Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG CẢI TẠO MẢNG XANH TẠI MỘT SỐ NÚT GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


HỒ THỊ MỸ TRINH

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG - ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG CẢI TẠO
MẢNG XANH TẠI MỘT SỐ NÚT GIAO THÔNG
Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN
TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành Phố Hồ Chí Minh
07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


HỒ THỊ MỸ TRINH

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG - ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG CẢI TẠO
MẢNG XANH TẠI MỘT SỐ NÚT GIAO THÔNG
Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
Ngành : Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: TS. LÊ MINH TRUNG
Th.S TÔN NỮ GIA ÁI

Thành phố Hồ Chí Minh
07/2011

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY


HO THI MY TRINH

SURVEYING THE VEGETATION AND PROPOSING
RENOVATION MEASURES LANDSCAPE
AT SOME ROUNDABOUTS
IN QUY NHON CITY,
BINH DINH PROVINCE

DEPARTMENT OF LANDSCAPING
AND ENVIRONMENTAL HORTICULTURE
ESSAY FOR GRADUATION

Advisor: LE MINH TRUNG, Ph.D
TON NU GIA AI, M.A

Ho Chi Minh City

July – 2011


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
-

BGH Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Bộ Môn Cảnh Quan
& Kỹ Thuật Hoa Viên đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập
và sinh hoạt tại trường.

-

Các thầy cô trong và ngoài trường đã truyền đạt kiến thức trong quá trình
học tập tại trường.

-

TS. Lê Minh Trung đã tận tình hướng dẫn trong quá trình thực hiện đồ án.

-

Th.S Tôn Nữ Gia Ái đã tận tình giúp đỡ trong quá trình hoàn thành đồ án.

-

Ông Đỗ Đình Phương – Giám đốc công ty công viên cây xanh và chiếu
sáng đô thị TP Quy Nhơn cùng toàn thể các cán bộ, công nhân viên công
ty đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại công ty và nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình tôi làm đồ án tốt nghiệp.


-

Gia đình, người thân và bạn bè đã bên cạnh, động viên và giúp đỡ tôi rất
nhiều trong quá trình tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình.

ii


MỤC LỤC
Trang tựa .................................................................................................................. i
Lời cảm tạ................................................................................................................. ii
Mục lục..................................................................................................................... iii
Danh sách các bảng .................................................................................................. v
Danh sách các ảnh .................................................................................................... v
Danh sách các hình................................................................................................... vi
Tóm tắt ..................................................................................................................... vii
1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
2. Tổng quan .......................................................................................................... 3
2.1 Tổng quan về tỉnh Bình Định ............................................................................. 3
2.2 Tổng quan về TP Quy Nhơn và hệ thống giao thông tại TP Quy Nhơn............. 5
2.3 Khái niệm về nút giao thông .............................................................................. 8
2.4 Khái niệm về cảnh quan đô thị ........................................................................... 9
2.5 Một số nguyên tắc khi thiết kế cảnh quan tại các nút giao thông....................... 9
3. Mục tiêu, nội dung và phương pháp thực hiện .............................................. 11
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện ......................................................................... 11
3.2 Mục tiêu của đồ án.............................................................................................. 11
3.3 Nội dung của đồ án ............................................................................................ 11
3.4 Phương pháp thực hiện đồ án ............................................................................. 11
4. Kết quả và thảo luận ........................................................................................ 13

4.1 Hiện trạng mảng xanh tại các vòng xoay TP Quy Nhơn............................... 13
4.1.1 Vòng xoay Ngã ba Ông Thọ ......................................................................... 13
4.1.2 Vòng xoay ngã ba Đống Đa .......................................................................... 14
4.1.3

Vòng xoay Trần Hưng Đạo - Lê Hồng Phong ............................................. 14

iii


4.1.4

Vòng xoay Quang Trung .............................................................................. 16

4.1.5

Vòng xoay Nguyễn Thái Học - Nguyễn Tất Thành ..................................... 17

4.1.6

Vòng xoay An Dương Vương ...................................................................... 19

4.1.7 Vòng xoay Tây Sơn - An Dương Vương ...................................................... 20
4.1.8 Vòng xoay Tây Sơn - Nguyễn Thái Học ...................................................... 21
4.1.9 Vòng xoay ngã ba Long Vân ........................................................................ 23
4.1.10 Vòng xoay Nguyễn Huệ - Trần Cao Vân ...................................................... 24
4.2 Đề xuất giải pháp cây xanh cho các nút giao thông sau: .............................. 26
4.2.1 Vòng xoay ngã ba Ông Thọ .......................................................................... 26
4.2.2 Vòng xoay Quang Trung ............................................................................... 38
4.2.3 Vòng xoay An Dương Vương ....................................................................... 30

4.3 Thuyết minh ý tưởng cải tạo mảng xanh
tại một số vòng xoay TP Quy Nhơn ...................................................................... 32
4.3.1 Vòng xoay ngã ba Đống Đa với ý tưởng “ Hội nhập” .................................. 32
4.3.2 Vòng xoay Tây Sơn – Nguyễn Thái Học với ý tưởng “Cổng chào” ............ 34
5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................ 37
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 37
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................... 37
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 38
Phụ lục .................................................................................................................... 39

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Danh mục cây được đưa vào sử dụng để cải tạo mảng xanh tại vòng xoay
ngã ba Ông Thọ. ........................................................................................................ 27
Bảng 4.2: Danh mục cây được đưa vào sử dụng để cải tạo mảng xanh tại vòng xoay
Quang Trung.............................................................................................................. 29
Bảng 4.3: Danh mục cây được đưa vào sử dụng để cải tạo mảng xanh tại vòng xoay
An Dương Vương...................................................................................................... 32
Bảng 4.4: Danh mục cây được đưa vào sử dụng để cải tạo mảng xanh tại vòng xoay
ngã ba Đống Đa. ........................................................................................................ 34
Bảng 4.5: Danh mục cây được đưa vào sử dụng để cải tạo mảng xanh tại vòng xoay
Tây Sơn – Nguyễn Thái Học..................................................................................... 37

DANH SÁCH CÁC ẢNH

ẢNH

TRANG

Ảnh 4.1: Phối cảnh vòng xoay ngã ba Ông Thọ ....................................................... 27
Ảnh 4.2: Phối cảnh vòng xoay Quang Trung ............................................................ 30
Ảnh 4.3: Phối cảnh vòng xoay An Dương Vương .................................................... 31
Ảnh 4.4: Phối cảnh vòng xoay ngã ba Đống Đa ....................................................... 33
Ảnh 4.5: Phối cảnh vòng xoay Tây Sơn- Nguyễn Thái Học ................................... 35

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 : Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định ............................................................ 3
Hình 4.1: Hình ảnh từ vệ tinh vòng xoay ngã ba Ông Thọ ....................................... 13
Hình 4.2: Hình ảnh từ vệ tinh vòng xoay ngã ba Đống Đa ...................................... 14
Hình 4.3: Hình ảnh từ vệ tinh vòng xoay Trần Hưng Đạo - Lê Hồng Phong ........... 15
Hình 4.4: Hiện trạng vòng xoay Trần Hưng Đạo - Lê Hồng Phong ........................ 15
Hình 4.5:Tượng vua Quang Trung ............................................................................ 16
Hình 4.6: Hình ảnh từ vệ tinh vòng xoay Quang Trung ........................................... 16
Hình 4.7 : Hiện trạng cây xanh ở trung tâm vòng xoay Quang Trung...................... 17
Hình 4.8: Hiện trạng cây xanh ở vòng ngoài vòng xoay Quang Trung .................... 17
Hình 4.9 : Hình ảnh từ vệ tinh vòng xoay Nguyễn Thái Học – Nguyễn Tất Thành . 18
Hình 4.10: Hiện trạng vòng xoay Nguyễn Thái Học – Nguyễn Tất Thành .............. 18
Hình 4.11 : Hình ảnh từ vệ tinh vòng xoay An Dương Vương ................................. 19

Hình 4.12 : Hiện trạng vòng xoay Tây Sơn – An Dương Vương ............................. 20
Hình 4.13 : Hình ảnh từ vệ tinh vòng xoay Tây Sơn – Nguyễn Thái Học ............... 21
Hình 4.14 : Hiện trạng vòng xoay Tây Sơn – Nguyễn Thái Học.............................. 22
Hình 4.15 : Vị trí bảng hoa gần vòng xoay ............................................................... 23
Hình 4.16: Hình ảnh từ vệ tinh của vòng xoay ngã ba Long Vân ............................ 23
Hình 4.17: Hiện trạng vòng xoay ngã ba Long Vân ................................................. 24
Hình 4.18: Hình ảnh từ vệ tinh vòng xoay Nguyễn Huệ - Trần Cao Vân................. 25
Hình 4.19: Hiện trạng vòng xoay Nguyễn Huệ - Trần Cao Vân............................... 25
Hình 4.20:Hiện trạng cây xanh tại vòng xoay Nguyễn Huệ - Trần Cao Vân ........... 25
Hình 4.21: Vòng xoay Quang Trung vào những ngày lễ .......................................... 28

vi


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “ Khảo sát hiện trạng và đề xuất một số ý tưởng cải tạo
cảnh quan tại các nút giao thông ở thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định” được tiến
hành tại TP Quy Nhơn , tỉnh Bình Định từ ngày 12/02/2011 đến ngày 12/06/2011.
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong đồ án là: khảo sát
hiện trạng, nghiên cứu tài liệu và sử dụng các phần mềm đồ họa Autocad,
Photoshop, 3Dsmax vẽ các ý tưởng cải tạo mảng xanh các nút giao thông tại TP
Quy Nhơn.
Kết quả:
-

Khảo sát được hiện trạng 10 nút giao thông tại TP Quy Nhơn, danh mục cây

hiện trạng và mặt bằng các nút giao thông đó.
-


Đề xuất giải pháp cây xanh tại 3 nút giao thông và ý tưởng cải tạo mảng

xanh tại 2 nút giao thông.

vii


SUMMARY
Research subject: “Surveying the vegetation and proposing renovation
measures landscape at roundabouts in Quy Nhon city, Bình Dinh province”,
conducted in Quy Nhon city, Bình Dinh province. From 03/2011 to 07/2011.
Including :
- Evaluating the current status of intersection in Quy Nhon city, and
current list of plants and surface roundabouts.
- Suggesting some plants and some improving landscape methods.

ii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình
tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, nước cũng
như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu
đó là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng
thời kì.
Ngày nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, việc đẩy mạnh sự
phát triển kinh tế và xã hội là một yêu cầu cấp bách của toàn Đảng toàn dân. Bên
cạnh đó, việc hoàn thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân cũng

là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và nhà nước. Được sự quan tâm, đầu tư của nhà
nước, của các công ty trong và ngoài nước đời sống vật chất của người dân đã được
nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên với tình hình phát triển của đất nước hiện nay thì môi
trường đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân: tiếng ồn, bụi, khói từ
các phương tiện giao thông; nước thải, rác thải từ các khu công nghiệp, khu chế
xuất. Điều đó đã đẩy con người đến một nghịch lý là đời sống vật chất được nâng
cao nhưng tinh thần, sức khỏe lại bị giảm súc. Vì vậy, việc cải thiện môi trường
giúp cho nhân dân sống, học tập, và làm việc trong môi trường xanh - sạch - đẹp là
việc đang được các cơ quan nhà nước đẩy mạnh và coi trọng.
Để làm cho môi trường sống của chúng ta ngày càng trong sạch, và đẹp thì
một trong những việc làm nhằm cải thiện môi trường là xây dựng hệ thống cây xanh
đường phố: vừa làm trong sạch môi trường vừa tăng thêm vẻ đẹp cho cảnh quan đô
thị. Và việc làm đẹp cho cảnh quan đường phố ngày càng được xem trọng, Trong đó
việc cải tạo mảng xanh tại các nút giao thông cũng là một việc không thể thiếu khi
quy hoạch cảnh quan đô thị.

1


Tp Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã được sự đầu tư của nhà nước vào việc xây
dựng các công viên tại các địa điểm rộng rãi “ đất vàng” của thành phố nhằm tạo
một môi trường trong sạch phục vụ cho nhân dân. Bên cạnh đó mảng xanh tại một
số nút giao thông của thành phố cũng đã được quan tâm và đầu tư và đem lại hiệu
quả rất tốt. Tuy nhiên, tại một số nút giao thông phần mảng xanh vẫn chưa được sự
đầu tư và quan tâm đúng mức. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan của toàn Tp Quy
Nhơn.
Với hi vọng Tp Quy Nhơn sẽ có những con đường rộng và đẹp hơn, để tạo
được môi trường trong sạch cho người dân thành phố, một hình ảnh của Tp Quy
Nhơn xinh đẹp trong mắt của du khách trong và ngoài nước khi đến với nơi này. Tôi
tiến hành thực hiện đề tài với nội dung “ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ

XUẤT Ý TƯỞNG CẢI TẠO MẢNG XANH TẠI MỘT SỐ NÚT GIAO THÔNG
Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH”.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tỉnh Bình Định
2.1.1 Vị trí địa lý
Bình Định là tỉnh duyên hải
Nam Trung Bộ, nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm của miền Trung. Phía
Bắc giáp tỉnh Quãng Ngãi, phía Nam
giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp với
tỉnh Gia Lai, phía đông giáp với biển
Đông.
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Khí hậu: Bình Định có khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp cho
phát triển cây trồng nhiệt đới. Nhiệt độ
trung bình 26 - 280C. Lượng mưa trung
bình 1300 - 2700 mm.
Sông ngòi: Có các sông lớn

Hinh 2.1 : Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định

như sông Kôn, Lại Giang, La Tinh, Hà Thanh cùng hệ thống sông suối thuận lợi cho
phát triển thủy lợi, thủy điện và cung cấp nước sinh hoạt.
Đất đai: đất của tỉnh chia ra 9 nhóm, 22 đơn vị đất và 74 đơn vị đất phụ theo

điều kiện hình thành, đặc điểm phát sinh, hiện trạng và hướng sử dụng, gồm: nhóm
đất cát, nhóm đất mặn, nhóm đất phèn , nhóm đất phù sa , đất gờ lây, đất than bùn,
nhóm đất xám , nhóm đất đỏ, đất tầng mỏng. Trong đó đất phù sa chiếm 71.000 ha.

3


Hiện có gần 136.350 ha đất nông nghiệp, 249.310 ha đất lâm nghiệp có rừng,
62.870 ha đất phi nông nghiệp, hơn 150.000 ha đất chưa sử dụng có thể khai thác
phát triển nông lâm nghiệp và sử dụng khác (Sở khoa học và công nghệ Bình Định,
năm 2009).
( />Tài nguyên biển và khoáng sản: Bình Định có bờ biển dài 134 km, có 3 cửa
biển lớn Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan, có đầm Thị Nại và các đầm khác, nhiều loại
thuỷ hải sản quý thuận lợi cho phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Bình Định
không giàu về tài nguyên khoáng sản nhưng có một số khoáng sản có giá trị như đá
xây dựng, quặng titan, nước suối khoáng, cao lin, cát trắng.
2.1.3 Văn hóa Bình Định với cái nhìn về tương lai hướng đến một thành phố
du lịch.
Bình Định là mảnh đất với bề dày lịch sử với nền văn hóa sa huỳnh, từng là
cố đô của vương quốc Chăm Pa mà di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp
Chàm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo.
Dòng văn hóa phi vật thể ở Bình Định vô cùng phong phú như: hoạt động lễ
hội, hát bội, nhạc võ Tây Sơn, ca kịch bài chòi, múa hát bá trạo của cư dân miền
biển. Đặc biệt Tuồng Bình Định được đạt đến trình độ cổ điển, là vốn quý của dân
tộc đã phát triển rực rỡ trên mảnh đất Bình Định gắn với tên tuổi nhà soạn tuồng
xuất sắc Đào Tấn. Tất cả những món ăn tinh thần đặc sắc không những đối với nhân
dân Bình Định mà nó còn là đặc sản để giới thiệu ra ngoài tỉnh và khách quốc tế.
Các lễ hội mang tính chất truyền thống và dân gian nếu được duy trì, phát huy cũng
sẽ là những bộ mặt văn hóa tương lai của Bình Định như : Lễ hội chiến thắng Đống
Đa, lễ hội cầu ngư, Lễ hội văn hóa - thể thao miền núi, Lễ hội văn hóa - thể thao

miền biển… và vô số các lễ hội giàu tính nhân văn của ba dân tộc thiểu số miền núi:
Bana, Chăm, H’re sống trên đất Bình Định là những tiềm ẩn khơi dậy làm giàu và
lành mạnh hóa cuộc sống. Các loại hình văn hóa kể trên phải được nâng cao, cải
biên cho phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ mới.

4


2.1.4 Các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, các món ăn đặc sản của
vùng Bình Định.
Phát triển văn hóa Bình Định, trước hết có lẽ phải đi từ hệ thống di tích lịch
sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Nghĩa là phải biết phát huy thế mạnh của các di
tích này để khai thác, giới thiệu những giá trị của chúng ra bên ngoài.
Với các di tích lịch sử như: hệ thống tháp Chàm; các danh lam thắng cảnh
như: Hầm hô, bãi biển Quy Hòa, Núi Bà, bán đảo Phương Mai, suối nước nóng Hội
Vân, Hồ Núi Một, cầu Thị Nại…cùng với các món ăn, thức uống đặc sản như: rượu
Bầu Đá (An Nhơn), bánh tráng nước dừa (Tam Quan), bún Song Thằn và Bánh Hỏi.
Tất cả sẽ là điểm thu hút khách du lịch đến với tỉnh Bình Định trong tương lai.
2.2 Tổng quan về Tp Quy Nhơn và hệ thống giao thông, cảnh quan tại Tp
Quy Nhơn :
2.2.1 Tổng quan về Tp Quy Nhơn:
Vị trí địa lý: là một thành phố trải dài theo bờ biển, là cửa biển quan trọng
cho các tỉnh Tây Nguyên.
Điều kiện tự nhiên và khí hậu ở Tp Quy Nhơn:
Nhiệt độ trung bình cả năm:

27,20C

Nhiệt độ trung bình cao nhất (tháng 6):


30,90 C

Nhiệt độ trung bình thấp nhất (tháng 1):

22,50C

Độ ẩm trung bình cả năm:

78%

Độ ẩm trung bình thấp nhất (tháng 6):

66%

Độ ẩm trung bình cao nhất (tháng 5 và 11):

83%

Lượng mưa cả năm:

2.273,6 mm

Lượng mưa cao nhất (tháng 11):

566,2 mm

Lượng mưa thấp nhất (tháng 2):

31,1 mm


Tổng số giờ nắng trong năm:

2.424,6 giờ

( Tài liệu thu thập từ Trạm khí tượng thủy văn tại Tp Quy Nhơn năm 2009)

5


Quá trình phát triển của Tp Quy Nhơn:
Sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng, Ðảng bộ và nhân dân Quy Nhơn
ra sức phấn đấu hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, ổn
định đời sống nhân dân, từng bước đưa Quy Nhơn trở thành trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh. Ngày 18-6-1986, Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ) đã quyết định mở rộng và nâng cấp thị xã Quy Nhơn lên thành
phố thuộc tỉnh. 12 năm sau, ngày 4-7-1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 558/QÐ-TTg công nhận thành phố Quy Nhơn là đô thị loại 2.
Sau gần 12 năm được công nhận là đô thị loại 2, thành phố đã có bước phát
triển mạnh mẽ; nét nổi bật trong quá trình phát triển của thành phố Quy Nhơn trong
những năm gần đây là tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh, không gian đô thị không
ngừng được mở rộng; bộ mặt thành phố có nhiều khởi sắc. Hoạt động văn hóa - xã
hội có tiến bộ, đời sống nhân dân thành phố được nâng lên và cơ bản ổn định; quốc
phòng được củng cố; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ
thống chính trị được kiện toàn; hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền có tiến
bộ. Trên cơ sở đó, ngày 25-1-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 159/QÐ-TTg công nhận thành phố Quy Nhơn là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh
Bình Ðịnh.
2.2.2 Hệ thống giao thông tại Tp Quy Nhơn:
Công tác đầu tư phát triển, quản lý, chỉnh trang, kiến thiết đô thị luôn được
quan tâm chú trọng. Tốc độ đô thị hóa trong thời gian qua diễn ra nhanh chóng, hệ

thống giao thông đô thị, giao thông nông thôn, các khu dân cư mới, khu - cụm công
nghiệp và các công trình phúc lợi của thành phố không ngừng phát triển theo hướng
hiện đại, không gian đô thị được mở rộng; hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp và xây
dựng mới khá khang trang. Ðến nay đã có hơn 90% tuyến đường nội thành được
nâng cấp bê-tông nhựa, hơn 95% tuyến hẻm chính được bê-tông hóa, hầu hết các
tuyến đường giao thông nông thôn chính được nâng cấp, mở rộng và đổ bê-tông mặt
đường, các tuyến đường giao thông nông thôn liên khu vực, thôn, xóm cũng dần
được bê-tông hóa. Hệ thống công viên cây xanh, vườn hoa và điện chiếu sáng đô thị

6


của thành phố tiếp tục được cải tạo, nâng cấp và từng bước hoàn thiện; tỷ lệ đất cây
xanh toàn đô thị đạt 15,02 m2 cây xanh/người; xây dựng hệ thống chiếu sáng đô thị
đạt tiêu chí loại 2, chiếu sáng 100% đường phố chính, 85% các hẻm...,vệ sinh môi
trường được tăng cường; bộ mặt của thành phố ngày càng "Sáng - xanh - sạch đẹp".
2.2.3 Tổng quan về cảnh quan đô thị tại TP Quy Nhơn
Ở TP Quy Nhơn (Bình Định) hiện nay, số công viên, vườn hoa đã tăng hơn
trước gấp nhiều lần. Trong đó có những công viên đã được ưu tiên xây dựng ngay
trên các khu “đất vàng” – nằm ở các vị trí đẹp, có giá hàng tỉ đồng – để phục vụ
cộng đồng.
Điểm nổi bật nhất của TP Quy Nhơn là tỉnh đã dành nhiều khu “đất vàng”,
dọc hai bên tuyến đường Nguyễn Tất Thành nối liền với đường An Dương Vương,
xây dựng công viên, các công trình vui chơi giải trí, trồng cây xanh phục vụ người
dân, thay vì xây nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh để khai thác như ở một số
nơi khác.
Còn ở khu vực sân bay cũ, hiện nay đã đổi khác hoàn toàn, được quy hoạch
xây dựng mới rất bài bản, nhất là khu trung tâm – bao gồm siêu thị, quảng trường,
phía đông, phía Tây – đã trở thành khu đô thị đẹp nhất của TP Quy Nhơn.
Tại đây, đường phố, công trình xây dựng, cây xanh… được phối cảnh hài

hòa với không gian mở và thoáng. Quảng trường trước trung tâm thương mại khá
rộng, không chỉ được thiết kế làm nơi tổ chức các hoạt động tập trung vào những
dịp lễ lớn, mà còn được dành làm sân thả diều cho thiếu nhi và cả người lớn đến vui
chơi, giải trí hằng ngày.
Ở gần eo biển, tỉnh đã dành một khu “đất vàng” khác – rộng 28.600 m2, ở
phía tây đường Nguyễn Tất Thành – và đầu tư 8,8 tỉ đồng xây dựng một hồ phun
nước nghệ thuật, hoạt động liên tục để phục vụ người dân và du khách đến tham
quan.
Công ty TNHH Công Viên Cây Xanh & Chiếu Sáng Đô Thị Quy Nhơn đang
đề xuất thêm kinh phí để nâng cấp hồ phun nước thành công viên nhạc nước, tổ

7


chức thêm các chương trình như chiếu phim trên màn nước, trình diễn nghệ thuật.
Còn ở phía đông đường Nguyễn Tất Thành, công viên An Dương Vương cũng vừa
mới được xây dựng trên một khu “đất vàng” nằm ngay sát biển rất đẹp.
Theo quy hoạch của TP Quy Nhơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
sắp tới tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư, xây dựng thêm nhiều công viên, vườn hoa mới để đạt
quy chuẩn theo tỉ lệ dân số. Theo đó, ngoài các công viên trung tâm còn có công
viên rừng, vườn bách thảo, sở thú, công viên thể dục thể thao, công viên ven biển.
Còn các con sông trên địa bàn thành phố đều sẽ được làm kè, trồng hoa, cây xanh
dọc hai bên bờ. Khu vực hồ Phú Hòa sẽ được dành xây dựng thành một công viên
lớn để làm nơi tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cùng một số vườn hoa, công
viên khác sẽ được hình thành trong tương lai.
2.3 Khái niệm về nút giao thông
Nút giao thông là nơi giao nhau của các tuyến đường giao thông. Hình dạng
của các nút giao thông phụ thuộc vào các tuyến đường và lưu lượng tham gia giao
thông.
Cảnh quan tại các nút giao thông có thể chia thành 2 loại: nút giao thông

không cho người vào và nút giao thông có thể tổ chức với việc dạo chơi. Tùy vào
mục đích của cảnh quan tại các nút giao thông mà ta nên có những thiết kế cảnh
quan hợp lý nhưng tất cà đều xoay quanh các yêu cầu sau: tạo điểm nhấn trên các
tuyến đường và không che khuất tầm nhìn của người lái xe.
Riêng đối với Tp Quy Nhơn, việc xây dựng cảnh quan tại các nút giao thông
đang được xem trọng. Bằng chứng là tại một số các nút giao thông chính của thành
phố đã được thiết kế và đầu tư về phần ánh sáng và cây xanh. Ví dụ như: vòng xoay
Quang Trung, vòng xoay bến xe Quy Nhơn…
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số nút giao thông chưa được chú trọng
như : ngã ba Đống Đa, Ngã ba Ông Thọ…
Vì vậy, để góp phần vào mục tiêu phát triển chung của Tp Quy Nhơn là mục
tiêu phấn đấu trở thành một thành phố du lịch biển thì việc đầu tư vào cảnh quan
đường phố mà đặc biệt là tại các nút giao thông là điều vô cùng cần thiết. Vì có thể

8


nói cảnh quan đường phố là nơi mà các thành phần tham gia giao thông đều có thể
nhìn thấy được và trong đó có cả khách du lịch, và cũng là một trong những chỉ tiêu
để đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của thành phố.
2.4 Khái niệm về cảnh quan
Kiến trúc cảnh quan là nghệ thuật, lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lý,
bảo tồn và phục hồi lại cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của con
người. Phạm vi hoạt động của kiến trúc cảnh quan liên quan đến thiết kế kiến trúc,
thiết kế tổng mặt bằng, phát triển bất động sản, bảo tồn và phục chế môi trường,
thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị, thiết kế các công viên và các khu vực nghỉ ngơi
giải trí và bảo tồn di sản.
Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị
như: không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, vỉa hè, lối đi bộ,
công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa; đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất

tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch qua đô thị và không gian
sử dụng chung thuộc đô thị.
2.5 Một số nguyên tắc khi thiết kế nút giao thông
2.5.1 Nguyên tắc thiết kế nút giao thông chung:
Khi quy hoạch và thiết kế nút giao thông cần xem xét các yếu tố sau đây:
- Yếu tố giao thông gồm lưu lượng, thành phần dòng xe ở năm hiện tại và dự
báo ở năm tương lai, tốc độ thiết kế, tổ chức và điều khiển giao thông, khả năng
thông hành…
- Yếu tố hình học: bao gồm các đường dẫn theo chức năng đến nút, các chỉ
tiêu kỹ thuật, thiết kế sử dụng làn xe, cấu tạo hình học, loại hình nút.
- Yếu tố kinh tế: bao gồm chi phí sử dụng đất, chi phí xây dựng, chi phí vận
hành khai thác, khả năng cải tạo xây dựng phân kỳ… đánh giá các chỉ tiêu kinh tế
và lợi ích.
- Yếu tố con người và xã hội: bao gồm sự thuận tiện cho người lái xe và
tham gia giao thông như; dẫn hướng mạch lạc, đáp ứng các thói quen tốt khi có

9


mong muốn, tiện ích cho người đi bộ và người tàn tật; hòa nhập và làm đẹp thêm
công trình kiến trúc trong khu vực và cảnh quan đô thị.
2.5.2 Nguyên tắc bố trí cây xanh tại các nút giao thông
Theo Chế Đình Lý (1997) cây xanh trồng trên vòng xoay cũng là thành phần
cây xanh đô thị. Do đó khi bố trí cây tại vòng xoay cũng phải tuân thủ các quy định
của cây xanh đô thị sau:
-

Ít gây trở ngại cho công trình kiến trúc.

-


Ít có những vấn đề sâu bệnh cho cây xanh.

-

Ít phí tổn bảo dưỡng về mặt cắt tỉa thay thế.

-

Cây xanh đáp ứng nhiều hơn về mặt thẩm mỹ.

-

An toàn cho công chúng trên đường phố và trên vỉa hè.

-

Ít ảnh hưởng tới dịch vụ cấp điện, chiếu sáng, điện thoại, hệ thống cấp
thoát nước.

-

Vì người ngắm cảnh quan tại các vòng xoay là những người tham gia
giao thông nên phải thiết kế đơn giản, không quá phức tạp để không làm
mất tập trung khi điều khiển phương tiện giao thông.

-

Chiều cao cây phải thấp hơn 0.3m so với tầm mắt của người lái xe. (theo
TCXDVN104- 2007)


10


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
Địa điểm thực hiện: đồ án được thực hiện tại TP Quy Nhơn - tỉnh Bình Định.
Thời gian thực hiện: đồ án được thực hiện trong khoảng thời gian từ
02/2011 đến 07/2011.
3.2 Mục tiêu của đồ án
Khảo sát hiện trạng mảng xanh tại các nút giao thông ở TP Quy Nhơn và từ
đó đưa ra các ý tưởng, giải pháp cải tạo mảng xanh tại các nút giao thông trọng
điểm của TP Quy Nhơn.
3.3 Nội dung đồ án
Đồ án gồm 2 nội dung chính:
-

Khảo sát hiện trạng mảng xanh tại 10 nút giao thông ở TP Quy Nhơn.

-

Đề xuất giải pháp cây xanh cho 3 nút giao thông sau:

1.

Vòng xoay ngã ba Ông Thọ

2.


Vòng xoay Quang Trung

3.

Vòng xoay An Dương Vương

-

Đề ra các ý tưởng cải tạo mảng xanh tại 2 nút giao thông quan trọng của
TP Quy Nhơn.

1.

Vòng xoay ngã ba Đống Đa

2.

Vòng xoay Tây Sơn - Nguyễn Thái Học

3.4 Phương pháp thực hiện
3.4.1 Phương pháp điều tra thực địa
- Khảo sát hiện trạng các nút giao thông tại tp Quy Nhơn
+ Đo đạc vị trí các nút giao thông so với lòng lề đường.

11


+ Chụp hình hiện trạng khu vực và xung quanh.
+ Định vị trí, xác định tên, khoảng cách, số lượng cây xanh, thành phần cây
xanh có trên mặt bằng hiện trạng.

- Điều tra những loài hoa, cây cảnh phù hợp trong điều kiện, khí hậu của khu
vực .
3.4.2 Phương pháp tham khảo tài liệu:
- Xác định thành phần, loại đất của mảnh đất làm đề tài.
- Xác định điều kiện khí hậu, thủy văn, hướng gió, nắng ảnh hưởng đến khu
đất này.
- Phỏng vấn ban quản lý cây xanh đô thị Tp Quy Nhơn, người dân xung
quanh, du khách…để biết nguyện vọng, đòi hỏi của họ để có điều chỉnh phù hợp
trong thiết kế.
- Tham khảo tài liệu về các loài cây.
- Tham khảo tài liệu khác có liên quan trên các sách, báo, internet...
3.4.3 Phương pháp thiết kế:
- Từ bản đồ hiện trạng hệ thống giao thông TP Quy Nhơn.
- Thiết kế mặt bằng tổng thể bằng phần mềm Autocad.
- Từ mặt bằng tổng thể ta thiết kế các nút giao thông chi tiết cho phù hợp.
- Dựng mặt đứng, mặt cắt bằng phần mềm Autocad.
- Dựng phối cảnh bằng các phần mềm 3D-Max, Photoshop.
- Lập bảng thống kê các loại cây được sử dụng trong thiết kế.
3.4.4 Phương pháp thuyết minh trình bày.

12


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng cảnh quan tại các vòng xoay TP Quy Nhơn
4.1.1 Vòng xoay ngã ba Ông Thọ:
-

Vị trí: Vòng xoay nằm trên quốc lộ 19 giao với đường Hùng Vương,


thuộc phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn. Là điểm giao thông đầu tiên mà hầu hết
các phương tiện giao thông đi từ khu vực Tây Nguyên vào thành phố và ra biển phải
đi qua.

Hình 4.1: Hình ảnh từ vệ tinh vòng xoay ngã ba Ông Thọ

-

Hiện trạng: Vòng xoay có đường kính khoảng 10m. Tại vị trí các con

đường có 3 mảng cây xanh hình tam giác. Cảnh quan ở nút giao thông này vẫn chưa
được đầu tư nhiều. Hiện trạng ở đây chỉ có:
+ Viền cây ác ó (Acanthus ilicifolius ) cao 20cm.
+ Mảng cây huỳnh đệ (Allamanda neriifolia ) bên trong thấp hơn viền
cây bên ngoài khoảng 5cm nên vẫn chưa tạo được cảnh quan đẹp cho vòng xoay.

13


4.1.2 Vòng xoay ngã ba Đống Đa:
-

Vị trí: Là vòng xoay giao giữa đường Trần Hưng Đạo, Đống Đa,

đường đi cầu Nhơn Hội, và trong tương lai sẽ giao với đường Nguyễn Tất Thành
( đang được thi công). Là điểm giao thông quan trọng nối trung tâm thành phố đến
khu đô thị mới Nhơn Hội. Nơi đang được sự quan tâm và đầu tư của nhà nước cũng
như các công ty trong và ngoài nước để biến nơi này trở thành một khu công nghiệp
và khu đô thị mới với nhiều triển vọng phát triển trong tương lai.


Hình 4.2: Hình ảnh từ vệ tinh vòng xoay ngã ba Đống Đa
-

Hiện trạng: vì công trình đường Nguyễn Tất Thành đang được thi

công nên cảnh quan ở nút giao thông này vẫn chưa được cải tạo. Tại đây chỉ có một
số cây được trồng dặm trong một bồn hình tam giác, cao khoảng 0.5m, mật độ thì
dày, không có tác dụng tạo cảnh quan đô thị. Đó là:
+ Cây cau vàng (Chrysalidocarpus lutescens Wendl ) được trồng với
số lượng nhiều nhưng chưa được chăm sóc nhiều nên cây rất là cằn cõi.
+ Cây bông giấy (Bougainvillea brasiliensis ) rất là nhiều màu nhưng
không được cắt tỉa.
4.1.3 Vòng xoay Trần Hưng Đạo – Lê Hồng Phong
-

Vị trí: Là vòng xoay giao giữa đường Trần Hưng Đạo và đường Lê

Hồng Phong. Bên cạnh có một hoa viên. Vì vậy vòng xoay này rất đơn giản.

14


Hình 4.3: Hình ảnh từ vệ tinh vòng xoay Trần Hưng Đạo- Lê Hồng Phong

Hình 4.4: Hiện trạng vòng xoay Trần Hưng Đạo- Lê Hồng Phong
-

Hiện trạng: Vòng xoay chỉ có một bồn cây chuỗi ngọc (Duranta


repens Hort ) nổi lên trên mặt đường khoảng 1m được cắt tỉa thành hình mái vòm.
Đường kính vòng xoay khoảng 5m.

15


×