Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA HAI LOẠI THỨC ĂN HỖN HỢP ĐẾN SỨC SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.37 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA HAI LOẠI THỨC ĂN HỖN HỢP
ĐẾN SỨC SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON
GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA

Sinh viên thực hiện: TRẦN ĐÌNH THƯỞNG
Lớp

: DH07CN

Ngành

: Chăn nuôi

Niên khóa

: 2007-2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************


TRẦN ĐÌNH THƯỞNG

ẢNH HƯỞNG CỦA HAI LOẠI THỨC ĂN HỖN HỢP
ĐẾN SỨC SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON
GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Chăn Nuôi
Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN VĂN CHÍNH
KS. LÊ MẠNH DUNG

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Trần Đình Thưởng
Tên đề tài tốt nghiệp “ Ảnh hưởng của hai loại thức ăn hỗn hợp đến sức sinh trưởng
của heo con giai đoạn sau cai sữa”.
Đã hoàn thành theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến nhận xét của
hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày……tháng……năm……..

Giáo viên hướng dẫn

TS. Trần Văn Chính

ii



LỜI CẢM TẠ
Muôn đời khắc ghi
Công ơn sinh thành, chăm sóc nuôi dạy của bố mẹ và những người thân
trong gia đình đã cho con có được ngày hôm nay.
Trân trọng biết ơn
TS Trần Văn Chính, kỹ sư Lê Mạnh Dung đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn
em trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Chân thành cảm tạ
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y- Bộ Môn Di Truyền Giống Động
Vật.
Cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kinh
nghiệm, kiến thức quý báu và tạo điều kiện tốt cho chúng tôi trong suốt quá trình
học tập.
Ban giám đốc Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I, các cô, chú, anh, chị đang công
tác tại xí nghiệp đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm cho tôi trong
quá trình thực tập.
Xin cảm ơn
Tất cả các bạn bè, anh em trong và ngoài lớp đã động viên, chia xẻ, giúp đỡ
tôi trong thời gian học tập cũng như thực hiện đề tài tốt nghiệp.

Trần Đình Thưởng

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của hai loại thức ăn hỗn hợp đến sức sinh trưởng của
heo con giai đoạn sau cai sữa” được tiến hành tại Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I từ
ngày 10/02/2011 đến ngày 15/04/2011.

Nội dung nghiên cứu là so sánh một số chỉ tiêu sinh trưởng, khả năng sử
dụng thức ăn, sức sống và kháng bệnh của heo con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi qua
2 loại thức ăn hỗn hợp.
Thí nghiệm gồm 2 lô được lặp lại 2 đợt trong đó lô 1 đối chứng (ĐC) sử
dụng thức ăn hỗn hợp của công ty X, lô 2 thí nghiệm (TN) sử dụng thức ăn hỗn hợp
của công ty Y.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
• Trọng lượng sống của heo lúc kết thúc thí nghiệm ở lô 2 là 20,57 kg/con cao hơn
so với lô 1 là 19,92 kg/con.
• Trọng lượng sống hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi ở lô 2 là 21,78 kg/con cao hơn so
với lô 1 là 20,66 kg/con.
• Tăng trọng ngày thực tế ở lô 2 là 399,4 g/con/ngày cao hơn so với lô 1 là 377,0
g/con/ngày.
• Lượng thức ăn tiêu thụ ở lô

2 là 654 g/con/ngày cao hơn so với lô

1 là 619

g/con/ngày.
• Hệ số chuyển biến thức ăn ở lô 2 là 1,65 kgTĂ/kgTT cao hơn so với lô 1 là 1,64
kgTĂ/kgTT.
• Tỷ lệ chết ở lô 2 là 4,16% cao hơn so với lô 1 là 0,83%.
• Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở lô 2 là 0,99% cao hơn so với lô 1 là 0,81%.
• Tỷ lệ ngày con ho ở lô 1 là 0,78% cao hơn so với lô 2 là 0,74%.
• Chi phí thức ăn và thuốc thú y cho 1 kg tăng trọng ở lô sử dụng thức ăn của
công ty Y (lô 2) cao hơn 1,7% so với sử dụng thức ăn của công ty X (lô 1).

iv



MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa .................................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .......................................................ii
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iv
MỤC LỤC................................................................................................................... v
CHÚ THÍCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT .................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu .............................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về Xí Nghiệp ........................................................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................... 3
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................ 3
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ ..................................................................................... 4
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất ................................................................... 4
2.1.5 Cơ cấu đàn.......................................................................................................... 5
2.1.6 Các giống heo hiện có trong xí nghiệp .............................................................. 5
2.1.7 Công tác giống và quản lý ................................................................................. 6
2.1.8 Quy trình vệ sinh thú y và tiêm phòng bệnh ...................................................... 8
2.2 Thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi heo .................................................................. 9
2.3 Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn nuôi heo .................................... 10

v



2.3.1 Vai trò của nước ............................................................................................... 10
2.3.2 Vai trò của protein ........................................................................................... 10
2.3.3 Vai trò của glucid ............................................................................................. 11
2.3.4 Vai trò của chất béo ......................................................................................... 11
2.3.5 Vai trò của chất xơ ........................................................................................... 12
2.4 Đặc điểm tiêu hóa và dinh dưỡng heo con.......................................................... 12
2.4.1 Thay đổi của bộ máy tiêu hóa khi cai sữa ........................................................ 12
2.4.2 Dinh dưỡng heo con cai sữa............................................................................. 13
2.5 Quá trình sinh trưởng và phát dục ...................................................................... 14
2.5.1 Sinh trưởng và phát dục ................................................................................... 14
2.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục ......................................... 15
2.5.2.1 Yếu tố di truyền ............................................................................................ 15
2.5.2.2 Yếu tố ngoại cảnh ......................................................................................... 15
2.5 Các nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp trên heo con cai sữa ......................... 17
2.6 Các nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con cai sữa ......................................... 18
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................. 20
3.1 Thời gian và địa điểm ......................................................................................... 20
3.1.1 Thời gian .......................................................................................................... 20
3.1.2 Địa diểm ........................................................................................................... 20
3.2 Nội dung .............................................................................................................. 20
3.3 Phương pháp thí nghiệm ..................................................................................... 20
3.3.1 Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 20
3.3.2 Vật liệu thí nghiệm........................................................................................... 21
3.3.2.1 Heo thí nghiệm .............................................................................................. 21
3.3.2.2 Thức ăn thí nghiệm ....................................................................................... 21
3.3.2.3 Chuồng trại.................................................................................................... 22
3.3.2.4 Chăm sóc ....................................................................................................... 22
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 23
3.3.3.1 Trọng lượng sống lúc bắt đầu và lúc kết thúc thí nghiệm ............................ 23


vi


3.3.3.2 Trọng lượng sống hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi .............................................. 23
3.3.3.3 Tăng trọng ngày thực tế ................................................................................ 23
3.3.3.4 Lượng thức ăn tiêu thụ .................................................................................. 23
3.3.3.5 Hệ số chuyển biến thức ăn ............................................................................ 23
3.3.3.6 Tỉ lệ chết........................................................................................................ 24
3.3.3.7 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................... 24
3.3.3.8 Tỷ lệ ngày con ho .......................................................................................... 24
3.3.3.9 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................ 24
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 25
4.1 Trọng lượng sống của heo lúc vào thí nghiệm.................................................... 25
4.2 Trọng lượng sống của heo lúc kết thúc thí nghiệm ............................................ 26
4.3 Trọng lượng sống hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi .................................................... 27
4.4 Tăng trọng ngày thực tế ...................................................................................... 28
4.5 Lượng thức ăn tiêu thụ ........................................................................................ 29
4.6 Hệ số chuyển biến thức ăn .................................................................................. 30
4.7 Tỉ lệ chết.............................................................................................................. 30
4.8 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ..................................................................................... 31
4.9 Tỷ lệ ngày con ho ............................................................................................... 33
4.10 Hiệu quả kinh tế ................................................................................................ 34
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................... 35
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 35
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 36
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 38


vii


CHÚ THÍCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
TSTK

: Tham số thống kê

X

: Trung bình

SD

: Độ lệch chuẩn (Standard deviation)

DF

: Độ tự do (Dergree of Freedom)

SS

: Tổng bình phương (Sum of Square)

MS

: Trung bình bình phương (Mean of Square)

DD


: Duroc thuần

YY

: Yorkshire thuần

LL

: Landrace thuần

DP

: Đực Duroc x Cái Pietrain

LY

: Đực Landrace x Cái Yorkshire

YL

: Đực Yorkshire x Cái Landrace

ĐC

: Đối chứng

TN

: Thí nghiệm


TLXTT

: Trọng lượng xuất thực tế

TLX 60

: Trọng lượng sống hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi

TTN

: Tăng trọng ngày

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Quy trình tiêm phòng Vaccine .....................................................................9
Bảng 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng heo con cai sữa .........................................................13
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm ..............................................21
Bảng 4.1 Trọng lượng sống của heo lúc vào thí nghiệm 27 – 30 ngày tuổi .............25
Bảng 4.2 Trọng lượng sống lúc kết thúc thí nghiệm ở 57 – 60 ngày tuổi ................26
Bảng 4.3 Trọng lượng sống hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi ...........................................27
Bảng 4.4 Tăng trọng ngày thực tế .............................................................................28
Bảng 4.5 Lượng thức ăn tiêu thụ (g/con/ngày) .........................................................29
Bảng 4.6 Hệ số chuyển biến thức ăn (kgTĂ/kgTT) ..................................................30
Bảng 4.7 Tỷ lệ chết ...................................................................................................31
Bảng 4.8 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................32
Bảng 4.9 Tỷ lệ ngày con ho của heo ở các lô thí nghiệm .........................................33

Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế .......................................................................................34

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi hiện nay đóng góp khá lớn trong sự tăng trưởng kinh tế đất
nước. Ngoài việc cung cấp thực phẩm thiết yếu hàng ngày cho nhu cầu tiêu dùng
của người dân trong nước như trứng, thịt và sữa. Sản phẩm của ngành là mặt hàng
có tiềm năng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao cho đất nước và nhất là khi nước
ta gia nhập thị trường thương mại thế giới thì sự cạnh tranh càng gay gắt về số
lượng cũng như chất lượng. Để đạt được điều này, ngành chăn nuôi heo đã và đang
nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong nước và thế giới nhằm
tác động vào các quá trình chọn lọc và nhân giống mới, quy trình chăn nuôi, sản
xuất thức ăn, thú y và phòng bệnh.
Trong những vấn đề nêu trên, thức ăn có vai trò quan trọng nhất vì chi phí
thức ăn thường chiếm khoảng 60% - 80% chi phí sản xuất. Và yêu cầu đặt ra là phải
giảm tối đa chi phí thức ăn nhưng vẫn phải giữ được chất lượng tốt, mang lại hiệu
quả kinh tế. Trên thị trường thức ăn chăn nuôi hiện nay có nhiều loại thức ăn của
nhiều công ty với các mức giá cả và chất lượng khác nhau. Vì vậy việc tìm ra một
loại thức ăn phù hợp với tình hình sản xuất và điều kiện của n hà chăn nuôi là một
vấn đề cấp thiết.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi
Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, sự hợp tác nghiên cứu giữa bộ
môn Di Truyền Giống Động Vật và Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I dưới sự hướng dẫn
của TS Trần Văn Chính và KS Lê Mạnh Dung, chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh
hưởng của hai loại thức ăn hỗn hợp đến sức sinh trưởng của heo con giai đoạn
sau cai sữa”.


1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quả sử dụng giữa 2 loại thức ăn hỗn hợp đối với heo con cai
sữa đến 60 ngày tuổi.
1.2.2 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm sử dụng 2 loại thức ăn hỗn hợp của 2 công ty cung cấp cho
heo con cai sữa đến 60 ngày tuổi.
Theo dõi tăng trọng , lượng thức ăn tiêu thụ, ghi nhận tình hình sức khỏe của
heo và tính toán hiệu quả kinh tế.
So sánh các chỉ tiêu khảo sát trên heo giữa 2 lô thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về Xí Nghiệp
2.1.1 Vị trí địa lý
Xí nghiệp được xây dựng trên một triền đồi, nằm ở khu dân cư, có tường rào
xây bao quanh, cách quốc lộ 1K 100m về phía Đông Tây, rất thuận tiện cho việc
vận chuyển.
Diện tích xí nghiệp: khoảng 04 hecta
Địa chỉ: 168/6 phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Trước 1975, xí nghiệp có tên là trại heo Chấn Hưng thuộc sở hữu của tư
nhân. Sau 1975, các cơ sở chăn nuôi được nhà nước tiếp thu và quản lý. Hai cơ sở

chăn nuôi Chấn Hưng và Quyết Thắng cũng được nhà nước tiếp quản và sát nhập
thành một trại duy nhất lấy tên là Chấn Hưng. Trong thời gian này trại trực thuộc
Công Ty Chăn Nuôi Heo II.
Năm 1981, trại đổi thành Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I. Cũng trong thời gian
này, Sở Nông Nghiệp đã nhập về xí nghiệp 3 giống heo: Yorkshire, Landrace,
Duroc với tổng số là 342 con. Trong đó, nái 300 con, nọc 42 con, với mục đích làm
phong phú, đa dạng nguồn gen và con giống của xí nghiệp.
Tới năm 1992, xí nghiệp trực thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn Tp.HCM. Và tới năm 1997, xí nghiệp trực thuộc Tổng Công Ty Nông Nghiệp
Sài Gòn sát nhập thêm trại heo Việt - Bỉ do Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo quản lý và
đồng thời có thêm giống Pietrain.
Từ 25/12/2006 xí nghiệp trở thành đơn vị hoạch toán kinh tế phụ thuộc Công
ty Chăn Nuôi và Chế Biến Thực Phẩm Sài Gòn.

3


2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ
Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I hoạt động với mục đích chính là tiếp nhận
nguồn giống cao sản của các nước tiên tiến để nâng cao phẩm chất đàn giống hiện
có, tránh đồng huyết ở các đàn đang sử dụng.
Là đơn vị giống cấp I duy nhất ở miền Nam, xí nghiệp tự xác định nhiệm vụ
của mình là quản lý và bảo tồn được nguồn gen của các giống hiện có, nâng cao
chất lượng đàn giống bằng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức khoa học để đạt hiệu quả
trong quá trình sản xuất con giống, giữ giống và nhân giống gốc xứng đáng là nơi
cung cấp con giống thuần tốt nhất đã qua kiểm tra năng suất, tinh heo có chất lượng
tốt cho các nhà chăn nuôi trong cả nước.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất
Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp được trình bày qua sơ đồ sau:


Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất của xí nghiệp

4


Xí nghiệp là đơn vị hoạch toán kinh tế phụ thuộc Công ty Chăn Nuôi và Chế
Biến Thực Phẩm Sài Gòn. Dưới sự quản lý của Giám Đốc xí nghiệp, bên dưới có
các bộ phận chức năng chuyên biệt đảm nhận các công việc khác nhau phục vụ cho
sản xuất.
Cơ cấu nhân sự của xí nghiệp gồm 29 người phân bố như sau:
• Giám đốc: 1 người
• Phó giám đốc: 1 người
• Tổ nghiệp vụ: 5 người (gồm 1 lái xe)
• Tổ chăn nuôi: 17 người
• Tổ cơ khí: 2 người
• Tổ bảo vệ: 3 người
2.1.5 Cơ cấu đàn
Tổng đàn của xí nghiệp tính đến ngày 15/04/2011 là 3634 con, trong đó:
Đàn sinh sản gồm:
• Heo đực giống: 70 con
• Heo nái sinh sản: 408 con
• Heo hậu bị đực: 1194 con
• Heo hậu bị cái: 1037 con
• Heo con sau cai sữa: 468 con
• Heo con theo mẹ: 457 con
2.1.6 Các giống heo hiện có trong xí nghiệp
Các giống heo hiện có ở xí nghiệp là: heo thuần Yorkshire, Landrace, Duroc,
Pietrain có nguồn gốc từ nhiều nước như: Nhật, Bỉ, Pháp, Mỹ, Anh, Canada, Thái
Lan. Các giống thuần được lai từ nhiều dòng khác nhau tạo ra các dòng có ưu thế
riêng cho từng hướng sản xuất, hướng sinh sản như Landrace Nhật Pháp Anh,

Yorkshire Nhật, hướng sinh trưởng như Duroc Thái, Landrace Bỉ, Pietrain Bỉ... và
các giống heo lai từ các giống thuần trên.

5


2.1.7 Công tác giống và quản lý
Là một xí nghiệp heo giống nên việc duy trì nguồn gen quý để cung cấp con
giống tốt cho các cơ sở chăn nuôi trong nước nên vấn đề công tác giống của xí
nghiệp được đặt nên hàng đầu, thực hiện rất chặt chẽ và liên tục.
Để cải thiện đàn giống, xí nghiệp liên tục nhập con giống ông bà cố khỏe
mạnh, năng suất cao từ các nước có nền chăn nuôi tiên tiến. Sau nhiều năm làm
công tác chọn lọc, chất lượng đàn giống được cải thiện đáng kể và thành lập đàn
giống hạt nhân vững chắc.
Các giống được nhập từ Nhật, Bỉ, Pháp, Mỹ, Anh, Canada thuộc hai nhóm:
sinh trưởng và sinh sản.
Nhóm sinh trưởng: tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỉ lệ nạc cao gồm
các giống Duroc, Landrace Bỉ, Yorkshire Bỉ, Pietrain.
Nhóm sinh sản: đẻ sai, nuôi con giỏi như các giống Yorkshire Nhật, Pietrain,
Landrace Nhật, Pháp, Anh.
Heo hậu bị được kiểm tra thành tích, ước lượng giá trị gây giống (EVB) theo
phương pháp BLUP - mô hình thú và giám định ngoại hình thể chất, lý lịch rõ ràng,
sức khỏe tốt, tiêm phòng đầy đủ.
Xí nghiệp áp dụng hoàn toàn phương pháp thụ tinh nhân tạo trong công tác
phối giống cho đàn heo giống sinh sản.
Chương trình nhân giống: xí nghiệp thực hiện nhân giống thuần các giống
Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain và nhân giống lai giữa các giống thuần trên
với nhau.
Các bước tiến hành chọn giống:
• Heo con sơ sinh: phải từ 0,8 kg trở lên không dị tật, da lông bóng mượt, linh

hoạt, có từ 12 vú trở lên, các núm vú đều nhau, không so le, bộ phận sinh dục bình
thường, được cắt răng, bấm số tai, cắt đuôi lúc 1 ngày tuổi.
• Heo con cai sữa: cân trọng lượng heo và yêu cầu phải đạt trọng lượng từ 5 kg
trở lên, không bệnh tật, lông da bóng mượt, chắc, khỏe.

6


• Heo lúc 60, 90 ngày tuổi, 5 tháng tuổi: ngoại hình đẹp, linh hoạt không dị tật,
da lông bóng mượt, có 12 vú trở lên, các núm vú cách đều nhau, không so le, cơ
quan sinh dục phát triển bình thường, lộ rõ giới tính, tứ chi chắc chắn. Trọng lượng
60 ngày đạt 17 kg trở lên. Đến 90 ngày tuổi, 5 tháng tuổi được các kỹ thuật giám
định lại ngoại hình thể chất cũng như các chỉ tiêu về sinh trưởng như trọng lượng,
dày mỡ lưng, tiêu tốn thức ăn.
• Heo đực và cái hậu bị: trước khi chúng được đưa vào sử dụng đều được các
chuyên gia giám định ngoại hình thể chất, sinh trưởng phát dục lại một lần nữa. Đực
hậu bị được chọn đưa lên khu vực đực làm việc đều được huấn luyện nhảy giá kiểm
tra chất lượng tinh dịch mỗi lần lấy theo lịch trước khi đưa vào sản xuất cũng như
đem bán.
Về công tác quản lý: được theo dõi rất chặt chẽ, mỗi cá thể được chọn làm
hậu bị đều có lý lịch để theo dõi phả hệ rõ ràng để tiện cho việc quản lý dòng,
giống, được lập một phiếu theo dõi sức sinh trưởng, thành tích sinh sản như chất
lượng tinh dịch, tỉ lệ đậu thai, tỉ lệ đẻ, số con sơ sinh sống trên ổ, trọng lượng heo
con sơ sinh, khoảng cách lứa đẻ... có chế độ chăm sóc riêng để thuận tiện theo dõi
tình trạng sức khỏe cũng như lập kế hoạch sản xuất.
Có quy trình sản xuất cụ thể.
Có lịch tiêm phòng và kiểm tra một số bệnh truyền nhiễm như: xoắn khuẩn,
sảy thai truyền nhiễm, lở mồm long móng, dịch tả, giả dại, viêm phổi địa phương...
theo định kì.
Trước mỗi ô chuồng có phiếu theo dõi

Đối với công tác phối giống phải phối theo sơ đồ đã được chuyên gia tính
toán.
Công tác phối giống tại xí nghiệp được thực hiện vào buổi sáng khoảng 8 giờ
và buổi chiều khoảng 3 giờ 30 phút lúc này trời tương đối mát, phối bằng phương
pháp thụ tinh nhân tạo. Mỗi nái được phối hai lần vào mỗi chu kì lên giống, lúc nái
thật mê đực dưới sự hỗ trợ của đực thí tình và căn cứ vào các biểu hiện, các yếu tố
khoa học về động dục của nái.

7


2.1.8 Quy trình vệ sinh thú y và tiêm phòng bệnh
Vệ sinh thức ăn
Thức ăn được bảo quản trong kho tránh bị ẩm ướt, hạn chế nấm mốc, hư hại,
kho được quét dọn sạch sẽ, cửa ra vào được đóng kín không cho chuột, côn trùng
vào cắn phá thức ăn, được kiểm tra kĩ trước khi xuất kho. Các máng ăn, nước uống
cũng được vệ sinh kĩ trước khi cho ăn.
Vệ sinh chuồng trại
Mỗi công nhân quét dọn sạch sẽ khu chuồng trại và khu vực xung quanh.
Thường xuyên nhổ cỏ và khai thông cống rãnh nhằm tạo sự thông thoáng, hạn chế
mầm bệnh từ những vật mang trùng.
Đầu mỗi dãy đều có hố sát trùng, thuốc sát trùng sử dụng là NaOH 5%. Các
xe cơ giới khi vào xí nghiệp đều được bảo vệ phun thuốc sát trùng và chạy qua hố
sát trùng ở cổng xí nghiệp để đảm bảo vệ sinh phòng dịch và hạn chế tối đa các
bệnh từ nơi khác đến. Thuốc sát trùng sử dụng là Bioxide, Biostep.
Phun thuốc sát trùng thứ hai, tư, sáu hàng tuần ở trong và khu vực xung
quanh các chuồng có heo. Thuốc sát trùng sử dụng là Bioxide, thành phần có
glyceraldehyde 1%.
Vệ sinh chuồng trống: sau khi chuyển heo đi nơi khác, rửa chuồng, xịt NaOH
5% để qua 2 ngày, phun thuốc sát trùng, hai ngày sau tiếp tục xịt nước vôi vào

chuồng.
Vệ sinh công nhân và khách tham quan
Vệ sinh công nhân: công nhân trong xí nghiệp được mặc đồng phục, nón,
ủng, bảo hộ lao động trước khi xuống chuồng, sau khi rời khỏi chuồng phải tắm rửa
sạch sẽ. Công nhân không được mặc quần áo ở ngoài vào khu vực chăn nuôi và
ngược lại. Chỉ được di chuyển trong khu vực mình phụ trách.
Các công nhân mới vào làm việc hay sinh viên thực tập phải được cách ly 3
ngày trước khi xuống khu vực chăn nuôi.
Vệ sinh khách tham quan: khách tham quan trước khi vào khu vực chăn nuôi
được vệ sinh thân thể và thay quần áo của xí nghiệp, đi ủng bảo hộ và đi lên hố sát

8


trùng khi đi xuống các dãy chuồng dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên hay công
nhân của xí nghiệp, tuân thủ theo các quy định của xí nghiệp.
Quy trình tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm cho heo tại xí nghiệp được
trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1 Quy trình tiêm phòng Vaccine
Loại vaccine

Đực giống

Dịch tả

2 lần/năm

Lở mồm long
móng


2 lần/năm

Parvo – Lepto

-

Giả dại

2 lần/năm

Mycoplasma

-

E. coli

-

Nái sinh sản

Heo con

6 tuần trước

3 tuần và 7

khi sinh

tuần tuổi


5 tuần trước

4 và 8 tuần sau

12 và 28 tuần

khi sinh

cai sữa

tuổi

-

-

28 tuần tuổi

-

-

2 tuần tuổi

-

-

32 tuần tuổi


4 tuần trước
khi sinh
-

3 tuần trước
khi sinh

Heo hậu bị
26 tuần tuổi

(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật Xí Nghiệp heo giống Cấp I, 2011)
Trộn thêm kháng sinh phổ rộng vào thức ăn 1 tuần trong tháng như
amoxcilline. Đối với một số bệnh nguy hiểm như xoắn khuẩn, sảy thai truyền
nhiễm... trộn kháng sinh vào thức ăn 3 tháng một lần. Định kì lấy mẫu xét nghiệm
kiểm tra 2 lần/năm.
2.2 Thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi heo
Thức ăn là sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật, công
nghệ hóa học, sinh học và một số khoáng chất…Những sản phẩm này cung cấp các
chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi đồng thời thức ăn chăn nuôi phải phù hợp
với đặc tính sinh lý, sinh hóa và cấu tạo bộ máy tiêu hóa để vật nuôi có thể ăn được
mà sống, sinh trưởng, phát triển, sinh sản và sản xuất một cách bình thường trong
thời gian dài.

9


Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được
phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để duy
trì đời sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc
chu kỳ sản xuất mà không cần thêm bất kỳ một loại thức ăn nào khác ngoài nước

uống (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2011).
Hầu hết các trại heo hiện nay, sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên (pellet)
hoặc dạng bột (mash). Thức ăn viên cũng là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nhưng sản
xuất ở dạng viên (không ở dạng bột thông thường).
Trong thức ăn hỗn hợp, nguồn cung cấp năng lượng chính là bắp, cám gạo,
khoai mỳ, nguồn cung cấp protein là bột cá, khô dầu đậu nành. Vitamin và vi
khoáng được bổ sung trong các premix.
2.3 Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn nuôi heo
2.3.1 Vai trò của nước
Nước là môi trường hay dung môi không thể thiếu được cho sự sống. Tuy
nước không cung cấp năng lượng song chúng giữ vai trò hết sức quan trọng trong
quá trình sống. Vì nó giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn, vận chuyển vật chất, tham
gia vào các phản ứng hóa học, điều hòa trao đổi chất giữa tế bào và dịch thể, giữ thể
hình con vật ổn định, điều tiết thân nhiệt và tham gia tạo thành sản phẩm chăn nuôi.
Vì vậy, trong chăn nuôi heo cần phải cung cấp nước đầy đủ và kịp thời, nước
phải mát, sạch, không chứa khoáng độc, vi sinh vật có hại. Nếu cung cấp nước
không đầy đủ thì thú bị táo bón, các độc tố chậm thải ra ngoài gây hại cho cơ thể.
2.3.2 Vai trò của protein
Protein là chất rất quan trọng cho gia súc tăng trưởng, vì nó tham gia cấu tạo
của tế bào và các bộ phận cơ thể đồng thời cũng là cấu tạo những chất điều hòa sự
sống như hormon, enzyme trong cơ thể.
Axit amin là thành phần cấu tạo nên protein gồm 2 loại: axit amin không
thiết yếu và axit amin thiết yếu.

10


Đối với giống heo có nhiều nạc, nhu cầu protein phải thỏa mãn đủ về số
lượng và cân bằng các axit amin thiết yếu thì mới đạt hiệu quả sử dụng cao nhất cho
sinh trưởng và sinh sản tối đa.

Do đó việc cung cấp đủ protein cho thú không những có ảnh hưởng tốt đến
tăng trưởng, thành phần phẩm chất thịt mà còn làm giảm chỉ số chuyển biến thức
ăn. Nếu khẩu phần ăn hàng ngày thiếu protein, cơ thể sẽ tự phân giải protein cơ thể
(thường là mô cơ) để tổng hợp những chất cần thiết cho sự sống như hormon,
enzyme, làm cho thú chậm lớn, còi cọc, chậm thành thục, sức kháng bệnh kém, hiệu
giá kháng thể sau chủng ngừa không cao. Khẩu phần dư thừa protein sẽ dẫn đến
nồng độ axit amin trong máu tăng cao làm giảm tính thèm ăn của thú, không cải
thiện tăng trọng, thậm chí giảm trọng. Cơ thể tiêu hóa không hết protein gây ra sự
lên men thối ở ruột già có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
2.3.3 Vai trò của glucid
Glucid là hợp chất polymer của nhiều phân tử đường hợp lại, nó có tỷ lệ
nhiều trong thức ăn gia súc, gia cầm.
Glucid là chất cung năng lượng chủ yếu cho cơ thể hoạt động, là nguồn cung
cấp chuỗi carbon cho các phản ứng tổng hợp những chất hữu cơ khác.
Đối với heo, có 2 dạng glucid mà heo thường sử dụng là tinh bột và đường
(đường glucose và lactose).
Glucose được cơ thể chuyển hóa thành một đa đường đặc biệt chỉ có trong cơ
thể động vật là glycogen. Glycogen chứa trong gan và bắp cơ được cơ thể nhanh
chóng chuyển thành glucose để sử dụng khi cần thiết như phản xạ chống lạnh: run
cơ tạo năng lượng sưởi ấm cơ thể. Glucose còn là chất giúp gan giải độc một số chất
độc mà cơ thể bị nhiễm.
2.3.4 Vai trò của chất béo
Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cao và các axit béo thiết yếu cần
thiết cho cơ thể động vật, là dung môi hòa tan một số vitamin và sắc tố hòa tan
trong chất béo. Sự hiện diện của chất béo trong khẩu phần thức ăn còn làm cho thức
ăn ngon miệng, có tác dụng bôi trơn khi thú nuốt thức ăn.

11



Chất béo dư thừa trong thức ăn là nguyên nhân làm cho heo chán ăn hoặc
tiêu chảy do không tiêu hóa được gây kích ứng đường ruột hoặc do hiện tượng
savon hóa xảy ra ở đường ruột.
2.3.5 Vai trò của chất xơ
Chất xơ kích thích nhu động co bóp của ống tiêu hóa làm cho thức ăn di
chuyển dễ dàng, để tống các chất cặn bã, độc hại ra ngoài. Chất xơ trong chừng mực
nhất định có tác dụng lôi cuốn các chất độc ở trong đường ruột thải ra ngoài làm
giảm tác hại cho cơ thể.
Chất xơ có tỷ lệ tiêu hóa thấp nên làm giảm giá trị năng lượng của khẩu
phần. Do đó, nếu chất xơ có quá nhiều trong thức ăn sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa
các chất dinh dưỡng khác trong thức ăn. Chất xơ tan làm tăng độ nhờn trong ruột
heo từ đó làm giảm khả năng tiêu hóa hấp thu dưỡng chất trong thức ăn.
2.4 Đặc điểm tiêu hóa và dinh dưỡng heo con
2.4.1 Thay đổi của bộ máy tiêu hóa khi cai sữa
Màng nhày ruột non có những thay đổi khi heo cai sữa ở 3 – 4 tuần tuổi. So
với trước khi cai sữa, nhung mao (để hấp thu chất dinh dưỡng) ngắn đi khoảng 75%
trong vòng 24 giờ sau cai sữa và tình trạng ngắn đi này vẫn tiếp tục nhưng giảm dần
cho đến ngày thứ 5 sau cai sữa (Hampson và Kidder, 1986, trích Trần Thị Dân,
2004). Vài enzyme tiêu hóa (lactase, glucosidase, protease) bị giảm nhưng maltase
lại tăng, do đó khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của ruột cũng giảm. Việc giảm
chiều dài của nhung mao và hình dạng chưa trưởng thành của quần thể tế bào ruột
(do tốc độ thay thế nhanh) có thể giúp giải thích tại sao heo cai sữa tăng nhạy cảm
đối với bệnh do E. coli. Những thay đổi nhung mao và mào ruột được thiết lập trong
vòng 5 ngày và kéo dài trong ít nhất 5 tuần.
Sự nhạy cảm của hệ thống miễn dịch trong đường tiêu hóa đối với kháng
nguyên trong khẩu phần được thể hiện qua nhiều cách, bao gồm sự tiết IgA, tạo
IgM và IgG trong huyết thanh, IgE hoặc sự miễn dịch trung gian tế bào. Thất bại
trong việc điều hòa các đáp ứng này có thể đưa đến bệnh tích ở đường ruột. Những

12



thay đổi này xảy ra trong vòng 7 – 10 ngày. Người ta cho rằng những thay đổi này
là do miễn dịch trung gian tế bào đối với những thành phần trong thức ăn.
Ở heo sau cai sữa, dù không có E.coli gây bệnh, việc gia tăng số tế bào ở
mào ruột và bất dưỡng của nhung mao ruột thường đi kèm với hấp thu kém thức ăn.
2.4.2 Dinh dưỡng heo con cai sữa
Nhu cầu dinh dưỡng heo con cai sữa được trình bày qua bảng 2.2
Bảng 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng heo con cai sữa
Trọng lượng cơ thể (kg)

Chỉ tiêu

5 - 10

10 - 20

Lượng thức ăn ăn vào ước tính (g/con/ngày)

500

1000

Năng lượng trao đổi trong khẩu phần (kcal)

3265

3265

Ước tính năng lượng trao đổi ăn vào (kcal)


1620

3265

Protein thô (%)

23,7

20,9

Ca (%)

0,80

0,70

P tổng số (%)

0,65

0,6

P hữu dụng (%)

0,40

0,32

NaCl


0,20

0,15

(Nguồn: NRC, 1998)
Sau khi cai sữa, chế độ ăn của heo con có sự thay đổi đột ngột từ bình quân
16 bữa/ngày với sữa mẹ, một thức ăn ngon miệng, rất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu
hóa sang thức ăn thô với những thành phần khó tiêu hóa và kém ngon miệng hơn.
Khi cai sữa khả năng tiêu hóa thức ăn thô kém và sức đề kháng của heo con
bị giảm đi rất nhiều. Khả năng tiêu hóa rất hạn chế đó của heo con có khi còn bị suy
giảm đi do tác động của việc cai sữa đối với biểu mô ruột. Kết quả là có một thời kỳ
lượng thức ăn được hấp thu vào cơ thể của heo con cai sữa bị giảm; mức và thời
gian giảm đó phụ thuộc vào tính ngon miệng và dễ tiêu hóa của thức ăn, chế độ
chăm sóc và trọng lượng của heo con khi cai sữa.
HCl tự do xuất hiện từ ngày thứ 25 và tính kháng khuẩn xuất hiện từ ngày
thứ 40 sau khi sinh. HCl hoạt hóa pepsinogen thành pepsin, axít hóa chất chứa dạ

13


dày giúp pepsin đưa vào sử dụng hiệu quả để thủy phân protein ngăn chặn lên men
bằng cách diệt vi khuẩn có trong thức ăn vào dạ dày, phân hủy mô liên kết và mô cơ
trong thức ăn làm giảm kích thước của chúng (Trần Thị Dân và Dương Nguyên
Khang, 2007).
Hơn nữa, ở heo con 20 - 30 ngày tuổi, dạ dày chưa phân giải được protein
thực vật. Do đó, tập cho heo con ăn sớm thức ăn hạt rang để tác động tiết dịch vị
sớm hơn là điều hết sức cần thiết.
Trong một số trường hợp, lượng thức ăn vào cơ thể heo con giảm do phải
tiêu hóa một lượng thức ăn quá lớn đối với hệ tiêu hóa và dẫn đến heo con bị tiêu

chảy hàng loạt. Để đề phòng và hạn chế tới mức thấp nhất bệnh tiêu chảy sau khi
cai sữa, nên hạn chế thức ăn trong mấy ngày đầu sau khi cai sữa. Mặc dù hạn chế
mức cho ăn như vậy cơ thể có thể giảm nhẹ bệnh tiêu chảy và hiện tượng phù nề
đường ruột, nhưng mức độ tăng trưởng của heo con có thể bị suy giảm, nói chung
tốt nhất là để heo con được tự do tiếp thụ thức ăn.
Ngoài ra vệ sinh chuồng trại kém, chuồng ẩm ướt heo con bị lạnh, trong
điều kiện đó nhiều chủng loại vi sinh vật có hại tăng mật độ, xâm nhập đường ruột
heo con, thừa dịp heo con bị lạnh yếu sức sẽ bộc phát bệnh tiêu chảy (Võ Văn Ninh,
2001).
2.5 Quá trình sinh trưởng và phát dục
2.5.1 Sinh trưởng và phát dục
Sinh trưởng: là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là
sự gia tăng về số lượng và các chiều của tế bào, của các mô khác nhau trong cơ thể
thú. Quá trình này làm gia tăng về khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể dựa
trên cơ sở di truyền bản thân thú dưới tác động của các yếu tố môi trường. Trong
quá trình này không sinh ra các loại tế bào mới và chức năng mới.
Phát dục: là sự thay đổi chất lượng, có sự sinh ra các loại tế bào mới hay cơ
quan mới, có sự thay đổi về tuyến nội tiết và đưa đến sự hoàn chỉnh về các chức
năng của các bộ phận cơ thể trên cơ sở di truyền sẵn có của cơ thể thú và điều kiện
ngoại cảnh (Phạm Trọng Nghĩa, 2008).

14


Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình khác nhau nhưng không thể tách rời
nhau, chúng có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ cho nhau làm cho cơ thể phát triển
ngày một hoàn thiện hơn, nghĩa là có phát dục mới có sinh trưởng, đồng thời sinh
trưởng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát dục. Cường độ của hai quá trình này không
đồng đều nhau ở mỗi giai đoạn phát triển, có lúc sinh trưởng mạnh hơn phát dục và
ngược lại, và cũng có lúc cả hai quá trình cùng có cường độ yếu.

2.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục
2.5.2.1 Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền: là một trong yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát dục của cơ thể. Yếu tố di truyền cho ta biết được sự khác biệt giữa
các loài, giống, dòng và ngay trong cùng một dòng thì yếu tố di truyền cũng là cơ sở
để có sự khác biệt tính trạng mà ta mong muốn.
Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học: khả năng về sinh trưởng phát dục
của mỗi cá thể được kiểm soát bởi kiểu di truyền của cá thể đó. Sự phát triển của
mỗi cá thể tất yếu trước tiên phải do di truyền quyết định và có thể hiện tốt tới giới
hạn của di truyền hay không còn phải phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh (Phạm
Trọng Nghĩa, 2008).
2.5.2.2 Yếu tố ngoại cảnh
Yếu tố ngoại cảnh : là một yếu tố quan trọng đã ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát dục của thú . Nếu chúng ta có một cá thể có kiểu di truyền tốt , hợp
với ý muốn của chúng ta chưa phải đã là điều kiện duy nhất đảm bảo cho sự thành
công. Một kiểu di truyền tốt nếu không có ngoại cảnh tốt thì sẽ đem lại một hiệu
quả kém . Một cá thể có tổ hợp gen theo ý muốn của người ch ọn giống song nếu
không được sống trong một điều kiện khí hậu hợp lý , sự nuôi dưỡng chăm sóc hợp
lý thì cá thể này sẽ không thể nào phát triển bình thường được (Phạm Trọng Nghĩa ,
2008).
Yếu tố ngoại cảnh bao gồm các yếu tố thiên nhiên, kĩ thuật chăm sóc và nuôi
dưỡng, vệ sinh thú y…các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh
trưởng và phát dục của heo.

15


×