomycin, erythromycine, bactrim, chỉ còn nhạy cảm với một số ít kháng sinh
(cephalexin, norfloxacin, tobramycin) nhưng với tần suất không cao (37,5 – 75 %).


iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn .................................................................... ii
Lời cảm tạ................................................................................................................... iii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ viii
Danh sách các bảng .................................................................................................... ix
Danh sách các sơ đồ và biểu đồ .................................................................................. x
Danh sách các hình..................................................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP HEO GIỐNG CẤP I ......................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................... 3
2.1.2 Lịch sử phát triển ............................................................................................... 3
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp ............................................................... 3
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự ................................................................................. 4
2.1.5 Cơ cấu đàn .......................................................................................................... 4
2.1.6 Chuồng trại ......................................................................................................... 4
2.1.7 Chăm sóc, quản lý và nuôi dưỡng ...................................................................... 5
2.1.8 Qui trình vệ sinh thú y ........................................................................................ 7
2.2 MỘT SỐ CHỨNG/BỆNH TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH ............................ 8

2.2.1 Viêm tử cung trên nái ......................................................................................... 8
2.2.2 Viêm vú trên nái ............................................................................................... 13

v


2.2.3 Kém sữa, mất sữa ............................................................................................. 15
2.2.4 Hội Chứng M.M.A ........................................................................................... 16
2.3 TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ ...................................................... 17
2.3.1 Khái niệm về bệnh tiêu chảy ............................................................................ 17
2.3.2 Nguyên nhân gây tiêu chảy .............................................................................. 17
2.3.3 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy trên heo con.......................................................... 19
2.3.4 Biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh ........................................................... 19
2.4 LƯỢC DUYỆT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ............... 20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ............................... 22
3.1 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ............................................................... 22
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ................................................................................. 22
3.3 NỘI DUNG KHẢO SÁT .................................................................................... 22
3.4 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................................................... 22
3.4.1 Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ của trại nái đẻ ...................................................... 22
3.4.2 Khảo sát tình hình mắc các chứng/bệnh của hội chứng M.M.A trên nái sau khi sinh .... 23
3.4.3 Khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng và tình hình tiêu chảy trên heo con theo mẹ.... 24
3.4.4 Phân lập và thử kháng sinh đồ của một số vi khuẩn trong mẫu dịch viêm tử
cung và mẫu phân heo con tiêu chảy ........................................................................ 24
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................................. 26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 27
4.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ TRẠI NÁI ........................... 27
4.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC CHỨNG/BỆNH CỦA HỘI CHỨNG M.M.A
TRÊN NÁI SAU KHI SINH ..................................................................................... 28
4.2.1 Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú, kém sữa trên nái sau khi sinh............................ 28

4.2.2 Tỷ lệ viêm tử cung theo lứa đẻ trên nái khảo sát ............................................. 31
4.2.3 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung trên tổng số nái viêm ......................................... 32
4.2.4 Tỷ lệ viêm vú và kém sữa theo lứa đẻ trên nái khảo sát .................................. 33
4.3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ TÌNH HÌNH
TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ ............................................................ 34

vi


4.3.1 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển heo con theo thể trạng nái ... 34
4.3.2 Tỷ lệ nuôi sống heo con đến 24 ngày tuổi theo thể trạng nái .......................... 36
4.3.3 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo thể trạng nái ..................................................... 37
4.4 PHÂN LẬP VÀ THỬ KHÁNG SINH ĐỒ MỘT SỐ VI KHUẨN TRONG
MẪU DỊCH VIÊM TỬ CUNG VÀ MẪU PHÂN HEO CON TIÊU CHẢY .......... 39
4.4.1 Kết quả phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ từ mẫu dịch viêm tử cung trên
nái sau khi sinh .......................................................................................................... 39
4.4.2 Kết quả phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ từ mẫu phân heo con tiêu chảy ..... 41
4.5 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ CHỨNG/BỆNH TRÊN NÁI CỦA TRẠI.. 43
4.5.1 Hiệu quả điều trị một số chứng/bệnh trên nái ở trại ........................................ 43
4.5.2 Hiệu quả điều trị tiêu chảy trên heo con theo mẹ............................................. 45
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 46
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 46
5.2. ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 48
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 52

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CĐD

Chậm động dục

VTC

Viêm tử cung

SHCSS

Số heo con sơ sinh đẻ ra trên ổ

SHCSSCN

Số heo con sơ sinh chọn nuôi trên ổ

TLNS

Tỷ lệ nuôi sống

TLNCTC

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy

TLSSBQ

Trọng lượng sơ sinh bình quân

TLCSBQ


Trọng lượng cai sữa bình quân

NĐTBBTTh

Nhiệt độ trung bình buổi trong tháng

AĐTBBTTh

Ẩm độ trung bình buổi trong tháng

FMD

Foot and Mouth disease

Bệnh Lở Mồm Long Móng

M.M.A

Metritis Mastitis Agalactiae

Viêm tử cung, Viêm vú, Mất sữa

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Qui trình tiêm phòng cho các loại heo của xí nghiệp ..................................8
Bảng 4.1 Kết quả khảo sát nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trại nái đẻ .....................27

Bảng 4.2 Mức nhiệt độ thích hợp cho heo ................................................................27
Bảng 4.3 Tỷ lệ viêm tử cung theo lứa đẻ trên nái khảo sát .......................................31
Bảng 4.4 Tỷ lệ viêm vú và kém sữa theo lứa đẻ trên nái khảo sát............................33
Bảng 4.5 Một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển trên heo con theo thể trạng của nái .......34
Bảng 4.6 Tỷ lệ nuôi sống heo con đến 24 ngày tuổi theo thể trạng nái ....................37
Bảng 4.7 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo thể trạng nái ...............................................38
Bảng 4.8 Kết quả phân lập vi sinh vật trong mẫu dịch viêm ...................................40
Bảng 4.9 Kết quả thử kháng sinh đồ của vi khuẩn phân lập từ mẫu dịch viêm tử cung.....41
Bảng 4.10 Kết quả thử kháng sinh đồ của vi khuẩn E.coli .......................................42
Bảng 4.11 Kết quả điều trị viêm tử cung, viêm vú, kém sữa tại trại ........................44
Bảng 4.12 Kết quả điều trị tiêu chảy tại trại .............................................................45

ix


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp heo giống cấp I ............................................4
Sơ đồ 2.2 Cơ chế gây viêm vú ..................................................................................14
Sơ đồ 2.3 Cơ chế hội chứng M.M.A .........................................................................17
Sơ đồ 2.4 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy heo con. ........................................................19
Biểu đồ 4.1 Tình hình sức khỏe trên nái sau khi sinh ...............................................28
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung trên nái viêm ...........................................32

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Chuồng heo nái nuôi con .................................................................................. 5

Hình 4.1 Nái viêm tử cung dạng nhờn .......................................................................... 29
Hình 4.2 Nái viêm tử cung dạng mủ ............................................................................. 30
Hình 4.3 Nái viêm tử cung dạng mủ máu ..................................................................... 30
Hình 4.4 Nái viêm vú ...................................................................................................... 30
Hình 4.5 Heo con bị tiêu chảy ........................................................................................ 39

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực
phẩm có nguồn gốc động vật cho người tiêu dùng. Trong đó chăn nuôi heo thật sự
trở thành ngành sản xuất hàng hóa được nhiều thành phần kinh tế tham gia, đầu tư
phát triển với nhiều qui mô khác nhau.
Trong lĩnh vực phát triển đàn heo giống, khâu chăm sóc, quản lý heo nái sinh
sản và heo con theo mẹ có ảnh hưởng lớn đến thành tích sinh sản của nái và hiệu
quả kinh tế chăn nuôi. Mặc dù việc chăm sóc và phòng ngừa các bệnh về đường
sinh sản của heo nái và các bệnh trên heo con theo mẹ luôn được người chăn nuôi
đặc biệt quan tâm, song do điều kiện khí hậu nước ta nóng ẩm, công tác chăm sóc
quản lý còn nhiều hạn chế nên dễ phát sinh bệnh trên nái và tiêu chảy trên heo con
theo mẹ (Nguyễn Văn Út, 2007).
Trong đó, những chứng/bệnh thường gặp trên nái sau khi sinh như viêm vú,
viêm tử cung, mất sữa có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nái, làm
giảm số lứa đẻ trong năm thậm chí có thể làm mất hẳn khả năng sinh sản của nái.
Không những thế đây còn là một trong những nguyên nhân gây tỷ lệ tiêu chảy ở heo
con theo mẹ tăng cao do thành phần sữa mẹ thay đổi.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn

Phát, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát một số chứng/bệnh của hội chứng
M.M.A trên heo nái sau khi sinh và tình trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ”.

1


1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu các chứng/bệnh của hội chứng M.M.A trên nái sau khi sinh, ảnh
hưởng của bệnh trên đến sinh trưởng phát triển của heo con để có biện pháp phòng
ngừa và điều trị hiệu quả.
1.2.2 Yêu cầu
Khảo sát ẩm độ và nhiệt độ chuồng nuôi
Theo dõi và ghi nhận nái viêm tử cung, viêm vú, kém sữa sau khi sinh.
Theo dõi và ghi nhận tình trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ.
Khảo sát mối liên quan giữa một số chứng/bệnh trên nái đối với sinh trưởng,
phát triển của heo con.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP HEO GIỐNG CẤP I
2.1.1 Vị trí địa lý
Xí nghiệp được xây dựng trên một triền đồi, nằm ở khu dân cư, có tường rào bao
quanh, cách quốc lộ 1K khoảng 300 m về phía Tây rất thuận tiện cho việc vận chuyển.
Diện tích xí nghiệp khoảng 4 ha
Địa chỉ: 168/6 – phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP. HCM.
2.1.2 Lịch sử phát triển

Trước năm 1945, xí nghiệp có tên là trại heo Chấn Hưng. Sau năm 1975, các
cơ sở chăn nuôi được nhà nước tiếp thu và quản lý. Hai cơ sở chăn nuôi Chấn Hưng
và Quyết Thắng được nhà nước tiếp thu và xác nhập thành một trại duy nhất lấy tên
là Chấn Hưng. Trong thời gian này trại thuộc công ty Chăn Nuôi II.
Năm 1981, trại đổi tên thành Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I và đã nhập 3
giống: Yorkshire, Landrace, Duroc, với tổng số là 342 con. Trong đó, nọc 42 con,
nái 300 con với mục đích là làm phong phú nguồn gen.
Năm 1992, xí nghiệp trực thuộc Sở Nông Nghiệp Nông Thôn TP. HCM.
Năm 1997 đến nay, xí nghiệp trực thuộc tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn.
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp
Quản lý và bảo tồn các nguồn gen giống hiện có, tiếp nhận nguồn giống
cao sản của các nước tiên tiến, nâng cao chất lượng đàn giống bằng các biện pháp
kỹ thuật, tổ chức khoa học và hiệu quả quá trình sản xuất con giống.
Cung cấp heo đực hậu bị, nái hậu bị thuần và lai cho các hộ gia đình, các cơ
sở chăn nuôi lớn và vừa.
Cung cấp tinh cho thị trường chăn nuôi.

3


2.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Xí nghiệp được sự quản lý thống nhất, đứng đầu là Giám Đốc, kế đến là Phó
giám đốc, và các bộ phận chức năng chuyên biệt đảm nhận những công việc khác
nhau. Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp được trình bày qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp heo giống cấp I
2.1.5 Cơ cấu đàn
Tổng đàn của xí nghiệp tính đến ngày 20/06/2011 là 3539 con, trong đó:
Đàn sinh sản


Nái khô: 30 con

Đực làm việc: 54

Heo con theo mẹ: 658 con

Heo đực thí tình: 2 con

Heo con cai sữa: 752 con

Heo nái sinh sản: 400 con

Đàn hậu bị: 2333 con

Nái bầu: 291 con

Đực hậu bị: 1238 con

Nái nuôi con: 79 con

Cái hậu bị: 1095 con

Tổng đàn: 3539 con (không tính heo con theo mẹ)
(Phòng kỹ thuật Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I, 2011)
2.1.6 Chuồng trại
Hệ thống chuồng được phân thành nhiều khu vực và đặt tên theo thứ tự A, B,
C, giữa các chuồng có trồng xen các hàng cây như: Dừa, Mít, Bàng… giúp tạo bóng
mát, điều hòa khí hậu chuồng nuôi. Xí nghiệp có 7 khu chuồng chính được phân
theo từng loại heo ở các giai đoạn nuôi khác nhau. Chuồng nái khô và nái chửa,


4


chuồng nái hậu bị, chuồng heo nái nuôi con, chuồng heo cai sữa đến 60 ngày tuổi,
chuồng heo 60 - 90 ngày, chuồng heo đực và cái hậu bị, chuồng nuôi heo đực giống.
Chuồng trại khảo sát (chuồng heo nái nuôi con)
Gồm 5 chuồng: K, L, M, N, O. Các chuồng đều có kiểu hở, mái đôi, lợp
bằng tôn fibrociment. Riêng chuồng K được thiết kế kiểu nửa kín nửa hở. Mỗi ô đều
có hệ thống phun sương, quạt đẩy đầu dãy và quạt hút gió cuối dãy để điều hòa khí
hậu khi trời nóng và màng che chắn khi trời lạnh. Mỗi ô đều có hố sát trùng đầu
chuồng, gần cửa ra vào.
Mỗi chuồng gồm hai dãy song song, mỗi dãy có 20 ô được thiết kế theo kiểu
chuồng củi song sắt, kích thước mỗi ô là 2,2 m x 1,87 m, phần chuồng bên trái là 0,80
m bên phải là 0,60 m. Máng ăn heo mẹ bằng inox, sử dụng núm uống tự động. Trong
mỗi ô chuồng có bóng đèn tròn để sưởi ấm, ổ úm và khay tròn tập ăn cho heo con.

Hình 2.1 Chuồng heo nái nuôi con
2.1.7 Chăm sóc, quản lý và nuôi dưỡng
2.1.7.1 Nái đẻ và nuôi con
Khi nái sinh luôn có công nhân trực, theo dõi kịp thời để giúp nái trong
những ca đẻ khó, sốt. Sau khi đẻ được theo dõi nhiệt độ liên tục trong vòng 3 ngày
để biết được nhiệt độ cơ thể, can thiệp kịp thời khi bị sốt có thể do nái bị hội chứng
viêm vú, viêm tử cung, mất sữa thì tiêm oxytocin, Genta – amox, truyền sinh lý

5


ngọt cho nái, không cho ăn nửa ngày, sau đó cho ăn rất ít rồi từ từ tăng lượng thức
ăn lên. Mỗi ngày cho ăn 5 lần: sáng 2 lần, chiều 2 lần, tối 1 lần bằng thức ăn hỗn
hợp số 10B với lượng tăng dần theo số ngày sau khi sinh, ngày sinh nhịn đói, ngày

hôm sau ăn 1,5 kg sau đó mỗi ngày tăng 0,5 kg cho đến khoảng tối đa 5,6 kg.
Heo nái không được tắm trong suốt thời gian nuôi con để tránh heo con bị
ướt, lạnh dễ dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy.
2.1.7.2 Heo con theo mẹ
Heo con sau khi sinh được làm ấm bằng bột Mistran, bật đèn sưởi ấm cho
heo con, cho heo bú sữa đầu càng sớm càng tốt, ngày sau đó lần lượt đếm số vú, cắt
răng, cắt đuôi, cân trọng lượng heo con, bấm số tai heo, sát trùng bằng cồn iod. Loại
bỏ những heo con bị dị tật, yếu, có trọng lượng nhỏ hơn 0,8kg.
Tiêm Fe-dexan 2ml cho heo con lúc 3 ngày tuổi.
Tập ăn cho heo con lúc 7 ngày tuổi.
Tiêm ADE và Fe-Dexan lần hai lúc 10 ngày tuổi. Tuyệt đối không tắm heo
con. Nếu heo con bị tiêu chảy sử dụng kháng sinh như tiamulin, marcrosone,
enrofloxacin và truyền glucose, chất điện giải để trợ lực. Heo con bị còi cũng được
hỗ trợ bằng cách tiêm glucose và chất điện giải vào xoang bụng.
2.1.7.3 Thức ăn
Thức ăn hỗn hợp được xí nghiệp tự tổ hợp và mua thêm từ các công ty thức
ăn gia súc như: Proconco, An Phú…
Các loại thức ăn dành cho các loại heo như sau:
Heo tập ăn từ 7 – 15 ngày tuổi: cho ăn cám Vitalac (Proconco).
Heo con từ 15 – 30 ngày tuổi: cho ăn cám số 1505 (Proconco).
Heo từ khi cai sữa đến 60 ngày tuổi: cho ăn cám Delice B (Proconco).
Heo đực và heo cái hậu bị: cho ăn cám số 8 (An Phú).
Heo nái nuôi con: cho ăn cám số 10B (An Phú).
Heo nái khô, chửa: cho ăn cám 10A (An Phú).
Heo giống số: cho ăn cám 1806 (Proconco).

6


Giá trị dinh dưỡng và định mức ăn hàng ngày của các loại heo được trình bày chi

tiết ở phần phụ lục.
2.1.8 Qui trình vệ sinh thú y
2.1.8.1 Vệ sinh thức ăn
Thức ăn được bảo quản trong kho tránh ẩm ướt, hạn chế nấm mốc, hư hại,
kho được quét dọn sạch sẽ, cửa ra vào đóng kín không cho chuột, côn trùng vào cắn
phá thức ăn, được kiểm tra kĩ trước khi xuất kho, các máng ăn nước uống cũng
được vệ sinh kĩ trước khi cho ăn.
2.1.8.2 Vệ sinh chuồng trại
Mỗi ngày công nhân quét dọn sạch sẽ khu vực chuồng trại và khu vực xung
quanh. Thường xuyên nhổ cỏ, khai thông cống rãnh tạo sự thông thoáng, hạn chế
mầm bệnh từ những vật mang trùng.
Đầu mỗi dãy chuồng đều có hố sát trùng, thuốc sát trùng sử dụng là Bio-sept,
các xe cơ giới khi vào xí nghiệp đều được bảo vệ phun thuốc sát trùng và chạy qua
hố sát trùng ở cổng xí nghiệp để đảm bảo vệ sinh phòng dịch và hạn chế tối đa các
bệnh từ nơi khác đến. Thuốc sát trùng sử dụng là Bio-sept, Bestaquam-s, Virkon.
Vệ sinh chuồng trống: sau khi heo chuyển đi nơi khác, rửa chuồng, xịt NaOH
5 % để qua 2 ngày, phun thuốc sát trùng, hai ngày sau xịt vôi vào chuồng, để ít nhất
một tuần sau mới được nhận heo mới vào chuồng
2.1.8.3 Vệ sinh công nhân và khách tham quan
Vệ sinh công nhân
Công nhân trong xí nghiệp được mặc quần áo, nón, ủng, bảo hộ lao động
trước khi xuống chuồng và sau khi rời khỏi chuồng phải tắm rửa sạch sẽ. Công nhân
không được mặc quần áo ở ngoài vào khu vực chăn nuôi và ngược lại. Chỉ được di
chuyển trong khu vực mình phụ trách.
Các công nhân mới vào làm hay sinh viên vào thực tập phải được cách ly 3
ngày trước khi xuống khu vực chăn nuôi.
Vệ sinh khách tham quan

7



Khách tham quan trước khi vào khu vực chăn nuôi được vệ sinh thân thể và
thay quần áo của xí nghiệp, đi ủng bảo hộ và đi lên hố sát trùng khi đi xuống các
dãy chuồng dưới sự hướng dẫn của các kĩ thuật viên hay công nhân của xí nghiệp,
tuân thủ theo các qui định của xí nghiệp.
2.1.8.4 Qui trình tiêm phòng
Các qui trình tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm cho heo tại xí nghiệp
được trình bày ở Bảng 2.1
Bảng 2.1 Qui trình tiêm phòng cho các loại heo của xí nghiệp
Loại
vaccine

Đực giống

Dich tả

2 lần/năm

FMD

2 lần/năm

Giả dại

2 lần/năm

Mycoplasma

------


E.coli

------

Nái sinh sản

Heo con

6 tuần trước

3 tuần và 7

khi sinh

tuần tuổi

5 tuần trước
khi sinh
4 tuần trước
khi sinh
-----3 tuần trước
khi sinh

8 tuần tuổi

Heo hậu bị
26 tuần tuổi
12 tuần và
28 tuần tuổi


------

------

2 tuần tuổi

------

------

32 tuần tuổi

(Nguồn: Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I, 2011)
2.2 MỘT SỐ CHỨNG/BỆNH TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH
2.2.1 Viêm tử cung trên nái
Theo Lê Minh Chí và Nguyễn Như Pho, (1995) cho rằng heo nái bị viêm tử cung
khi có chảy dịch, mủ từ đường sinh dục (âm môn) là dấu hiệu thường thấy khi heo nái bị
viêm tử cung sau khi sinh thường kéo dài 3 – 7 ngày sau khi sinh. Tùy thuộc vào mức độ
của quá trình viêm mà dịch chảy ra có thể lẫn chất nhầy hay mủ. Viêm tử cung thường
xuất hiện trên nái sau khi sinh. Khi viêm tử cung sẽ tổn thương lớp niêm mạc. Từ đó, gây
ảnh hưởng sự phân tiết PGF2α làm xáo trộn chu kì động dục, làm tăng tình trạng chậm

8


sinh và vô sinh. Những tổn thương đường sinh dục nái sau khi sinh. Khi có dịch tiết và
dịch lẫn mủ, chính là biểu hiện của viêm (Nguyễn Văn Thành, 2002).
2.2.1.1 Nguyên nhân gây viêm tử cung
Do vi sinh vật
Theo Nguyễn Văn Thành (2002) và Võ Thị Minh Châu (2004), vi sinh vật

trong dịch viêm tử cung heo chủ yếu là streptococci, E.coli, staphylococci.
Theo Aberes (1973), ngoài các vi khuẩn kể trên còn có hiện diện cả
Mycoplasma (trích dẫn bởi Nguyễn Hồng Nhiên, 2003).
Tóm lại, đa số các tác giả cho rằng hội chứng M.M.A không phải do nguyên nhân
của bệnh truyền nhiễm. Những vi sinh vật phân lập được đều là vi sinh vật cơ hội, có sẵn
trong môi trường xung quanh, chuồng trại, nước tiểu, phân... Sau khi sinh, nái thường
mệt, giảm sức đề kháng, cổ tử cung mở, niêm mạc tử cung bị tổn thương, là điều kiện tốt
cho chúng xâm nhập vào bộ phận sinh dục gây viêm nếu chuồng trại kém vệ sinh.
Do quản lý chăm sóc
Theo Võ Văn Ninh (2007), trong thời gian mang thai tránh để cho nái dư
thừa dưỡng chất dẫn đến nái mập, nái mập thì thường lười rặn, đẻ chậm, dễ gây tình
trạng ngộp thai, chết thai khi hạ thai và sau khi đẻ mắc hội chứng M.M.A.
Theo Frienes (1970), những yếu tố liên quan đến chăm sóc quản lý như môi
trường, stress, dinh dưỡng sẽ làm giảm sức đề kháng, heo dễ mắc bệnh hơn (trích
dẫn bởi Đặng Đào Thùy Dương, 2006). Theo Đặng Đắc Thiệu (1978), điều kiện
môi trường thay đổi đột ngột (thời tiết, môi trường quá nóng hay quá lạnh), nếu nái
thiếu vận động hoặc bị stress do nhốt chung quá đông, vệ sinh kém trong thời gian
mang thai có thể dẫn đến hội chứng M.M.A (trích dẫn bởi Lê Kuy Ba, 2006).
Do dinh dưỡng
Comette (1950) cho rằng hội chứng M.M.A xảy ra là thiếu ăn nên khả năng
chống bệnh giảm, vi trùng lan tràn từ bộ máy tiêu hóa đến bộ máy sinh dục (trích
dẫn bởi Nguyễn Như Pho, 2000).

9


Schenk Kolb (1962) cho rằng nếu thiếu vitamin A sẽ gây sừng hóa niêm mạc
tử cung, làm giảm sức đề kháng niêm mạc tử cung, gây viêm tử cung. Summer và
Ringarb (1960) cho rằng khẩu phần dư đạm, heo nái mập trước và trong kỳ mang
thai dễ gây nên hội chứng M.M.A (trích dẫn bởi Nguyễn Như Pho, 1995).

Nước uống có tầm quan trọng bậc nhất đối với nái trong giai đoạn mang thai
và giai đoạn tiết sữa nuôi con. Theo Trần Thị Dân (2003), ít uống nước làm cho nái
phải dự trữ nước của cơ thể bằng cách hấp thu nước từ dịch chất trong lòng ruột, do
đó heo nái có thể bị bón là nguyên nhân gây hội chứng M.M.A.
Do tuổi và tình trạng sức khỏe
Theo Nguyễn Văn Thành (2002), ở lứa đẻ lần đầu, nái hậu bị có khung xương
chậu chưa phát triển hoàn chỉnh sẽ dẫn đến tình trạng đẻ khó và tổn thương nặng trên
niêm mạc đường sinh dục. Trên heo nái già thường có sự giảm sút sức đề kháng, rặn đẻ
kém làm ứ đọng sản dịch trong đường sinh dục tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập
và phát triển. Những heo nái có thể trạng kém, mắc một số bệnh trong thời kỳ mang
thai và sau khi sinh sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh (Đặng Đào Thùy Dương, 2006).
Do rối loạn sinh lý nội tiết tố
Tuyến yên và tuyến giáp trạng giữ vai trò quan trọng trong sự sản xuất sữa.
Theo Đặng Đắc Thiệu (1978) và Nguyễn Như Pho (1985), Martin và cộng tác viên
(1967), nhận thấy những heo nái mắc hội chứng M.M.A thường có buồng trứng nhỏ,
tuyến giáp teo lại, tuyến thượng thận lớn lên, các mô trong tuyến thượng thận và
tuyến yên thoái hóa, do đó các tác giả đã kết luận rằng: sự mất cân bằng về sản xuất
kích thích tố có thể giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên trạng thái bệnh viêm tử
cung trong hội chứng M.M.A (trích dẫn bởi Diệp Tố Khương, 2002).
Do sinh đẻ không bình thường
Heo nái đẻ khó do thai quá lớn, vị trí bào thai không bình thường, cấu tạo xương chậu
hẹp, heo nái mập mỡ, heo rặn nhiều, tự gây tổn thương trên đường sinh dục. Nái biếng rặn
hoặc rặn yếu, thời gian đẻ kéo dài, tổn thương bộ phận sinh dục do can thiệp bằng tay của
người đỡ đẻ không đúng… tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển (Nguyễn Văn Út, 2007).

10


Ensor (1957), Brooksbank (1958), Victor (1960) và Tharp (1970) đều đồng ý
cho rằng sót nhau sẽ đưa đến chứng tắt sữa, nhiễm trùng và viêm tử cung. Dù một

miếng nhau nhỏ hay bào thai sót lại trong tử cung đều đưa đến chứng viêm tử cung.
Nhau và thai bị sót sẽ bị thối rữa trong tử cung từ 24 – 48 giờ là môi trường tốt cho
vi sinh vật phát triển và gây viêm tử (trích dẫn bởi Nguyễn Như Pho, 2000).
2.2.1.2 Phân loại các dạng viêm tử cung
Viêm dạng nhờn
Viêm nhờn là thể viêm nhẹ thường xuất hiện từ 1 – 3 ngày sau khi sinh. Ở dạng
này niêm mạc tử cung bị tổn thương nhẹ, tử cung tiết nhiều dịch nhờn trong hoặc đục,
lợn cợn có mùi tanh, sau vài ngày dịch tiết giảm dần, đặc lại. Heo nái không sốt hay sốt
nhẹ, nái vẫn cho con bú bình thường. Thể viêm này ít ảnh hưởng đến sức khỏe của heo
nái cũng như sự phát triển của đàn heo con (Nguyễn Như Pho, 2002).
Viêm dạng mủ
Dạng viêm mủ là thể viêm nặng, số lượng vi sinh vật nhiễm vào tử cung nhiều
hoặc do viêm tử cung dạng nhờn kế phát. Heo nái thường sốt 40 – 41 0C, nái tăng hô
hấp, kém ăn và thường nằm nhiều. Lúc đầu dịch viêm lỏng, trắng đục sau chuyển
sang nhầy đặc, lợn cợn, có màu vàng, xanh đặc, có khi có lẫn máu, mùi rất hôi tanh,
viêm thường kéo dài 3 – 4 ngày và có thể đến 7 ngày. Sau đó xuất hiện mủ đặc, dính
mép âm hộ. Nếu không can thiệp kịp thời nó sẽ chuyển sang dạng viêm rất nặng, dẫn
đến viêm vú và mất sữa. Do sức khỏe heo nái giảm thấp, vi trùng vào máu đến tuyến
vú gây viêm toàn bộ các bầu vú hoặc gây nhiễm trùng máu (Nguyễn Văn Thành,
2002). Theo Smith và ctv (1995), dạng viêm có mủ do các vi trùng sinh mủ tấn công
mạnh vào tử cung. Kết quả khảo sát cho thấy staphylococci, Diplococcus, E.coli,
streptococci là các vi khuẩn chính gây bệnh (trích dẫn bởi Nguyễn Như Pho, 2002).
Viêm mủ lẫn máu
Theo Nguyễn Văn Thành (2002), dạng viêm mủ lẫn máu là viêm niêm mạc tử
cung có màng giả và thể viêm nặng, niêm mạc tử cung bị hoại tử, vết thương ăn sâu vào
cổ tử cung. Nái sốt ở 40 – 41 0C, không ăn kéo dài, sản lượng sữa giảm hay mất hẳn,

11



tăng tần số hô hấp, khát nước, mệt mỏi, hay nằm, kém phản ứng với tác động bên ngoài,
đôi khi đè cả con. Nái có thể chết do nhiễm trùng máu, dịch viêm có mùi rất tanh. Thành
tử cung viêm nặng dễ rách, các tiết vật và chất tiết có màu xám đen lẫn máu hay tế bào.
2.2.1.3 Tác hại của viêm tử cung
Trên heo mẹ
Nái suy yếu, giảm sức đề kháng, giảm sản lượng sữa, ít cho con bú và hay đè
con. Những nái bị viêm có tổ chức tế bào tử cung thay đổi, dẫn đến giảm khả năng
sinh sản của nái ở các lứa đẻ tiếp theo. Nái khó đậu thai, thai dễ bị hư, khả năng
nuôi con cũng không bình thường.
Khi viêm thì các tế bào niêm mạc tử cung bị thay đổi, làm ảnh hưởng đến sự
phân tiết prostagladin ở tử cung, làm giảm sự phân tiết prostagladin dẫn đến tồn thể
vàng sau khi sinh gây chậm lên giống sau cai sữa.
Mặt khác viêm tử cung còn làm cho niêm mạc tử cung bị biến đổi về mặt mô học, xơ
hóa, điều này làm hạn chế sự định vị của thai, do đó làm giảm năng suất sinh sản của heo ở
các lứa sau. Nếu quá trình viêm kéo dài, sự xơ hóa xảy ra trên một diện tích lớn, viêm có thể
lây lên phía trên gây viêm dính và xơ hóa ống dẫn trứng là nguyên nhân gây vô sinh.
Trên heo con
Nái bị viêm vú làm giảm sản lượng sữa nên heo con đói, khát, còi cọc, giảm tăng
trọng. Heo con liếm phải sản dịch viêm của mẹ gây ra tiêu chảy, nếu nặng có thể gây chết.
2.2.1.4 Biện pháp phòng và điều trị viêm tử cung
Phòng ngừa
Điều trị viêm bàng quang trước khi sinh bằng kháng sinh nhóm quinolones
(norfloxacin, enrofloxacin): 100 mg/kg thức ăn, cho ăn liên tục 7 ngày (đối với nái
có nước tiểu đục).
Vệ sinh chuồng trại và thân thể nái tốt, tạo điều kiện môi trường sống phù
hợp cho nái trong giai đoạn mang thai và sinh đẻ. Đồng thời tăng sức đề kháng cho
nái bằng cách bổ sung vitamin A, E, C, muối khoáng, chất xơ cùng với chế độ ăn
uống hợp lý sẽ giảm thiểu được viêm tử cung.

12



Nguyễn Như Pho và cộng tác viên (1991), đã khuyến cáo việc sử dụng chất xơ
9 % trong khẩu phần heo nái mang thai trong giai đoạn 84 – 114 ngày của thai kỳ sẽ
giảm được hội chứng M.M.A. Trên heo nái do chất xơ có vai trò như chất độn làm
cho heo có cảm giác no. Đồng thời, chất xơ còn làm tăng nhu động ruột, giảm táo
bón. Ensoe (1957), Broods Bank (1958), Fith (1960) đã cho rằng chứng táo bón là
nguyên nhân chính gây ra hội chứng M.M.A (trích dẫn bởi Diệp Tố Khương, 2002).
Lê Minh Chí và Nguyễn Như Pho (1995) báo cáo sử dụng tetracycline hay phối hợp
tetracycline và streptomycin chích cho nái một lần trước khi sinh có tác dụng ngừa bệnh.
Điều trị
Việc điều trị phải tiến hành càng nhanh càng tốt khi nái có dấu hiệu sốt cao và tiết
dịch viêm. Bệnh được điều trị kịp thời sẽ mau khỏi và ít ảnh hưởng đến khả năng sinh
sản của nái. Sự chậm trễ trong việc điều trị sẽ dẫn đến kéo dài thời gian điều trị, tử cung
bị tổn thương nặng, độc tố vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng máu và nái có thể chết.
Thụt rửa tử cung cho nái viêm bằng các dung dịch thụt rửa phù hợp để loại bỏ bớt
dịch viêm ra ngoài. Nhưng phương pháp thụt rửa tử cung thường có thể gây di chứng tắc
vòi trứng, viêm tắc cổ tử cung không thể thụ tinh trong các lần động dục kế tiếp.
Biện pháp tốt hơn, sử dụng oxytocin tiêm, kích thích co bóp tử cung tống dịch hậu
sản vừa kích thích tiết sữa, sau đó 1 – 2 giờ lại bơm dung dịch kháng sinh thích hợp vào bộ
phận sinh dục nái (Võ Văn Ninh, 2007). Sử dụng kháng sinh phổ rộng như enrofloxacin,
norfloxacin, nhóm tetracycline, hỗn hợp penicillin và streptomycin tiêm cho nái.
Nái sốt cao, hạ sốt cho nái bằng thuốc hạ sốt và cấp vitamin C, truyền dịch
để tăng cường sức đề kháng cho nái. Cho nái uống nước đầy đủ, đồ ăn nên ngon
miệng và dễ tiêu (Nguyễn Như Pho, 2000).
2.2.2 Viêm vú trên nái
Viêm vú thường ít gặp hơn viêm tử cung, tuy nhiên viêm vú xảy ra ở cấp độ nào
cũng đều ảnh hưởng đến sự tiết sữa và dạng viêm thường gặp nhất là viêm có mủ. Viêm
vú có thể xảy ra ở một hoặc vài vú hoặc cả bầu vú bị viêm sưng cứng, màu đỏ bầm, khi
ấn vào còn để lại vết, vú không tiết sữa, sữa bị lợn cợn hoặc có lẫn máu. Nếu chữa trị

không kịp thời, vú bị teo lại, mất sữa, đôi khi còn xơ hoá, mất khả năng cho sữa.

13


×