Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

PHÂN LẬP MỘT SỐ VI KHUẨN THƯỜNG HIỆN DIỆN TRÊN VẾT MỔ TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH NHIỄM TRÙNG SAU PHẪU THUẬT TRÊN CHÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.28 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN - NUÔI THÚ Y
*******************

TĂNG KIM PHA

PHÂN LẬP MỘT SỐ VI KHUẨN THƯỜNG HIỆN DIỆN
TRÊN VẾT MỔ TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA
VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH NHIỄM TRÙNG
SAU PHẪU THUẬT TRÊN CHÓ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y
chuyên ngành Dược

Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ QUANG THÔNG

Tháng 8/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: TĂNG KIM PHA
Tên luận văn: “PHÂN LẬP MỘT SỐ VI KHUẨN THƯỜNG HIỆN
DIỆN TRÊN VẾT MỔ TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA VÀ THEO DÕI
TÌNH HÌNH NHIỄM TRÙNG SAU PHẪU THUẬT TRÊN CHÓ”
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp ngày


tháng

năm 2011.

Giáo viên hướng dẫn

TS. LÊ QUANG THÔNG

ii


LỜI CẢM ƠN
 Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
 Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, tôi xin gửi lời cám ơn tới:
Cha mẹ, anh chị, em đã luôn an ủi, động viên, tạo mọi điều kiện giúp tôi có
đủ nghị lực vượt qua mọi khó khăn thử thách để đến ngày hôm nay.
TS. Lê Quang Thông, TS. Hồ Thị Kim Hoa và BSTY. Lê Hữu Ngọc đã tận
tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.
Quý thầy, cô, anh chị và các bạn tại Bộ môn Cơ thể Ngoại khoa và bệnh xá
thú y, trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM đã tạo điều kiện cho tôi được lấy mẫu
và thực hiện đề tài.
 Để góp phần vào sự thành công của đề tài, tôi xin gửi lời cám ơn tới:
Các bạn của lớp DH06DY đã đồng hành cùng tôi trong suốt 5 năm đại học.
Tất cả các bạn, các anh, chị phòng thí nghiệm đã giúp đỡ tôi rất nhiều.

Xin chân thành cám ơn
TĂNG KIM PHA


iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Phân lập một số vi khuẩn thường hiện diện trên vết mổ trong
điều trị ngoại khoa và theo dõi tình hình nhiễm trùng sau phẫu thuật trên chó”
được thực hiện từ tháng 01/2011 đến tháng 06/2011 tại phòng Kiểm nghiệm Thú
sản – Môi trường và Sức khỏe Vật nuôi, Khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học
Nông Lâm - TP. HCM.
Qua thu thập 40 mẫu vết mổ, và theo dõi đối tượng khảo sát về tình hình
nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật chúng tôi đạt được các kết quả sau:
Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ trong điều trị phẫu thuật trên chó chiếm 12,5 %. Tỷ
lệ thú phẫu thuật thí nghiệm bị nhiễm trùng chiếm 17,5 % (5/29 ca), thú được phẫu
thuật điều trị hầu như không bị nhiễm trùng, với tỷ lệ 100 % ca đạt chỉ tiêu lành vết
mổ tốt. Trong 5 ca bị nhiễm trùng được ghi nhận đều là ca phẫu thuật thí nghiệm
may da trên chó bị mất một vùng da lớn chiếm tỷ lệ 20 %.
Phân lập vi khuẩn trên vết mổ phát hiện Escherichia coli hiện diện với tỷ lệ
cao nhất 57,5 %, tiếp sau đó là Staphylococcus aureus với tỷ lệ 37,5 %, và ít nhất là
Pseudomonas aeruginosa với tỷ lệ 22,5 %. Phân lập vi khuẩn trên vết mổ nhiễm
trùng phát hiện S. aureus hiện diện tỷ lệ cao nhất, P. aeruginosa và E. coli cùng
hiện diện với mức tỷ lệ là 40%.
Kiểm tra mức độ nhạy cảm đối với kháng sinh bằng phương pháp khuếch tán
trên thạch của 25 gốc E. coli cho thấy tỷ lệ nhạy cảm của loài này với kháng sinh
cefotaxime là cao nhất 84 %, đề kháng 64 % với ampicillin. Trong 11 gốc P.
aeruginosa tỷ lệ nhạy cảm với gentamicin là 100 %, streptomycin là 72,7 %, nhưng
đã

đề


kháng

hoàn

toàn

với

ampicillin



đề

kháng

63,6

%

với

trimethoprim/sulfamethoxazole. Trong 18 gốc S. aureus thì cefotaxime là nhạy cảm
nhất đạt tỷ lệ 88,8 %, với gentamicin 83,3 % và đề kháng với ampicillin 61,1 %.

iv


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa ...................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................... ii
Lời cám ơn ................................................................................................................. iii
Tóm tắt luận văn......................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................ v
Danh sách các hình..................................................................................................... ix
Danh sách các bảng .................................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................ 11
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 11
1.2 Mục đích.............................................................................................................. 12
1.3 Yêu cầu................................................................................................................ 12
Chương 2 TỔNG QUAN ........................................................................................ 13
2.1 Sơ lượt về phẫu thuật phẫu thuật thú y ............................................................... 13
2.1.1 Nhiễm trùng phẫu thuật.................................................................................... 13
2.1.2 Vô trùng trong phẫu thuật ................................................................................ 13
2.1.2.1 Tiệt trùng bằng phương pháp vật lý .............................................................. 14
2.1.2.2 Tiệt trùng bằng phương pháp hóa học .......................................................... 14
2.1.3 Phòng ngừa nhiễm trùng ngoại khoa ............................................................... 14
2.1.3.1 Chuẩn bị y phục và dụng cụ phẫu thuật ........................................................ 15
2.1.3.2 Chuẩn bị thú trước khi phẫu thuật................................................................. 15
2.1.3.3 Chuẩn bị bàn dụng cụ.................................................................................... 16
2.1.3.4 Chuẩn bị tay trước cuộc phẫu thuật .............................................................. 16
2.1.4 Tiến trình lành sẹo của vết thương ................................................................... 16
2.1.4.1 Giai đoạn viêm nhiễm ................................................................................... 16
2.1.4.2 Giai đoạn biểu mô hóa .................................................................................. 17
2.1.4.3 Giai đoạn tăng sinh sợi .................................................................................. 18
2.1.4.4 Giai đoạn trưởng thành ................................................................................. 18

v



2.1.5 Sự lành vết thương kín và không nhiễm trùng ................................................. 19
2.1.6 Sự lành của một vết thương hở và nhiễm trùng ............................................... 19
2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lành sẹo ............................................................. 20
2.1.7.1 Do vô trùng và sát trùng ................................................................................ 20
2.1.7.2 Kỹ thuật mổ và may vết thương .................................................................... 20
2.1.7.3 Tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của thú .................................................. 20
2.1.7.4 Do các yếu tố khác ........................................................................................ 21
2.2 Các nhóm nhiễm trùng trong phẫu thuật ............................................................. 21
2.2.1 Phân nhóm nhiễm trùng trong phẫu thuật ........................................................ 21
2.2.1.1 Nhiễm trùng do một bệnh nguyên thủy phải đưa đến phẫu thuật ................. 21
2.2.1.2 Nhiễm trùng do biến chứng của cuộc phẫu thuật.......................................... 21
2.2.1.3 Nhiễm trùng do biến chứng của chẩn đoán hoặc thủ thuật hỗ trợ ................ 22
2.2.1.4 Nhiễm trùng không liên hệ tới bệnh phẫu thuật nguyên thủy ....................... 22
2.2.1.5 Nhiễm trùng do biến chứng của việc lắp bộ phận giả vào cơ thể ................. 22
2.2.2 Các vi khuẩn có liên quan đến đề tài ............................................................... 22
2.2.2.1 Staphylococcus aureus .................................................................................. 22
2.2.2.2. Escherichia coli............................................................................................ 24
2.2.2.3. Pseudomonas aeruginosa ............................................................................ 25
2.3 Kháng sinh .......................................................................................................... 27
2.3.1 Khái niệm ......................................................................................................... 27
2.3.2 Phân loại kháng sinh ........................................................................................ 27
2.3.3 Đề kháng kháng sinh trong điều trị .................................................................. 28
2.3.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả tác động của kháng sinh lên vi khuẩn .......... 29
2.3.4.1 Phương pháp định tính .................................................................................. 29
2.3.4.2 Phương pháp định lượng ............................................................................... 32
2.4 Lược duyệt công trình nghiên cứu có liên quan ................................................. 35
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ............................... 36
3.1 Thời gian và địa điểm ......................................................................................... 36
3.1.1 Thời gian tiến hành .......................................................................................... 36


vi


3.1.2 Địa điểm tiến hành .......................................................................................... 36
3.2 Đối tượng khảo sát .............................................................................................. 36
3.3 Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi ........................................................... 37
3. 4 Phương pháp tiến hành ....................................................................................... 38
3.4.1 Theo dõi sự lành vết thương ............................................................................ 38
3.4.1.1 Trước và trong khi phẫu thuật ....................................................................... 38
3.4.1.2 Chăm sóc hậu phẫu ....................................................................................... 38
3.4.2 Phân lập vi khuẩn ............................................................................................. 39
3.4.2.1 Cách lấy mẫu và bảo quản mẫu .................................................................... 39
3.4.2.2 Môi trường và hóa chất ................................................................................ 40
3.4.2.3 Qui trình phân lập E. coli .............................................................................. 41
3.4.2.4 Qui trình phân lập P. aeruginosa .................................................................. 42
3.4.2.5 Qui trình phân lập S. aureus.......................................................................... 43
3.4.3 Kiểm tra khả năng đề kháng ............................................................................ 44
3.4.3.1 Chuẩn bị môi trường thử kháng sinh đồ ....................................................... 44
3.4.3.2 Chuẩn bị huyễn dịch vi khuẩn....................................................................... 44
3.4.3.3 Cấy vi khuẩn bằng que tăm bông .................................................................. 45
3.4.3.4 Đặt đĩa giấy kháng sinh ................................................................................. 45
3.4.3.5 Đọc kết quả ................................................................................................... 45
3.5 Cách tính toán ..................................................................................................... 46
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 47
4.1 Theo dõi sự lành vết mổ ...................................................................................... 47
4.2 Phân lập và định danh vi khuẩn .......................................................................... 50
4.2.1 Phân lập vi khuẩn từ mẫu vết mổ may da ........................................................ 50
4.2.2 Phân lập vi khuẩn từ mẫu vết mổ nhiễm trùng ................................................ 52
4.3 Kiểm tra khả năng đề kháng của vi khuẩn .......................................................... 52

4.3.1 Kết quả thực hiện kháng sinh đồ đối với các gốc E. coli ................................. 53
4.3.2 Kết quả thực hiện kháng sinh đồ đối với các gốc P. aeruginosa ..................... 54
4.3.3 Kết quả thực hiện kháng sinh đồ đối với các gốc S. aureus ............................ 55

vii


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 56
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 56
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 58
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 60

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1 Hình thái vi khuẩn E.coli dưới kính hiển .................................................. 41
Hình 3.2 Hình thái vi khuẩn P. aeruginosa dưới kính hiển vi ................................. 42
Hình 3.3 Khuẩn lạc P. aeruginosa trên thạch máu .................................................. 42
Hình 3.4 Hình thái vi khuẩn S. aureu dưới kính hiển vi .......................................... 43
Hình 3.5 Khuẩn lạc S. aureus .................................................................................. 43
Hình 3.6 Kết quả thử kháng sinh đồ ........................................................................ 46
Hình 4.1 Vết mổ lành tốt trước và sau khi cắt chỉ ................................................... 50
Hình 4.2 Vết mổ có dấu hiệu nhiễm trùng ............................................................... 50

ix



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Đặc điểm sinh hóa của một số loài Pseudomonas .................................... 26
Bảng 2.2 Đường kính vòng vô khuẩn ...................................................................... 33
Bảng 3.1 Bảng phân bố lấy mẫu và số lượng mẫu................................................... 40
Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm trùng theo nội dung phẫu thuật............................................ 47
Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ theo địa điểm chăm sóc hậu phẫu ................... 49
Bảng 4.3 Kết quả phân lập vi khuẩn từ mẫu vết thương khi may đóng da .............. 51
Bảng 4.4 Kết quả phân lập vi khuẩn từ vết mổ nhiễm trùng .................................... 52
Bảng 4.5 Kết quả thực hiện kháng sinh đồ đối với gốc E. coli................................ 53
Bảng 4.6 Kết quả thực hiện kháng sinh đồ đối với gốc P. aeruginosa.................... 54
Bảng 4.7 Kết quả thực hiện kháng sinh đồ đối với gốc S. aureus ........................... 55

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay việc tiến hành phẫu thuật trên thú nhỏ rất phổ biến nhằm hướng
đến nhiều mục đích khác nhau như điều trị, thẩm mỹ hay phẫu thuật thực nghiệm.
Để giúp vết mổ mau lành và đẹp ngoài đòi hỏi sự chính xác, khéo léo của phẫu
thuật viên thì khâu vô trùng trong phẫu thuật cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, trên
thực tế khâu vô trùng trong phẫu thuật thú y vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Tuy kháng sinh đã giúp khắc phục phần lớn các ca nhiễm trùng sau phẫu thuật song
đó không phải là giải pháp tối ưu khi mà thế giới đang lên tiếng kêu gọi hạn chế tối
đa việc sử dụng kháng sinh. Do đó nâng cao hiệu quả vô trùng trong phẫu thuật là
việc làm rất cần thiết. Mặc dù việc khám phá ra phương pháp vô trùng và sát trùng
đã đẩy nhanh sự phát triển của ngành phẫu thuật hiện đại. Song vấn đề nhiễm khuẩn
vào vết thương vẫn còn làm phiền lòng hầu hết các phẫu thuật viên trong lĩnh vực
nhân y cũng như thú y.

Nhiễm khuẩn vết mổ là dạng biến chứng thường gặp trong phẫu thuật ngoại
khoa, đó là một trong ba trở ngại lớn ngăn cản sự tiến bộ của ngoại khoa. Nguyên
nhân gây ra nhiễm khuẩn vết mổ có thể là do đặc tính bệnh, cơ địa hoặc do các yếu
tố từ nơi tiến hành phẫu thuật như: cơ sở vật chất, thao tác của phẫu thuật viên, môi
trường xung quanh. Các nguyên nhân trên tạo điều kiện cho nhóm tác nhân gây
nhiễm khuẩn vốn có mặt ở khắp nơi có điều kiện xâm nhập vào vết mổ và gây ra
nhiễm trùng. Trong đó, tác nhân phổ biến phải nhắc đến là Staphylococcus spp,
Escherichia coli, Pseudomonas spp, Streptococcus spp,... Chúng hiện diện khắp nơi
như trong không khí, trong đất, nước lẫn trên cơ thể sống.

11


Nhằm bước đầu xây dựng quy trình kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn trên
vết mổ trong quá trình phẫu thuật để đánh giá hiệu quả vô trùng và hiệu quả của
một số loại kháng sinh thường sử dụng phổ biến hiện nay, được sự đồng ý của khoa
Chăn Nuôi Thú y trường đại học Nông Lâm TP. HCM cùng với sự giúp đỡ và
hướng dẫn của TS. Nguyễn Quang Thông, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Phân lập
một số vi khuẩn thường hiện diện trên vết mổ trong điều trị ngoại khoa và theo
dõi tình hình nhiễm trùng sau phẫu thuật trên chó”.
1.2 Mục đích
Nhằm bước đầu xác định mô hình vi khuẩn hiện diện trên vết mổ qua đó
giúp đánh giá tình trạng vô trùng trong phẫu thuật, khắc phục tình trạng nhiễm trùng
vết mổ và giúp các bác sĩ thú y có định hướng lựa chọn kháng sinh phù hợp trong
việc phòng và trị nhiễm trùng sau phẫu thuật.
1.3 Yêu cầu
Phân lập một số vi khuẩn thường hiện diện trên vết mổ như: Staphylococcus
aureus, Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa trong các trường hợp phẫu
thuật thí nghiệm và phẫu thuật điều trị. Phân lập vi khuẩn trong các trường hợp vết
thương bị nhiễm trùng trong quá trình hậu phẫu.

Kiểm tra khả năng đề kháng của các gốc vi khuẩn phân lập được với 1 số
loại kháng sinh thông dụng.

12


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lượt về phẫu thuật phẫu thuật thú y (Lê Văn Thọ, 2009)
2.1.1 Nhiễm trùng phẫu thuật
Nhiễm trùng ngoại khoa được định nghĩa là tình trạng nhiễm trùng tại vùng
mổ hay các vết thương. Được gọi là có nhiễm trùng trong trường hợp có chảy dịch
qua vết mổ ra ngoài, dịch có thể là mủ hay không. Nếu không phải là mủ thì được
xếp vào nhóm nhiễm trùng nhẹ. Trước đây, nhiễm trùng sau phẫu thuật là một trong
ba trở ngại lớn cho sự tiến bộ của ngoại khoa bên cạnh vấn đề kiểm soát sự đau đớn
và mất máu, rối loạn nước, chất điện giải.
Nhiễm trùng vào vết thương là một vấn đề lớn kể từ khi bắt đầu cuộc phẫu
thuật. Trong nhiều năm qua, các phẫu thuật viên đã phát triển không ngừng các
trình tự chi tiết để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vào vết thương. Nhưng nhiễm trùng
vào vết thương vẫn còn là một yếu tố quan trọng, ngay cả dưới những điều kiện vô
trùng. Vì vậy để ngăn ngừa nhiễm trùng đòi hỏi phải chú ý thật nghiêm ngặt kỹ
thuật vô trùng.
2.1.2 Vô trùng trong phẫu thuật
Vi khuẩn hiện diện ở khắp mọi nơi, vô trùng là những biện pháp nhằm ngăn
chặn sự xâm nhập của của vi khuẩn vào vết thương do phẫu thuật hoặc thương tích,
đảm bảo cho mầm bệnh không hiện diện trong mô sống. Không có sự hiện diện của
mầm bệnh trên mô sống tạo nên tình trạng vô trùng.
Vô trùng là những biện pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào
vết thương do phẫu thuật hoặc thương tích.


13


Tiệt trùng là một sự loại bỏ hoàn toàn khả năng sống của vi khuẩn, cả vi
khuẩn lẫn bào tử. Tiệt trùng có thể chia làm hai nhóm chính là tiệt trùng bằng
phương pháp vật lý và tiệt trùng bằng phương pháp hóa học.
2.1.2.1 Tiệt trùng bằng phương pháp vật lý
Đây là biện pháp vô trùng bằng cách sử dụng tác nhân vật lý như: tiệt trùng
bằng nhiệt năng tức là dùng năng lượng nhiệt để thiêu đốt, tiêu diệt vi khuẩn. Có thể
sử dụng ngọn lửa đèn cồn, máy khử trùng bằng hơi nước nóng với áp suất (máy
Autoclave) hay sử dụng các biện pháp thủ công cổ điển như hấp, sấy, luộc. Tiệt
trùng bằng hơi nước nóng tương đối đơn giản nhưng với điều kiện vật dụng không
bị hơi nước nóng làm hư hỏng. Tiệt trùng bằng các bức xạ ion hay các tia cực tím.
Các phương pháp này phần lớn được sử dụng trên các đồ vật, các dụng cụ y khoa.
Tùy theo tính năng và đặc điểm chịu nhiệt của mỗi loại dụng cụ mà người ta lựa
chọn phương pháp thích hợp.
2.1.2.2 Tiệt trùng bằng phương pháp hóa học
Đây là biện pháp vô trùng bằng các tác nhân hóa học, sử dụng các chất hóa
học dạng khí hay dạng rắn như các loại thuốc sát trùng hay tẩy trùng để loại bỏ vi
khuẩn. Việc sử dụng các chất sát trùng và tẩy trùng cũng là một trong những biện
pháp vô trùng hữu hiệu được sử dụng rộng rãi trên cả đồ vật lẫn mô sống. Theo tổ
chức Y tế Thế Giới (WHO), sát trùng là một thao tác với kết quả tức thì loại trừ,
tiêu diệt hay ức chế các vi cơ sống trên bề mặt một cơ thể sống còn khử trùng là
thực hiện trên bề mặt các cơ chất trơ.
Các chất hóa học được sử dụng phổ biến hiện nay là: ethylene oxide,
formaldehyde, betapropiolactone, alcohol, aldehyde, chlorhexidine, iodine, phenol
và các hợp chất amon bậc 4.
2.1.3 Phòng ngừa nhiễm trùng ngoại khoa
Việc ngăn ngừa nhiễm trùng trong phẫu thuật là mục tiêu hàng đầu của vô
trùng phẫu thuật hiện đại. Đối với những ca phẫu thuật lớn, nhằm góp phần hạn chế

và phòng ngừa vấn đề nhiễm trùng một cách hiệu quả thì việc phẫu thuật phải được
bắt đầu từ khâu vô trùng trong phẫu thuật.

14


Tuy nhiên, do hạn chế về vấn đề kinh tế nên khâu vô trùng trong phẫu thuật
thú ý tại Việt Nam cũng như vài quốc gia đang phát triển khác vẫn chưa được chú ý
quan tâm đúng mức.
Để đạt được hiệu quả cao nhất, theo Lê Văn Thọ (2009) đội ngũ phẫu thuật
viên phải thực hiện đầy đủ các nội dung công việc sau:
2.1.3.1 Chuẩn bị y phục và dụng cụ phẫu thuật
(a)

Y phục
Bao gồm áo mổ, nón, khẩu trang, găng tay. Dùng khăn vải gói lại theo hình

bao thư sau đó mang đi hấp tiệt trùng trước khi sử dụng.
(b)

Dụng cụ
Bao gồm tất cả các dụng cụ cần dùng trong quá trình phẫu thuật tùy thuộc

mục đích của mỗi ca phẫu thuật và tùy theo sở thích và thói quen của phẫu thuật
viên. Các dụng cụ được rửa sạch, lau thật khô, xâu lại từng xâu theo chủng loại rồi
gói lại vào một gói chung với vải trùm giải phẫu sau đó mang đi hấp tiệt trùng.
2.1.3.2 Chuẩn bị thú trước khi phẫu thuật
Thú phẫu thuật phải cho nhịn ăn 12 tiếng trước khi phẫu thuật để giảm thiểu
sự ói mửa và hít chất trào ngược vào trong quá trình gây mê. Trước khi phẫu thuật,
thú phải được cạo lông sạch sẽ ở vùng giải phẫu vì da và lông thú là nguồn chứa vi

khuẩn. Vi khuẩn thường cư trú trên da bình thường của chó, mèo là Staphylococcus
spp., Micrococcus, Streptococcus spp., Actinetobacter, Clostridium spp. Những vi
khuẩn này khu trú thường xuyên trên lông và bề mặt da của thú dễ cảm nhiễm vào
vết mổ gây nhiễm trùng vết thương sau khi mổ (Lê Văn Thọ, 2009).
Để sát trùng da, người ta dùng một miếng gạc tẩm Chlorhexidine chà lên da.
Đầu tiên chà một đường ở chính giữa nơi sẽ mổ, sau đó chà lan ra hai bên trái và
phải của vùng da đã cắt lông. Thay bằng một miếng gạt khác và làm tương tự như
trên hoặc có thể dùng dung dịch cồn iode để chà lên da, phương pháp này tương đối
có hiệu quả.

15


2.1.3.3 Chuẩn bị bàn dụng cụ
Trước tiên phải đặt gói y phục giải phẫu lên một đầu bàn mở ra sao cho tấm
khăn trùm kín một đầu bàn. Tiếp theo đặt gói dụng cụ ở đầu bàn còn lại mở ra sao
cho khăm trùm kín phần đầu bàn còn lại. Lưu ý: không được dùng tay trần chưa
mang găng tay sờ vào bất cứ vật gì đã được hấp tiệt trùng.
2.1.3.4 Chuẩn bị tay trước cuộc phẫu thuật
Phẫu thuật viên và những người trong nhóm mổ là những người đầu tiên có
khả năng mang nguy cơ nhiễm trùng vào vết mổ. Bộ môn vi sinh của Đại Học Y
khoa Hà Nội đã điều tra và thấy trên bàn tay mới rửa xà phòng thông thường còn có
tới hơn 40 loại vi sinh vật cả lành tính lẫn gây bệnh. Vì vậy mỗi người phải chuẩn
bị tay cẩn thận trước khi mổ. Khi sửa soạn tay, các móng tay phải được cắt ngắn,
tháo bỏ các đồ trang sức trên tay ra, tay phải được chà rửa bằng bàn chải mềm với
xà phòng, sau đó tay được lau khô với khăn sạch và sát trùng tay bằng dung dịch
thuốc sát trùng loại không gây xót da, sau đó mang găng tay phẫu thuật vào ngay.
2.1.4 Tiến trình lành sẹo của vết thương
Sự lành vết thương có được khi cơ thể hủy diệt chất gây viêm và đem lại
trạng thái bình thường ở vùng bị thương tổn (Nguyễn Văn Khanh, 2005).Vết thương

phẫu thuật là loại tổn thương đã được dự tính, xảy ra trong môi trường y tế đặc biệt.

Vết thương được làm sạch, cầm máu tốt, có bờ đều đặn. Nếu không có những yếu tố
khác tham gia, loại vết thương này thường chóng lành và không cần can thiệp. Theo
Lê Văn Thọ (2009) quá trình lành sẹo của vết thương được chia làm bốn giai đoạn
xảy ra đồng thời và kết hợp với nhau.
2.1.4.1 Giai đoạn viêm nhiễm
Bao gồm hai quá trình riêng biệt
(a)

Quá trình đáp ứng mạch máu
Ngay sau khi có vết thương, những mạch máu nhỏ sẽ co lại sau 5 - 10 phút,

dẫn đến sự cầm máu và tích tụ các tế bào trong phạm vi mạch máu này. Tiểu cầu
tích tụ ở vết thương và phản ứng với thrombine hình thành cục máu đông. Mạch
bạch huyết dễ vỡ nên thường hư hại nhiều hơn so với sự đứt mạch máu. Những mô

16


bị hư hại sẽ phóng thích những chất trung gian hóa học được gọi là các cytokine,
đồng thời nó cũng phóng thích serotonin từ những tế bào Mast và những chất gây
co mạch khác để hoạt hóa làm đông máu, kết quả làm biến đổi fibinogen thành
fibrin, làm ổn định máu đông. Tại thời điểm này, prostaglandin và bổ thể đã được
hoạt hóa gây dãn mạch làm tăng tính thấm, làm cho dịch và những thành phần
tương tự như huyết tương có chứa những enzyme, protein, kháng thể và bổ thể thoát
ra khỏi mạch máu. Điều này cho phép huyết tương ngấm vào các mô chung quanh
vùng vết thương, gây viêm do rỉ dịch. Trên lâm sàng, quá trình này được thể hiện
bằng sự phù nề, sưng của vết thương.
(b)


Quá trình đáp ứng tế bào
Quá trình đáp ứng tế bào của giai đoạn viêm nhiễm xảy ra đồng thời, có sự

xâm nhập kết dính và xuyên mạch của các bạch cầu xuất hiện. Chính sự khuếch tán
của bạch cầu sẽ kích thích sự di chuyển và làm tăng nồng độ của bạch cầu trung tín
đi vào vùng vết thương. Tại vết thương, những tế bào bạch cầu trung tính sẽ thực
bào vi trùng, vật lạ, các mô hoại tử. Hiện tượng thực bào xảy ra cao nhất vào 2-3
ngày đầu của vết thương. Hoạt động này sẽ kết thúc vào ngày thứ 3 trừ khi có sự
nhiễm trùng vết thương.
Bạch cầu đơn nhân được hoạt hóa chuyển thành đại thực bào và di chuyển
vào vết thương, nó sản xuất những yếu tố tăng trưởng và cytokine để dọn dẹp sạch
sẽ những chất bẩn và vi khuẩn. Bạch cầu đơn nhân chiếm ưu thế vào ngày thứ 3 đây
là tế bào đặc thù của quá trình viêm nhiễm mãn tính. Ngoài ra nó còn giữ vai trò
quan trọng trong việc thu hút các nguyên sợi bào, xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu
của vết thương.
2.1.4.2 Giai đoạn biểu mô hóa
Giai đoạn biểu mô hóa dẫn đến sự hình thành một lớp tế bào bề mặt băng
ngang vết thương. Lớp này được xem như hàng rào bảo vệ sự xâm nhập của vi
khuẩn và vật lạ.
Sau khi có vết thương hoặc chấn thương, tế bào đáy quanh mặt vết thương
lớn ra và tăng sinh. Sự hình thành cục máu trong vết thương sẽ hình thành cầu

17


fibrine, nhờ đó các tế bào biểu mô di chuyển ngang qua vết thương. Sự di chuyển
xuất hiện từ bờ vết thương đi vào trung tâm, trong vòng 48 giờ bờ vết thương sẽ áp
lại và được bao phủ hoàn toàn bởi một lớp biểu mô. Tuy nhiên, lớp biểu mô này rất
mỏng và lỏng lẻo, dễ bị tổn thương. Sự tăng sinh và biệt hóa của biểu mô được tiếp

tục cho đến khi sự hình thành sẹo xơ được thành lập.
2.1.4.3 Giai đoạn tăng sinh sợi
Sự tăng sinh sợi dẫn đến sự hình thành sẹo xơ tạo nên sức bền co giãn cho
vết thương. Những nguyên sợi bào tạo một mạng sợi collagen. Khi có sự hiện diện
của oxygen và vitamin C thích hợp thì những mô hạt được hình thành. Nguyên sợi
bào tạo ra một lớp collagen để lắp đầy chỗ trống trong vết thương và tạo mới mao
mạch. Oxygen được kết hợp chặt chẽ bởi 2 amino acid đó là proline và lysine, cả
hai cần thiết cho sự tổng hợp chuỗi collagen. Vitamin C cần thiết cho sự chuyển hóa
nhóm hydroxy của proline thành hydroxyproline. Đỉnh cao nhất của sự hình thành
collagen là vào ngày thứ 7 của vết thương và tiếp tục sản xuất collagen cho đến tuần
thứ 6.
Collagen là một loại protein phức tạp chịu trách nhiệm trực tiếp cho sự bền
chắc của vết thương. Collagen tạo thành cái một khung cho sự hình thành các mao
quản mới, để từ đó cung cấp chất dinh dưỡng và oxy. Phức hợp collagen và mao
mạch hình thành lâm sàng dưới dạng mô hạt, vào cuối tuần thứ 4 của vết thương tốc
độ tổng hợp collagen và nguyên sợi bào giảm.
2.1.4.4 Giai đoạn trưởng thành
Giai đoạn này kéo dài từ 3 tuần tới 2 năm. Những sợi collagen ban đầu là
một tổ chức sợi collagen còn ở dạng keo gelatin mềm chưa trưởng thành, sau đó
một số sợi này sẽ bị thoái hóa và được thay thế bằng những sợi collagen mới có trật
tự hơn. Các sợi collagen mới này dính vào nhau làm tăng độ bền của sẹo. Quá trình
này làm tăng sức bền của vết thương, nhưng sức bền tối đa của mô sẹo chỉ bằng 80
% so với mô bình thường. Độ bền của vết thương trên da trong tuần lễ đầu chỉ đạt
được 5 %, đạt mức 15-20 % sau 3 tuần và đạt mức 60 % sau 4 tháng.

18


Sự co thắt vết thương xuất hiện sớm vào ngày thứ 5, do nguyên sợi bào cơ
kéo hai bờ vết thương sát lại gần nhau, làm giảm kích thước vết thương. Quá trình

co thắt vết thương có khả năng làm biến dạng các mô xung quanh vết thương gây
nên sự co rút sẹo. Hình dạnh sẹo tùy thuộc vào sự cân bằng của sự tổng hợp và phá
hủy collagen trong quá trình tái tạo theo kiểu có thứ tự. Tuy nhiên sẹo lồi còn tùy
thuộc vào thể tạng của từng cá thể.
2.1.5 Sự lành vết thương kín và không nhiễm trùng
Điển hình của trường hợp này là khi cắt bỏ buồng trứng của chó cái. Diễn
tiến tái thiết này được gọi là sự lành sơ cấp. Vết cắt được may khít lại, chỉ mất rất ít
mô, máu cũng chảy ít và không có nhiễm trùng. Sự tái thiết khởi đầu khoảng 12 giờ
sau bằng sự sinh sản của sợi phôi bào và huyết quản phôi bào. Sợi phôi bào nối hai
mặt cắt với nhau và có thể rút chỉ vào ngày thứ tư, mặt sợi co lại và mô tạo ra gọi là
sẹo. Trong khi đó các huyết quản phát triển nuôi mô mới sinh. Cùng lúc, các biểu bì
ở bề mặt tái tạo quanh rìa vết thương và bao phủ vết thương khoảng ngày thứ tư.
Nơi sẹo tái tạo không có lông và tuyến mồ hôi. Nhìn bên ngoài vết sẹo màu trắng
bắt đầu có từ ngày thứ ba (Nguyễn Văn Khanh, 2005).
2.1.6 Sự lành của một vết thương hở và nhiễm trùng
Diễn tiến này được gọi là sự lành thứ cấp. Mô bị mất nhiều và miệng vết
thương chứa đầy máu. Hiện tượng rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, khó cầm máu
tạo thành khối huyết thanh huyết tụ. Chính khối huyết thanh huyết tụ này làm cho
tách rời các mô đang lành, nó là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển
(Lê Văn Thọ, 2009).
Đa hạch bào trung tính xuất hiện xung quanh vết thương để chống lại các vi
trùng xâm nhập nên ngày thứ 2 có thể thấy mủ ở vết thương. Nếu vào lúc này khối
máu động trong mô được dời đi hoàn toàn, bề mặt vết thương được bao phủ bởi các
hạt màu đỏ và mô mới được tạo này gọi là mô hạt. Sau đó, các sợi phôi bào và mao
quản trong mô này tiếp tục phát triển để lắp lỗ hổng do vết thương gây ra. Mô mới
không có thần kinh nên không có cảm giác.

19



Trong khi diễn tiến tạo mô hạt tiếp tục, biểu bì chung quanh vết thương sẽ
triển dưỡng và tăng sinh. Các tế bào biểu bì mới tạo có thể thấy vào ngày thứ hai
hoặc thứ ba. Nếu tiết dịch viêm không được lấy ra khỏi vết thương, biểu mô sẽ
không bao phủ được và vết thương bị loét. Nếu dịch viêm được đem đi hết, biểu bì
bao phủ hoàn toàn thì vùng đó không còn thấy huyết quản và máu. Chất keo của mô
liên kết bên dưới co rút làm vết thương khi lành sẽ méo mó, lồi lõm (Nguyễn Văn
Khanh, 2005).
2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lành sẹo
2.1.7.1 Do vô trùng và sát trùng
Trước khi tiến hành phẫu thuật việc sát trùng dụng cụ và vật liệu phẫu thuật
làm không đúng kỹ thuật. Khi tiến hành phẫu thuật, việc chuẩn bị vùng giải phẫu
không đúng cách, lựa chọn địa điểm thực hiện cuộc phẫu thuật không phù hợp, tẩy
uế vùng vết thương bị làm độc không đúng cách, che đậy da không hoàn hảo khi
phẫu thuật.
2.1.7.2 Kỹ thuật mổ và may vết thương
Trong quá trình mổ, các thao tác kỹ thuật không đúng cách như: sờ mó mạnh
tay, dùng kẹp không đúng cách, cắt mô không đúng cách, cầm máu không kỹ làm
cho mô bị tổn thương nhiều làm tăng số lượng mô hoại tử, chết và sự hiện diện của
các vật lạ cũng như vị trí vết thương cũng ảnh hưởng đến sự lành sẹo. Kỹ thuật may
đóng vết thương không đúng cách, may quá chặt hoặc quá lỏng lẻo làm 2 mép vết
thương không khít lại với nhau, làm nút cột không đúng cách, lựa chọn loại kim chỉ
may không phù hợp cũng là một trong số những yếu tố ảnh hưởng đến sự lành sẹo.
2.1.7.3 Tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của thú
Những thú lớn tuổi, béo phì, sự lành sẹo thường rất chậm do da, gân mất đàn
hồi. Thú khỏe mạnh, được cho ăn đầy đủ thì vết thương sẽ mau lành. Ngược lại,
những thú bị thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các chất như: carbohydrate, protein, Zn,
vitamin A, B, C, E sẽ làm chậm sự lành sẹo. Thú mắc phải các bệnh mãn tính, giảm
bạch cầu, bệnh cấp tính, nhiễm trùng toàn thân hay tại chỗ cũng đều ảnh hưởng đến
sự lành sẹo.


20


2.1.7.4 Do các yếu tố khác
Thú được chỉ định sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng lên sự chuyển hóa của
tế bào như hóa trị liệu, các loại thuốc kháng viêm corticoide, nonsteroide,
progesterone liều cao kéo dài trước phẫu thuật. Đáp ứng miễn dịch bất thường của
cơ thể thú như dị ứng, chiều hướng vết thương, vị trí mổ cũng ảnh hưởng đến quá
trình lành sẹo. Sau khi mổ còn để sót lại nhiều mô hoại tử hoặc các dụng cụ mổ,
bông băng, lông thú. Không giữ cho vết thương ở trong tình trạng bất động.
2.2 Các nhóm nhiễm trùng trong phẫu thuật
Da và niêm mạc là một hàng rào bảo vệ bao phủ khắp bề mặt của cơ thể. Quá
trình rạch da trong phẫu thuật đã trực tiếp phá vỡ lớp bảo vệ này, khi hàng rào này
bị thủng nghĩa là bị một tổn thương, ta có thể coi là một vết thương hở mầm bệnh sẽ
xâm nhập dễ dàng. Trong vết thương hở, người ta đã thấy nhiều loại mầm bệnh
nhưng chủ yếu là các tụ cầu và trực khuẩn. Đôi khi, gặp cả vi trùng yếm khí.
2.2.1 Phân nhóm nhiễm trùng trong phẫu thuật
2.2.1.1 Nhiễm trùng do một bệnh nguyên thủy phải đưa đến phẫu thuật
Loại nhiễm trùng này là các dạng như: áp-xe, viêm phúc mạc, viêm màng
phổi hay những nhiễm trùng vào các xoang của cơ thể. Việc điều trị bằng can thiệp
phẫu thuật lên loại nhiễm trùng này là việc điều trị nhiễm trùng trực tiếp.
2.2.1.2 Nhiễm trùng do biến chứng của cuộc phẫu thuật
Khi tiến hành phẫu thuật da và cân bị cắt đứt, làm mất khả năng của hàng rào
bảo vệ tự nhiên trên cơ thể nên lúc này cơ thể không còn khả năng chống lại sự cảm
nhiễm từ bên ngoài vào cơ thể. Nhiễm trùng vết thương sau mổ là kết quả từ sự cảm
nhiễm vi khuẩn trong hoặc sau thủ tục mổ xẻ. Nguy cơ thay đổi theo mức độ cảm
nhiễm vi khuẩn và loại thủ tục mổ xẻ đã thực hiện. Vi khuẩn cảm nhiễm vào vết
thương liên quan đến hệ vi sinh vật của vùng đó. Mặc dù đã được duy trì tình trạng
vô trùng, nhưng hầu hết các vết thương phẫu thuật luôn bị cảm nhiễm vi khuẩn với
nhiều mức độ khác nhau.


21


2.2.1.3 Nhiễm trùng do biến chứng của chẩn đoán hoặc thủ thuật hỗ trợ
Trên những thú bị chấn thương nghiêm trọng thì cần đòi hỏi nhiều kỹ thuật
mổ xẻ ở mức độ phức tạp hơn, và những biện pháp hỗ trợ sau mổ cũng như kỹ thuật
chẩn đoán, giám sát cũng phổ biến hơn như: điều trị bằng cách tiêm truyền liên tục
vào tĩnh mạch, đặt ống thông nội khí quản hay đặt ống thông tiểu.
Các phương pháp hỗ trợ đều có chung vấn đề là nếu sử dụng điều trị liên tục
với thời gian dài bằng các phương pháp điều trị hỗ trợ thì nguy cơ dẫn đến nhiễm
trùng sẽ gia tăng và nếu dụng cụ được đưa vào ở nơi có sự nhiễm trùng ở vùng cạn
thì sự nhiễm trùng hệ thống sẽ tiếp theo sau đó.
2.2.1.4 Nhiễm trùng không liên hệ tới bệnh phẫu thuật nguyên thủy
Thú được điều trị phẫu thuật luôn có nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm
trùng. Các bệnh này hoàn toàn không liên quan đến bệnh phải can thiệp phẫu thuật
như sự suy nhược, sốt sau mổ có thể xảy ra do viêm ruột bởi Parvovirus, bệnh
Carrre hoặc bệnh viêm thanh khí quản ở mèo. Do đó phải điều tra bệnh sử thật kỹ
để tránh nhầm lẫn trong chẩn đoán các biến chứng sau phẫu thuật.
2.2.1.5 Nhiễm trùng do biến chứng của việc lắp bộ phận giả vào cơ thể
Việc gắn các bộ phận giả đôi khi đưa đến nhiễm trùng vùng mô xung quanh
nơi gắn bộ phận giả. Trong phẫu thuật thú y có hai sự nhiễm trùng gắn bộ phận giả
hầu như phổ biến là đường may và thay thế toàn bộ khớp chậu đùi. Biến chứng
trong việc thay thế khớp chậu đùi ở chó được giảm thiểu nếu chú ý đến vô trùng.
2.2.2 Các vi khuẩn có liên quan đến đề tài
2.2.2.1 Staphylococcus aureus
S. aureus thuộc họ Micrococcaceae. Họ này hiện nay có ít nhất là 28 loài
khác nhau. Trong đó, loài S. aureus là quan trọng nhất. S. aureus còn được gọi là S.
pyogenes. Trong tự nhiên chúng thường được tìm thấy trên da, mũi, tóc hay lông
của các loài động vật máu nóng và trong các sản phẩm động vật như: thịt, trứng,

sữa... là vi trùng có tính chất cơ hội, lan truyền do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua vết
thương (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001).

22


(a)

Hình dạng
Cầu khuẩn dạng chùm nho, kích thước 0.8-1 µm. Trong môi trường lỏng

cũng có khi dạng chuỗi ngắn. Vi khuẩn không di động, một số ít có giáp mô, không
tạo bào tử, bắt màu Gram dương.
(b)

Đặc điểm nuôi cấy
S. aureus là loại yếm khí tùy nghi, vài chủng đòi hỏi bổ sung CO 2 . Nhiệt độ

thích hợp từ 30-370C, pH thích hợp 7-7,5. Dễ mọc trên môi trường dinh dưỡng
thông thường, môi trường thạch máu, môi thường canh thang.
Trên môi trường NA (nutrient agar) hay TSA (Triptose Soy Agar) khuẩn lạc
mọc tạo thành từng khóm vàng đến vàng đậm do có sắc tố vàng. Trên môi trường
canh dinh dưỡng sau 24 giờ nuôi cấy ở nhiệt độ thích hợp môi trường đục đều, để
lâu có cặn ở đáy, có mùi mủ. Trên môi trường thạch máu khuẩn lạc gây dung huyết.
Trên môi trường thạch chuyên biệt Chapman hoặc MSA (Mannitol salt agar)
môi trường chuyển từ màu hồng sang vàng. Trên môi trường BP (Baird-Parker) tạo
khóm đen, quanh khóm đen có vòng sáng đặc trưng. Trên thạch bán lỏng gelatin
gây tan chảy.
(c)


Đặc điểm sinh hóa
Trên môi trường đường: lên men không sinh hơi glucose, mannit, lactose,

không lên men glyxerin, ducitol, inulin, raffinose, salicin. Một số phản ứng sinh hóa
khác: Catalase (+), Coagulase (+), Phosphatase (+), Dezoxynuclease (+), Indol (-),
H 2 S (+), MR (+), VP (+), Nitrat (+).
(d)

Tính chất gây bệnh
Vi khuẩn có khả năng tồn tại trên cơ thể động vật. Khi sức đề kháng yếu hay

do sự nhiễm trùng trên da với vi khuẩn có độc lực mạnh gây hiện tượng sưng mủ
trên da hay niêm mạc, gây ung nhọt áp xe, gây viêm vú ở bò và cừu. Sự xâm nhập
của vi khuẩn vào nang lông gây hoại tử da.
Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng máu và đưa đến các hiện tượng nhiễm
trùng khác như: viêm phổi, viêm thận cấp, viêm màng não, viêm khớp, viêm tuyến

23


sữa ở trâu bò và người, viêm tủy xương và các xoang trong cơ thể, gây nhiễm trùng
cục bộ và có thể đưa đến tử vong.
2.2.2.2. Escherichia coli
E. coli thuộc nhóm vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae, được phân lập
và mô tả đầu tiên vào năm 1885 bởi Theodor Escherich. Chúng có nhiều trong tự
nhiên, trong ruột người và gia súc theo phân ra ngoài và nhiễm vào đất, nước,
không khí.
Phần lớn vi khuẩn E.coli không gây bệnh, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi
chúng có thể gây bệnh trên nhiều cơ quan của cơ thể, gây ngộ độc thực phẩm, có
thể gây chết phụ thuộc vào mức độ nhiễm, dòng gây nhiễm và khả năng đáp ứng

của cơ thể.
(a)

Hình dạng
Dạng trực hay cầu trực, nhỏ, ngắn, hai đầu tròn, bắt màu Gram âm, kích

thước trung bình 0.5x1-3 µm, di động bằng tiên mao quanh tế bào, không tạo bào
tử, tạo giáp mô mỏng, có lông quanh cơ thể, một số có lông bám.
(b)

Đặc điểm nuôi cấy
Đây là loại sinh vật hiếu khí hay hiếu khí tùy nghi. Nhiệt độ phát triển thích

hợp là 37oC, pH: 6,4-7,4. Vi khuẩn mọc trên môi trường thạch dinh dưỡng tạo
khóm S nhẵn tròn ướt, màu trắng đục, hơi lồi, để lâu có dạng khô rìa hơi nhăn. Trên
thạch máu có một số chủng gây dung huyết.
Trên thạch gelatin gây tan chảy. Trong môi trường canh dinh dưỡng vi khuẩn
làm môi trường đục đều, sau lắng cặn có mùi phân thối, một số tạo váng mỏng.
Trên môi trường chẩn đoán chuyên biệt: môi trường EMB khuẩn lạc có màu
tím ánh kim đặc trưng, hơi dẹt, hơi trơn bóng, đường kính khuẩn lạc khoảng 1-2mm
(sau 24 giờ nuôi cấy ở 37oC), trên môi trường MCK (MacConKey) khuẩn lạc E.coli
có màu hồng đỏ, hơi lồi, trơn bóng, đường kính khuẩn lạc khoảng 1-2mm (sau 24
giờ nuôi cấy ở 37oC), trên thạch BGA (Brileant Green agar) vùng quanh vi khuẩn
có màu vàng, trên môi trường Endo tạo khóm đỏ, môi trường Wilson blain màu
nâu, Kistensen màu xanh lá mạ, TSI (KIA) vàng/vàng.

24


(c)


Đặc điểm sinh hóa
Lên men sinh hơi các loại đường: lactose, mannit, galactose, glucose. Lên

men không đều saccarrose. Không lên men dextrin, glycogen. Các phản ứng sinh
hóa khác: Indol (+), MR (+), VP (+), Citrat (-), Nitrat (+), không sinh H 2 S.
(d)

Tính chất gây bệnh
Hầu hết các dòng E.coli không gây hại và đóng vai trò quan trọng trong việc

ổn định sinh lý đường ruột. Tuy nhiên có 4 dòng có thể gây bệnh cho người và một
số loài động vật là Enteropathogenic E.coli (EPEC), Enteroinvasive E.coli (ETEC)
và Enterocytohaemorrhagic E.coli (EHEC)/Verocytoxin E.coli (VTEC) hay E.coli
O157:H7 (Trần Linh Thước, 2004).
Dòng Enteroinvasive E.coli (ETEC) là nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo sơ
sinh và sau cai sữa, gây tiêu chảy trên người ở trẻ em và cả người lớn. ETEC gây
bệnh bằng cách tiết 2 loại độc tố ST và LT.
Dòng Enteropathogenic E.coli (EPEC) là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cổ
điển ở trẻ em dưới 2 tuổi và trên heo lớn, thường gặp là các serotype O26, O44,
O55, O112, O114.
Dòng Verotoxingenic E.coli (VETEC) gây bệnh phù thủng, là loại sinh độc
tố hướng mạch máu tạo bệnh tích ở biểu mô của mạch máu và tạo bệnh tích thủy
thủng, phổ biến là các serotype: O138K81, O139K82, O141K85.
2.2.2.3. Pseudomonas aeruginosa
P. aeruginosa còn gọi là trực khuẩn mủ xanh P. pyocyaneus thuộc họ
Pseudomonadaceae, giống Pseudomonas, là loại có độc lực thấp thường tìm thấy
trong quá trình nung mủ ở bò, lợn và các vết thương nhiễm trùng. Loài này hiện
diện rộng rãi trong đất, nước, không khí, bề mặt cơ thể động thực vật, là loài vi
khuẩn gây bệnh cơ hội (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001).

(a)

Hình dạng
P. aeruginosa là trực khuẩn hiếu khí Gram âm hình gậy hai đầu tròn, kích

thước 0,5 µm x 1,5-3 µm, đứng riêng từng đơn vị, từng đôi hoặc từng chuỗi ngắn,

25


×