Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

KHẢO SÁT BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG TIÊU CHẢY, ÓIMỬA NGHI DO PARVOVIRUS TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PETCARE QUẬN 7, TP.HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.83 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG TIÊU CHẢY, ÓI
MỬA NGHI DO PARVOVIRUS TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y
PETCARE QUẬN 7, TP.HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: VÕ THI HOÀNG HÀ
Lớp

: DH06TY

Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2006 – 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*****************



VÕ THỊ HOÀNG HÀ

KHẢO SÁT BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG TIÊU CHẢY, ÓI
MỬA NGHI DO PARVOVIRUS TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y
PETCARE QUẬN 7, TP.HỒ CHÍ MINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Võ Thị Hoàng Hà
Tên khóa luận: “Khảo sát bệnh do Parvovirus trên chó và ghi nhận kết quả
điều trị tại bệnh viện thú y Petccare quận 7, TP. Hồ Chí Minh”.
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa, ngày………………..
Giáo viên hướng dẫn

TS.Nguyễn Văn Phát

ii



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành biết ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi – Thú y cùng toàn thể quý thầy
cô khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức chuyên môn cũng như những kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Để hoàn thành cuốn luận
văn này, ngoài những nổ lực bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và đầy
trách nhiệm của TS. Nguyễn Văn Phát.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Huỳnh Thị Thanh Ngọc và tập thể các
anh chị bác sĩ tại Bệnh viện PETCARE Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiến hành đề tài.
Tận đáy lòng con xin ghi nhớ công ơn ba mẹ là người đã sinh thành và hi
sinh tất cả để con có ngày hôm nay, con xin cám ơn ba mẹ đã cho con tất cả.
VÕ THỊ HOÀNG HÀ.

iii


TÓM TẮT KHOÁ LUẬN

Đề tài “Khảo sát bệnh do Parvovirus trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại
bệnh viện thú y Petccare quận 7, TP. Hồ Chí Minh” được tiến hành từ ngày
10/12/2010 đến ngày 30/4/2011.
Phương pháp tiến hành: khảo sát tỷ lệ chó có triệu chứng nghi ngờ bệnh do
Parvovirus, sử dụng các chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả
điều trị. Kết quả điều trị ghi nhận được như sau:
Tỉ lệ chó nghi bệnh do Parvovirus 31,34 %. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh
như: Chó chưa tiêm vaccine có tỉ lệ chó thử CPV Ag test dương tính với bệnh do
Parvovirus so với chó nghi bệnh do Parvovirus cao hơn (48,39 %) so với chó chưa

được tiêm phòng (0 %), chó ở độ tuổi > 2 tháng tuổi chiếm tỉ lệ nghi bệnh do
Parvovirus cao nhất 64,7 %. Không có sự khác biệt của các yếu tố giới tính.
Kết quả tiến hành thử CPV Ag test có 19 ca dương tính, chiếm tỉ lệ 61,29%
trong 31 ca tiến hành thử CPV Ag test. Các triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa trong
chẩn đoán là tiêu chảy phân có máu, phân có mùi rất tanh, ói mửa, bỏ ăn dẫn đến
suy nhược cơ thể gầy còm.
Kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu cho thấy chó bệnh do
Parvovirus có khuynh hướng giảm về số lượng hồng cầu, số lương bạch cầu và hàm
lượng huyết sắc tố.
Hiệu quả điều trị khỏi đối với những chó bệnh do Parvovirus là 68,42 %.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .......................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................................. ii
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... iii
Tóm tắt khoá luận........................................................................................................... iv
Mục lục............................................................................................................................ v
Danh sách sơ đồ ............................................................................................................. ix
Danh sách bảng ............................................................................................................... x
Danh sách hình ............................................................................................................... xi
Chương 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Mục đích và yêu cầu ................................................................................................ 2
1.2.1. Mục đích................................................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................................. 2
Chương 2. TỔNG QUAN ............................................................................................ 3

2.1 Đặc điểm sinh lý của chó .......................................................................................... 3
2.1.1 Thân nhiệt............................................................................................................... 3
2.1.2 Tần số hô hấp ......................................................................................................... 3
2.1.3 Tần số nhịp tim....................................................................................................... 3
2.1.4 Tuổi thành thục và thời gian mang thai ................................................................. 3
2.1.5 Tuổi trưởng thành và chu kì lên giống ................................................................... 3
2.1.6 Số con trong một lứa và tuổi cai sữa ...................................................................... 4
2.1.7 Một số chỉ tiêu sinh lý máu thường gặp trên chó ................................................... 4
2.2 Các phương pháp chẩn đoán bệnh ............................................................................ 4
2.2.1 Phương pháp kiểm tra thông thường ...................................................................... 4
2.2.2 Phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm .................................................. 4
2.2.3 Phương pháp chẩn đoán đặc biệt và cơ năng ......................................................... 4
2.3 Trình tự khám bệnh ................................................................................................... 5
2.4 Các phương thức điều trị ........................................................................................... 5
2.4.1 Điều trị theo nguyên nhân ...................................................................................... 5
2.4.2 Điều trị theo cách sinh bệnh ................................................................................... 5
2.4.3 Điều trị theo triệu trứng.......................................................................................... 5
2.5 Bệnh viêm ruột do Parvovirus trên chó .................................................................... 5
2.5.1 Đặc điểm chung và sự phân bố của bệnh ............................................................... 5
2.5.2 Nguyên nhân gây bệnh ........................................................................................... 6
2.5.3 Cách sinh bệnh ....................................................................................................... 6
2.5.4 Triệu chứng ............................................................................................................ 7
2.5.4.1 Thể đường ruột .................................................................................................... 7
2.5.4.2 Thể viêm cơ tim .................................................................................................. 8

v


2.5.4.3 Dạng kết hợp viêm cơ tim và viêm ruột.............................................................. 9
2.5.5 Bệnh tích ................................................................................................................ 9

2.5.5.1 Bệnh tích đại thể.................................................................................................. 9
2.5.5.2 Bệnh tích vi thể ................................................................................................. 10
2.5.6 Dịch tễ học ........................................................................................................... 11
2.5.7 Chẩn đoán............................................................................................................. 12
2.5.7.1 Chẩn đoán lâm sàng .......................................................................................... 12
2.5.7.2 Chẩn đoán xét nghiệm....................................................................................... 12
2.5.7.3 Chẩn đoán huyết thanh học ............................................................................... 12
2.5.8 Điều trị ................................................................................................................. 13
2.5.8.1 Nguyên tắc điều trị ............................................................................................ 13
2.5.8.2 Phác đồ điều trị.................................................................................................. 13
2.5.9 Phòng bệnh ........................................................................................................... 13
2.5.9.1 Phòng bệnh bằng vaccine .................................................................................. 13
2.5.9.2 Vệ sinh thú y ..................................................................................................... 14
2.6 Giới thiệu Antigen test ............................................................................................ 14
2.6.1 Nguyên lý ............................................................................................................. 14
2.6.2 Thành phần ........................................................................................................... 15
2.6.3 Tác dụng ............................................................................................................... 15
2.6.4 Cách sử dụng ........................................................................................................ 15
2.7 Lược duyệt một số đề tài về bệnh do Parvovirus trên chó ..................................... 16
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .................................... 18
3.1 Thời gian và địa điểm.............................................................................................. 18
3.2 Đối tượng khảo sát .................................................................................................. 18
3.3 Nội dung khảo sát.................................................................................................... 18
3.4 Phương pháp khảo sát ............................................................................................. 18
3.4.1 Lập bệnh án theo dõi ............................................................................................ 19
3.4.2 Chẩn đoán lâm sàng ............................................................................................. 19
3.4.2.1 Dụng cụ ............................................................................................................. 19
3.4.2.2 Phương pháp chẩn đoán lâm sàng ..................................................................... 19
3.4.3 Chẩn đoán cận lâm sàng ....................................................................................... 19
3.4.3.1 Chẩn đoán bằng CPV Ag test ........................................................................... 20

3.4.3.2 Chẩn đoán dựa trên các chỉ tiêu sinh lý máu .................................................... 20
3.4.4 Liệu pháp và hiệu quả điều trị bệnh do Parvovirus ............................................. 20
3.4.4.1 Thuốc................................................................................................................. 20
3.4.4.2 Liệu pháp điều trị bệnh do Parvovirus.............................................................. 20
3.4.4.3 Hiệu quả điều trị bệnh do Parvovirus ............................................................... 20
3.5 Công thức tính các chỉ tiêu khảo sát ....................................................................... 21
3.6 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 21
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 22
4.1 Khảo sát tỉ lệ chó nghi bệnh do Parvovirus qua kết quả chẩn đoán lâm sàng…. .. 22
4.2 Khảo sát tỉ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus qua kết quả CVP Ag test .................... 22
4.3 Tỉ lệ chó mắc bệnh liên quan đến tình trạng tiêm phòng ........................................ 24

vi


4.4 Tỉ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo giống, tuổi, giới tính ................................ 26
4.4.1 Tỉ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo lứa tuổi ....................................................... 27
4.4.2 Tỉ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo giới tính ...................................................... 28
4.4.3 Tỉ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo nhóm giống ............................................... 29
4.5 Khảo sát các dấu hiệu lâm sàng và một vài chỉ tiêu sinh lý máu trên chó mắc
bệnh do Parvovirus ....................................................................................................... 29
4.5.1 Khảo sát các dấu hiệu lâm sàng trên chó mắc bệnh do Parvovirus ..................... 29
4.5.2 Khảo sát một vài chỉ tiêu sinh lý máu trên chó mắc bệnh do Parvovirus........... 32
4.6 Liệu pháp điều trị .................................................................................................... 34
4.7 Kết quả điều trị ........................................................................................................ 35
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 37
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 37
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 39
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 41


vii


DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ sinh học của bệnh do Parvovirus trên ................................................. 7
Sơ đồ 2.2 Sự lây nhiễm của Parvovirus trên chó ......................................................... 11

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu sinh lý .......................................................................................... 4
Bảng 4.1 Tỉ lệ chó nghi bệnh do Parvovirus ................................................................ 22
Bảng 4.2 Số ca dương tính với bệnh do Parvovirus ..................................................... 23
Bảng 4.3 Thời điểm tiến hành thử Witness test ............................................................ 24
Bảng 4.4 Tỉ lệ tiêm phòng vaccine trên tổng số chó bệnh có triệu chứng tiêu chảy,
ói
mửa, chó nghi bệnh và chó bệnh ................................................................................... 25
Bảng 4.5 Tỉ lệ chó nghi bệnh do Parvovirus ảnh hưởng bởi giới tính, tuổi, giống ...... 27
Bảng 4.6 Tần số xuất hiện các triệu chứng lâm sàng trên chó mắc bệnh do
Parvovirus ..................................................................................................................... 30
Bảng 4.7 Kết quả xét nghiệm sinh lý máu chó bệnh do Parvovirus ............................ 33
Bảng 4.8 Tỉ lệ khỏi bệnh do Parvovirus gây ra trên chó .............................................. 35

ix


DANH SÁCH HÌNH


Hình 2.1 Parvovirus dưới kính hiển vi điện tử ............................................................... 6
Hình 2.2 Ruột nở rộng, sung huyết thành ruột non mỏng .............................................. 9
Hình 2.3 Xuất huyết trên bề mặt ruột.............................................................................. 9
Hình 2.4 Lách phát triển không đồng đều ....................................................................... 9
Hình 2.5 Gan sưng to và túi mật căng ............................................................................. 9
Hình 2.6 Sự bào mòn nhung mao ruột .......................................................................... 10
Hình 2.7 Hạch ruột sưng to ........................................................................................... 11
Hình 2.8 Gan xuất huyết ............................................................................................... 11
Hình 2.9 Các bước thực hiện CVP Ag test ................................................................... 16
Hình 3. 1 Test Parvovirus âm tính ................................................................................ 18
Hình 3.2 Test Parvovirus dương tính............................................................................ 19
Hình 4.1 Phân chó bệnh do Parvovirus lỏng, có máu tươi ........................................... 32
Hình 4.2 Phân lỏng, nhầy, có máu, tươi và mùi tanh đặc trưng ................................... 32
Hình 4.3 Phân lỏng, vàng, tanh ..................................................................................... 32
Hình 4.4 Phân sệt, nhày, sậm màu ................................................................................ 31
Hình 4.6 Chất ói có lẫn dịch nhày, thức ăn và bọt khí .................................................. 33
Hình 4.7 Chó bệnh do Parvovirus kết hợp bệnh Carée biểu hiện gầy còm, suy nhược
và mất nước ................................................................................................................... 33

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết chó là loài động vật trung thành và là người bạn thân
thiết với con người, do đó loài chó đã trở thành đối tượng được con người quan tâm,
chăm sóc. Ngày nay thị hiếu nuôi chó cưng đang được rất nhiều người ưa chuộng,
bên cạnh đó chó được sử dụng trong công tác nghiệp vụ, giữ nhà…Trước nhu cầu
đó chó được nhập vào nước ta ngày càng nhiều chủng loại, nhưng việc phòng ngừa

và điều trị chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy tình hình bệnh tật ngày càng gia
tăng, nhất là bệnh truyền nhiễm và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ngoài các
nguyên nhân phổ biến do vi khuẩn thì virus cũng là một nguyên nhân rất đáng lo
ngại vì bệnh do virus thường không có thuốc đặc trị và tử số rất cao, chỉ có biện
pháp phòng ngừa bằng vaccine là hữu hiệu nhất mà chủ nuôi chó cần phải biết đến.
Trong số đó, bệnh do Parvovirus là một bệnh thường gặp với tử số cao. Theo khảo
sát của Huỳnh Tấn Phát (2001) tiến hành tại Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh
từ tháng 12 đến tháng 5 năm 2001 ghi nhận có 175 ca dương tính với Parvovirus,
chiếm 28,92 % trong 605 ca có triệu chứng tiêu chảy, ói mửa đến khám tại trạm và
Phạm Xuân Hoan (2010) khảo sát từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2010 có 34 ca dương
tính với bệnh do Parvovirus trên 262 tổng số chó mắc bệnh trên đường tiêu hoá,
chiếm tỉ lệ 12,98 % cho thấy tỉ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus còn rất cao, các biện
pháp chẩn đoán phát hiện, phòng chống và điều trị bệnh do Parvovirus chưa thật sự
đạt hiệu quả cao.
Bệnh đe doạ sức khoẻ chó làm chủ phải tốn nhiều chi phí khi chó mắc bệnh,
bệnh có thể lây lan rộng cho những chó khác nếu chó không được tiêm phòng đầy
đủ. Việc nắm rõ tình hình dịch bệnh xảy ra trên chó sẽ giúp ích cho nhà chăn nuôi
và bác sĩ thú y trong công tác quản lý và phòng bệnh. Cho nên việc phát hiện kịp

1


thời bệnh để có biện pháp điều trị và biện pháp dự phòng hiệu quả là công việc cần
thiết.
Trước tình hình thực tế và sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, trường
Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Nguyễn Văn
Phát, chúng tôi thực hiện đề tài “ Khảo sát bệnh do Parvovirus trên chó và ghi
nhận kết quả điều trị tại bệnh viện thú y Petcare, quận 7, TP. Hồ Chí Minh”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích

Khảo sát tình hình bệnh do Parvovirus trên chó ghi nhận liệu pháp và hiệu
quả điều trị. Từ đó đưa ra biện pháp phòng và trị hiệu quả.
1.2.2 Yêu cầu
Ghi nhận triệu trứng lâm sàng của chó nghi bệnh. Từ đó tiến hành khảo sát tỉ
lệ chó nghi bệnh trong tổng số chó mang đến khám.
Khảo sát tỉ lệ chó nghi bệnh theo giống, lứa tuổi và giới tính.
Tiến hành kiểm tra bằng CPV Ag test và các chỉ tiêu sinh lý máu.
Theo dõi và ghi nhận kết quả điều trị.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm sinh lý của chó
2.1.1 Thân nhiệt
Thân nhiệt bình thường của chó là 37,5 – 39 ºC. Theo Nguyễn Như Pho
(2009), nhiệt độ cơ thể chó bình thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như : tuổi
tác (thú non có thân nhiệt cao hơn thú già), giới tính (thú cái có thân nhiệt cao hơn
thú đực), sự hoạt động (thú hoạt động có thân nhiệt cao hơn thú nghỉ ngơi). Thông
thường nhiệt độ của cơ thể chó vào sáng sớm thấp hơn buổi chiều, chênh lệch giữa
hai buổi khoảng 0,2 – 0,5 ºC.
2.1.2 Tần số hô hấp
Tần số hô hấp thường thay đổi theo lứa tuổi như sau:
Chó non: 18 - 20 lần/phút, chó trưởng thành: 16 - 18 lần/phút và chó già 14 16 lần /phút.
2.1.3 Tần số nhịp tim
Chó có nhịp tim trung bình là 70 - 120 lần/phút, chó non:110 - 120 lần/phút.
Đối với chó trưởng thành là: 90 - 100 lần/phút.
2.1.4 Tuổi thành thục và thời gian mang thai.
Chó đực: 7 - 9 tháng tuổi.

Chó cái: 9 - 10 tháng tuổi với thời gian mang thai trung bình: 58 - 63 ngày.
2.1.5 Tuổi trưởng thành và chu kì lên giống
Chó trưởng thành ở một năm tuổi.
Mỗi năm chó lên giống 2 lần, thời gian động dục trung bình 12 - 20 ngày.
Thời gian thuận lợi nhất để phối giống là ngày thứ 9 - 13 của chu kì động
dục.

3


2.1.6 Số con trong một lứa và tuổi cai sữa
Tùy theo giống chó, trung bình là 3 - 15 con/lứa.
Tuổi cai sữa của chó là từ 8 - 9 tuần tuổi.
2.1.7 Một số chỉ tiêu sinh lý máu thường gặp trên chó
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu sinh lý máu
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý máu trên chó
Chỉ tiêu

Thông số lý thuyết

Đơn vị tính

Tổng số hồng cầu

5,2 - 8,4

106/mm3

Tổng số bạch cầu


7 - 17

103/mm3

Bạch cầu trung tính (Neutrophile)

60 - 75

%

Bạch cầu ái toan (Eosinophile)

3 -8

%

Bạch cầu đơn nhân (Monocyte)

2-4

%

Bạch cầu lympho (Lymphocyte)

20 - 25

%

Bạch cầu ái kiềm (Basophile)


0,2 - 0,6

%

(Nguồn: Dương Nguyên Khang, 2006)
2.2 Các phương pháp chẩn đoán
2.2.1 Phương pháp kiểm tra thông thường
Phương pháp này chủ yếu dựa vào cảm giác của con người như quan sát,sờ
nắn, gõ, nghe và ngửi với những dụng cụ thông thường.
2.2.2 Phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Phương pháp này cho kết quả khách quan và chính xác nhưng cần nhiều thời
gian.
(1) Kiểm tra lý tính, hóa tính: máu, nước tiểu…
(2) Kiểm tra bằng kính hiển vi hình thái và số lượng hồng cầu, cặn nước
tiểu,…
(3) Xét nghiệm vi sinh vật
2.2.3 Phương pháp chẩn đoán đặc biệt và cơ năng
(1) Dùng ống thông thực quản, dạ dày và niệu đạo.

4


(2) Chọc dò xoang ngực, xoang bụng, tủy sống.
(3) Kiểm tra bằng tia X.
(4) Chẩn đoán cơ năng.
(5) Chọc dò sinh thiết gan, xương.
2.3 Trình tự khám bệnh
(1) Đăng kí và hỏi bệnh
(2) Khám theo trình tự:
- Khám chung.

- Khám các hệ thống.
(3) Kiểm tra ở phòng thí nghiệm.
(4) Kiểm tra đặc biệt và cơ năng.
2.4 Các phương pháp điều trị
2.4.1 Điều trị theo nguyên nhân
Hiệu quả điều trị cao, hiếm tái phát nhưng khó chẩn đoán, cần phải thu thập
nhiều thông tin, dữ kiện để có cơ sở loại trừ các nguyên nhân không liên quan.
2.4.2 Điều trị theo cách sinh bệnh
Cách sinh bệnh còn gọi là vòng tuần hoàn bệnh lý trong đó có nhiều giai
đoạn bệnh sẽ tiến triển. Việc cắt đứt một khâu làm ngừng lại diễn tiến nguy hiểm
của bệnh được gọi là điều trị theo cách sinh bệnh.
2.4.3 Điều trị theo triệu chứng
Chỉ chấm dứt triệu chứng, không trị hết căn bệnh. Khi thuốc hết tác dụng
triệu chứng sẽ xuất hiện trở lại.
2.5 Bệnh viêm ruột do Parvovirus trên chó
2.5.1 Đặc điểm chung và sự phân bố của bệnh
Bệnh có dặc điểm là lây lan nhanh, tiêu chảy phân lẫn máu (do viêm dạ dày
ruột cấp tính), giảm số lượng bạch cầu dẫn đến suy giảm miễn dịch, tử số cao trên
chó con còn bú.
Bệnh xuất hiện vào mùa thu 1977 ở Texas, đến mùa hè 1978 đã xảy ra trên
nhiều vùng khác nhau ở Hoa Kỳ và Canada. Đầu năm 1979, bệnh đã xuất hiện ở

5


Úc, Bỉ, Hà Lan, Anh, Pháp. Ở nước ta bệnh xuất hiện vào năm 1990, khi chúng ta
nhập các giống chó nghiệp vụ và chó cảnh từ các nước Châu Âu.
Bệnh lan rộng rất nhanh với bệnh số có thể là 50% và tử số từ 50-100% trên
chó.
2.5.2 Nguyên nhân gây bệnh


Hình 2.1 Parvovirus dưới kính hiển vi điện tử.
( Nguồn: Conell University, 2005, />Bệnh gây ra bởi Parvovirus type 2 thuộc họ Parvoviridae.
Đây là virus nhân chứa ADN 1 sợi, không vỏ bọc, đường kính 20nm, 32
capsomers. Chỉ nhân lên trong nhân tế bào gây bệnh tích tế bào CPE
(Cythopathogenic Effect) trên tế bào tim của chó con còn bú hoặc trên tế bào ruột,
tế bào lympho của chó trong thời kì cai sữa.
Theo Trần Thanh Phong (2010) virus đề kháng mạnh mẽ với các tác nhân vật
lý, hóa học, không nhạy cảm đối với tác động của chất dung môi hữu cơ, NH4
nhưng bị huỷ diệt bởi sút và javel. Virus có khả năng gây bệnh gần 8 tháng trong
nhiệt độ ôn hoà và đề kháng ở nhiệt độ 56ºC trong 1 giờ.
2.5.3 Cách sinh bệnh
Đầu tiên, virus nhân lên trong những mô lympho ở vùng hầu họng và vào
máu gây viremie, từ ngày thứ 3 đến thứ 5 sau cảm nhiễm. Theo tuần hoàn, virus đến
nhiều mô và cơ quan. Virus nhân lên trong những tế bào lympho và tế bào tuỷ
xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, hậu quả dẫn đến suy giảm miễn dịch.

6


Virus nhân lên trong tế bào ruột dẫn đến hoại tử biểu mô ruột, viêm ruột, giảm hấp
thu rồi chết.
• Tính thụ cảm
Bệnh thường xuất hiện trên chó con 6 tuần – 6 tháng tuổi.
Trong những tuần lễ đầu của đời sống, miễn dịch từ mẹ truyền qua sữa đầu
giúp chó con được bảo vệ. Nhưng những kháng thể này sẽ được loại thải hết trong
khoảng 6 – 10 tuần tuổi, giai đoạn này chó con rất dễ thụ cảm.
Sự giảm kháng thể từ mẹ truyền sang có liên quan trực tiếp đến tốc độ tăng
trưởng của chó con, nên thường dẫn đến các trường hợp những chó con phát triển
tốt nhất dễ bị cảm nhiễm bệnh đầu tiên.

Qua đường miệng

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ sinh học của bệnh do Parvovirus trên chó.
(Trần Thanh Phong, 2010)
2.5.4 Triệu chứng
2.5.4.1 Thể đường ruột
Thường gặp ở chó 6 tuần đến một năm tuổi.
Thời gian nung bệnh 3 - 5 ngày, bệnh được biểu hiện bởi những triệu chứng
viêm dạ dày và ruột.

7


 Triệu chứng dạ dày - ruột
Ói mửa. Khoảng 2 - 4 giờ sau thì tiêu chảy. Phân lúc đầu xám hay vàng, sau
đó có chứa máu.
 Triệu chứng chung
Mất nước cực kì nhanh trên chó non còn bú dẫn đến suy nhược nặng nề. Đôi
khi sốt nhưng không cao trong giai đoạn bắt đầu bệnh (hầu hết trên chó con còn bú),
giảm bạch cầu cùng với sốt (liên quan tới bạch cầu trung tính và tế bào lympho).
Trong những ca trầm trọng có khi người ta chỉ thấy ít hơn 500 hay 400 bạch
cầu/mm³.
 Sự phát triển bệnh
Bệnh có thể biểu hiện 1 trong những dạng sau
Chó chết đột ngột sau vài giờ hoặc chết sau vài giờ với biểu hiện suy nhược
trước đó (thể quá cấp)
Chết sau 5 – 6 ngày với sự giảm lượng thể tích máu, tiêu chảy, phụ nhiễm
cấp tính ( thể cấp tính).
Thầm lặng, không biểu hiện triệu chứng, thường gặp trên chó trưởng thành,
chỉ có thể phát hiện bằng test huyết thanh học (thể thầm lặng).

2.5.4.2 Thể viêm cơ tim
Thường gặp trên chó 1 - 2 tháng tuổi, có thể dẫn đến chết một cách đột ngột.
Chó biểu hiện thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, đôi khi thâm tím, triệu chứng
viêm ruột tiêu chảy không rõ ràng.
Nhiều chó con còn bú trong một lứa có biểu hiện khó thở, rên rỉ và kiệt sức.
Sự chết có thể diễn ra vài giờ hoặc vài phút. Những chó con còn sống có thể bất
thường về điện tâm đồ, tiếng thổi của tim, bị suy tim. Trong trường hợp này người
ta phát hiện Parvovirus nhờ kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp trên tế bào cơ
tim và những thể vùi trong nhân nhờ xét nghiệm mô học qua kính hiển vi.

8


2.5.4.3 Dạng kết hợp viêm cơ tim và viêm ruột
Phổ biến ở chó từ 6 - 16 tuần tuổi.
Trạng thái bệnh rất nặng: tiêu chảy dữ dội, phân có máu, mạch lặn và yếu,
chó thường chết sau 20 - 24 giờ với tỉ lệ 100 %.
2.5.5 Bệnh tích
2.5.5.1 Bệnh tích đại thể
Hệ thống lympho: lách có dạng không đồng nhất và hạch màng treo ruột
triển dưỡng, thủy thũng, xuất huyết.

,
Hình 2.2 Ruột nở rộng, sung huyết

Hình 2.3 Xuất huyết trên bề mặt ruột.

thành ruột non mỏng.
Hình 2.4 Lách phát triển không đồng nhất. Hình 2.5 Gan sưng to và túi mật căng.
(19/07/2011,)


Niêm mạc ruột thường có các bệnh tích như sau:
Ruột nở rộng, sung huyết hay xuất huyết. Toàn khúc ruột, nhất là tá tràng bị
hư hại, đặc biệt thành ruột non mỏng (do có sự bào mòn những nhung mao ruột,
bong tróc niêm mạc ruột), có thể chứa đầy máu và mảnh vỡ của niêm mạc ruột.
Niêm nạc dạ dày bị sung huyết toàn bộ, gan có thể bị sưng và túi mật căng. Trong
thể viêm cơ tim thường thấy thủy thũng ở phổi

9


2.5.5.2 Bệnh tích vi thể
Cơ quan lympho: hoại tử những tế bào lympho trong những mảng Peyer,
trong trung tâm mầm, trong hạch bạch huyết màng treo ruột và những hạt bạch
huyết ở lách.
Bệnh tích trên ruột ở thể tối cấp bao gồm: hoại tử tế bào biểu mô của tuyến
Lieberkuhn và sự bào mòn nhung mao ruột. Thể cấp tính: có sự tái thiết biểu mô và
nang tuyến khá rõ nét.
Bệnh tích ở tim: thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển dẫn đến chết trên chó
non còn bú: viêm, thủy thũng, hoại tử, hóa sợi với sự có mặt hay không lượng lớn
với những thể vùi ái base trong nhân của sợi cơ tim.

Hình 2.6 Sự bào mòn nhung mao ruột.
( />
10


Hình 2.7 Hạch ruột sưng to.

Hình 2.8 Gan xuất huyết.


( Lê Ngọc Trâm, 2006)
2.5.6 Dịch tễ học
Động vật mắc bệnh: tất cả các lứa tuổi đều mắc bệnh nhưng chó từ 4 - 14
tuần tuổi bệnh nặng nhất, chết với tỉ lệ cao. Một số loài thú họ chó bị bệnh như chó
sói,chồn, cáo.
Đường xâm nhập: qua đường tiêu hóa.
Phương thức lây lan:
Trực tiếp: từ chó này sang chó khác và gián tiếp: tiếp xúc từ môi trường dấy
nhiễm phân thú bệnh.

Sơ đồ 2.2 Sự lây nhiễm của Parvovirus trên chó.
(http: //marvistavet.com/html/canine _parvovirus.html)
Mùa bệnh: bệnh xảy ra quanh năm, thường xuất hiện vào các tháng nóng ẩm,
cuối xuân sang hè.

2.5.7 Chẩn đoán
2.5.7.1 Chẩn đoán lâm sàng
Căn cứ vào triệu chứng đặc trưng: nôn mửa liên tục, tiêu chảy, xuất huyết
đường tiêu hóa, phát triển cấp tính với sốt không cao, giảm bạch cầu và kết thúc
bằng cái chết hoặc khỏi bệnh sau 5 ngày.
Chẩn đoán phân biệt với:

11


Viêm ruột do Coronavirus: rất lây nhưng phát triển rất chậm (6 - 14 ngày) và
rất nhẹ (hiếm khi chết), xuất hiện theo mùa thuận lợi cho virus như lạnh và ẩm ướt.
Viêm ruột do virus Carre: thường liên hệ với những triệu chứng kết hợp sốt
cao trong nhiều ngày (40 - 410C), viêm phổi, viêm ruột (hiếm khi có máu tươi), có

thể có những mụn mủ ở vùng da mỏng.
Viêm ruột do vi trùng (Salmonella, Shigella, Campylobacter, Leptospira…)
hoặc tiêu chảy do trúng độc: mọi lứa tuổi đều nhiễm bệnh, lây lan không cao và tử
số thấp.
Viêm ruột xuất huyết cấp tính do Clostridium perfringens: tiêu chảy máu
tươi, tiến triển và chết rất nhanh, ít lây lan, thường xảy ra trên những chó già yếu.
Bệnh do ký sinh trùng: có biểu hiện tiêu chảy ra máu nhưng ở mức độ nhẹ,
trong phân có trứng giun sán.
2.5.7.2 Chẩn đoán xét nghiệm
Nuôi cấy phân lập Parvovirus từ bệnh phẩm qua các môi trường thận khỉ,
thận chó. Tuy nhiên phương pháp này cần nhiều thời gian và tốn kém. Bên cạnh đó
cần chú ý việc tiêm chủng vaccine virus nhược độc dẫn đến sự bài thải virus trong 4
- 10 ngày tuy yếu nhưng cũng dễ dẫn đến kết quả dương tính giả.
2.5.7.3 Chẩn đoán huyết thanh học
Cần phải tiến hành lấy mẫu máu 2 lần kế tiếp nhau, để phát hiện sự biến đổi
của huyết thanh. Lần đầu sau khi phát hiện bệnh và lần 2 vào vài ngày sau đó (đây
là trường hợp đặc biệt, trái với những bệnh khác phải sau 21 ngày mới tiến hành lấy
mẫu máu lần 2) vì virus nhân lên nhanh chóng trong bạch cầu và biến đổi của huyết
thanh sẽ rất nhanh và thời gian giữa 2 lần lấy mẫu sẽ giảm.
Phương pháp ELISA cho kết quả chính xác và phát hiện sớm được bệnh.
Trên thực tế phương pháp ELISA đã được ứng dụng rộng rãi trong công tác chẩn
đoán bệnh do Parvovirus.
• Phản ứng ELISA (enzyme linked imonosorbent asay)

12


Là phản ứng dựa trên sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể đặc hiệu,
phản ứng tạo sản phẩm có màu hay phát sáng. Trong đó tính chất hoạt hoá của
enzyme và độ đặc hiệu của kháng thể là không đổi.

Phương pháp ELISA có độ nhạy cao, có thể phát hiện phức hợp nhỏ kháng
nguyên - kháng thể, cho phép phát hiện tác nhân gây bệnh ở giai đoạn sớm khi mầm
bệnh mới xâm nhiễm, cho kết quả nhanh và thao tác đơn giản, rẻ tiền và có thể làm
cùng lúc số lượng lớn các mẫu, tuy nhiên độ chính xác không cao.
2.5.8 Điều trị
2.5.8.1 Nguyên tắc điều trị
Đầu tiên là phát hiện sớm bệnh, cách ly và điều trị tích cực.
Trợ sức để nâng cao sức đề kháng của chó.
Điều trị triệu chứng để giảm tình trạng bệnh.
Sử dụng kháng sinh chống vi khuẩn kế phát.
2.5.8.2 Phác đồ điều trị
Nâng cao thể trạng: truyền huyết thanh mặn ngọt, đẳng trương, phối hợp
vitamin B1, C, cung cấp chất điện giải.
Điều trị triệu chứng
Chống nôn, chống xuất huyết đường tiêu hóa.
Kháng sinh liệu pháp
Cách ly chó bệnh, chó được nghỉ ngơi nơi khô ráo, sạch, thoáng và ấm áp.
2.5.9 Phòng bệnh
2.5.9.1 Phòng bệnh bằng vaccine
Vấn đề cần quan tâm trong công tác tiêm phòng vaccine là xác định được
chính xác thời gian hết kháng thể mẹ truyền sang con, tình trạng sức khoẻ hiện tại
của thú và kỹ thuật tiêm phòng. Tuỳ vào loại vaccine sử dụng và khuyến cáo từ nhà
sản xuất mà có những thời điểm và kỹ thuật tiêm khác nhau.
Vaccine vô hoạt: Phương pháp tiêm phòng này cần một lượng lớn kháng
nguyên để tạo đáp ứng miễn dịch. Quy trình tiêm phòng loại vaccine này hiện nay
cần phải tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần, lần đầu lúc 8 tuần tuổi và lần thứ 2 lúc 12

13



tuần tuổi, tiêm nhắc lại mỗi năm một lần. Việc sử dụng loại vaccine này nhược
điểm là độ dài miễn dịch ngắn.
Vaccine nhược độc: Vaccine nhược độc là loại vaccin được sản xuất bằng
cách làm hạn chế khả năng gây bệnh của kháng nguyên rồi đưa vào cơ thể để tạo
đáp ứng miễn dịch. Việc dùng vaccine nhược độc cho phép rút ngắn thời kì mà cơ
thể thú non còn tồn tại lượng kháng thể từ mẹ truyền sang, lượng kháng thể này
không đủ ngăn ngừa bệnh nhưng lại có thể trung hoà vaccine đưa vào. Chủng virus
được sử dụng để tạo ra loại vaccine này là chủng Cornell (Mỹ), Parvovirus được
nuôi cấy tiếp đời 115 lần qua môi trường tế bào hay chủng CPV - MLV (Canine
Parvo virus – modified live virus).
2.5.9.2 Vệ sinh thú y
Cách ly và điều trị để hạn chế lây nhiễm mầm bệnh. Đối với những chó mới
mua về không rõ nguồn gốc và chưa chủng ngừa cần cách ly với chó đang nuôi để
theo dõi và kịp thời điều trị nếu phát hiện mắc bệnh do Parvovirus.
Đảm bảo thức ăn và nguồn nước sạch, dụng cụ chứa đựng thức ăn, nước
uống hàng ngày sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh.
Đảm bảo môi trường chuồng trại nuôi nhốt chó. Có thể sử dụng nước javel
pha loãng 1/40 để sát trùng nơi nuôi nhốt chó bệnh. Chú ý đề phòng những người
tiếp xúc với chó trở thành vật mang trùng thụ động và thầm lặng.
Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng.
2.6 Giới thiệu CPV Ag test ( Canine Parvovirus Antigen test)
2.6.1 Nguyên lý
Dụng cụ này dựa vào nguyên lý ELISA để phát hiện kháng nguyên (KN) của
virus Parvo trên chó từ các mẫu xét nghiệm phân. Hai kháng thể (KT) đơn dòng
trong thiết bị kết hợp với các khu quyết định kháng nguyên khác nhau của kháng
nguyên cần chẩn đoán. Sau khi cho bệnh phẩm thấm vào vị trí đệm cellulose của
thiết bị, các kháng nguyên của virus Parvo sẽ di chuyển và kết hợp với hợp chất thể
keo màu vàng chứa kháng thể đơn dòng kháng virus Parvo, để tạo thành phức hợp
‘KT-KN’ (‘Ab-Ag’ complex). Sau đó, phức hợp này kết hợp với kháng thể đơn


14


×