Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỬ NGHIỆM THỨC ĂN KẾT HỢP CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI HEO NÁI MANG THAI VÀ NUÔI CON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.05 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỬ NGHIỆM THỨC ĂN KẾT HỢP CHƯƠNG TRÌNH
QUẢN LÝ DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI HEO NÁI MANG THAI
VÀ NUÔI CON

Sinh viên thực hiện: PHẠM VĂN TÌNH
Lớp

: DH07TA

Ngành

: Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi

Niên khóa

: 2007 – 2011

Tháng 08/ 2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************


PHẠM VĂN TÌNH

THỬ NGHIỆM THỨC ĂN KẾT HỢP CHƯƠNG TRÌNH
QUẢN LÝ DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI HEO NÁI MANG THAI
VÀ NUÔI CON
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kĩ sư chăn nuôi chuyên ngành
sản xuất thức ăn chăn nuôi
Giáo viên hướng dẫn
ThS. BÙI THỊ TRÀ MI
KS. LƯU QUỐC TUẤN

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: Phạm Văn Tình.
Tên luận văn: “Thử nghiệm thức ăn kết hợp với chương trình quản lý
dinh dưỡng đối với heo nái mang thai và nuôi con”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y
ngày…………………..

Giáo viên hướng dẫn

ThS. BÙI THỊ TRÀ MI

ii



LỜI CẢM TẠ
 Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm khoa cùng quý Thầy Cô khoa Chăn Nuôi - Thú Y. Đã tận
tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian
học ở trường.
 Kính dâng lòng biết ơn đến:
Cha mẹ, anh chị em trong gia đình những người đã hy sinh thật nhiều cho
con để con có ngày hôm nay.
 Xin chân thành biết ơn:
Th.S Bùi Thị Trà Mi, KS. Lưu Quốc Tuấn và TS. Võ Thị Tuyết đã tận tình
giảng dạy, giúp đỡ tôi trong thời gian tôi làm luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cám ơn công ty Vitalac, công ty Toàn Mỹ Phú, trại heo giống
cao sản Kim Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Chân thành cám ơn các anh chị, cô chú đang làm việc tại trại heo giống cao
sản Kim Long đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực tập tại trại.
 Xin gửi lòng cám ơn đến:
Các bạn bè thân yêu lớp Thức ăn 33 đã cùng tôi chia sẻ những vui buồn
trong những năm học tập tại trường và đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn
thành tốt khóa luận.

Chân thành cám ơn!
Phạm Văn Tình

iii



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Thử nghiệm thức ăn kết hợp với chương trình quản lý
dinh dưỡng đối với heo nái mang thai và nuôi con”. Được thực hiện tại trại heo
giống cao sản Kim Long, ấp Bàu Bàng, tổ 7, xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình
Dương trong thời gian từ ngày 04/01/2011 đến ngày 07/05/2011.
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu cải thiện năng suất sinh sản của heo nái
bằng biện pháp kiểm soát dinh dưỡng giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con.
Thí nghiệm được tiến hành trên 52 con heo nái mang thai 40 ngày, được chia
làm hai lô, mỗi lô 26 con.
 Lô I (đối chứng) sử dụng thức ăn và chương trình quản lý dinh dưỡng hiện có của
trại.
 Lô II (thí nghiệm) sử dụng thức ăn và chương trình quản lý dinh dưỡng do công
ty Vitalac đề xuất.
Kết quả ghi nhận được từ thí nghiệm:
- Số heo con sơ sinh/ổ của lô thí nghiệm (12,90 ± 2,59) lớn hơn lô đối chứng (10,88
± 2,89).
- Số heo con sơ sinh còn sống/ ổ của lô thí nghiệm (11,15 ± 2,43) lớn hơn lô đối
chứng (9,79 ± 3,13).
- Trọng lượng cai sữa bình quân/ ổ ở lô thí nghiệm lớn hơn lô đối chứng 9,53 kg/ ổ.
- Thời gian lên giống lại của lô thí nghiệm (3,65 ± 1,57) ngắn hơn lô đối chứng
(7,15 ± 3,67).
- Tỷ lệ ngày heo con tiêu chảy và bị bệnh của lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng.
- Lô thí nghiệm lãng phí thức ăn ít hơn lô đối chứng.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ................................................................................................................... i

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn .......................................................................... ii
Lời cảm tạ................................................................................................................ iii
Tóm tắt khóa luận.................................................................................................... iv
Mục lục......................................................................................................................v
Danh sách các bảng ............................................................................................... viii
Danh sách các biểu đồ ............................................................................................. ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ...........................................................................................2
1.2.1 Mục đích ......................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 Giới thiệu về trại heo giống cao sản Kim Long ..................................................3
2.1.1 Vị trí địa lý ...................................................................................................3
2.1.2 Lịch sử hình thành .......................................................................................3
2.1.3 Chức năng của trại .......................................................................................3
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của trại ................................................................................4
2.1.5 Cơ cấu đàn ...................................................................................................4
2.2 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng đàn heo ở trại ..............................................6
2.2.1 Chuồng trại...................................................................................................6
2.2.2 Thức ăn ........................................................................................................8
2.2.3 Quy trình chăm sóc heo con theo mẹ ...........................................................8
2.2.4 Nước uống ....................................................................................................8
2.2.5 Quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh cho heo ..........................................9
2.2.5.1 Vệ sinh chuồng trại ...................................................................................9

v


2.2.5.2 Vệ sinh công nhân và khách tham quan ...................................................9

2.2.5.3 Quy trình tiêm phòng cho heo ................................................................10
2.3 Đặc điểm sinh lý và dinh dưỡng heo nái...........................................................11
2.3.1 Đặc điểm sinh lý và dinh dưỡng heo nái giai đoạn mang thai ...................11
2.3.2 Đặc điểm sinh lý và dinh dưỡng heo nái nuôi con ....................................13
2.3.3 Tầm quan trọng của lượng thức ăn ăn vào đối với heo nái .......................15
2.3.4 Ảnh hưởng của số lần cho ăn trong ngày ..................................................15
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...............................17
3.1 Thời gian và địa điểm........................................................................................17
3.1.1 Thời gian ....................................................................................................17
3.1.2 Địa điểm .....................................................................................................17
3.2 Đối tượng thí nghiệm ........................................................................................17
3.3 Nội dung nghiên cứu .........................................................................................17
3.4 Bố trí thí nghiệm ...............................................................................................17
3.4.1 Quy trình chăm sóc heo nái mang thai và heo nái đẻ ................................18
3.4.2 Chương trình quản lý dinh dưỡng .............................................................19
3.4.2.1 Chương trình quản lý dinh dưỡng trong giai đoạn heo nái mang thai ....19
3.4.2.2 Chương trình quản lý dinh dưỡng trong giai đoạn heo nái nuôi con ......22
3.4.2.3 Chương trình quản lý dinh dưỡng cho heo nái sau khi cai sữa ..............23
3.4.3 Thành phần thức ăn sử dụng trong thí nghiệm ..........................................24
3.5 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................24
3.5.1 Số heo con sơ sinh/ổ ..................................................................................24
3.5.2 Số heo con còn sống/ổ và tỷ lệ heo con sơ sinh còn sống/ổ ......................24
3.5.3 Trọng lượng bình quân của heo con sơ sinh ..............................................25
3.5.4 Trọng lượng bình quân của heo con lúc 7 ngày tuổi .................................25
3.5.5 Trọng lượng bình quân của heo con lúc 14 ngày tuổi ...............................25
3.5.6 Trọng lượng cai sữa bình quân ..................................................................25
3.5.7 Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân ..............................................................25
3.5.8 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................25

vi



3.5.9 Tỷ lệ chết của heo con ...............................................................................25
3.5.10 Thời gian lên giống lại .............................................................................26
3.5.11 Hiệu quả kinh tế .......................................................................................26
3.6 Xữ lý số liệu ......................................................................................................26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................27
4.1 Số heo con sơ sinh, số heo con sơ sinh còn sống và tỷ lệ heo con sơ sinh
còn sống ..............................................................................................................27
4.1.1 Số heo con sơ sinh .....................................................................................27
4.1.2 Số heo con sơ sinh còn sống ......................................................................28
4.1.3 Tỷ lệ heo con còn sống ..............................................................................28
4.1.4 Số heo con cai sữa......................................................................................28
4.2 Trọng lượng của heo con trong giai đoạn theo mẹ .......................................29
4.2.1 Trọng lượng sơ sinh ...................................................................................29
4.2.2 Trọng lượng 7 ngày tuổi ............................................................................30
4.2.3 Trọng lượng 14 ngày tuổi ..........................................................................30
4.3 Trọng lượng cai sữa bình quân .....................................................................30
4.3.1 Trọng lượng cai sữa ở 21 ngày tuổi ...........................................................30
4.3.2 Trọng lượng cai sữa thực tế .......................................................................31
4.3.3 Trọng lượng cai sữa toàn ổ thực tế ............................................................31
4.4 Lượng thức ăn tiêu thụ trong quá trình thí nghiệm .......................................32
4.5 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy, bị bệnh chết và tỷ lệ loại thải heo nái ..................33
4.6 Thời gian lên giống lại ..................................................................................34
4.7 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................36
4.8 Tồn tại của đề tài ...........................................................................................36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................37
5.1 Kết luận .........................................................................................................37
5.2 Đề nghị ..........................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................38

PHỤ LỤC ................................................................................................................40

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn sử dụng ở trại ........................ 8
Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng vaccine cho heo nái và heo nọc làm việc .......... 10
Bảng 2.3 Quy trình tiêm phòng vaccine cho heo con theo mẹ, cai sữa và heo hậu
bị…… .................................................................................................................. 11
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 21
Bảng 3.2 Loại thức ăn và lượng thức ăn của lô đối chứng .................................. 21
Bảng 3.3 Quy định mức ăn của nái dựa vào độ dày mỡ lưng .............................. 21
Bảng 3.4 Loại thức ăn và lượng thức ăn của lô thí nghiệm ................................. 21
Bảng 3.5 Thành phần thức ăn dùng trong thí nghiệm.......................................... 24
Bảng 4.1 Số heo con sơ sinh, số heo con sơ sinh còn sống và tỷ lệ heo con sơ
sinh còn sống ........................................................................................................ 27
Bảng 4.2 Trọng lượng heo con sơ sinh, 7 ngày, 14 ngày..................................... 29
Bảng 4.3 Trọng lượng cai sữa cuả heo con .......................................................... 31
Bảng 4.4 Lượng thức ăn sử dụng trong thí nghiệm ............................................. 32
Bảng 4.5 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ....................................................................... 33
Bảng 4.6 Tỷ lệ heo con bị bệnh chết .................................................................... 34
Bảng 4.7 Thời gian lên giống lại ..........................................................................35
Bảng 4.8 Lượng thức ăn tiêu tốn trong thí nghiệm và trọng lượng heo con cai
sữa bình quân/ ổ .................................................................................................. 36

viii



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Trang
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức trại heo Kim Long ........................................................ 4
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ trai heo ......................................................................................... 5
Hình 2.1 Chuồng nuôi heo nái khô, nái chửa......................................................... 7
Hình 3.2 Dụng cụ và cách đo độ dày mỡ lưng heo nái ........................................ 20
Hình 3.3 Chương trình cho ăn dành cho nái nuôi con ......................................... 23

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cùng với quá trình phát triển chung của xã hội, ngành nông nghiệp nước ta
đã từng bước khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế của đất nước
và khu vực, đặc biệt là ngành chăn nuôi. Chúng ta đã và đang ứng dụng những
thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất, ngày càng hoàn thiện nhằm
thực hiện nhiệm vụ sản xuất thực phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đất
nước, góp phần cải thiện kinh tế cho nhà chăn nuôi, giải quyết lao động ở địa
phương.
Trong lĩnh vực chăn nuôi nói chung, cũng như ngành chăn nuôi heo nói
riêng, làm sao cho heo khỏe mạnh, tăng trọng nhanh, tăng số heo con còn sống sau
cai sữa, tăng trọng lượng heo con cai sữa, giảm tiêu tốn thức ăn… đem lại hiệu quả
kinh tế cao là vấn đề quan tâm của nhà chăn nuôi.
Để thực hiện được điều này, ngoài những vấn đề công tác giống, thú y… thì
dinh dưỡng và chương trình quản lý dinh dưỡng cũng là một vấn đề quan trọng. Vì
lý do đó, nhà chăn nuôi luôn tìm những khẩu phần thức ăn đủ dưỡng chất đáp ứng
được nhu cầu về dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của heo. Ngoài ra các
nhà chăn nuôi còn chú trọng đến việc quản lý dinh dưỡng đối với heo, đặc biệt là

trên heo nái mang thai và heo nái nuôi con, nhằm tăng số lượng heo con cai sữa,
tăng trọng lượng bình quân khi cai sữa, làm giảm vấn đề về dịch tễ sau cai sữa.
Từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, sự phân công của Bộ Môn Di Truyền
Giống Động Vật và dưới sự hướng dẫn của ThS. Bùi Thị Trà Mi, cùng sự hỗ trợ của
trại heo giống cao sản Kim Long, công ty Vitalac, công ty Toàn Mỹ Phú, chúng tôi

1


tiến hành đề tài “Thử nghiệm thức ăn kết hợp với chương trình quản lý dinh
dưỡng đối với heo nái mang thai và heo nái nuôi con”.
1.2 Mục đích và yêu cầu.
1.2.1 Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn và chương trình quản lý dinh dưỡng do
công ty Vitalac đề xuất trong khẩu phần heo nái mang thai 40 ngày đến giai đoạn
nuôi con, với các mục tiêu chủ yếu sau:
+ Tăng số lượng heo con cai sữa.
+ Tăng trọng lượng bình quân khi cai sữa.
+ Rút ngắn thời gian lên giống lại sau khi cai sữa của heo nái.
1.2.2 Yêu cầu
Tiến hành thí nghiệm thức ăn và chương trình quản lý dinh dưỡng trên heo
nái mang thai 40 ngày đến giai đoạn nuôi con.
Ghi nhận các số liệu liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản của heo
nái.

2


Chương 2

TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG.
2.1.1. Vị trí địa lý
Trại heo giống cao sản Kim Long thuộc địa phận ấp Bàu Bàng, tổ 7, xã Lai
Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Với tổng diện tích 150.000 m2, trại được
xây dựng trên vùng đất cao, diện tích tương đối bằng phẳng, cách tỉnh lộ DT742
khoảng 20 m thuận lợi cho việc vận chuyển. Tường xây rào bao quanh cao 2,5 m.
Xung quanh dân cư thưa thớt chủ yếu là cao su. Vị trí rất thuận lợi cho việc phát
triển chăn nuôi, ít làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
2.1.2 Lịch sử hình thành
Trại heo giống cao sản Kim Long thuộc công ty TNHH Chăn nuôi và Chế
biến thức ăn gia súc Kim Long. Trại được thành lập ngày 21/01/2001. Năm 2004,
trại mở rộng thêm cơ sở tại xã Vĩnh Tân, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương với
hướng chuyên sản xuất thịt.
2.1.3 Chức năng của trại
Đây là trại heo giống cao sản, con giống được nhập trực tiếp từ các nước có
nền chăn nuôi phát triển như: Bỉ, Canada, Úc, Đan Mạch, Anh…sau đó được chọn
lọc, nhân giống thuần và lai giống để tạo đàn heo giống cao sản cho trại, cung cấp
tinh, con giống đực – cái hậu bị thuần và lai cho các cơ sở chăn nuôi trong và ngoài
tỉnh.

3


2.1.4 Cơ cấu tổ chức của trại

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức trại heo Kim Long
Nhiệm vụ:
- Tổ giống:
+ Nuôi heo đực giống, khai thác và pha tinh.

+ Nuôi heo nái khô và nái mang thai.
- Tổ nái:
+ Nuôi heo nái đẻ và heo con theo mẹ.
-

Tổ thịt:
+ Nuôi heo con từ cai sữa đến 150 ngày tuổi.
+ Nuôi heo đực, cái hậu bị dùng để thay thế đàn.

2.1.5 Cơ cấu đàn: tính đến ngày 30/04/2011
- Tổng đàn: 13586 con.
+ Đực làm việc: 37 con.

+ Heo thịt: 6025 con.

+ Nái sinh sản: 944 con.

+ Heo cai sữa: 3009 con.

+ Heo hậu bị: 1729 con.

+ Heo con theo mẹ: 1843 con.

4


Sơ đồ 2.2 Sơ đồ trang trại.

5



Chú thích:
NC. Chuồng nái chữa, nái khô.

TH. Kho thuốc.

N. Chuồng nọc.

TT. Nhà tập thể.

PPT. Phòng pha tinh.

NT. Nhà tắm.

CC. Cổng chính.

T. Dãy chuồng heo thịt.

H. Hố sát trùng.

NĐ. Dãy chuồng heo nái đẻ.

CL. Dãy cách ly.

CS. Dãy chuồng heo cai sữa.

VP. Văn phòng.

KC. Kho cám


NX. Nhà xe.

MB. Máy bơm và thủy đài.

NA. Nhà ăn.

HP. Hố phân.

KT. Phòng kỹ thuật.

W. Nhà vệ sinh.

BV. Phòng bảo vệ.

CK. Kho cơ khí

NHB. Nái hậu bị chờ phối
2.2 ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG ĐÀN HEO Ở TRẠI
2.2.1 Chuồng trại
Trại được xây theo mô hình khép kín với trang thiết bị hiện đại. Hệ thống
phun sương đặt ở đầu chuồng và quạt hút gió đặt ở cuối chuồng điều hòa nhiệt độ
trung bình từ 26 - 290 C trong chuồng.
Chuồng được xây dựng theo kiểu hai mái cao khoảng 5 - 7 m, lợp bằng tôn
lạnh. Toàn bộ chuồng có bạt che phủ đều hai bên, có thể cuộn lại tùy theo điều kiện
thời tiết. Trại được xây dựng chủ yếu là chuồng sàn, cách mặt đất 1 m, có hệ thống
thoát nước ở giữa, rãnh thoát nước có độ dốc khoảng 600. Các dãy chuồng có lối đi
ở giữa và đánh số thứ tự.
Dãy cá thể: Dành để nuôi heo thí nghiệm và heo hậu bị tập nhảy giá. Đầu
máng mỗi ô có máng ăn bằng inox. Mỗi ô có kích thước khoảng (2 x 1,6 x 0,9 m).
Cả dãy có 126 ô.

Dãy T 13 , T 14, T 15, T 16, là các dãy để nuôi heo thịt và heo hậu bị dạng chuồng
nuôi nhóm. Giữa các vách ngăn có bồn thức ăn tự động (2 ô/1 bồn). Mỗi dãy có 22
ô, mỗi ô có kích thước (9 x 7 x 0,8 m).

6


Dãy CS 1 , CS 2 , CS 3 , CS 4 , CS 5 , mỗi dãy có 32 ô, mỗi ô đều có máng ăn tự
động (1 ô/1 bồn), kích thước mỗi ô là (4 x 2 x 0,5 m).
Dãy cách ly nằm riêng lẻ, dành nuôi heo nọc đã tập nhảy giá chờ bán, đầu
mỗi ô có máng ăn bằng inox. Mỗi ô có kích thước khoảng (2 x 1,6 x 0,9 m). Cả dãy
có 40 ô.
Các ô chuồng nái đẻ chia làm ba ngăn, lồng ở giữa rộng 80 cm dành cho heo
mẹ và hai bên dành cho heo con rộng 60 cm, lồng cao 20 cm, dài 2,2 m. Mỗi ô
chuồng được ngăn cách bằng ván nhựa, lồng dành cho mẹ làm bằng ống sắt hàn với
nhau chắc chắn, máng dính vào lồng. Mỗi ô chuồng có hai vòi nước, một dành cho
heo con, một dành cho heo mẹ. Sàn dành cho heo con được lắp bằng nhựa cứng có
thể lấy ra dễ dàng, thuận lợi cho việc vệ sinh chuồng sau mỗi đợt nuôi.
Dãy chuồng nái khô, chửa được thiết kế theo dạng lồng cá thể, ngăn cách với
nhau bằng các thanh sắt gồm bốn dãy lớn được chia làm nhiều dãy nhỏ. Có bố trí hệ
thống cho ăn tự động, mỗi lồng có một vòi uống nước. Phía trên mỗi lồng có đeo
thẻ của từng con heo nái. Cuối mỗi dãy có ô dành cho heo bị bệnh, chân yếu. Lồng
được thiết kế có kích thước khoảng (2 x 1,6 x 0,9 m).

Hình 2.1 Chuồng nuôi heo nái khô, chữa.

7


2.2.2 Thức ăn

- Thức ăn cho heo mà trại đang sử dụng là do công ty chế biến.
- Heo nái nuôi con: sử dụng thức ăn hỗn hợp số 10B.
- Heo con theo mẹ: sử dụng thức ăn số 351A .
- Heo con cai sữa: tuần đầu sử dụng thức ăn 351A sau đó chuyển dần qua sử dụng
thức ăn số 351B.
- Heo thịt từ 30 - 60 kg: sử dụng thức ăn số 6.
- Heo thịt từ 60 kg - xuất chuồng: sử dụng thức ăn số 7.
- Heo hậu bị cái từ 30 kg - lên giống lần đầu: sử dụng thức ăn số 6.
- Heo hậu bị đực sau cai sữa đến khi tập nhảy giá (khoảng 4,5 - 5 tháng tuổi): sử
dụng thức ăn số 351B.
- Heo hậu bị đực từ giai đoạn tập nhảy giá đến khi làm việc sử dụng thức ăn số 10B.
- Heo đực làm việc: sử dụng thức ăn 10B.
- Heo nái mang thai: từ phối giống đến 105 ngày sử dụng thức ăn số 10A sau đó
trong giai đoạn từ 105 ngày đến đẻ và nuôi con sử dụng thức ăn số 10B.
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn sử dụng ở trại.
Loại

NLTĐ

Protein



Canxi

Phospho

NaCl

Ẩm độ


cám

(kcal/kg)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

351A

3000

19,5

3

0.7

0,7

0,5


14

351B

3000

19

5

0.7

0,6

0,5

14

Số 6

3000

16

6

1

0,6


0,5

14

Số 7

2900

14

6

1

0,6

0,5

14

Số 10A

2975

14

6,5

1


0,4

0,5

14

Số 10B

3047

18

5,8

1

0,4

0,5

14

2.2.3 Quy trình chăm sóc heo con theo mẹ
Heo con sau khi sinh được lau sạch bằng khăn, được lăn bột, cắt rốn, cắt
răng, cắt đuôi và bấm số tai...

8



Heo con mới sinh được cho bú sữa đầu trong vòng 24 giờ. Chích sắt lần 1 lúc
heo con được 3 ngày tuổi và chích sắt lần 2 vào lúc 10 ngày tuổi.
Khi heo con được 3 ngày tuổi thì tập uống cho heo con và tập ăn vào lúc 7
ngày tuổi.
Chích phòng PRRS lúc 14 ngày và chích phòng Mycoplasma, Circo lúc 21
ngày cho heo con. Thức ăn sử dụng cho heo con là 351 A.
2.2.4 Nước uống
Nguồn nước sử dụng là nước ngầm từ giếng khoan có độ sâu 100 m, nước
uống được cung cấp bằng hệ thống ống và núm uống tự động. Có ba giếng khoan
đảm bảo cung cấp đủ nước cho heo uống và tắm.
2.2.5 Quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh cho heo
2.2.5.1 Vệ sinh chuồng trại
Mỗi ngày công nhân quét dọn sạch sẽ khu chuồng trại và khu vực xung
quanh, mỗi dãy chuồng đều có hố sát trùng đặt nơi đầu chuồng, các xe cơ giới khi
vào trại được bảo vệ phun thuốc sát trùng và chạy qua hố sát trùng ở cổng vào để
đảm bảo vệ sinh phòng bệnh và hạn chế tối đa các bệnh từ nơi khác đến lây lan.
Sau mỗi đợt chuyển heo, chuồng được sát trùng sạch sẽ và để trống vài ngày
trước khi nuôi đợt khác. Việc sát trùng chuồng trại được tiến hành bằng máy phun
áp lực. Các dãy chuồng đang nuôi con cũng được phun sát trùng định kỳ mỗi tuần 3
lần. Đối với chuồng nái đẻ thì được sát trùng hàng ngày. Thường xuyên phát quang
bụi rậm, khai thông cống rãnh và vệ sinh bồn chứa nước để đảm bảo nguồn nước
sạch và sự thông thoáng của trại.
2.2.5.2 Vệ sinh công nhân và khách tham quan
Công nhân trong trại được trang bị quần áo, ủng bảo hộ lao động và đi qua
hố sát trùng trước khi xuống các dãy chuồng. Công nhân không được mặc áo bảo hộ
ra khỏi khu vực chăn nuôi.
Khách tham quan trước khi vào khu vực chăn nuôi phải mặc quần áo của
trại, đi ủng bảo hộ và đi qua hố sát trùng khi đi xuống các dãy chuồng với sự hướng
dẫn của kỹ thuật viên hay công nhân của trại.


9


2.2.5.3 Quy trình tiêm phòng cho heo
Có những bệnh xảy ra trên heo gây hậu quả rất nghiêm trọng, mức tổn thất
cao hoặc không có thuốc điều trị hữu hiệu, nên cần phải có quy trình tiêm phòng
chặt chẽ.
Phải bảo quản vaccine đúng kỹ thuật, pha chế đúng chỉ dẫn, tiêm đúng liều,
tránh tiêm bỏ sót. Phần vaccine dư thừa nên tiêu hủy ở những nơi quy định, không
vứt bỏ bừa bãi, nhất là vaccine sống, để không tạo ra biến chứng phức tạp cho việc
phòng chống bệnh sau này.
Phải tạo bầu tiểu khí hậu thích hợp cho heo vừa tiêm chủng. Một số vaccine
có thể gây sốc cao cho heo, cần tiêm vào buổi chiều để heo bị sốt sẽ không bị cái
nắng ban trưa tác động xấu đến sức khỏe. Khi tiêm ngừa cần nhốt heo ở nơi thoáng
mát, tránh ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua bơm tiêm thủy tinh làm hư hỏng
vaccine, nhất là vaccine sống.
Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng vaccine cho heo nái và heo nọc làm việc.
Loại heo

Tên bệnh

Vaccine

Thời điểm tiêm

Liều

PRRS

PRRS


4 tuần trước khi phối

2 ml

Heo

Dịch tả

SWI-VAC

6 tuần trước khi đẻ

2 ml

Nái

FMD

Aftophor

6 tuần trước khi đẻ

2 ml

mang

E. coli

E. coli


5 tuần trước khi đẻ (HB) 2 ml

thai

2 tuần trước khi đẻ

2 ml

Aujeszky

Aujeszky

4 tuần trước khi đẻ

2 ml

Circo

Circo-VAC 2 tuần trước khi đẻ

2 ml

Parvo

Parvo

14 ngày sau khi đẻ

2 ml


PRRS

PRRS

Mỗi 4 tháng

2 ml

Heo

Dịch tả

SWI-VAC

Mỗi 6 tháng

2 ml

nọc

FMD

Aftophor

Mỗi 6 tháng

2 ml

làm


Parvo

Parvo

Mỗi 6 tháng

2 ml

việc

Aujeszky

Aujeszky

Mỗi 6 tháng

2 ml

Heo nái đẻ

( Nguồn: phòng kỹ thuật trại heo Kim Long)

10


Bảng 2.3 Quy trình tiêm phòng vaccine cho heo con theo mẹ, cai sữa và heo hậu bị.
Loại heo

Tên bệnh


Vaccine

Thời điểm tiêm

Liều

Heo con

PRRS

PRRS

14 ngày tuổi

2 ml

theo mẹ

Mycoplasma

Myco

21 ngày tuổi

2 ml

Circo

Circo-VAC


21 ngày tuổi

2 ml

Dịch tả

SWI-VAC

35 ngày tuổi

2 ml

55 ngày tuổi

2 ml

Heo cai sữa

Circo

Circo-VAC

42 ngày tuổi

2 ml

FMD

Aftophor


55 ngày tuổi

2 ml

70 ngày tuổi

2 ml

170 ngày tuổi

2 ml

200 ngày tuổi

2 ml

150 ngày tuổi

2 ml

180 ngày tuổi

2 ml

PRRS

Heo

Aujeszky


PRRS

Aujeszky

hậu
bị

Circo

Circo-VAC

180 ngày tuổi

2 ml

FMD

Aftophor

190 ngày tuổi

2 ml

Parvovirus

Parvo

210 ngày tuổi


2 ml

230 ngày tuổi

2 ml

220 ngày tuổi

2 ml

Dịch tả

SWI-VAC

( Nguồn: phòng kỹ thuật trại heo Kim Long)
2.3 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ DINH DƯỠNG HEO NÁI
2.3.1 Đặc điểm sinh lý và dinh dưỡng heo nái giai đoạn mang thai
Mục tiêu của việc nuôi heo nái giai đoạn mang thai là giảm thiểu chết phôi
và chết thai nhằm đạt số heo con sinh ra nhiều trên ổ, trọng lượng sơ sinh, đồng đều
và thể trạng khỏe mạnh (Nguyễn Thị Bạch Trà, 2000).
Thời gian mang thai của heo nái kéo dài trung bình từ 114 - 115 ngày. Theo
Võ Văn Ninh (2003), thời kỳ mang thai có thể chia ra làm 2 giai đoạn:

11


- Giai đoạn chửa kỳ 1: kéo dài khoảng 60 ngày mang thai, thời kỳ này phôi và thai
còn nhỏ, sử dụng ít chất trong máu của mẹ, dưỡng chất còn lại heo nái dùng để dự
trữ tạo sữa sau này. Thiếu dưỡng chất trong giai đoạn này có ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển của phôi thai như hiện tượng tiêu phôi, nái còn ít thai sống khi đẻ và chứa

nhiều thai khô (thai gỗ). Thừa dưỡng chất cũng gây ảnh hưởng tiêu phôi và làm nái
trở nên mập mỡ. Nái khi cai sữa quá gầy ốm lại không dự trữ đủ dưỡng chất trong
giai đoạn này sẽ bị thiếu sữa khi cho con bú trong lứa đẻ kế tiếp. Vì vậy việc định
lượng thức ăn cho nái ở giai đoạn này hết sức chặt chẽ và quan trọng. Trong giai
đoạn mang thai kỳ 1 cần đảm bảo khẩu phần ăn: heo nái mập cho ăn 2 kg/ngày, heo
nái trung bình cho ăn 2,5 kg/ngày, heo nái gầy cho ăn 3,0 kg/ngày (Võ Văn Ninh,
2003). Trong tháng đầu thai kỳ, không nên cho nái ăn mức năng lượng cao (nhiều
hơn 1,5 kg/ngày) thì tỷ lệ phôi sống càng giảm. Theo Nguyễn Thị Bạch Trà (2003),
khi heo nái ăn 1,5 kg/ngày tỷ lệ phôi sống là 82,8 %, khi heo nái ăn 3 kg/ngày cho
tỷ lệ phôi sống là 71,9 %.
- Giai đoạn chửa kỳ 2: kéo dài 54 - 55 ngày tiếp theo, thời kỳ này thai đã lớn và sử
dụng nhiều dưỡng chất trong máu heo mẹ để phát triển. Do đó thiếu dưỡng chất
trong thức ăn của nái sẽ làm cho heo con sơ sinh nhỏ vóc, khó nuôi, tỷ lệ hao hụt
cao. Nhưng nếu quá dư thừa dưỡng chất bào thai sẽ tăng trọng nhiều, trở nên lớn
vóc làm cho nái đẻ khó, đẻ không ra, phải can thiệp kéo thai, móc thai gây tổn
thương bộ phận sinh dục làm nái viêm nhiễm, mất sữa hoặc bị nghẽn tắc bộ phận
sinh dục (cổ tử cung, ống dẫn trứng) trở nên vô sinh. Khẩu phần ăn cho heo nái theo
định mức thông thường là 1,5 kg/ngày cho heo nái mập, 2,0 kg/ngày cho heo nái
trung bình, 2,5kg/ ngày cho heo nái gầy (Võ Văn Ninh, 2003).
Khi heo nái sắp sinh, khẩu phần của heo nái cần giảm dần lượng thức ăn ở 5
ngày trước khi sinh của heo nái là 2,5 kg - 2 kg - 1,5 kg - 1 kg - 0.5 kg. Việc giảm
khẩu phần cho heo nái khi gần đến ngày sinh giúp cho bào thai không bị chèn ép và
tạo stress, làm cho nái tiết hormone, dễ sinh. Hơn thế nữa, heo nái mập thường lười
rặn, sinh chậm, dễ gây ngộp thai, chết thai, sau khi sinh dễ mắc hội chứng M.M.A
(Metritis, Mastitis, Agalactia: viêm tử cung, viêm vú, mất sữa).

12


Theo khuyến cáo từ NRC, khẩu phần có mức năng lượng 3.100 Kcal ME/kg

thức ăn, 14 - 15 % protein thô, 0,5 % lysine, 0,9 % Ca, 0.8 % P tổng số với lượng
thức ăn 2,0 - 2,2 kg/ngày có thể thỏa mãn nhu cầu protein, năng lượng, Ca và P của
heo nái mang thai.
Trong khẩu phần heo nái chất xơ có vai trò khá quan trọng. Tỷ lệ chất xơ ở
mức 9 % trong suốt thời kỳ mang thai hoặc 9 % ở giai đoạn chửa kỳ 1 và 12 % ở
giai đoạn chửa kỳ 2 có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A từ 60 %
xuống còn 16,6 % góp phần làm tăng trọng lượng heo con lúc cai sữa trên ổ
(Nguyễn Như Pho, 2001).
Khoảng thời gian heo nái sinh chỉ cho uống nước, ngày heo nái chỉ cho ăn
khoảng 0,5 - 1,0 kg thức ăn/ngày và thêm khoảng 1 kg/ngày vào những ngày tiếp
theo cho đến khi đạt tối đa ( Nguyễn Thị Bạch Trà, 2003).
2.3.2 Đặc điểm sinh lý và dinh dưỡng heo nái giai đoạn nuôi con
Sau khi sinh heo nái thường ăn ít, phải định lượng thức ăn hàng ngày theo sự
tiết sữa của nái và sức bú của heo con, nên tăng lượng thức ăn dần dần để tránh tình
trạng nái dư sữa đột ngột (Võ Văn Ninh, 2003).
Để đáp ứng năng lượng trong thời kỳ nuôi của heo nái cần đảm bảo hai yếu
tố chính là nhu cầu năng lượng cho duy trì của heo nái và nhu cầu cho sự sản xuất
sữa. Nếu năng lượng trong khẩu phần không đáp ứng đủ cho duy trì và tiết sữa, cơ
thể nái sẽ huy động các mô để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho tiết sữa. Theo
Mullan và ctv (1989) (trích dẫn Nguyễn Thị Kim Loan, 2006) cho rằng, heo nái ăn
mức năng lượng thấp trong suốt thời kỳ cho sữa thì huy động dưỡng chất từ mô
nhiều dẫn đến tăng sự giảm trọng và năng lượng bị mất từ cơ thể trong hai tuần đầu
tiên.
Mức năng lượng cung cấp tùy thuộc vào sức sản xuất sữa, thể trạng của heo
nái, trọng lượng cơ thể mất trong giai đoạn nuôi con, số con trong ổ và số ngày nuôi
con. Sau khi sinh giới hạn thức ăn và tăng dần cho tới khi ăn tự do từ ngày thứ 4.
Thường xuyên cung cấp đầy đủ nước uống cho heo nái, bình quân heo nái
cần 20 - 30 lít nước mỗi ngày. Thiếu nước sẽ làm cho heo nái giảm ăn, giảm sản

13



lượng sữa và heo nái thường đứng lên nhiều lần để uống nước dễ làm tổn thương
heo con.
Mục tiêu việc nuôi dưỡng heo nái là thành tích cả đời heo nái. Vì thế chế độ
dinh dưỡng của heo nái nuôi con ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau cai sữa như
thời gian lên giống lại, tỷ lệ rụng trứng, tỷ lệ đậu thai, số heo con trên lứa kế tiếp.
Theo Whittemore (1989), ước tính cứ giảm 1 % mỡ lưng cơ thể heo nái trong
thời gian nuôi con sẽ giảm 0,1 con sinh ra ở lứa đẻ kế tiếp. Trong thời gian nái nuôi
con cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho việc tạo sữa và ngăn ngừa sự hao hụt trọng
lượng cũng như thể trạng của nái. Trong thời gian này, mức giảm trọng tối đa có thể
chấp nhận được là 20 % của trọng lượng cơ thể (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị
Dân, 1997).
Theo Võ Văn Ninh (2003), nái nuôi con trong tháng đầu thường giảm trọng
khoảng 10 % trọng lượng cơ thể, thức ăn xấu có thể làm heo nái giảm trọng nhiều
hơn và làm heo nái chậm động dục trở lại sau cai sữa. Một khuyến cáo của Nghiêm
Khánh (1995), heo nái giảm trọng dưới 20 % cơ thể thì sau khi cai sữa khoảng 3 – 7
ngày là động dục trở lại, những heo nái giảm trên 30 % thể trọng thường phải hàng
tháng sau mới động dục trở lại, không đảm bảo một năm hai lứa đẻ.
Lượng thức ăn tối thiểu cho một nái nuôi con trong một ngày được tính theo
số heo con có trong ổ là 0,5 kg thức ăn trên một heo con (trung tâm tư vấn và hổ trợ
phát triển nông nghiệp nông thôn, 2005).
The Cole (1990), ước tính năng lượng cần thiết cho một heo nái nuôi con để
tránh tình trạng giảm trọng heo nái là 80 - 120 MJ (19120 - 28680 Kcal) DE/ngày
tương ứng với lượng thức ăn ăn vào là 6 - 9 kg/ngày.
Theo Nguyễn Văn Thưởng (1992), tiêu chuẩn Việt Nam về dinh dưỡng cho
heo nái ngoại lai trong thời gian nuôi con cho ăn tự do là 5,3 - 6,3 kg thức
ăn/con/ngày. Heo nái nuôi con nên ăn ít nhất 5 kg thức ăn/ngày với thức ăn hỗn hợp
gồm 3100 kcal ME/kg thức ăn, 16% protein thô, 0,6% lysine, 0,7 % calci, 0,6%
phospho và đầy đủ các vitamin cũng như các khoáng chất khác (Nguyễn Ngọc Tuân

và Trần Thị Dân, 2000).

14


Nái trong thời kỳ nuôi con cho ăn với khẩu phần có năng lượng cao thì
khoảng cách từ khi cai sữa đến khi lên giống lại ngắn hơn so với cho nái ăn khẩu
phần có năng lượng thấp (King và ctv, 1984; Johnson và ctv, 1986; trích dẫn
Nguyễn Thị Kim Loan, 2006).
2.3.3 Tầm quan trọng của lượng thức ăn ăn vào đối với heo nái
Walter (2004), thức ăn ăn vào của heo nái trong khoảng 1 tuần trước khi sinh
cũng ảnh hưởng lớn đến số heo con cai sữa, trọng lượng toàn ổ khi cai sữa và tăng
trọng của heo con (trích dẫn Nguyễn Thị Kim Loan, 2006).
Tuy nhiên, theo Seerley và Ewan (1983), Cole (1989) mức ăn và năng lượng
khác nhau phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, mức tăng trọng trong thời gian mang
thai và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng khác nhau.
Trong thời gian nuôi con lượng thức ăn tiêu thụ ít sẽ làm giảm sản lượng sữa
nhưng ảnh hưởng trầm trọng hơn là sự giảm trọng của heo nái (Hovell và ctv, 1997;
Noblet và Etienne, 1987; Whittemore, 1998). Hậu quả của sự giảm trọng nhiều
trong giai đoạn nuôi con đã làm kéo dài thời gian từ khi cai sữa đến lên giống lại
hoặc có thể không lên giống (Hughes và ctv, 1984; King và ctv, 1984; Reese và ctv,
1984; King và Williams, 1984; Whittemore và Morgan, 1990; Whittemore, 1998).
Một vài khuyến cáo cho thấy trong thời gian nuôi con đến cai sữa lượng thức
ăn ăn vào tăng 1 kg/ngày làm cho heo nái giảm trọng ít hơn 10 kg. Hơn nữa, mỗi kg
thức ăn ăn thêm vào của nái sẽ tăng thêm 1 kg sữa. Kết quả tăng trọng hàng ngày
của ổ tăng 250 gam/ổ/ngày và trọng lượng toàn ổ sẽ cao hơn.
Heo nái được cho ăn đầy đủ trong thời gian nuôi con còn làm tăng tỷ lệ phôi
sống và số con trên ổ ở lứa đẻ sau cao hơn heo nái có mức ăn thấp trong giai đoạn
nuôi con (Hughes và ctv, 1984; Henry và ctv, 1984; KirKwood và ctv, 1987;
KirKwood và ctv, 1988 trích dẫn Nguyễn Thị Kim Loan, 2006).

2.3.4 Ảnh hưởng của số lần cho ăn trong ngày
Theo Whittemore (1998), khi thời tiết nóng, nái giảm tính thèm ăn nên phải
cho ăn nhiều lần trên ngày và cho ăn thêm lúc trời mát để heo có thể ăn được nhiều
thức ăn.

15


×