Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỈNH TRANG HỆ THỐNG CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.2 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

NGUYỄN HỮU TRUNG

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
CHỈNH TRANG HỆ THỐNG CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
**************

NGUYỄN HỮU TRUNG

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỈNH TRANG HỆ
THỐNG CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ
MINH

Ngành: Cảnh Quan Và Kĩ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Minh Trung
TS. Đinh Quang Diệp

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
HO CHI MINH AGRICULTURE AND FORESTRY UNIVERSITY
FACULTY OF ENVIRONMENT AND NATURAL RESOURCES
**************

NGUYEN HUU TRUNG

SURVEYING THE SITUATION AND PROPOSE
RESOLUTION REPLENISHING SYSTEM OF STREET TREES
IN THE AREA OF DISTRICT 1, HO CHI MINH CITY

GRADUATION ESSAY
Department of Landscaping and Environmental Horticulture

Instructor: TS. Le Minh Trung
TS. Dinh Quang Diep

Ho Chi Minh City
July/ 2011


ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình, giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè. Để hoàn
thành tốt luận văn này tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Các thầy cô đã giảng dạy lớp DH07CH suốt bốn năm học tại trường
Các thầy cô trong Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật Hoa viên
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Minh Trung, Phó phòng kĩ
thuật Công ty TNHH MTV Công Viên Cây Xanh Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ
và hướng dẫn tôi rất tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp cũng
như trong cả quá trình học tập.
Xin cảm ơn toàn thể các bạn lớp DH07CH đã luôn giúp đỡ trong quá trình học tập
cũng như trong thời gian làm luận văn.
Sau cùng tôi vô cùng biết ơn cha mẹ và gia đình đã luôn ở bên cạnh tôi động viên
tinh thần và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có được thành quả như hôm nay.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 07 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Hữu Trung

iii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp chỉnh trang hệ thống
cây xanh đường phố trên địa bàn Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện
tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15/02/2011 đến ngày 11/07/2011.
Qua quá trình điều tra, khảo sát, thu thập và tổng hợp số liệu nhằm thực hiện

chuyên đề, chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:
Hiện trạng cây xanh đường phố, cơ sở hạ tầng trên 24 tuyến đường trên địa bàn
Quận I: số cây, chủng loại, chiều cao, đường kính, cự ly (m/cây), mật độ trung bình…
Đánh giá hiện trạng về tình hình cây xanh và cơ sở hạ tầng trên 24 tuyến đường đã
khảo sát.
Đưa ra một số biện pháp nhằm quy hoạch và chỉnh trang hệ thống cây xanh đường
phố trên các tuyến đường đã khảo sát. Xây dựng mô hình bố trí cây xanh cho tuyến
đường Võ Văn Kiệt.

iv


ABSTRACT
The research subject: “Surveying the situation and propose solutions replenishing the
street trees system in the area of District 1 - Ho Chi Minh City " has been done at
District 1, Ho Chi Minh City from February 15, 2011 to July 11, 2011.
We have obtained some results as follows:
-

Current status of street trees, the infrastructure on 24 routes at District 1:
number of plants, species, height, diameter, distance (m / tree), medium
density…

-

Evaluating the current situation of trees and infrastructure on the 24 routes as
surveyed.

-


Proposing some solutions of planning and replenishment the street trees system
on the route investigated. Building tree layout models for Vo Van Kiet route.

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ............................................................................................................................. i 
Tóm tắt đề tài .................................................................................................................... iv 
Mục lục ............................................................................................................................. vi 
Danh sách các bảng ........................................................................................................... ix 
Danh sách các biểu ............................................................................................................ ix 
Danh sách các hình ............................................................................................................. x 
Chương 1 ............................................................................................................................ 1 
GIỚI THIỆU...................................................................................................................... 1
Chương 2 ............................................................................................................................ 3 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................. 3 
2.1.  Sơ lược về hệ thống cây xanh đường phố trên địa bàn Quận 1. ...........................3 
2.2.  Lịch sử nghiên cứu mảng xanh đô thị đô thị .........................................................3 
2.2.1. 

Tình hình nghiên cứu mảng xanh đô thị trên thế giới................................................3 

2.2.2. 

Tình hình nghiên cứu mảng xanh đô thị tại Việt Nam ..............................................4 

2.3.  Vai trò của cây xanh đường phố............................................................................5 
2.4.  Điều kiện tự nhiên của thành phố Hồ Chí Minh ...................................................5 

2.4.1. 

Vị trí địa lý .................................................................................................................6 

2.4.2. 

Địa hình......................................................................................................................6 

2.4.3. 

Khí hậu. thời tiết ........................................................................................................6 

2.4.4. 

Địa chất, đất đai .........................................................................................................8 

2.4.5. 

Nguồn nước, thủy văn................................................................................................9 

2.4.6. 

Thảm thực vật ..........................................................................................................11 

2.5.  Danh mục cây cấm trồng .....................................................................................11 
2.6.  Danh mục cây hạn chế trồng ...............................................................................13 
Chương 3 .......................................................................................................................... 15 

vi



MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 15 
3.1.  Mục tiêu ...............................................................................................................15 
3.2.  Nội dung ..............................................................................................................15 
3.3.  Phương pháp thực hiện ........................................................................................15 
3.3.1 

Phương pháp ngoại nghiệp ......................................................................................15 

3.3.2 

Phương pháp nội nghiệp ..........................................................................................16 

3.3.3. 

Đề xuất giải pháp .....................................................................................................17 

3.3.4. 

Xây dựng mô hình ...................................................................................................17 

Chương 4 .......................................................................................................................... 18 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 18 
4.1. Tình hình đường phố và hạ tầng liên quan đến cây xanh trên địa bàn Quận 1 ......18 
4.2. Hiện trạng cây xanh đường phố trên địa bàn Quận 1 .............................................19 
4.3. Phân bố cây xanh đường phố trên địa bàn Quận 1 theo cấp cỡ kính và chiều cao .23 
4.3.1. 

Phân bố cấp cỡ kính cây xanh đường phố tại Quận 1..............................................32 


4.3.2. 

Phân bố chiều cao cây xanh đường phố trên địa bàn quận 1 ...................................33 

4.4. Cự ly cây trồng đường phố và phân hạng các tuyến đường trên địa bàn Quận 1...34 
4.5.  Nhận xét về hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn Quận I .................................37 
4.5.1. 

Ưu điểm ...................................................................................................................38 

4.5.2. 

Nhược điểm .............................................................................................................38 

4.6.  Chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh đường phố.....................................................39 
4.7.  Các giải pháp bố trí cây xanh đường phố ............................................................40 
4.7.1. 

Tuyến đường Võ Văn Kiệt (Đại Lộ Đông Tây).......................................................40 

4.7.2. 

Các tuyến đường khác .............................................................................................43 

Chương 5 .......................................................................................................................... 45 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 45 
5.1.  Kết luận ...............................................................................................................45 
5.2.  Kiến nghị .............................................................................................................46 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 47 


vii


PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 48 

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1: Bảng danh mục thực vật trên địa bàn Quận 1 .................................................. 20
Bảng 4.2: Bảng phân loại hệ thống cây xanh đường phố tại Quận 1................................ 22
Bảng 4.3: Phân loại vỉa hè có cây xanh đường phố trên địa bàn Quận 1 ......................... 27
Bảng 4.4: Tổng hợp cây xanh đường phố trên địa bàn Quận 1 ........................................ 28
Bảng 4.5: Bảng mã hoá các tuyến đường.......................................................................... 30
Bảng 4.6: Hiện trạng chỉ tiêu mật độ cây xanh đường phố trên địa bàn Quận 1 .............. 36

DANH SÁCH CÁC BIỂU
Biểu

Trang

Biểu đồ 4.1: Phân bố lượng cây xanh đường phố giữa các tuyến đường trên địa bàn
Quận 1 ............................................................................................................................ 31
Biểu đồ 4.2: Phân bố cây xanh đường phố giữa các tuyến đường tại Quận 1 theo cấp
cỡ kính ............................................................................................................................ 32
Biểu đồ 4.3: Phân bố cây xanh đường phố trên địa bàn Quận 1 theo cấp chiều cao ........ 33


ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Cây sinh trưởng kém ........................................................................................ 20
Hình 4.2: Hiện tượng mục gốc ở cây dầu rái ................................................................... 21
Hình 4.3: Cành cây vướng dây điện gây nguy hiểm ........................................................ 21
Hình 4.4: Mô hình cây xanh đường phố trên tuyến đường Võ Văn Kiệt ........................ 42
Hình 4.5: Hiện trạng đường Võ Văn Kiệt ........................................................................ 42

x


Chương 1
GIỚI THIỆU
Hiện nay tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, môi trường ngày càng ô nhiễm trầm
trọng do diện tích đất dành cho mảng xanh bị thu hẹp thay vào đó các quỹ đất đều
được dành cho xây dựng nhà ở và các công trình kiến trúc khác.
Hệ thống đường giao thông nhỏ hẹp đã tác động không nhỏ đến việc hình thành
hệ thống mảng xanh một cách hợp lí và đảm bảo tiêu chuẩn.
Cùng nằm trong xu thế phát triển đó với nền kinh tế phát triển nhanh chóng và
vượt bậc của thành phố Hồ Chí Minh. Với tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh nhưng
đi kèm với đó là sự thu hẹp dần của hệ thống mảng xanh làm cho cuộc sống của
người dân càng trở nên ngột ngạt.
Quận 1 là một quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, sự phát triển kinh tế
diễn ra nhanh chóng làm cho diện tích đất ở đây dành cho cây xanh đường phố rất ít
ỏi. Thêm vào đó khi có các dự án xây dựng thì quỹ đất dành cho cây xanh rất ít vì
giá đất cao và những dự án chỉ xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ cho nhu
cầu nhà ở của người dân, mà không quan tâm đến diện tích dành cho cây xanh.

Thêm vào đó hệ thống cây xanh đường phố trên địa bàn quận 1 đã được quy
hoạch từ rất lâu mà ít có sự thay đổi hoặc thay đổi không nhiều lắm. Ở đây còn tồn
tại một bộ phận cây xanh đường phố được trồng từ lâu và hiện nay đã không còn
phù hợp. Vẫn tồn tại một số loài cây nằm trong danh mục cấm trồng: cây có chất
độc, chất gây dị ứng, chất gây nghiện, cây có trái to, cây dòn dễ gãy… và hạn chế
trồng: cây ăn trái, cây rụng lá…
Nhu cầu về mảng xanh, nơi vui chơi giải trí và sinh hoạt cộng đồng của người
dân ngày càng tăng trong khi diện tích mảng xanh càng bị thu hẹp. Hệ thống cây

1


xanh đường phố trở thành mối quan tâm chung, cây xanh đường phố tạo nên vẻ đẹp
và bộ mặt cho thành phố.
Xây dựng được hệ thống cây xanh đường phố hợp lí, phù hợp với nhu cầu và
nguyện vọng của người dân là vấn đề cấp thiết, đảm bảo cho sự phát triển và tồn tại
của thành phố. Đồng thời giải quyết các vấn đề hiện nay như: ô nhiễm tiếng ồn và
khói bụi, sự thu hẹp của diện tích mảng xanh.
Được sự đồng ý của Bộ môn Cảnh quan và kĩ thuật hoa viên, Khoa môi trường
và tài nguyên, Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp chỉnh trang hệ thống cây xanh
đường phố trên địa bàn Quận 1– TP. HCM”.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.


Sơ lược về hệ thống cây xanh đường phố trên địa bàn Quận 1.
Cây xanh đường phố trên địa bàn Quận 1 được trồng cùng với sự hình thành và

phát triển của TP. HCM trải qua nhiều biến cố của lịch sử hệ thống cây xanh qua
nhiều lần thay thế và trồng mới đã có nhiều thay đổi và có diện mạo như hiện nay.
Hệ thống cây xanh đường phố trên địa bàn Quận 1 hiện nay vẫn còn nhiều bất
cập và được quan tâm đúng mức.
Một bộ phân không nhỏ người dân chưa nắm bắt được hết ý nghĩa và tầm quan
trọng của hệ thống cây xanh đường phố, làm cho cây xanh đường phố bị xâm hại
nghiêm trọng. Sự suy giảm cây xanh đường phố càng trở nên trầm trọng hơn.
Hầu hết cây xanh đường phố trên địa bàn quận nhất được trồng từ rất lâu nên
hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập:
+ Cây bị già cỗi
+ Tồn tại một số loài cây không phù hợp
+ Một số loài gây nguy hiểm cho người dân: Cây có chất độc, cây có gai, cành
nhánh dòn dễ gãy…
Đường xá ngày càng chật hẹp phương tiện giao thông ngày càng tăng nên gánh
nặng về giao thông đã làm cho diện tích cây xanh ngày càng trở nên ít ỏi. Tốc độ đô
thị hóa nhanh đất dành cho cây xanh phải nhường chỗ cho các công trình kiến trúc.
2.2.

Lịch sử nghiên cứu mảng xanh đô thị đô thị

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu mảng xanh đô thị trên thế giới

Từ xa xưa loài người đã biết sử dụng cây xanh để trang trí cảnh quan. Người Ai
Cập, Hy Lạp, Trung Hoa và La Mã đã sử dụng cây xanh trong việc trang trí tượng
đài, xây dựng các vườn cho các công trình kiến trúc.


3


Sự phát triển trong quá khứ của cây xanh đô thị chỉ tập trung vào việc trồng
cây, bảo quản kiến trúc cảnh quan.
Năm 1965, Jorgensen đã đưa ra định nghĩa về Lâm nghiệp đô thị ở Canada như
sau:
“Lâm nghiệp đô thị không chỉ liên hệ đến các cây xanh đô thị hay quản trị các
cây cá lẻ mà còn quản lý cây xanh trên toàn bộ diện tích chịu ảnh hưởng và sử dụng
bởi quần thể cư dân đô thị…”
Đến đầu những năm 1970, lâm nghiệp đô thị mới được thừa nhận là một ngành
trong lâm nghiệp.
Năm 1972, hiệp hội các nhà lâm nghiệp Hoa Kỳ lập ra nhóm hoạt động về lâm
nghiệp đô thị.
Năm 1978, Hiến chương lâm nghiệp phối hợp xem lâm nghiệp đô thị và ngành
trồng cây là một thể thống nhất và đã đưa ra định nghĩa: “Lâm nghiệp đô thị nghĩa
là trồng, tạo lập, bảo vệ và quản trị cây xanh và các thực vật kết hợp dưới dạng cá
thể, nhóm nhỏ hay dưới hoàn cảnh rừng trong các thành phố, ngoại ô của thành phố
và nông thôn ngoại thành”.
Năm 1988, bên cạnh việc đưa ra khái niệm “Tổng thể rừng”, Miller đưa ra các
định nghĩa phân biệt giữa lâm nghiệp nông thôn và lâm nghiệp đô thị, lâm nghiệp
cộng đồng, lâm nghiệp vành đai xám, kỹ nghệ xám, và lâm nghiệp nhiều tiện ích.
Ngày nay lâm nghiệp đô thị đã và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, nó trở
thành một nhu cầu bức thiết của nhân loại trong xã hội hiện đại.
2.2.2.

Tình hình nghiên cứu mảng xanh đô thị tại Việt Nam

Ở Việt Nam, quá trình nghiên cứu phát triển trồng cây xanh đã có từ lâu đời.

Trong thời kì phong kiến, các cung điện, lăng tẩm và các vườn thượng uyển đều
được trồng cây xanh và hiện nay vẫn còn tồn tại ở một số khu di tích.
Sự phát triển của cây xanh đô thị ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu vào thời kì
Pháp thuộc, khi mà quá trình xây dựng đô thị ở cả 3 miền bắt đầu.

4


Trải qua 2 cuộc chiến tranh lâu dài giành lại độc lập, sau khi hoà bình thì sự
nghiệp nghiên cứu về cây xanh đô thị mới trở nên mạnh mẽ hơn đặc biệt là ở Thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng của hai thành phố lớn với dân cư đông, khói
bụi và tiếng ồn do giao thông và các khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên. Yêu
cầu xây dựng các khu dân cư, chỉnh trang đô thị là điều tất yếu đòi hỏi tăng diện
tích mảng xanh nhằm cân bằng hệ sinh thái trong đô thị.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã có rất nhiều đề tài, giáo trình nói đến
vai trò quan trọng của việc trồng cây trong đô thị.
Việc hình thành một chiến lược phát triển hệ thống mảng xanh đô thị, giữ gìn
khoảng không gian xanh, một chiến lược phát triển ổn định và nhất quán trên cơ sở
điều tra nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện hệ thống mảng xanh đô thị trên
các đô thị lớn là vấn đề cấp bách.
2.3.

Vai trò của cây xanh đường phố
Cây xanh đường phố có vai trò rất quan trọng đối với cư dân đô thị trên nhiều

phương diện. Có thể chia lợi ích của cây xanh thành 4 nhóm:
Cải thiện khí hậu:
-


Điều hoà nhiệt độ

-

Ngăn chặn gió và sự di chuyển của không khí

-

Tăng độ ẩm

Giải quyết vấn đề kĩ thuật học môi sinh:
-

Hạn chế tiếng ồn

-

Hạn chế sự ô nhiễm

-

Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn

-

Kiểm soát sự chiếu sáng và phản chiếu

-

Kiểm soát giao thông


-

Thành phần cảnh quan, một bộ phận của kiến trúc đô thị

-

Kinh tế, xã hội

2.4.

Điều kiện tự nhiên của thành phố Hồ Chí Minh

5


2.4.1.

Vị trí địa lý

TP.Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý:
-

Từ 10010’’ – 10038" vĩ độ Bắc và 106022’’ – 106054’’ kinh độ Đông.

-

Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương.

-


Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.

-

Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.

-

Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.

-

Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

2.4.2.

Địa hình

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ
và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống
Nam và từ Ðông sang Tây.
Chia thành 3 tiểu vùng địa hình:
Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện
Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao
trung bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi
Long Bình (quận 9).
Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các
quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung
bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.

Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội
thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn.
Vùng này có độ cao trung bình 5-10m.
Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá
đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
2.4.3.

Khí hậu. thời tiết

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng
như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ
cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi

6


trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua
các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí
Minh như sau:
Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng
trung bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270C. Nhiệt độ cao
tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao
nhất là tháng 4 (28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa
tháng 12 và tháng 1 (25,70C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình
25-280C. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại
cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình
phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi
trường đô thị.
Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và

năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng
90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa
rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa
phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại
bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn
các quận huyện phía Nam và Tây Nam.
Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa
80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt
đối xuống tới 20%.
Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và
chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn
Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung
bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió BắcÐông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2,

7


tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam,
khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s.
Về cơ bản TP. HCM thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi
hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh
hưởng ở mức độ nhẹ.
2.4.4.

Địa chất, đất đai

Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai tướng trầm tích-trầm
tích Pleieixtoxen và trầm tích Holoxen.
Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây

Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình
Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ.
Ðiểm chung của tướng trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng,
cao từ 20-25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam. Dưới tác
động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt
động của con người, qua quá trình xói mòn và rữa trôi..., trầm tích phù sa cổ đã phát
triển thành nhóm đất mang những đặc trưng riêng. Nhóm đất xám, với qui mô hơn
45.000 ha, tức chiếm tỷ lệ 23,4% diện tích đất thành phố.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu;
đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu chiếm
phần lớn diện tích. xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt
nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến động sâu từ
1-2m đến 15m. Ðất chua, độ pH khoảng 4,0-5,0. Ðất xám tuy nghèo dinh dưỡng,
nhưng đất có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng
nông lâm nghiệp, có khả năng cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao, nếu áp dụng
biện pháp luân canh, thâm canh tốt. Nền đất xám, phù hợp đối với sử dụng bố trí
các công trình xây dựng cơ bản.
Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm
tích này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi
bồi... nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích

8


15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn (45.500 ha
(23,6). Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần
biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
2.4.5.

Nguồn nước, thủy văn


Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành
phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển.
Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi
nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000
km2. Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ
lên tới 10.000 m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt chính
của thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua
Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành
phố dài 80 km. Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng
trung bình vào khoảng 54 m3/s.
Bề rộng của sông Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu
tới 20m. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng, bởi
hệ thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng
Nai và sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam. Nó
chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính: ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình
2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái,
dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè
ra vào bến cảng Sài Gòn.
Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch
chằng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch
Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò
Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn
các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp
3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp
cho việc tưới tiêu kết quả, giao lưu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện

9



các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan
sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn.
Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở
vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam
Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường
bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng chất
lượng nước không tốt lắm. Tuy nhiên, trong khu vực này, nước ngầm vẫn thường
được khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170-200m. Khu vực các quận
huyện 12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lượng nước ngầm rất dồi dào, chất lượng nước
rất tốt, thường được khai thác ở tầng 60-90m. Ðây là nguồn nước bổ sung quan
trọng của thành phố.
Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh
hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần,
theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác
động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu
vực nội thành.
Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao nhất là
tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông
nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến
đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng
của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều.
Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng
nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập
tràn và cống đóng-xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh
hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa. Dòng
chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6
lần so với tự nhiên.

10



Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả
năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm
nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích cây trồng
bằng việc tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mương,
đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3m, tăng thêm nguồn
cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố.
2.4.6.

Thảm thực vật

Trên cơ sở các yếu tố cơ bản của điều kiện tự nhiên ở thành phố Hồ Chí Minh,
như đã trình bày; người ta đã khái quát hóa thành ba kiểu sinh thái cảnh - kiểu lập
địa - mà, tương ứng với nó là ba hệ sinh thái thảm thực vật rừng tiêu biểu; rừng
nhiệt đới ẩm mưa mùa, rừng úng phèn và rừng ngập mặn.
Các thảm thực vật rừng nguyên sinh, hiện tại hầu như không còn; song sự tìm
hiểu nó sẽ giúp ích cho việc đánh giá tiềm năng điều kiện lập địa, xác định phương
hướng phục hồi và xây dựng các thảm thực vật đạt hiệu quả mong muốn, nhất là về
cảnh quan, môi trường sinh thái ở một Thành phố đông dân cư của vùng nhiệt đới.
2.5.

Danh mục cây cấm trồng
Danh mục cây cấm trồng trên đường phố thuộc địa bàn TP. Hồ Chí Minh

(Ban hành kèm theo quyết định số 44/2007/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 3 năm 2007
của Ủy ban nhân dân thành phố).
Mười sáu (16) loài cây sau đây cấm trồng mới trên vỉa hè đường phố: đây là
những cây có độc tố, có khả năng gây nguy hiểm cho người, phương tiện và công
trình.

Loài cây
Stt

Tên
VN

Vị trí
Họ thực vật

Tên khoa học

Vỉa


Dãy
phân
cách

01 Bả đậu Hura crepitans L.

Myrtaceae

x

x

02 Bàng

Euphorbiaceae x


x

x

Terminalia catappa L.

11

Ghi chú
Thân có gai,
nhánh giòn, dễ
gãy, mủ và hạt
độc.
Nhánh đâm


x

Bàng
nước

Fagraea crenulata
Maingay. ex. Cl.
Gleditschia fera
04 Bồ kết
(Lour.) Merr.
05 Bồ hòn Sapindus mukorossi
Gaertn.
Hevea brasiliensis
06 Cao su (A.Juss.) Muell. Arg.

03

ngang cản trở
giao thông, dễ
bị sâu, dễ ngã
đổ.

Loganiaceae

x

x

Caesalpiniaceae

x

x

x

x

Sapindaceae
Euphorbiaceae

x

x
x


07

Cô ca
cảnh

Erythroxylum
novagrana -tense
(Morris.) Hieron

Eurythroxylacea
e

x

08

Da,
Sung

Ficus spp.

Moraceae

x

9

Đủng
đỉnh


Caryota mitis Lour.

Arecaceae

x

Ceiba pentendra (l.)
Gaertn.

Bombacaceae

x

x

Strychnos nux vomica
L.

Loganiaceae

x

x

Pithecellobim dulce
(Roxb.) Benth.

Mimosaceae


x

x

10 Gòn


11
tiền
12

Me
keo

Sưng
Nam
13
bộ,
Son lu
14

Thông
thiên

Semecarpus
cochinchinensis Engl.
Thevetia peruviana
(Pres.) Merr.

Anacardiaceae


x

Apocynaceae

x

12

x

Thân có gai.
Thân có nhiều
gai rất to.
Quả gây độc.
Nhánh giòn,
dễ gãy, hạt có
chất độc.
Lá có chất
cocaine gây
nghiện.
Các loài Da có
rễ phụ làm hư
hại công trình
và dạng quả
sung ảnh
hưởng vệ sinh
môi trường.
Trái có chất
gây ngứa.

Nhánh giòn,
dễ gãy, trái
chín phát tán
gây ô nhiễm
môi trường.
Hạt có chất
strychnine gây
độc.
Thân và cành
nhánh có
nhiều gai.
Nhựa cây có
chất làm ngứa,
lở loét da.
Hạt, lá, vỏ cây
đều có chứa
chất độc.


Trúc
đào

15

Nerium oleander L.

Apocynaceae

x


Apocynaceae

x

Carissa carandas L.
16 Xiro

x

Thân và lá có
chất độc.
Thân và cành
nhánh có rất
nhiều gai.

Ghi chú: - x : Vị trí cấm trồng cây.
2.6.

Da trồng ở dãy phân cách phải được cắt tỉa, tạo hình.
Danh mục cây hạn chế trồng

Danh mục cây hạn chế trồng trên đường phố thuộc địa bàn TP. Hồ Chí
Minh (Ban hành kèm theo quyết định số 44/2007/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 3 năm
2007 của Ủy ban nhân dân thành phố).
Mười bốn loài cây sau đây hạn chế trồng trên vỉa hè và dãy phân cách đường
phố: đây là các loài cây ăn quả, cây tạo ra mùi gây ảnh hưởng tới sức khỏe và môi
trường hạn chế trồng nơi công cộng, chỉ được phép trồng theo quy hoạch xây dựng
đô thị, quy hoạch chuyên ngành cây xanh hoặc dự án được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
Loài cây

Stt

Tên VN

Tên khoa học

Vị trí
Họ thực vật

Vỉa


Dãy
phân
cách

01

Bạch đàn
Eucalyptus spp
(các loại)

Myrtaceae

x

x

02


Dừa

Cocos nucifera L.

Arecaceae

x

x

03

Gáo
trắng

Neolamarkia cadamba
(Roxb.) Bosser.

Rubiaceae

x

x

04

Gáo tròn

Haldina cordifolia
(Roxb.) Ridd.


Rubiaceae

x

x

13

Ghi chú
Cây cao, tán thưa,
nhỏ... ít phát huy
tác dụng tạo bóng
mát.
Cây có trái to có
thể rụng gây nguy
hiểm.
Nhánh giòn, dễ
gãy, quả mọng
rơi làm ảnh
hưởng vệ sinh
môi trường.
Nhánh giòn, dễ
gãy, quả mọng
rơi ảnh hưởng
đến vệ sinh môi
trường.


05

06

Keo lá
tràm
Keo tai
tượng

Acacia auriculaeformis
A. Cunn. Ex. Benth.

Mimosaceae

x

x

Acacia mangium Willd.

Mimosaceae

x

x

Mimosaceae

x

x


07

Keo lai

Acacia mangium x
Acacia
auriculaeformis.

08

Lọ nồi,
Đại
phong tử

Hydnocarpus
Anthelmintica Pierre .
Ex. Laness.

Flacourtiacea
e

x

x

09

Wrightia pubescen R.
Lòng
Br. spp lanati (BC.)

mức lông
Ngan.

Apocynaceae

x

x

10

Lòng
mức,
Thừng
mức

Wrightia annamensis
Eb. Et Dub.

Apocynaceae

x

x

11

Mò cua,
Sữa


Alstonia scholaris (L.)
R. Br.

Apocynaceae

x

x

12

Trôm hôi Sterculia foetida L.

Sterculiaceae

x

x

13

Trứng cá

Elaeocarpace
ae

x

x


14

Các loài
cây ăn
trái.

x

x

Muntingia calabura L.

Ghi chú: x : vị trí hạn chế trồng.

14

Nhánh giòn, dễ
tét.
Nhánh giòn, dễ
tét.
Nhánh giòn, dễ
tét.
Trái to rơi gây
nguy hiểm. Hạt
có chất trị bệnh
phong.
Nhánh giòn, dễ
gãy, trái chín phát
tán hạt có lông
gây ô nhiễm môi

trường.
Nhánh giòn, dễ
gãy, trái chín phát
tán hạt có lông
gây ô nhiễm môi
trường.
Nhánh giòn, rất
dễ gãy. Hoa có
mùi hắc, gây khó
chịu cho người.
Quả to, hoa có
mùi hôi.
Quả khuyến
khích trẻ em leo
trèo, rụng làm
ảnh hưởng vệ
sinh đường phố.
Cây có trái
khuyến khích trẻ
em leo trèo, trái
rụng gây ô nhiễm
môi trường.


×