Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC TƯỚI THẢM CỎ VÀ HOA NỀN CHO CẢNH QUAN TẠI TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************

TRẦN CHÍ TOÀN

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC TƯỚI THẢM
CỎ VÀ HOA NỀN CHO CẢNH QUAN
TẠI TP HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************

TRẦN CHÍ TOÀN

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC TƯỚI THẢM
CỎ VÀ HOA NỀN CHO CẢNH QUAN
TẠI TP HCM

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Giáo viên hướng dẫn: Ths. Trương Thị Cẩm Nhung

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011
i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY HO CHI MINH CITY

TRAN CHI TOAN

THE STUDY DETERMINED THE AMOUNT OF
IRRIGATION FOR LAWNS AND FLOWERS OF
LANDSCAPE IN HO CHI MINH CITY

DEPARTMENT OF LANDSCAPING
AND ENVIROMENTAL HORTICULTURE

GRADUATION THESIS

Advisor : Truong Thi Cam Nhung

HO CHI MINH CITY
JULY -2010
ii


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên xin chân thành gửi đến Ban Giám Hiệu, Khoa

Tài Nguyên Môi Trường, Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo môi trường
học tập có chất lượng, giúp em có nhiều kiến thức để chuẩn bị cho đề tài,
đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và thực hiện
đề tài này.
Trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn, đã được sự
hướng dẫn chu đáo, giúp đỡ tận tình của cô Trương Thị Cẩm Nhung đã
dành nhiều thời gian và công sức cho việc xây dựng và hoàn chỉnh luận
văn. Qua đây em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô đã tham gia
giảng dạy trong suốt khóa học, người thân trong gia đình, các ta bè đã
động viên, hỗ trợ về vật chất và tinh thần trong quá trình học tập, góp
phần quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thành đề tài này, mà trong
khuôn khổ luận văn chưa nêu hết được.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Chí Toàn

iii


TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu xác định lượng nước tưới thảm cỏ và hoa nền cho cảnh
quan tại thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện tại vườn ươm bộ môn Cảnh
quan và kỹ thuật hoa viên trường đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011.
Kết quả thu được như sau:
1. Cỏ Lông Heo (Zoysia tenuifolia) :
L = - 23996,988 + 760,281 . T + 1,361 . M
2. Cỏ Nhung Nhật (Zoysia japonica):

L = - 15948,416 + 474,122 . T + 3,402 . M
3. Cỏ Lá Gừng (Axonopus compressus):
L = - 126908,194 + 33514,365 . LnT + 1721,245 . LnM
4. Dền lửa (Alternanthera ficoidea):
L = - 86537,131 + 16876,313 . LnT + 3942,97 . LnM
5. Mười giờ (Portulaca grandiflora):
L = - 60590,113 + 1431,008 . T + 2,832 . M
6. Cẩm tú mai (Cuphea hyssopifolia):
L = - 8868,53 + 267,462 . T + 3,586 . M
7. Ắc ó (Acanthus integrifolius):
L = - 78679,826 + 9358,868 . LnT + 6841,087 . LnM
8. Cúc xuyến chi (Wedelia trilobata):
L = - 89894,66 + 12333,913 . LnT + 6821,888 . LnM
9. Chuỗi ngọc (Duranta erecta):
L = - 7712,267 + 274,493 . T + 2,791 . M
10. Cỏ Đậu (Arachis pintoi):
iv


L = - 26434,456 + 782,654 . T + 2,940 . M
11. Diệu Bò Vằn (Alternanthera tenella):
L = - 27803,851 + 705,665 . T + 4,741 . M
12. Mắt nai (Cyathula prostrata):
L = - 22834,738 + 666,37 . T + 2,711 . M

v


SUMMARY


The subject " The study determined the amount of irrigation for lawns and
flowers of landscape in Ho Chi Minh City ", at the nursery of the Landscaping and
Environmental horticulture of Nong Lam University Ho Chi Minh
From March to June 2011.
Results:
Regression equation of the relationship between plant density and temperature
affect the amount of water needed to irrigate one square meter
1. Zoysia tenuifolia
L = - 23996,988 + 760,281 . T + 1,361 . M
2. Zoysia japonica
L = - 15948,416 + 474,122 . T + 3,402 . M
3. Axonopus compressus
L = - 126908,194 + 33514,365 . LnT + 1721,245 . LnM
4. Alternanthera ficoidea
L = - 86537,131 + 16876,313 . LnT + 3942,97 . LnM
5. Portulaca grandiflora
L = - 60590,113 + 1431,008 . T + 2,832 . M
6. Cuphea hyssopifolia
L = - 8868,53 + 267,462 . T + 3,586 . M
7. Acanthus integrifolius
L = - 78679,826 + 9358,868 . LnT + 6841,087 . LnM
8. Wedelia trilobata
vi


L = - 89894,66 + 12333,913 . LnT + 6821,888 . LnM
9. Duranta erecta
L = - 7712,267 + 274,493 . T + 2,791 . M
10. Arachis pintoi
L = - 26434,456 + 782,654 . T + 2,940 . M

11. Alternanthera tenella
L = - 27803,851 + 705,665 . T + 4,741 . M
12. Cyathula prostrata
L = - 22834,738 + 666,37 . T + 2,711 . M

vii


MỤC LỤC
Trang tựa ( Tiếng Việt)

i

Trang tựa (Tiếng Anh)

ii

LỜI CẢM ƠN

iii

TÓM TẮT

iv

SUMMARY

vi

MỤC LỤC


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

xii

Chương 1 MỞ ĐẦU

1

1.1

1

Đặt vấn đề

1.2 Ý nghĩa của đề tài

2

1.3

2

Giới hạn của đề tài

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3


2.1. Nhu cầu của nước đối với cây

3

2.1.1 Vai trò của nước đối với sinh lý cây trồng

3

2.1.2 . Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự hấp thu nước của rễ cây

5

2.2 Sự thoát hơi nước của thực vật

8

2.2.1 . Ý nghĩa của sự thoát hơi nước

8

2.2.2 . Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sự thoát hơi nước:
2.3 Đặc điểm của các loài cây khảo sát:

10
11

2.3.1. Cỏ lông heo (Zoysia tenuifolia):

11


2.3.2. Cỏ nhung nhật (Zoysia japonica):

12

viii


2.3.3. Cỏ lá gừng (Axonopus compressus)

12

2.3.4. Dền lửa (Alternanthera ficoidea):

13

2.3.5. Mười giờ (Portulaca grandiflora) :

13

2.3.6. Cẩm tú mai (Cuphea hyssopifolia):

14

2.3.7. Ắc ó (Acanthus integrifolius):

15

2.3.8. Cúc xuyến chi (Wedelia trilobata):


15

2.3.9 Chuỗi ngọc (Duranta erecta):

16

2.3.10. Cỏ đậu (Arachis pintoi) :

17

2.3.11. Diệu bò vằn (Alternanthera tenella):

17

2.3.12. Mắt nai (Cyathula prostrata):

18

Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Mục tiêu nghiên cứu.

19

3.2 Nội dung nghiên cứu.

19

3.3. Điều kiện nghiên cứu. (Theo nguồn Trung tâm khí tượng thủy văn khu vực
Nam Bộ)


19

3.4 Phương pháp nghiên cứu.

20

3.4.1 Vật liệu dùng để thí nghiệm:

20

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu:.

21

3.5 Phương pháp lấy số liệu

21

3.6 Phương pháp xử lý  số liệu.

22

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

24

4.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ và mật độ đến lượng nước cần cung cấp của cỏ Lông
Heo (Zoysia tenuifolia) trên 1 m2 trong 1 ngày

24


4.1.1 Kết quả thực nghiệm

24

4.1.2 Kết quả phân tích hồi quy

25

ix


4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ và mật độ đến lượng nước cần cung cấp của cỏ
Nhung Nhật (Zoysia japonica) trên 1 m2 trong 1 ngày:

27

4.2.1 Kết quả thực nghiệm

27

4.2.2 Kết quả phân tích hồi quy

27

4.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ và mật độ đến lượng nước cần cung cấp của cỏ Lá
Gừng (Axonopus compressus) trên 1 m2 trong 1 ngày:

30


4.3.1 Kết quả thực nghiệm

30

4.3.2 Kết quả phân tích hồi quy

30

4.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ và mật độ đến lượng nước cần cung cấp của Dền lửa
(Alternanthera ficoidea) trên 1 m2 trong 1 ngày:

33

4.4.1 Kết quả thực nghiệm

33

4.4.2 Kết quả phân tích hồi quy

34

4.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ và mật độ đến lượng nước cần cung cấp của Mười
giờ (Portulaca grandiflora) trên 1 m2 trong 1 ngày:

36

4.5.1 Kết quả thực nghiệm

36


4.5.2 Kết quả phân tích hồi quy

37

4.6 Ảnh hưởng của nhiệt độ và mật độ đến lượng nước cần cung cấp của Cẩm tú
mai (Cuphea hyssopifolia) trên 1 m2 trong 1 ngày:

39

4.6.1 Kết quả thực nghiệm

39

4.6.2 Kết quả phân tích hồi quy

39

4.7 Ảnh hưởng của nhiệt độ và mật độ đến lượng nước cần cung cấp của Ắc ó
(Acanthus integrifolius) trên 1 m2 trong 1 ngày:

42

4.7.1 Kết quả thực nghiệm

42

4.7.2 Kết quả phân tích hồi quy

43


4.8 Ảnh hưởng của nhiệt độ và mật độ đến lượng nước cần cung cấp của Cúc
xuyến chi (Wedelia trilobata) trên 1 m2 trong 1 ngày:
x

45


4.8.1 Kết quả thực nghiệm

45

4.8.2 Kết quả phân tích hồi quy

45

4.9 Ảnh hưởng của nhiệt độ và mật độ đến lượng nước cần cung cấp của Chuỗi
ngọc (Duranta erecta) trên 1 m2 trong 1 ngày:

48

4.9.1 Kết quả thực nghiệm

48

4.9.2 Kết quả phân tích hồi quy

48

4.10 Ảnh hưởng của nhiệt độ và mật độ đến lượng nước cần cung cấp của cỏ Đậu
(Arachis pintoi) trên 1 m2 trong 1 ngày:


51

4.10.1 Kết quả thực nghiệm

51

4.10.2 Kết quả phân tích hồi quy

51

4.11 Ảnh hưởng của nhiệt độ và mật độ đến lượng nước cần cung cấp của Diệu
Bò Vằn (Alternanthera tenella) trên 1 m2 trong 1 ngày:

54

4.11.1 Kết quả thực nghiệm

54

4.11.2 Kết quả phân tích hồi quy

55

4.12 Ảnh hưởng của nhiệt độ và mật độ đến lượng nước cần cung cấp của Mắt nai
(Cyathula prostrata) trên 1 m2 trong 1 ngày:

57

4.12.1 Kết quả thực nghiệm


57

4.12.2 Kết quả phân tích hồi quy

58

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

60

5.1. Kết luận.

60

5.2. Kiến nghị

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

62

PHỤ LỤC

63

xi



DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1.1 Kết quả thực nghiệm lượng nước cây hấp thu của cỏ Lông heo trên
1 m2 trong 1 ngày sau 2 lần lấy mẫu

24

Bảng 4.1.2 Kết quả lý thuyết tương quan giữa lượng nước với nhiệt độ và mật
độ của Cỏ Lông heo trên 1 m2 trong 1 ngày

26

Bảng 4.2.1 Kết quả thực nghiệm lượng nước cây hấp thu của cỏ Nhung nhật
trên 1 m2 trong 1 ngày sau 2 lần lấy mẫu

27

Bảng 4.2.2 Kết quả lý thuyết tương quan giữa lượng nước với nhiệt độ và mật
độ của Cỏ Nhung nhật trên 1 m2 trong 1 ngày

29

Bảng 4.3.1 Kết quả thực nghiệm lượng nước cây hấp thu của cỏ Lá gừng trên 1
m2 trong 1 ngày sau 2 lần lấy mẫu

30

Bảng 4.3.2 Kết quả lý thuyết tương quan giữa lượng nước với nhiệt độ và mật
độ của cỏ Lá gừng trên 1 m2 trong 1 ngày


32

Bảng 4.4.1 Kết quả thực nghiệm lượng nước cây hấp thu của Dền lửa trên 1 m2
trong 1 ngày sau 2 lần lấy mẫu

33

Bảng 4.4.2 Kết quả lý thuyết tương quan giữa lượng nước với nhiệt độ và mật
độ của Dền lửa trên 1 m2 trong 1 ngày

35

Bảng 4.5.1 Kết quả thực nghiệm lượng nước cây hấp thu của Mười giờ trên 1
m2 trong 1 ngày sau 2 lần lấy mẫu

36

Bảng 4.5.2 Kết quả lý thuyết tương quan giữa lượng nước với nhiệt độ và mật
độ của Mười giờ trên 1 m2 trong 1 ngày

38

Bảng 4.6.1 Kết quả thực nghiệm lượng nước cây hấp thu của Cẩm thú mai trên
1 m2 trong 1 ngày sau 2 lần lấy mẫu

39

xii



Bảng 4.6.2 Kết quả lý thuyết tương quan giữa lượng nước với nhiệt độ và mật
độ của Cẩm tú mai trên 1 m2 trong 1 ngày

41

Bảng 4.7.1 Kết quả thực nghiệm lượng nước cây hấp thu của Ắc ó trên 1 m2
trong 1 ngày sau 2 lần lấy mẫu

42

Bảng 4.7.2 Kết quả lý thuyết tương quan giữa lượng nước với nhiệt độ và mật
độ của Ắc ó trên 1 m2 trong 1 ngày

44

Bảng 4.8.1 Kết quả thực nghiệm lượng nước cây hấp thu của Cúc xuyến chi
trên 1 m2 trong 1 ngày sau 2 lần lấy mẫu

45

Bảng 4.8.2 Kết quả lý thuyết tương quan giữa lượng nước với nhiệt độ và mật
độ của Cúc xuyến chi trên 1 m2 trong 1 ngày

47

Bảng 4.9.1 Kết quả thực nghiệm lượng nước cây hấp thu của Chuỗi ngọc trên 1
m2 trong 1 ngày sau 2 lần lấy mẫu

48


Bảng 4.9.2 Kết quả lý thuyết tương quan giữa lượng nước với nhiệt độ và mật
độ của Chuỗi ngọc trên 1 m2 trong 1 ngày

50

Bảng 4.10.1 Kết quả thực nghiệm lượng nước cây hấp thu của cỏ Đậu trên 1 m2
trong 1 ngày sau 2 lần lấy mẫu

51

Bảng 4.10.2 Kết quả lý thuyết tương quan giữa lượng nước với nhiệt độ và mật
độ của cỏ Đậu trên 1 m2 trong 1 ngày

53

Bảng 4.11.1 Kết quả thực nghiệm lượng nước cây hấp thu của Diệu bò vằn trên
1 m2 trong 1 ngày sau 2 lần lấy mẫu

54

Bảng 4.11.2 Kết quả lý thuyết tương quan giữa lượng nước với nhiệt độ và mật
độ của Diệu bò vằn trên 1 m2 trong 1 ngày

56

Bảng 4.12.1 Kết quả thực nghiệm lượng nước cây hấp thu của Mắt nai trên 1
m2 trong 1 ngày sau 2 lần lấy mẫu

57


Bảng 4.12.2 Kết quả lý thuyết tương quan giữa lượng nước với nhiệt độ và mật
độ của Mắt nai trên 1 m2 trong 1 ngày

xiii

59


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay song song với việc phát triển kinh tế xã hội là sự phát triển của nhu
cầu làm đẹp, trang trí tạo cảnh quan cho không gian sống xung quanh con người
chúng ta. Chúng ta muốn được gần gũi với thiên nhiên, thưởng thức và cảm nhận vẻ
đẹp của thiên nhiên giữ chốn đô thị ồn ào và tấp nập. Do đó, chúng ta ngày chú
trọng hơn đối với mảng xanh trong đô thị, tận dụng mọi không gian trống để quy
hoạch phát triển mảng xanh.
Chúng ta muốn có cảnh quan đẹp thì phải đảm bảo được tất cả các cây xanh
trang trí trong đó đều sinh trưởng và phát triển tốt, muốn được như thế thì chúng ta
phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho cây. Nhưng khi chúng ta tưới thì không
biết bao nhiêu là vừa đủ và dể dàng tưới nước quá thừa hoặc quá thiếu cả hai điều
này điều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây bên cạnh đó còn gây thiệt hại về
mặt kinh tế do lãng phí nước
Hiện tài nguyên nước đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nhiều nguyên
nhân khác nhau. Bên cạnh đó là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trái đất nóng dần
lên và mực nước biển dâng cao gây hạn hán và xâm mặn càng khiến cho nguồn
nước sạch càng hiếm hoi và đắt đỏ. Việc đào giếng lấy nước vô tội vạ sử dụng
không hợp lý đã làm hạ thấp mực nước ngầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh
trưởng và phát triển tự nhiên của cây xanh.
Do việc sử dụng nước tiết kiệm và hợp lý là vô cùng cần thiết và cấp bách.

Tưới nước hợp lý là vấn đề kinh tế và cả môi trường nên việc tính toán lượng nước
cho tưới tiêu là cần thiết. Bên cạnh đó đối với mỗi loại cây lại có nhu cầu sử dụng
nước hoàn toàn khác nhau nên đó chính là lý do hình thành nên đề tài: ”Nghiên cứu
xác định lượng nước tưới thảm cỏ và hoa nền cho cảnh quan tại Tp HCM”

1


1.2 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài có giá trị thực tiễn là xác định được lượng nước cần tưới cho thảm cỏ
và hoa nền trong cảnh quan giúp tưới nước điều độ và tiết kiệm nước mà vẫn đảm
bảo được cây sinh trưởng và phát triển tốt.
1.3 Giới hạn của đề tài
-

Địa điểm: Đề tài được thực hiện ở vườn ươm Bộ môn Cảnh quan và kỹ thuật

hoa viên trường Đại học Nông lâm Thanh phố Hồ Chí Minh nên chỉ mang đặc tính
của một vùng địa lý hẹp.
-

Do điều kiện có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu phân tích trong mùa

khô từ 15/3/2011 đến 15/7/2011

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nhu cầu của nước đối với cây
2.1.1 Vai trò của nước đối với sinh lý cây trồng
Trong các tế bào, mô của cây chứa lượng nước rất lớn (khoảng 3/4 khối
lượng cây), bao gồm nước tự do và nước liên kết. Hàm lượng và tỷ lệ hai dạng
nước này quyết định trạng thái chất nguyên sinh, cường độ, chiều hướng trao
đổi chất, khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu của cây. Cụ thể:
Nước quyết định sự ổn định cấu trúc của chất nguyên sinh. Nước tạo màng
thuỷ hoá bao quanh chất nguyên sinh và tuỳ theo độ thuỷ hoá mà hệ keo nguyên
sinh chất ở trạng thái sol, coaxecva hay gel. Nhờ vậy mà duy trì được cấu trúc và
hoạt tính của keo nguyên sinh chất, quyết định mức độ hoạt động sống, quyết
định tính chống chịu của keo nguyên sinh chất của tế bào và của cây.
Nước tham gia vào các phản ứng hóa sinh, các biến đổi chất trong tế bào.
Nước vừa là dung môi cho các phản ứng, vừa là nguyên liệu tham gia
trực tiếp vào các phản ứng trong cây. Chẳng hạn, nước cung cấp điện tử và H+
cho việc khử CO2 trong quang hợp, tham gia oxi hóa nguyên liệu hô hấp, tham
gia vào các phản ứng thủy phân...
Nước là dung môi hòa tan các chất hữu cơ và các chất khoáng. Nước liên
quan đến độ pH của dung môi, ảnh hưởng đến lượng hoà tan các chất trong môi
trường nước.
Nước tạo dòng vận chuyển các chất trong tế bào và giữa các tế bào với nhau,
đến các cơ quan trong toàn cơ thể và tích lũy vào cơ quan dự trữ quyết định sự
hình thành năng suất kinh tế của cây trồng. Nước tạo nên dòng vận chuyển vật
chất, tạo nên mạch máu lưu thông trong cây như tuần hoàn máu ở động vật.

3


Nước điều chỉnh nhiệt trong cây. Quá trình bay hơi nước làm giảm nhiệt độ
đặc biệt là của bộ lá, đảm bảo hoạt động quang hợp và các chức năng sinh lý khác
tiến hành thuận lợi.

Nước có chức năng dự trữ trong cây. Thực vật chịu hạn như các thực vật
mọng nước có hàm lượng nước dự trữ lớn. Hàm lượng nước liên kết trong cơ thể
thực vật này rất cao, quyết định khả năng chống chịu của chúng đối với điều kiện
bất thuận nhất là chịu nóng và hạn.
Nước tạo nên sức trương P trong tế bào. Nhờ có sức trương P mà đảm bảo
cho tế bào luôn ở trạng thái trương nước tạo tư thế thuận lợi cho các hoạt động
sinh lý và sinh trưởng phát triển của cây.
Nước là thành phần quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng tỷ lệ O2/CO2
trong khí quyển, thuận lợi cho các hoạt động sống của mọi sinh vật thông qua
quang hợp của cây. Ðối với từng chức năng sinh lý cụ thể, nước có vai trò đặc
trưng riêng.
a. Vai trò của nước đối với quang hợp
Các thí nghiệm đều cho thấy rằng: hàm lượng nước trong lá đạt trạng
thái bão hoà và thiếu bão hoà một ít (90 - 95%) thì quang hợp đạt cực đại. Tuy
nhiên, nếu độ thiếu bão hoà nước tăng lên trên 10% thì quang hợp bị giảm sút.
Quang hợp ngừng khi độ thiếu bão hoà nước trong lá tăng trên 30%. Tuy nhiên,
tuỳ theo khả năng chống chịu hạn của cây mà mức độ giảm sút quang hợp
khác nhau.
b. Vai trò của nước đối với sự vận chuyển và phân bố các chất trong cây
Khi thiếu nước thì tốc độ vận chuyển các vật chất trên đều giảm.
Các thí nghiệm đã khẳng định rằng tốc độ dòng vận chuyển trong mạch libe
giảm từ 1/3- 1/2 lần khi thiếu nước. Nếu thiếu nước nhiều sẽ gây hiện tượng chảy
ngược dòng: các chất hữu cơ lại vận chuyển từ cơ quan dự trữ, cơ quan tích luỹ
đến cơ quan dinh dưỡng. Hậu quả là cây sinh trưởng kém, năng suất giảm, thậm
chí không cho năng suất.
c. Vai trò của nước đối với hô hấp của cây
Nước là môi trường cho các phản ứng sinh hoá, là nguyên liệu trực tiếp
tham gia vào các quá trình ôxi hoá trong hô hấp. Hàm lượng nước trong mô ảnh
4



hưởng rất mạnh, có tính quyết định tới cường độ hô hấp. Thiếu nước sẽ làm tăng
hô hấp vô hiệu, hiệu quả sử dụng năng lượng trong hô hấp thấp. Tuy nhiên, mối
quan hệ giữa cường độ hô hấp và hàm lượng nước trong mô là phức tạp, phụ
thuộc vào các loại thực vật, các loại mô khác nhau.
d. Vai trò của nước đối với dinh dưỡng khoáng
Sự trao đổi dinh dưỡng khoáng trong cây là một quá trình sinh lý rất
phức tạp, phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện khác nhau, trong đó nước là một
trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng.
e. Vai trò của nước đối với sinh trưởng, phát triển của cây
Nước luôn được coi là điều kiện sinh thái tối cần thiết cho sinh trưởng, phát
triển của cây. Nước ảnh hưởng tới tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của
cây nhưng mạnh nhất là giai đoạn giãn (đó chính là thời kỳ khủng hoảng nước của
cây). Ðặc biệt mẫn cảm với hàm lượng nước là sự nẩy mầm của hạt. Khi hạt
giống phơi khô còn khoảng 10 - 12 % nước thì ngừng sinh trưởng, hạt ở trạng thái
ngủ nghỉ. Hạt hút nước vào, đạt độ ẩm hạt khoảng 50 - 60 % sẽ phát động sinh
trưởng và nẩy mầm.
Cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi nhất khi đủ nước. Cây bị thiếu nước do
bất kỳ nguyên nhân nào, dù là hạn đất (do đất thiếu nước), hạn không khí (do độ
ẩm không khí quá thấp) hay hạn sinh lý (do trạng thái sinh lý của cây không cho
phép cây hút được nước) đều ảnh hưởng xấu tới tất cả các chức năng sinh lý của
cây, làm là cây sinh trưởng, phát triển chậm, thậm chí ngừng sinh trưởng.
2.1.2 . Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự hấp thu nước của rễ cây
Sự hấp thu nước của rễ là một quá trình sinh lý phức tạp chịu sự tác động của
nhiều yếu tố ngoại cảnh. Các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ của đất, nồng độ
dung dịch đất, hàm lượng oxy trong đất … ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
khả năng hút nước của rễ. Trong những hoàn cảnh nhất định khi các điều kiện đó
ở mực độ thái quá thì rễ cây có thể hoàn toàn không hấp thu được nước mặc dù có
đầy đủ nước trong đất. Người ta gọi trường hợp đó là hạn sinh lý để phân biệt với
trường hợp hạn thông thường do thiếu nước trong đất hoặc trong không khí.

Sau đây chúng ta xem xét ảnh hưởng của một số nhân tố ngoại cảnh chủ yếu
của đất đến sự hấp thu nước của rễ.
5


a. Nhiệt độ của đất:
Nhiệt độ của đất là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạng nhất đến sự
hấp thu nước của rễ cây. Nhiệt độ vừa ảnh hưởng đến hoạt động hút nước của rễ,
vừa ảnh hưởng đến trở lực chống lại sự vận động của nước trong đất vào rễ.
Trong trường hợp nhiệt độ của đất hạ xuống thì sự hút nước của rễ bị cản trỡ
và nếu nhiệt độ của đất hạ thấp đến mức độ nào đấy thì rễ cây hoàn toàn không có
khả năng hấp thu được nước. Trong lúc đó các bộ phận trên mặt đất vẫn tiếp tục
bay hơi nước vì vậy mà xảy ra sự cân bằng nước âm và cây bị héo. Đấy là một
biểu hiện của hạn sinh lý thườg gặp ở một số cây trồng khi nhiệt độ hạ thấp (0 oC
-10oC)
Nếu tăng nhiệt độ của đất thì sự hút nước của rễ tăng lên. Nhiệt độ tối thích
cho sự hấp thu nước của rễ trung bình với các loại cây trồng nhiệt đới là 25-30 oC.
Nhiệt độ này trùng với nhiệt độ tối thích cho hầu hết quá trình sinh lý trong cây:
quang hợp, hô hấp, sự hút khoáng, sự vận chuyển vật chất cũng như quá trình sinh
trưởng phát triển của cây và do đó mà cũng kích thích sự hút nước của rễ.
Nhiệt độ đất cao ảnh hưởng đển sự hất thu nước của rễ cây. Nếu nhiệt độ
tăng lên trên giới hạn 30-40 oC thì sự hút nước của các cây trồng bị giảm sút.
b. Nồng độ dung dịch đất và làm lượng nước sử dụng được trong đất
Nồng độ dung dịch đất và hàm lượng nước sử dụng trong đất có ý nghĩa sinh
học lên quan đến thế thẩm thấu và thế nước của đất nên ảnh hưởng đến sự vận
động của nước từ đất vào rễ.
Sự xâm nhập của nước từ đất vào rễ là một quá trình thẩm thấu. Vì vậy khi
nồng độ dung dịch đất tăng lên sẽ làm giảm thế thẩm thấu và thế nước của đất và
do đó và cản trờ sự xâm nhập của nước từ đất vào rễ. Rễ cây muốn lấy được nước
trong đất thì phải thắng được các lực cản trở sự xâm nhập của nước vào rễ, tức là

rễ cây phải có thế nước thấp hơn thế nước của đất.
Để cho sự hấp thu nướcc ủa rễ cây trồng thuận lợi thì nồng độ dung dịch đất
phải loãng (0,02 - 0,05%). Khi dung dịch đất có thế thẩm thấu là - 0,3 atm thì tốc
độ hút nước của rễ cây tăng 1,8 lần so với đất có thế thẩm thấu -1,8 atm. Chính vì
vậy mà với các đất mặn do có thế thẩm thấu thấp nên nhiều cây trồng không lấy
được nước và chết. Để thích nghi với điều kiện mặn, các thực vật này có thế nước
6


của rể rất thấp, thấphơn thế nước của đất nên cây vẫn có khả năng lấy được nước
trong hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ: sú, vẹt, cói, lác, năn và một số giống lúa chịu
mặn.
Ngoài thế thẩm thấu và thế nước của đất thì bản chất các chất tan trong đất
cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu nước của rễ. Chẳng hạn các chất điện ly do có khả
năng làm tăng tính thấm của màng tế bào nên làm tăng sự hút nước, còn các chất
không điện ly thì có tác dụng ngược lại. Ví dụ: ion nitrat (NO3- tan trong dung
dịch đất có khả năng làm tăng sự hập thu nước của rể cây lên 3 lần.
Hàm lượng nước mà rễ cây có thể hấp thu được ở trong đất (chủ yếu là nước
mao quản) có ý nghĩa quan trọng đến sự xâm nhập của nước vào rễ. Khi hàm
lượng nước trong đất đạt đến ẩm dung đồng ruộng thì thế nước của đất là lớn nhất
và gần bằng không. Lúc này nước xâm nhập tự do vào rễ một cách dễ dàng.
Nhưng hàm lượng nước trong đất càng giảm thì thế nước của đất cũng càng giảm
và xuất hiện trở lực cho sự xâm nhập của nước vào rễ. Trong đất, nước mao quản
là dạng nước có ý nghĩa nhất về sinh lý cho cây. Sự hấp thu nước của rễ diễn ra
bình thường khi trong đất có 60-80% lượng nước mao quản, đặc biệt ở tầng phân
bố của rễ gọi là Rhizopher hay tầng hoạt động sinh lý của đất. Nếu giảm lượng
nước mao quản trong đất nữa thì thế nước của đất giảm rất nhanh và đến một thời
điểm nào đó thì rễ cây hoàn toàn không lấy được nước nữa tức có sự cân bằng thế
nước của đất và rễ, từ đó trở đi thế nước của đất thấp hơn của rễ, cây bị hạn sinh
lý và héo. Trong trường hợp đó nếu tưới nước vào đất có nghĩa là làm tăng lượng

nước mao quản, làm tăng thế nước cho đất và rễ cây lại có khả năng hấp thu nước
bình thường. Vì vậy, việc tưới nước giữ đủ độ ẩm cho đất thường xuyên là điều
kiện quan trọng đảm bảo sự hút nước bình thường của cây.
c. Độ không khí của đất
Tỉ lệ O2/CO2 trong khí quyển của đất có ý nghĩa quan trọng quyết định sự
xâm nhập của nước vào rễ. Rễ cây rất cần õy để tiến hành quá trình hô hấp cũng
cấp năng lượng cho các hoạt động sống bình thường của rễ trong đó có sự hút
nước. Sự hút nước cũng là một quá trình sinh lý chủ động rất cần năng lượng như
các quá trình sinh lý khác. Năng lượng đó do quá trình hô hấp của hệ rễ cũng cấp.
Vì vậy khi đất thiếu oxy ( ví dụ đất ngập úng, đất bí, đất chặt, … ) rễ cây sẽ hô
7


hấp yếm khí, ức chế sự hút nước. Nếu kéo dài tình trạng này cây có thể chết vì
hạn sinh lý. Tuy nhiên với các loại thực vật khác nhau có phản ứng với mực độ
thiếu oxy trong đất khác nhau. Ví dụ: sen, lúa, cói, sú, vẹt … rễ cây thường xuyên
sống trong nước, trong khi đó các cây trồng cạn bình thường như đỗ tương, ngô,
thuốc lá … chỉ tồn tại vài ngày khi gặp úng.
Hàm lượng oxy trong đất tối thích cho sự hút nước là khoảng từ 10 - 12%.
Ngoài ra, thì CO2 do rễ cây và vi sinh vật hô hấp thải ra trong đất cũng ảnh
hưởng đến sự hút nước của rễ. Hàm lượng CO2 quá thấp và đặc biệt là quá cao có
ảnh hưởng ức chế quá trình hút nước của rễ. Vì vậy cần có một tỷ lệ thích hợp
giữa oxy và CO2 trong đất thuận lợi cho sự hút nước của rễ nhất. Tỉ lệ đó không
thuận lợi thường gặp ở đất chặt, đất úng hoặc sau khi tuyến tan nước đọng lại lâu
trong đất.
Vì vậy để tăng sự hút nước tích cực của rễ thì cần có các biện pháp kỹ thuật
làm tăng hàm lượng oxy và giảm hàm lượng CO2 trong đất để kích thích sự hô hấp
của hệ rễ như: chống úng, phá váng, kỹ thuật làm đất tơi xốp, làm cỏ sục bùn…
2.2 Sự thoát hơi nước của thực vật
2.2.1 . Ý nghĩa của sự thoát hơi nước

Quá trình thoát hơi nước của thực vật về bản chất là một quá trình bay hơi
vật lý và phụ thuộc chặt chẽ với các yếu tố ngoại cảnh. Tuy nhiên nó cũng được
điều chỉnh bởi các quá trình sinh lý và liên quan chặt chẽ tới các hoạt động sinh lý
của cây. Cây phải mất vào khí quyển một lượng nước khổng lồ vượt xa rất nhiều
lần so với lượng nước mà cây cần cho các biến đổi sinh hóa, sinh lý trong cơ thể.
Ví dụ như trong suốt thời kỳ dinh dưỡng, trên 1 m2 lúa mì bay hơi từ 20 – 250 kg
nước và trên 1 m2 lá cây Hup-lông là 500 – 700 kg nước. Những ngày nắng to cây
gỗ mất 5 – 10 kg nước trên 1 m2 lá trong 1 giờ. 1 hecta rừng sồi hàng ngày thoát
từ 25.000 – 30.000 kg nước trong 1 giờ… Những lúc hạn hán, thiếu nước trong
đất thì nhu cầu nước của cây cực kì căng thẳng và có thể dẫn tới sự mất cân bằng
nước nghiêm trọng trong cây. Vì vậy, nếu như hạn chế được sự thoát hơi nước
bằng hình thức nào đó như dùng các chất kháng thoát hơi nước chẳng hạn thì có
lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nhưng không thể hạn chế sự thoát

8


hơi nước một cách tùy tiện được vì đây là một quá trình sinh lý có ý nghĩa rất
quan trọng đối với cây.
Sự thoát hơi nước và sự trao đổi khí CO2 (quang hợp) có quan hệ hết sức
chặt chẽ với nhau. Sự thoát hơi nước đòi hỏi mở khí khổng và cũng nhờ khí
khổng mở ra mà CO2 từ không khí khuyết tán qua khí khổng vào lá cung cấp cho
quá trình quang hợp. Chính vì vậy mà Timiriazep nói rằng: “Cây phải chịu bay
hơi nước một cách bất hạnh để mà dinh dưỡng tốt …“ Nếu hạn chế sự mất nước
bằng cách đóng khí khổng hay xử lý các chất gân màng nhân tạo trên lá thì CO2
không thể vào lá được và ức chế quá trình quang hợp.
Sự thoát hơi nước là động lực quan trọng nhất cho sự hút nước và sự vận
chuyển nước lên cao trong cây. Sự chênh lệch về thế nước giữa không khí và các
tế bào nhu mô lá đã tạo điều kiện cho nước thoát qua khí khổng ra ngoài. Khi
nước thoát đi thì thế nước của các tế bào nhu mô lá giảm xuống và lại lấy nước từ

các tế bào ở dưới và của xylem. Cứ như thế mà tạo nên một lực hút nước truyền
từ trên xuống dưới và hút nước đi lên trên cây. Động lực kéo này khá lớn và cộng
với nội lực tự giữa các phân tử nước mà nước được vận chuyển đi lên ngọn các
cây rất cao.
Sự thoát hơi nước còn làm giảm nhiệt độ bề mặt lá. Lá xanh có khả năng hấp
thụ ánh sáng mặt trời. Một bộ phận năng lượng hấp thu được sử dụng vào quang
hợp, năng lượng còn lại có thể chuyển thành nhiệt năng làm cho nhiệt độ của lá
tăng lên. Trong những lúc nắng gay gắt, cường độ ánh sáng mạnhcó thể làm tăng
nhiệt độ lá đến nguy cơ tiêu diệt. Chính nhờ sự thoát hơi nước sẽ sử dụng nhiệt
lượng của ánh sáng và do đó giảm nhiệt độ của lá xuống, thuận lượn cho hoạt
động quang hợp và các hoạt động sinh lý khác trong cây.
Ngoài ra nhờ thoát hơi nước mà các ion khoáng tử trong đất được lôi kéo
theo dòng thoát hơi nước để đi lên các bộ phận trên mặt đất, phân phối cho các bộ
phận, các cơ quan cần thiết. Vì vậy sự thoát hơi nước và sự dinh dưỡng khoáng có
mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu sự thoát hơi nước mạnh thì lượng ion
khoáng được hấp thu và vận chuyển lên cây được nhiều.

9


2.2.2 . Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sự thoát hơi nước:
Sự thoát hơi nước là một quá trình phức tạp, không những phụ thuộc vào các
yếu tố nội tại như: các loài khác nhau, tuổi lá, diện tích lá, sự phân bố và số lượng
khí khổng, thế nước của lá và đặc biệt là dự đóng mở khí khổng… mà còn phụ
thuộc rất chặt chẽ với các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm không
khí, gió…
Về thực tế thì sự thoát hơi nước cũng giống như quá trình bay hơi vật lý và
tuân theo công thức Dalton:
V = ( K ( F – f ) . 760 . S. v ( a + b ))/ P
Trong đó:

V : tốc độ thoát hơi nước
K : hằng số thoát hơi nước (thay đổi theo nhiệt độ)
F : áp suất hơi nước bão hòa ở bề mặt bay hơi
f : áp suất hơi nước của khí quyển
S : diện tích bay hơi nước
P : áp suất không khí nơi thí nghiệm
v : vận tốc gió
a,b : các hệ số
Trong công thức trên nếu cùng một thời gian, cùng một thời điểm và cùng
diện tích bay hơi thì tốc độ thoát hơi nước V tỷ lệ với hiệu số (F - f) (gọi là độ
thiếu hụt bão hòa nước). Độ thiếu hụt bão hòa này phụ thuộc rất chặt chẽ vào
nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ không khí, gió…
a. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến áp suất hơi nước bão hòa F mà không ảnh
hưởng đáng kể đến f vì vậy nếu tăng nhiệt độ thì F tăng và (F - f) cũng tăng và
vận tốc thoát hơi nước tăng lên. Ngược lại, càng giảm nhiệt độ thì (F - f) cũng
càng giảm và sự thoát hơi nước chậm lại. Tuy nhiên nếu nhiệt độ quá cao, sự bay
hơi nước mạnh, tế bào khí khổng mất sực trương và khí khổng đóng lại dẫn đến
sự thoát hơi nước tiếp theo sau bị giảm xuống. Đó là trường hợp sự giảm sút
cường độ thoát hơi nước vào những buổi trưa hè.

10


b. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí
Ẩm độ không khí f càng giảm thì (F - f) càng tăng và cường độ thoát hơi
nước mạnh hơn. Vì vậy sự thay đổi ẩm độ không khí có ảnh hưởng mạnh đến sự
thoát hơi nước. Chẳng hạn, nếu giảm bộ ẩm không khí từ 95% xuống 50% thì
cường độ thaót hơi nước tăng lên đến 5-6 lần. Ở nước ta, miền Bắc có gió mùa
Đông - Bắc, miền Trung có gióc tây - Nam đều làm giảm thấp độ ẩm không khí

nên sự thoát hơi nước của thực vật ở những vùng có gió mùa đi qua là khá mạnh.
c. Ảnh hưởng của ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng đế sự thoát hơi nước thông qua hiệu quả mở khí khổng
và làm tăng nhiệt độ. Vì vậy mà ánh sáng càng mạnh thì sự thoát hơi nước càng
mạnh.
d. Ảnh hưởng của gió
Gió cũng là yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng lớn đến sự thoát hơi nước ở thực
vật. Gió đã mang đi lớp không khí đã được làm ẩm trên bề mặt lá và thay vào đó
là lớp khí mới không bão hòa ẩm, do đó làm tăng hiệu số (F - f) và sự thoát hơi
nước cũng tăng lên.
Ngoài ra thì hàm lượng CO2 trong khí quyển, thế nước của đất… cũng ảnh
hưởng đến sự thoát hơi nước
Như vậy rõ ràng sự thoát hơi nước của thực vật về bản chất là một quá trình
bay hơi nước vật lý, chịu tác động trực tiếp của các điều kiện ngoại cảnh. Tuy
nhiên đây cũng là quá trình mang bản chất sinh lý và được điều chỉnh bởi các quy
luật sinh học. Sự điều chỉnh ở đây được thực hiện do sự khép lại của khí khổng và
do đó hạn chế được sự thoát hơi nước qua khí khổng. Chính vì vậy mà đảm bảo
cho cơ chế thực vật tồn tại được.
2.3 Đặc điểm của các loài cây khảo sát:
2.3.1. Cỏ lông heo (Zoysia tenuifolia):
( Ảnh : phụ lục 13 hình 1 )
Tên khoa học: Zoysia tenuifolia
Tên phổ thông: Cỏ Lông Heo
Tên tiếng anh: Mascarene Grass, Velvet grass.
Họ: Poaceae
11


×