Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG SINH CỦA CÁC DỊCH CHIẾT TỎI, HẸ VÀ HÚNG QUẾ TRÊN VI KHUẨN SALMONELLA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.52 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG SINH CỦA CÁC DỊCH
CHIẾT TỎI, HẸ VÀ HÚNG QUẾ TRÊN VI KHUẨN
SALMONELLA

Sinh viên thực hiện : VÕ THỊ THÙY LINH
Lớp

: DH06DY

Ngành

: Dược Thú Y

Niên khóa

: 2006 – 2011

Tháng 8/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
******************


VÕ THỊ THÙY LINH

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG SINH CỦA CÁC DỊCH
CHIẾT TỎI, HẸ VÀ HÚNG QUẾ TRÊN VI KHUẨN
SALMONELLA
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y chuyên ngành
Dược Thú Y
Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS NGUYỄN NGỌC HẢI

Tháng 8/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: VÕ THỊ THÙY LINH
Tên luận văn: “KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG SINH CỦA CÁC DỊCH
CHIẾT TỎI, HẸ VÀ HÚNG QUẾ TRÊN VI KHUẨN SALMONELLA”
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày: 19 / 8 / 2011.
Thư ký hội đồng

Giáo viên hướng dẫn

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HẢI

ii



LỜI CẢM TẠ
Con xin tỏ lòng biết ơn vô hạn đến Cha Mẹ và gia đình, những người hết lòng vì
tương lai của con.
Con cảm ơn PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HẢI, người đã hết lòng giảng dạy, hướng
dẫn và giúp đỡ học trò trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Cảm ơn các thầy cô phụ trách phòng thực hành Vi Sinh – bộ môn Vi Sinh – Truyền
Nhiễm – khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã
giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Cùng toàn thể quý thầy cô đã hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cho em
trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn các bạn đồng thực tập tại bộ môn Vi Sinh đã giúp đỡ, chi sẻ với tôi những
vấn đề học tập và làm việc.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp DH06DY đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Xin chân thành cảm ơn.
Võ Thị Thùy Linh

iii


TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát hoạt tính kháng sinh của chất chiết hành tỏi, hẹ, húng quế
trên vi khuẩn Salmonella” được thực hiện nhằm mục đích tìm ra khả năng kiểm soát
Samonella bằng thực vật. Đề tài được tiến hành tại phòng thực hành Vi Sinh – Bộ
môn Vi Sinh – Truyền Nhiễm – Khoa Chăn Nuôi Thú Y – trường Đại Học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh từ ngày 5/3/2011 đến ngày 15/6/2011.
Kết quả nghiên cứu được ghi nhận như sau:

Kết quả thử kháng sinh đồ bằng phương pháp khuếch tán trên thạch các mẫu
chất chiết tỏi, hẹ, húng quế (chiết thô) ghi nhận: tỏi và hẹ có khả năng ức chế vi
khuẩn Salmonella mạnh. Dịch chiết húng quế không ức chế Salmonella. Với 50 µl
dịch chiết từ tỏi và hẹ trên đĩa môi trường thử kháng sinh đồ cho đường kính vòng
vô khuẩn trung bình 19,3 mm đối với dịch chiết tỏi, 8,3 mm đối với dịch chiết hẹ.
Với 15 µl dịch chiết tỏi theo phương pháp đặt đĩa giấy, cho đường kính vòng
vô khuẩn trung bình là 12,7 mm lớn hơn đường kính vòng vô khuẩn của colistin là
9,7 mm (10 µg kháng sinh colistin/ đĩa giấy) với hiệu hai đường kính là 3 mm.
Hỗn hợp dịch chiết theo các tỷ lệ (1:9, 2:8) giữa hẹ và tỏi kết quả kháng
khuẩn tốt và đường kính vòng vô khuẩn trung bình gần bằng với trung bình đường
kính vòng vô khuẩn của dịch chiết tỏi nguyên chất.
Thí nghiệm tìm MIC của hai dịch chiết tỏi và hẹ đối với vi khuẩn Salmonella
ghi nhận: đối với dịch chiết tỏi là 1/16 và ở dịch chiết hẹ là 1/ 4 tương đương với
MIC của norfloxacin đối với vi khuẩn Salmonella là 25 µg/ml.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA.............................................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ ..................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1

1.2. Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................2
1.3. Yêu cầu .............................................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN .......................................................................................3
2.1. Đại cương về Salmonella .................................................................................3
2.1.1. Đặc điểm sinh vật học................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm nuôi cấy .....................................................................................3
2.1.3. Sức đề kháng ..............................................................................................4
2.1.4. Đặc tính sinh hóa .......................................................................................4
2.2. Bệnh do Salmonella trên heo............................................................................5
2.3. Sự đề kháng kháng sinh ở Salmonella .............................................................7
2.3.1. Sự đề kháng kháng sinh .............................................................................7
2.3.2. Nguyên nhân của sự đề kháng kháng sinh.................................................7
2.3.2.1. Đề kháng tự nhiên ...............................................................................7
2.3.1.2. Đề kháng thu nhận ..............................................................................8
2.3.3. Sự xuất hiện của Salmonella đa đề kháng với một số kháng sinh y tế
quan trọng ............................................................................................................9
2.4. Đại cương về dược liệu ..................................................................................11

v


2.4.1. Tỏi ............................................................................................................11
2.4.1.2. Phân bố, thu hái và sơ chế.................................................................11
2.4.1.3. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý .........................................11
2.4.2. Hẹ .............................................................................................................13
2.4.2.1. Mô tả cây ...........................................................................................13
2.4.2.3. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý .........................................13
2.4.3. Húng quế ..................................................................................................14
2.4.3.1. Mô tả cây ...........................................................................................14
2.4.3.2. Phân bố, thu hái và chế biến .............................................................15

2.4.3.3. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý .........................................15
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................17
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................17
3.2. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................17
3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................17
3.4. Môi trường và hóa chất ..................................................................................17
3.4.1. Hóa chất ...................................................................................................17
3.4.2. Các loại môi trường dùng trong nghiên cứu ............................................18
3.4.3. Đĩa giấy kháng sinh .................................................................................18
3.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................18
3.5.1. Kiểm tra ống giống Salmonella ...............................................................18
3.5.2. Thí nghiệm đánh giá tác dụng kháng khuẩn của các dịch chiết và tác
dụng kháng khuẩn tương tác của các dịch chiết dược liệu theo phương pháp
khuếch tán trên thạch .........................................................................................19
3.5.3. So sánh khả năng ức chế của các dược liệu với kháng sinh colistin,
cefotaxim bằng phương pháp đặt đĩa giấy .........................................................22
3.5.4. Xác định giá trị MIC của dược liệu so với giá trị MIC của norfloxacin .22
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................25
4.1. Kết quả kiểm tra ống giống ................................................................................25

vi


4.2. Kết quả thử nghiệm đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch chiết dược liệu
trên thạch ...............................................................................................................25
4.3. Kết quả đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch chiết tỏi và hẹ trên vi khuẩn
Salmonella theo phương pháp đặt đĩa giấy ...........................................................27
4.4. Kết quả đánh giá khả năng kháng khuẩn tương tác giữa các dược liệu .........29
4.4.1. Kết quả đánh giá khả năng kháng khuẩn của hỗn hợp dịch chiết giữa tỏi
và hẹ ...................................................................................................................29

4.5.Kết quả xác định giá trị MIC của các dịch chiết dược liệu so với MIC của
norfloxacin .............................................................................................................32
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................35
5.1. Kết luận ..........................................................................................................35
5.2. Đề nghị ...........................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................36
PHỤ LỤC ..................................................................................................................38

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MIC: Minimal Inhibitory Concentration
TSA: Tryptone Soya Agar
BHI: Beef Heart Infusion

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cây tỏi ........................................................................................................11
Hình 2.2 Cây hẹ.........................................................................................................13
Hình 2.3 Húng quế ....................................................................................................14
Hình 4.1 Kết quả vòng vô khuẩn của tỏi và hẹ .........................................................25
Hình 4.2 Vòng vô khuẩn của tỏi và kháng sinh colistin, cefotaxim .........................27
Hình 4.3 Vòng vô khuẩn của tỏi và hẹ và hỗn hợp dịch chiết hẹ: tỏi theo tỷ lệ 1:9,
2:8 và 3:7 ...................................................................................................................29
Hình 4.4 Vòng vô khuẩn của tỏi, húng quế và hỗn hợp hai dịch chiết này ở các tỷ lệ
...................................................................................................................................31
Hình 4.5 Dịch chiết tỏi, khả năng ức chế hoàn toàn vi khuẩn Salmonella ở ống số 4,

độ pha loãng 1/16 ......................................................................................................33
Hình 4.6 Norfloxacin, khả năng ức chế hoàn toàn vi khuẩn Salmonella ở ống số 3,
độ pha loãng 1/8 ........................................................................................................33
Hình 4.7 Kháng sinh norfloxacine ức chế hoàn toàn vi khuẩn Salmonella ở ống số 3
so sánh với ống chuẩn ...............................................................................................34

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 3.1: Quy trình kiểm tra ống giống Salmonella ...............................................18

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Đặc tính sinh hóa của Salmonella................................................................5
Bảng 2.2: Tỷ lệ đề kháng một số loại kháng sinh của vi khuẩn S. Typhymurium trên
người và vật nuôi.......................................................................................................10
Bảng 4.1: Kết quả đường kính vòng vô khuẩn của tỏi và hẹ. ...................................26
Bảng 4.2: Kết quả đường kính vòng vô khuẩn của tỏi và cefotaxim, colistin theo
phương pháp đặt đĩa giấy. .........................................................................................27
Bảng 4.3: Đường kính vòng vô khuẩn trung bình của tỏi và hỗn hợp dịch chiết hẹ và
tỏi ở các tỷ lệ. ............................................................................................................30
Bảng 4.4: Đường kính vòng vô khuẩn trung bình của tỏi và hỗn hợp dịch chiết tỏi
và húng quế ở các tỷ lệ. .............................................................................................31
Bảng 4.5: Tỷ lệ nhỏ nhất pha loãng nhỏ nhất của norfloxacin, dịch chiết của tỏi và
hẹ ức chế gốc Salmonella nghiên cứu. ......................................................................34

x



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Salmonella là vi khuẩn gây tiêu chảy trên heo, các loài động vật khác và ngộ
độc thực phẩm trên người với diện rộng. Trong các trại chăn nuôi để chữa trị cho
các thú bệnh, kháng sinh được lựa chọn như là biện pháp hữu hiệu nhất. Thế nhưng
việc sử dụng kháng sinh có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người do tồn
dư kháng sinh trong các sản phẩm động vật đồng thời cũng gây ra hiện tượng đa đề
kháng của các vi khuẩn. Hiện nay rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm ra
những giải pháp thay thế kháng sinh.
Trong tự nhiên, những sinh vật sống nói chung đều sở hữu những khả năng
khác nhau cho phép chúng cạnh tranh với những sinh vật khác để sinh tồn. Những
bài thuốc dân gian với ưu thế là tiện lợi và rẻ tiền nhưng có công dụng tốt trên các
bệnh thường gặp.
Được sự cho phép của khoa chăn nuôi thú y và sự hướng dẫn của thầy
Nguyễn Ngọc Hải, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát hoạt tính kháng sinh của tỏi,
hẹ, húng quế trên vi khuẩn Salmonella”.

1


1.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định hoạt tính kháng khuẩn của dược liệu trên vi khuẩn Salmonella
nhằm sử dụng trong phòng và trị bệnh cho heo.
1.3. Yêu cầu
Đánh giá khả năng kháng khuẩn của của dịch chiết dược liệu trên vi khuẩn
Salmonella.
So sánh mức độ bị tác động của vi khuẩn thử nghiệm với kháng sinh và dịch
chiết.

Thử khả năng tương tác giữa các loại dịch chiết khi phối hợp các loại này
trên vi khuẩn.
Xác định giá trị MIC của dịch chiết tỏi, hẹ.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Đại cương về Salmonella
2.1.1. Đặc điểm sinh vật học
Salmonella là một trong 32 giống của họ vi khuẩn đường ruột
Enterobacteriaceae do Salmon và Smith phân lập ra đầu tiên vào năm 1885 từ lợn
mắc bệnh dịch tả. Salmonella là vi khuẩn gram âm, dạng hình que, hai đầu tròn, có
kích thước khoảng 0,4 – 0,6 x 1,0 – 0,3 µm, không hình thành giáp mô và nha bào.
Phần lớn vi khuẩn thuộc giống Salmonella có thể di động nhờ vào những tiên mao.
2.1.2. Đặc điểm nuôi cấy
Salmonella là vi khuẩn hiếu khí tùy nghi nhưng phát triển tốt trong điều kiện
hiếu khí, chúng có thể sống ở nhiệt độ từ 5 – 460 C và pH từ 3,7 – 9,5 nhưng phát
triển tốt nhất ở 370 C và pH từ 6,8 – 7,2. Salmonella dễ phát triển ở các môi trường
dinh dưỡng thông thường khi nuôi cấy khoảng 24 giờ, nhưng trên môi trường thạch
BSA (Bismuth Sulfite Agar) thì phải nuôi cấy trong 48 giờ.
Trên môi trường canh sau khi nuôi cấy Salmonella từ 5 – 6 giờ thì làm đục
nhẹ môi trường, sau 18 giờ làm đục đều, nếu nuôi cấy lâu hơn 48 giờ thì môi trường
có lắng cặn.
Trên môi trường thạch thường vi khuẩn tạo khuẩn lạc dạng S (Smooth) tròn,
lồi, trơn láng, bờ đều, thường không màu hay màu trắng xám. Đôi khi tạo khuẩn lạc
dạng R (Rough), kích thước khuẩn lạc thường trong khoảng 2 – 4 mm.
Trên môi trường EMB khuẩn lạc trắng hồng.


3


Trên môi trường thạch Macconkey vi khuẩn Salmonella mọc thành những
khuẩn lạc tròn, đường kính 2 -3 mm, trắng hồng.
Trên môi trường thạch SS (Shigella - Salmonella Agar) Salmonella hình
thành khuẩn lạc tròn, bóng, không màu hay có màu hồng và có tâm đen ở giữa.
Trên môi trường thạch XLD (Xylose Lysine Deoxycholate Agar) Salmonella
cho khuẩn lạc trong suốt, không màu hay có màu hơi nhuốm đỏ đôi khi có tâm đen,
thường xuất hiện vùng đỏ hồng xung quanh khi khuẩn lạc Salmonella phát triển
mạnh.
Trên môi trường thạch BPLS (Brilliant Green Phenol Red Lactose Agar)
Salmonella cho khuẩn lạc tròn, màu trắng hồng, môi trường xung quanh đỏ hồng.
Trên môi trường thạch BSA: Salmonella cho khuẩn lạc có màu nâu xám hay
màu đen, thường có ánh kim bao quanh.
2.1.3. Sức đề kháng
Salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ 500 C trong một giờ, 700 C trong 15 phút,
1000 C trong 5 phút. Chúng có thể sống sót trong môi trường thạch ở nhiệt độ -100C
trong 115 ngày, sống từ 4-8 tháng trong thịt ướp muối với tỷ lệ 29 % ở nhiệt độ 6 120 C trong xác động vật chết, đất bùn, cát khô, trong nước đóng băng Salmonella
tồn tại khoảng 2-3 tháng, trong nước tự nhiên chúng có thể sống 1-2 tháng. Ánh
sáng mặt trời chiếu thẳng có thể diệt vi khuẩn trong nước sau 5 giờ, trong nước đục
sau 9 giờ. Salmonella bị diệt bởi clorua thủy ngân 1 %, formol 0,5 %, acid fenic 3
% trong 15- 20 phút.
2.1.4. Đặc tính sinh hóa
Salmonella có những biểu hiện đặc tính sinh hóa như bảng 2.1, dựa vào các
đặc điểm này mà người ta có thể định hướng phân biệt với các vi khuẩn đường ruột
khác.

4



Bảng 2.1 Đặc tính sinh hóa của Salmonella
Phản ứng sinh hóa

Biểu hiện

Maltose

+

Glucose

+

Lactose

-

H2S

+/-

Gas

+

Lysine decacboxylase

+


Citrate

-

Ure

-

Nitrate

+

Indol

-

Voges Proskauer

-

2.2. Bệnh do Salmonella trên heo
Vi khuẩn Salmonella nhân lên nhiều lần chủ yếu trong ruột heo choai nhưng
cũng thấy trên một số heo nái. Chúng có thể bài thải theo phân ra ngoài vài tuần
hoặc vài tháng mà không có biểu hiện của bệnh.
Có nhiều chủng Salmonella đã được biết đến, trong đó chủng có khả năng
gây bệnh nặng trên heo là Salmonella Choleraesuis, Salmonella Typhyrium và
Salmonella Derby nhưng chủng này ít được tìm thấy hơn. Những chủng Salmonella
ngoại lai khác có thể nhiễm vào heo và có mặt trong phân một thời gian nhất định
nhưng chúng thường để lại triệu chứng cận lâm sàng.
Heo có thể trở thành vật mang trùng và có triệu chứng cận lâm sàng trong

thời gian dài khi bị nhiễm S. Choleraesuis và S. Derby, chúng tồn tại trong hệ thống
hạch màng treo ruột. Nhiều heo mang trùng nhưng không bài thải mầm bệnh theo
phân trừ khi chúng bị stress. Heo có thể ngưng hoặc tiếp tục bài thải phân có mang
những chủng khác nhưng trạng thái những heo mang trùng thường ngắn, vài tuần
hoặc một vài tháng và nó tự ổn định.

5


S. Typhimurium và S. Derby thường gây bệnh nhẹ hơn, dấu hiệu chính của
bệnh thường là tiêu chảy. Hai chủng này thường tìm thấy nhất trên heo, tuy nhiên
với S.Typhimurium thỉnh thoảng cũng gây bệnh trên heo con.
Lứa tuổi mắc bệnh
Bệnh có thể xảy ra tại một vài thời điểm, nhưng phổ biến nhất trên heo choai
lớn hơn 8 tuần tuổi. Sự nhiễm S.Choleraesuis là nguy hiểm và thiệt hại nhiều,
thường xảy ra vào 12 – 14 tuần tuổi.
Phòng bệnh
- Nên mua heo từ những nơi không có bệnh, mua về nên nhốt riêng, Khoảng
2-3 tuần sau mới được phép nhập đàn.
- Không nên nuôi lẫn heo ở các lứa tuổi khác nhau cũng như lẫn heo và các
cầm thú khác. Nếu có thể nên áp dụng biện pháp an toàn sinh học “cùng vào, cùng
ra”.
- Khi có bệnh phải nhốt cách ly và kịp thời khai báo.
- Tiêu độc, sát trùng chuồng trại. Xử lý tốt xác chết.
- Cải thiện điều kiện vệ sinh chăm sóc, chuồng trại thoáng và khô ráo.
- Kiểm soát có hệ thống vi sinh vật trong thức ăn.
Quản lý và điều trị:
- Vệ sinh thường xuyên thật kỹ nền chuồng nhưng không để ẩm ướt. Nếu nền
chuồng quá dơ có thể rửa nhưng phải làm khô ngay bằng vôi.
- Giảm stress bằng cách hạn chế di chuyển và trộn lẫn heo.

- Quản lý gián, chuột, nhất là ruồi vì chúng có thể là nguyên nhân lây lan
mầm bệnh.
- Dụng cụ chăn nuôi phải dùng riêng cho tững dãy chuồng.
- Kháng sinh chích: norlfoxacin, gentamycin, kanamycin.
- Kháng sinh trộn cám: sử dụng halquinol 60 % với liều 240 ppm (400 g/tấn
thức ăn) trộn cám nhằm hạn chế lây lan mầm bệnh.

6


2.3. Sự đề kháng kháng sinh ở Salmonella
2.3.1. Sự đề kháng kháng sinh
Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đem lại nhiều thành công và có
hiệu quả kinh tế, đồng thời đã tạo ra một áp lực chọn lọc đối với vi khuẩn. Việc
dùng kháng sinh sẽ luôn tạo ra một sự đề kháng với chính nó ở một mức độ nhất
định trong quần thể vi khuẩn. Bằng chứng rõ ràng nhất là khi kiểm tra các chủng vi
khuẩn thời tiền kháng sinh, các nhà khoa học không phát hiện ra sự đề kháng với
kháng sinh cũng như bất kỳ gen liên quan đến tính trạng đề kháng thường gặp ở các
chủng vi khuẩn đương thời. Áp lực chọn lọc đối với sự đề kháng kháng sinh xuất
phát từ nhiều nguồn như việc sử dụng kháng sinh trong phòng, trị bệnh cho động
vật, kháng sinh dùng với mục đích kích thích tăng trọng trong thức ăn gia súc.
Hiện tượng đề kháng kháng sinh ngày càng gia tăng trong nhiều loài vi
khuẩn gây bệnh cho người và gia súc đang là mối quan tâm lo lắng cho toàn xã hội.
Vi khuẩn đề kháng kháng sinh làm giới hạn khả năng điều trị bệnh nhiễm trùng,
một số trường hợp dẫn đến tử vong do vi khuẩn gây bệnh đề kháng với hầu hết các
kháng sinh dùng trong lâm sàng. Hơn thế nữa, các chủng vi khuẩn không gây bệnh
nhưng đề kháng với kháng sinh hay đa đề kháng còn là nơi tồn trữ tính kháng thuốc
để truyền lại cho những vi khuẩn gây bệnh khác (Võ Thị Trà An, 2007).
2.3.2. Nguyên nhân của sự đề kháng kháng sinh
Có hai dạng đề kháng kháng sinh là đề kháng tự nhiên và đề kháng thu nhận

2.3.2.1. Đề kháng tự nhiên
Dạng đề kháng này không có cơ chế tế bào cần thiết cho kháng sinh phát
sinh tác động. Ví dụ, họ Enterobacteriaceae kháng vancomycin, vi khuẩn Gram
dương kháng Polymycin, trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa và E. coli
còn đề kháng tự nhiên với penicillin G do kháng sinh này không thể xâm nhập vào
tế bào của vi khuẩn đó.

7


2.3.1.2. Đề kháng thu nhận
Dạng đề kháng này phát sinh do đột biến nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn
hoặc do vi khuẩn nhận các vật liệu di truyền (gene) liên quan đến kháng thuốc từ vi
khuẩn khác. Chúng chiếm khoảng 10 – 20 %. Do vi khuẩn có chu kỳ phát triển từ
vài giây đến vài phút nên chúng rất linh hoạt trong biến đổi để phù hợp với những
thay đổi của môi trường sống. Đề kháng do đột biến nhiễm sắc thể nhìn chung xảy
ra từ từ và là một tiến trình tích lũy. Một đột biến điểm có thể không dẫn đến sự đề
kháng kiểu hình nhưng những đột biến điểm tiếp theo có thể làm thay đổi mức độ
nhạy cảm của kháng sinh đối với vi khuẩn (đề kháng với quinolone). Tần số xuất
hiện đề kháng do đột biến trong phòng thí nghiệm (in vitro) là khoảng 1/108 tế bào
đối với streptomycin, nalidixic acid và rifampin; ở tần suất thấp hơn với
erythromycin và dường như không xảy ra với vancomycin và polymycin. Tuy
nhiên, trên thực tế lâm sàng (in vivo), các kiểu đột biến này không đáng kể do hệ
thống phòng vệ của cơ thể tiêu diệt đa số các chủng vi khuẩn đề kháng dạng này.
Các gen đề kháng có tính di truyền, rất nguy hiểm vì có tính chọn lọc cao tạo ra các
chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh trong cộng đồng xã hội (Võ Thị Trà An,
2007).
Ngoài ra, đề kháng thu nhận còn do vi khuẩn thu nhận các cơ chế nằm ngoài
nhiễm sắc thể như thu nhận gen plasmid, chiếm tỉ lệ cao 80 – 90 %. Đó là hiện
tượng thu nhận thêm mã di truyền tạo cho vi khuẩn có thêm những tính chất mới

trong đó có tính đề kháng với kháng sinh.
Plasmid là các phân tử DNA nhỏ không thuộc nhiễm sắc thể (ở ngoài nhân),
có khả năng nhân đôi độc lập, có nhiều gen và mỗi gen xác định tính đề kháng đối
với một loại kháng sinh. Vì vậy mỗi plasmid có khả năng đề kháng với nhiều loại
kháng sinh cùng lúc. Một điều nguy hiểm là plasmid có khả năng trao đổi giữa các
vi khuẩn không phân biệt loài này hay họ khi có sự tiếp xúc giữa các vi khuẩn với
nhau nên gia tăng tỷ lệ và tốc độ đề kháng một cách đáng kể.
Giữa các vi khuẩn với nhau, gen kháng thuốc có thể được trao đổi qua 3
cách: (1) tải nạp là quá trình DNA được thực khuẩn để xác nhập và chuyển cho một

8


vi khuẩn khác; (2) biến đổi hay còn gọi là chuyển dạng là quá trình một đoạn DNA
trần (có nguồn gốc từ một vi khuẩn chết) đi vào một tế bào vi khuẩn và gắn vào các
yếu tố di truyền của vi khuẩn đó nhờ tương đồng nhiễm sắc thể; (3) tiếp hợp là quá
trình tế bào vi khuẩn cho tổng hợp lông giới tính và gắn vào tế bào vi khuẩn nhận
(Võ Thị Trà An, 2007).
2.3.3. Sự xuất hiện của Salmonella đa đề kháng với một số kháng sinh y tế
quan trọng
Theo tổ chức y tế thế giới trong khi sự đề kháng với các flouroquinolone
thường xảy ra như là một kết quả của đột biến gen của hệ gen vi khuẩn (DNA), đề
kháng với các kháng sinh khác thường truyền qua qua sự chuyển giao DNA giữa
các chủng vi khuẩn. Trong một số trường hợp đa đề kháng (đề kháng với nhiều
kháng sinh trong cùng một dòng vi khuẩn) được chuyển qua một mảnh kết hợp
DNA (plasmid).
Khi flouroquinolone lần đầu tiên được cấp phép điều trị ở người, không phát
hiện sự đề kháng kháng sinh ngay thời điểm đó. Ngược lại, flouroquinolone sau đó
được cấp phép sử dụng trong thức ăn gia súc, tỷ lệ Salmonella kháng
flouroquinolone ở động vật và thực phẩm, và rồi sau đó trong nhiễm trùng ở người

tăng lên nhanh chóng ở một số nước.
Đa đề kháng (Multidrug – resistant) ở Salmonella thường xuyên gặp phải và
tỷ lệ đa đề kháng đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Thậm chí tệ hơn,
một số biến thể của vi khuẩn Salmonella đã phát triển đa đề kháng như là một phần
vật liệu di truyền của vi sinh vật, và do đó khả năng giữ lại các gen kháng thuốc của
vi khuẩn ngay cả khi thuốc kháng sinh đó không còn được sử dụng.
Sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn Salmonella đa đề kháng với các
flouroquinolone và các cephalosporin thế hệ thứ 3 là một sự phát triển nghiêm
trọng, mà kết quả trong việc hạn chế nghiêm trọng của các khả năng điều trị hiệu
quả

các

nhiễm

trùng

( />
9

trên

người


Theo kết quả nghiên cứu của Eurosurveillance, Tập 2, Số 3, ngày 1/3/1997:
Hơn 80 % gốc Salmonella phân lập từ người và động vật cho thấy kháng với
tetracycline, sulfonamide, streptomycin, chloramphenicol.
Bảng 2.2 Tỷ lệ đề kháng một số loại kháng sinh của vi khuẩn S. Typhymurium trên


người và vật nuôi
Kháng sinh

Nguồn gốc các chủng
Người

Vật nuôi

N = 82

N = 100

Tetracycline

95 %

99 %

Sulphonamide

95 %

88 %

Streptomycin

93 %

88 %


Chloramphenicol

78 %

91 %

Trimethoprim

1,2 %

10 %

Kanamycin

1,2 %

2%

Gentamycin

0%

2%

Nalidixic acid

5%

12 %


Dạng kháng thuốc thì tương tự nhau giữa các chủng vi khuẩn từ người và
động vật: kiểu hình phổ biến nhất bao gồm sự đề kháng với ampicillin,
sulphonamide, streptomycin, cloramphenicol, tetracycline được tìm thấy 76 % ở
người và 73 % ở vật nuôi.

10


2.4. Đại cương về dược liệu
2.4.1. Tỏi
Có tên khoa học là Allium sativum L.
Thuộc họ Hành Alliaceae.
Bộ phận dùng: củ tỏi là dò của cây tỏi thường được dùng làm gia vị.
2.4.1.1. Mô tả cây
Là một loại cây trồng có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Cây có hoa trắng hoặc
hơi xanh lá mọc thành tán. Cây được trồng rộng rãi nhiều nơi trên thế giới.

Hình 2.1 Cây tỏi
Bộ phận dùng: củ tỏi là dò của cây tỏi thường được dùng làm gia vị.
2.4.1.2. Phân bố, thu hái và sơ chế
Tỏi phân bố ở vùng có khí hậu ẩm. Ở Việt Nam, tỏi được trồng nhiều ở phía
Bắc và miền Trung đất nước khoảng tháng 9 hằng năm. Vào cuối mùa đông và đầu
mùa xuân, củ tỏi được thu hái và sau đó treo chúng lên để phơi khô chậm.
2.4.1.3. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
Thành phần chính của tỏi là một chất có tác dụng kháng sinh có tên là A.
sativum allicine. Nhưng chất này chỉ xuất hiện khi và chỉ khi amino – acide tên
allïne được chuyển hóa bởi enzyme alinase.

11



2C 6 H 11 O 3 + H 2 O

alinase

CH 3 COCOOH + 2NH 3 + C 6 H 10 OS 2
Pyruvic acide

Allicine

Allicine là một hợp chất sulfua có khả năng kháng khuẩn, nhất là đối với
Staphylococcus, Salmonella, Pseudomonas, Shigella…
Chất allicine tinh khiết, là một chất dầu không màu, hòa tan trong cồn,
benzen, ê-te, không ổn định, dễ thủy phân trong nước. Độ thủy phân chừng 2,5 %
có mùi vị và tính kích ứng da như tỏi. Allicine không có mùi hôi của tỏi. Chất
allicine bị nhiệt sẽ chóng mất tác dụng, gặp kiềm cũng bị mất tác dụng, acid nhẹ ít
bị ảnh hưởng. Chất allicine rất dễ bị oxy hóa và do đó mất tác dụng kháng sinh, vì
vậy người ta cho rằng tác dụng kháng sinh của allicine là do nguyên tử oxy trong
phân tử. Chất allicine rất dễ kết hợp với một acid amine có gốc SH là cystein để cho
một hợp chất. Gốc SH được coi là nguyên nhân có tính chất kích thích sự sinh sản
của vi sinh vật hay tế bào. Vì thế tỏi có thể ức chế sự sinh sản của vi trùng.
Đối với trực trùng lỵ amip, sau khi dùng tỏi, thì trùng amip mất hết năng lực
sinh sản. Những năm gần đây ở Trung Quốc dùng tỏi chữa lỵ amip kết quả khỏi đạt
80 %. Đối với lỵ trực trùng tỏi cũng có tác dụng tương tự. Trong ống nghiệm nước,
nước tỏi 3 % đủ diệt các trực trùng lỵ và trực trùng gây bệnh đường ruột.
Trên lâm sàng dùng tỏi chữa lỵ trực trùng kết quả khỏi đạt tới 80 % không
kém dùng Sulfaguanidin. Cách dùng cũng như đối với lỵ amip (Đỗ Tất Lợi, 2006).

12



2.4.2. Hẹ
Có tên khoa học là Allium odorum L.
Thuộc họ Hành tỏi Alliaceae.
Bộ phận dùng: hạt – Semen Alli Tuberosi, thường gọi là Cửu thái tử. Toàn
cây cũng được dùng.
2.4.2.1. Mô tả cây
Cây hẹ là một loại cây cỏ nhỏ, thường cao 20- 45 cm, toàn cây vò có mùi đặc
biệt. Dò nhỏ, dài mọc thành túm có rất nhiều rễ con. Lá hẹp, dài, dày,
thường là 4 - 5 lá, dài 17 - 20 cm, rộng 1,5 - 9 mm, đầu nhọn. Hoa mọc trên một
cọng hoa từ gốc lên, dài 15 - 30 cm, tụ thành xim nhưng co ngắn lại thành tán giả.
Cọng hoa hình hơi 3 cạnh, trên có các vạch dọc. Hoa màu trắng, cuốn hoa dài chừng
10 - 15 mm, đường kính 4 mm. Hạt nhỏ màu đen; mùa hoa thường vào tháng 6 – 7 8. Quả vào tháng 8 - 10.
2.4.2.2. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây của vùng Đông Á ôn đới, được trồng rộng rãi làm rau ăn ở miền núi,
trung du và đồng bằng. Thường trồng bằng củ tách ở cây đã tàn lụi. Có thể trồng
vào mùa xuân hoặc thu đông là tốt nhất. Ta thường thu hái rau hẹ quanh năm,
thường dùng tươi. Còn quả chín phải chờ mùa thu đông, lấy về phơi khô đập lấy
hạt.
2.4.2.3. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
Thành phần hóa học
Trong lá và rễ, người ta nghiên cứu thấy có các hợp chất sulfur, saponin và
chất đắng. Năm 1948 một tác giả Trung Quốc đã báo cáo chiết được từ dò cây hẹ
(củ hẹ) một hoạt chất đặt tên là odorin ít độc đối với động vật cao cấp, nhưng lại có
tác dụng kháng sinh đối với vi trùng Staphylococcus aureus và Escherichia coli.
Viện nghiên cứu cây thuốc của Trung Quốc (Bắc Kinh) có sơ bộ nghiên cứu
hạt hẹ, phát hiện thấy trong hạt hẹ có ankaloid và saponin. Theo nghiên cứu hiện
đại, trong 1 kg hẹ có 5 – 10 g đạm, 5 – 30 g đường, 2 g vitamin A, 89 g vitamin C,
2,6 g canxi, 2,2 g photpho.


13


Tác dụng dược lý
Chất odorin trong hẹ có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng Staphylococcus.
aureus và Escherichia coli. (Khoa học và Kỹ thuật Trung văn, 1-1948, trích Đỗ Tất
Lợi, 2006), Staphylococcus. aureus, Salmonella Typhimurium, Shigella flexneri và
Bacillius subtilis (Y học thực hành, 11-1961, trích Đỗ Tất Lợi, 2006). Tính chất
kháng sinh này khá bền: nước ép cồn ở hẹ, ly tâm để bỏ cặn, lấy nước trong hấp tiệt
trùng theo Tyndall để lâu vẫn giữ được hoạt tính kháng sinh. Nước hẹ không cay và
nóng nên dễ dùng (Đỗ Tất Lợi, 2006).
2.4.3. Húng quế
Tên khoa học: Ocimum basilicum L.
Họ: bạc hà (Lamiaceae)
Tên khác: húng chó, húng giổi, rau é, é tía, é quế.
Bộ phận dùng: toàn cây và hạt (Herba et Semen Ocimi)
2.4.3.1. Mô tả cây

Hình 2.3 Húng quế
Cỏ đứng , cao 0,5-1,2 m, rất phân nhánh , toàn cây có mùi thơm . Thân có
mấu, mấu thường phình to ở đoạn già , khoảng cách giữa hai mấu 2-8 cm. Thân non
màu xanh có phớt tía hoặc màu tía , rất ít lông tơ , tiết diện vuông hơi lõm ở bốn
cạnh. Thân già màu xám nâu hay xám tía , tiết diện vuông hơi tròn hoặc có bốn góc
lồi tròn, nhẵn. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập . Phiến lá hình trứng nhọn ở đầu và
đáy phiến hình nêm men dần xuống cuống , kích thước 3-8 x 2-5 cm, màu xanh lục,
mặt trên đậm hơn mặt dưới , bìa có răng cưa cạn ở 2/3 phía trên, nhiều đốm tuyến .

14



×