Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

KHẢO SÁT CÁC VẬT LIỆU THI CÔNG HỒ TRONG CẢNH QUAN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
------------------ooo0ooo-------------------

CẦM BÁ THÌN

KHẢO SÁT CÁC VẬT LIỆU THI CÔNG HỒ TRONG
CẢNH QUAN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7-2011

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

*************************

CẦM BÁ THÌN

KHẢO SÁT CÁC VẬT LIỆU THI CÔNG HỒ TRONG
CẢNH QUAN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


NGÀNH: CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Võ Văn Đông
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


 

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
khoa Môi Trường và Tài Nguyên đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện đề tài.
Quý thầy cô BM Cảnh quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình dạy bảo
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc:
ThS. Võ Văn Đông , đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài.
Các cơ sở sản xuất và kinh doanh vật liệu, cá kiểng đã phối hợp giúp đỡ tôi
để thực hiện tốt đề tài này.
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè, gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt
qua trình thực hiện đề tài.

Tp. HCM, tháng 7 năm 2011

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Điều tra các vật liệu thi công hồ trong cảnh quan tại
Tp. HCM”, được tiến hành tại Tp. HCM, thời gian từ tháng 3/2011 đến tháng
7/2011.
Nội dung nghiên cứu :
- Khảo sát một số loại vật liệu có thể ứng dụng vào thi công hồ trong cảnh
quan.
- Đưa ra một số phương án lựa chọn khác nhau về vật liệu khác nhau cho
việc thi công hồ trong cảnh quan.
Phương pháp nghiên cứu
- Lập phiếu điều tra vật liệu tại thị trường Tp. HCM.
- Tham khảo các tài liệu liên quan.
- Dùng phần mềm Photoshop để thiết kế đưa ra một số lựa chọn khác nhau.
Kết quả thu được:
- Khảo sát được 9 mẩu hồ thường gặp trong cảnh quan.
- Về điều tra: đề tài đã điều tra được 4 loại phân nền, 4 loại sỏi, 61 loại cây
thủy sinh và một số vật liệu khác thường dùng trong thi công hồ thủy sinh. 19 loại
đá ốp tường, 3 hợp chất chống thấm thường dùng trong thi công tường nước, 5 loại
bạt chống thấm, 20 loại cây bán thủy sinh và thực vật trôi nổi, một số loại đá và vật
dụng khác dùng để thi công suối, thác trong cảnh quan.
- Đề tài đã đưa ra được 3 phương án lựa chọn khác nhau cho việc thi công
một bức tường nước với những loại vật liệu đã điều tra được.

iii


SUMMARY
Research subject: “Investigating materials construction for lake in landscape
at Ho Chi Minh City”. The subject was conducted in Ho Chi Minh City since from
3/2011 to 7/2011.

Reseach content:
- Investigating some materials can be applied to construct lake in landscape.
- Provide some difference plans for difference materials to construct lake in
the landscape.
Reseach methods:
- Preparing survey card about materiala in maket of Ho Chi Minh City.
- Refer to the relative documents.
- Using Photoshop software to design and submit difference options.
Results obtainted:
- Investigated 9 common models of lake in the landscape.
- About the survey: subject investigated 4 types of background fertilizers, 4
types of gravels, 61 kinds of aquatic plants and some of other materials commonly
were used for constructing aqurium. 19 types of stone-walls, 3 waterproof
compounds were used for constructing water-wall, 5 types of waterproof plastic
sheets, 20 types of semi-aquatic plants and floating vegetation, some rocks and
other materials were used for constructing stream, waterfall in the landscape.
- The subject submited 3 plans of differerce options to construct water-wall
with stones has been investigated.

iv


MỤC LỤC
Trang tựa .................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................ iii
SUMMARY ..........................................................................................................iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................ix

Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề. .................................................................................................... 1
1.2 Giới hạn đề tài. ............................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1 Các loại hồ thường gặp trong cảnh quan ...................................................... 3
2.1.1 Hồ nổi ........................................................................................................ 3
2.1.2 Hồ chìm ..................................................................................................... 4
2.1.3 Hồ dạng bật thang...................................................................................... 5
2.1.4 Suối ............................................................................................................ 5
2.1.5 Thác ........................................................................................................... 6
2.1.6 Hòn non bộ ................................................................................................ 7
2.1.7 Tường nước ............................................................................................... 7
2.1.8 Hồ kính trong nhà ...................................................................................... 8
2.2 Hiện trạng sử dụng các loại vật liệu phổ thông trong thi công hồ trong
cảnh quan. .......................................................................................................... 9
2.2.1 Đá ............................................................................................................. 9
2.2.2 Bê tông.................................................................................................... 10
2.2.3 Vật liệu chống thấm ................................................................................ 11
2.1.4 Kính ......................................................................................................... 12

v


2.1.5 Máy bơm.................................................................................................. 12
2.2.6 Cây ........................................................................................................... 12
2.2.7 Đài phun nước ......................................................................................... 13
2.2.8 Đèn .......................................................................................................... 13
2.2.9 Các vật liệu trang trí khác........................................................................ 13
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............ 14
3.1 Mục tiêu ...................................................................................................... 14

3.2 Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 14
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 14
3.3.1 Nội dung 1. .............................................................................................. 14
3.3.2 Nội dung 2 ............................................................................................... 15
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 16
4.1 Khảo sát một số mẫu hồ đã được thi công tại Tp. Hồ Chí Minh. .............. 16
4.1.1 Hồ nổi ...................................................................................................... 16
4.1.2 Hồ chìm ................................................................................................... 17
4.1.3 Hồ bậc thang ............................................................................................ 17
4.1.4 Hòn non bộ .............................................................................................. 18
4.1.5 Thác ......................................................................................................... 18
4.1.6 Suối .......................................................................................................... 19
4.1.7 Tường nước ............................................................................................. 20
4.1.8 Hồ thủy sinh ............................................................................................ 21
4.1.9 Hồ cá biển. ............................................................................................... 21
4.2 Vật liệu thi công nội thất và ngoại thất trong cảnh quan............................ 22
4.2.1 Nội thất .................................................................................................... 22
4.2.1.2 Sỏi ......................................................................................................... 24
4.2.1.3 Cây thủy sinh ........................................................................................ 25
4.2.1.4 Các vật liệu trang trí khác..................................................................... 39
4.2.2 Hồ ngoại thất ........................................................................................... 42
4.2.2.1 Tường nước .......................................................................................... 42

vi


4.2.2.1.1 Chống thấm ....................................................................................... 42
4.2.2.1.2 Đá ốp tường ...................................................................................... 43
4.2.2.1.3 Một số vật liệu khác .......................................................................... 46
4.2.2.2 Suối, thác .............................................................................................. 49

4.2.2.2.1 Chống thấm ....................................................................................... 49
4.2.2.2.2 Đá, sỏi ................................................................................................ 50
4.2.2.2.3 Cây ..................................................................................................... 51
4.2.2.2.4 Một số vật liệu khác .......................................................................... 54
4.3 Ứng dụng thi công tường nước trong cảnh quan........................................ 54
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 58
5.1 Kết luận. ..................................................................................................... 58
5.2 Kiến nghị. ................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 60
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 61

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hồ nổi dạng hình học ............................................................................. 3
Hình 2.2: Hồ chìm mô phỏng tự nhiên .................................................................. 4
Hình 2.3: Hồ chìm dạng hình học .......................................................................... 4
Hình 2.4: Hồ bậc thang .......................................................................................... 5
Hình 2.5: Hồ dạng suối .......................................................................................... 5
Hình 2.6: Hồ dạng thác .......................................................................................... 6
Hình 2.7: Hòn non bộ ............................................................................................. 7
Hình 2.8: Tường nước ............................................................................................ 7
Hình 2.9: Hồ kính trong nhà .................................................................................. 8
Hình 2.10: Mô hình hồ dạng bậc thang .................................................................. 9
Hình 4.1: Hồ nổi ( 48/9a Hồ Biểu Chánh, Q. Phú Nhuận) .................................. 16
Hình 4.2: Hồ chìm (Cafe Trầm 100 Trần Huy Liệu) ........................................... 17
Hình 4.3: Hồ bậc thang ( 48/9a Hồ Biểu Chánh, Q. Phú Nhuận) ........................ 17
Hình 4.4: Hòn non bộ (805 Xa lộ Hà Nội Q.2) .................................................... 18
Hình 4.5: Thác nước (212/4 Đinh Bộ Lĩnh Q.Bình Thạnh)................................. 19

Hình 4.6: Hồ dạng suối (221A Nguyễn Trọng Tuyển Q.Phú Nhuận) ................. 19
Hình 4.7: Tường nước tại quán cafe Phố Xinh Q. Thủ Đức ................................ 20
Hình 4.8: Hồ thủy sinh ( 3c Trường Chinh Q.Tân Bình) ..................................... 21
Hình 4.9: Hồ cá biển ( 43 Bis Nguyễn Thông P.7, Q.3) ...................................... 22
Hinh 4.10: Hồ thủy sinh (6c Trường Chinh Q. Tân Bình) ................................... 22
Hình 4.11 Tường nước (A4/20 khu saigon Pearl Q. Bình Tân)........................... 42
Hình 4.12: Máy bơm chìm ................................................................................... 46
Hình 4.13: Gốm trang trí tường nước .................................................................. 48
Hình 4.14: Vật liệu trang trí từ tre........................................................................ 48
Hình 4.15: Mẫu tường nước 01 ............................................................................ 55
Hình 4.16: Mẫu tường nước 02 ............................................................................ 56
Hình 4.17: Mẫu tường nước 03 ............................................................................ 57

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Độ bền cơ học bê tông, theo bộ Xây Dựng, 1983, Tiêu chuẩn xây dựng
Việt Nam, tập III, trang 104 ................................................................................. 11
Bảng 4.1: Một số loại đất nền thường được sử dụng thi công hồ thủy sinh ........ 23
Bảng 4.2: Một số loại sỏi thường được sử dụng trong thi công hồ thủy sinh ...... 24
Bảng 4.3: Một số loại cây thủy sinh thường gặp tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh25
Bảng 4.4: Một số vật liệu trang trí hồ thủy sinh .................................................. 39
Bảng 4.5: Một số phụ kiện khác trong hồ thủy sinh ............................................ 41
Bảng 4.6: Một số sản phẩm chống thấm .............................................................. 43
Bảng 4.7: Một số loại đá ốp tường . ..................................................................... 44
Bảng 4.8: Một số loại đèn thường dùng trong cảnh quan. ................................... 47
Bảng 4.9: Một số loại bạt chống thấm tại Tp. Hồ Chí Minh ............................... 49
Bảng 4.10: Một số loại đá sỏi thường gặp trong cảnh quan ................................ 50
Bảng 4.11: Một số loại cây bán thủy sinh và thực vật trôi nổi tại

Tp. Hồ Chí Minh .................................................................................................. 51
Bảng: 4.12: Các vật liệu sử dụng thi công tường nước 01 ................................... 55
Bảng 4.13: Các vật liệu sử dùng thi công tường nước 02 .................................... 56
Bảng 4.14: Các vật liệu sử dụng thi công tường nước 03 .................................... 57

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề.
Với sự phát triển ngày càng nhanh của đô thị hiện nay những khoảng không gian
xanh dần dần được thay thế bởi những khu nhà mới mọc lên. Những thành phố mới
hoàn toàn bị bêtông hóa, cùng với sự tăng trưởng của giao thông mang đến đủ thứ ô
nhiễm và làm cho không gian nhà bạn bị hạn chế. Với một không gian bị hạn chế
như vậy thì một tiểu cảnh nước nhỏ có thể là một lựa chọn cho bạn.
Có rất nhiều dạng tiểu cảnh nước nhỏ mà bạn có thể lựa chọn cho không gian
nhà bạn. Đó có thể là những tường nước theo không gian đứng, cũng có thể là một
dòng suối nhỏ, hay chỉ đơn giản là một hồ nước được trồng nhiều loại cây khác
nhau.
Khi bạn đã chọn được tiểu cảnh nước phù hợp với không gian nhà bạn, thì vấn
đề tiếp theo là chọn các vật liệu thi công tiểu cảnh đó. Hiện nay thị trường có rất
nhiều loại vật liệu khác nhau để có thể thi công một tiểu cảnh nước. Các vật liệu
này không ngừng được tìm tòi, đổi mới thậm chí nhập nội về để đáp ứng mọi nhu
cầu thẩm mỹ ngày càng cao.
Với mục đích giúp cho người thiết kế và thi công cảnh quan có cái nhìn toàn
diện hơn và sâu sắc hơn về các dạng hồ trong cảnh quan. Giúp nhận biết và phần
phân biệt các loại cây thủy sinh, bán thủy sinh, các loại đá và các vật liệu khác
thường được áp dụng vào trong thi công hồ trong cảnh quan. Đưa ra những lựa chọn
khác nhau về vật liệu thi công cho một tiểu cảnh nước cụ thể. Nên đề tài

“ Khảo sát các vật liệu thi công hồ trong cảnh quan tại thị trường
Tp. Hồ Chí Minh” được thực hiện.

1


1.2 Giới hạn đề tài.
Thị trường phát triển của ngành xây dựng nói chung và ngành cảnh quan nói
riêng rất rộng, mà thời gian thực hiện đề tài có hạn chỉ diễn ra trong thời gian là
5 tháng (từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 7 năm 2011). Nên đề tài chỉ giới hạn phạm
vi điều tra tại thị trường Tp. HCM và ở địa bàn các quận như Thủ Đức, Gò Vấp,
Phú Nhuận, Q.2, Q. Bình Tân. Đây là những quận có phong trào cây cảnh, cũng như
thi công cảnh quan phát triển mạnh mẽ.
Hiện nay các loại hồ trong cảnh quan rất đa dạng và phong phú, những hầu
hết các mẫu hồ đó đều sử dụng những loại vật liệu tương đối giống nhau. Để hạn
chế sự lặp đi lặp lại các loại vật liệu đó nên đề tài chỉ đưa ra những loại vật liệu cần
thiết để thi công cho ba dạng hồ thường gặp nhất trong cảnh quan.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Các loại hồ thường gặp trong cảnh quan
Nếu bạn đã từng có dịp ghé thăm các công viên, hoặc vào một quán cafe
nào đó ở Tp. HCM thì bạn có thể dễ dàng bắt gặp các tiểu cảnh nước. Các tiểu cảnh
này được làm với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, nhưng nhìn chung
chúng có các dạng cơ bản như sau.
2.1.1 Hồ nổi
Là những dạng hồ có thành nổi lên trên khỏi mặt đất, thành hồ được xây

dựng một cách cố định, các loại hồ dạng này thường được xây dựng theo những
khối hình học, nó có đáy bằng hoặc sâu hơn so với mặt đất. Mẫu hồ này được kết
hợp với đài phun nước, tượng, và cây xanh để tạo vẻ sinh động cho hồ.

Hình 2.1: Hồ nổi dạng hình học
(Nguồn: )

3


2.1.2 Hồ chìm
Là những dạng hồ được xây dựng để mô phỏng các hồ nước tự nhiên hoặc
theo những dạng hình học khác nhau. Loại hồ này có đáy hồ và mặt nước thấp hơn
so với mặt đất.

Hình 2.2: Hồ chìm mô phỏng tự nhiên
(Nguồn: )

Hình 2.3: Hồ chìm dạng hình học
(Nguồn: )

4


2.1.3 Hồ dạng bật thang
Loại hồ này thường được xây dựng ở những nơi có mặt đất không bằng
phẳng, để có thể tạo ra các thác nhỏ liên tiếp nhau có dạng bậc thang.

Hình 2.4: Hồ bậc thang
(Nguồn: )

2.1.4 Suối
Suối là từ để chỉ những dòng nước chảy nhỏ và vừa, là dòng chảy tự nhiên
của nước từ nơi cao xuống chỗ thấp hơn. Suối thường bắt nguồn từ các mạch nước
ngầm hoặc từ các hồ nước thiên nhiên trong rừng, núi. Trong cảnh quan suối là hình
ảnh thu nhỏ của những dòng suối thật trong tự nhiên.

Hình 2.5: Hồ dạng suối
(Nguồn: )

5


2.1.5 Thác
Thác nước là chỗ dòng suối, dòng sông có nước chảy từ trên cao xuống dưới
thấp, với góc nghiêng lớn, tốc độ nước chảy xiết, có thể tạo ra sóng nước và xoáy
nước tạo cho người xem cảm giác hùng vĩ. Cũng như suối thác cũng là hình ảnh mô
phỏng thu nhỏ của các loại thác lớn ở trong tự nhiên.

Hình 2.6: Hồ dạng thác
(Nguồn: )

6


2.1.6 Hòn non bộ
Là dạng hồ mô phỏng các dãy núi, ngọn núi trong tự nhiên bằng các vật liệu
nhỏ hơn. Loại hồ này thường đi kèm với thác nước, cây và hồ nước ở dưới chân để
tạo thêm vẻ sinh động hơn cho hồ.

Hình 2.7: Hòn non bộ

(Nguồn: )
2.1.7 Tường nước
Tường nước là một loại hình khác của hồ, nó là sự kết hợp của tường, đá ốp,
và các dòng nước chảy bên trên các mảng đá được ốp lên tường tạo nên. Loại hồ
này thường được sử dụng ở những nơi có diện tích hẹp, và tạo ấn tượng mạnh cho
người xem bằng những dòng nước chảy liên tục trên tường tạo thành một bức tranh
sống động.

Hình 2.8: Tường nước
(Nguồn: )

7


2.1.8 Hồ kính trong nhà
Hồ kính trong nhà là dạng hồ sử dụng kính trong suốt làm vật chống thấm.
Loại hồ này được bố trí trong nhà và được trang trí bên trong hồ theo nhiều phong
cách khác nhau. Ngoài việc nuôi cá ta có thể bố trí thêm một số loại cây thủy sinh
tạo thành cụm cây có màu sắc-đan xen nhau hoặc sử dụng đá, sỏi và một số vật liệu
khác để mô phỏng một số hình ảnh trong tự nhiên.

Hình 2.9: Hồ kính trong nhà
(Nguồn: )

8


2.2 Hiện trạng sử dụng các loại vật liệu phổ thông trong thi công hồ trong
cảnh quan.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và nền công

nghiệp xây dựng, đã có rất nhiều các vật liệu được sử dụng vào trong việc thi công
hồ trong cảnh quan. Nhưng hầu hết các loại vật liệu trên đều là vật liệu phổ thông
như đá, bê tông, vật liệu chống thấm, kính, máy bơm với nhiều công xuất khác
nhau, cây, đài phun nước, đèn và các vật liệu trang trí khác.

Hình 2.10: Mô hình hồ dạng bậc thang
2.2.1 Đá
Đá là tổ hợp có quy luật của các loại khoáng vật, có thể là một thể địa chất có
lịch sử hình thành riêng biệt. Các loại đá được phân loại theo thành phần khoáng
vật, nguồn gốc thành tạo. Theo nguồn gốc thành tạo có thể phân ra: macma, đá trầm
tích và đá biến chất.

9


Trong cảnh quan nếu ta phân chia theo chất liệu ta có thể chia đá theo hai
loại chính là đá tự nhiên và đá nhân tạo. Đá tự nhiên là một khối vô cơ gồm một hay
nhiều khoáng vật khác nhau, nó thường nặng hơn và bền màu hơn so với đá nhân
tạo thường làm bằng bê tông. Trong thi công hồ ta thường gặp các loại đá như đá
san hô, đá badan, đá cuội, sỏi , đá màu dùng làm tượng đài phun nước. Đá nhân tạo
nhẹ hơn, thường làm từ bê tông và có thể bị phai màu theo thời gian.
Khi thi công hồ trong cảnh quan đá ngoài tác dụng trang trí làm đẹp, tạo cho
hồ nước có vẻ tự nhiên nhất nó còn có tác dụng thẩm mỹ che bớt đi một số chi tiết
như bạt trải nền, các thiết bị máy bơm để luân hồi nước trong hồ.
Khi phân chia đá theo chức năng thì đá có thể chia thành hai loại chính là đá
ốp tường (thường dùng trong các loại tường nước), và đá làm thác, suối, hồ. Tùy
theo chủng loại, đặc tính từng dạng đá mà chúng có kích thước khác nhau, Tuy
nhiên thông thường đá ốp tường thường có chiều dài 200mm và chiều rộng 20mm.
Đá làm thác thường dùng các loại đá lớn hơn có nhiều hình dạng và kích thước khác
nhau.

2.2.2 Bê tông
Cùng với sự phát triển của xã hội nhu cầu thưởng thức của con người ngày
càng tăng, làm cho các vật liệu truyền thống được khai thác trực tiếp trong tự nhiên
ngày càng khan hiếm, và giá thành của các vật liệu này ngày càng cao. Có nhiều
phương án để giúp giảm giá thành thi công một hồ nước trong cảnh quan giúp bạn
vẫn có một hồ nước vừa ý trong nhà, với giá thành hợp lý nhất. Một trong số các
phương án được nhiều người lựa chọn là sử dụng bê tông để thay thế các loại vật
liệu cổ điển đó.
Bê tông (gốc từ là béton trong tiếng Pháp) là một loại đá nhân tạo, được hình
thành bởi việc trộn các thành phần: chất kết dính, cốt liệu thô, cốt liệu mịn, ,... theo
một tỷ lệ nhất định. Trong bê tông, chất kết dính (xi măng + nước, nhựa đường, phụ
gia...) làm vai trò liên kết các cốt liệu thô (đá, sỏi,...đôi khi sử dụng vật liệu tổng
hợp trong bê tông nhẹ) và cốt liệu mịn (thường là cát, đá mạt, đá xay,...) và khi
đóng rắn, làm cho tất cả thành một khối cứng như đá.

10


Bê tông là một loại vật liệu tương đối dễ sử dụng trong thi công hồ cảnh
quan. Vì khả năng dễ định hình theo ý muốn của người thi công, khả năng chống
thấm nước tốt (nếu được sử lý đúng cách), giá thành hợp lý, dễ vận chuyển, độ bền
tương đối cao, và đảm bảo được tính thẩm mỹ. Sau đây là một số loại bê tông
thường được sử dụng trong xây dựng và độ bền cơ học của chúng.
Bảng 3.1: Độ bền cơ học bê tông, theo bộ Xây Dựng, 1983, Tiêu chuẩn xây dựng
Việt Nam, tập III, trang 104
Mác

Cường độ chịu nén MPa (N\mm2)

10


10

12.5

12.5

15

15

20

20

25

25

30

30

2.2.3 Vật liệu chống thấm
Vật liệu chống thấm là vật liệu có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước từ các
bể nước, hồ cá,… ra ngoài, thấm vào nhà hoặc qua các công trình khác. Hiện nay có
rất nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau từ đơn giản đến phức tạp tùy theo quy
mô, giá cả và đặc điểm của từng loại hồ khác nhau. Ta có thể lựa chọn nhiều
phương án khác nhau.
Với những hồ có quy mô nhỏ khoảng vài m2 và làm ngay trực tiếp dưới đất,

thì ta có thể sử dụng bạt lót trực tiếp ở dưới để chống thấm cho những loại hồ này
hoặc đổ bê tông. Đối với những hồ có quy mô lớn hơn ta có thể dùng bê tông cùng
với các vật liệu chống thấm khác như bạt, vải địa để chống thấm và đồng thời đảm
bảo được tính thẩm mỹ của hồ nước.
Nếu phân loại theo chất liệu thì có thể chia vật liệu chống thấm ra làm 2 loại
chính là dạng lỏng và dạng màng chống thấm. Đối với vật liệu chống thấm dạng
lỏng thường được sử dụng để chống thấm các bồn hoa, tầng hầm, và các công trình

11


phụ. Đối với vật liệu chống thấm dạng màng thường được làm bằng các chất liệu
như nhựa, polime....
2.1.4 Kính
Trong cuộc sống hiện đại kính ngày càng được sử dụng nhiều. Trong việc thi
công hồ đặc biệt là hồ kính trong nhà thì kính là một vật liệu không thể thiếu.
Không những vậy ngày nay kính còn được áp dụng cho nhiều loại hồ khác nhau
trong cảnh quan.
Ta có thể phân kính thành ba loại chính theo cấu tạo gồm có: kính thường,
kính dán an toàn (2 hoặc 3 lớp kính dán với nhau), kính cường lực (kính tempered
để gia cường chịu lực cho kính).
2.1.5 Máy bơm
Để giúp các hồ cá, các dòng suối, thác, hay các bức tường nước có nước lưu
thông chảy trong đó, thì yếu tố không thể thiếu là hệ thống máy bơm để nước có thể
luân chuyển liên tục trong hồ một cách sinh động.
Một hồ cá, một dòng suối, thác, … sẽ thực hơn khi có các yếu tố động trong
đó. Việc chọn máy bơm cho các loại suối, thác, … là một yếu tố hết sức quan trọng
vì nếu ta chọn máy bơm công suất yếu so với hồ nước của chúng ta thì nước không
thể lưu thông được trong hồ, nếu công suất máy bơm lớn sẽ là cho dòng nước chảy
quá nhanh làm mất đi vẻ thong thả, mềm mại cần có ở các hồ nước.

2.2.6 Cây
Cây là một yếu tố không thể thiếu được khi thi công hồ trong cảnh quan. Cây
giúp cho hồ của bạn trở nên nhẹ nhàng gần gũi với tự nhiên, giúp che bớt đi những
khuyết điểm của hồ khi thi công.
Có nhiều loại cây khác nhau được sử dụng thi công hồ trong cảnh quan,
nhưng ta có thể chia chúng ra làm hai loại chính như sau: cây thủy sinh, cây bán
thủy sinh và thực vật trôi nổi.

12


2.2.7 Đài phun nước
Đài phun nước thường được áp dụng nhiều trong thi công hồ nổi và hồ chìm
theo các dạng hình học. Để làm mềm dẻo những khối hình học khô cứng, làm cho
hồ nước trở nên sống động hơn.
2.2.8 Đèn
Ngoài những vật liệu trên còn có một yếu tố quan trọng tạo vẻ đẹp cho hồ
nữa là ánh sáng. Ánh sáng làm nổi bật những trọng tâm của hồ, tạo vẻ lung linh,
tăng giá trị thẩm mỹ cho hồ nước.
Đèn để trang trí hồ nước có nhiều loại nhưng có thể chia ra làm hai loại
chính là đèn chìm và đèn nổi. Đèn chìm là những loại đèn được bố trí chìm ngay
dưới mặt nước và đèn nổi là những đèn được bố trí trên mặt nước.
2.2.9 Các vật liệu trang trí khác
Ngoài những loại vật liệu đã nêu trên trong thi công hồ trong cảnh quan
người ta còn sử dụng nhiều loại vật liệu với nhiều chất liệu khác nhau để trang trí
làm đẹp thêm cho hồ nước.
Các vật liệu khác thường được sử dụng trong thi công hồ cảnh quan như: tre,
gỗ, gốm...

13



Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu
Phân loại các tiểu cảnh nước thường gặp trong cảnh quan, đưa ra phương án
thiết kế cho một tiểu cảnh nước cụ thể.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Điền tra, khảo sát một số loại vật liệu có thể ứng dụng vào trong thi công hồ
trong cảnh quan.
Đưa ra một số phương án lựa chọn khác nhau về vật liệu khác nhau cho việc
thi công hồ trong cảnh quan.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Nội dung 1: Điều tra, khảo sát một số loại vật liệu có thể ứng dụng vào trong
thi công hồ trong cảnh quan.
a. Phương pháp lập phiếu điều tra:
- Khảo sát một số cửa hàng bán vật liệu xây dựng, vật liệu thi công
cảnh quan.
- Lập phiếu điều tra cho các vật liệu trên.
- Thu thập giữ liệu có liên quan.
- Ảnh các loại vật liệu trên.
- Tham khảo một số người có kinh nghiệm thi công hồ.
- Phân loại các loại vật liệu thu thập được theo công dụng của chúng.
- Khảo sát thực tế một số loại vật liệu đã được dùng thi công hồ trong
cảnh quan.
- Đưa ra những đề xuất về các vật liệu thay thế.

14



b. Phương pháp tham khảo tài liệu:
- Phỏng vấn một số khách hàng đã thi công hồ để tham khảo ý kiến của họ.
- Tham khảo ý kiến của một số người có kinh nghiệm thi công hồ trong
cảnh quan.
- Tham khảo tài liệu khác có liên quan trên các sách, báo, internet...
3.3.2 Nội dung 2: Dùng phần mềm Photoshop để đưa ra những phương án
lựa chọn khác nhau về vật liệu khác nhau cho việc thi công tường nước trong cảnh
quan.

15


×