52(4): 105 - 109 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
1
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH VẬT PHÂN GIẢI CHẤT HỮU CƠ ĐỂ
XỬ LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT LÀM PHÂN BÓN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
- Nguyễn Ngọc Nông (Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên)
Tóm tắt
Chất thải sinh hoạt khu dân cư rất đa dạng, trong đó tỉ lệ rác thải hữu cơ khoảng 67%, đây là nguồn
nguyên liệu quan trọng để xử lí, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ nông lâm nghiệp. Rác thải
sinh hoạt được xử lí VSV, trọng lượng và thể tích hữu cơ giảm 60 - 70%, trong đó, chế phẩm EM2 và
chế phẩm VSV tổng hợp dạng bột có hiệu quả nhất. Tỉ lệ sản phẩm hữu cơ qua sàng < 2 mm lớn nhất từ
58,85% - 62,96%. Chất lượng sản phẩm phân bón chế biến từ rác thải được xử lí VSV hữu hiệu đều có
chất lượng tương đối khá, gần tương đương với phân hữu cơ. Hàm lượng của tất cả các chỉ tiêu kim loại
nặng trong mẫu phân bón và mẫu nước rỉ rác đều ở mức độ an toàn cho đất, cây trồng và đều nhỏ hơn
nhiều so với tiêu chuẩn môi trường cho phép hiện hành. Xử lí rác thải bằng chế phẩm EM2 có bổ sung
thêm vôi, N, P, K làm tăng tốc độ phân hủy rác thải và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn làm phân
bón tốt cho cây trồng.
Từ khóa: Chất thải sinh hoạt, chế phẩm VSV, môi trường.
I. Đặt vấn đề
Ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt đang
trở thành một vấn đề nan giải, rất cần triển khai
các đề tài nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xử lí
rác thải sinh hoạt nhằm tăng tỉ lệ tái chế, tái sử
dụng rác thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ở
Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa
trong những năm gần đây phát triển rất nhanh. Dân
số tăng lên nhanh chóng đặc biệt là tại các khu đô
thị, các thành phố lớn. Năm 2004, dân số cả nước
là 82,09 triệu người, đến năm 2006 đã là 84,11
triệu người. Sự phát triển dân số tất yếu kéo theo
sự gia tăng về rác thải sinh hoạt. Vấn đề xử lí rác
thải đang trở thành một vấn đề được quan tâm, đặc
biệt là tại các thành phố và các khu dân cư tập
trung. Tỉnh Thái Nguyên với dân số 1,2 triệu
người, tốc độ gia tăng dân số hàng năm là
0,7%/năm. Thành phố Thái Nguyên là nơi tập
trung nhiều trường đại học, nằm trên đầu mối giao
thông quan trọng của miền Bắc và là trung tâm
văn hóa của các tỉnh miền núi phía Bắc. Sự gia
tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, đặc
biệt là sự tập trung đông dân cư ở các vùng trung
tâm gây ra sự quá tải về rác thải khiến vấn đề xử lí
rác thải sinh hoạt ở những nơi đó trở thành một vấn
đề được quan tâm đặc biệt. Cùng với sự phát triển
của khoa học và công nghệ, rác thải thải ra có thể
được tái chế, tái sử dụng. Việc xử lí rác thải tạo
thành phân bón không chỉ tận dụng được nguồn tài
nguyên rác thải, mà còn đem lại nhiều lợi ích về
kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường.
Mục tiêu của nghiên cứu:
- Điều tra, đánh giá nguồn chất thải nhằm xác
định thành phần, tỉ lệ chất thải sinh hoạt làm cơ sở
đề xuất hướng sử dụng, tái chế chất thải sinh hoạt.
- Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm vi sinh
vật (VSV) để xử lí rác thải hữu cơ làm phân bón,
tăng hiệu quả kinh tế sử dụng tài nguyên là rác thải
và góp phần bảo vệ môi trường.
II. Vật liệu, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
1. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá, xác định số lượng, phân
loại thành phần, tỉ lệ chất thải sinh hoạt khu dân cư
tập trung khu vực cổng trường Đại học Nông Lâm
– Đại học Thái Nguyên.
- Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm VSV
để xử lí rác thải sinh hoạt hữu cơ làm phân bón và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sau đó sử dụng
chế phẩm VSV có triển vọng nhất xử lí rác thải
sinh hoạt hữu cơ có bổ sung đạm, lân và vôi nhằm
tạo ra sản phẩm phân bón chất lượng cao hơn phục
vụ sản xuất nông nghiệp.
52(4): 105 - 109 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
2
2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Thu gom, phân loại thành phần chất thải sinh
hoạt tại bãi rác khu dân cư tập trung theo phương
pháp phân loại trực tiếp và cân trọng lượng.
- Thí nghiệm 1: Xử lí rác thải hữu cơ bằng một
số chế phẩm VSV hữu hiệu.
Thí nghiệm nghiên cứu gồm 5 công thức xử lí
VSV, 3 lần nhắc lại. Trọng lượng rác hữu cơ cho
mỗi công thức là 15 kg (đựng trong thùng nhựa có
đục lỗ nhỏ ở đáy). Các công thức: 1. Mẫu đối
chứng - Không xử lí VSV; 2: Xử lí EM Bokashi
của Trung tâm ứng dụng Khoa học Công nghệ
Thái Nguyên (dạng bột); 3: Xử lí EM2 của
Trung tâm ứng dụng Khoa học công nghệ Thái
Nguyên (dạng nước); 4: Xử lí chế phẩm VSV tổng
hợp của trường Đại học Nông nghiệp I (dạng
nước); 5: Xử lí chế phẩm VSV tổng hợp của
trường Đại học Nông nghiệp I (dạng bột) 2%.
- Thí nghiệm 2: Xử lí rác thải sinh hoạt hữu cơ
bằng chế phẩm VSV tốt nhất trong thí nghiệp 1 bổ
sung thêm vôi, phân khoáng nhằm tạo sản phẩm
phân bón tốt hơn phục vụ nông nghiệp.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, 3 lần nhắc lại.
Trọng lượng rác hữu cơ 1 công thức là 15 kg.
Các công thức: 1. (Đối chứng): Xử lí rác thải
hữu cơ bằng EM2; 2. Đối chứng + 1% N; 3. Đối
chứng + 2% P
2
O
5
; 4: Đối chứng + 2% CaO; 5:
Đối chứng + 1% N + 2% P
2
O
5
+
2% CaO.
III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
1. Thành phần rác thải khu dân cƣ tập trung
Số liệu nghiên cứu thể hiện ở bảng 1 cho
thấy: Thành phần chất thải sinh hoạt khu dân cư
rất đa dạng, tỉ lệ mỗi loại cũng rất khác nhau.
Trong đó tỉ lệ rác thải hữu cơ cao nhất với gần
67%, sau đó đến các loại khác như: tạp chất, xỉ
than, nhựa nilon, giấy loại
2. Kết quả nghiên cứu xử lí rác thải sinh hoạt hữu
cơ bằng một số chế phẩm VSV hữu hiệu
Trọng lượng rác thải hữu cơ được xử lí VSV
hữu hiệu đã giảm rõ rệt theo thời gian. Qua 2
tháng xử lí, trọng lượng hữu cơ giảm 60% - 70%,
trong đó rõ rệt nhất là công thức 3 và công thức 4.
Trong các loại chế phẩm vi sinh vật, chế phẩm
EM2 và EM - Bokashi có tác dụng làm giảm thể
tích rác thải nhiều nhất, giảm 19% - 22% so với
đối chứng.
Công thức 3 và công thức 4 có tỉ lệ sản phẩm
hữu cơ qua sàng < 2mm lớn nhất. Các công thức 2
và 5 tỉ lệ trọng lượng sản phẩm hữu cơ qua sàng <
2mm cao hơn 50% nhưng chưa có sự khác biệt rõ
rệt so với đối chứng.
Chất lượng sản phẩm phân bón chế biến từ rác
thải được xử lí VSV hữu hiệu đều có chất lượng
tương đối khá đạt
yêu cầu về chất lượng, gần
tương đương với phân hữu cơ và phân chuồng chất
lượng trung bình. Nước rỉ rác qua xử lí VSV vẫn
có hàm lượng chất dinh dưỡng NPK khá cao.
Qua thí nghiệm 1 có thể nhận thấy rằng chế
phẩm EM2 là chế phẩm tốt nhất.
3. Kết quả nghiên cứu xử lí rác thải sinh hoạt
hữu cơ bằng chế phẩm EM2 và có bổ sung
thêm vôi và phân khoáng
Tỉ lệ qua sàng 2 mm tại các công thức tương
đối cao, nhiều nhất là tại công thức có bổ sung
thêm vôi (64,7%) và thấp nhất là tại công thức có
thêm P
2
O
5
(59,3%), sai khác rõ rệt so với công
thức đối chứng ở mức xác suất 99%. Các công
thức đều cho kết quả tỉ lệ trọng lượng sản phẩm
hữu cơ qua sàng < 2 mm cao hơn 50% và có sự
khác biệt rõ rệt so với đối chứng.
Bảng 1. Thành phần rác thải sinh hoạt tại khu dân cư cổng trường Đại học Nông Lâm (Đơn vị: %)
TT
Tỉ lệ
Tuần
Chất
hữu cơ
Giấy bìa,
giấy báo
Nhựa,
túi nilon
Thủy
tinh
Kim
loại
Xỉ
than
Các tạp
chất khác
Tổng số
1
Tuần 1
62,38
2,12
8,50
0,12
0,20
5,70
20,98
100,00
2
Tuần 2
70,16
1,84
5,80
-
-
8,40
13,80
100,00
3
Tuần 3
69,50
2,60
6,65
-
0,16
10,08
11,01
100,00
4
Tuần 4
65,78
3,50
7,15
0,51
-
7,20
15,86
100,00
Trung bình
66,96
2,52
7,03
0,16
0,09
7,85
15,41
100,00
52(4): 105 - 109 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
3
Bảng 2. Ảnh hưởng của xử lí chế phẩm VSV đến trọng lượng rác hữu cơ
(Đơn vị: kg)
TT
Công thức thí nghiệm
Trọng lƣợng rác thải sau xử lí VSV
So sánh trọng
lƣợng cuối
cùng (%)
Trƣớc
xử lí
10
ngày
20
ngày
30
ngày
40
ngày
50
ngày
60 ngày,
kết thúc
1
Không xử lí - Đ/c
15,0
11,7
8,4
6,6
6,2
5,9
5,8
100,00
2
Xử lí EM Bokashi
15,0
12,5
9,2
7,2
6,5
5,5
5,4
93,10
3
Xử lí EM
2
15,0
11,6
7,3
5,7
5,4
4,6
4,5
77,59
4
Xử lí chế phẩm VSV
tổng hợp dạng bột
15,0
12,4
8,7
6,5
5,3
4,8
4,8
82,76
5
Xử lí chế phẩm VSV
tổng hợp dạng nước
15,0
13,1
9,6
7,5
6,8
5,4
5,3
91,38
LSD
0,05
0,55
LSD
0,01
0.78
Bảng 3. Ảnh hưởng của xử lí chế phẩm VSV đến thể tích rác hữu cơ (Đơn vị: dm
3
)
TT
Công thức
thí nghiệm
Thể tích rác thải sau xử lí VSV
So sánh thể tích
cuối cùng (%)
Trƣớc
xử lí
10
ngày
20
ngày
30
ngày
40
ngày
50
ngày
60 ngày,
kết thúc
1
Không xử lí - Đ/c
35,63
27,33
24,71
18,40
14,25
12,86
12,86
100,00
2
Xử lí EM Bokashi
35,63
27,18
22,34
16,25
12,36
10,39
10,39
81,17
3
Xử lí EM
2
35,63
25,59
18,78
14,28
10,57
10,05
10,05
78,15
4
Xử lí chế phẩm VSV
tổng hợp dạng bột
35,63
28,83
21,81
15,50
12,63
11,64
11,64
90,51
5
Xử lí chế phẩm VSV
tổng hợp dạng nước
35,63
27,35
20,16
14,81
12,71
12,46
12,46
96,89
LSD
0,05
2,19
LSD
0,01
3,39
Bảng 4. Thành phần sản phẩm làm phân bón đã qua xử lí phơi khô từ 1kg sản phẩm tươi
TT
Công thức
thí nghiệm
Tổng trọng lƣợng sản
phẩm hữu cơ dạng
khô, A
0
10%
Trọng lƣợng sản phẩm hữu
cơ qua sàng (< 2 mm)
Trọng lƣợng sản phẩm hữu
cơ trên sàng (≥ 2 mm)
kg
kg
%
kg
%
1
Không xử lí - Đ/c
0,38
0,19
50,00
0,19
50,00
2
Xử lí EM Bokashi
0,38
0,20
52,38
0,18
47,62
3
Xử lí EM
2
0,45
0,28
62,96
0,17
37,04
4
Xử lí chế phẩm VSV
tổng hợp dạng bột
0,43
0,25
58,85
0,18
41,15
5
Xử lí chế phẩm VSV
tổng hợp dạng nước
0,40
0,21
52,96
0,19
47,04
LSD
0,05
0,05
LSD
0,01
0,08
52(4): 105 - 109 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
4
Bảng 5. Thành phần chất dinh dưỡng trong sản phẩm phân bón và nước rỉ từ rác thải hữu cơ có xử lí vi sinh vật
TT
Tên mẫu
VCK (%)
pH
KCL
N (%)
P
2
O
5
(%)
K
2
O (%)
I
Mẫu sản phẩm phân bón
1
Không xử lí - Đ/c
21,38
7,93
0,441
0,274
0,344
2
Xử lí EM Bokashi
20,13
7,61
0,460
0,236
0,365
3
Xử lí EM
2
19,10
8,13
0,422
0,261
0,592
4
Xử lí chế phẩm VSV tổng hợp dạng bột
20,77
7,77
0,433
0,269
0,566
5
Xử lí chế phẩm VSV tổng hợp dạng nước
22,61
8,19
0,441
0,298
0,795
II
Mẫu nước rỉ rác
1
Không xử lí - Đ/c
-
8,95
0,043
0,022
0,016
2
Xử lí EM Bokashi
-
8,83
0,043
0,018
0,010
3
Xử lí EM
2
-
8,97
0,046
0,024
0,011
4
Xử lí chế phẩm VSV tổng hợp dạng bột
-
9,05
0,036
0,028
0,014
5
Xử lí chế phẩm VSV tổng hợp dạng nước
-
9,20
0,048
0,024
0,012
Bảng 6. Thành phần sản phẩm làm phân bón từ rác thải được xử lí EM2 có bổ sung vôi, phân khoáng (sản phẩm
qua xử lí phơi khô, từ 1kg sản phẩm tươi)
TT
Công thức thí nghiệm
Tổng trọng lƣợng sản
phẩm hữu cơ dạng
khô, A
0
10%
Trọng lƣợng sản
phẩm hữu cơ qua
sàng (< 2 mm)
Trọng lƣợng sản
phẩm hữu cơ trên
sàng (≥ 2 mm)
kg
kg
%
kg
%
1
Đối chứng (xử lí EM
2
)
0.40
0,25
62,8
0,15
37,2
2
Đ/c + 1% N
0,38
0,25
64,5
0,13
35,5
3
Đ/c + 2% P
2
O
5
0,45
0,27
59,3
0,18
40,7
4
Đ/c + 2% CaO
0,36
0,23
64,7
0,13
35,3
5
Đ/c + 1%N+ 2% P
2
O
5
+ 2%CaO
0,46
0,27
59,5
0,19
40,5
LSD
0,05
0,04
LSD
0,01
0,07
Bảng 7. Thành phần chất dinh dưỡng trong sản phẩm phân bón từ rác thải hữu cơ có xử lí EM
2
có bổ sung vôi,
phân khoáng
TT
Tên mẫu
VCK (%)
pH
KCL
N (%)
P
2
O
5
(%)
K
2
O (%)
I
Mẫu sản phẩm phân bón
1
Đối chứng (xử lí EM
2
)
21,98
7,95
0,441
0,274
0,344
2
Đ/c + 1% N
22,13
7,11
0,660
0,236
0,365
3
Đ/c + 2% P
2
O
5
19,45
6,43
0,422
0,461
0,442
4
Đ/c + 2% Ca0
22,28
8,62
0,389
0,227
0,352
5
Đ/c +1%N+ 2% P
2
O
5
+ 2%CaO
19,16
8,29
0,641
0,398
0,435
52(4): 105 - 109 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
109
Bảng 8. Thành phần một số kim loại nặng trong sản phẩm phân bón và nước rỉ từ rác thải hữu cơ có xử lí VSV
TT
Tên mẫu
Pb
Cd
As
Cu
I
Mẫu sản phẩm phân bón
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
1
Không xử lí - Đ/c
0,413
0
0,203
2,268
2
Xử lí EM Bokashi
0,403
0
0,357
1,964
3
Xử lí EM
2
0,473
0
0,259
2,362
4
Xử lí chế phẩm VSV tổng hợp dạng bột
0,461
0
0,151
2,096
5
Xử lí chế phẩm VSV tổng hợp dạng nước
0,472
0
0,457
2,691
II
Mẫu nước rỉ rác
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
1
Không xử lí - Đ/c
0,400
0
56,60
4,400
2
Xử lí EM Bokashi
0,200
0
37,80
2,200
3
Xử lí EM
2
0,100
0
32,11
2,000
4
Xử lí chế phẩm VSV tổng hợp dạng bột
0,136
0
21,78
3,750
5
Xử lí chế phẩm VSV tổng hợp dạng nước
0,326
0
53,30
3,200
Tài liệu tham khảo
[1]. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên (2006). NXB
Thống kê.
[2]. TCVN 7209-2002 và TCVN 6773-2000 về chất
lượng môi trường đất, phân bón và nước.
[3].Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ,
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên (2006),
Công nghệ vi sinh vật hữu hiệu E.M + Quy trình kỹ thuật
sử dụng chế phẩm E.M trong sản xuất và đời sống.
[4]. Lương Đức Phẩm (2002), Vi sinh vật và an toàn vệ
sinh thực phẩm. NXB Nông nghiệp.
[5]. Đào Châu Thu (2006), Báo cáo kết quả đề tài cấp
nhà nước của Trường ĐHNN I Hà Nội về ứng dụng
VSV xử lí rác thải và bảo vệ môi trường. Đại học Nông
nghiệp I Hà Nội.
[6].Teruo Higa,Technology of Effective
Microorganisms: Concept and Phisiology (2002). Royal
Agricultural College, Cirencester, UK.
52(4): 3 - 12 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
4
Summary
A RESEARCH ON USING ORGANIC SUBSTANCE RESOLVING MICRO-ORGANISM TO TREAT
HOUSEHOLD GARBAGE TO PRODUCE FERTILIZERS AND PROTECT THE ENVIRONMENT
The household garbage from residential quarters is very multiform, in which organic garbage accounts for
67%. This plays an important part in analyzing and producing micro-organic fertilizers used in farming.
Household garbage treated by micro-organic reduces itself 60 - 70% in weight and volume. Among the products
used EM2 product, powdered micro-organic products are the most effective. The proportion of organic products
under 2 millimeters in size accounts for from 58.85% to 62.96%. Quality of the fertilizers produced from
household garbage and well-treated with micro-organism is as relatively good as organic fertilizers. Content of all
heavy metals in fertilizer samples and in seeping water from the garbage is safe for the land, plants and much
lower than the current environmental standard. Resolving household garbage by EM2 product with lime, NPK
still ensures the process of disintegration and produces high quality products to fertilize plants.