Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỐ LƯỢNG TẾ BÀO THÂN VÀ TỔNG TẠP TRÙNG TRONG SỮA BÒ TƯƠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.7 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỐ
LƯỢNG TẾ BÀO THÂN VÀ TỔNG TẠP TRÙNG
TRONG SỮA BÒ TƯƠI

Sinh viên thực hiện: THÁI DUY PHƯƠNG
Lớp: DH06TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2006 – 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

THÁI DUY PHƯƠNG

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỐ
LƯỢNG TẾ BÀO THÂN VÀ TỔNG TẠP TRÙNG
TRONG SỮA BÒ TƯƠI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y


Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

Tháng 08/2011

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: THÁI DUY PHƯƠNG
Tên khóa luận: “Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng tế bào thân và
tổng tạp trùng trong sữa bò tươi”
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét cũng như đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày
……/……/…..

Giáo viên hướng dẫn

TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

ii


LỜI CẢM TẠ
 Thành kính ghi ơn cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ cho con có được
ngày hôm nay
 Chân thành biết ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi - Thú Y
Cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức

quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
 Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
TS. Nguyễn Văn Phát đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
 Chân thành cám ơn
Ban giám đốc công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam
Chương trình phát triển ngành sữa (DDP) - công ty TNHH FrieslandCampina
Việt Nam
Kỹ sư Lưu Văn Tân, bác sĩ thú y Nguyễn Thị Bích Hằng, cử nhân Trần Thanh
Hòa, bác sĩ thú y Lê Đăng Dũng, kỹ sư Nguyễn Phi Trường
Các Anh, Chị thuộc bộ phận DDP - công ty TNHH FrieslandCampina Việt
Nam
Đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài
 Xin gửi lời cám ơn đến các bạn bè, những người đã cùng tôi chia sẻ vui buồn,
giúp tôi vượt qua những khó khăn trong lúc học tập và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Sinh viên thực hiện
THÁI DUY PHƯƠNG

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng tế bào thân và tổng tạp
trùng trong sữa bò tươi” được thực hiện tại huyện Củ Chi, Tp.HCM và huyện Bến Cát,
tỉnh Bình Dương. Các mẫu sữa được phân tích tại Phòng thí nghiệm - công ty TNHH
FrieslandCampina Việt Nam. Thời gian thực hiện từ 01/01/2011 đến 01/06/2011.
Ngoài việc thu thập số liệu của 111 hộ nông dân đang cung cấp sữa bò tươi cho
FCV, chúng tôi đã tiến hành phân tích số lượng tế bào thân (SCC) và tổng tạp trùng

(TBC) của 222 mẫu sữa và thử CMT cho 500 bò. Kết quả thu được như sau:
(1) SCC trung bình 1.024.000 tế bào/ml sữa. TBC trung bình 37.000 cfu/ml sữa
(các mẫu được lấy tại trại) và 53.000 cfu/ml sữa (các mẫu được lấy tại điểm thu mua).
Hệ số tương quan giữa SCC (X) và TBC (Y) là r = 0,357; phương trình tương quan
logY = 4,27 + 3.10-7 X.
(2) Các yếu tố ảnh hưởng đến SCC (P ≤ 0,05) gồm: sử dụng đệm cao su, mức
độ vệ sinh chuồng trại, tình trạng máng ăn/ máng uống, vắt vét.
(3) Các yếu tố ảnh hưởng đến TBC (P ≤ 0,05) gồm: qui mô chăn nuôi, sử dụng
đệm cao su, mức độ vệ sinh chuồng trại, tình trạng máng ăn/ máng uống, cách vắt sữa,
sử dụng khăn lau vú, mức độ vệ sinh máy vắt sữa, mức độ vệ sinh dụng cụ vắt sữa, thời
gian khai thác sữa, thời gian vận chuyển.
(4) Các yếu tố ảnh hưởng đến SCC và TBC nhưng không có ý nghĩa thống kê
Ảnh hưởng đến SCC (P > 0,05): qui mô chăn nuôi, số lần vệ sinh chuồng trại,
định kỳ sát trùng chuồng trại, cách vắt sữa, nhịp hút và áp lực chân không máy vắt sữa,
sử dụng khăn lau vú, nhúng vú bằng chất sát trùng sau khi vắt.
Ảnh hưởng đến TBC (P > 0,05): số lần vệ sinh chuồng trại, định kỳ sát trùng
chuồng trại, vắt bỏ tia sữa đầu, vắt vét, nhúng vú bằng chất sát trùng sau khi vắt, cách
vệ sinh máy vắt sữa, vật liệu xô vắt sữa, cách vệ sinh dụng cụ vắt sữa.
(5) Bò bị viêm vú tiềm ẩn chiếm tỉ lệ 57,40 %, số vú viêm chiếm tỉ lệ 42,65 %.
Các yếu tố ảnh hưởng đến viêm vú tiềm ẩn gồm lứa đẻ, giai đoạn của chu kỳ cho sữa;
còn qui mô chăn nuôi có ảnh hưởng đến bệnh viêm vú nhưng không rõ ràng.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ............................................................................................................................. i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn.......................................................................... ii
Lời cảm tạ ......................................................................................................................... iii

Tóm tắt .............................................................................................................................. iv
Mục lục .............................................................................................................................. v
Danh sách các chữ viết tắt ................................................................................................. x
Danh sách các bảng .......................................................................................................... xi
Danh sách các hình .......................................................................................................... xii
Danh sách các biểu đồ .................................................................................................... xiii
Danh sách các sơ đồ ....................................................................................................... xiv
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích..................................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu....................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ................................................................................................ 3
2.1 Sơ lược về công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam......................................... 3
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................................ 3
2.1.2 Chương trình phát triển ngành sữa của FrieslandCampina Việt Nam ................. 4
2.1.3 Sản xuất sữa ở Việt Nam và tình hình thu mua sữa của FCV .............................. 4
2.2 Đặc tính của sữa ......................................................................................................... 6
2.2.1 Tính chất vật lý....................................................................................................... 6
2.2.2 Thành phần hóa học của sữa.................................................................................. 6
2.2.3 Đặc tính sinh vật học.............................................................................................. 6
2.3 Tế bào thân (Somatic Cell) ........................................................................................ 7
2.3.1 Khái niệm ............................................................................................................... 7

v


2.3.2 Nguồn gốc xuất phát tế bào thân ........................................................................... 7
2.3.3 Ảnh hưởng của tế bào thân .................................................................................... 8
2.3.3.1


Ảnh hưởng đến chất lượng sữa.......................................................................... 8

2.3.3.2

Ảnh hưởng đến sản lượng sữa ........................................................................... 8

2.3.3.3

Thiệt hại về kinh tế............................................................................................. 9

2.3.4 Sơ lược về bệnh viêm vú ....................................................................................... 9
2.3.4.1

Khái niệm ........................................................................................................... 9

2.3.4.2

Phân loại viêm vú............................................................................................... 9

2.3.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng tế bào thân trong sữa ............................ 10
2.3.5.1

Cá thể bò........................................................................................................... 10

2.3.5.2

Viêm vú do bị nhiễm các loại vi sinh vật ........................................................ 10

2.3.5.3


Vú bị tổn thương .............................................................................................. 10

2.3.5.4

Kỹ thuật vắt sữa và phương pháp chăn nuôi ................................................... 11

2.3.5.5

Yếu tố con người .............................................................................................. 11

2.3.5.6

Vệ sinh môi trường .......................................................................................... 11

2.3.6 Các biện pháp cải thiện số lượng tế bào thân trong sữa ..................................... 11
2.3.6.1

Vệ sinh môi trường .......................................................................................... 11

2.3.6.2

Quy trình và kỹ thuật vắt sữa ........................................................................... 11

2.3.6.3

Quản lý đàn ...................................................................................................... 11

2.3.6.4

Dinh dưỡng....................................................................................................... 12


2.3.7 Tầm quan trọng của việc kiểm tra số lượng tế bào thân ..................................... 12
2.3.8 Các phương pháp xác định số lượng tế bào thân trong sữa ................................ 12
2.3.8.1

Xác định số lượng tế bào thân bằng máy đếm điện tử.................................... 12

2.3.8.2

Xác định số lượng tế bào thân bằng phương pháp phết kính ......................... 12

2.3.8.3

Định lượng tế bào bằng phương pháp gián tiếp CMT .................................... 13

2.4 Hệ vi sinh vật trong sữa ........................................................................................... 13
2.4.1 Nhóm vi sinh vật bình thường trong sữa............................................................. 13
2.4.2 Nhóm vi sinh vật không bình thường trong sữa ................................................. 14
2.4.3 Nhóm vi sinh vật gây bệnh .................................................................................. 15

vi


2.5 Tổng tạp trùng (Total Bacteria Count) .................................................................... 15
2.5.1 Khái niệm ............................................................................................................. 15
2.5.2 Nguồn gốc tổng tạp trùng trong sữa .................................................................... 16
2.5.3 Ảnh hưởng của tổng tạp trùng đến chất lượng sữa ............................................. 16
2.5.4 Các biện pháp cải thiện tổng tạp trùng trong sữa ................................................ 17
2.5.5 Các phương pháp xác định số lượng tổng tạp trùng trong sữa ........................... 17
2.6 Qui định về số lượng tế bào thân và tổng tạp trùng trong sữa................................ 18

2.6.1 Theo tiêu chuẩn thế giới ...................................................................................... 18
2.6.2 Theo tiêu chuẩn Việt Nam ................................................................................... 19
2.6.3 Theo tiêu chuẩn FrieslandCampina Việt Nam.................................................... 19
2.7 Tình hình nghiên cứu về SCC và TBC ................................................................... 19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ................................... 20
3.1 Thời gian và địa điểm .............................................................................................. 20
3.1.1 Thời gian .............................................................................................................. 20
3.1.2 Địa điểm ............................................................................................................... 20
3.2 Đối tượng và dụng cụ .............................................................................................. 20
3.2.1 Đối tượng ............................................................................................................. 20
3.2.2 Dụng cụ ................................................................................................................ 20
3.3 Nội dung thực hiện................................................................................................... 21
3.3.1 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng tế bào thân có trong sữa ............. 21
3.3.2 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tổng tạp trùng có trong sữa ........................ 21
3.3.3 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến viêm vú tiềm ẩn ......................................... 22
3.4 Phương pháp thực hiện ............................................................................................ 22
3.4.1 Điều tra ghi nhận .................................................................................................. 22
3.4.2 Phương pháp lấy mẫu sữa.................................................................................... 23
3.4.2.1

Phương pháp lấy mẫu sữa tại nông trại ........................................................... 23

3.4.2.2

Phương pháp lấy mẫu sữa tại điểm thu mua ................................................... 23

3.4.3 Phương pháp phân tích mẫu ................................................................................ 24
3.4.3.1

Ước lượng tế bào trong sữa bằng phương pháp CMT .................................... 24


vii


3.4.3.2

Xác định số lượng tế bào thân trong sữa bằng máy đếm điện tử Delaval...... 25

3.4.3.3

Xác định số lượng tổng tạp trùng trong sữa bằng máy BactoScan FC .......... 27

3.5 Các công thức tính ................................................................................................... 28
3.6 Quản lý và xử lý số liệu ........................................................................................... 28
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN........................................................................... 29
4.1 Kết quả phân tích các mẫu sữa ................................................................................ 29
4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến SCC, TBC ............................................................... 30
4.2.1 Qui mô chăn nuôi ................................................................................................. 30
4.2.2 Vệ sinh chuồng trại .............................................................................................. 31
4.2.2.1

Số lần vệ sinh chuồng trại ................................................................................ 31

4.2.2.2

Định kỳ sát trùng chuồng trại .......................................................................... 32

4.2.2.3

Sử dụng đệm cao su ......................................................................................... 33


4.2.2.4

Mức độ vệ sinh chuồng trại ............................................................................. 34

4.2.2.5

Tình trạng máng ăn/ máng uống...................................................................... 35

4.2.3 Phương pháp khai thác sữa .................................................................................. 35
4.2.3.1

Cách vắt sữa ..................................................................................................... 35

4.2.3.2

Nhịp hút, áp lực chân không của máy vắt sữa ................................................ 36

4.2.3.3

Sử dụng khăn lau vú ........................................................................................ 37

4.2.3.4

Vắt bỏ tia sữa đầu............................................................................................. 38

4.2.3.5

Vắt vét .............................................................................................................. 38


4.2.3.6

Nhúng vú bằng chất sát trùng sau khi vắt ....................................................... 39

4.2.4 Vệ sinh dụng cụ vắt sữa ....................................................................................... 39
4.2.4.1

Cách vệ sinh máy vắt sữa ................................................................................ 40

4.2.4.2

Mức độ vệ sinh máy vắt sữa ............................................................................ 40

4.2.4.3

Vật liệu xô vắt sữa............................................................................................ 41

4.2.4.4

Cách vệ sinh dụng cụ vắt sữa .......................................................................... 41

4.2.4.5

Mức độ vệ sinh can, xô vắt sữa, khăn lau vú, vải lọc ..................................... 42

4.2.5 Thời gian khai thác và vận chuyển sữa ............................................................... 43
4.2.5.1

Ảnh hưởng của thời gian khai thác sữa đến TBC ........................................... 43


viii


4.2.5.2

Ảnh hưởng của thời gian vận chuyển sữa đến TBC ....................................... 43

4.3 Kết quả khảo sát bệnh viêm vú tiềm ẩn .................................................................. 45
4.3.1 Tỉ lệ viêm vú ở các mức độ CMT ....................................................................... 45
4.3.2 Sự liên quan giữa lứa đẻ và viêm vú tiềm ẩn ...................................................... 46
4.3.3 Sự liên quan giữa giai đoạn của chu kỳ cho sữa và viêm vú tiềm ẩn................. 46
4.3.4 Sự liên quan giữa qui mô chăn nuôi và viêm vú tiềm ẩn ................................... 47
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 48
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 48
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................... 48
5.2.1 Đối với sinh viên .................................................................................................. 48
5.2.2 Đối với FrieslandCampina Việt Nam.................................................................. 49
5.2.3 Đối với nông dân.................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 50
Phụ lục 1........................................................................................................................... 52
Phụ lục 2........................................................................................................................... 54
Phụ lục 3........................................................................................................................... 55

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FCV

: FrieslandCampina Vietnam


DDP

: Dairy Development Programe

Chương trình phát triển ngành sữa

CMT

: California Mastitis Test

Thử viêm vú theo phương pháp
California

SCC

: Somatic Cell Count

Số lượng tế bào thân

TBC

: Total Bacteria Count

Tổng tạp trùng

CFU

: Colony Formings Unit


Đơn vị khuẩn lạc

IBC

: Individual Bacteria Count

Số tế bào vi khuẩn đơn lẻ

Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần chính trong sữa bò ........................................................................... 6
Bảng 2.2 Tương quan giữa tế bào thân và sản lượng sữa .................................................. 8
Bảng 2.3 Sự khác nhau giữa tế bào thân và tổng tạp trùng.............................................. 15
Bảng 2.4 Qui định số lượng tế bào thân và tổng tạp trùng trong sữa .............................. 18
Bảng 3.1 Đọc và ghi nhận kết quả CMT .......................................................................... 24
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của qui mô chăn nuôi đến SCC và TBC ....................................... 30
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của số lần vệ sinh chuồng trại đến SCC và TBC .......................... 31
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của định kỳ sát trùng chuồng trại đến SCC và TBC..................... 32
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của sử dụng đệm cao su đến SCC và TBC ................................... 33
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của mức độ vệ sinh chuồng trại đến SCC và TBC ....................... 34
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của tình trạng máng ăn/ máng uống đến SCC và TBC ................ 35
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của cách vắt sữa đến SCC và TBC ............................................... 35
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của nhịp hút/ áp lực chân không máy vắt sữa đến SCC ............... 36
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của sử dụng khăn lau vú đến SCC và TBC .................................. 37
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của vắt bỏ tia sữa đầu đến TBC................................................... 38
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của vắt vét đến SCC và TBC....................................................... 38

Bảng 4.12 Ảnh hưởng của nhúng vú bằng chất sát trùng sau khi vắt đến SCC và TBC 39
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của cách vệ sinh máy vắt sữa đến TBC ...................................... 40
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của mức độ vệ sinh máy vắt sữa đến TBC ................................. 40
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của vật liệu xô vắt sữa đến TBC ................................................. 41
Bảng 4.16 Ảnh hưởng của cách vệ sinh dụng cụ vắt sữa đến TBC ................................ 41
Bảng 4.17 Ảnh hưởng của mức độ vệ sinh can, xô, khăn lau vú, vải lọc sữa đến TBC 42
Bảng 4.18 Ảnh hưởng của thời gian khai thác sữa đến TBC .......................................... 43
Bảng 4.19 Ảnh hưởng của thời gian vận chuyển sữa đến TBC ...................................... 43
Bảng 4.20 Kết quả xét nghiệm CMT ............................................................................... 45
Bảng 4.21 Sự liên quan giữa lứa đẻ và viêm vú tiềm ẩn ................................................. 46
Bảng 4.22 Sự liên quan giữa giai đoạn của chu kỳ cho sữa và viêm vú tiềm ẩn ............ 46
Bảng 4.23 Sự liên quan giữa qui mô chăn nuôi và viêm vú tiềm ẩn ............................... 47

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Các mức độ viêm của sữa khi thử CMT ......................................................... 25
Hình 3.2 Máy Delaval Cell Counter và bộ kiểm tra chuyên dụng ................................ 26
Hình 3.3 Máy BactoScan FC .......................................................................................... 27

xii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Trung bình béo và vật chất khô qua các năm của FCV ............................... 5
Biểu đồ 2.2 Trung bình tổng tạp trùng qua các năm của FCV ........................................ 5
Biểu đồ 4.1 Phương trình tương quan giữa SCC và TBC trong sữa ............................. 30

xiii



DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Cơ chế hình thành tế bào biểu mô trong sữa ................................................... 7
Sơ đồ 2.2 Cơ chế xuất hiện tế bào bạch cầu trong sữa..................................................... 8
Sơ đồ 3.1 Các bước thực hiện đếm tế bào bằng máy Delaval ....................................... 26
Sơ đồ 3.2 Phương pháp BactoScan và phương pháp đếm truyền thống ....................... 28

xiv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân Việt Nam đã dần được

cải thiện. Yêu cầu phục vụ người tiêu dùng ngày phải tốt hơn được đặt ra cho các nhà
sản xuất. Việc nâng cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm là một đòi hỏi mà bất cứ nhà
sản xuất nào cũng phải quan tâm. Công nghệ sản xuất sữa và các sản phẩm chế biến từ
sữa cũng không nằm ngoài quĩ đạo đó.
Sữa hay sữa bò là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao rất cần thiết cho
con người, đặc biệt với trẻ em, người già, người bệnh và những người lao động nặng
nhọc. Chất lượng của các sản phẩm được chế biến từ sữa bò phụ thuộc nhiều vào
nguồn sữa tươi nguyên liệu. Do đó, vấn đề quan tâm hàng đầu của người chăn nuôi
không chỉ đầu ra của sữa mà còn phải tạo ra nguồn sữa bò có chất lượng tốt.
Theo FrieslandCampina Việt Nam, sữa phải có số lượng tế bào thân ≤
700.000 tế bào/ml thì mới được cộng thêm tiền thưởng khuyến khích và tổng tạp
trùng ≤ 350.000 cfu/ml thì mới đạt yêu cầu. Số lượng tế bào thân và tổng tạp trùng

trong sữa cao đã gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi, bởi vì chúng đã làm cho
sữa giảm chất lượng hoặc bị hư hỏng, sữa chỉ bán được giá thấp hoặc phải đổ bỏ, có
khi còn gây hại đến sức khỏe con người. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số lượng tế
bào thân và tổng tạp trùng trong sữa bò tươi, tuy nhiên việc nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến số lượng tế bào thân và tổng tạp trùng trong sữa vẫn còn nhiều hạn chế.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y
trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn
Phát và sự hỗ trợ của công ty sữa FrieslandCampina Việt Nam (FCV), chúng tôi
thực hiện đề tài “Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng tế bào thân và
tổng tạp trùng trong sữa bò tươi”.

1


1.2

Mục đích
Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng tế bào thân và tổng tạp trùng

có trong sữa bò tươi. Qua đó, giúp cho người chăn nuôi có những biện pháp cải thiện
nhằm giảm thiệt hại do số lượng tế bào thân và tổng tạp trùng trong sữa gây nên. Từ
đó, góp phần sản xuất sữa sạch, an toàn cho người tiêu dùng, nâng cao năng suất của
đàn bò sữa và thu nhập của người chăn nuôi bò sữa.
1.3

Yêu cầu
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng tế bào thân trong sữa: qui mô chăn

nuôi, vệ sinh chuồng trại, phương pháp khai thác sữa.
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tổng tạp trùng trong sữa: qui mô chăn nuôi,

vệ sinh chuồng trại, phương pháp khai thác sữa, vệ sinh dụng cụ vắt sữa, thời gian khai
thác và vận chuyển sữa.
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến viêm vú tiềm ẩn: lứa đẻ, giai đoạn của chu
kỳ cho sữa, qui mô chăn nuôi.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1

Sơ lược về công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
FrieslandCampina Việt Nam (FCV) là công ty liên doanh được thành lập năm
1995 tại Việt Nam giữa công ty xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương - Việt Nam và Royal
FrieslandCampina - tập đoàn sữa hàng đầu tại Hà Lan với 135 năm kinh nghiệm trong
ngành sữa. Chức năng của công ty là chuyên phát triển, sản xuất và kinh doanh các sản
phẩm sản xuất từ sữa, các loại thức uống trái cây giàu dinh dưỡng chất lượng cao.
Mặc dù tiền thân là Việt Nam Foremost, tuy nhiên tên gọi và hình ảnh Cô gái
Hà Lan đã trở nên gần gũi, quen thuộc và luôn hiện hữu trong tâm thức của người tiêu
dùng, chính vì thế công ty đã quyết định đổi tên thành Dutch Lady Việt Nam. Đến
tháng 7 năm 2009, sau sự hợp nhất giữa hai tập đoàn sản xuất sữa hàng đầu Hà Lan là
Royal FrieslandFoods và Campina, công ty FrieslandFoods Dutch Lady Việt Nam
(thuộc tập đoàn thực phẩm Royal FrieslandFoods) cũng chính thức công bố đổi tên
thành FrieslandCampina Việt Nam. Sự hợp nhất giúp FrieslandCampina nâng cao vị
thế, tầm vóc, chiến lược và trở thành một trong bốn công ty sữa lớn nhất thế giới.
FrieslandCampina đã đầu tư trên 135 triệu USD cho hai nhà máy sữa hiện đại ở
Hà Nam và Bình Dương. Hàng năm FrieslandCampina không chỉ cung cấp cho người

dân hơn 1,5 tỷ suất sữa chất lượng cao, mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền
vững của đất nước. Công ty đã tạo ra hơn 15 ngàn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho
người lao động tại Việt Nam, đào tạo phát triển hơn 2.400 trang trại và hộ nuôi bò sữa,
mỗi năm cung cấp được hơn 60 triệu kg sữa tươi. FrieslandCampina Việt Nam quan
niệm rằng các hoạt động kinh doanh của mình phải luôn hướng đến việc cải thiện cuộc
sống cho người dân Việt Nam.

3


2.1.2 Chương trình phát triển ngành sữa của FrieslandCampina Việt Nam
FrieslandCampina Việt Nam bắt đầu thực hiện Chương trình phát triển ngành
sữa (Dairy Development Programe - DDP) từ năm 1995 với mục tiêu là hỗ trợ phát
triển bền vững chăn nuôi bò sữa. Đến nay, công ty đã đầu tư hơn 13 triệu USD và có
70 nhân viên làm việc toàn thời gian tại DDP. Những hoạt động của DDP bao gồm:
­ Thiết lập hệ thống thu mua sữa toàn diện.
­ Cung cấp dịch vụ, tập huấn kỹ thuật và tư vấn chất lượng cao.
­ Thiết lập hệ thống kiểm soát và bảo đảm chất lượng từ trại tới nhà máy.
­ Khuyến khích đầu tư lắp đặt và sử dụng hệ thống biogas.
­ Chi trả tiền sữa khuyến khích theo chất lượng sữa giao bán.
­ Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với nông dân, chính phủ và cộng đồng.
DDP là một mô hình mẫu trong việc chuyển giao kỹ thuật cho các trang trại
chăn nuôi bò sữa vừa và nhỏ có hiệu quả.
Sau 15 năm đi vào hoạt động, số lượng và chất lượng thu mua đã phát triển
vững chắc trên cả sự mong đợi. DDP đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế xã hội bằng
việc tạo ra nhiều công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động ở khu vực
nông thôn.
2.1.3 Sản xuất sữa ở Việt Nam và tình hình thu mua sữa của FCV
Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm 1980. Hầu hết bò
sữa ở Việt Nam là bò lai giữa bò địa phương với bò Holstein Friesian. Năm 2010, tổng

đàn bò sữa là 125.000 con. Hầu hết bò được nuôi theo qui mô nhỏ hộ gia đình, hình
thức thâm canh và bán thâm canh. Năm 2010, ước tính tổng lượng sữa sản xuất ở Việt
Nam khoảng 274.000 tấn, chỉ đáp ứng được 22 % lượng sữa tiêu thụ trong nước (14
kg/năm/người). Trong vòng 5 năm trở lại đây, hàng năm lượng sữa sản xuất trong nước
tăng khoảng 10 %. Chính phủ Việt Nam đang có kế hoạch tăng sản xuất sữa trong
nước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng từ 22 % năm 2010 lên 38 % vào năm 2020.
FrieslandCampina Việt Nam thu mua khoảng 170 tấn sữa/ngày (chiếm 23 %
lượng sữa tươi của cả nước) từ 2.400 nông dân trong vùng.

4


Biểu đồ 2.1 Trung bình béo và vật chất khô qua các năm của FCV
(Nguồn: DDP - FrieslandCampina Việt Nam, 2011)

Biểu đồ 2.2 Trung bình tổng tạp trùng (TBC) qua các năm của FCV
(Nguồn: DDP - FrieslandCampina Việt Nam, 2011)

5


2.2

Đặc tính của sữa

2.2.1 Tính chất vật lý
Ở nhiệt độ thường sữa có dạng lỏng, màu trắng ngà (hơi vàng, do màu của mỡ
sữa và caroten trong sữa) ngửi có mùi thơm, nếm có vị ngọt.
Độ pH ở khoảng 6,5 - 6,7.
Tỷ trọng của sữa: tỷ số giữa khối lượng sữa ở 20 oC và khối lượng nước ở 4 oC

có cùng thể tích, thường dao động trong khoảng 1,026 - 1,032 g/cm3.
Điểm đóng băng: khoảng âm 0,513 đến âm 0,551 oC, trung bình âm 0,522 oC.
Nhiệt độ sôi của sữa trong khoảng 100,15 - 100,45 oC.
2.2.2 Thành phần hóa học của sữa
Thành phần hóa học của sữa có thể thay đổi trong phạm vi nhất định tùy theo
đặc tính của từng giống bò và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng.
Bảng 2.1 Thành phần chính trong sữa bò
Thành phần

Giới hạn dao động (%)

Trung bình (%)

Nước

85,5 - 89,5

87,1

Vật chất khô

10,5 - 14,5

12,9

Đường

3,6 - 5,5

4,8


Mỡ sữa

2,5 - 6,0

3,9

Đạm

2,9 - 5,0

3,4

Khoáng

0,6 - 0,9

0,8

(Nguồn: Phùng Quốc Quảng - Nguyễn Xuân Trạch, 2008)
2.2.3 Đặc tính sinh vật học
Sữa cũng chứa các thành phần sinh vật. Đó là các tế bào có nguồn gốc từ máu,
từ tuyến vú (tế bào thân) và các vi sinh vật. Ngay cả khi tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các
biện pháp vệ sinh, sữa vẫn chứa một lượng lớn tế bào (khoảng 100.000 - 200.000 tế
bào thân/ml) và có chứa các vi sinh vật (chủ yếu là các vi sinh vật cư trú trong ống núm
vú). Khi gia súc bị bệnh viêm vú thì số lượng tế bào thân và các vi sinh vật trong sữa
tăng lên rất mạnh, có thể lên tới hàng triệu tế bào trong một ml sữa (Phùng Quốc
Quảng - Nguyễn Xuân Trạch, 2008).

6



2.3

Tế bào thân (Somatic Cell)

2.3.1 Khái niệm
Tế bào thân là một loại tế bào của cơ thể, thường xuyên xuất hiện trong sữa, bao
gồm chủ yếu là tế bào bạch cầu và một phần nhỏ là tế bào biểu mô bị bong tróc từ
tuyến vú. Số lượng tế bào thân (Somatic Cell Count - SCC) trong sữa tăng nhanh khi
bầu vú bị nhiễm trùng. Thông thường, bò có bầu vú khỏe mạnh sẽ sản xuất ra sữa có số
lượng tế bào thân < 200.000 tế bào/ml sữa, nhưng khi bị viêm vú thì số lượng tế bào
thân trong sữa sẽ tăng tùy theo mức độ viêm. Như vậy, số lượng tế bào thân trong sữa
được xem như là một chỉ tiêu phản ánh sức khỏe bầu vú của bò sữa.
2.3.2 Nguồn gốc xuất phát tế bào thân
Trong thành phần tế bào thân, số lượng tế bào biểu mô < 7 %, được hình thành
do quá trình thay thế của mô tuyến vú, biểu mô cũ bị bong tróc và biểu mô mới hình
thành (Hình 2.1).

Sơ đồ 2.1 Cơ chế hình thành tế bào biểu mô trong sữa
(Nguồn: DDP - FrieslandCampina Việt Nam, 2011)
Trên 90 % tế bào thân là tế bào bạch cầu, được sản sinh do hệ miễn dịch của cơ
thể. Tế bào bạch cầu có vai trò bảo vệ bầu vú chống lại các tác nhân gây bệnh và hỗ trợ
xây dựng lại các tế bào mô tuyến bị tổn thương. Khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập
vào bầu vú qua lỗ núm vú, chúng tác động lên mô tuyến thì lập tức hệ thống miễn dịch
của cơ thể sẽ sản xuất ra tế bào bạch cầu với nhiệm vụ bao vây và tiêu diệt tác nhân gây
bệnh (Hình 2.2).

7



Sơ đồ 2.2 Cơ chế xuất hiện tế bào bạch cầu trong sữa
(Nguồn: DDP - FrieslandCampina Việt Nam, 2011)
2.3.3 Ảnh hưởng của tế bào thân
2.3.3.1 Ảnh hưởng đến chất lượng sữa
Số lượng tế bào thân trong sữa cao sẽ làm biến đổi thành phần cấu tạo của sữa,
làm tăng lượng axít béo tự do, sodium (natri), clo, lipaza và làm giảm các yếu tố chất
béo, cazein, canxi, lactose.
Thành phần sữa bị biến đổi tùy theo số lượng tế bào thân nhiều hay ít. SCC cao
làm thời gian bảo quản sữa bị rút ngắn lại. Hậu quả là chất lượng sữa bị giảm, mất mùi
thơm tự nhiên của sữa làm giảm giá trị của sữa.
2.3.3.2 Ảnh hưởng đến sản lượng sữa
Sản lượng sữa tỷ lệ nghịch với số lượng tế bào thân trong sữa, số lượng tế bào
thân càng cao thì lượng sữa bị giảm so với tiềm năng cho sữa của bò càng nhiều.
Bảng 2.2 Tương quan giữa tế bào thân và sản lượng sữa
Số lượng tế bào thân

Sự giảm năng suất sữa

Tỷ lệ giảm năng suất

trong sữa

(kg/bò/năm)

sữa (%)

< 250.000

….


….

250.000 - 500.000

200

4

500.000 - 750.000

350

7

750.000 – 1.000.000

750

15

> 1.000.000

900

18

(Nguồn: Phùng Quốc Quảng - Nguyễn Xuân Trạch, 2008)

8



2.3.3.3 Thiệt hại về kinh tế
Số lượng tế bào thân trong sữa cao sẽ làm cho giá sữa thấp do chất lượng sữa
thấp, số lượng sữa thấp hơn so với sản lượng sữa tiềm năng, tốn chi phí điều trị bò
viêm vú, giảm giá trị bò, nhiều bò cái loại thải sớm trước khi đạt tới năng suất tối đa.
2.3.4 Sơ lược về bệnh viêm vú
2.3.4.1 Khái niệm
Viêm vú là sự viêm một hay nhiều thùy vú với sự hiện diện của một hay nhiều
loài vi khuẩn trong mô vú, dẫn đến sự gia tăng số lượng tế bào thân trong sữa đặc
biệt là tế bào bạch cầu, đồng thời làm thay đổi tính chất vật lý và hóa học của sữa,
dẫn đến hậu quả là làm giảm sản lượng và chất lượng sữa, đặc biệt có trường hợp
gây chết thú (Tainturier, 1997; trích dẫn Nguyễn Văn Phát, 1999).
2.3.4.2 Phân loại viêm vú
Viêm vú tiềm ẩn: là sự nhiễm trùng không lộ rõ của bầu vú, không phát hiện
được bằng mắt thường. Sữa bò bị viêm vú tiềm ẩn gần như ở mức bình thường, vì thế
làm cho một số người không nhận thấy được ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh. Thể
bệnh này rất quan trọng bởi những lý do sau: sự lưu hành tỷ lệ bệnh cao gấp 15 - 40 lần
so với thể lâm sàng, luôn là nguy cơ của thể lâm sàng, bệnh kéo dài, khó phát hiện,
giảm sản lượng sữa, có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, là nguồn chứa và bài
thải mầm bệnh ra môi trường bên ngoài.
Viêm vú lâm sàng: là tình trạng viêm vú mà có thể quan sát bằng mắt thường.
­ Thể quá cấp: bầu vú sưng, nóng, sữa có biểu hiện không bình thường như:
vón cục, lợn cợn, kèm theo các triệu chứng sốt, suy nhược, biếng ăn.
­ Thể cấp tính: tính chất sữa thay đổi tương tự như thể quá cấp nhưng dấu hiệu
toàn thân ít nghiêm trọng hơn như sốt nhẹ.
­ Thể bán cấp: triệu chứng đầu tiên xảy ra là thay đổi thành phần của sữa, có
các cục khối trong sữa, bầu vú sưng to, nhưng bò thường không có phản ứng toàn thân.
­ Thể mãn tính: kích thước bầu vú bình thường, sờ nắn bên trong thùy vú thấy
các khối to hoặc nhỏ. Thể bệnh này là do hậu quả của việc điều trị không đúng cách

hoặc không có biện pháp can thiệp kịp thời khi bò bị viêm vú thể cấp hoặc quá cấp.

9


2.3.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng tế bào thân trong sữa
2.3.5.1 Cá thể bò
Yếu tố cá thể bò tạo nên sự khác biệt về số lượng tế bào thân trong sữa. Tế bào
thân thay đổi tùy thuộc vào giống bò, sức đề kháng, tuổi, lứa đẻ của bò.
Nhìn chung người ta thấy rằng số lượng tế bào thân tăng theo tuổi, lứa đẻ và
giai đoạn của chu kỳ cho sữa. SCC có thể cao vào cuối giai đoạn bò có chửa hoặc trước
khi bò đẻ vài tuần và không liên quan đến tình trạng nhiễm bệnh. Sự tăng lên này có
thể do hệ thống miễn dịch tự nhiên của bò chuẩn bị cho thời kỳ sinh đẻ, tăng cường cơ
chế tự vệ của hệ thống tuyến vú ở giai đoạn sinh nở. Nếu ở các núm vú không bị viêm
thì SCC sẽ giảm nhanh chóng trong vòng vài tuần sau khi đẻ (Rice, 1993).
2.3.5.2 Viêm vú do bị nhiễm các loại vi sinh vật
Theo Rice (1993), nguyên nhân chủ yếu dẫn đến SCC cao trong sữa là do viêm
tuyến vú. Viêm vú sẽ làm gia tăng số đếm tế bào thân trong sữa. Tình trạng viêm vú
càng nặng thì số đếm tế bào thân càng cao và ảnh hưởng càng lớn.
Số lượng tế bào thân trong mẫu sữa chung của trại tăng lên có liên quan đến tình
hình viêm vú của đàn bò. Số lượng SCC ở đàn bò bình thường nhìn chung là dưới
200.000 tế bào/ml, nhưng SCC chỉ ở dưới mức 100.000 ở chu kỳ sữa đầu hoặc ở đàn
bò có chế độ quản lý tốt. Nếu số lượng SCC trên 250.000 - 300.000 là chuyện không
bình thường và luôn luôn là chỉ số cho ta biết đàn bò đã bị viêm vú do vi sinh vật.
Hầu hết các vi sinh vật gây viêm vú và ảnh hưởng đến sản lượng sữa được chia
làm hai nhóm: nhóm gây bệnh truyền nhiễm và nhóm gây bệnh do môi trường. Gây
bệnh truyền nhiễm (Staphylococcus aureus, Streptococcus agalactiae v..v..) nói chung
làm tăng nhanh SCC. Nếu nhiễm bệnh do môi trường (Corynebacterium bovis,
Staphylococcus coagulase âm v..v..) cũng làm tăng SCC nhưng tăng chậm hơn.
2.3.5.3 Vú bị tổn thương

Theo Rice (1993), bò có tuyến vú bị tổn thương cũng tạm thời làm tăng SCC kể
cả ở bò không bị viêm vú. Tổn thương tuyến vú rất dễ bị nhiễm khuẩn vì thế phòng cho
vú bò khỏi bị tổn thương là điều rất quan trọng, như loại bỏ các vật có góc sắc nhọn,
rác thải, các mặt thô ráp v..v...

10


×