Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ ĐỆM CỦA MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI HEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.81 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
**********

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ ĐỆM CỦA MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU
THỨC ĂN CHĂN NUÔI HEO

SVTH: PHÙNG NGUYÊN BẢO NGỌC
Lớp: DH07TA
Nghành: Chăn nuôi – thú y
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 08/2011


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên con xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, người đã nuôi dạy con
nên người, tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để con có được như ngày
hôm nay.
Em xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô của Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM và Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã truyền đạt và trang bị kiến thức cho em
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn
TS. Nguyễn Quang Thiệu đã tận tụy hướng dẫn, truyền đạt những kinh
nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Thầy cô Bộ Môn Dinh Dưỡng Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh đã giúp tôi trong suốt quá trình thực tập, đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi để tôi thực hiện tốt khóa luận.


Sau hết là tình cảm thân thương tôi muốn dành những người bạn hữu thân
thuộc đã luôn bên cạnh giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quãng thời gian dài học
tập
Với kiến thức còn hạn chế, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi
thiếu sót trong lúc thực hiện, rất mong nhận được góp ý quý báo của quý thầy cô và
các bạn để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn.
SVTH: PHÙNG NGUYÊN BẢO NGỌC

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên khóa luận: “ Bước đầu nghiên cứu giá trị đệm của một số nguyên liệu
thức ăn trong chăn nuôi heo”. Được tiến hành tại Bộ Môn Dinh Dưỡng Trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh thời gian từ ngày 15/3/2011 đến 30/6/2011. Đề tài
nghiên cứu được tiến hành trên 19 nguyên liệu thức ăn được thu thập chủ yếu là
Đồng Nai và Bình Dương
Kết quả thu được như sau
Trong 4 nhóm nguyên liệu thức ăn thì nhóm nguyên liệu cung khoáng có giá
trị ABC và BUF cao nhất. Trong đó bột sò và bột đá vôi có giá trị ABC và BUF cao
nhất kế tiếp là premix . DCP và MCP có giá trị ABC và BUF giá trị thấp nhất
trong nhóm này trong đó MCP có giá trị ABC và BUF thấp hơn DCP.
Nhóm thực liệu cung protein có giá trị cao ABC và BUF thứ 2. Các thực liệu
cung protein có nguồn gốc động vật như bột thịt, bột cá có giá trị ABC và BUF cao
hơn các thực liệu cung protein có nguồn gốc thực vật như khô dầu đậu nành, đậu
nành rang. Trong thí nghiệm của chúng tôi cho thấy bột xương thịt và bột cá có giá
trị cao nhất nguyên nhân có thể là bột xương thịt, bột cá có hàm lượng protein cao
và khoáng cao nên giá trị ABC và BUF cao hơn so với khô dầu đậu nành.
Nhóm thực liệu cung năng lượng và nhóm cung amino acid có giá trị ABC và
BUF thấp nhất

Đa số acid hữu cơ đều có giá trị ABC và BUF âm nên acid hữu cơ được bổ
sung vào khẩu phần thức ăn để làm hạ giá trị ABC và BUF của khẩu phần làm tăng
acid của dạ dày.

ii


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ........................................................................................................................ 1
LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................................... i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................................................iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................................. vi
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ........................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ....................................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ........................................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN ..................................................................................................... 3
2.1. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TIÊU HÓA Ở HEO CON.......................................................... 3
2.1.1. Sự thay đổi ở bộ máy tiêu hoá ở heo con..................................................................... 3
2.1.1.1. Sự thay đổi hệ thống enzyme bộ máy tiêu hóa heo con cai sữa ............................... 3
2.1.1.2 Sự thay đổi pH trong ống tiêu hóa của heo con khi cai sữa....................................... 4
2.1.2. Sự tiêu hóa chất dinh dưỡng của heo con khi cai sữa .................................................. 5
2.2. PHÂN LOẠI HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT ........................................................ 7
2.2.1. Hệ vi sinh vật tùy nghi ................................................................................................. 7
2.2.2. Hệ vi sinh vật có lợi ..................................................................................................... 7
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT ................... 7
2.3.1. Yếu tố pH ..................................................................................................................... 7

2.3.2. Các chất dinh dưỡng, điều kiện thức ăn và độ tuổi...................................................... 8
2.4. NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LỌAN TIÊU HÓA VÀ BỆNH TIÊU CHẢY ................ 9
2.4.1. Do thức ăn .................................................................................................................... 9
2.4.2 Do vi sinh vật ................................................................................................................ 9
2.5. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TIÊU CHẢY Ở HEO CON ................................ 10
2.5.1. Sử dụng kháng sinh.................................................................................................... 10
2.5.2. Sử dụng thuốc và chế phẩm sinh học ........................................................................ 10
2.5.4. Sự acid hóa đường ruột .............................................................................................. 12

iii


2.5.4.1. Một số acid hữu cơ sử dụng trong thức ăn.............................................................. 12
2.5.4.2. Cơ chế tác động của acid hữu cơ trong đường tiêu hóa.......................................... 13
2.6. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ GIÁ TRỊ ĐỆM TRONG NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN .... 14
2.6.1. Khái niệm giá trị đệm B (buffer capacity value) ....................................................... 14
2.6.2. Ý nghĩa giá trị đệm .................................................................................................... 14
2.6.3. Yếu tố ảnh hưởng đến giá trị đệm trong nguyên liệu thức ăn. .................................. 15
2.6.4. Một số nghiên cứu về giá trị đệm trong thức ăn chăn nuôi ....................................... 15
2.7 Một số thực liệu dùng trong chăn nuôi .......................................................................... 16
2.7.1. Thực liệu cung năng lượng ........................................................................................ 16
2.7.1.1 Bắp ........................................................................................................................... 16
2.7.1.2. Cám gạo .................................................................................................................. 17
2.7.1.3. Tấm và gạo thành phẩm .......................................................................................... 18
2.7.1.4. Cám mì .................................................................................................................... 18
2.7.1.5. Khoai mì ................................................................................................................. 18
2.7.1.6. Bột sữa gầy ............................................................................................................. 19
2.7.2. Thực liệu cung đạm ................................................................................................... 19
2.7.2.1. Bột cá ...................................................................................................................... 19
2.7.2.2. Khô dầu đậu nành (KDĐN) .................................................................................... 20

2.7.2.3. Bột xương thịt ......................................................................................................... 21
2.7.3. Thực liệu cung khoáng............................................................................................... 22
2.7.3.1. Bột sò, bột đá vôi .................................................................................................... 22
2.7.3.2. Premix ..................................................................................................................... 22
2.7.3.3. Các loại hóa chất ..................................................................................................... 23
2.7.4. Một số acid hữu cơ dùng trong chăn nuôi ................................................................. 23
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................................................. 24
3.1. Thời gian và địa điểm ................................................................................................... 24
3.1.1. Thời gian .................................................................................................................... 24
3.1.2. Địa điểm ..................................................................................................................... 24
3.2. Nội dung ....................................................................................................................... 24
3.3. Phương pháp tiến hành ................................................................................................. 24
3.3.1. Đối tượng khảo sát ..................................................................................................... 24
3.3.1.2. Thu thập và bảo quản mẫu ...................................................................................... 25

iv


3.3.1.3. Phương pháp phân tích ........................................................................................... 26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 28
4.1. Khả năng gắn kết acid của nhóm thực liệu cung năng lượng (ABC, Acid Binding
Capacity) .............................................................................................................................. 28
4.2. Giá trị đệm của nhóm thực liệu cung năng lượng (BUF, Buffering Capacity) ............ 30
4.3. Khả năng gắn kết acid của nhóm thực liệu cung protein (ABC) .................................. 32
4.4. Giá trị đệm của nhóm thực liệu cung protein (BUF) .................................................... 33
4.6. Giá trị đệm của một số amino acid (BUF) .................................................................... 36
4.7. Khả năng gắn kết acid của nhóm thực liệu cung khoáng (ABC).................................. 38
. 4.8. Giá trị đệm của nhóm thực liệu cung khoáng (BUF).................................................. 39
4.9. Khả năng gắn kết acid (ABC) và giá trị đệm của acid hữu cơ (BUF) .......................... 40
4.10. Kết quả thử nghiệm ảnh hưởng của acid hữu cơ đến hỗn hợp thức ăn heo con cai sữa.

............................................................................................................................................. 41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 43
5.1. Kết luận ......................................................................................................................... 43
5.2. Đề nghị .......................................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 45
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 48

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của tuổi đến hoạt động enzyme trên heo con (µmol substrate
hydrolyzed/min) ..........................................................................................................4
Bảng 2.2 Độ pH ở những giai đoạn khác nhau của ống tiêu hóa heo con sau cai sữa5
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của tấm gạo (% vật chất khô)..................................18
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng của bột xương - thịt (% vật chất khô) ...............22
Bảng 3.1: Một số nguyên liệu thức ăn ......................................................................25
Bảng 4.1: Khả năng gắn kết acid của nhóm thực liệu thức ăn cung năng lượng
(ABC, Acid Binding Capacity) .................................................................................28
Bảng 4.2: Giá trị đệm của nhóm thực liệu cung năng lượng ....................................30
Bảng 4.3: Khả năng gắn kết acid của nhóm thực liệu cung protein .........................32
Bảng 4.4: Giá trị đệm của nhóm thực liệu cung protein ...........................................33
Bảng 4.5: Khả năng gắn kết acid của một số amimo acid ........................................35
Bảng 4.6 Giá trị đệm của một số amimo acid ...........................................................36
Bảng 4.7: Khả năng gắn kết acid của nhóm thực liệu cung khoáng .........................38
Bảng 4.8: Giá trị đệm của nhóm thực liệu cung khoáng...........................................39
Bảng 4.9: Khả năng gắn kết acid và giá trị đệm của một số acid hữu cơ .................40
Bảng 4.10 Khảo sát ảnh hưởng của acid hữu cơ đến khả năng gắn kết acid và giá trị
đệm của khẩu phần thức ăn cho heo con từ 5-20 kg .................................................41


vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Hình 2.3 Vi khuẩn gây bệnh bị ức chế hoạt động ở pH thấp (<3,5) ...........................8
Sơ đồ 2.5: Cơ chế tiêu giệt vi khuẩn của acid hữu cơ ...............................................13
Biểu đồ 4.1: Khả năng gắn kết acid của nhóm thực liệu thức ăn..............................29
Biểu đồ 4.2: Giá trị đệm của nhóm thực liệu cung năng lượng ................................30
Biểu đồ 4.3: Khả năng gắn kết acid của nhóm thực liệu cung protein .....................32
Biểu đồ 4.4: Giá trị đệm của nhóm thực liệu cung protein .......................................34
Biểu đồ 4.5: Khả năng gắn kết acid của một số amimo acid ....................................36
Biểu đồ 4.6: Giá trị đệm của một số amimo acid ......................................................37

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Với tình hình chăn nuôi hiện nay, tình trạng tiêu chảy trên heo con đặc biệt là
heo con sau cai sữa vẫn là một vấn đề đáng quan tâm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn
đến tiêu chảy trên heo như môi trường bất lợi, nguồn thức ăn bị thay đổi, chuồng
trại… tạo môi trường thuận lợi cho một số loài vi sinh vật phát triển gây tiêu chảy
như: E. coli, Samonella, Clostridium, Rotavius... Chính vì vậy, giai đoạn sau cai sữa
là giai đoạn có ý nghĩa quyết định sự thành bại trong chăn nuôi. Giai đoạn này
nguồn dinh dưỡng quan trọng và chủ yếu cho heo con là sữa mẹ bị cắt đứt, thay vào

đó là thức ăn thô tinh được chế biến sẵn từ môi trường bên ngoài dẫn đến tình trạng
rối loạn tiêu hóa do không phù hợp với đặc điểm sinh lý và sinh hóa của bộ máy
tiêu hóa.
Một nguyên nhân nữa đó là heo con giai đoạn này do sự phân tiết HCl trong
dạ dày còn ít nhưng phải tiêu hóa một lượng lớn thức ăn nên pH của dạ dày có thể
tăng cao. Theo Yen (2001), việc pH dạ dày tăng cao sau cai sữa làm giảm việc tiêu
hóa thức ăn, có thể gây tiêu chảy trên heo con và cho phép các mầm bệnh tồn tại và
gây bệnh cho heo. Một trong những nguyên nhân làm pH dạ dày tăng cao đó là giá
trị đệm trong thức ăn quá cao. Khi giá trị đệm cao thì đòi hỏi dạ dày phải tiết một
lượng lớn HCl để trung hòa pH, vì không thể đáp ứng đủ lượng HCl cần thiết nên
pH dạ dày tăng cao từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất,
tạo điều kiện cho sinh vật bất lợi cho đường tiêu hóa phát triển, dẫn đến rối lọan tiêu
hóa, có thể gây tiêu chảy đặc biệt đối với heo con sau cai sữa. Hiện nay trong chăn
nuôi đã có phương pháp bổ sung acid hữu cơ (acid lactic, acid butyric, acid formic,

1


acid maric, acid acetic…) vào khẩu phần heo con cai sữa nhằm giảm nhanh độ pH
đường ruột chống các vi khuẩn gây bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, các nhà sản xuất thức ăn gia súc cũng như các nhà dinh dưỡng
chưa chú trọng tới chỉ tiêu giá trị đệm trong việc tạo nên công thức thức ăn nhưng
thực sự giá trị này trong thức ăn rất quan trọng trong khẩu phần heo con.
Xuất phát từ vấn đề trên cho thấy, việc phân tích giá trị đ ệm ở nguyên liệu
thức ăn rất cần thiết để người chăn nuôi có thể lựa chọn nguyên liệu thức ăn có giá
trị đệm thích hợp với hoạt động tiêu hóa trên heo con .
Vì vậy, được sự phân công của bộ môn dinh dưỡng, dưới sự hướng dẫn của
TS. Nguyễn Quang Thiệu, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu giá trị đệm của một số
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi heo”
1.2.


MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
So sánh và đánh giá giá trị đệm của từng nguyên liệu, góp phần tăng hiệu quả của
việc lựa chọn thực liệu để tạo khẩu phần có giá trị đệm phù hợp cho vật nuôi.
1.2.2. Yêu cầu
-

Xác định giá trị đệm của một số nguyên liệu thức ăn

-

Đánh giá ảnh hưởng của acid lactic lên khẩu phần thức ăn

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TIÊU HÓA Ở HEO CON
2.1.1. Sự thay đổi ở bộ máy tiêu hoá ở heo con
2.1.1.1. Sự thay đổi hệ thống enzyme bộ máy tiêu hóa heo con cai sữa
Heo con mới sinh, bộ máy tiêu hóa không hoàn chỉnh, sự phân tiết các
enzyme tiêu hóa ở ruột và dạ dày yếu. Từ 20-25 ngày tuổi, khả năng tiết acid
chlohydride (HCl) của dạ dày rất ít, trong dịch vị thiếu HCl, nên không đủ để họat
hóa pepsinogen thành pepsin. Do pepsin hoạt động yếu nên sự tiêu hóa protein sữa
nhờ vào enzyme trypsin của tuyến tụy. Ngoài ra, lượng HCl tự do quá ít không đủ
để làm tăng nồng độ toan của dạ dày, do đó không ức chế được sự phát triển của vi
sinh vật có hại, chúng vẫn phát triển mạnh và gây tiêu chảy ở heo con. Việc thiếu
hụt HCl còn dẫn đến việc thiếu các men tiêu hóa khác như amylase, lipase… và các

enzyme tiêu hóa này cũng sẽ thay đổi theo độ tuổi của heo con.
Ở heo 1 tháng tuổi, lượng dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa chính (nước
bọt, dạ dày, tụy, ruột) tiết trong 1 ngày đêm 1,2- 1,7 lít. Số lượng và hoạt tính của
các enzyme tiêu hóa sẽ tăng dần theo ngày tuổi và đến tuần tuổi thứ 7 mới đạt được
nồng độ như heo trưởng thành (Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền, 1995).

3


Bảng 2.1: Ảnh hưởng của tuổi đến hoạt động enzyme trên heo con (µmol
substrate hydrolyzed/min)

Tuổi (ngày)

Trypsin

Chymotrypsin

Amylase

3

14,6

0,94

2,076

7


22

3,52

14,666

14

33,8

4,91

21,961

21

32,1

6,99

26,165

28

55,6

9,49

65,051


35

42,1

3,9

24,370

56

515,0

14,3

128,106

(Nguồn từ: Jensen et al, 1997)
Nói chung, do hệ thống enzyme tiêu hóa ở giai đoạn này chưa phát triển kịp
với lượng thức ăn đưa vào nên không tiêu hóa hết thức ăn và tạo điều kiện cho vi
sinh vật phát triển, chúng sinh ra độc tố và sinh hơi mạnh không phù hợp với đường
tiêu hóa của heo con gây tiêu chảy và làm heo còi cọc, chậm lớn.
2.1.1.2 Sự thay đổi pH trong ống tiêu hóa của heo con khi cai sữa
Ở giai đoạn này ngoài việc tăng về kích thước, trọng lượng và dung tích thì
bộ máy tiêu hóa ở heo con còn có sự phát triển và hoàn thiện sự tiết acid chlohydric
(HCl) trong dịch vị và hệ thống enzyme tiêu hóa để có thể hấp thu nhiều hơn lượng
sữa mẹ cung cấp, cũng như tiêu hóa hữu hiệu nguồn thức ăn ngoài sữa mẹ. Nhiều
nghiên cứu cho rằng: Heo con 20-25 ngày tuổi thiếu HCl trong dịch vì vì lượng HCl
tiết ra ít và chúng lại nhanh chóng kết hợp với dịch nhầy nên các vi sinh vật có điều
kiện phát triển và gây bệnh trong đường ruột làm heo con bị tiêu chảy.


4

Comment [GB1]: Ngày hay tuần


Bảng 2.2 Độ pH ở những giai đoạn khác nhau của ống tiêu hóa heo con
sau cai sữa
Bộ phận tiêu hóa

0 ngày

3 ngày

6 ngày

9 ngày

Dạ dày

3,8

6,4

6,1

6,4

Tá tràng

5,8


6,5

6,2

6,6

Không tràng

6,8

7,3

7,8

7,0

Hồi tràng

7,5

7,8

7,8

8,1

(Nguồn từ: Makkink, 1994. Trích dẫn từ Khổng Thị Hằng, 2006)
pH ở dạ dày thấp hơn đoạn ruột dưới
Ở heo con pH dạ dày cao (>6)

Chính vì vậy ở heo con rất dễ nhiễm vi trùng cơ hội đường ruột.
pH trong ống tiêu hóa ở những ngày đầu sau cai sữa thấp, sau đó tăng lên
nhiều ở các ngày tiếp theo, đó là sự thay đổi thức ăn từ sữa mẹ sang thức ăn dặm.
Điều này rất bất lợi cho đường tiêu hóa vì không những chúng ảnh hưởng đến sự
phân tiết các enzyme tiêu hóa mà còn tạo cơ hội cho vi sinh vật gây bệnh phát triển
gây rối loạn tiêu hóa.
2.1.2. Sự tiêu hóa chất dinh dưỡng của heo con khi cai sữa
Tiêu hóa glucid: Đối với heo, hai dạng glucid mà heo thường sử dụng là
tinh bột và đường (đường glucose và lactose), dạng cenlulose heo tiêu hóa được rất
ít qua trung gian của vi sinh vật cộng sinh ở manh tràng và ruột già. Heo con đồng
hóa đường sữa sau khi được men lactase và maltase trong ruột non tăng dần đến 5
tuần tuổi, nhờ đó lúc này heo con tiêu hóa được tinh bột.
Tiêu hóa lipid: Chất béo ở miệng và dạ dày hầu như không biến đổi, vì chất
béo trong thức ăn hầu như không ở trạng thái nhũ tương và lipase dịch vị có hoạt
lực thấp, pH dịch vị không thích hợp với điều kiện hoạt động của lipase. Gia súc
non trong thời kỳ bú sữa mẹ có khả năng tiêu hóa chất béo trong sữa cao vì chất béo

5


ở trạng thái nhũ tương phân tán thành từng hạt nhỏ. Khả năng tiêu hóa chất béo của
heo con tăng dần theo tuổi của chúng, tính dễ tiêu hóa của lipid có thể tăng từ 69%
trong tuần lễ đầu tiên sau khi cai sữa lên 88% sau bốn tuần cai sữa. Lipase là
enzyme chính yếu trong việc tiêu hóa lipid. Các acid béo chưa bão hòa được hấp thu
nhanh hơn so với các acid béo đã bão hòa.
Tiêu hóa protein: Hoạt tính pepsin thấp ở 2-3 tuần đầu sau khi sinh và sau
đó tăng cao độ khi pH dạ dày thích hợp. Trong dịch vị heo con còn có chymosin với
hoạt tính cao vào đầu tháng, trypsin có hoạt tính cao từ 36-48 giờ sau khi sinh,
chúng đều là những enzyme tiêu hóa protein khi vai trò pepsin còn thấp (Nguyễn
Bạch Trà, 1998).

Vitamin: Trong trường hợp heo con đang ở trạng thái stress hoặc bị nhiễm
bệnh thì nhu cầu vitamin cao. Ở trạng thái sinh lý bình thường thì heo con chưa thể
tiêu hóa hết các loại thức ăn nên cũng cần cung cấp vitamin để đảm bảo đủ nhu cầu
dưỡng chất cho sự phát triển.
Khoáng: Để thỏa mãn nhu cầu về các nguyên tố đa lượng, vi lượng cho heo
con là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của heo con. Tuy
nhiên nếu cung cấp thiếu hay thừa cũng có thể dẫn đến tình trạng xấu trên heo.
Nói chung, heo con trong giai đoạn này gặp nhiều trở ngại lớn như: sự tách
mẹ, sự thay đổi nguồn cung cấp dinh dưỡng ( từ sữa mẹ sang tập ăn), tiêm phòng,
thay đổi chuồng trại, nhập bầy mới … tất cả đều có thể ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng ở giai đoạn này.
Để giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa nguyên nhân do thay đổi nguồn cung cấp
dinh dưỡng, chúng ta có một số lựa chọn thực liệu trong khẩu phần bổ sung cho heo
như sau:
Bổ sung acid hữu cơ
Tăng mức năng lượng từ (3200-3300 kcal năng lượng biến dưỡng)
Tăng chất xơ trong khẩu phần
Sử dụng những chất có giá trị đệm thấp
(Theo Bolduan và ctv, 1998)

6


2.2. PHÂN LOẠI HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT
Theo Nikolski (1986), Nguyễn Vĩnh Phước (1970) và nhiều tác giả khác về
hệ vi sinh vật đường ruột, có thể chia thành 2 loại:
2.2.1. Hệ vi sinh vật tùy nghi
Đa số những vi sinh vật này là những vi sinh vật có hại, chúng thay đổi theo
điều kiện thức ăn, môi trường đường tiêu hóa, sức đề kháng của cơ thể… như nấm
men, mấm mốc, proteus, Salmonella, Klebsiella, Ecoli, Clostridium, Shigella,

Staphylococcus….Đa số chúng thích nghi với môi trường pH trung tính đến kiềm.
Dưới những môi trường thích hợp, chúng phát triển sản sinh độc tố, xâm nhập phá
vỡ tế bào đường ruột, gây tổn thương thành ruột và nguy hại cho gia súc và gia cầm.
2.2.2. Hệ vi sinh vật có lợi
Đây là những vi sinh vật chịu được độ pH thấp chúng phát triển tốt trong
đường ruột của gia súc, gia cầm và định cư vĩnh viễn. Đa số chúng có khả năng
giúp cơ thể động vật tiêu hóa thức ăn được tốt hơn nhờ vào hệ thống enzyme của
chúng và giúp phòng chống một số bệnh do vi sinh vật cơ hội gây ra. Hệ vi sinh vật
bắt buộc gồm có:
- Vi khuẩn: Latobacillus acidophilus, Streptococcus lactis, S.faecium,
- Bacillus subtitis…
- Nấm men: Aspergillus niger, A. oryzae, Mucor…
- Protozoa: Entodinium, Diplonidium, Isotrichs….
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT
2.3.1. Yếu tố pH
pH của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và khả năng sinh tổng
hợp của vi khuẩn. Sự ảnh hưởng này có thể xác định bởi 2 yếu tố. Một là, sự tác
động của ion H+ hoặc ion OH- đến tính chất keo của tế bào đến hoạt lực của
enzyme. Hai là, sự tác động gián tiếp của pH môi trường đến tế bào. Trị số pH điều
chỉnh mức độ phân ly các thành phần của môi trường. Trị số pH ảnh hưởng rất lớn
đên sự phát triển của vi sinh vật. Có những khoảng trị số pH của vi sinh vật phát
triển bình thường hoặc chết dần, pH tối ưu cho nấm men hoạt động ở khoảng 4,5-5.

7


Đối với vi khuẩn lactis, khi pH<4 nó sẽ ngừng hoạt động. Trong môi trường có độ
pH thấp, chỉ có những vi sinh vật chịu được pH thấp mới sinh trưởng và phát triển
được ( hệ vi sinh vật có lợi). Nhưng đối với độ pH này có thể kiềm hãm những vi
sinh vật ưa kiềm hoặc trung tính thì có thể giết chết chúng (hệ vi sinh vật tùy nghi)


(Nguồn: INVE Nutri-AD)
Hình 2.3 Vi khuẩn gây bệnh bị ức chế hoạt động ở pH thấp (<3,5)
Hoạt động của vi khuẩn:
Tối thiểu ở pH = 3-4
Tối ưu ở pH = 6-8
Tối đa ở pH = 9-10
2.3.2. Các chất dinh dưỡng, điều kiện thức ăn và độ tuổi
Tùy theo điều kiện thức ăn mà hệ vi sinh vật trong đường ruột cũng thay đổi
theo. Theo Nikolski (1986) và nhiều tác giả khác, hệ vi sinh vật đường tiêu hóa của
heo con vào cuối ngày thứ nhất gồm trực khuẩn gram âm như: Bacillus anaerogens,
Enterococcus. Ngày thứ hai vi sinh vật Gram dương tăng rõ rệt gồm trực khuẩn
lactis, Micrococcus. Ngày thứ năm có Streptococcus, Candida, Streptomyce, vi
khuẩn sinh nha bào. Nếu heo con 8-10 ngày tuổi ăn thức ăn hạt, thức ăn hỗn hợp thì
hệ vi sinh vật vô cùng phong phú, vi khuẩn lactis và streptococcus chiếm 40%. Sau
cai sữa, lượng vi khuẩn Gram âm tăng lên 70-80%, còn vi khuẩn lactis giảm 5-10%.

8


Các thức ăn tốt thường cung cấp vi sinh vật có lợi nhiều và ngược lại vi sinh vật sẽ
phát triển kém trên môi trường thức ăn xấu. Tùy thuộc vào thành phần thức ăn, loại
thức ăn mà hệ vi sinh vật đường ruột cũng thay đổi. Khẩu phần có nhiều đạm, bột
đường, tinh bột thì tỉ lệ các vi sinh vật lên men phát triển cao như: Lactococci,
Lactobacillus… Khẩu phần có nhiều xơ thì vi khuẩn phân giải cenlulose sẽ xuất
hiện nhiều.
Ngoài hai tác nhân chính trên nồng độ chất hòa tan, điện thế oxy hóa khử,
các yếu tố sinh học khác như sức đề kháng của cơ thể…đều ảnh hưởng không nhỏ
đến hệ vi sinh vật được ruột.
2.4. NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LỌAN TIÊU HÓA VÀ BỆNH TIÊU CHẢY

2.4.1. Do thức ăn
Do sự mất cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần, thức ăn
có nhiều chất béo, nhiều đạm hoặc nhiều xơ đều không tốt, thức ăn không đảm bảo
vệ sinh, không phù hợp với từng giai đoạn phát triển ở heo con… làm cho bộ máy
tiêu hóa không phân giải hết thức ăn, thức ăn dư thừa đi ra ngoài nhanh chóng ở
dạng lỏng hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển sinh ra độc tố gây rối loạn
tiêu hóa và tiêu chảy.
2.4.2 Do vi sinh vật
Vi sinh vật nhiễm vào đường ruột phát triển gây bệnh do thức ăn không tiêu
hóa hết để sinh vật có cơ hội phát triển, hay do sự tăng đột ngột các vi sinh vật
đường ruột dần đến rối loạn hệ vi sinh vật ở đó, rối loạn chức năng tiêu hóa dẫn đến
tiêu chảy.
Một trong những vi sinh vật gây bệnh phổ biến nhất là E. coli, nó có nhiều
type gây bệnh và luôn biến đổi. E.coli vừa biến đổi trong nhân tế bào vừa truyền đạt
rất nhanh chóng các plasmid chống lại kháng sinh để tạo ra thế hệ sau kháng thuốc
nhanh hơn.

9


2.5. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TIÊU CHẢY Ở HEO CON
2.5.1. Sử dụng kháng sinh
Ngoài mục đích chữa bệnh, thuốc kháng sinh lâu nay vẫn được sử dụng rộng
rãi trong chăn nuôi nhằm tăng sức đề kháng của con vật và kích thích sự tăng
trưởng. Nhưng khi lạm dụng thuốc kháng sinh quá nhiều đối với vật nuôi sẽ dẫn đến
tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh. GS.TS Vũ Duy Giảng, Đại học Nông
nghiệp I đưa ra con số: cứ 10 - 12 năm, thế giới lại phải tạo ra 1 dòng kháng sinh
mới do tình trạng kháng thuốc.
Một nghiên cứu do PGS.TS Dương Thanh Liêm (1999) trường Đại Học
Nông Lâm TP.HCM thực hiện tại 3 khu vực khác nhau cho thấy sự kháng thuốc rất

mạnh của E.coli trên lợn .
Kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi có tác dụng ức chế và loại bỏ sự
hoạt động của vi khuẩn bệnh, đặc biệt vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa và hô hấp
trên động vật non, nhờ vậy làm cho chúng khỏe mạnh, tăng trưởng tốt (cải thiện 416% tốc độ tăng trưởng và 2-7% hiệu suất lợi dụng thức ăn).Tuy nhiên sử dụng
kháng sinh như một chất kích thích tăng trưởng thì lại gây hiện tượng kháng kháng
sinh (gọi tắt là kháng thuốc).
Để thay thế kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, các nước có nền chăn
nuôi tiên tiến đã áp dụng các biện pháp sau:
- Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn.
- Bổ sung enzyme thức ăn.
- Bổ sung các chế phẩm trợ sinh (probiotic) và tiền sinh (prebiotic).
- Bổ sung các chế phẩm giàu kháng thể.
- Sử dụng kháng sinh thảo dược.
2.5.2. Sử dụng thuốc và chế phẩm sinh học
Bổ sung các enzyme tạo ra bằng con đường công nghệ vi sinh (celllulase,
beta-glucanase, xylanase, mannanase…) nhằm phân giải các polysaccharid cấu tạo
vách tế bào thực vật, tạo điều kiện cho các enzyme nội sinh (protease, amylase,
lipase tiết ra từ ống tiêu hóa) tiếp cận với các chất hữu cơ bên trong tế bào chất đã

10


làm tăng được tỷ lệ tiêu hóa hấp thu thức ăn, từ đó giúp cơ thể con vật có thêm chất
dinh dưỡng để tăng năng suất sản phẩm cũng như tăng cường sức khỏe để chống
bệnh.
Các chế phẩm Probiotic là vi sinh vật sống bổ sung trong thức ăn gia súc có
lợi cho vật chủ bằng cách cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột theo hướng có lợi cho
vật chủ. Các vi sinh vật sau khi vào cơ thể vật chủ cạnh tranh với vi sinh vật gây
bệnh không cho chúng kết dính với niêm mạc ruột, cạnh tranh chất dinh dưỡng có
sẵn (Fuller, 1989; Bomba và ctv, 2002.). Probiotic chủ yếu hoạt động ở hồi tràng,

trực tràng, ruột già. Chúng ảnh hưởng lên quá trình tiêu hóa thông qua việc tăng
cường hoạt động của vi sinh vật và enzyme, làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn trong cơ
thể (Roselli và ctv, 2005). Probiotic thường được sử dụng cho heo con, đặc biệt là
heo con cai sữa vì giai đoạn này chúng dễ bị bệnh tiêu chảy. Các vi sinh vật thường
bổ sung trong thức ăn chăn nuôi là Lactobacillus, Bifidobacterium, Bacillus,
Enterococcus và Streptococcus
Các chế phẩm prebiotic là các chất dinh dưỡng (chủ yếu là các
oligosaccharide như manan-oligosaccharide, fructo-oligosaccharide…) cung cấp
năng lượng cho vi khuẩn probiotic. Các chế phẩm probiotic và prebiotic vừa có tác
dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong ống tiêu hóa và được dùng
bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là thức ăn thủy sản để thay thế kháng sinh.
Các chế phẩm cung cấp kháng thể như bột huyết tương, bột trứng gà… chứa
các kháng thể có thể loại bỏ các vi khuẩn bệnh ở đường ruột, ngăn ngừa được rối
loạn tiêu hóa. Heo con mới đẻ cho đến 4 tuần tuổi phụ thuộc vào nguồn kháng thể
của sữa mẹ. Tuy nhiên nguồn kháng thể này thường không đáp ứng đủ nhu cầu và
như vậy việc bổ sung các chế phẩm giàu kháng thể là cần thiết, nhất là khi kháng
sinh không được đưa vào thức ăn.
Một biện pháp thay thế kháng sinh hiệu quả và không tốn kém là sử dụng
kháng sinh thảo dược. Chế phẩm kháng sinh thảo dược thường gồm hỗn hợp các
chất được chiết rút từ nhiều loại thảo dược.

11


2.5.3 Vệ sinh môi trường
Đối với heo con theo mẹ và heo con sau cai sữa vệ sinh chuồng trại là vấn đề
quan trọng để hạn chế bệnh tiêu chảy. Có nhiều vi khuẩn trong đất, nước, phân, chất
thải và trong chuồng nuôi heo sẽ là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cho heo con
nếu chúng tiếp xúc. Vì vậy chuồng trại nuôi heo con phải luôn khô ráo, sách sẽ.
Khoảng cách giữa các dãy chuồng, điều kiện khí hậu, mật độ nuôi, chất thải và an

toàn sinh học trong trang trại nếu không được quản lý tốt là nguyên nhân gây gia
tăng mật độ vi sinh vật gây hại và khả năng lan truyền bệnh trong trang trại.
2.5.4. Sự acid hóa đường ruột
Acid hóa đường ruột là giải pháp bổ sung trực tiếp các acid hữu cơ vào thức
ăn vật nuôi. Các acid hữu cơ sẽ làm giảm pH trong đường tiêu hóa, cải thiện hệ vi
sinh vật đường ruột, ức chế vi khuẩn gây hại và tăng khả năng tiêu hóa thức ăn. Từ
đó làm cho acid có tác dụng như các chất kích thích tăng trưởng.
2.5.4.1. Một số acid hữu cơ sử dụng trong thức ăn
Theo Dương Thanh Liêm (2008), từ khi kháng sinh bị cấm sử dụng trong
thức ăn chăn nuôi, thì acid hữu cơ được nghiên cứu bổ sung vào thức ăn chăn nuôi
với nhiều mục đích khác nhau để thúc đẩy tăng trưởng và phòng bệnh trên gia súc,
gia cầm.
Acid lactic: acid này được sử dung trong thức ăn của heo nhằm đề ổn định vi
sinh vật đường ruột theo hướng có lợi, dẫn đến tác động phòng ngừa bệnh tiêu chảy
và tăng sự tiêu hóa hấp thu dưỡng chất trong thức ăn. Ở các nước Châu Âu người ta
sử dụng acid lactic bổ sung vào thức ăn “prestarter” và “starter” cho heo con trong
trường hợp cai sữa sớm cho kết quả sinh trưởng tốt. Acid lactic sinh ra do lên men
đường lactose, do những khó khăn trong việc sử dụng acid lactic dạng dung dịch
trộn vào thức ăn công nghiệp, ngày nay người ta có hướng sử dụng các acid hữu cơ
kết tinh khác như acid furamic kết hợp với acid lactic.
Acid kết tinh (furamic, citric, succinic, maltic): đây là những acid được chế
tạo bằng con đường lên men công nghệ và có thể kết tinh để tạo ra dạng khô, bổ
sung vào thức ăn rất tiện lợi. Các acid này tạo ra độ pH dạ dày và ruột thấp, vừa có

12


tác dụng tốt trong tiêu hóa, vừa ức chế vi khuẩn lên men thối ở ruột heo con. Khi
lượng HCl trong dịch vị tiết ra chưa nhiều, các acid này có vị chua nhẹ nên heo rất
thích ăn, đặc biệt nếu kết hợp với một ít vị ngọt của đường tạo ra vị chua ngọt thì

càng hấp dẫn đối với heo con ở giai đọan tập ăn.
Acid formic và acid propionic: đây là những acid hữu cơ được đưa vào thức
ăn không những chỉ với mục tiêu kích thích tiêu hóa, tăng trọng mà còn nhằm bảo
vệ thức ăn chống vi khuẩn, chống nấm mốc. Acid formic có tác dụng tiêu diệt các vi
khuẩn lên men thối trong đường ruột, còn acid propionic thì ức chế nấm mốc độc
hại phát triển trong thức ăn.
2.5.4.2. Cơ chế tác động của acid hữu cơ trong đường tiêu hóa
Nhiều nhà nghiên cứu (Bearson và ctv, 1996; Dương Thanh Liêm, 2008; Vũ
Duy Giảng, 2008; Dibner và Buttin, 2002) cho rằng tính diệt khuẩn của các acid
hữu cơ chủ yếu dựa vào khả năng vượt qua màng tế bào và thâm nhập vào trong tế
bào vi khuẩn. Trong tế bào vi khuẩn, acid phân ly thành cation hydro và anion acid
làm pH bên trong tế bào giảm. Vi khuẩn phải sử dụng cơ chế bơm ATPase để đẩy
+

H ra khỏi tế bào, vi khuẩn bị mất năng lượng. Mặt khác pH giảm thì cũng ức chế
quá trình đường phân (glycolysis), tế bào vi khuẩn bị mất nguồn cung cấp năng
lượng. Khi phân ly trong tế bào, anion của acid không ra khỏi được tế bào, gây rối
loạn thẩm thấu. Những nguyên nhân này làm cho vi khuẩn bị chết.

Sơ đồ 2.5: Cơ chế tiêu giệt vi khuẩn của acid hữu cơ
(Nguồn: Theo Vũ Duy Giảng, 2008)

13


Các acid hữu cơ đi vào tế bào vi khuẩn ở trạng thái không phân ly. Sự phân
ly của acid hữu cơ lại phụ thuộc vào hằng số phân ly (pK a ) và pH của môi trường.
pK a càng cao thì độ phân ly càng lớn. Acid hữu cơ phân ly ít trong môi trường có
pH thấp và phân ly nhiều trong môi trường có pH cao. Ống tiêu hóa của heo có pH
khác nhau với các vị trí khác nhau. Ở dạ dày, pH thường thấp (2.5 – 3.5), acid hữu

cơ ở đây không phân ly hoặc phân ly rất ít, nhưng ở ruột non pH thường cao (6-7,5)
acid hữu cơ phân ly nhiều, thậm chí phân ly hoàn toàn. Khi đã phân ly acid hữu cơ
không có khả năng đi vào tế bào vi khuẩn và không còn tác dụng diệt khuẩn nữa.
Đối với vi khuẩn có lợi như Lactobacillus acidophilus, Streptococcus
faecium, Bifidobacterium … ít bị ảnh hưởng bởi acid hữu cơ vì bản thân chúng
thích nghi trong môi trường pH thấp và lên men sản xuất acid hữu cơ. Nhờ vậy mà
nhóm vi khuẩn này có ưu thế hơn, ức chế các loại vi khuẩn ưa môi trường pH trung
tính hoặc hơi kiềm
2.6. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ GIÁ TRỊ ĐỆM TRONG NGUYÊN LIỆU
THỨC ĂN
2.6.1. Khái niệm giá trị đệm B (buffer capacity value)
Giá trị đệm (B) được đánh giá bằng số ml acid HCl cần thiết để phản ứng với
10gram nguyên liệu thức ăn trong 100ml nước cất để đưa pH của thực liệu về giá trị
≤ 5. Khẩu phần thức ăn gia súc có giá trị đệm thấp về mặt thực hành nuôi dưỡng thú
non rất tốt, giá trị B của thức ăn thấp là yếu tố có lợi để giảm rối loạn sự tiêu hóa
thức ăn
2.6.2. Ý nghĩa giá trị đệm
Giá trị đệm của thức ăn rất quan trọng đối với thú non, bởi vì nó ảnh hưởng
đến sự tiêu hóa dưỡng chất. Sử dụng thức ăn có giá trị đệm cao làm tăng pH dạ dày,
giảm việc biến đổi pesinogen thành pepsin hoạt động để tiêu hóa protein, gây trở
ngại cho việc hòa tan để hấp thu các chất khoáng, nhất là chất khoáng vi lượng có
trọng lượng phân tử lớn vì vậy nó sẽ làm rối loạn tiêu hóa protein ở thú non. Ở môi
trường pH dạ dày cao, là điều kiện lý tưởng cho vi sinh vật có hại trong đường tiêu
hóa phát triển, điển hình là các vi khuẩn E.coli, Salmonella…

14


Thức ăn có giá trị đệm thấp thì chỉ cần một lượng acid thấp cũng có thể hạ
pH xuống, điều này rất có lợi vì nó sẽ cải thiện khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng

của heo, đặt biệt là heo con sau cai sữa. Ngoài ra giá trị đệm còn thúc đẩy hệ vi sinh
vật có lợi phát triển như: vi khuẩn Bifidobacterium và Lactobacilli. Chính vì vậy,
này nay với phương pháp cân đối tính toán khẩu phần thức ăn, ngoài cân đối
protein, năng lượng, acid amin, vitamin, khoáng ra thì trong dinh dưỡng hiện tại
người ta còn quan tâm đến giá trị B trong nguyên liệu thức ăn
Việc bổ sung acid hữu cơ vào khẩu phần thức ăn sẽ làm giảm giá trị đệm của
thức ăn, tạo sự acid hóa đường ruột từ đó làm giảm rối loạn tiêu hóa, ngăn ngừa tiêu
chảy.
2.6.3. Yếu tố ảnh hưởng đến giá trị đệm trong nguyên liệu thức ăn.
Trong khẩu phần thức ăn, muốn làm giảm giá trị đệm thì ta phải điều chỉnh
thành phần protein và khoáng cho hợp lý. Nếu hàm lượng protein và khoáng lớn sẽ
làm giá trị đệm tăng. Hàm lượng khoáng chiếm 5% trong khẩu phần sẽ khiến acid
dạ dày tăng cao. Ở heo con và heo đang có triệu chứng stress hiện tượng này sẽ dẫn
đến tăng pH dạ dày và rối loạn quá trình lên men. Như vậy giá trị đệm bị ảnh hưởng
bởi thành phần của khẩu phần thức ăn. (Jovanka Levic và ctv)
2.6.4. Một số nghiên cứu về giá trị đệm trong thức ăn chăn nuôi
Năm 1987, Jasaitis và cộng tác viên nghiên cứu giá trị đệm của nguyên liệu
thức ăn gia súc ở pH = 4 và pH = 9 với HCl 0,1N. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở
pH = 4, giá trị đệm của các thức ăn cung khoáng ( 4006 × 10-3 meq
(miliequivalent)), thức ăn cung năng lượng (78 × 10-3 meq), thức ăn có hàm lượng
protein cao (352 × 10-3 meq). Tác giả kết luận thức ăn cung khoáng có giá tri đệm
cao nhất. Trong các nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc hữu cơ thì nguyên liệu cung
protein có giá trị đệm cao nhất, nguyên liệu cung năng lượng và thức ăn lên men có
giá trị đệm thấp.
Năm 2000, Morz và ctv nghiên cứu ảnh hưởng của calcium benzoate có kết
hợp hoặc không kết hợp với acid hữu cơ ( 300 meq acid/kg thức ăn) trên năng lực
đệm của thức ăn, khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của heo. Kết quả,

15



calcium benzoate giảm giá trị đệm của thức ăn ( giá trị đệm thức ăn ở pH = 3) 54
meq/kg thức ăn và pH 0,4 đơn vị, khả năng tiêu hóa hồi tràng các acid amin tăng
2,4%. Acid hữu cơ giúp tăng khả năng tiêu hóa hồi tràng của hầu hết các acid amin
( trừ arginine, methionine và cystine). Nếu không quan tâm đến khả năng đệm thì
acid hữu cơ có tác dụng giảm pH thức ăn như sau fumaric acid formic acid nbutyric acid.
Lecic và ctv (2005) xác định giá trị đệm nguyên liệu thức ăn gia súc. Ở pH=5
với HCl 1M. Kết quả của nghiên cứu cho thấy protein có giá trị đệm cao (15-24ml),
ngũ cốc có giá trị đệm thấp (2-5ml). Giá trị đệm thức ăn cho heo sinh trưởng 8,95.
Nghiên cứu cho thấy giá trị đệm của thức ăn phụ thuộc vào thành phần nguyên liệu
thức ăn.
Lawlor và ctv (2005) xác định giá trị đệm nguyên liệu thức ăn sử dụng trong
thức ăn nuôi heo ở pH=3 và pH=4 với HCl 0,1N. Tác giả đã kết luận các nguyên
liệu cung khoáng, acid và muối acid có giá trị đệm cao nhất, trong đó acid có gía trị
âm. Các loại nguyên liệu như ngũ cốc, bột thịt, bột cá, protein thực vật, sữa, amino
acid, các sản phẩm từ thực vật có giá trị đệm cao, trong các nguyên liệu thức ăn có
nguồn gốc hữu cơ thì ngũ cốc có giá trị thấp nhất
2.7 Một số thực liệu dùng trong chăn nuôi
2.7.1. Thực liệu cung năng lượng
2.7.1.1 Bắp
Bắp có xuất xứ từ Châu Mỹ, là thực phẩm quan trọng trong chăn nuôi, với
hàm lượng tinh bột cao (730g tinh bột /kg VCK) và rất ít xơ nên bắp có giá trị năng
lượng trao chất cao 3300 – 3400 Kcal/kg. Trong khẩu phần cho heo, gà bắp thường
được dùng với tỉ lệ khá cao và có thể đưa tỷ lệ bắp lên đến 60 – 70%. Tuy nhiên, do
chất béo trong bắp chứa nhiều acid béo không no nên làm giảm chất lượng mỡ, nên
cần cho ăn ở mức thấp hơn ở cuối kỳ vỗ béo. Hạt bắp bao gồm phần vỏ ngoài
mỏng, lớp cám, lớp phôi nhũ rồi lớp phôi nằm trong cùng nhưng rất gần đầu vỏ của
hạt. Bắp dùng trong chăn nuôi chủ yếu là bắp vàng. Hàm lượng protein của bắp thấp
khoảng 8 – 9,5%. Protein trong bắp chủ yếu là zein; lysine rất thấp và hầu như là


16


không có tryptophan. Theo Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, (2001) thì bắp là loại
thức ăn dễ tiêu hóa 85 – 90%.
Nhược điểm chính của bắp là nguy cơ nhiễm aflatoxin từ nấm mốc
Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus. Bắp sử dụng trong thức ăn chăn nuôi
cần có mức aflatoxin thấp hơn 50 ppb. Hàm lượng aflatoxin trung bình của bắp ở
miền Nam theo Trần Văn An (1995) là 77 ppb. Độ ẩm của bắp để bảo quản tốt hạn
chế nấm mốc là dưới 13%. Theo Viện chăn nuôi quốc gia (1995) thì bắp hạt có ẩm
độ biến động từ 11,89 – 13,29%, năng lượng trao đổi 3248 Kcal/kg.
Về thành phần vitamin thì bắp vàng là nguồn cung cấp đáng kể các sắc tố
thuộc nhóm carotenoid, trong đó có β-caroten là tiền chất của vitamin A, một sắc tố
quan trọng khác trong nhóm carotenoid là xanthophyll. Xanthophyl mặc dù không
có giá trị vitamin A nhưng có tác dụng làm vàng lòng đỏ trứng, da chân, mỏ gà, nên
làm tăng giá trị thương mại của quầy thịt gà theo thị hiếu của người tiêu dùng.
2.7.1.2. Cám gạo
Cám gạo là sản phẩm phụ của công nghiệp xay xát lúa gạo. Lượng cám thu
được bình quân là khoảng 10% khối lượng lúa. Cám gạo được hình thành từ lớp vỏ
nội nhủ, mầm phôi của hạt và một phần của tấm. Cám gạo là loại bột khá mịn màu
vàng nhạt có mùi thơm. Cám gạo có hàm lượng lipip khá cao với nồng độ cao acid
béo không bão hòa nên khó bão quản lâu, cám trích béo có thể bảo quản lâu hơn,
việc tách dầu khỏi cám gạo làm giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng khoảng 20%
và làm giảm hàm lượng chất béo trong cám còn 1-2%. Tỷ lệ protein trong cám gạo
mịn có thể đạt 12 – 14%, chất béo 13 – 18%, xơ thô khoảng 7 – 8% và giá trị năng
lượng trao đổi có thể đạt 2600 – 2700 Kcal/kg. Cám gạo chứa hàm lượng vitamin
A, D, E và vitamin nhóm B cao hơn bắp. Đặc biệt trong dầu cám có chứa chất
chống oxy hóa tự nhiên nên hạn chế sự ôi của cám. Cám chứa tới 70% P ở dạng
phytin khó tiêu hóa. Cám có nhiều nguyên tố vi lượng quan trọng Fe, Cu, Co, Zn,
Se (FAO, 1989).

Tuy vậy, cám có nhược điểm dễ hút ẩm, mau ôi nên có vị đắng vì thế phải dự
trữ trong bao, xylo kín. Nếu cho heo ăn ngay thì chỉ nên dự trữ cám từ 7 – 10 ngày

17


×