Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA POULTRYSTAR VÀ CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN GỪNG TỎI – NGHỆ LÊN SỨC SỐNG , NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT QUẦY THỊT Ở GÀ CoBB 500

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.76 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA POULTRYSTAR VÀ
CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN GỪNG - TỎI – NGHỆ
LÊN SỨC SỐNG , NĂNG SUẤT,
PHẨM CHẤT QUẦY THỊT
Ở GÀ CoBB 500
Sinh viên thực hiện: UNG THỊ HIẾU
Lớp: DH07CN
Ngành: Chăn nuôi
Niên khóa: 2007 -2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

UNG THỊ HIẾU

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA POULTRYSTAR VÀ
CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN GỪNG - TỎI – NGHỆ
LÊN SỨC SỐNG, NĂNG SUẤT,
PHẨM CHẤT QUẦY THỊT


Ở GÀ Cobb 500
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi
Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. LÂM MINH THUẬN
TS. HỒ THỊ KIM HOA

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Ung Thị Hiếu
Tên đề tài tốt nghiệp: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA POULTRYSTAR
VÀ CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN GỪNG - TỎI – NGHỆ LÊN SỨC SỐNG, NĂNG
SUẤT, PHẨM CHẤT QUẦY THỊT Ở GÀ Cobb 500”
Đã hoàn thành theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến nhận
xét của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày ……………

Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Lâm Minh Thuận

ii


LỜI CẢM ƠN
Lòng thành biết ơn
Ông bà, cha mẹ - những người đã chăm sóc, dạy dỗ con nên người, để con có
được ngày hôm nay.

Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Bộ môn chăn nuôi chuyên khoa.
Toàn thể thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ
dạy, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Ban quản lý trại thực tập Chăn Nuôi – Thú Y, toàn thể anh chị em trong trại
đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến
PGS.TS Lâm Minh Thuận, TS. Hồ Thị Kim Hoa đã tận tình hướng dẫn, động
viên cũng như giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài.
Gởi lời cảm ơn đến
Tập thể lớp DH07CN – những người đã đồng hành cùng tôi, cũng như tất cả
bạn bè đã luôn bên tôi, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Thí nghiệm: “Đánh giá hiệu quả của poultrystar và chế phẩm tự nhiên
gừng - tỏi - nghệ lên sức sống, năng suất, phẩm chất quầy thịt ở gà Cobb 500”
được tiến hành từ ngày 22/07/2010 đến ngày 01/09/2010 tại trại thực nghiệm khoa
chăn nuôi thú y, trường đại học nông lâm TP. HCM.
Thí nghiệm thực hiện trên 580 gà thịt Cobb 500 01 ngày tuổi, được bố trí
theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố, được phân bố ngẫu nhiên vào 4 lô với 3
lần lặp lại . Lô I được cho ăn khẩu phần thương mại thức ăn hỗn hợp Con Cò,
không chứa kháng sinh. Lô II khẩu phần thương mại thức ăn hỗn hợp Con Cò +
PoultryStar vào nước uống qua từng giai đoạn: ngày 1-5, ngày 13-15, ngày 20-22,
liều bổ sung: 20g/1000 con/ ngày. Lô III khẩu phần thương mại thức ăn hỗn hợp
Con Cò + PoultryStar vào thức ăn suốt quá trình nuôi, liều 500g/tấn thức ăn. Lô IV

khẩu phần thương mại thức ăn hỗn hợp Con Cò + chế phẩm tự nhiên Gừng - Tỏi Nghệ.
Kết quả qua 6 tuần khảo sát:
Trọng lượng bình quân ở các lô: Lô I 1796.93g, lô II 1808.55g, lô III
1838.25g, lô IV 1795.20g
Tăng trọng tuyệt đối bình quân ở các lô I, II, III, IV lần lượt là:42,02; 42,44;
42,91;42,17 (g/con/ngày)
Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân qua 42 ngày (g/con/ngày): Lô I 95,46; lô II
89,68; lô III 88,58; lô IV 92,79.
Hệ số chuyển hóa thức ăn cả giai đoạn (kg TA/kg TT) ở lô I cao nhất là 2,23;
lô II 2,08; lô III thấp nhất 2,02 và lô IV 2,17. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý
nghĩa.
Tỷ lệ quầy thịt, Tỷ lệ ức, đùi tương đương nhau.
Tỷ lệ nuôi sống cao nhất ở lô IV với 99,30 %; kế đến lô II 98,65; lô III 97,95 % và
thấp nhất lô I 97,22 %.
Hiệu quả kinh tế ở lô I cao nhất 17.940 (đồng), thấp nhất là lô III 16.404
(đồng).

iv


MỤC LỤC
TRANG

Trang tựa ..................................................................................................................... i

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................ iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ ................................................................... xi
CHƯƠNG MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.1.Mục đích và yêu cầu .............................................................................................2
1.2.1Mục đích..............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 Giới thiệu chung về gà thí nghệm .........................................................................3
2.2 Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm .......................................................4
2.2.1 Lợi ích đem lại từ việc sử dụng kháng sinh .......................................................4
2.2.2 Tác hại của việc sử dụng kháng sinh .................................................................4
2.2.3 Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ..................................................5
2.3 Giới thiệu về probiotic và prebotic .......................................................................7
2.3.1 Định nghĩa probiotic ..........................................................................................7
2.3.2 Cơ chế tác động của probiotic ............................................................................7
2.3.3 Định nghĩa prebiotic ...........................................................................................8
2.3.4 Tác động của prebiotic .......................................................................................8
2.3.5 Giới thiệu về poutryStar ...................................................................................10
2.5 Giới thiệu về chế phẩm tự nhiên gừng- tỏi- nghệ ...............................................11
2.5.1 Giới thiệu chung về gừng .................................................................................11

v


2.5.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm của gừng .................................................................11
2.5.1.2 Tác dụng của gừng ........................................................................................12
2.5.2 Giới thiệu về tỏi................................................................................................13
2.5.2.1 Nguồn gốc và đặc điểm của tỏi .....................................................................13
2.5.2.2 Tác dụng của tỏi ............................................................................................13

2.5.3.1 Nguồn gốc và đặc điểm của nghệ .................................................................14
2.5.3.2 Tác dụng của nghệ ........................................................................................14
2.5.4 Mục đích sử dụng chế phẩm tự nhiên gừng - tỏi - nghệ ..................................15
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................16
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................................16
3.1.1 Nội dung ...........................................................................................................16
3.1.2 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài .............................................................16
3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................16
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm .......................................................................................16
3.2.2 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................................16
3.3 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng .........................................................................17
3.3.1 Con giống .........................................................................................................17
3.3.2 Thức ăn và nước uống ......................................................................................18
3.3.3 Chuồng trại .......................................................................................................18
3.3.4 Thiết bị, dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm .....................................................19
3.3.4.2 Máng ăn, máng uống .....................................................................................19
3.3.4.1 Thiết bị chiếu sáng, sưởi ấm .........................................................................19
3.3.4.3 Dụng cụ khác.................................................................................................19
3.3.5 Chăm sóc và nuôi dưỡng ..................................................................................19
3.3.5.1 Giai đoạn chuẩn bị ........................................................................................19
3.3.5.2 Giai đoạn úm .................................................................................................20
3.3.5.3 Sau giai đoạn úm ...........................................................................................20
3.3.5 Vệ sinh và phòng bệnh .....................................................................................20
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................21

vi


3.4.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng ....................................................................................21
3.4.1.1 Trọng lượng bình quân ..................................................................................21

3.4.1.2 Tăng trọng tuyệt đối ......................................................................................21
3.4.2 Chỉ tiêu về tiêu thụ thức ăn ..............................................................................21
3.4.2.1 Tiêu thụ thức ăn.............................................................................................21
3.4.2.2 Hệ số chuyển biến thức ăn ............................................................................22
3.4.3 Chỉ tiêu về mổ khảo sát ....................................................................................22
3.4.3.1 Trọng lượng sống ..........................................................................................22
3.4.3.2 Tỷ lệ quầy thịt ...............................................................................................22
3.4.3.3 Tỷ lệ ức..........................................................................................................22
3.4.3.4 Tỷ lệ đùi ........................................................................................................22
3.4.3.5 Màu chân .......................................................................................................22
3.4.3.6 Tỷ lệ lòng ......................................................................................................23
3.4.5 Chỉ tiêu về sức sống .........................................................................................23
3.5 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................23
3.6 xử lý số liệu .........................................................................................................23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................24
4.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng ........................................................................................24
4.1.1 Trọng lượng bình quân .....................................................................................24
4.1.2 Tăng trọng tuyệt đối .........................................................................................26
4.2 Chuyển hóa thức ăn .............................................................................................27
4.2.1 Lượng thức ăn tiêu thụ .....................................................................................27
4.2.2 Hệ số chuyển biến thức ăn ...............................................................................28
4.3 Chỉ tiêu về mổ khảo sát .......................................................................................29
4.3.1 Tỷ lệ quầy thịt, ức, đùi .....................................................................................29
4.3.2 Tỷ lệ lòng, tiết, lông .........................................................................................29
4.3.3 Đánh giá độ vàng da chân ................................................................................30
4.4 Tỷ lệ nuôi sống ....................................................................................................30
4.5 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................31

vii



Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................35
5.1 Kết Luận ..............................................................................................................35
5.2 Đề Nghị ...............................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................37
PHỤ LỤC ..................................................................................................................39

viii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
BNN&PTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

WHO: World Health Organization
G - T - N: Gừng - tỏi - nghệ
TLBQ: Trọng lượng bình quân
TTTĐ: Tăng trọng tuyệt đối
HSCBTA: Hệ số chuyển biến thức ăn
TA: Thức ăn
TB: trung bình

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu năng suất của CoBB 500 ....................................................3
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..............................................................................17
Bảng 3.2 Trọng lượng bình quân của gà lúc bắt đầu thí nghiệm ..............................17
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng cám Golden 1000 và Golden 2000 cho gà công

nghiệp ........................................................................................................................18
Bảng 3.4 Lịch phòng bệnh ........................................................................................21
Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân của gà qua các giai đoạn thí nghiệm....................24
Bảng 4.2 Tăng trọng tuyệt đối gà qua các giai đoạn .................................................26
Bảng 4.2 Thức ăn tiêu thụ qua các giai đoạn ............................................................27
Bảng 4.3 Hệ số chuyển biến thức ăn qua các giai đoạn ............................................28
Bảng 4.5 Tỷ lệ lòng, tiết, lông ...................................................................................30
Bảng 4.6 Chi phí thức ăn cho một kg tăng trọng giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi ............32
Bảng 4.7 Chi phí thức ăn cho một kg tăng trọng giai đoạn 22 - 42 ngày tuổi ..........33
Bảng 4.8 Chi phí thức ăn cho một kg tăng trọng toàn giai đoạn thí nghiệm ............33

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ
Hình 3.1 Gà úm lúc 5 ngày tuổi và gà lúc 27 ngày tuổi ....................................21
Hình 4.1 Gà bị thiếu vitaminA ở 9 ngày tuổi ....................................................25
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ quầy thịt, ức đùi ....................................................................29
Biểu đồ 4.2 Độ vàng da chân .............................................................................30
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ nuôi sống toàn thí nghiệm.....................................................31

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi gia cầm ở thế giới nói chung, Việt nam nói riêng có những
bước phát triển nhảy vọt và cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt. Để có thể tạo ra
những sản phẩm như thịt, trứng…với thời gian ngắn mà lợi nhuận lại cao các nhà

chăn nuôi đã sử dụng một cách lạm dụng các chất hỗ trợ như kháng sinh kích thích
tăng trọng…và hậu quả nghiêm trọng của việc này là lượng kháng sinh vượt quá
mức qui định (Theo số liệu điều tra phân tích một số mẫu thịt gà, mức nhiễm kháng
sinh Oxytetraxyclin 2,33+0,08 mg/kg, Chlotetraxyclin 0,25 mg + 0,09 mg/kg vượt
xa giới hạn cho phép (0,1mg/kg) theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 7047-02) gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Với yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng, trước xu thế hội nhập
phát triển đất nước. Việc quản lý chất lượng thực phẩm nói chung và sản phẩm gia
cầm nói riêng là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.
Trước tình trạng này các nhà khoa học đã nghiên cứu, ứng dụng các chế phẩm tự
nhiên, thảo dược…vào chăn nuôi nhằm thay thế kháng sinh mà hiệu mang lại cao.
Để có thể đánh giá được hiệu quả các chế phẩm này đồng thời có thể thay thế
kháng sinh nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn hay không, dưới sự đồng ý của khoa
chăn - nuôi thú y, trường đại học nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, ban quản lý trại
thực nghiệm chăn nuôi thuộc khoa chăn nuôi - thú y và sự hướng dẫn của PGS.TS
Lâm Minh Thuận, TS.Hồ Thị Kim Hoa chúng tôi tiến hành thí nghiệm “Đánh giá
hiệu quả của poultrystar và chế phẩm tự nhiên gừng - tỏi - nghệ lên sức sống,
năng suất, phẩm chất quầy thịt ở gà Cobb 500”

1


1.1.Mục đích và yêu cầu
1.2.1Mục đích
Thay thế kháng sinh trong chăn nuôi gà bằng chế phẩm Probiotic, Prebiotic
và chế phẩm tự nhiên gừng- tỏi- nghệ tạo sản phẩm gà thịt sạch, an toàn sinh học
không tồn dư kháng sinh.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi và thu thập các số liệu liên quan đến:
- Khả năng sản xuất

- Năng suất và sức sống
- Chất lượng quầy thịt
- Hiệu quả kinh tế

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu chung về gà thí nghệm
Gà dùng trong thí nghiệm là gà cobb 500, là giống gà siêu thịt có nguồn gốc
từ Mỹ nhập vào nước ta năm 1997, cho tăng trọng nhanh và tiêu tốn thức ăn ít. Đặc
điểm chung là lông màu trắng, mồng răng cưa, da chân vàng.
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu năng suất của CoBB 500
Gà trống

Gà mái

Ngày tuổi

Trọng

TT/ngày

lượng

(g/ngày)

FCR


(g/con)

Trọng

TT/ngày

lượng

(g/ngày)

FCR

(g/con)

0

41

-

-

41

-

-

1


51

-

-

53

-

-

7

158

22,6

0,876

170

24,3

0,836

14

411


29,4

1,071

449

32,1

1,047

21

801

38,1

1,208

885

42,1

1,243

28

1.316

47


1,475

1.478

52,8

1,417

35

1.879

53,7

1,653

2.155

61,6

1,569

42

2.412

57,4

1,82


2.839

67,6

1,7

Nguồn: Cobb 500Cobb 500 Broiler Growth & Nutrition Supplement,20072007Br
oiler Growth & Nutrition Supplem

3


2.2 Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm
2.2.1 Lợi ích đem lại từ việc sử dụng kháng sinh
Việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi được đánh dấu bằng một
thí nghiệm của Stokstad và Juke (1949), khi cho gia cầm ăn thức ăn có chứa
aureomycin thấy rằng tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gia cầm
tăng lên rõ rệt. Từ đó rất nhiều công trình nghiên cứu về kháng sinh như chất bổ
sung trong thức ăn chăn nuôi được thực hiện và bắt đầu từ những năm 1950 và 1960
của thế kỷ 20, một kỷ nguyên mới của ngành chăn nuôi đã được mở ra khi kháng
sinh được coi như một yếu tố không thể thiếu và đã tạo nên một bước đột phá về
năng suất và hiệu quả chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới.
Trong chăn nuôi, kháng sinh được dùng để chữa bệnh, phòng bệnh và cũng
dùng như là một chất kích thích tăng trưởng bổ sung vào thức ăn hoặc nước uống.
Kháng sinh kích thích tăng trưởng dùng trong chăn nuôi có tác dụng ức chế,
loại bỏ sự hoạt động của của vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa trên động vật non
làm cho chúng khỏe mạnh, ít bệnh tật làm tăng khả năng sinh trưởng và sinh sản ở
vật nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn…ngoài ra còn phòng được các bệnh mãn
tính và ngăn chặn được dịch bệnh xảy ra do vi trùng. Đặc biệt hơn là tăng hiệu quả
kinh tế cho các nhà chăn nuôi. ( Nguồn: Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn

nuôi (30/11/2009), ).
2.2.2 Tác hại của việc sử dụng kháng sinh
Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi với mục đích để điều trị, phòng
bệnh và dùng trong thức ăn như chất kích thích tăng trưởng không đúng cách đã đưa
đến một hậu quả nghiêm trọng. Cathy Woteki, thư ký của Bộ Nông Nghiệp Mỹ đã
thừa nhận việc sử dụng kháng sinh cho gia súc, gia cầm đã tạo nên sự quen thuốc
kháng sinh của vi khuẩn trong cơ thể vật nuôi lẫn con người.
Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh liều thấp cho vật nuôi nhằm phòng bệnh
cũng như kích thích tăng trưởng lại biến vật nuôi làm nơi để một số loài vi khuẩn
học cách vô hiệu hóa tác dụng của các loại kháng sinh.

4


Mỗi vật nuôi và mỗi con người đều là vật chủ của hàng triệu vi khuẩn có lợi
lẫn hại. Nếu kháng sinh luôn được dùng với lượng không đủ để giết chết vi khuẩn
gây bệnh thì chúng sẽ trở nên kháng thuốc. Sự kháng thuốc diễn ra theo nhiều cách
khác nhau:
Vô hoạt hóa kháng sinh (vi khuẩn kháng penicilin và cloramphenicol)
Loại bỏ kháng sinh và vận chuyển chúng ra khỏi tế bào (vi khuẩn kháng
tetracyclin).
Thay đổi điểm tác động của kháng sinh theo chiều hướng không có hại đối
với vi khuẩn,…
Và khi bệnh xảy ra thì không thể chữa bằng các loại kháng sinh đó dù là loại
tốt hơn gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Sự kháng thuốc ở vật nuôi có thể lan truyền sang con người theo những cách
sau: Tiếp xúc trực tiếp với con vật mang vi khuẩn kháng thuốc, ăn rau nhiễm phân
từ vật nuôi mang vi khuẩn kháng thuốc, ăn thịt nhiễm vi khuẩn kháng thuốc. Thực
chất, không phải là cơ thể con người đề kháng thuốc kháng sinh mà chính là vi
khuẩn xâm nhập vào cơ thể đã trở nên kháng thuốc kháng sinh, nghĩa là thuốc

kháng sinh mất hiệu lực điều trị bệnh xảy ra ở con người.
Bên cạnh đó, kháng sinh vào cơ thể vật nuôi được bài thải ra môi trường
bằng các con đường khác nhau làm phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật, sự
tồn tại và luân chuyển của nguồn gen kháng kháng sinh trong môi trường.
Tuy nhiên những thiệt hại về kinh tế hay môi trường không là chủ yếu mà
vấn đề đáng lo ngại là không chỉ vật nuôi mà cả loài người đang đứng trước hiểm
họa xảy ra các thảm dịch do những vi khuẩn kháng thuốc gây ra mà không thể kiểm
soát được.
2.2.3 Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Với sự phát triển của nhiều lĩnh vực và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao đã
đưa chăn nuôi đi theo hướng công nghiệp, thời gian nuôi ngắn, ít bệnh tật, vật nuôi
khỏe mạnh, đạt trọng lượng cao, giá cả cạnh tranh trên thị trường thấp mà lợi nhuận
mang về cao có như thế các nhà chăn nuôi mới tồn tại lâu dài trong sự cạnh tranh

5


khốc liệt hiện nay. Với lí do đó, các nhà chăn nuôi đã đổ kháng sinh một cách liên
tục trên đối tượng nuôi thì vấn đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn E.coli,
Salmonella,…không thể tránh khỏi. Đồng thời, sự tồn dư kháng sinh trong các sản
phẩm chăn nuôi đã gây dị ứng, ngộ độc, tích lũy lâu dần gây ung thư gan, dạ
dày,…cho người tiêu dùng.
Kết quả điều tra của Lã Văn Kính (1996) trên 75 % số mẫu thịt và 66,7 % số
mẫu gan (gà nuôi theo phương thức công nghiệp) cho thấy đều có tồn dư kháng sinh
với mức tồn dư từ 3,67-122 ppm tùy theo chủng loại, cao hơn hàng chục tới hàng
nghìn lần so với tiêu chuẩn Quốc tế (Tiêu chuẩn Úc, Khối EU là 0,01 ppm; Mỹ là
0,1 ppm).
Theo DS. Trương Tất Thọ (trích từ báo Lao Động số 108/98 ngày 8 tháng 7
năm 1998) “kháng sinh dùng để trị các bệnh nhiễm trùng, sử dụng không đúng
cách, vi khuẩn còn sống sẽ tự thay đổi cấu trúc ADN, ARN để chống lại kháng

sinh”. Có thể đó là lý do tại sao mà các kháng sinh cổ điển như penicillin,
streptomycin, tetracyclin… ngày nay ít hiệu quả. Tuy nhiên người chăn nuôi thường
hay dùng kháng sinh trong việc phòng trị bệnh và xem nó như là một thần dược.
Đứng trước thực trạng đó, ngày nay, trên thế giới, trong các bảng hướng dẫn
quy trình phòng dịch cho gia súc, gia cầm, các nhà khoa học khuyến cáo, chỉ nên
dùng kháng sinh khi điều trị và không cho phép trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn
hay nước uống cho vật nuôi nữa.
Năm 1990, ở châu Âu người ta đã đưa ra các quyết định cấm sử dụng kháng
sinh như chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi.
Ngày 28/5/1999, Ủy ban điều phối khoa học của châu Âu (Scientific Steering
Committee) đã đưa ra khuyến cáo: “Đối với tất cả các loại kháng sinh mà hiện đang
còn được sử dụng làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi thuộc nhóm/loại kháng sinh
dùng điều trị cho người và vật nuôi bắt buộc phải đưa vào giai đoạn hạn chế sử
dụng càng sớm càng tốt, để cuối cùng là rút bỏ hoàn toàn trong thức ăn chăn nuôi.
Trong giai đoạn hạn chế sử dụng, mọi cố gắng phải làm là tìm ra các chất an
toàn để thay thế kháng sinh, đồng thời thay đổi phương thức chăn nuôi để vẫn đảm

6


bảo được sức khỏe và quyền vật nuôi”. Thụy Điển đã cấm sử dụng tất cả các loại
kháng sinh làm kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi lợn từ năm 1986. Châu Âu
đã cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh làm thức ăn bổ sung có tính chất kích
thích sinh trưởng trong chăn nuôi từ tháng 01 năm 2006.
Ở nước ta, Tháng 6/2006 cục thú y (BNN và PTNT) đã có hội thảo về hạn
chế kháng sinh trong các trại chăn nuôi. Tuy nhiên không thể kiểm soát được do
hầu hết đều là chăn nuôi nhỏ lẻ chưa tập trung. (Nguồn />2.3 Giới thiệu về probiotic và prebotic
Sử dụng Probiotic và Prebiotic là hai phương pháp đã được nghiên cứu và có
tiềm năng giảm bớt nguồn dịch bệnh đối với chăn nuôi gia cầm và đồng thời nâng
cao năng suất của chúng. Các chất này mới được đề nghị dùng để hỗ trợ bảo vệ

chống lại sự nhiễm bệnh và cải tiến đáp ứng miễn dịch cho gà (Theo Huang và cộng
tác viên - 2004).
Đưa Probiotic và Prebiotic vào thức ăn không còn là những phương pháp
mới, mà thực tế, chúng đã được sử dụng trong hàng thế kỷ như là một thành phần tự
nhiên của thức ăn hoặc như thức ăn lên men. Ví dụ yahua sữa.
2.3.1 Định nghĩa probiotic
Probiotic là những vi sinh vật như vi khuẩn hay nấm men mà có thể thêm
vào thực phẩm với mục đích điều chỉnh quần thể vi sinh vật đường ruột của sinh vật
chủ (Praker, 1974) hay probiotic được định nghĩa như là sự nuôi cấy riêng lẻ hay
hỗn hợp các vi sinh vật sống mà ảnh hưởng có lợi cho sinh vật chủ bằng cách cải
thiện những đặc tính của vi sinh vật bản địa ( Havenaar, 1992).
Theo Fuller (1998). Probiotic được định nghĩa là chất bổ sung thực phẩm có
vi khuẩn sống, nó có ảnh hưởng tốt đến sự cân bằng vi sinh vật trong ruột từ đó ảnh
hưởng tốt cho động vật
Probiotic - theo định nghĩa của WHO - là các vi sinh vật sống mà khi đưa
một lượng cần thiết vào sẽ mang lại hiệu quả có lợi cho cơ thể.
2.3.2 Cơ chế tác động của probiotic

7


Trong đường ruột có một sự cân bằng tinh tế giữa các vi khuẩn có lợi và vi
khuẩn gây bệnh. Nó bị ảnh hưởng bởi các tương tác và quan hệ cộng sinh và cạnh
tranh. Cộng đồng vi khuẩn đó không chỉ bảo vệ bộ máy tiêu hoá mà còn tăng khả
năng sản xuất của động vật chủ.
Duy trì hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi bằng hoạt động cạnh tranh bám
vào màng nhầy thành ruột, qua đó tạo nên một hàng rào vật lý bảo vệ sự tấn công
của các khuẩn gây bệnh ( Fullar, 2005).
Hoạt động chống khuẩn: Trong quá trình trao đổi chất đã tạo ra các sản phẩm
có tính kháng khuẩn như các axit hữu cơ được sinh ra bởi vi khuẩn lactic chủ yếu là

axit lactic và axit acetic, các axit này góp phần giảm pH đường ruột tiêu diệt các vi
khuẩn có hại ví dụ như vi khuẩn E.coli, Clostridium perfringens, Staphilococcus
aurius...
Tiết ra men tiêu hóa: Amilase, cenlulosase, lipase, protease giúp chuyển hóa
cacbonhyrate, protein, lipid và khoáng có trong thức ăn, khích thích tính thèm ăn,
tăng tích lũy mỡ, nitrogen,…tăng lượng thức ăn ăn vào và tăng khả năng tiêu hóa
thức ăn…
2.3.3 Định nghĩa prebiotic
Theo định nghĩa của Gibson và Roberfroid (1995). Prebiotic là các thành
phần thức ăn không tiêu hoá có ảnh hưởng có lợi cho vật chủ bằng cách kích thích
sinh trưởng và / hoặc hoạt động của một hay một số vi khuẩn trong kết tràng.
2.3.4 Tác động của prebiotic
Prebiotic kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn hữu ích đã hiện diện trong
đường ruột. Prebiotic ít bị tiêu hóa ở dạ dày và ruột non và trở thành nguồn thức ăn
cho vi sinh vật có lợi của ruột già. Prebiotic còn có vai trò như một chất xơ trong
tiêu hóa.
Prebiotic chủ yếu là oligosaccharide là những đường đa, được nghiên cứu
nhiều nhất là Inulin/Fructo-oligosaccharides (FOS) và Galacto-oligosaccharides
(GOS).

8


GOS: là một prebiotic có nguồn gốc từ động vật. GOS được chiết xuất từ
lactose có trong sữa bò, dê… Cấu trúc hóa học của GOS bao gồm galactose và
lactose liên kết với nhau
FOS: là một prebiotic có nguồn gốc từ thực vật. FOS hiện diện trong nhiều
loại thực phẩm như măng tây, chuối, yến mạch, tỏi, atisô và rau diếp xoăn nhưng
hàm lượng lại khá thấp. Cấu trúc hóa học của FOS bao gồm glucose và fructose liên
kết với nhau. Tùy vào độ dài của mạch liên kết này mà FOS được chia thành 2 loại:

• FOS có cấu trúc mạch ngắn được gọi là oligofructose.
• FOS có cấu trúc mạch dài được gọi là inulin.
Cơ chế tác động:
• Tái tạo sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột (Chống lại các vi
khuẩn gây bệnh): Các vi khuẩn hữu ích sống trong đường ruột như
bifidobacteria và lactobacillus có thể ức chế sự phát triển của các vi
khuẩn gây bệnh như Escherichia coli, Campylobacter, và Salmonella
spp.
• Giảm cholesterol trong máu: Prebiotics có thể gián tiếp ảnh hưởng
đến mức cholesterol trong máu bằng cách thúc đẩy sự phát triển của
vi khuẩn axit lactic. Vi khuẩn này có thể làm giảm mật độ cholesterol
trong máu. Ngoài ra, nghiên cứu trên chuột cho thấy những con chuột
tiêu thụ FOS có mức cholesterol thấp hơn so với những con đối
chứng.
• Tăng cường hấp thu khoáng chất: Một số nghiên cứu trên động vật
cho thấy prebiotic giúp tăng hấp thu canxi tại ruột kết. Ở chuột, FOS
tăng cường hấp thu canxi, magiê, sắt, đồng và kích thích các vi khuẩn
thủy phân acid phytic giúp nâng cao sự hấp thụ khoáng chất. Với
GOS, quá trình hấp thu khoáng chất cũng tăng lên
• Các Prebiotic còn giúp cải thiện tình trạng viêm đường tiêu hóa, giảm
dị ứng.
( Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ TP_HCM)

9


2.3.5 Giới thiệu về poutryStar
PoultryStar là chế phẩm được sản xuất bởi công ty Biomin Việt Nam, có
chứa một số vi khuẩn trợ sinh (probiotic) và chất tiền sinh (prebiotic).
Probiotic gồm các chủng Enterococcus faecium, Pediococcus acidilactici,

Bifidobacterium animalis, Lactobacillus reuteri, và Lactobacillus salivarius. Các
chủng này được phân lập từ ruột của gà khỏe mạnh.
Prebiotics là fructo – oligosaccharide được coi là nguồn dinh dưỡng hữu ích
cho các vi khuẩn có lợi: Bifidobacterium, Lactobacillus.
PoutryStar chia ra hai loại:
PoutryStar sol sản phẩm hòa tan vào nước uống
Liều bổ sung: 20g/1000con/ngày.
PoutryStar me là sản phẩm trộn vào thức ăn.
Liều bổ sung: 500g/tấn thức ăn.
Những lợi ích chính:
Nhanh chóng thành lập một hệ vi sinh đường ruột có lợi
• Ức chế tác nhân gây bệnh đường ruột
• Cải thiện tiêu hóa thức ăn
• Giảm tỷ lệ tử vong
• Không có tác dụng phụ tiêu cực.
Theo một thử nghiệm đã được tiến hành tại Sở Khoa học gia cầm, Texas A
& M University, Mỹ để đánh giá ảnh hưởng của PoutryStar lên các thông số tăng
trưởng của gà thịt, thí nghiệm tiến hành trên 940 gà Cobb, chia làm hai nhóm, nhóm
1 sử dụng thức ăn căn bản không có chất phụ gia. Nhóm 2 bổ sung PoutryStar vào
thức ăn với liều 20g/1000con/ngày ở các giai đoạn tuổi 1-3 ngày, ngày 10-12, ngày
18-20 và ngày 30-32. Kết quả cho thấy hiệu quả của việc sử dụng PoutryStar:

10


Chỉ tiêu
Trọng lượng (kg) ngày
15
Trọng lượng (kg) ngày
30

Trọng lượng (kg) ngày
40
FCR (1-40 ngày)
Tỉ lệ tử vong (ngày 40)

nhóm 1

nhóm 2

0,515

0,527

1,537

1,598

2,283
1,75
9,17

2,377
1,71
7,64

( />2.5 Giới thiệu về chế phẩm tự nhiên gừng- tỏi- nghệ
Gừng, tỏi, nghệ là những cây rất quen thuộc trong dân gian, được dùng làm
gia vị trong một số món ăn và làm thuốc điều trị nhiều chứng bệnh. Để tạo thành
hỗn hợp gừng - tỏi - nghệ (G – T - N) bổ sung vào chăn nuôi, chúng tôi tiến hành
như sau: Củ gừng, tỏi, nghệ còn tươi rửa sạch đất, cát rồi phối trộn với nhau trong

đó gừng, tỏi nghệ có tỉ lệ bằng nhau và có thêm một dố phụ gia khác, cho vào máy
xây nhuyễn, sau đó để ở nhiệt độ phòng khoảng 10 giờ đến khi ẩm độ đạt đến 50%
thì đưa vào máy sấy ở 37-380C cho đến khi đạt yêu cầu của ẩm độ không quá 14%.
Cuối cùng nghiền mịn để cho ra thành sản phẩm pha trộn vào thức ăn.
Sử dụng với liều lượng: 5 kg chế phẩm G-T-N/1 tấn thức ăn.
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt
trời.
2.5.1 Giới thiệu chung về gừng
2.5.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm của gừng
Tên khoa học: Zinziber Officinale Rosc
Thuộc họ gừng Zingiberaceae.
Gừng có tên gọi khác nhau tùy theo tươi hay khô, Sinh khương là củ (thân
rễ) tươi, Can khương là thân rễ phơi khô.

11


Gừng là một loại cây nhỏ, sống lâu năm, cao từ 0,6cm - 1m. Thân rễ phát triển
thành củ. Lá mọc so le, không cuống, có bẹ hình mác dài khoảng 15cm-20cm, rộng
2cm. Trục hoa xuất phát từ gốc, cụm hoa mộc thành bông sít nhau, màu vàng xanh,
gừng trồng ít ra hoa. Được trồng khắp nơi dùng làm thuốc và làm gia vị.
Thành phần trong củ gừng có:
• Tinh dầu: 2,0-3,0% với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon
sesquiterpenic: β-zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%), β-farnesen (10%)
và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol,
borneol…
• Nhựa dầu: 5,0%,
• Chất béo: 3,7%
• Ngoài ra còn một số chất cay như zingeron,zingirola và shogaola…
2.5.1.2 Tác dụng của gừng

Gừng có Tecpen và Oleoresin. Đây là 2 thành phần có tính sát trùng, chống
viêm, giãn nở mạch máu, lưu thông và giảm táo bón.
Trong gừng tươi có enzym protease phân hủy rất mạnh các protein thành các
amino acid làm cho thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, loại được các chuỗi peptid lạ nên
chống được dị ứng.
Gừng có tác dụng kích thích nhu động ruột, nhưng lại không gây nên sự co
thắt quá mức ở bộ máy tiêu hóa.
Trên chuột thí nghiệm, gừng ức chế việc gây loét dạ dày, có thể do gừng ức
chế sự hình thành histamin.
Các nhà nghiên cứu Đan Mạch cho người bệnh uống 5g gừng tươi mỗi ngày,
kéo dài trong một tuần lễ thấy gừng ngăn chặn cơ thể sản xuất ra dramacin, một
chất gây kết dính tiểu cầu tạo thành cục máu đông làm nghẽn mạch.
Theo F.Kluchi, Chem Pharm (1992). Trong gừng có các chất chống ôxy hóa,
ức chế hình thành các chất gây viêm (prostaglandin, thronboplaxan, leucotrien).
Gừng còn được xem có tác dụng điều hòa miễn dịch, tăng lượng corticosteron tự
nhiên trên động vật thí nghiệm nhưng không gây tác dụng phụ làm teo tuyến thượng

12


thận. Trong gừng có nhiều tinh dầu trong đó có jamical có tính diệt nấm và mecin
có tính diệt khuẩn.
Zingerme, một hợp chất có trong gừng có tác dụng rất tích cực trong việc tấn
công lại khuẩn Ecoli. ( Theo sức khỏe và đời sống)
2.5.2 Giới thiệu về tỏi
2.5.2.1 Nguồn gốc và đặc điểm của tỏi
Tiếng hán Đại Toán
Tên khoa học: Allium sativum
Thuộc họ: hành tỏi (Liliacea)
Tỏi có thân cỏ, hình trụ, nhiều rễ phụ, lá cứng hình dài thẳng. Ở mỗi kẽ lá

dưới gốc có một chồi nhỏ sau sẽ phát triển thành tép tỏi, các tép nằm chung trong
một bao do các bẹ lá trước tạo thành củ tỏi.
2.5.2.2 Tác dụng của tỏi
Trong tép tỏi tươi, các hợp chất sulfur là quan trọng nhất, có tỷ lệ cao nhất
trong các loại rau quả (3,2%) khi tép tỏi còn nguyên: Alixin (một hợp chất sulfur)
và men alinase có lượng tương đương nhau. Chất kháng sinh alixin trong tỏi có tác
dụng diệt khuẩn rất mạnh, điều trị các bệnh đường ruột như viêm đại tràng, tả, lỵ,
thương hàn...Tỏi cũng có tác dụng tốt trong việc chữa các bệnh về tim mạch: Xơ
vữa động mạch, huyết áp cao, suy tim giai đoạn đầu... ( sức khỏe và đời sống)
Tỏi chống sinh huyết khối tương đương với aspirin nhưng không có tác dụng
phụ có hại như aspirin. ( DS. Trần Xuân Thuyết)
Kháng khuẩn: Các chất Azoene, dianllil disulfide, diallil -trisulfide và các
hoạt chất chứa lưu huỳnh khác (được tạo ra khi tỏi tươi giã nát) có khả năng ức chế
70 loại vi khuẩn gram (-) và gram (+) kể cả vi khuẩn bệnh hủi, bệnh lao. Thậm chí
nó còn kháng được cả những vi khuẩn đã lờn thuốc kháng sinh thường dùng khi
phối hợp với cloramphenicol hoặc streftomicin, tỏi làm tăng hiệu lực kháng sinh
của chúng (DS. Trần Xuân Thuyết).
Kháng virus: Tỏi có thể ngăn ngừa được một số bệnh gây ra do virus như
cúm, cảm lạnh, kể cả virus gây lở mồm long móng bò, ngựa, trâu

13


×