Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẢNG XANH TẠI CÁC NÚT GIAO THÔNG CẦU VƯỢT TRÊN QUỐC LỘ 1A THUỘC ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.2 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


DƯƠNG VĂN LỢI

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN MẢNG XANH TẠI CÁC NÚT GIAO
THÔNG CẦU VƯỢT TRÊN QUỐC LỘ 1A
THUỘC ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH
Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. LÊ MINH TRUNG
TS. ĐINH QUANG DIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011

i
 


LỜI CẢM ƠN
Với sự giúp đỡ của quý thầy cô trong bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa
Viên, quý thầy cô trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Những người
đã trực tiếp giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Các quý thầy cô trong bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên, đặc biệt tôi


xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Ts. Lê Minh Trung đã trực tiếp giúp đỡ,
hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện bài tốt nghiệp.
Những người bạn thân thiết, tập thể lớp DH07CH đã giúp đỡ và chia sẽ
những khó khăn vui buồn trong suốt những năm học qua, đã giúp tôi rất nhiều
trong quá trình thực hiện bài tốt nghiệp.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình, bố mẹ, các anh chị em luôn luôn tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi học tập tại trường và đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện bài tốt nghiệp nhưng chắc
chắn không tránh khỏi những sai sót, vì vậy rất mong được sự thông cảm, chia sẽ
và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để bài luận văn được hoàn thiện tốt
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011

SV. Dương Văn Lợi

ii
 


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển mảng
xanh tại các nút giao thông cầu vượt trên quốc lộ 1A thuộc địa bàn Tp. Hồ Chí
Minh” được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 15 tháng 02 năm 2011
đến ngày 10 tháng 07 năm 2011, bao gồm:
Khảo sát hiện trạng cảnh quan các cầu vượt trên quốc lộ 1A thuộc địa bàn Tp.
Hồ Chí Minh: Thủ Đức, Linh Xuân, Sóng Thần, Bình Phước, Ngã Tư Ga, Tân Thới
Hiệp, Quang Trung, An Sương.
Tìm hiểu các quy định của nhà nước về phát triển mảng xanh đường phố, đặc
biệt là những quy định về phát triển mảng xanh tại các nút giao thông.

Tìm hiểu một số mô hình và giải pháp phát triển cảnh quan cầu vượt trên thế
giới có thể áp dụng cho Tp. Hồ Chí Minh.
Chọn lọc các giải pháp phát triển mảng xanh có hiệu quả, từ đó đưa ra giải
pháp chung và riêng có thể áp dụng cho các cầu vượt đã kháo sát.
Kết quả thu được: Đề xuất một số giải pháp phát triển mảng xanh hiệu quả tại
các nút giao thông cầu vượt trên quốc lộ 1A thuộc địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Thông
qua đó đưa ra danh mục một số loài cây có thể trồng và phát triển tại các cầu vượt ở
Tp. Hồ Chí Minh.

iii
 


SUMMARY
The research " Studying the current situation and proposing solutions in
developing green spaces at some overpass intersections on the 1A highway in Ho
Chi Minh City. "was conducted in Ho Chi Minh City, from 15th February, 2011 to
07th July, 2011, including:
Surveying the current landscapes of some overpass on 1A highway in Ho Chi
Minh City: Thu Duc, Linh Xuan, Song Than - Binh Phuoc, Nga Tu Ga, Tan Thoi
Hiep, Quang Trung and An Suong.
Learning the regulations of the government of green trees development on
streets. Especially the provisions on green spaces development at traffic
intersections.
Learn some models and solutions to develop landscapes of overpass in the
world can apply to Ho Chi Minh City.
Selected solutions developed effective green spaces, then finding out general
and specific measures to apply to the overpass surveyed above.
The results: Some proposed solutions to develop effective green spaces at the
some overpass on 1A highway in Ho Chi Minh City. Through which it made the list

of plants can be grown and developed at the overpass at Ho Chi Minh City.

iv
 


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ............................................................................................................ii
Tóm tắt ................................................................................................................ iii
Summary .............................................................................................................. iv
Mục lục ................................................................................................................. v
Danh sách các hình ........................................................................................... viii
Danh sách các bảng .............................................................................................. x
CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Nút giao thông - Cầu vượt.................................................................................... 3
2.1.1. Nút giao thông. .................................................................................................. 3
2.1.1.1. Định nghĩa ...................................................................................................... 3
2.1.1.2. Đặc điểm giao thông tại nút ........................................................................... 3
2.1.1.3. Phân loại ......................................................................................................... 4
2.1.2. Nút giao thông khác mức cầu vượt ................................................................... 4
2.1.2.1. Định nghĩa ...................................................................................................... 4
2.1.2.2. Phân loại nút giao thông khác mức. ............................................................... 4
2.2. Các cơ sở, quy định đã có trong việc phát triển cây xanh liên quan đến nút
giao thông khác mức cầu vượt .................................................................................... 8
2.2.1. Thiết kế cây xanh quảng trường giao thông – Viện quy hoạch và thiết kế

tổng hợp ( Bộ xây dựng – 1978) ................................................................................. 8
2.2.2. Tiêu chuẩn xây dựng việt nam TCXDVN 362:2005. Quy hoạch cây xanh sử
dụng công cộng trong các đô thị- Tiêu chuẩn thiết kế (Quyết định số 01/2006/QĐBXD, ngày 05/01/2006, Bộ xây dựng) ...................................................................... 8

v
 


2.2.3. Thông tư 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/1005 của Bộ xây dựng hướng dẫn
quản lý cây xanh đô thị. .............................................................................................. 9
2.2.4. Thông tư 20/2009/ TT-BXD ngày 30/06/2009, về sửa đổi, bổ sung thông tư
Số 20/2005.TT-BXD ngày 20/05/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn quản lý cây
xanh đô thị ................................................................................................................... 9
2.2.5. Nghị định 64/2010/ NĐ-CP của Chính Phủ quy định về quản lý cây xanh
đô Thị. ......................................................................................................................... 9
2.2.6. các tiêu chuẩn của cây trong đô thị ................................................................... 9
2.3. Các quy luật cảnh quan và bố cục cảnh quan .................................................... 11
2.3.1. Các quy luật cảnh quan ................................................................................... 11
2.3.2. Các cơ sở bố cục cảnh quan ............................................................................ 11
2.3.3. Các quy luật bố cục ......................................................................................... 12
2.3.4. Mối tương quan giữa các dạng bố cục ............................................................ 12
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1. Mục tiêu ............................................................................................................. 14
3.2. Nội dung ............................................................................................................. 14
3.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 15
3.3.1. Điều tra khảo sát hiện trạng ............................................................................ 15
3.3.2. Tổng hợp và phân tích số liệu ......................................................................... 15
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
4.1. Kết quả ............................................................................................................... 16
4.1.1. Khảo sát và đánh giá hiện trạng một số cầu vượt trên tuyến đường 1A thuộc

địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. ........................................................................................ 16
4.1.1.1. Cầu vượt Thủ Đức ........................................................................................ 16
4.1.1.2. Cầu vượt Linh Xuân ..................................................................................... 19
4.1.1.3. Cầu vượt Sóng Thần .................................................................................... 20
4.1.1.4. Cầu vượt Bình Phước ................................................................................... 23
4.1.1.5. Cầu vượt Ngã Tư Ga .................................................................................... 25
4.1.1.6. Cầu vượt Tân Thới Hiệp .............................................................................. 26

vi
 


4.1.1.7. Cầu vượt Quang Trung (1&2)...................................................................... 27
4.1.1.8. Cầu vượt An Sương...................................................................................... 29
4.1.1.9. Nhận xét chung ............................................................................................ 32
4.1.2. Đề suất một số giải pháp cải tạo phát triển mảng xanh tại các nút giao thông
cầu vượt đã khảo sát ở Tp. Hồ Chí Minh. ................................................................ 33
4.1.2.1. Giải pháp cải tạo phát triển mảng xanh tại các Taluy cầu vượt ................... 33
4.1.2.2. Giải pháp cải tạo phát triển mảng xanh tại các giải phân cách trên cầu
vượt ........................................................................................................................... 36
4.1.2.3. Giải pháp cải tạo phát triển mảng xanh trên thành cầu vượt ....................... 37
4.1.2.4. Giải pháp cải tạo phát triển mảng xanh tại các chân cầu, hầm cầu vượt ..... 39
4.1.2.5. Giải pháp cải tạo phát triển mảng xanh tại các tiểu đảo, vòng xoay quanh
cầu vượt .................................................................................................................... 41
4.1.3. Đề xuất một số loài thực vật có thể sử dụng phát triển mảng xanh cầu vượt . 43
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 44
5.2. Tồn tại và đề nghị ............................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 46
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT ĐANG ĐƯỢC TRỒNG
TẠI CÁC CẦU VƯỢT ĐÃ KHẢO SÁT ................................................................. 47
PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT ĐỀ XUẤT CÓ THỂ SỬ
DỤNG PHÁT TRIỂN MẢNG XANH CẦU VƯỢT ............................................... 55

vii
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Một số ngã ba khác mức. ............................................................................ 6
Hình 2.2. Nút giao thông khác mức ngã tư giữa các tuyến cao tốc............................ 7
Hình 4.1. Triền Taluy cầu vượt Thủ Đức ................................................................. 17
Hình 4.2. Khoảng đất trống xới cây xanh và tiểu cảnh tại cầu vượt Thủ Đức. ........ 18
Hình 4.3. Dải phân cách trên cầu Thủ Đức .............................................................. 18
Hình 4.4. Hầm cầu vượt Thủ Đức được phủ xanh bởi Tróc Bạc. ............................ 18
Hình 4.5. Cầu vượt Linh Xuân rất ít cây xanh ......................................................... 19
Hình 4.6. Taluy cầu vượt Linh Xuân........................................................................ 20
Hình 4.7. Hầm cầu vượt Linh Xuân ......................................................................... 20
Hình 4.8. Cảnh quan cầu vượt Sóng Thần ............................................................... 21
Hình 4.9. Cải tạo Taluy cầu vượt Sóng Thần bằng dây leo ..................................... 22
Hình 4.10. Hầm cầu vượt Sóng Thần cây xanh phát triển không tốt ....................... 22
Hình 4.11. Taluy và phần đất bị bỏ trống ở cầu vượt Sóng Thần ............................ 22
Hình 4.12. Khu vực cầu vượt Sóng Thần mảng xanh không được chăm sóc bảo
dưỡng tốt .................................................................................................................. 23
Hình 4.13. Taluy cầu vượt Bình Phước .................................................................... 24
Hình 4.14. Hầm cầu vượt Bình Phước ..................................................................... 24
Hình 4.15. Vòng xoay cầu vượt Bình Phước ........................................................... 24
Hình 4.16. Taluy cầu vượt Ngã Tư Ga ..................................................................... 25

Hình 4.17. Hầm cầu vượt Ngã Tư Ga ...................................................................... 26
Hình 4.18. Cây xanh trồng trong giải phân cách dưới cầu vượt Ngã Tư Ga. .......... 26
Hình 4.19. Cầu vượt Tân Thới Hiệp phần lớn còn bị bêtông hóa ............................ 27
Hình 4.20. Hầm cầu Tân Thới Hiệp không có cây xanh .......................................... 27
Hình 4.21. Cầu vượt Quang Trung ........................................................................... 28
Hình 4.22. Taluy cầu vượt Quang Trung ................................................................. 29
Hình 4.23. Cải tạo mảng xanh chân cầu vượt Quang Trung bằng dây leo .............. 29

viii
 


Hình 4.24. Khoảng đất trống với cây xanh và tiểu cảnh ở cầu vượt Quang Trung 29
Hình 4.25. Cầu vượt An Sương ................................................................................ 30
Hình 4.26. Trồng bông giấy trên thành cầu vượt An Sương .................................... 31
Hình 4.27. Vòng xoay cầu vượt An Sương .............................................................. 31
Hình 4.28. Tiểu đảo tại cầu vượt An Sương bảo dưỡng không tốt .......................... 31
Hình 4.29. Taluy cầu vượt An Sương ...................................................................... 32
Hình 4.30. Giải pháp sử dụng cây Hoàng Nam che chắn Taluy thẳng đứng ........... 33
Hình 4.31. Sử dụng dây leo bám trực tiếp lên Taluy thẳng đứng ............................ 34
Hình 4.32. Sử dụng dây leo bò theo khung lưới tạo sẵn trên Taluy thẳng đứng...... 34
Hình 4.33. Gạch nền chuyên dụng để phát triển cây xanh cho Taluy có dốc thoải . 35
Hình 4.34. Giải pháp phát triển mảng xanh cho Taluy có dốc thoải bằng gạch nền
chuyên dụng .............................................................................................................. 35
Hình 4.35. Sử dụng dây leo cho Taluy có dốc thoải cầu vượt bị bêtông hóa
(Cầu vượt Sóng Thần) .............................................................................................. 36
Hình 4.36. Phát triển cây xanh ở dải phân cách trên cầu vượt ................................. 37
Hình 4.37. Phát triển cây xanh trên thành cầu vượt ................................................. 37
Hình 4.38. Giải pháp gắn bồn bằng tôn lên thành cầu để trồng cây xanh ................ 38
Hình 4.39. Kết hợp sử dụng cây bụi và dây leo cho thành cầu ................................ 39

Hình 4.40. Giải pháp phát triển mảng xanh cho hầm cầu vượt ................................ 39
Hình 4.41. Tường xanh tại bảo tàng Quai-Branly ở Paris ........................................ 40
Hình 4.42. Sử dụng dây leo bò trực tiếp lên trụ cầu................................................. 40
Hình 4.43. Trồng cây trên hệ thống giàn khung gắn vào tường .............................. 41
Hình 4.44. Cây xanh vòng xoay cắt tỉa gọn gàng, định hướng giao thông .............. 41
Hình 4.45. Trồng cây và làm tiểu cảnh ở các khoảng đất trống quanh cầu. ............ 42
Hình 4.46. Mô hình thiết kế, làm vườn dạo tại các khu vực đất trống lớn .............. 42
Hình 4.47. Mô hình cải tạo mảng xanh hoàn chỉnh cho cầu vượt............................ 43

ix
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Danh mục các loài thực vật đang được trồng ở nút giao thông
cầu vượt Thủ Đức...................................................................................................... 47
Bảng 4.2. Danh mục các loài thực vật đang được trồng ở nút giao thông
cầu vượt Linh Xuân................................................................................................... 48
Bảng 4.3. Danh mục các loài thực vật đang được trồng ở nút giao thông
cầu vượt Sóng Thần .................................................................................................. 49
Bảng 4.4. Danh mục các loài thực vật đang được trồng ở nút giao thông
cầu vượt Bình Phước. ................................................................................................ 50
Bảng 4.5. Danh mục các loài thực vật đang được trồng ở nút giao thông
cầu vượt Ngã Tư Ga. ................................................................................................. 50
Bảng 4.6. Danh mục các loài thực vật đang được trồng ở nút giao thông
cầu vượt Tân Thới Hiệp. ........................................................................................... 51
Bảng 4.7. Danh mục các loài thực vật đang được trồng ở nút giao thông
cầu vượt Quang Trung. ............................................................................................. 51
Bảng 4.8. Danh mục các loài thực vật đang được trồng ở nút giao thông

cầu vượt An Sương. .................................................................................................. 53
Bảng 4.9. Danh mục các loài cây bụi, hoa kiểng, cỏ. .......................................... 55
Bảng 4.10. Danh mục các loại cây thuộc nhóm Cau, Dừa, Tuế. ......................... 61
Bảng 4.11. Danh mục các loài cây thân gỗ .......................................................... 62
Bảng 4.12. Danh mục các loài dây leo. ................................................................ 66

x
 


Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Đặt vấn đề
Trong nhiều năm trở lại đây, với những thành tựu trong công cuộc đổi mới,
thành phố Hồ Chí Minh được xem là đô thị phát triển hàng đầu hiện nay ở Việt
Nam. Với chức năng là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hóa và
khoa học kỹ thuật.
Chính vì vậy, nên thành phố đã thu hút một lượng lớn dân cư trong cả nước.
Dân số quá đông nên thành phố luôn quá tải về người và các phương tiện giao
thông. Để đáp ứng nhu cầu giao thông ngày một lớn đặc biệt là các đường vành đai,
tuyến đường 1A , cửa ngõ vào trung tâm thành phố, vào các khu công nghiệp, khu
dân cư đông đúc, khu du lịch…- Nơi mà lưu lượng giao thông cơ giới lớn, tại các
nút giao thông đông đúc, thành phố đã tiến hành xây dựng một số cầu vượt để đảm
bảo phân luồng giao thông thuận lợi, tránh tắc nghẽn giao thông và hạn chế tối đa
tai nạn giao thông. Theo mục đích sử dụng cũng như ý nghĩa, cầu vượt có thể chia
thành hai loại : Cầu vượt bộ hành cho người đi bộ và cầu vượt dành cho xe cơ giới.

Cầu vượt dành cho xe cơ giới là một nút giao thông trọng điểm, hằng ngày tiếp
nhận một lượng rất lớn xe cộ qua lại, đồng thời cũng là nơi có diện tích không gian
trống lớn, mức độ ô nhiểm bụi khói rất cao. Vì vậy, phát triển mảng xanh tại các
cầu vượt này vừa phải hòa hợp với kiến trúc cầu, vừa phài hòa hợp với cảnh quan
xung quanh, vừa tránh che khuất tầm nhìn giao thông, vừa góp phần tăng diện tích
mảng xanh thành phố, giảm thiểu ô nhiểm môi trường và tạo vẽ đẹp thẩm mỹ, làm
cho cầu bớt thô cứng hơn.

Luận văn tốt nghiệp đại học

1

Dương Văn Lợi


Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

1.2. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, trên tuyến đường 1A ở Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng rất
nhiều các cầu vượt giao thông. Tuy nhiên, việc nghiên cứu cảnh quan và phát triển
mảng xanh tại những nơi này, vẫn chưa được quan tâm đúng mức, thêm vào đó các
chân cầu lại bị dân cư lấn chiếm để mua bán , gây trở ngại và tổn thất cho việc phát
triển mảng xanh. Các quy định đã có hiện nay ở Việt Nam chỉ phần lớn tập trung
vào cảnh quan đường phố nói chung mà chưa có một hướng dẫn cũng như quy tắc,
quy định cụ thể nào về phát triển mảng xanh tại các nút giao thông, đặc biệt là nút
giao thông dưới dạng cầu vượt. Đồng thời, hiện nay cảnh quan một số cầu vượt
chưa đáp ứng được các nhiệm vụ đã nêu. Do đó, việc chọn đề tài “Khảo sát hiện
trạng và đề xuất giải pháp phát triển mảng xanh tại các nút giao thông cầu vượt trên

quốc lộ 1A thuộc địa bàn Tp. Hồ Chí Minh” nhằm góp phần bổ sung, cải tạo và
phát triển mảng xanh cầu vượt dành cho xe cơ giới trên tuyến đường 1A ở Tp. Hồ
Chí Minh, từ đó có thể mở rộng áp dụng cho nhiều cầu vượt khác tại Tp. Hồ Chí
Minh và các thành phố khác ở Việt Nam. Phục vụ cho công tác cải tạo , bảo dưởng
và thi công cảnh quan các loại hình cầu vượt được tốt hơn.

Luận văn tốt nghiệp đại học

2

Dương Văn Lợi


Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

Chương II
TỔNG QUAN
2.1. Nút giao thông – Cầu vượt.
2.1.1. Nút giao thông.
2.1.1.1.Định nghĩa.
Nút giao thông là nơi giao nhau của ít nhất 2 đường hoặc 3 nhánh hoặc là nơi
giao nhau của đường bộ và các tuyến đường sắt.
Các đường đi đến nút gọi là đường vào nút hay nhánh.
Nhánh dẫn là phần đường dành cho xe có hướng đi vào nút.
2.1.1.2.Đặc điểm giao thông tại nút.
Tại nút giao thông, xe có thể đi theo các hành trình mong muốn, thực hiện
chuyển hướng hay tiếp tục hành trình.
Có thể nói chức năng của nút giao thông là khu vực để xe chuyển hướng.

Trong một số trường hợp không cho phép chuyển hướng vì một lý do nào đó (Nút
không liên thông trên đường cao tốc) , nút giao với đường sắt, nút không cho phép
rẽ trái (Giảm ảnh hưởng của xe rẽ trái đối với các xe trong nút…)
Ở nút giao, lái xe trong một không gian hạn chế, một khoảng thời gian nhất
định phải thực hiện nhiều thao tác: quan sát, giảm tốc, dừng xe, tăng tốc, chuyển
hướng…Do vậy nút giao thông là nơi tập trung nhiều tai nạn, giảm khả năng thông
xe, gây ùn tắc xe….

Luận văn tốt nghiệp đại học

3

Dương Văn Lợi


Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

2.1.1.3. Phân loại.
Ta có thể phân loại nút giao thông theo nhiều cách khác nhau như sau:
- Cách phân loại đơn giản: Là gọi tên nút theo số đường dẫn vào nút: Ngã ba,
ngã tư, ngã năm…
- Phân loại theo cấu tạo: Dựa vào mức độ phức tạp của nút, bao gồm : Nút đơn
giản, nút bố trí làn rẽ riêng và kên hóa, nút có giao thông vòng quanh, nút giao
thông có đèn điều khiển, nút giao thông hốn hợp, nút khác mức.
- Phân theo mức cao độ: Nút giao thông cùng mức, nút giao thông khác mức.
- Phân theo kiểu điều khiển: Nút tự điều khiển, nút diều khiển.
2.1.2. Nút giao thông khác mức – cầu vượt.
2.1.2.1. Định nghĩa.

Nút giao thông khác mức là nút giao thông mà các xung đột giao cắt của giao
thông được giải quyết bằng các công trình cầu vượt hoặc hầm.
Nút giao thông không có các hướng rẽ gọi là nút giao thông khác mức không
liên thông.
Nút giao thông có các hướng rẽ gọi là nút giao thông liên thông và các hướng
rẽ này thực hiện trên các nhánh dẫn.
 Hiệu quả của nút giao thông khác mức được biểu hiện ở các mặt sau:
Đảm bảo an toàn cho xe chạy trong nút , triệt tiêu gần như hoàn toàn các xung
đột nguy hiểm của các luồng xe theo hướng ra vào nút.
Không có giao cắt giao thông nên từ đó, tăng khả năng thông hành xe tại nút
giao thông. Giúp giảm thiểu tiếng ồn, giảm lượng khí thải…
2.1.2.2. Phân loại nút giao thông khác mức.
- Phân loại theo liên hệ giữa các đường giao trong nút:
Nút giao thông khác mức không liên thông: Tại nút giao các xe không có nhu
cầu chuyển hướng hoặc không được phép thực hiện chuyển hướng.
Nút giao khác mức liên thông: Nút có các đường dẫn (Nhánh nối), liên hệ các
đường giao.
- Phân theo công trình cao độ khác.

Luận văn tốt nghiệp đại học

4

Dương Văn Lợi


Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên


Có ba dạng thực hiện: Hầm chui, cầu vượt và nữa hầm.
Tương ứng với các dạng trên còn phân theo số lượng công trình: Một, hai cầu
vượt…
Phân theo số tầng: Nút hai tầng, nút ba tầng…
- Phân theo mức độ giải quyết xung đột giao cắt.
Nút giao thông khác mức hoàn toàn: Không cho phép tồn tại giao cắt.
Nút giao thông khác mức không hoàn toàn: Cho phép tồn tại giao cắt (
Thường là nhánh nối và đường phụ).
- Phân loại theo hình dạng.
Hình dạng của nút giao thông khác mức thay đổi phụ thuộc chủ yếu vào cấu
tạo nhánh nối, và sự đa dạng của nhánh nối, mỗi nút có đặc thù của mình có một
dạng cấu tạo riêng.
 Một số cấu tạo nút giao thông khác mức.

Luận văn tốt nghiệp đại học

5

Dương Văn Lợi


Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

Hình 2.1 : Một số ngã ba khác mức

Luận văn tốt nghiệp đại học

6


Dương Văn Lợi


Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

Hình 2.2: Nút giao thông khác mức ngã tư giữa các tuyến cao tốc.

Luận văn tốt nghiệp đại học

7

Dương Văn Lợi


Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

2.2. Các cơ sở, quy định đã có trong việc phát triển cây xanh liên quan đến nút
giao thông khác mức – Cầu vượt.
Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể nào về việc phát triển
mảng xanh tại các nút giao thông cầu vượt. Sau đây là một số quy định của chính
phủ và của bộ xây dựng về việc quy hoạch và phát triển mảng xanh đô thị nói chung
và cây xanh đường phố nói riêng.
2.2.1. Thiết kế cây xanh quảng trường giao thông – Viện quy hoạch và thiết kế
tổng hợp (Bộ xây dựng – 1978)
Đảo giao thông : Tổ chức cây xanh phụ thuộc vào tính chất và lưu lượng giao

thông. Có khi tổ chức thành vườn dạo, có khi làm vườn kín không cho người
vào…chủ yếu trồng cây hướng dẫn giao thông, đồng thời tạo điểm nhấn về cảnh
quan cho đường phố với điều kiện không cản trở tầm nhìn của người lái xe.
Quảng trường đầu đường phố hoặc ở góc phố: Để điều chỉnh lượng xe hoặc
người, việc trồng cây chủ yếu phục vụ cho người qua lại được vui mắt, nếu diện tích
tương đối lớn có thể làm vườn dạo.
Quảng trường bến bãi ô tô: Thường bố trí ở ranh giới ngoại ô và nội thành trên
tuyến đường chính dẫn vào trung tâm thành phố. Yêu cầu tổ chức cây xanh làm sao
gây được ấn tượng đầu tiên tốt đẹp cho người mới vào thành phố.
2.2.2. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 362:2005. Quy hoạch cây
xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế ( Quyết định số
01/2006/QĐ-BXD, ngày 05/01/2006, Bộ xây dựng).
Tiêu chuẩn này áp dụng khi lập đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị và
tham khảo để lập đồ án quy hoạch chi tiết các đô thị. Tiêu chuẩn này quy định các
chỉ tiêu diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng áp dụng ở cấp toàn đô thị.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các đô thị đặc thù và cây xanh trong khu ở,
công nghiệp, kho tàng, trường học, cơ quan, công trình công cộng ...(Cây xanh sử
dụng hạn chế) và cây xanh được dùng làm dải cách ly, phòng hộ, nghiên cứu khoa
học, vườn ươm ...(Cây xanh chuyên môn).

Luận văn tốt nghiệp đại học

8

Dương Văn Lợi


i hc Nụng Lõm Tp. H Chớ Minh

Ngnh Cnh Quan & K Thut Hoa Viờn


2.2.3. Thụng t s 20/2005/TT-BXD ngy 20/12/2005 ca B xõy dng hng
dn qun lý cõy xanh ụ th.
Thụng t ny ỏp dng i vi mi t chc v cỏ nhõn cú liờn quan ti cỏc hot
ng v qun lý, t vn, u t phỏt trin, s dng v khai thỏc cõy xanh ti cỏc ụ
th trờn ton quc.
2.2.4. Thụng t 20/2009/TT-BXD ngy 30/6/2009, v sa i, b sung Thụng t
s 20/2005/TT-BXD ngy 20/12/2005 ca B xõy dng hng dn qun lý cõy
xanh ụ th.
Thụng t ny cú hiu lc k t ngy 15 thỏng 8 nm 2009.
Sa i mt s iu khon trong thụng t s 20/2005/TT-BXD ngy
20/12/2005 ca B xõy dng.
2.2.5. Ngh nh 64/2010/N-CP ca Chớnh Ph quy nh v qun lý cõy xanh
ụ th.
Nghị định ny quy định về quản lý cây xanh tại các đô thị trên phạm vi ton
quốc.
Các tổ chức, cá nhân trong nớc v nớc ngoi có liên quan đến quản lý cây
xanh đô thị trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy định của Nghị định ny.
2.2.6. Cỏc tiờu chun ca cõy trng ụ th.
Cõy xanh c s dng cho cỏc cu vt phi ỏp ng y cỏc tiờu chun
ca cõy trng ụ th ú l:
- Chiu cao trng thnh ca cõy phi phự hp vi khụng gian sinh trng
ni trng cõy.
- ng ph va hố rng rói, thớch hp trng nhng loi cõy cú kớch thc
ln v ngc li.
- Thụng thng cõy trng trờn ng ph phi c gi tng i nh hn
kớch thc ti a m chỳng t c trong t nhiờn.
- Hỡnh dng cõy: Nờn chn nhng loi cú tỏn lỏ p, cú hoa. Cõy cú hoa
thng c chn trng ng ph, tuy nhiờn phn ln cỏc xanh thõn g n hoa


Lun vn tt nghip i hc

9

Dng Vn Li


Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

theo mùa và nở không lâu. Do đó nên chọn cây có hoa đẹp và tán lá hấp dẫn để cây
xanh có dáng đẹp quanh năm.
- Chọn loài cây thích nghi, có khả năng chống chịu và phát triển tốt trong môi
trường đô thị thường xuyên bị ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn, đất đai nghèo dinh
dưỡng.
- TT 20 của BXD quy định chiều cao cây, khoảng cách trồng, khoảng cách tối
thiểu đối với lề đường cùng chiều rộng vĩa hè như sau:
- Nên chọn cây thường xanh hoặc không thuộc loại rụng lá toàn phần, kích
Khoảng cách

Chiều

tối thiểu đối

rộng

với lề đường

vĩa hè


4m – 8m

0,6 m

3m-5m

8m – 12m

0,8 m

trên 5m

12m – 15m

1m

trên 5m

Phân loại

Chiều cao

Khoảng cách

cây

cây

cách trồng


1.

Cây tiểu mộc

≤ 10 m

2.

Cây trung mộc

3.

Cây đại mộc

STT

Từ 10 m –
15 m
≥ 15 m

thước lá cũng không quá nhỏ hoặc quá lớn, gây khó khăn trong công việc vệ sinh
đường phố.
- Chọn những loài tăng trưởng vừa phải, không quá nhanh dễ ngã đổ, không
quá chậm lâu phát huy tác dụng cải thiện môi trường.
- Khuyến cáo không nên chọn những loài : - Có hệ rễ nổi và ăn ngang, làm
hư hại mặt đường, nhà cửa, công trình.- Thân, cành, nhánh giòn dễ gãy. - Trái to có
thể gây nguy hiểm cho người đi đường. - Hoa, lá, trái không độc hại….
Ngoài ra phải đáp ứng được một số yêu cầu riêng, tùy vào mục đích sử dụng
cây xanh tại các cầu vượt.


Luận văn tốt nghiệp đại học

10

Dương Văn Lợi


Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

2.3. Các quy luật cảnh quan và bố cục cảnh quan.
2.3.1. Các quy luật cảnh quan.
- Quy luật hài hòa.
Đây là quy luật căn bản trong nghệ thuật cảnh quan, là trạng thái hòa hợp giữa
các yếu tố cảnh quan với nhau và giữa các yếu tố cảnh quan với môi trường xung
quanh. Hài hòa bao gồm hài hòa đồng nhất và hài hòa tương tự.
Hài hòa đồng nhất có cùng một nhịp điệu. Hài hòa tương tự được thực hiện
bằng cách lặp đi lặp lại các yếu tố hình dáng và đường nét.
- Quy luật cân đối và nhất quán.
Đây là quy luật đảm bảo sự tương quan hợp lý giữa các bộ phận và tổng thể,
giữa đối tượng phụ và đối tượng chính thể hiện được ý tưởng của tác giả.
Cảnh quan được thiết kế phải cân đối về mặt bố cục và tỷ lệ các thành phần
tạo cảnh. Tuy nhiên, về mặt màu sắc và hình khối cần có sự liên hệ giữa các yếu tố
phụ và chính và tổng thể để có được sự hài hòa, nổi bật chính-phụ.
- Quy luật tương phản.
Là quy luật biểu hiện sự đối lập về hình khối, màu sắc cảnh quan và các hiện
tượng, ánh sáng, âm thanh …
Sử dụng quy luật tương phản làm tăng khả năng kích thích hấp dẫn, mới lạ cho

không gian cảnh quan.
Nếu lạm dụng quy luật tương phản sẽ gây cảm giác đối kháng mạnh, thiếu
thân thiện.
- Quy luật cân bằng.
Là quy luật tạo trạng thái cảm nhận cân bằng, trong sắp xếp bố cục cảnh quan,
sự cân bằng chú ý đến hình dáng, màu sắc, tỷ lệ, đường nét, chất liệu…
2.3.2. Các cơ sở bố cục cảnh quan.
- Điểm nhìn: Là vị trí đứng nhìn phong cảnh. Việc xác định trước một điểm
nhìn chủ yếu sẽ giúp người ngắm thưởng thức được ý nghĩa vẽ đẹp của các hình
thức trang trí và ý đồ bố cục tác giả.

Luận văn tốt nghiệp đại học

11

Dương Văn Lợi


Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

- Tầm nhìn: Để thưởng thức được các hình khối trong cảnh quan trước mắt thì
cần có một khoảng cách nhất định từ người ngắm đến đích ngắm. Khoảng cách
khác nhau sẽ tạo mức độ cảm thụ khác nhau.
- Góc nhìn: Khi người ngắm nhìn di chuyển cũng đồng thời với việc thay đổi
hướng nhìn cảnh quan, lúc đó sẽ có sự biến đổi về phối cảnh và các yếu tố hình khối
trong bố cục.
- Các loại hình không gian chủ yếu trong thiết kế cảnh quan:
Không gian đóng là không gian tối thiểu bị bao vây bởi bốn mặt.

Không gian mở là không gian ít nhất có mở một mặt.
Không gian nữa đóng , nữa mở là không gian đóng cả bốn phía nhưng không
hoàn toàn kín.
Ngoài ra: Còn có một số không gian khác: Không gian khép dần, không gian
khuếch tán, không gian xoay, không gian đa hướng, không gian định hướng.
2.3.3. Các quy luật bố cục.
Bố cục đối xứng: Là bố cục quan trọng. Dạng bố cục này thường tổ chức
không gian hình khối đối xứng qua một trục. Bố cục đối xứng thường được áp dụng
với các loại công trình cần trang trọng, nghiêm túc, các yếu tố tạo cảnh thường có
dạng khối hình học, cây xanh bố trí cân xứng.
Bố cục tự do: Dùng để tổ chức không gian tự do, các yếu tố hình khối không
đối xứng nhưng đạt được sự cân bằng. Các cảnh quan theo bố cục tự do thường sử
dụng triệt để địa hình, có sự kết hợp khéo léo giữa các yếu tố nhân tạo và các yếu tố
thiên nhiên.
2.3.4. Các mối tương quan giữa các dạng bố cục.
- Tỷ lệ:
Là sự cân đối hài hòa về kích thước,không gian, hình khối, màu sắc, chất
liệu… Việc sử dụng không gian tỷ lệ có thể tạo ra sự hùng tráng, trang trọng, hay
mềm mại, bình dị… Tỷ lệ có mối liên hệ chặt chẽ với giải pháp bố cục và ý đồ tư
tưởng.

Luận văn tốt nghiệp đại học

12

Dương Văn Lợi


Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh


Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

- Tương quan hình khối:
Là sự so sánh ngầm đường nét, màu sắc của hình khối.
- Sáng - Tối:
Có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo cảm giác nông sâu của không gian và các đặc
điểm hình khối, các yếu tố tạo hình, trang trí trong cảnh quan
Các hình khối được chiếu sáng sẽ nổi rõ các chi tiết , tạo cảm giác rõ gần và rõ
ràng hơn so với các hình khối nằm trong bóng râm, các chi tiết mờ đi, có cảm giác
như xa hơn.
Sử dụng ánh sáng hợp lý sẽ làm nổi bật các yếu tố chính phụ của bố cục, các ý
tưởng cảnh quan.
- Màu sắc – Chất liệu.
Để tạo sự hài hòa về màu sắc trong cảnh quan cần phải cân bằng được các
mảng màu trong bố cục.
Có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để tạo cảnh: Mịn, sần sùi, bóng,
nhám,… Sẽ tạo nên sự phong phú cho cảnh quan.

Luận văn tốt nghiệp đại học

13

Dương Văn Lợi


Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

Chương 3

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu.
- Đề xuất một số giải pháp cải tạo và phát triển mảng xanh cho các nút giao
thông cầu vượt trên tuyến đường 1A ở Tp. Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số loài thực vật có thể sử dụng phát triển mảng xanh cầu vượt.
3.2. Nội dung.
- Thu thập số liệu và đánh giá hiện trạng cầu vượt về:
* Vị trí.
* Một số đặc điểm về kiến trúc và xây dựng.
* Hiện trạng cảnh quan cây xanh, và chủng loại cây xanh hiện đang được sử
dụng, hình thức trang trí và hiệu quả trang trí cảnh quan…
- Tìm hiểu một số mô hình cảnh quan cầu vượt đẹp và các giải pháp phát triển
mảng xanh cầu vượt có hiệu quả trên thế giới, có thể áp dụng cho các cầu vượt đã
khảo sát, tại Tp. Hồ Chí Minh.
- Đề suất một số giải pháp cải tạo và phát triển mảng xanh tại các nút cầu vượt
đã khảo sát.
- Đề xuất một số loài thực vật có thể sử dụng phát triển mảng xanh cầu vượt.

Luận văn tốt nghiệp đại học

14

Dương Văn Lợi


Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên


3.3. Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1. Điều tra khảo sát hiện trạng.
- Khảo sát một số cầu vượt dành cho xe cộ hiện có trên tuyến dường 1A thuộc địa
bàn tp. Hồ Chí Minh và vị trí của chúng: Quan sát và ghi nhận vị trí của cầu, xác
định cầu là nơi giao nhau của các hướng giao thông huyết mạch nào.
- Khảo sát đặc điểm về kiến trúc và xây dựng của các cầu vượt: kích thước,
chất liệu, màu sắc, đường nét chính của cầu. Phác thảo mô hình cầu tại thực địa và
xem xét thuộc loại hình nút giao thông nào.
- Điều tra khảo sát hiện trạng các loài cây xanh, cây hoa, cây kiểng, cỏ đang
được sử dụng. Hình thức trang trí và hiệu quả trang trí cảnh quan cầu vượt đó.
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến mảng xanh cầu vượt: Thổ nhưỡng, hệ
thống cấp thoát nước, không gian sinh trưởng, tác động khói bụi giao thông và tác
động con người.
3.3.2. Tổng hợp và phân tích các số liệu, tài liệu.
- Thống kê và chỉ rõ những đăc điểm chính của cầu vượt và chủng loại thực
vật đang được sử dụng.
- Nghiên cứu và phân tích một số mô hình cảnh quan cầu vượt đẹp và các giải
pháp phát triển mảng xanh cầu vượt có hiệu quả trên thế giới, để đưa ra giải pháp áp
dụng cho các cầu vượt đã khảo sát, tại Tp. Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu các quy luật trong bố cục cảnh quan và các tiêu chuẩn, quy định
về cây xanh đô thị ở Việt Nam, để đưa ra giải pháp có hiệu quả và hợp lý.
- Phân tích chỉ ra các loài sẽ tiếp tục sử dụng được và đề xuất thêm một số loài
phù hợp dựa trên từng điều kiện cụ thể và các tiêu chuẩn lựa chọn cây trồng đường
phố.
- Phương pháp chuyên gia: Sau khi đưa ra một số giải pháp phát triển mảng
xanh, tham khảo ý kiến của Ts. Lê Minh Trung và một số chuyên gia về cây xanh
đô thị.

Luận văn tốt nghiệp đại học


15

Dương Văn Lợi


×