Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

ĐIỀU TRA KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẢNG XANH CHO CÁC CÔNG VIÊN TẠI THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

ĐÀO THỊ KIM HỒNG

ĐIỀU TRA KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN MẢNG XANH CHO CÁC CÔNG VIÊN
TẠI THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG.

Ngành: Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. NGÔ AN.

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM HO CHI MINH CITY UNIVERSITY
********************

ĐÀO THỊ KIM HỒNG
SURVEY OF CURRENT STATUS AND DEVELOPMENT OF GREENERY PARK
IN THU DAU MOT TOWN,
BINH DUONG PROVINCE

Development of Landscaping and Enviromental Horticulture


GRADUATION

Advisor: DR. NGO AN.

Ho Chi Minh City
July, 2011.

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô
trong bộ môn cảnh quan và kỹ thuật hoa viên đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho
tôi những kiến thức về chuyên môn lẫn thực tiễn đời sống trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Ngô An, người trực tiếp hướng dẫn,
theo sát chỉ dạy tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này tốt nghiệp này.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn là chỗ dựa tinh thần, giúp đỡ
và động viên tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.
Đào Thị Kim Hồng

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hiện trạng và định hướng phát triển mảng xanh công viên tại
Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” được thực hiện tạI Thị xã Thủ Dầu Một, tình
Bình Dương từ 3/2011 đến 7/2011.
Kết quả đạt được:

 Hiện trạng các công viên có trên địa bàn Thị xã Thủ Dầu Một.
 Phân tích các tài liệu tìm được trên các phương tiên thông tin và từ các cơ quan
liên quan.
 Đưa ra các đề xuất để phát triển mảng xanh công viên cho thị xã.

iv


SUMARY
Project “Survey of current status and dedvelopment of greenery park in Thu
Dau Mot Town, Binh Duong Proviece” is done in Thu Dau Mot Town, Binh Duong
Province since from 3/2011 to 7/2011.
Results obtained:
 Surveying the current of state of the park in the area in Thu Dau Mot Town.
 Analysis of the documents found on the madia and from other relevant agencies.
 Make recommendations for the development of green parks for the town.

v


MỤC LỤC
Lời cảm ơn .........................................................................................................iii
Tóm tắt ............................................................................................................... iv
Mục lục............................................................................................................... vi
Danh sách các hình............................................................................................. ix
Danh sách các bảng biểu .................................................................................... xi
Chương 1: Lời mở đầu. ....................................................................................... 1
Chương 2: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ...................................................... 3
2.1. Khái quát về mảng xanh đô thị .................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 3

2.1.1.1. Cây xanh đô thị ...................................................................................... 3
2.1.1.2. Mảng xanh đô thị ................................................................................... 3
2.1.1.3. Mảng xanh công viên ............................................................................. 3
2.2. Vai trò và chức năng của mảng xanh ........................................................... 3
2.2.1. Tác dụng cải thiện khí hậu của cây xanh .................................................. 3
2.2.1.1. Điều chỉnh nhiệt độ ................................................................................ 4
2.2.1.2. Bảo vệ gió và sự di chuyển của không khí ............................................ 4
2.2.1.3. Lượng mưa và độ ẩm ............................................................................. 5
2.2.2. Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh .................................................... 6
2.2.2.1. Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn .......................................................... 6
2.2.2.2. Quản trị nước thải .................................................................................. 6
2.2.2.3. Hạn chế tiếng ồn..................................................................................... 6
2.2.2.4. Hạn chế ô nhiễm không khí ................................................................... 7
2.2.2.5. Giảm sự chói sáng và phản chiếu ........................................................... 8
2.2.2.6. Kiểm soát giao thông ............................................................................. 9
2.2.3. Công dụng trang trí mỹ quan và kiến trúc ................................................ 9
2.2.4. Các công dụng khác ................................................................................ 10
2.3. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Thị xã Thủ Dầu Một.. 10
2.3.1. Vị trí địa lý – ranh giới – diện tích. ......................................................... 10
2.3.2. Địa hình thổ nhưỡng ............................................................................... 10
2.3.3. Khí hậu thủy văn ..................................................................................... 11
2.3.4. Tài nguyên ............................................................................................... 11
2.3.5. Điều kiện dân sinh – kinh tế - xã hội. ..................................................... 12
2.4. Tài nguyên và tiềm năng du lịch của thị xã có liên quan đến mảng xanh . 14
2.4.1. Một số lễ hội có tại Thị xã Thủ Dầu Một................................................ 14
2.4.1.1. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. .............................................. 14
2.4.1.2. Hội đua thuyền truyền thống trên sông Bạch Đằng ............................. 16
2.4.2. Một số di tích, danh lam thắng cảnh tại Thị xã Thủ Dầu Một ................ 18
2.4.2.1. Chùa Hội Khánh ................................................................................... 18


vi


2.4.2.2. Đình Bến Thới (Tân An) ..................................................................... 20
2.4.2.3. Nhà cổ Trần Công Vàng ...................................................................... 21
2.4.2.4. Nhà tù Phú Lợi .................................................................................... 23
2.4.2.5. Khu du lịch văn hóa – lịch sử Đại Nam Văn Hiến .............................. 26
2.5. Hiện trạng sử dụng đất tại Thị xã Thủ Dầu Một ........................................ 28
2.6. Hiện trạng ô nhiễm không khí tại Thị xã Thủ Dầu Một ............................ 32
Chương 3: Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................ 39
3.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 39
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 39
3.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 39
Chương 4: Kết quả và thảo luận....................................................................... 41
4.1. Hiện trạng mảng xanh và mảng xanh công viên tại Thị xã Thủ Dầu Một. 41
4.1.1.Hiện trạng mạng xanh thị xã Thủ Dầu Một ............................................. 41
4.1.2.Hiện trạng mảng xanh công viên trong thị xã .......................................... 41
4.1.2.1. Hiện trạng mảng xanh công viên Nguyễn Du ...................................... 41
4.1.2.2. Hiện trạng mảng xanh công viên Phú Cường ...................................... 43
4.1.2.3. Hiện trạng mảng xanh công viên Bạch Đằng ...................................... 46
4.1.2.4. Hiện trạng mảng xanh công viên Nguyễn Văn Tiết ........................... 47
4.1.2.5. Hiện trạng mảng xanh công viên Huỳnh Văn Cù ................................ 49
4.1.2.6. Hiện trạng mảng xanh công viên Hiệp Thành I ................................... 51
4.1.2.7. Hiện trạng mảng xanh công viên Định Hòa ......................................... 52
4.2. Tổng hợp cây xanh theo cấp kính và loài cây ............................................ 54
4.3. Đánh giá tổng quát về hiện trạng mảng xanh công
viên tại Thị xã Thủ Dầu Một ............................................................................. 63
4.4. Định hướng phát triển mảng xanh nói chung
và mảng xanh công viên tại Thị xã Thủ Dầu Một ............................................ 63
4.4.1. Dự báo nhu cầu cây xanh trong Thị xã Thủ dầu Một ............................. 64

4.4.2. Định hướng phát triển mảng xanh công viên tại Thị xã Thủ Dầu Một... 65
4.4.2.1. Tiềm năng quỹ đất để phát triển mảng xanh cho thị xã. ...................... 65
4.4.2.2. Những định hướng phát triển mảng xanh
công viên ở Thị xã Thủ Dầu Một ...................................................................... 66
4.4.2.3. Yêu cầu về mảng xanh để đạt tiêu chuẩn là đô thị loại II .................... 66
4.4.2.4. Quy hoạch cụ thể đối với mảng xanh công viên .................................. 68
4.4.2.5. Tiêu chuẩn lựa chọn cây trồng ............................................................. 69
4.5. Các giải pháp chủ yếu xây dựng mảng xanh
công viên tại Thị xã Thủ Dầu Một .................................................................... 73
4.5.1. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................... 73
4.5.1.1. Thành phần các loài cây trồng trong công viên ................................... 73
4.5.1.1.1. Công viên văn hóa, thể thao, nghỉ ngơi ............................................ 73
4.5.1.1.2. Lâm viên............................................................................................ 77

vii


4.5.1.1.3. Công viên ven biển............................................................................ 78
4.5.1.2. Yêu cầu kỹ thuật trồng cây .................................................................. 79
4.5.1.3. Chăm sóc và bảo quản công viên ......................................................... 80
4.5.2. Giải pháp về cơ chế quản lý và chính sách ............................................. 83
4.5.2.1. Tổ chức quản lý Nhà nước đối với mảng xanh công viên ................... 83
4.5.2.2. Cơ chế quản lý và chính sách để phát triển mảng xanh công viên ...... 83
Chương 5: kết luận và kiến nghị ....................................................................... 84
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 84
5.2. Kiến nghị .................................................................................................... 85
Phụ lục
Tài liệu tham khảo

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Cổng Chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu
Hình 2.2: Bên trong sân chùa.
Hình 2.3: Kiến trúc bên trong của chùa.
Hình 2.4: Lễ hội Chùa Bà.
Hình 2.5: Đua thuyền trên sông Bạch Đằng.
Hình 2.6: Một đội đua thuyền của Tỉnh.
Hình 2.7: Các đội đang tăng tốc về đích.
Hình 2.8: Người dân thị xã cổ vũ các đội đua.
Hình 2.9: Chùa Hội Khánh nhìn từ bên ngoài.
Hình 2.10: Tượng Phật nằm dài 57m.
Hình 2.11: Cổng đình Bến Thới.
Hình 2.12: Nhà cổ Trần Công Vàng từ bên ngoài.
Hình 2.13: Nội thất bên trong của nhà cổ.
Hình 2.14: Bảng tóm tắt lịch sử Nhà tù Phú Lợi.
Hình 2.15: Một khu trại giam của nhà tù.
Hình 2.16: Chòi vọng gác của nhà tù.
Hình 2.17: Tượng đài ghi công các chiến sĩ bị tù đày.
Hình 2.18: Cổng vào khu du lịch Đại Nam.
Hình 2.19 : Đại Nam nhìn từ xa.
Hình 2.20: Đại Nam nhìn từ xa.
Hình 2.21: Núi Ngũ Hành.
Hình 4.1: Công viên Nguyễn Du.
Hình 4.2: Công viên Phú Cường.
Hình 4.3: Công viên Bạch Đằng.
Hình 4.4: Công viên Nguyễn Văn Tiết.


ix


Hình 4.5: Công viên Huỳnh Văn Cù.
Hình 4.6: Công viên Hiệp Thành I.
Hình 4.7: Công viên Định Hòa.

x


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất tại Thị xã Thủ Dầu Một.
Bảng 2.2: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng.
Bảng 2.3: Các thông số quan trắc chất lượng không khí.
Bảng 2.4: Kết quả đo nhiệt độ của 6 đợt quan trắc.
Bảng 2.5: Kết quả đo độ ẩm của 6 đợt quan trắc.
Bảng 2.6: Kết quả đo tốc độ gió của 6 đợt quan trắc.
Bảng 2.7: Kết quả đo tiếng ồn phân tích trung bình L(A)eq của 6 đợt quan trắc.
Bảng 2.8: Kết quả đo nồng dộ bụi của 6 đợi quan trắc.
Bảng 2.9: Kết quả phân tích nồng độ NO2 của 6 đợt quan trắc.
Bảng 2.10: Kết quả phân tích nồng độ SO2 của 6 đợt quan trắc.
Bảng 2.11: Kết quả phân tích nồng độ CO của 6 đợt quan trắc.
Bảng 4.1: Tiêu chuẩn đất cây xanh sử dụng công cộng.
Bảng 4.2: Tiêu chuẩn đất cây xanh công viên.
Bảng 4.3: Tiêu chuẩn đất cây xanh vườn hoa.
Bảng 4.4: Tổng hợp tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng.
Biểu đồ 2.1: Hiện trạng sử dụng đất tại Thị xã Thủ Dầu Một.
Biểu đồ 2.2: So sánh các chỉ tiêu môi trường tại Thị xã Thủ Dầu Một.
Biểu đồ 4.1: So sánh các cấp kính cây trong các công viên.


xi


Chương 1
LỜI MỞ ĐẦU
Cây xanh đóng vai trò không thể thiếu được cho môi trường đô thị, đặc biệt là
trong nhịp độ phát triển đời sống hiện nay. Chúng không những tạo ra những giá trị về
kiến trúc cảnh quan, nhận thức về cái đẹp, về văn hóa lịch sử của dân tộc mà trên hết
đó là vai trò cải thiện môi trường như điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm không
khí,…Trong hơn 10 năm trở lại đây với những thành tựu của công cuộc đổi mới, đời
sống văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhất là ở những thành phố công
nghiệp lớn ở phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương,
Tây Ninh…Các tỉnh thành phố này đã chú trọng đến vấn đề xây dựng, phát triển một
nền kinh tế mới, bên cạnh đó là việc thay đổi cảnh quan đô thị với những khoảng
không gian xanh. Vì vậy, lúc này, cây xanh trở thành một nhân tố góp phần nâng cao
đời sống văn hóa, xã hội và tinh thần của người dân đô thị. Ngoài cây xanh đường phố,
công viên cũng là một hình thức mảng xanh trong đô thị đáp ứng những yêu cầu nói
trên. Tuy nhiên để xây dựng những công viên đạt được các tiêu chí về cảnh quan, diện
tích mảng xanh,…thì không phải đơn giản, nó đòi hỏi phải có sự đầu tư đúng mực cho
việc phát triển mảng xanh trong đô thị.
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, được xem là một trong
những tỉnh đi đầu trong việc phát triển kinh tế của cả nước. Ở đây có nhiều khu công
nghiệp đã và đang được xây dựng, vì vậy, quá trình đô thị hóa đòi hỏi phải có những
mảng xanh phù hợp để cải thiện khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái, đáp ứng nhu
cầu về cảnh quan đô thị. Ngoài quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, các cấp lãnh đạo
cũng đầu tư các mảng xanh cho thị xã bằng xây dựng những công viên cây xanh để
phục vụ nhân dân. Thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm tỉnh lỵ của Bình Dương và nằm

1



trong chùm đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một đô thị đã và đang
phát triển mạnh mẽ về mọi mặt: kinh tế, xã hội và đang tập trung đầu tư phát triển hệ
thống hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại 2, trong đó có hệ thống cây xanh công
cộng (Công viên, Vườn hoa, Cây xanh đường phố). Tuy nhiên, việc phát triển mảng
xanh để phục vụ nhu cầu của nhân dân trong các thành phố lớn hay các thị xã trung
tâm chưa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội hiện. Vì vậy, làm sao gia tăng
diện tích mảng xanh cho thị xã để vừa tạo mỹ quan đô thị vừa tạo ra môi trường trong
sạch cho người dân tại đây là một yêu cầu cần thiết, nhằm tạo ra một bộ mặt xanh sạch
đẹp cho TX. Thủ Dầu Một, xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Bình
Dương. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng mảng xanh
trong đô thị nên đây là lý do em chọn đề tài “ Điều tra khảo sát hiện trạng và định
hướng phát triển mảng xanh cho các công viên tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương”.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Khái quát về mảng xanh đô thị.
2.1.1. Khái niệm.
2.1.1.1. Cây xanh đô thị.
Cây xanh dược trồng trong đô thị dược gọi là cây xanh đô thị, cây xanh trồng
trong các đô thị gồm cây, hoa, cỏ kiểng, dây leo. Khác với cây xanh trong lâm nghiệp
có tác dụng lợi dụng gỗ là chủ yếu, cây xanh đô thị còn có những tác dụng khác được
chú trọng hơn như cải thiện môi trường và cảnh quan đô thị.
2.1.1.2. Mảng xanh đô thị.
Mảng xanh đô thị là tập hợp tất cả các thảm thực vật thân gỗ trong phạm vi
những nơi có cư dân đô thị sinh sống, từ thôn làng bé nhỏ đến vùng dân cư rộng lớn,

sầm uất nhất (Jorgensen, 1965). Điều đó có nghĩa, mảng xanh đô thị ngoài việc tập
hợp cây trồng nội đô (công viên, cây đường phố, khuôn viên…) còn bao gồm hệ thống
rừng ngoại vi, các vườn thực vật, các khu nghỉ ngơi giải trí, các công viên, vườn cây
ăn trái, cây công nghiệp dài ngày, cây phân tán các loại trải dài từ nội đô ra ngoại
thành.
2.1.1.3. Mảng xanh công viên.
Mảng xanh công viên là toàn bộ diện tích xanh trong đó gồm cả hoa kiểng,
thảm cỏ nhằm phục vụ các lợi ích công cộng của đời sống đô thị như du lịch, nghỉ
ngơi, giải trí, thể dục, phục vụ thiếu nhi, tưởng niệm lịch sử.
2.2. Vai trò và chức năng của mảng xanh.
2.2.1. Tác dụng cải thiện khí hậu của cây xanh.

3


Các yếu tố của khí hậu ảnh hưởng đến chúng ta là bức xạ mặt trời, nhiệt độ
không khí, chuyển động của không khí và độ ẩm. Khi ở ngoài trời, chúng ta chỉ có thể
dùng cây xanh, tạo ra một tiểu khí hậu để cải thiện khí hậu một cách hiệu, quả từ đó tạo
ra sự tiện nghi cho chúng ta.
2.2.1.1. Điều chỉnh nhiệt độ.
Các tiện nghi của con người tùy thuộc vào các yếu tố có ảnh hưởng đến nhiệt
độ da và cảm giác nóng lạnh. Nhiệt độ của cơ thể con người là 37oC. Sự mất tiện nghi
xảy ra khi năng lượng nhiệt bị mất đi hoặc tăng lên.
Vùng đô thị nóng hơn ngoại ô xung quanh trung bình 0,5 – 1,5oC theo Grey
(1978). Sự chêng lệch này có lợi vào mùa đông nhưng bất tiện vào mùa hè. Sự khác
biệt vào mùa hè chủ yếu gây ra bởi sự thiếu thực vật trong đô thị, và vai trò chính của
thực vật là hấp thụ bức xạ mặt trời và làm lạnh quá trình bay hơi nước.
Trong những ngày nắng, bức xạ mặt trời bị hấp thụ bởi các bề mặt ở đô thị như
nhựa đường, bê tông, kính, mái ngói và các bề mặt khác. Tất cả các bề mặt này cách ly
rất yếu, chúng hấp thu nhiệt nhưng cũng mất nhiệt nhanh hơn thực vật và đất. Như vậy

thường xuyên có một sự chênh lệch nhiệt độ giữa các bề mặt này và không khí xung
quanh.
Cây to, cây bụi và cỏ điều hòa nhiệt độ trong môi trường đô thị nhờ vào kiểm
soát bức xạ mặt trời. Lá cây ngăn chặn, phản chiếu, hấp thụ và truyền dẫn bức xạ mặt
trời. Hiệu quả của chúng tùy thuộc vào mật độ của lá cây, dạng của lá, cách phân cành
của cây.
2.2.1.2. Bảo vệ gió và sự di chuyển của không khí.
Có hai loại gió:
- Gió luồng là gió thổi từng luồng, chồng lên nhau.
- Gió xoáy là khối không khí chuyển động cùng một hướng nhưng thay đổi ngẫu
nhiên.

4


Gió cũng có tác động đến đời sống của con người. Tác động có thể tích cực
hoặc tiêu cực tùy thuộc rất lớn vào sự hiện diện của cây xanh đô thị. Gió có thể gia
tăng sự bốc hơi nước và làm mát suốt ngày. Sự mát mẻ sẽ thay đổi tùy thuộc vào địa
hình xung quanh và tốc độ gió. (Grey, 1978).
Cây cao và thấp kiểm soát gió bởi sự cản trở, định hướng, làm chệch hướng và
lọc gió. Hiệu quả và mức độ kiểm soát thay đổi tùy theo kích thước loài, hình dạng,
mật độ lá và vị trí hiện tại của cây xanh.
Sự ngăn chặn bao gồm việc bố trí cây nhằm giảm tốc độ gió và gia tăng sự chịu
đựng đối với luồng gió. Cây xanh kết hợp với những kiến trúc khác, có thể thay đổi
luồng gió trong khuôn viên ngoại thất và xung qunah nhà ở.
Mức độ bảo vệ, chắn gió bằng cây xanh tùy thuộc vào chiều cao, bề rộng, khả
năng xuyên qua, sự xếp đặt hàng cây và loài cây chắn gió.
Cây xanh có thể bảo vệ gió có hiệu quả ở các xa lộ. Các ngã tư thường có gió
mạnh, gió giật phải được ngăn chặn. Sự di chuyển của gió cũng thường tác động tới
nơi đứt quãng của địa hình và các công trình kiến trúc. Bằng cách đặt cây cao, thấp ở

nơi thích hợp, chúng ta có thể kiểm soát các vấn đề nói trên.
2.2.1.3. Lượng mưa và độ ẩm.
Cây xanh ngăn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn luồng gió làm thoát hơi nước,
làm giảm sự bay hơi của ẩm độ đất. Vì vậy, dưới tán rừng, ẩm độ thường cao hơn và
tốc độ bốc hơi thường thấp hơn.
Thêm vào các ảnh hưởng của nhiệt độ, cây xanh cũng rất quan trọng trong chu
kỳ nước. Chúng ngăn lượng nước mưa và làm chậm dòng chảy của nước trên mặt đất.
Điều đó sẽ tăng sự thẩm thấu, giảm xói mòn và rửa trôi đất.
Cây xanh cũng ngăn sự bốc hơi độ ẩm trong đất. Tuy nhiên tốc độ bốc hơi cao
và quá trình ngăn chặn có thể làm giảm lượng nước hữu dụng cho việc phục hồi tầng
ngậm nước hay giảm dòng chảy khi so sánh với sự che phủ của các loại thực vật khác.

5


Hiệu quả của sự kiểm soát và tăng hiệu quả thẩm thấu thay đổi với loại đất,
hàm lượng hữu cơ trong đất, địa hình, loại và cường độ bốc hơi và thành phần thực vật
che phủ. Các loại cây là kim thường ngăn cản lượng mưa tốt hơn. Khoảng 60% lượng
mưa rơi xuống đất khi qua tán cây lá kim trong khi 80% nước mưa xuống đất khi qua
tán cây lá rộng. Lý do là cây lá kim có cấu trúc lá phân tán nước lên bề mặt nhiều hơn.
Sự phân cành, hình thái vỏ cây cũng ảnh hưởng đến sự xói mòn. Vỏ cây xù xì
làm chậm sự di chuyển của dòng nước. Hiệu quả chống xói mòn cũng tùy thuộc vào
đặc điểm của vòm tán cây che phủ và địa hình.
2.2.2. Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh.
2.2.2.1. Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất.
Vì tác động môi trường thường gắn với các hoạt động xây dựng, kiểm soát xói
mòn là công dụng kỹ thuật học môi sinh quan trọng nhất của cây xanh. Xói mòn đất là
sự mất lớp đất mặt bởi sự di chuyển của gió và không khí thường gây ra do sự bảo vệ
trái đất không thích hợp. Xói mòn đất chịu ảnh hưởng bởi sự phơi trần của khu vực
trước gió và nước, đặc tính vật lý của đất và địa hình.

Thực vật giảm xói mòn đất gây ra do nước bằng cách ngăn cản hạt mưa, giữ đất
trong hệ rễ, gia tăng sự hấp thu nước thông qua tích tụ chất hữu cơ. Thêm vào đó, cây
xanh dễ nhìn hơn các loại thiết bị chống xói mòn khác.
2.2.2.2. Quản trị nước thải.
Sự gia tăng dân số kết hợp với công nghiệp hóa đã gia tăng đáng kể nhu cầu
nước ở các đô thị. Sự gia tăng này cũng tạo ra sự gia tăng thường xuyên vấn đề nước
thải. Để giảm thiểu tác động gây ô nhiễm của nước thải, có nhiều giải pháp xử lý đã
được áp dụng. Công dụng của cây xanh là bổ sung vào tiểu khí hậu và hệ thống lý hóa
trong đất. Cây xanh là một thành phần của hệ thống lọc sinh học và cung cấp khả năng
đổi mới và duy trì hệ thống lâu dài.
2.2.2.3. Hạn chế tiếng ồn.

6


Tiếng ồn là âm thanh vượt mức hay không mong đợi. Tiếng ồn là loại ô nhiễm
không thấy được, nó bao gồm tác động vật lý và sinh lý. Tác động vật lý liên quan đến
sự truyền sóng âm thanh xuyên qua không khí, trong khi đó, tác động sinh lý bao gồm
phản ứng của con người đối với âm thanh.
Sự lan truyền tiếng ồn bên ngoài được gây ra bởi:
- Tính chất của nguồn âm thanh.
- Đặc điểm của địa hình và thực vật trên đó âm thanh đi qua.
- Trạng thái của khí quyển như tốc độ gió, hướng gió và tình trạng nhiệt.
Các sóng âm thanh được hấp thụ bởi cành , nhánh của cây xanh và cây bụi, do
các phần này của cây nhẹ và linh động. Hầu hết các cây có hiệu quả trong việc hấp thụ
âm thanh là các cây có lá dày, mọng nước, có cuống lá. Âm thanh cũng bị đổi hướng
và khúc xạ bởi các cành to và thân cây. Một cách tổng quát, một đai rộng của cây cao
sẽ có tác dụng giảm âm thanh hiệu quả nhất.
Vị trí tương đối của màn chắn và người nghe rất quan trọng. Đai chắn âm đặt
gần nguồn âm thanh thì tốt hơn là dặt gần khu vực cần bảo vệ.

2.2.2.4. Hạn chế ô nhiễm không khí.
Các chất gây ô nhiễm không khí khá phong phú, gồm cả ba dạng rắn, lỏng, khí.
Trong đó, hạt phân tử là quan trọng nhất và vai trò của cây xanh trong việc ngăn chặn,
làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm vẫn còn chưa được biết nhiều. Một số nghiên cứu
cho thấy:
Nitơ oxit ( NO, NO2) được hấp thu bởi bộ lá của cây xanh để lấy nitơ. (Smith,
1976).
Lưu huỳnh oxit (SO2) cây thân gỗ có thể hấp thu một phần SO2 trong không
khí, tuy hiên nó cũng gây tổn hại không ít cho bề mặt lá. (Lampadius).
Carbon monoxide (CO) cũng được thực vật hấp thu là giảm nồng độ trong
không khí (Smith, 1976).

7


Ammonia (NH3) cây trồng hấp thu và sử dụng NH3 cho việc nitrogen hóa
(Smith và Dochinger, 1978).
Ozone (O3) theo Smith và Dochinger (1978) đã báo cao rằng một khu rừng có
thể làm giảm 1/8 lượng O3 chỉ trong một giờ. Cây cao loại bỏ được nhiều O3 hơn cây
thấp, cây càng có nhiều lá to, nhiều khí khổng thì việc làm giảm nồng độ O3 trong khí
quyển càng hiệu quả.
Đối với bụi, trung bình một hecta cây xanh đô thị có thể thanh lọc 50 – 70
tấn/năm.
Cây xanh hứng các hạt ô nhiễm (cát, bụi, tro, khói…) và sau đó rữa trôi bằng
mưa.
Cây xanh cũng giúp tách các hạt trong không khí bằng cách rữa sạch không khí,
hô hấp gia tăng ẩm độ, như vậy giúp cố định các hạt ô nhiễm. Ngoài ra, cây xanh còn
giúp che lấp các hơi, khói, mùi hôi… bằng cách thay bằng mùi của lá, hương của hoa
hay bằng cách hấp thụ.
2.2.2.5. Giảm sự chói sáng và phản chiếu.

Bức xạ mặt trời cũng ảnh hưởng tới tầm nhìn của chúng ta. Chúng ta bị bao
quanh bởi vô số bề mặt chiếu sáng như gương, nhôm, bê tông và mặt nước, các bề mặt
đều phản chiếu ánh sáng.
Ban đêm, chúng ta phải chịu đựng ánh sáng từ đèn xe, đèn đường, các tòa nhà
và các đèn quảng cáo. Chiếu sáng bị ngăn cản trực tiếp từ nguồn sáng theo kiểu sơ
cấp. Ánh sáng sơ cấp bị hấp thụ bởi các hạt trong khí quyển làm cho nguồn sáng
không nhận thấy được, điều này tạo ra các đám sương mù rất bất tiện.
Thực vật có thể dùng để che chắn và làm dịu bớt ánh sáng sơ cấp và ánh sáng
thứ cấp. Hiệu quả của nó có thể tùy vào kích thước và mật độ, mức độ kiểm soát cũng
phải được xem xét để loại trừ ánh sáng hoàn toàn hay tạo ra một màn lọc hay tạo ra
hiệu ứng làm dịu.

8


Cây cối có thể ngăn hay lọc ánh sáng sơ cấp suốt ngày hay đêm. Các cây có thể
được chọn theo chiều cao thích hợp và mật độ lá sao cho chúng có thể có tác dụng bảo
vệ suốt thời ký sinh trưởng của chúng.
Ánh sáng thứ cấp có thể được kiểm soát bằng cách trồng cây che chắn nguồn
ánh sáng sơ cấp trước khi nó đến vật phản chiếu hay sau khi đã chạm vào vật phản
chiếu và đi đến mắt người.
2.2.2.6. Kiểm soát giao thông.
Vừa tăng thêm vẻ thẩm mỹ, cây và các bụi cây thấp có thể được dùng để kiểm
soát giao thông. Việc kiểm soát giao thông không chỉ với giao thông cơ giới mà còn
đối với bộ hành.
Thực vật, cây xanh tham gia kiểm soát giao thông qua việc hình thành các hàng
rào giậu, đai cây xanh… trên đướng phố, hoa viên, công viên. Mức độ và hiệu quả
kiểm soát giao thông như không tạo những khoảng trống cho người qua lại mà phải đi
theo hướng đã định, không hạn chế tầm nhìn, thẩm mỹ… phụ thuộc vào đặc tính của
từng loài cây như chiều cao, tập tính phân cành, độ mềm dẻo của cành, có gai hay

không… cũng như mật độ trồng, cấu trúc tán cây…
2.2.3.Công dụng trang trí mỹ quan và kiến trúc.
Trong thiết kế xây dựng, các chất liệu như gỗ, bê tông, thép… thường được sử
dụng như những chất liệu có tính kiến trúc và có tính cấu trúc. Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp, cây xanh và cây bụi có thể thực hiện được những chức năng kiến trúc như
những vật liệu khác.
Cây xanh có những tiềm năng về kiến trúc, chúng có thể được dùng như các
thành phần kiến trúc một cách riêng lẻ hay theo nhóm tập hợp để tạo ra các chức năng
như giới hạn không gian, che chắn tầm nhìn, kiểm soát sự riêng tư, thu hút tầm nhìn…
Cây và cây bụi tạo ra các tường và trần xanh trong các ngoại thất hoa viên,
cùng với các thành phần kiến trúc khác, chúng có thể dùng để rào chắn, khoanh ranh
giới, nối kết, mở rộng, thu nhỏ (tầm nhìn), trang trí ngoại thất.

9


Một trong những công dụng chính mà chúng ta có kết hợp cây xanh là che
chắn. Nó không chỉ bao gồm che chắn tầm nhìn mà còn che chắn sự xâm nhập tư viên.
2.2.4. Các công dụng khác.
Ngoài những công dụng nói trên cây xanh còn những công dụng khác:
- Cây xanh đô thị sau chu kỳ nuôi dưỡng, cây được đốn hạ thay thế sẽ cung cấp các
sản phẩm gỗ có giá trị kinh tế cao.
- Cây xanh còn dùng như một chỉ dẫn của biến cố lịch sử, nơi tưởng niệm.
-

Cây hoa kiểng trên các ban công, sân thượng bổ sung môi trường thiên nhiên cho
cánh quan nội thị.

2.3. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Thị xã Thủ Dầu Một.
2.3.1. Vị trí địa lý – ranh giới – diện tích.

Thị xã Thủ Dầu Một nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có vị trí địa
lý thuận lợi, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km, là trung tâm kinh tế chính trị
của tỉnh Bình Dương.
Dân số: 280.680 người (số liệu 10/2010)
Thị xã Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên là 11866,1ha, có 14 đơn vị hành
chính, bao gồm 11 phường và 3 xã.
-

11 phường gồm: Hiệp Thành, Phú Cường, Phú Lợi, Phú Hòa, Phú Thọ, Chánh
Nghĩa, Định Hòa, Phú Mỹ, Hiệp An, Phú Tân, Hòa Phú.

-

3 xã gồm: Tân An, Tương Bình Hiệp, Chánh Mỹ.
Phía Bắc giáp huyện Bến Cát, phía Đông giáp huyện Tân Uyên, phía Tây giáp

sông Sài Gòn và huyện Củ Chi (Thành Phố Hồ Chí Minh), phía Nam giáp huyện
Thuận An tỉnh Bình Dương.
2.3.2. Địa hình thổ nhưỡng.
2.3.2.1. Địa hình.
Thị xã Thủ Dầu Một nằm trong vùng chuyển tiếp giữa địa hình cao nguyên và
đồng bằng, đây là khu vực cuối cùng của vùng đồi núi đất thấp thoai thoải, do đó, địa

10


hình tương đối phức tạp và nghiêng theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Khu vực phía
bắc có độ cao thay đổi từ 20 – 39m và thấp dần về phía sông Sài Gòn. Vùng giữa
tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi từ 10 – 15m. Ven sông Sài Gòn có độ cao từ
0,6 –2m.

2.3.2.2. Thổ nhưỡng.
Theo điều tra Thị xã Thủ Dầu Một có những loại đất chính sau:
 Đất phèn: phân bố chủ yếu ven sông Sài Gòn thuộc các xã Tân An, Chánh Mỹ
và phường Chánh Nghĩa.
 Đất xám: chủ yếu là đất xám glây, phân bố chủ yếu ở phía Nam thị xã (giáp
huyện Thuận An).
 Đất đỏ vàng: là loại đất chiếm phần lớn diện tích của thị xã, trong nhóm này có
hai loại đất chính:
-

Đất nâu vàng trên phù sa cổ: phân bố ở tất cả các xã phường.

-

Đất nâu vàng trên phù sa cổ có kết vón: phân bố ven sông Sài Gòn

 Đất dốc tụ: phân bố chủ yếu ở các con suối như Suối Ông Thiền, Suối Giữa,
Suối Đồng Mèo.
2.3.2.3. Khí hậu thủy văn.
2.3.2.3.1. Khí hậu.
Tỉnh Bình Dương nói chung và Thị xã Thủ Dầu Một nói riêng đề mang đặc
trưng khí hậu gió mùa nhiệt đới cận xích đạo. Trong năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
2.3.2.3.2. Thủy văn.
Thị xã Thủ Dầu Một có mạng lưới sông ngòi, ao hồ khá phong phú. Sông Sài
Gòn chảy qua địa bàn thị xã là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các sinh hoạt và tưới
tiêu cho đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã.
2.3.4. Tài nguyên.
2.3.4.1. Tài nguyên nước.


11


 Mặt nước.
Thị xã Thủ Dầu Một có nguồn nước mặt khá phong phú và có giá trị về cấp
nước cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chế độ mưa và gió nên
dòng chảy nước mặt phân làm hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. Vào mùa mưa, dòng
chảy chiếm khoảng 80 – 90% tổng lượng nước chảy trong năm. Việc phân bố dòng
chảy không đồng đều trong năm gây bất lợi cho việc sử dụng nguồn nước mặt cho sản
xuất nông nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản.
 Nước ngầm.
Thị xã Thủ Dầu Một nằm trong khu vực có lượng nước ngầm khá dồi dào có
chất lượng tốt của Tỉnh Bình Dương. Theo tài liệu của Liên đoàn địa chất 802, khả
năng khai thác nước ngầm trên địa bàn thị xã có thể đạt 15.000 – 20.000 m3/ngày. Lưu
lượng giếng khai thác công nghiệp có thể đạt trên 50 m3/giờ nhưng nước có tính axit
rõ rệt (pH thường nhỏ hơn 5) có thể ăn mòn lớn. Mức nước tĩnh xuất hiện ở độ sâu 1,5
– 3m đối với khu vực Phú Cường và 10 – 15m đối với khu vực Phú Lợi. Nước ngầm
tồn tại ở hai dạng có áp và không áp. Tầng khai thác hiện nay của các giếng ở độ sâu
55 – 90m là tầng có áp.
2.3.4.2. Tài nguyên khoáng sản.
Theo quy hoạch phát triển công nghiệp khoáng sản tỉnh Bình Dương đến năm
2010 Thị xã Thủ Dầu Một có bốn loại khoáng sản chính là kaolin, sét, laterit và than
bùn, tuy nhiên chất lượng và số lượng có hạn.
2.3.5. Điều kiện dân sinh – kinh tế - xã hội.
Trong năm năm qua, kể từ năm 2005, lĩnh vực kinh tế của Thị xã Thủ Dầu Một
đã co bước phát triển vượt bậc cả về chất lẫn lượng, trong đó phát triển nhanh nhất là
lĩnh vực dịch vụ.
Giá trị ngành thương mại – dịch vụ đạt 6.121,4 tỷ đồng, bằng 133,2% chỉ tiêu
nghị quyết đề ra, tăng bình quân hàng năm là 30,7% và tăng 3,9 lần so với năm 2005.


12


Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đến năm 2010 đạt 13.050,3 tỷ đồng, tăng 3,8 lần
so với năn 2005, bình quân hàng năm tăng 30,7%, đạt 115% so với nghị quyết.
Thị xã Thủ Dầu Một khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia lĩnh vực
này, đến năm 2010 có tới 9.176 đơn vị tham gia hoạt động, tăng 87% so với năm 2005.
Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 315 triệu USD, tốc độ tăng bình quân hàng năm
là 13,1%. Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng được mở rộng ra nhiều
quốc gia, vùng lãnh thổ với những mặt hàng chủ lực như sơn mài, điêu khắc, đồ gỗ,
hàng may mặc và giày dép….Còn kim ngạch nhập khẩu đạt 375 USD, bình quân hàng
năm tăng 24,8%, hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu máy móc, thiết bị cho xây
dựng…
Bên cạnh đó, công nghiệp cũng có những phát tirển vượt bậc, giá trị sản xuất
công nghiệp năm 2010 ước đạt 8.267,6 tỷ đồng, mức tăng bình quân hàng năm là
12,7%. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có 1.259 doanh nghiệp hoạt động, trong đó khu
vực tư nhân 1.202 doanh nghiệp với giá trị sản xuất đạt 4.873,6 tỷ đồng, khu
vực nhà nước có 9 doanh nghiệp với giá trị tổng sản lượng 1.024,3 tỷ đồng. Đặc
biệt, khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ - đô thị đã hoàn thành việc bồi thường, giải
phóng mặt bằng và cơ sở hạ tầng theo quy hoạch. Nơi đây đã hình thành sáu khu công
nghiệp thu hút 208 dự án đầu tư sản xuất, gồm 28 doanh nghiệp trong nước và 180
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thị xã mặc dù tiếp tục giảm về diện tích do
tốc độ phát triển thương mại – dịch vụ và công nghiệp nhanh, nhưng năng xuất cây
trồng và vật nuôi vẫn được giữ ổn định và tăng thêm. Nguyên nhân do việc áp dụng
các thành tựu khoa học kỹ thuật và thâm cánh một cách hiệu quả vào quá trình phát
triển nông nghiệp, góp phần tăng thêm về chất. Đến năm 2010 diện tích đất nông
nghiệp còn 510 ha, giảm 1.228ha so với năm 2005, tuy nhiên giá trị sản xuất nông
nghiệp vẫn đạt 128,21% so với nghị quyết đề ra.


13


Một điểm sáng minh chứng kinh tế thị xã Thủ Dầu Một có tốc độ phát triển
nhanh là hệ thống tín dụng, ngân hàng trên địa bàn đang tăng nhanh về lượng và chất.
Tính đến năm 2010, tại thị xã có tới 28 ngân hàng và 4 quỹ tín dụng, so với năm 2005
tăng 15 chi nhánh ngân hàng.
Nhìn chung, trong năm năm qua, kinh tế của Thị xã Thủ Dầu Một tăng bình
quân hàng năm là 19,8%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp,
nông nghiệp đến năm 2010 đạt tỷ trọng tương ứng là 64,3% - 35,1% và 0,6%. Nguồn
vốn đầu tư trong nước và trực tiếp nước ngoài vào Thị xã Thủ Dầu Một hàng năm đều
tăng khoảng 3,4 lần so vớinăm 2005, phần lớn các nguồn vốn tập trung vào các lĩnh
vực công nghiệp và dịch vụ.
2.4. Tài nguyên và tiềm năng du lịch của Thị xã Thủ Dầu Một có liên quan đến
mảng xanh.
2.4.1. Một số lễ hội có tại Thị xã Thủ Dầu Một.
2.4.1.1. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Miếu bà Thiên Hậu “Thiên Hậu Cung” mà người dân quen gọi là Chùa Bà. Một
cơ sở tìn ngưỡng dân gian quan trọng của đồng bào người Hoa trên đất Thủ Dầu Một,
Bình Dương. Chùa Bà hiện nay tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, Thị xã Thủ Dầu
Một. Chùa do bốn ban người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ) tạo lập
từ năm 1923 để thờ vị nữ thần hiệu là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Lễ hội Chùa Bà được diễn ra vào ngày rằm tháng giêng Âm lịch hàng năm và
được chuẩn bị chu đáo của ban tổ chức, lại được sự bảo vệ của các cơ quan chức năng.
Lễ hội Chùa Bà Thiện Hậu trở thánh ngày hội long trọng của cư dân người Hoa, người
Việt tại Nam bộ với nhiều nghi lễ cúng bái, cầu phước lộc, rước kiệu Bà…thu hút
hàng trăm ngàn khách hành hương mỗi năm. Các đoàn lân sư rồng của bốn ban người
Hoa tề tựu, uốn lượn biễu diễn trong tiếng trống tưng bừng, thu hút nhất là hội đấu giá
đối với 12 chiếc đèn lồng, tượng trưng cho may mắn cả năm.


14


×