Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

THIẾT KẾ CẢNH QUAN SÂN VƯỜN QUÁN CAFÉ HOÀNG HẠC TP. BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 39 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


TRẦN KỲ ĐỨC

THIẾT KẾ CẢNH QUAN SÂN VƯỜN QUÁN
CAFÉ HOÀNG HẠC TP. BIÊN HÒA
Nghành: Thiết Kế Cảnh Quan
BÀI TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2011

1


LỜI CÁM ƠN
Cám ơn nhà trường ĐHNL đã tạo điều kiện cho tôi học tập,rèn luyện trong 4 năm
qua.
Cám ơn gia đình và người thân đã ủng hộ, giúp đỡ tôi về vật chất, tinh thần....để tôi
có được như hôm nay.
Cám ơn Tiến sĩ Đinh Quang Diệp trưởng bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên,
toàn thể các thầy cô bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên, các thầy cô của trường
ĐHNL và ngoài trường đã tận tình chỉ dạy tôi trong thời gian qua.
Cám ơn cô Bùi Thị Phương Thảo đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình làm bài tiểu luận.
Và các bạn sinh viên bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã cùng tôi gắng bó,
giúp đở tôi rất nhiều trong học tập, và hoàn thành bài tiểu luận này.



Đại Học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15/6/2011
TRẦN KỲ ĐỨC

2


TÓM TẮT
Với mục tiêu: Thiết kế một quán café theo phong cách café sân vườn, với không
gian hiện đại kết hợp không gian xưa tạo nên phong cách pha trộn giữa cái xưa và nay,
quán mở ra cho thực khách một khung cảnh như được trở về với thiên nhiên với diện tích
800m2 trong thời gian 2 tháng.
Sau đây là phần tóm tắt lý do và nội dung của bài tiểu luận.
Qua quá trình khảo sát tại các quán café trên địa bàng Biên Hòa, đa số các quán
chưa đáp ứng được một số nhu cầu rất quan trọng của khách:
1. Cảnh quan thiên nhiên: hòa nhập, ngắm thiên nhiên, sống trong thiên nhiên….
2. Không gian yên tĩnh: nhạc nhẹ vừa nghe, không quá ồn ào….
3. Vật liệu trang trí: mới, lạ, đẹp, sống động mang phong cách riêng….
4. Có không gian riêng, mát…
Để đáp ứng được các yêu cầu của khách, tôi đã thực hiện một số ý tưởng thiết kế.
sau đây là phần tóm gọn nội dung bài tiểu luận này.


Khảo sát hiện trạng mặt bằng công trình.



Đánh giá và đề xuất đưa ra phương án thiết kế tối ưu.




Điều tra các loại cây xanh hoa kiểng, vật liệu trang trí phù hợp với phong

cách thiết kế.


Lập các bản thiết kế: mặt bằng tổng thể, các mặt đứng, các mặt cắt, phối

cảnh tổng thể và các phối cảnh chi tiết.

3


SUMMARY
Target: Design a cafe-style garden cafe, with modern space combining the old
space to create a stylish blend of old and new, cafe open to customers as a frame back to
nature with an area of 800m2 for 2 months.
The following is a summary of reasons for and content of essay:
Through the survey process at the local cafe eagle Bien Hoa, most of the shops
did not satisfy some important needs of guests:
1. Natural landscape: integration, contemplate nature, living in the nature…
2. Quiet space: light music, not too noisy…
3. Decorative materials: new, strange, lively and idiosyncratic…
4. Having own space, cool…
To meet requirements of customers, I made some design ideas. The following is a
brief essay of this content:
 Ground survey work status.
 Assess and plan for the proposed design optimization.
 Investigate the type of ornamental trees, decoration materials
suitable design style.

 Make design: the overall ground, faces stand, sections, overall
perspective and the perspective detailed.

4


MỤC LỤC
TRANG
Lời cám ơn

i

Tóm tắt

ii

Sumary

iii

Mục lục

iv

Danh sách các bảng

vi

Danh sách các hình


vii

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2

2.1.1 Khí hậu

2

2.1.2 Thuỷ văn

3

2.1.3 Thổ nhưỡng

3

2.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

4


2.2.1 Thuận lợi

5

2.2.2 Khó khăn

5

2.2.3 Cơ hội

5

2.2.4 Thách thức

5

2.3 CÁC LỢI ÍCH CỦA CÂY XANH

5

2.3.1 Tác dụng cải thiện khí hậu

6

2.3.2 Công dụng trong kĩ thuật học môi sinh

7

2.3.3 Công dụng trang trí mỹ quan và kiến trúc


7

2.4 KHÁI NIỆM VỀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN

7

2.5 CÁC NGUYÊN TẮC TRONG THIẾT KẾ CẢNH QUAN

7

2.5.1 Nguyên tắc bố trí cảnh quan

8

5


2.5.2 Nguyên tắc bố trí cây xanh

8

2.5.3 Nguyên tắc chọn cây và phối kết cây

9

2.5.4 Nguyên lý thiết kế cảnh quan

9

CHƯƠNG 3:MỤC TIÊU-NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

11

3.1 MỤC TIÊU

11

3.2 NỘI DUNG

11

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

11

3.3.1 Phương pháp điều tra thực địa

11

3.3.2 Phương pháp tham khảo tài liệu

11

3.3.3 Phương pháp thiết kế

12

3.3.4 Phương pháp lập bảng dự toán


12

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

13

4.1 KẾT QUẢ

13

4.2 MỤC TIÊU THIẾT KẾ

13

4.3 ĐỀ XUẤT PHÂN KHU CHỨC NĂNG

13

4.4 ĐỀ XUẤT CHỌN CÂY TRỒNG

14

4.5 THUYẾT MINH THIẾT KẾ

14

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

22


5.1 KẾT LUẬN

22

5.2 KIẾN NGHỊ

22

TÀI LIỆU THAM KHẢO

23

PHỤ LỤC

6


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Danh mục những cây thông dụng dùng trong thiết kế sân vườn

24

Bảng 4.2: Báo khối lượng

31


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Một số góc nhìn hiện trạng

4

Hình 4.1: Mặt bằng phân khu chức năng

14

Hình 4.2: Kiến trúc nhà phục vụ

15

Hình 4.3: Cảnh quan xung quanh nhà phục vụ

16

Hình 4.4: Tiểu cảnh tường nước và cầu

17

Hình 4.5: Khu ngồi bệch và cảnh quan xung quanh

18

Hình 4.6: Mặt tiền quán cafe


19

Hình 4.7: Tiểu cảnh hòn non bộ

19

Hình 4.8: Tiểu cảnh suối khô

20

Hình 4.9: Cảnh quan từ phòng lạnh nhìn ra ngoài

20

Hình 4.10: Cảnh quan khu café ngoài trời phía sau

21

Hình 4.11: Phối cảnh tổng thể

21

7


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
‘Café sân vườn’ xuất hiện tại Việt Nam cũng được khá lâu, dưới nhiều hình
thức khác nhau. Ngày nay khi mà nền kinh tế phát triển ồ ạt sẽ phá hủy các cảnh

quan tự nhiên, nhu cầu của con người được trở về với tự nhiên rất cao nhưng gặp
nhiều hạn chế như: công việc, thời gian, khoảng cách, chi phí...
Nắm bắt được nhu cầu đó hình thức kết hợp ‘café + sân vườn’ ra đời dưới
dạng thu nhỏ của khung cảnh thiên nhiên. Với không gian hiện đại kết hợp không
gian xưa tạo nên phong cách pha trộn giữa cái xưa và nay như là giữa một thành
phố năng động bộn bề vẫn có một góc phố yên bình, đề tài: “Thiết kế cảnh quan
sân vườn quán cafe Hoàng Hạc Tp. Biên Hòa” được thực hiện, với diện tích
800m2 trong thời gian 2 tháng.

8


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Quán café thuộc phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Nằm trên đường Nguyễn Ái Quốc, gần ngã tư Tân Phong đây là khu vực trung
tâm kinh tế của thành phố. Thành phố Biên Hòa cách Tp. Hồ Chí Minh 30km,
cách Hà Nội 1.684km theo đường quốc lộ 1A, cách Đà Lạt (Lâm Đồng) 278km
theo quốc lộ 20, cách Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) 95km theo quốc lộ 51, cách
Cần Thơ 198km. Đường sắt tuyến Bắc - Nam đi từ Hà Nội qua thành phố Biên
Hòa đến Tp. Hồ Chí Minh.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, cả thành phố mang đặc
điểm khí hậu chung là nhiệt độ cao đều trong năm và có 2 mùa mưa nắng rõ rệt có
tác động đến môi trường cảnh quan sâu sắc.
2.1.1 Khí hậu
 Mưa:
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.
- Lượng mưa trung bình khoảng 2000 – 2400mm/năm.
- Số ngày mưa vào khoảng 130 – 150 ngày trong năm.

- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến 4 năm sau.
- Lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10 – 15% lượng mưa cả năm.
- Lượng bốc hơi cao, chiếm khoảng 64 đến 67% lượng bốc hơi cả năm.

9


- Lượng mưa trong mùa mưa chiếm 85 đến 90% lượng mưa cả năm và tập
trung theo mùa.
 Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình trong năm là 25 - 270C.
- Nhiệt độ trung bình tối cao 320C.
- Nhiệt độ trung bình tối thấp 21,50C.
- Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng và tháng lạnh nhất vào khoảng
4,20C.
- Tổng tích ôn tương đối cao 9.000 - 9.7000C, thuận lợi cho cây trồng phát
triển quanh năm.
 Nắng:
- Số giờ nắng trung bình: 160-270 giờ/tháng.
 Gió:
- Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính và chủ yếu là: gió mùa Tây – Tây
Nam và Bắc – Đông Bắc.
- Về cơ bản, khu vực thuộc vùng ít hoặc không có gió bão.
2.1.2 Thủy văn
Bao bọc phía Tây và Nam thành phố là con sông lớn Đồng Nai chảy ven ranh
giới. Con sông này có nhiều kênh rạch làm thủy văn thành phố chịu ảnh hưởng
nhiều của dao động bán nhật triều rõ rệt.
2.2.3 Thổ nhưỡng
Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất chính.
Tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau:

- Các loại đất hình thành trên đá Bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có
độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía bắc
và đông bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và
dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu…
- Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám,
nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phí
nam, đông nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành,

10


Nhơn Trạch). Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại
cây ngắn ngày như đậu, đỗ…một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như
cây điều…
- Các loại đất hình thành trên phù sa mới như đất phù sa, đất cát. Phân bố chủ
yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với
nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả…
2.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

11


Hình 2.1 . Một số góc nhìn hiện trạng.
2.2.1 Thuận lợi
Xung quanh khu vuc quán café có khu dân cư tập trung đông ít có các công
trình mảng xanh công cộng, khí hậu khô nóng nhiệt đới nên nhu cầu có một nơi
đẹp mát mẻ là rất cần thiết.
Địa hình bằng phẳng dễ xây dựng
Nơi đây sẽ là khu trung tâm kinh tế trong tương lai gần.
2.2.2 Khó khăn

Nơi đây gần ngã tư khu trung tâm nên cũng có nhiều quán café khác đòi hỏi
còn có sự cạnh tranh
Nguồn đầu tư kinh phí để thực hiện
2.2.3 Cơ hội
Lợi ích của cây xanh ngày càng được đánh giá cao trong việc xây dựng môi
trường sống tốt đẹp.
Điều kiện nước ta phù hợp với nhiều chủng loại cây trồng.
Nhu cầu xã hội về một môi trường trong lành sạch đẹp ngày càng tăng…
2.2.4 Thách thức
Con người là một thành tố đặc biệt trong cảnh quan. Khi thiết kế kiến trúc
cảnh quan phải nhằm mục đích phục vụ tốt hơn về mặt vật chất cũng như tinh thần
cho con người.
Tìm được các chủng loại cây thích hợp cho từng khu vực thiết kế, vật liệu
xây dựng và trang trí…
2.3 CÁC LỢI ÍCH CỦA CÂY XANH (mảng xanh)
Mảng xanh bao gồm: Cây xanh + cỏ + hoa + kiểng.
Vai trò của mảng xanh trong môi trường sống có những công dụng như sau:
 Mảng xanh cải thiện khí hậu
12


 Kỹ thuật học môi sinh
 Kiến trúc và trang trí cảnh quan
 Các công dụng khác: cung cấp gỗ củi, trái giống để bảo tồn nguồn
gen, tạo ra các khu vui chơi, khu dạo mát, ngoài ra cây còn được
dùng như một chỉ dẫn về các biến cố, kỷ niệm, những ẩn dụ văn học.
Tuy nhiên việc lựa chọn chủng loại cây trồng trong thiết kế quán café cần
kết hợp các yếu tố về các đặc tính sinh thái của cây và thẩm mỹ nhằm tạo sự hài
hòa giữa công trình kiến trúc và cảnh quan.
2.3.1 Tác dụng cải thiện khí hậu

Các yếu tố chính của khí hậu: bức xạ mặt trời, nhiệt độ không khí, chuyển
động của không khí, ẩm độ và nước. Ở ngoài trời, cây xanh tạo ra một tiểu khí hậu
để cải thiện vi khí hậu một cách hiệu quả.
 Điều chỉnh nhiệt độ
Cây to, cây bụi và cỏ điều hòa nhiệt độ trong môi trường đô thị nhờ vào
kiểm soát bức xạ mặt trời. Lá cây hấp thụ bức xạ mặt trời giúp ngăn chặn phản
chiếu và truyền dẫn bức xạ mặt trời. Hiệu quả của chúng tùy thuộc vào mật độ lá
của loài cây, sự đa dạng của lá và cách phân cành của cây.
Cây cối thực vật cũng giúp điều hòa nhiệt độ không khí vào mùa hè thong
qua sự hô hấp. Cây xanh còn được gọi là máy điều hòa không khí tự nhiên. Một
cây mọc riêng lẻ trưởng thành có thể chuyển đổi bốc hơi gần 400 lít nước mỗi
ngày nếu cung cấp đủ độ ẩm. Lượng bốc hơi đó có thể so sánh với 5 máy điều hòa
không khí trung bình mỗi máy có công suất 2500kcl/giờ chạy 20 giờ/ngày.
 Kiểm soát gió và sự di chuyển không khí
Cây cao và thấp kiểm soát gió bởi sự cản trở, định hướng, làm lệch tâm và
lọc gió. Hiệu quả và mức độ kiểm soát gió theo kích thước loài, hình dạng, mật độ
lá, sự lưu giữ của lá và vị trí hiện tại của cây xanh.
 Lượng mưa và ẩm độ

13


Cây xanh ngăn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn luồng gió, làm giảm bay
hơi của ẩm độ đất. Vì vậy dưới tán rừng độ ẩm thường cao hơn và tốc độ bốc hơi
thường thấp hơn. Nhiệt độ dưới tán cây cũng thấp hơn không khí ban ngày và ấm
hơn trong suốt thời gian ban đêm. Cây xanh cũng đóng vai trò rất quan trọng trong
chu kỳ nước. Chúng ngăn lượng mưa và làm chậm dòng chảy của nước trên mặt
đất. Điều đó sẽ tăng sự thẩm thấu, giảm xói mòn và rửa trôi đất.
2.3.5 Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh



Các lá mập dày có tác dụng làm giảm tiếng ồn.



Các cành cây rung động có tác dụng hấp thu, ngăn chặn âm thanh.



Các lông tơ trên lá giữ các hạt ô nhiễm bụi.



Các khí khổng trong lá để trao đổi khí.



Hoa và lá cho mùi thơm dễ chịu để ngăn mùi hôi.



Lá và cành cây làm giảm cường độ mưa.



Hệ rễ phân bố rộng làm giảm xói mòn đất.



Mật độ lá dày ngăn ánh sáng.




Lá thưa lọc ánh sáng.



Cành có gai ngăn được sự di chuyển không mong muốn của con

người.
2.3.6 Công dụng trang trí mỹ quan và kiến trúc
Thực vật sống và tăng trưởng không ngừng do đó cây to và cây bụi phải
được xem xét như một thành phần động trong thiết kế cảnh quan. Vì cây xanh có
những tiềm năng về kiến trúc, chúng có thể được dùng như các thành phần kiến
trúc một cách riêng lẻ hay theo nhóm tập hợp để tạo ra các chức năng: giới hạn
không gian, che chắn tầm nhìn, kiểm soát riêng tư, thu hút tầm nhìn…
2.4 KHÁI NIỆM VỀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN
Thiết kế cảnh quan là lĩnh vực liên quan đến các yếu tố về thiết kế điêu
khắc, hội họa…các yếu tố về cây trồng đặc tính sinh thái của các loài cây để phục

14


vụ cho quá trình chọn lọc, thiết kế cây trồng góp phần làm tăng thẩm mỹ cảnh
quan và bảo vệ môi trường, cũng như các lĩnh vực khác như tưới tiêu, trồng trọt…
nhằm giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong thi công cảnh quan.

2.5CÁC NGUYÊN TẮC TRONG THIẾT KẾ CẢNH QUAN
2.5.1 Nguyên tắc bố trí cảnh quan:
 Sự bố trí cân bằng đối xứng.

 Sự bố trí cân bằng không đối xứng.
 Sự bố trí cân bằng đối tâm.
 Bố trí mang tính chất nhấn mạnh trọng điểm.
 Bố cục hài hòa.
 Sự lặp lại.
 Tỷ lệ hợp lý.
 Tương phản.
 Tương tự.
 Kích thước.
 Điểm quan sát.
 Sáng tối.
2.5.2 Nguyên tắc bố trí cây xanh:
Cây xanh là một phần không thể thiếu trong một quán café sân vườn, cây
xanh giúp cải tạo không gian của quán, mang lại bóng mát, không khí trong lành,
cảnh đẹp, hoa đẹp…
Các nguyên tắc bố trí cây xanh:
 Sự đơn giãn.
 Sự thay đổi.
 Sự nhấn mạnh.
 Sự cân bằng.

15


 Sự liên tục.
 Sự cân đối.

2.5.3 Nguyên tắc chọn cây và phối kết cây
- Nguyên tắc chọn cây: chọn loài cây phù hợp với địa phương về thổ
nhưỡng, khí hậu. Phát huy hiệu quả tổng hợp và tạo cảnh cây xanh.

- Nguyên tắc phối kết cây:
 Cây độc lập.
 Khóm cây.
 Hàng cây.
 Dây leo.
 Hoa.
 Cỏ.
2.5.4 Nguyên lý thiết kế cảnh quan:
- Con người vừa là đối tượng phục vụ vừa là chủ thể sáng tạo nên cảnh
quan. Do vậy, nghiên cứu về ‘yếu tố con người’ trên các mặt tiện nghi khách quan
về sinh khí hậu và công năng, nhằm mang lại những hiểu biết tối thiểu về con
người sinh học là cần thiết để xây dựng các dữ liệu và nguyên lý thiết kế. Con
người sinh học đóng vai trò trung tâm và là đối tượng phục vụ duy nhất của kiến
trúc cảnh quan.
- Nguyên lý thị giác:
 Định luật khoảng cách:
Do khoảng cách giữa các hình ảnh khác nhau nên những tín hiệu thị
giác đưa lại cũng khác nhau.
Vậy định luật của khoảng cách(định luật của sự gần):
Những nét ,những điểm hay những hình thể của tín hiệu thị giác chỉ
ở gần nhau về khoảng cách thì chúng sẽ tạo thành mối liên kết theo
chiều ngang hay chiều dọc(phụ thuộc vào độ gần của khoảng cách
ngang hay dọc).Đây chính là định luật của sự gần,tức là hình thể nào
16


ở gần nhau bao giờ cũng tác động vào thị giác con người mạnh hơn
ở xa.
 Định luật đồng đẳng (Định luật của sự đồng đều)
Tất cả những tín hiệu thị giác khi giống nhau về hình thể xếp đặt bên

cạnh những hình thể khác xen kẽ.Tuy khoảng cách của chúng không
gần nhau nhưng chúng vẫn có mối liên kết với nhau .Nói lên khả
năng bao quát hóa của hình thể,những chi tiết tinh vi được thị giác
người loại bỏ.Vì vậy những hình giống nhau được xem như cùng
một loại.
 Định luật trước sau (hẹp và rộng):
Tất cả các tín hiệu thị giác có hình thể nhỏ và khoảng cách hẹp bao
giờ cũng tiến lên phía trước trở thành hình ,còn tín hiệu thị giác có hình
thể lớn khoảng cách rộng lại lùi về phía sau trở thành nền.Vậy hình thể
và khoảng cách nhỏ hẹp bằng hình thể có khoảng cách rộng lớn được sự
liên kết chặt chẽ của nó để trở thành một hình thể mới.
 Định luật của sự khép kính:
Các hình thể của tín hiệu thị giác bằng nhau và giống nhau đặt cạnh
nhau thì luôn luôn khép kín tạo cho thị giác cảm thụ được sự liên kết
chặt chẽ của nó để trở thành một hình thể mới.
 Định luật của đường liên tục.
 Định luật liên tưởng (định luật của kinh nghiệm).
 Định luật của sự nhấn.
 Định luật của sự chuyển đổi (định luật âm dương).


Định luật của sự cân đối song song.

 Định luật tương phản.

17


Chương 3
MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 MỤC TIÊU
Mục tiêu đề tài là sử dụng các kiến thức về thiết kế cảnh quan, mảng xanh
và tiểu cảnh kết hợp với các phần mềm vi tính để đưa ra các phương án thiết kế
hợp lý, thích hợp với không gian và yêu cầu của ‘Café sân vườn ‘. Theo phong
cách café sân vườn, với không gian hiện đại kết hợp không gian xưa tạo nên
phong cách pha trộn giữa cái xưa và nay, quán mở ra cho thực khách một khung
cảnh như được trở về với thiên nhiên.
3.2 NỘI DUNG


Khảo sát hiện trạng mặt bằng công trình.



Đánh giá và đề xuất đưa ra phương án thiết kế tối ưu.



Điều tra các loại cây xanh hoa kiểng, vật liệu trang trí phù hợp với

phong cách thiết kế.


Lập các bản thiết kế: mặt bằng tổng thể, các mặt đứng, các mặt cắt,

phối cảnh tổng thể và các phối cảnh chi tiết.
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18



3.3.1 Phương pháp điều tra thực địa:
Đến tại khu đất khảo sát, đo diện tích, đánh giá chuyên môn…
3.3.2 Phương pháp tham khảo tài liệu:
Xác định điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng…tại khu đất qua việc tham khảo
thu thập kiến thức qua sách, báo, tài liệu luận văn của các năm trước…
Tham khảo tài liệu về các loại cây, vật liệu trang trí sân vườn qua mạng,
sách, báo, thầy cô hướng dẫn…
3.3.3 Phương pháp thiết kế:
Sử dụng các kiến thức đã học về thiết kế cảnh quan và tìm kiếm tham khảo
các thiết kế đẹp trên mạng, sách, báo… để cho ra các ý tưởng thiết kế đẹp, phù
hợp với kiến trúc đương đại.
Hoàn chỉnh bản thiết kế sử dụng các phần mềm đồ họa autocad, 3dmax,
sketchup, photoshop để hoàn thành báo cáo.
3.3.4 Phương pháp lập bảng dự toán:
Hạng mục cây xanh: Được tính theo giá khoán trong đó đơn giá bao gồm cả
giá cây, công vận chuyển, đất trồng, công trồng.
Hạng mục vật liệu trang trí: khảo sát giá tại các cửa hàng, công vận chuyển,
lương công nhân.
Sau cùng, thống kê định giá mặt bằng cho phần mảng xanh và vật liệu trang
trí được sử dụng trong bản thiết kế.

19


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 KẾT QUẢ
- Thống kê danh mục những loại cây sử dụng trong thiết kế.
- Đưa ra được những giải pháp, nguyên tắc bố trí trong thiết kế.

- Thiết kế các tiểu cảnh nước, suối khô trong khuôn viên quán cafe.
- Hoàn tất ý tưởng và các bản thiết kế.
4.2 MỤC TIÊU THIẾT KẾ
 Thiết kế quán café theo phong cách pha trộn giữa hiện đại và
xưa.
 Tạo không gian giải trí thoải mái và thoáng mát cho du khách
đến quán café.
 Tạo các tiểu cảnh, bố cục đẹp làm điểm nhấn để tạo ấn tượng cho
du khách.
 Không gian kiến trúc hài hòa với thiên nhiên.
4.3 ĐỀ XUẤT PHÂN KHU CHỨC NĂNG
Sau khi khảo sát nghiên cứu, xin đề xuất phương án quy hoạch quán café
sân vườn như sau: quán được chia thành 5 khu:
1. Khu phục vụ.
2. Khu ngồi bệch.
3. Khu café máy lạnh.
4. Khu uống café ngoài trời.
5. Khu café chòi.
4.4 ĐỀ XUẤT CHỌN CÂY TRỒNG

20


Nghiên cứu các đặc điểm hiện trạng của khu vực và đặc điểm sinh trưởng
của một số loài cây, đưa ra một số tiêu chuẩn chọn cây trồng:
 Cây khỏe gỗ tốt không giòn, không bị gãy cành bất thường gây tai nạn…
 Rễ ăn sâu trong lòng đất, giữ cây vững chắc, không có rễ nổi để tránh gây
hại cho công trình.
 Sống lâu, sức tăng trưởng nhanh.
 Có sức chống chịu tốt và ít sâu bệnh phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng

thuận lợi cho quá trình bảo dưỡng.
 Cây có lá xanh quanh năm.
 Cây có dáng, hoa, lá đẹp, màu sắc phong phú, có bóng mát, không có mủ
độc, không thu hút ruồi nhặng…
4.5 THUYẾT MINH THIẾT KẾ
Áp dụng các đường nét hình học. Thiết kế môi trường cảnh quan cho hợp lý
với các khu chức năng.

Hình 4.1. Mặt bằng phân khu chức năng

21


1. Nhà phục vụ được thiết kế đơn giản có cùng cao độ với khu ngồi bệt và khu
phòng lạnh, gồm có khu pha chế và một phòng ngủ riêng.
Các khu này nằm trên cùng một cao độ sẽ tạo cảm giác biến hóa,nổi bật,
không gây nhàm chán đối với khách hàng.

Hình 4.2. Kiến trúc nhà phục vụ.

22


Hình 4.3. Cảnh quan xung quanh nhà phục vụ.

2.

Các bộ bàn ghế có dù được bố trí xung quanh nhà phục vụ tạo bóng mát khi
ban ngày. Khu nhà chòi cũng được bố trí ở không gian mặt trước quán nhằm


23


tạo bóng mát và bởi vì xung quanh có không gian đẹp, du khách có tầm nhìn
tương đối đẹp đối với hồ nước và tường nước xung quanh.
3.

Hồ nước và tường nước là hai tiểu cảnh nổi bật,là điểm nhấn quan trọng
của quán. Hồ nước với cầu gỗ bắt qua tạo cảm giác yên bình lặng lẽ với các
loài cây, hoa đặc trưng tạo cảm giác sân vườn. Tường nước thì ngược lại nó
thể hiện cái sống động của thác nước thu nhỏ tạo cảm giác khỏi nhàm chán,
cảnh quan yên tĩnh xung quanh bị phá vỡ bởi tiếng xào xạc của thác nước.

Hình 4.4. Tiểu cảnh tường nước và cầu.
24


4.

Khu ngồi bệch được thiết kế với sàn gỗ và các tấm lót nệm, với không gian
khoáng đãng thật thích hợp với những vị khách năng động nhất là đối với các
bạn trẻ.

Hình 4.5. Khu ngồi bệch và cảnh quan xung quanh.

25


×