Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH TRONG XỬ LÝ CHẤT TRỒNG CHO VẠN THỌ (Tagetes erecta)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN ĐẶNG NGUYÊN KHANG

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH TRONG XỬ LÝ
CHẤT TRỒNG CHO VẠN THỌ (Tagetes erecta)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN ĐẶNG NGUYÊN KHANG

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH TRONG XỬ LÝ
CHẤT TRỒNG CHO VẠN THỌ (Tagetes erecta)

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2011

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY HO CHI MINH CITY
****************

NGUYEN DANG NGUYEN KHANG

RESEARCH ON USING MICROBIOLOGICAL FERTILIZERS
IN PROCESSING MEDIA COMPOST OF
MARIGOLD (Tagetes erecta)

Major: Landscaping & Environmental horticulture

GRADUATION THESIS

Advisor: Msc. TRUONG THI CAM NHUNG

Ho Chi Minh city
7/2011

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô Trương Thị Cẩm Nhung đã động viên

và hướng dẫn tôi tận tình trong quá trình thực hiện khóa luận.
Tiếp đến tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới thầy Đinh Quang Diệp, Khoa Môi
trường và Tài nguyên và thầy Lê Quang Hưng, Khoa Nông học đã tổ chức lớp học
phân tích thống kê hướng dẫn chúng tôi thực hiện khóa luận này, cũng như quí thầy
cô đã giảng dạy cho chúng tôi trong suốt 4 năm học.
Lời cuối tôi xin cảm ơn tới ban cán sự lớp DH07CH đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
cũng như các bạn trong suốt quá trình học.

Sinh viên

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh trong xử lý chất trồng cho vạn thọ
(Tagetes erecta)”, được tiến hành tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, thời gian từ
tháng 4 đến tháng 7 năm 2011.
Nội dung
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của 4 chế phẩm vi sinh trong xử lý chất trồng đến
sinh trưởng và phát triển của hoa vạn thọ (Tagetes erecta).
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ xử lý và chu kỳ tưới chế phẩm vi sinh
E.M lên chất trồng đến sinh trưởng và phát triển của hoa vạn thọ (Tagetes erecta).
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCBD. Số lần lặp lại: 3 lần
Số cây trong 1 nghiệm thức: 10 cây
Thí nghiệm 1: 5 nghiệm thức: gồm 4 nghiệm thức sử dụng 4 loại chế phẩm vi
sinh và nghiệm thức đối chứng (không sử dụng chế phẩm).
Thí nghiệm 2: 9 nghiệm thức (3 mức nồng độ xử lý: 2 ml/l, 4 ml/l, 6 ml/l; 3 chu
kỳ tưới: 5 ngày 1 lần, 10 ngày 1 lần, 15 ngày 1 lần).
Kết quả đạt được

Sử dụng chế phẩm vi sinh Vi – ĐK có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng và
phẩm chất hoa vạn thọ.
Sử dụng chế phẩm vi sinh E.M với chu kỳ bón 5 ngày 1 lần, nồng độ bón là 4
ml/l thích hợp trong giai đọan cây con đến khi cây trưởng thành và tăng nồng độ bón
lên 6 ml/l khi cây chuẩn bị ra hoa giúp cây ra nụ hoa nhiều và chất lượng hoa tốt hơn.

iv


ABSTRACT
Research topic "Research on using microbiological fertilizers in processing
media compost of marigold (Tagetes erecta)" was carried out in Bien Hoa City, Dong
Nai province, the time from April to July 2011.
Contents
Experiment 1: effects of 4 microbiological fertilizers in the processing of media
compost on the growth and ontogenesis of marigold.
Experiment 2: effects of concentration of treatment and watering cycle of E.M
microbiological fertilizers on the growth and ontogenesis of marigold.
Research Methodology
The experiment was arranged in RCBD model. Number of iterations: 3 times
Number of trees in one treatment: 10 trees
Experiment 1: 5 treatments (using four microbial preparations and no using).
Experiment 2: 9 treatments (3 levels of treatment: 2 ml/l, 4 ml/l, 6 ml/l; 3
watering cycles: 1 time every 5 days, 1 time every 10 days, 1 time every 15 days).
Results
Using Vi - DK microbiological fertilizers had the best effect on the growth and
quality flower of marigold.
Using E.M microbiological fertilizers with putting down cycle was 1 time every
5 days, concentration was 4 ml/l, which was suitable for growing phase of marigold
and increasing concentration in 6 ml/l when marigold prepare for blooming, which

helps marigold has more flower-bud than usual and quality flower of marigold was better.

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ............................................................................................................... iii
Tóm tắt ..................................................................................................................... iv
Mục lục..................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ x
Danh sách các hình................................................................................................... xi
Danh sách các bảng .................................................................................................. xiii
Chương 1: MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu – yêu cầu ............................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu .......................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu........................................................................................................... 2
1.3. Giới hạn đề tài ................................................................................................... 3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
2.1. Đặc điểm phân loại thực vật.............................................................................. 4
2.2. Đặc điểm phân bố và giá trị sử dụng................................................................. 4
2.3. Đặc điểm hình thái ............................................................................................ 5
2.4. Thời gian vụ hoa ............................................................................................... 8
2.5. Yêu cầu ngoại cảnh ........................................................................................... 8
2.6. Cách trồng và chăm sóc .................................................................................... 8
2.6.1. Gieo ươm cây con .......................................................................................... 8
2.6.2. Trồng cây ....................................................................................................... 9
2.6.3. Chăm sóc ........................................................................................................ 10

2.6.4. Kỹ thuật xử lý ra hoa ...................................................................................... 11
2.7. Phòng trừ sâu bệnh ............................................................................................ 12

vi


2.8. Giới thiệu về chế phẩm vi sinh.......................................................................... 12
2.8.1. Khái niệm ....................................................................................................... 12
2.8.2. Vai trò chế phẩm vi sinh ................................................................................ 13
2.8.3. Cấu tạo chế phẩm vi sinh ............................................................................... 14
2.9. Ứng dụng các chế phẩm vi sinh trong sản xuất nông nghiệp ........................... 14
2.9.1. Nhóm dùng cho việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng................................. 14
2.9.2. Nhòm dùng cho việc sản xuất phân bón hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, chất kích
thích sinh trưởng bón cho cây trồng......................................................................... 16
2.9.3. Nhóm dùng cho việc cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp ........................ 17
2.10. tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm vi sinh trong nông nghiệp ở Việt Nam
và một số chế phẩm vi sinh được ưa chuộng trong sản xuất nông nghiệp .............. 18
2.10.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm vi sinh trong nông nghiệp ở
Việt Nam ................................................................................................................. 18
2.10.2. Một số chế phẩm sinh học được ưa chuộng trong sản xuất ......................... 21
2.10.2.1. Chế phẩm E.M .......................................................................................... 21
2.10.2.2. Chế phẩm sinh học BIMA ........................................................................ 24
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 26
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 26
3.2. Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................ 26
3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 30
3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 31
3.4.1. Thí nghiệm 1 .................................................................................................. 31
3.4.2. Thí nghiệm 2 .................................................................................................. 33
3.4.3. Các chỉ tiêu đo đếm ........................................................................................ 35

3.4.3.1. Thí nghiệm 1 ............................................................................................... 35
3.4.3.2. Thí nghiệm 2 ............................................................................................... 36
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 38

vii


4.1. Kết quả ảnh hưởng của 4 chế phẩm vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của hoa
vạn thọ ...................................................................................................................... 38
4.1.1. Ảnh hưởng của 4 chế phẩm vi sinh đến sự phát triển chiều cao của vạn thọ ....... 38
4.1.2. Ảnh hưởng của 4 chế phẩm vi sinh đến sự phát triển số cặp lá của vạn thọ ........ 39
4.1.3. Ảnh hưởng của 4 chế phẩm vi sinh đến chiều dài lá của vạn thọ .................. 40
4.1.4. Ảnh hưởng của 4 chế phẩm vi sinh đến chiều rộng lá của vạn thọ ............... 41
4.1.5. Ảnh hưởng của 4 chế phẩm vi sinh đến chiều dài chồi của vạn thọ .............. 42
4.1.6. Ảnh hưởng của 4 chế phẩm vi sinh đến thời gian nở hoa của vạn thọ .......... 43
4.1.7. Ảnh hưởng của 4 chế phẩm vi sinh đến đường kính hoa của vạn thọ ........... 45
4.2. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý chế phẩm E.M cho
hoa vạn thọ ............................................................................................................ 46
4.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ xử lý chế phẩm E.M và chu kỳ tưới E.M đến sinh
trưởng chiều cao của vạn thọ ................................................................................... 46
4.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ E.M và chu kỳ tưới E.M đến sinh trưởng số cặp
lá vạn thọ................................................................................................................. 47
4.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ xử lý chế phẩm E.M và chu kỳ tưới E.M đến sinh
trưởng chiều dài lá vạn thọ ....................................................................................... 48
4.2.4. Ảnh hưởng của nồng độ xử lý chế phẩm E.M và chu kỳ tưới E.M đến sinh
trưởng chiều rộng lá vạn thọ .................................................................................... 49
4.2.5. Ảnh hưởng của nồng độ xử lý chế phẩm E.M và chu kỳ tưới E.M đến sinh
trưởng chiều dài chồi vạn thọ ................................................................................... 50
4.2.6. Ảnh hưởng của nồng độ xử lý chế phẩm E.M và chu kỳ tưới E.M đến thời gian
ra hoa của vạn thọ .................................................................................................... 51

4.2.7. Ảnh hưởng của nồng độ E.M và chu kỳ tưới E.M đến số nụ hoa vạn thọ ..... 51
4.2.8. Ảnh hưởng của nồng độ xử lý chế phẩm E.M và chu kỳ tưới E.M đến đường
kính hoa vạn thọ ....................................................................................................... 52
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 54

viii


5.1. Kết luận ............................................................................................................. 54
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 54
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
E.M: Effective Microorganisms
VAM: Vacular Abuscular Mycorhiza
VSV: Vi sinh vật
VSVCĐĐ: Vi sinh vật cố định đạm
VSVPGL: Vi sinh vật phân giải lân
TTKHTN: Trung tâm Khoa học Tài nguyên
CNQG: Công nghệ Quốc gia
PTNT: Phát triển nông thôn
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
SX – TM: Sản xuất – Thương mại
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
ĐBSCL: Đống Bằng Sông Cửu Long

ĐH: Đại học
FVN: Floralsedd VietNam
RCBD: Randomized Complete Block Design
SAS: Statistical Analysis Systems
NT: Nghiệm thức

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Marigold Moonligh ................................................................................... 5
Hình 2.2 Marigold Golden Age ............................................................................... 5
Hình 2.3 Marigold Janie ........................................................................................... 6
Hình 2.4 Marigold Majestic ..................................................................................... 6
Hình 2.5 Tagetes tenuifolia ...................................................................................... 6
Hình 2.6 Tagetes signata.......................................................................................... 6
Hình 2.7 Angtigua Yellow ....................................................................................... 7
Hình 2.8 Inca Hybrid................................................................................................ 7
Hình 3.1 Vạn thọ Thái lùn, màu vàng chanh ........................................................... 32
Hình 3.2 Vạn thọ Pháp lùn, nhiều màu .................................................................... 35
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng chiều cao của các nghiệm thức........ 39
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng số cặp lá của các nghiệm thức ......... 40
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng chiều dài lá của các nghiệm thức .... 41
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng chiều rộng lá của các nghiệm thức .. 42
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng chiều dài chồi của các nghiệm thức 43
Hình 4.6 Nụ hoa giai đoạn đóng nút ........................................................................ 44
Hình 4.7 Nụ hoa giai đoạn ló ngòng ........................................................................ 44
Hình 4.8 Nụ hoa giai đoạn xé kiềng......................................................................... 44
Hình 4.9 Các cây được 68 ngày tuổi ........................................................................ 44

Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện đường kính hoa của các nghiệm thức .......................... 45
Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện sinh trưởng chiều cao của các nghiệm thức ................. 46
Hình 4.12 Biểu đồ thể hiện sinh trưởng số cặp lá của các nghiệm thức .................. 47
Hình 4.13 Biểu đồ thể hiện sinh trưởng chiều dài lá của các nghiệm thức ............. 48
Hình 4.14 Biểu đồ thể hiện sinh trưởng chiều rộng lá của các nghiệm thức ........... 49
Hình 4.15 Biểu đồ thể hiện sinh trưởng chiều dài chồi của các nghiệm thức ......... 50

xi


Hình 4.16 Biểu đồ thể hiện số nụ hoa của các nghiệm thức .................................... 52
Hình 4.17 Biểu đồ thể hiện đường kính hoa của các nghiệm thức .......................... 53

xii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Kết quả ảnh hưởng của 4 chế phẩm vi sinh đến phát triển chiều cao
của vạn thọ .............................................................................................................. 38
Bảng 4.2: Kết quả ảnh hưởng của 4 chế phẩm vi sinh đến sự phát triển số cặp lá của
vạn thọ ...................................................................................................................... 39
Bảng 4.3: Kết quả ảnh hưởng của 4 chế phẩm vi sinh đến chiều dài lá vạn thọ ..... 40
Bảng 4.4: Kết quả ảnh hưởng của 4 chế phẩm vi sinh đến chiều rộng lá vạn thọ .. 41
Bảng 4.5: Kết quả ảnh hưởng của 4 chế phẩm vi sinh đến chiều dài chồi vạn thọ ........... 42
Bảng 4.6: Kết quả ảnh hưởng của 4 chế phẩm vi sinh đến kích thước hoa vạn thọ...... 45
Bảng 4.7: Kết quả ảnh hưởng nồng độ xử lý chế phẩm E.M và chu kỳ tưới E.M đến sự
phát triển chiều cao vạn thọ khi cây 42 ngày tuổi ................................................... 46
Bảng 4.8: Kết quả ảnh hưởng nồng độ xử lý chế phẩm E.M và chu kỳ tưới E.M đến
phát triển số cặp lá vạn thọ khi cây 42 ngày tuổi ..................................................... 47

Bảng 4.9: Kết quả ảnh hưởng nồng độ xử lý chế phẩm E.M và chu kỳ tưới E.M đến
phát triển chiều dài lá vạn thọ khi cây 42 ngày tuổi ................................................ 48
Bảng 4.10: Kết quả ảnh hưởng nồng độ xử lý chế phẩm E.M và chu kỳ tưới E.M đến
phát triển chiều rộng lá vạn thọ khi cây 42 ngày tuổi .............................................. 49
Bảng 4.11: Kết quả ảnh hưởng nồng độ xử lý chế phẩm E.M và chu kỳ tưới E.M đến
phát triển chiều dài chồi vạn thọ khi cây 52 ngày tuổi ............................................ 50
Bảng 4.12: Kết quả ảnh hưởng nồng độ xử lý chế phẩm E.M và chu kỳ tưới E.M đến
số nụ hoa vạn thọ...................................................................................................... 51
Bảng 4.13: Kết quả ảnh hưởng nồng độ xử lý chế phẩm E.M và chu kỳ tưới E.M đến
đường kính hoa vạn thọ ............................................................................................ 52

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay thú chơi cây, hoa cảnh đã trở thành nhu cầu cần thiết trong đời sống
văn hóa, tinh thần của người dân, đặc biệt là ở những địa phương có mức sống kinh tế
phát triển thì thú chơi cây cảnh là một giải pháp hiệu quả để giảm bớt căng thẳng của
công việc và cuộc sống. Không những thế việc nuôi trồng và sản xuất cây, hoa cảnh
còn cải thiện và nâng cao cuộc sống kinh tế gia đình của người nông dân nước ta. Do
đó việc ứng dụng khoa học công nghệ vào ngành nông nghiệp nói chung cũng như cây
cảnh nói riêng là rất cần thiết để phục vụ nền nông nghiệp bền vững, cụ thể là việc sử
dụng các chế phẩm vi sinh trong trồng trọt. Theo cục trồng trọt, đến tháng 10/2007
Việt Nam đã có đến 350 loại phân hữu cơ khoáng và hữu cơ sinh học, lượng sản xuất
có đăng kí hàng năm đã tới 1 triệu tấn. Ngoài ra một lượng khá phân vi sinh các loại từ
dung dịch, chất bột và các men chủng có chức năng xử lý cho các chất hữu cơ phân
hủy thành phân hữu cơ vi sinh đã được nhập về theo nhiều đường chính ngạch, tiểu ngạch.
Các nhóm vi sinh vật có ích cho cây trồng gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn có khả

năng phát triển mạnh trong đất và chuyển hoá những chất dinh dưỡng trong đất theo
hướng có lợi cho sự hấp thu của rễ cây. Các chế phẩm vi sinh có ích làm tăng khả năng
trao đổi chất trong cây, nâng cao sức đề kháng và chống bệnh cây trồng, làm tăng chất
lượng nông sản. Nhìn chung, ứng dụng công nghệ sinh học, sử dụng vi sinh vật tạo ra
các chế phẩm có ích, làm tăng khả năng sinh trưởng phát triển cây trồng, tiết kiệm
phân bón hóa học cũng như tăng năng suất chất lượng nông sản đã được khẳng định
trong nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới. Sử dụng những chế
phẩm vi sinh làm phân bón có thể hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc BVTV hóa học
gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài ra, chế phẩm vi

1


sinh còn có thể được sử dụng để xử lý nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, chế biến
nông sản, nguồn phế thải chăn nuôi gia súc giúp tiết kiệm chi phí cũng như hạn chế ô
nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Tuy nhiên, do đặc điểm cấu tạo chất khác nhau
của các loại phụ phế phẩm nông nghiệp nên đòi hỏi cần có những nhóm vi sinh vật
thích hợp tham gia quá trình phân giải hợp chất hữu cơ, giúp quá trình khoáng hóa diễn
ra nhanh hơn để có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Hoa vạn thọ đã được du nhập vào nước ta từ rất lâu đời, được ưa chuộng và
trồng phổ biến ở khắp nơi thường dùng để trang trí sân vườn, làm cây cảnh, phục vụ
cúng, lễ trưng bày trong dịp Tết. Vạn thọ là giống cây tương đối dễ trồng, ít sâu bệnh,
lại có đặc tính sinh trưởng phù hợp với điều kiện khí hậu miền Nam. Hoa trồng được
quanh năm, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn của mọi người cho việc trưng
cúng vào những ngày mùng 1, rằm âm lịch và đặc biệt vào các dịp lễ Tết.
Từ những lý do trên, tôi đã thực hiện đề tài:
“Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của 4 chế phẩm vi sinh trong xử lý chất trồng đến
sinh trưởng và phát triển của hoa vạn thọ (Tagetes erecta).
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ xử lý và chu kỳ tưới chế phẩm vi sinh
E.M lên chất trồng đến sinh trưởng và phát triển của hoa vạn thọ (Tagetes erecta)”.

1.2. Mục tiêu – yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu
Xác định loại chế phẩm vi sinh thích hợp dùng để phối trộn trong xử lý chất
trồng cho cây vạn thọ.
Xác định nồng độ tưới và chu kỳ tưới chế phẩm vi sinh E.M để sử dụng chế phẩm
E.M một cách hiệu quả nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa vạn thọ.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi, xác định loại chế phẩm, nồng độ xử lý và chu kỳ tưới sử chế phẩm
E.M trong phối trộn chất trồng vạn thọ đến:
- Sinh trưởng của vạn thọ

2


- Thời gian thu hoạch
- Chất lượng hoa vạn thọ
1.3. Giới hạn đề tài
Đề tài tiến hành trong thời gian thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phẩm chất hoa vạn thọ.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm phân loại hoa vạn thọ:
- Giới (regnum): Plantae
- Ngành (division): Magnoliophita
- Lớp (class): Magnoliopsida
- Bộ (ordo): Aterales

- Họ (familia): Asteraceae
- Chi (genus): Tagetes
- Tên khoa học: Tagetes erecta
- Tên thông thường: African Marigold, French Marigold, Striped Marvel, Janie,
Tiger eyes…
- Tên tiếng Việt: Vạn thọ.
2.2. Đặc điểm phân bố và giá trị sử dụng:
Chúng có nguồn gốc tại khu vực kéo dài từ tây nam Hoa Kỳ qua Mexico và về
phía nam tới khắp Nam Mỹ.
- Dùng trong hoa cảnh: trồng làm hoa chậu, phủ đầy bồn cảnh; hoa viên quanh
bồn, quanh liếp, trang điểm công viên, biệt thự, dọc các xa lộ, đường phố, bãi cỏ; trồng
giỏ treo hay làm hoa cắt cành hay nhổ nguyên cây cắm bình bông trang trí, thờ cúng.
- Hoa vạn thọ đã được du nhập vào nước ta từ rất lâu đời, được ưa chuộng và
trồng phổ biến ở khắp mọi nơi thường dùng để trang trí sân vườn, làm cây cảnh, phục
vụ cúng, lễ và trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán.

4


- Dùng trong y học, công nghệ chế biến thức ăn gia súc chủ yếu là gia cầm,
công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm. Hoa tươi hay hoa khô vạn thọ còn được dùng làm
thuốc nhuộm để nhuộm màu vải, lụa hay các sợi….
2.3. Đặc điểm hình thái:
Chiều cao các loài trong chi này dao động từ 20 cm đến hơn 70 – 80 cm. Lá có
mùi hăng hắc rất đặc trưng khi vò nát, tuy nhiên các nhà chọn giống hiện nay đã lai tạo
nên những giống có lá không hôi và đôi khi còn thơm nữa.
Hoa vạn thọ cũng có hai dạng hoa kép hay hoa đơn, màu sắc hoa thường có màu
vàng tươi hay màu cam.
Trong chi hoa vạn thọ Tagetes một số loài được trồng làm kiểng gồm có các loài
nguyên chủng và loài lai như sau:

a, Loài vạn thọ châu Phi:
- Tên khoa học Tagetes erecta, tên tiếng Anh African Marigold. Đây thường là
loài vạn thọ cây cao nhất và hoa cũng to nhất.
- Được trồng nhiều nhất hiện nay là giống hoa kép, to, nở khít tròn xoe không
cồi gọi là ánh nguyệt (Moonlight) (hình 2.1). Ngoài ra còn có các giống như Golden
Vanilla, Golden Age (hình 2.2), Duoblo.

Hình 2.1 Marigold Moonlight

Hình 2.2 Marigold Golden Age

(nguồn: )

(nguồn: )

5


b, Loài vạn thọ Pháp
Tên khoa học Tagetes patula, tên tiếng Anh French Marigold. Loài này thường
hấp dẫn hơn loài châu Phi, hoa nhỏ hơn nhưng hình thái hoa rất đa dạng về màu sắc và
kiểu dáng. Các nhà làm vườn châu Âu thích thưởng thức các giống hoa đơn, một lớp
cánh hoa dài có cồi của loài này.
Loài vạn thọ Pháp có các giống như Janie (hình 2.3), Majestic (oai vệ) (hình 2.4),
Kỳ Hoa sọc đỏ (Striped Marvel), giống lùn Naughty Marietta, Tiger eyes, Queen series.

Hình 2.3 Marigold Janie

Hình 2.4 Marigold Majestic


(nguồn: )

(nguồn: )

c, Loài vạn thọ hoa nhỏ

Hình 2.5 Tagetes tenuifolia

Hình 2.6 Tagetes signata

(nguồn: )

(nguồn: )

6


Đó là các loài Tagetes tenoifolia (hình 2.5), Tagetes signata (hình 2.6), Tagetes
lemmonii, Tagetes lucida. Cây nhỏ nên chỉ làm nền bồn hoa cảnh. Hoa đơn cánh có cồi
và nhỏ 1 – 2 cm. Loài Tagetes lemmonii hay trồng ở Âu Mỹ là giống Stafire Mix, có
đặc điểm là lá thơm mùi chanh bưởi, nhất là khi trời nóng nực.
d, Loài vạn thọ lai hay American Marigold
- Giống lai tam bội (triploid) 3n, thuộc nhóm Solar series F1 là giống lai phối
hợp đặc tính của vạn thọ Pháp Tagetes patula và đặc tính hoa kép to của vạn thọ châu
Phi Tagetes erecta. Loài này thích nghi rộng hơn, vừa trồng được ở vùng ôn đới vừa có
thể trồng được ở vùng nhiệt đới nóng ẩm.
- Giống lai Antigua Yellow (hình 2.7) có lẽ là giống vạn thọ hoa kép to đường
kính 7 – 8 cm, màu vàng tươi trồng ở làng hoa Gò Vấp. Cây ra hoa sau khi gieo hạt 60
ngày, và hoa nở liên tiếp nhiều tháng, lâu nhất trong các loài hoa vạn thọ. Cây mọc khít
và cao 30 – 50 cm. Có khi gọi là Inca lùn.

- Loài lai Inca Hybrid (hình 2.8) hoa kép và to, 10 – 13 cm. Cây cao 50 – 70
cm, cũng ra hoa sớm và nụ hoa kéo dài. Chịu nhiệt độ lên đến 39 – 40 0C.

Hình 2.7. Angtigua Yellow

Hình 2.8. Inca Hybrid

(nguồn: )

(nguồn: )

7


2.4. Thời gian vụ hoa:
Hiện nay trên thị trường có nhiều giống hoa vạn thọ của Pháp, Thái Lan, hay
phổ biến là giống vạn thọ địa phương Vạn Thọ Sa Đéc. Theo kinh nghiệm người sản
xuất thường phân thành 2 nhóm giống chủ yếu là vạn thọ lùn và vạn thọ cao với hai qui
trình khác nhau:
- Vạn thọ lùn có thể trồng quanh năm, thích nghi rộng, cây cao 40 – 45 cm, thời
gian từ khi gieo hạt đến lúc nở hoa hoàn toàn là 60 – 65 ngày.
- Vạn thọ cao rất thích hợp trong Tết Nguyên Đán, có thể trồng quanh năm, cây
cao 65 – 70 cm, thời gian từ lúc gieo đến lúc nở hoa hoàn toàn là 65 – 70 ngày.
- Có thể trồng hoa vạn thọ quanh năm, nhưng vụ chính là vào dịp Tết Nguyên
Đán. Đối với vạn thọ lùn thì gieo trồng trễ nhất là vào 5 – 11 âm lịch, vạn thọ cao thì
gieo trồng trễ nhất là 25 – 10 âm lịch.
2.5. Yêu cầu ngoại cảnh:
Ánh sáng:
Thời gian chiếu sáng lý tưởng của cây vạn thọ là 12 tiếng mỗi ngày hoặc hơn.
Chiếu sáng từ 12 tiếng trở lên sẽ giúp cho cây cho hoa lớn hơn.

Nhiệt độ:
Nhiệt độ lý tưởng đối với cây vạn thọ là 260C – 320C vào ban ngày và 200C vào
ban đêm. Nhiệt độ vào ban đêm thấp hơn 200C sẽ giúp cho cây khỏe hơn và cho hoa có
đường kính lớn hơn. Cây vẫn có thể sống và phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao hơn
tiêu chuẩn nói trên, tuy nhiên cây cho hoa với đường kính nhỏ hơn.
2.6. Cách trồng và chăm sóc:
2.6.1. Gieo ươm cây con:
- Đất gieo hạt phải tơi xốp, nhuyễn thoát nước nhanh và để rễ phát triển tốt, đất
phải sạch để tránh gây bệnh cho cây con. Hỗn hợp đất gồm 3 phần, tro trấu phải xả
nước nhiều lần để giảm độ mặn, đất cát hoặc đất gò mối hay xơ dừa và phân chuồng ủ
hoai. Hỗn hợp trên trộn theo tỷ lệ 10:4:1.

8


Có thể áp dụng 2 phương pháp gieo ươm cây con là:
+ Gieo trực tiếp trên luống gieo. Trước khi gieo hạt, đất trồng phải được cày xới
đều để không còn cỏ dại và rác. Tưới xịt Prevacure 0,5 cc trong 1 lít nước hay
Terrachlor 3 cc trên 1 lít nước để ngăn ngừa nấm Pithium và Phytophtora. Rải đều hạt
giống trên bề mặt luống và phủ 1 lớp đất mỏng 0,5 – 1 cm. Tưới thường xuyên từ phía
trên bằng bình tưới giọt nhỏ hay bình tưới gương sen. Đất ở luống phải luôn luôn ẩm
nhưng không quá ướt. Sau khi hạt nảy mầm, chỉ tưới 1 lần/1 ngày vào buổi sáng.
+ Có thể dùng túi nilon, lá chuối hay bầu giấy kích thước bầu 6 cm x 8 cm, bầu
được đặt cách mặt đất 20 – 25 cm. Giàn đỡ bầu phải có kẽ hở để thoát nước tốt. Sau
khi chuẩn bị bầu xong, cho gieo hạt vào bầu và tưới nước cho ẩm, sau 3 – 5 ngày hạt sẽ
nảy mầm hết, giai đoạn này cần che nắng cho cây con.
- Làm giàn che: Dù gieo trực tiếp trên đất hay trên khay ươm thì sau khi gieo
hạt cần làm giàn che mưa nắng cho hạt mau nảy mầm. Sau khi gieo 5 ngày thì bắt đầu
nhấc giàn che cho cây con phát triển, sáng nhấc giàn che ra đến 10 giờ đậy lại. Sau 10
ngày thì nhấc giàn che hoàn toàn để cây phát triển tốt. Trong giai đoạn này chú ý khi

tưới cần tưới nhẹ, hạt nước nhỏ tránh làm xay xát cây con.
- Bón phân: Sau khi gieo 10 ngày nên tưới phân lần đầu, nồng độ tưới thấp hơn
bình thường. Liều lượng pha 400 lít nước bánh dầu và 200 g phân NPK 16:16:8.
2.6.2. Trồng cây:
Có thể áp dụng 2 phương pháp trồng cây là: trồng cây ra liếp đất và trồng vào
chậu xi măng hay giỏ tre đan:
- Trồng ra đất: Sau khi gieo hạt 15 ngày, có thể bứng cây đem đi trồng, lúc này
cây cao khoảng 10 cm với 3 – 5 lá. Không để cây già quá 20 ngày tuổi và cao hơn 15
cm, vì cây sẽ khó trồng và chậm phát triển, ra hoa sớm và giảm số lượng hoa, cũng như
kích thước hoa. Tưới đẫm vào buổi sáng trước khi trồng.
Tưới liếp ươm khoảng 3 giờ chiều và bứng cây đem trồng sau 4 giờ chiều. Cẩn
thận không làm hư rễ, lá và thân cây. Rễ bị hư dễ bị úng; thân và lá bị hư làm cho

9


Alternaria dễ xâm nhập và tấn công cây. Trồng cây vào buổi chiều hay buổi tối khi sức
nóng đã giảm. Mật độ trồng tùy theo giống (khoảng 100.000 đến 150.000 cây/ha).
Độ sâu trồng cây ngang với lá mầm. Tưới nước nhẹ sau khi trồng.
- Cấy cây con ra giỏ: Sau 15 – 17 ngày sau gieo thì cấy cây con ra giỏ, đối với
vạn thọ lùn thì giỏ trồng có đường kính 20 – 25 cm, vạn thọ cao thì giỏ trồng có đường
kính 25 – 30 cm, dùng túi nilon có đường kính thích hợp lót trong giỏ, chú ý là nhớ cắt
đáy để thoát nước. Đất trồng trong giỏ được trộn như sau: 300 kg đất cát pha thịt + 300
kg phân chuồng hoai nhuyễn + 10 kg bánh dầu xay nhuyễn, tỷ lệ trên dùng cho 1000
giỏ trồng, chú ý giỏ chỉ vô đất khoản ½ giỏ, phần còn lại khi bón thúc sẽ đầy.
Sau khi chuẩn bị giỏ trồng xong, tiến hành trồng cây con vào, chú ý chỉ lấp đất
tới cặp lá mầm và trồng vào buổi chiều mát. Trong 3 ngày đầu chỉ tưới phun sương
trước khi trời nắng gắt để cây chịu đựng tốt. Sau đó tưới mỗi ngày 3 lần vào sáng sớm
(tưới nhiều), 10 giờ sáng tưới lần 2 và 16 giờ chiều tưới lần 3 (2 lần sau tưới ít, vừa
đủ). Nếu gặp trời mưa hoặc thấy nhiều nước cần phải xới xáo cho đất trong giỏ thoáng

và thoát nước nhanh.
2.6.3. Chăm sóc:
Bón phân:
Bánh dầu rất tốt cho hoa vạn thọ nên được sử dụng trong suốt quá trình sinh
trưởng của cây, dùng 1 thùng nước 50 lít ngâm với 10 kg bánh dầu (nên ngâm sớm
trước lúc gieo trồng 10 ngày để phân hủy bánh dầu tốt).
10 ngày sau gieo nên tưới phân lần đầu, nồng độ tưới thấp hơn bình thường, pha
400 lít nước với 5 lít nước bánh dầu và 200 gram phân NPK 16:16:8 tưới cho 1000 giỏ,
sau đó cứ 10 ngày thì tưới phân 1 lần, những lần sau tăng lượng nước bánh dầu lên 6 lít.
Bón thúc 10 ngày sau khi trồng ra giỏ bón thúc lần đầu tỷ lệ bón như sau: 100
kg tro trấu + 100 kg phân chuồng khô hoai +10 kg bánh dầu nhuyễn, sau đó cứ 7 ngày
bón 1 lần, tổng cộng bón 4 lần cho vạn thọ đến ngày nở hoa, ở lần bón 2, 3 thì tăng
lượng bánh dầu lên 11 – 12 kg. Lần 4 thì bằng lần đầu.

10


Bón phân cho cây trồng đất: Tương tự như bón cho cây trồng giỏ, có thể dùng
phân hóa học hàm lượng NPK 15:15:15. Liều lượng bón phân tùy theo giống, loại đất
trồng và sinh trưởng của cây. Ngưng bón phân khi hoa bắt đầu nở.
Tưới nước:
Vạn thọ được xem là có nhu cầu nước dưới trung bình. Ở điều kiện khô ráo,
trồng ra đất có thể tưới ngấm theo rảnh cách 1 – 2 tuần 1 lần. Lượng nước và số lần
tưới tùy theo thổ nhưỡng, độ ẩm nhiệt độ. Trong vườn ươm và sau khi trồng 10 – 15
ngày nên sử dụng bình phun, ống nhỏ giọt hay tưới bằng bình ô doa. Sau thời gian này,
nếu trồng trên đất thì nên sử dụng cách tưới theo rãnh và nước đọng trong luống không
quá 2 giờ trong 1 lần tưới. Không tưới dư nước cho hoa vạn thọ.
Cơi ngọn:
Khi cây được 35 ngày tuổi đã có 6 – 7 cặp lá, đồng thời các chồi nách ở lá 1, 2,
3 cũng vươn lên theo. Nên bấm đọt vào giai đoạn này để cây không vượt quá mức và

giúp các chồi nách phát triển để tạo bông sau này sẽ đều mặt và đẹp, chỉ nên chừa 5 – 6
cặp chồi nách sẽ tốt hơn. (Lưu ý là đối với vạn thọ cao bấm đọt trễ nhất là 5/12 âm lịch
và vạn thọ lùn là 10/12 âm lịch).
Khi cây được 45 ngày tuổi thì tất cả các ngọn đã có nụ, hãy tỉa bỏ tất cả các chồi
nhỏ trong các nhánh chỉ chừa 1 bông chính thì hoa mới lớn và đẹp. Ở giai đoạn hoa bắt
đầu nở thì lượng phân bón và thuốc giảm tránh để lạm phân và thuốc làm cho cây chết
héo, hoa nở không lớn và không vun tròn.
2.6.4. Kỹ thuật xử lý ra hoa:
- Nếu hoa có khả năng nở sớm hơn dự định, cần hãm tốc độ nở hoa bằng cách
tưới thêm phân urê theo tỷ lệ 10 gram/10 lít nước để tưới, tưới ngày 2 lần (sáng, chiều)
để kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, công việc này thực hiện lúc cây 50 ngày tuổi.
- Nếu thấy hoa có khả năng nở muộn hơn dự định thì có thể xử lý bằng cách
ngưng tưới nước 1 – 2 ngày để cây có triệu chứng thiếu nước nặng, khi lá vừa héo rũ
thì nên tưới nước lại vừa đủ ướt đất trong giỏ, những ngày tiếp theo tưới nước đậm pha

11


×