Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

THIẾT KẾ CẢI TẠO CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN KÝ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

TRẦN THẾ PHƯƠNG

THIẾT KẾ CẢI TẠO CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN
KÝ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

TRẦN THẾ PHƯƠNG

THIẾT KẾ CẢI TẠO CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN
KÝ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. LÊ MINH TRUNG
TS. ĐINH QUANG DIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY


TRAN THE PHUONG

DESIGNED TO REGENERATED LANDSCAPES FOR DORM CAMPUS HO CHI
MINH CITY UNIVERSITY OF AGRICULTURE AND FORESTRY.

DEPARTMENT OF LANDSCAPING AND ENVIRONMENTAL
HORTICULTURE
GRADUATION THESIS
Advisor: LE MINH TRUNG, Ph.D
DINH QUANG DIEP, Ph.D

Ho Chi Minh City
July – 2010

ii



LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, đối với tôi không chỉ là sự cố gắng của
riêng bản thân mình, mà tôi còn nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ từ gia
đình, trường lớp và các cơ quan, đoàn thể chức năng. Tôi xin cảm ơn cha mẹ, thầy
cô Bộ môn Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên, bạn bè trong tập thể lớp DH07TK.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn:
+ Tiến sĩ LÊ MINH TRUNG – Công ty TNHH Một Thành Viên Công Viên
Cây Xanh Thành phố Hồ Chí Minh
+ Tiến sĩ ĐINH QUANG DIỆP – Trưởng bộ môn Cảnh Quan và Kĩ Thuật
Hoa Viên – Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Thiết kế cải tạo cảnh quan khuôn viên Ký túc xá Trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành tại Trường Đại học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh. Thời gian thực hiện từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011.
Kết quả thu được:
- Xây dựng được danh mục thực vật hiện có trong vùng khảo sát của khuôn viên Ký
túc xá trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh bao gồm 54 loài thuộc
29 họ thực vật..
- Đề xuất bổ sung một số loài cây thích hợp với đặc điểm của khuôn viên bao gồm
38 loài thuộc 25 họ thực vật.
- Đánh giá hiện trạng từ đó đề xuất phương án thiết kế cải tạo bao gồm: các khu cư
xá và các cụm công trình điểm nhấn.
- Đề xuất cải tạo cảnh quan khuôn viên bao gồm cải tạo cơ sở hạ tầng và cây xanh.
- Các giải pháp thiết kế cải tạo được đề xuất thể hiện trong các bản vẽ gồm:
(1) Mặt bằng đề xuất cải tạo cảnh quan khuôn viên kí túc xá.

(2) Mặt bằng, mặt đứng các khu vực thiết kế cải tạo.
(3) Phối cảnh các phân khu thiết kế cải tạo.

iv


SUMMARY
The essay “designed to regenerated landscapes for dorm campus Ho Chi Minh city
university of agriculture and forestry” has been carried out from April to July in 2011.
The results:
-

Evaluating the current status of vegetation in dorm campus Ho Chi Minh city
university of agriculture and forestry. There are 38 species in 25 families.

-

Suggesting a list of 38 species of decorative landscape vegetation in25
families to be served in dorm campus Ho Chi Minh city university of
agriculture and forestry.

-

Assessing the current state from which propose modification designs include:
the remote areas and other residential complexes prominent works.

-

Proposing improved campus landscape include improving infrastructure and
trees.

- The design solutions proposed regenerate shown in the drawings are:
(1) The proposed improvement in the campus landscape dorm.
(2) surface, vertical design areas regenerate.
(3) Perspective of the subdivision modification designs.

v


MỤC LỤC
TÊN ĐỀ MỤC

TRANG

Trang tựa (tiếng Việt)

i

Trang tựa (tiếng Anh)

ii

Lời cảm ơn

iii

Tóm tắt

iv

Summary


v

Mục lục

vi

Danh sách các bảng

viii

Danh sách các hình

viii

Danh sách các hình

ix

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC THIẾT KẾ

2

2.1 Cơ sở lý luận

2


2.2 Giới thiệu khu vực thiết kế

9

2.3 Đặc điểm khu vực thiết kế

11

Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

13

3.1 Mục tiêu

13

3.2. Nội dung

13

3.3. Phương pháp nghiên cứu

13

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

15

4.1 Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng sử dụng đất


15

4.2. Phân tích hiện trạng

23

4.3. Đề xuất phương hướng thiết kế cải tạo

27

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

36

5.1 Kết luận

36

5.2 Kiến nghị

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

37

vi



DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Danh mục thực vật trong khuôn viên kí túc xá

16

Bảng4.2: Phân tích hiện trạng mảng xanh khuôn viên ký túc xá

18

Bảng 4.3: Bảng phân tích ưu, nhược điểm và giải pháp cho khu cư xá A, NA,C

19

Bảng 4.4: Bảng phân tích ưu, nhược điểm và giải pháp cho khu cư xá B, D

20

Bảng 4.5 :Bảng phân tích ưu, nhược điểm và giải pháp cho khu cư xá E

21

DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG


Hình 2.1: Vị trí khu vực thiết kế.

10

Hình 4.1: Hiện trạng khuôn viên ký túc xá Trường Đại học Nông lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh.

15

Hình 4.2 : Hiện trạng khuôn viên ký túc xá nhìn từ vệ tinh.

15

Hình 4.3: Vòng tuần sắc

23

Hình 4.4 : Mặt bằng giải pháp thiết kế cải tạo cho cư xá B.

25

Hình 4.5:Sơ đồ giải thích làm thế nào các cây xanh làm loãng và yếu các loại âm
thanh.

25

Hình 4.6: Mặt cắt ngang thiết kế cải tạo cho cư xá B.

25


Hình 4.7 : Mặt đứng thiết kế cải tạo cho cư xá B.

26

Hình 4.8 :Giải pháp thiết kế cải tạo cho cư xá E.

26

Hình 4.9: Mặt bằng giải pháp thiết kế cải tạo cho cư xá E

27

Hình 4. 10 : Phối cảnh một góc cư xá E( góc nhìn từ cư xá D)

27

Hình 4.11: Mặt bằng giải pháp thiết kế cho điểm nhấn tại cổng kí túc xá.

28

vii


Hình 4.12: Phối cảnh điểm nhấn vị trí cổng ký túc xá.

29

Hình 4.13: Mặt bằng giải pháp thiết kế cho 2 bên cổng kí túc xá.

29


Hình 4.14 : Mặt bằng giải pháp thiết kế cho vườn dạo.

30

Hình 4.15: Hình minh họa bố trí đèn cho vườn dạo.

31

Hình 4.16 : Phối cảnh tổng thể vườn dạo.

31

Hình 4.17 : Phối cảnh một góc vườn dạo (góc nhìn từ cổng phụ cũ)

32

Hình 4.18: Phối cảnh một góc vườn dạo (góc nhìn từ cổng phụ mới)

36

viii


SVTH: TRẦN THẾ PHƯƠNG

GVHD: TS. LÊ MINH TRUNG
TS. ĐINH QUANG DIỆP

Chương 1


MỞ ĐẦU

Ký Túc Xá Trường đại học Nông Lâm TP HCM nằm trong khuôn viên trường
đại học Nông Lâm TP HCM với 5 ký túc xá gồm 350 phòng, có sức chứa 3000 sinh
viên với 1 sân đa môn,3 sân bóng chuyền và 1 sân bóng đá cùng với nhà thi đấu và
luyện tập thể thao hiện đại [8] … đã được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng
nhiều năm.
Ký túc xá là môi trường sống cộng đồng tạo một môi trường vui vẻ, thân
thiện thoải mái cho sinh viên học tập tại trường, cho sinh viên mau chóng làm quen
với cuộc sống mới, nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng và tạo một môi trường
sống học tập tốt cho sinh viên. Tuy nhiên một số cơ sở vật chất đã xuống cấp, cảnh
quan khuôn viên chưa được hoàn chỉnh. Việc cải tạo khuôn viên trường tạo một môi
trường sinh hoạt thuận lợi, thoải mái cho sinh viên nội trú là một yêu cầu cấp thiết.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc sinh hoạt và học tập của sinh
viên tại trường, khu khuôn viên ký túc xá cần được thiết kế cải tạo thành một môi
trường ở cần có những công năng đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, rèn luyện, nghỉ
ngơi, vui chơi của sinh viên,...
Đó là lý do chúng tôi chọn và thực hiện đề tài: “Thiết kế cải tạo cảnh quan khuôn
viên ký túc xá Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh”.

1


SVTH: TRẦN THẾ PHƯƠNG

GVHD: TS. LÊ MINH TRUNG
TS. ĐINH QUANG DIỆP

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC THIẾT KẾ
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các nguyên tắc bố cục cảnh quan.
Mỗi một bố cục cảnh quan có toát lên được giá trị thẩm mỹ hay không phụ thuộc
vào các giác quan của con người , chủ yếu là thị giác. Song hiệu quả thu nhận ra sao
còn phụ thuộc vào các điều kiện nhìn , bao gồm điểm nhìn, tầm nhìn và góc nhìn.
- Điểm nhìn: Là vị trí đứng nhìn. Nếu vị trí nhìn cùng chiều ánh sáng thì chi
tiết của các vật thể được nhìn nổi rõ. Ngược lại khi vị trí ngược chiều ánh sáng thì
chi tiết của các vật thể bị lu mờ còn đường bao vật thể nổi rõ hơn do sự tương phản
của khoảng sáng bao quanh và diện tối toàn thân của vật thể.
-Tầm nhìn: Tầm nhìn là khoảng cách từ điểm nhìn tới tiêu điểm nhìn (vật thể
được nhìn). Khoảng cách này có mối quan hệ gắn bó với đặc tính quang học của
mắt, chiều cao và ngang của vật thể và chi tiết, chất liệu bề mặt vật thể (cấu tạo mặt
ngoài).
Đặc tính quang học của mắt người bình thường cho phép nhìn rõ trong góc
hình nón 28o. Với góc này tương quan giữa khoảng cách nhìn và chiều cao, ngang
của vật thể là 2 thì cho phép thu nhận trọn vẹn toàn thể vật thể D/2L(2H). Song nếu
muốn quan sát vật thể (là một ngôi nhà chẳng hạn) trong không gian rộng có bầu
trời, cây cỏ xung quanh, cần được nhìn dưới góc 18o, nghĩa là D/3L(3H). Như vậy tỉ
lệ D/L(H) là tương quan quan trọng để xác định chất lượng của không gian. Nếu
D/L nhỏ hơn 1; tác động nội tại của các thành phần bao quanh không gian rất mạnh
mẽ, không gian nhỏ hẹp, con người cảm thấy kín, khó thở và sợ hãi. D/L bằng 1 :
cảm giác có sự cân bằng tỉ lệ với con người , gây ấn tượng thân mật, gần gũi.
D/L(H) từ 1÷2 : vẫn còn cảm giác cân xứng. D/L(H) lớn hơn 2: không gian trở nên

2


SVTH: TRẦN THẾ PHƯƠNG


GVHD: TS. LÊ MINH TRUNG
TS. ĐINH QUANG DIỆP

trống chếnh, kém lực hút và mối quan hệ giữu các thành phần tạo không gian trở
nên lỏng lẻo.
Song nếu L và H có kích thước 150m, để nhìn được trọn vẹn vật thể, tức
D/L(H) =2 thì phải đứng cách xa 300 m. Ở khoảng cách này không thể nhìn thấy
chi tiết,chất liệu trang trí bề mặt vật thể. Do đó khi thiết kế cảnh quan cần phải lưu ý
cơ sở này.
Qua điều tra xã hội học, D có kích thước không quá 25m là khoảng cách nhìn
rõ, hợp lí và gần gũi. Theo kinh nghiệm của Nhật Bản việc thiết kế cảnh quan cũng
cần theo module tương tự như bước cột trong thiết kế công trình. Module trong
cảnh quan hợp lí là 21 – 24 m. Đây là một đơn vị tiêu chuẩn trong thiết kế cảnh
quan gần với tỷ lệ con người.
- Góc nhìn: Góc nhìn là hướng nhìn vật thể. Mỗi một vật thể có nhiều hướng
nhìn khác nhau dẫn đến sự thay đổi tương ứng của viễn cảnh và hình dạng của các
vật thể trong bố cục.
Hướng nhìn liên quan đến việc di chuyển điểm nhìn. Nếu tốc độ di chuyển
nhanh hình ảnh lưu trên võng mạc quá ngắn chưa thể nhận rõ chi tiết bên trong vật
thể. Ngược lại tốc độ đi chậm lại , thời gian thu nhận lâu, nhận biết chi tiết roc nét
hơn. Do đó khi thiết kế cảnh quan cần lưu ý kênh thị giác của tuyến đi bộ và cơ
giới.
2.1.2. Kỹ xảo tạo hình – trang trí không gian – cảnh quan. [2]
- Tạo hình không gian: Không gian là một bộ phận thẩm mỹ - chức năng cơ
bản của cảnh quan. Việc tạo hình không gian với quy mô, hình dạng hợp lý, phù
hợp với chức năng hoạt động tâm lý của con người là hết sức quan trong. Có 3 loại
không gian chủ yếu: Không gian mở, không gian đóng và không gian hỗn hợp đóng
mở.
+ Xác định kích thước không gian: Theo kinh nghiệm Nhật Bản, một module

đơn vị của không gian là 21 – 24m. Kích thước không gian từ 1 – 5 đơn vị , cùng
lắm đến 10 đơn vị là phạm vi tối đa để các thành phần trong không gian có thể hòa
hợp tổng thể. Trong trường hợp không gian chạy dài như đường phố cần có điểm

3


SVTH: TRẦN THẾ PHƯƠNG

GVHD: TS. LÊ MINH TRUNG
TS. ĐINH QUANG DIỆP

dừng hay chuyển hướng. Theo Yoshiobu Ashinara : “ Không có điểm dừng chất
lượng không gian bị nhạt dần về cuối trục, nó phân tán và hấp lực bị tan biến đi”.
Các điểm dừng hoặc chuển hướng trong không gian hết sức cần thiết, chúng dồn
nén ngoain lực của thị giác trong phạm vi của không gian làm cho người ta chú ý
hơn đến xung quanh. Khi điểm dừng hay chuyển hướng là những công trình độc
đáo, chúng nổi bật rõ là những mốc (Land Marks), những điểm nhấn thị giác quan
trọng và là đặc trưng, ngữ nghĩa cho đô thị.
Ngoài kích thước thực, một trong số trường hợp có thể tăng hay giảm cảm
giác về độ nông sâu của không gian bằng cách sử dụng thuật phối cảnh tuyến và
phối cảnh không trung.
 Thuật phối cảnh tuyến: Đó là thuật biến đối (tăng hay giảm) cảm giác
về chiều sâu không gian bằng việc thay đổi kích thước các yếu tố hình
khối tạo không gian (tăng dần hay giảm dần). Các yếu tố hình khối tạo
không gian được bố trí sít dần theo chiều sâu hoặc giảm dần độ cao
gây cảm giác chiều sâu không gian tăng lên so với kích thước thực.
Bố trí ngược lại sẽ tạo cảm giác độ sâu không gian nông hơn so với
kích thước thực.
 Thuật phối cảnh không trung: Đó là thuật biến đổi (tăng hay giảm)

cảm giác về chiều sâu không gian bằng việc thay đổi màu sắc (màu
nóng dần hay lạnh dần) các yếu tố hình khối tạo không gian.Do trong
không gian có tầng khí quyển , màu sắc bị phủ bởi tầng khí này làm
cho mờ đi và biến màu. Màu vàng thành xanh lá cây, da cam chuyển
sang màu đỏ thẫm và gần với màu tím, màu xanh thành màu xanh
thẫm, màu xanh lá cây thành màu xanh, màu trắng ngả sang hơi xám.
Như vậy màu thuộc tông lạnh sẽ mờ hơn so với màu thuộc tông nóng.
Nếu cuối trục không gian sử dụng màu thuộc tông lạnh ta có cảm giác
sâu hơn và ngược lại ta có cảm giác nông hơn so với thực tế.
+ Xử lý thành phần tạo không gian

4


SVTH: TRẦN THẾ PHƯƠNG



GVHD: TS. LÊ MINH TRUNG
TS. ĐINH QUANG DIỆP

Nền : Kiến trúc nền là thành phần cơ bản của không

gian. Sự lồi lõm của nó đã tạo nên cảm giác về các không gian – chức
năng khác nhau. Sự chênh lệch cao độ giữu đường dành cho xe cơ
giới với vỉa hè đã tạo nên 2 không gian sử dụng riêng.
Các yếu tố hình khối được bố trí trên mặt nền góp phần quan
trọng để phân định không gian như những bậc thang, tường
chắn đất, bức tường thấp, bể nước,…v.v. Tạo nên chuỗi không
gian liên tục.

Các yếu tố trang trí trên bề mặt nền góp phần tạo không gian
sinh động.Có thể rút ra một số kỷ xảo xử lý mặt nền như sau:
Tạo sự chênh lệch cao dộ mặt nền: Tùy thuộc vào ý nghĩa
chức năng hoặc ý đồ tư tưởng , có thể tạo môt số mặt nền có
độ chệnh khác nhau.
Kết hợp nâng cao nền và sử dụng tường ngăn: Nếu như kỹ xảo
nâng cao nền tạo sự phân chia ước lệ không gianthif việc sử
dụng tường chắn đất kết hợp ngăn không gian lại nhấn mạnh
sự phân chia không gian và dồn nén thị giác vào từng khoang.
Đôi khi tạo nên không gian biệt lập ( trong trường hợp tường
cao trên tầm mắt).


Tường: Tường trong không gian – cảnh quan là các mặt

đứng của công trình kiến trúc. Có 3 loại khồn gian chủ yếu:
Không gian đóng: Là không gian bị bao bọc cả 4 phía.
Không gian mở: là không gian mở từ 1 đến 3 phía (vì không
trung bị giới hạn nhất 1 phía mới được gọi là không gian).
Còn không gian nửa đóng nửa mở là không gian đóng cả 4
phía nhưng một số phía không đống kín.
Tùy thuộc vào sự lồi lõm của bề mặt đứng công trình mà tạo
nên sự phong phú và đa dạng của 3 kiểu không gian trên.

5


SVTH: TRẦN THẾ PHƯƠNG

GVHD: TS. LÊ MINH TRUNG

TS. ĐINH QUANG DIỆP

Đồng thời, các vị trí và hình dạng của tổ hợp kiến trúc công
trình cũng tạo nên sự cảm nhận về không gian khác nhau là
biến thể của 3 loại hình không gian trên bao gồm:
Không gian khép dần
Không gian khuyết tán
Không gian xoay
Không gian đa hướng
Không gian định hướng
 Trần: “Trần trong không gian – cảnh quan là khoảng trời được giới
hạn bởi đường bao của mái nhà của các mặt đứng công trình , hoặc
gầm nhà. Với điều kiện xây dựng kỹ thuật hiện nay, có thể tạo sự
xâm nhập của không gian – cảnh quan vào sâu công trình xây dựng
bằng cách chống cột , đưa console vượt khỏi mặt nhà, hoặc nối cụm
công trình bằng nhà cầu trên không. Như vậy, đòi hỏi kiến trúc công
trình nghiên cứu không chỉ 5 mặt (4 mặt đứng và mặt mái) mà còn
mặt thứ 6 (gầm nhà).
2.1.3. Một số tiêu chuẩn cần áp dụng khi chọn lựa các loại cây trồng:
- Cây phải chịu được gió bụi, sâu bệnh.
- Cây có thân đẹp, dáng đẹp.
- Cây có rễ ăn sâu, không có rễ nổi.
- Cây lá xanh quanh năm, không rụng lá trơ cành hoặc cây có giai đoạn rụng lá
trơ cành vào mùa đông nhưng dáng đẹp, màu đẹp và có tỷ lệ thấp.
- Cây không có quả thịt gây hấp dẫn ruồi muỗi.
- Cây không có gai sắc nhọn, hoa quả mùi khó chịu.
- Không dùng các chủng loại cây cấm sử dụng trên đường phố theo quy định
của công ty CVCX Tp.HCM.

6



SVTH: TRẦN THẾ PHƯƠNG

GVHD: TS. LÊ MINH TRUNG
TS. ĐINH QUANG DIỆP

2.1.4. Một số lưu ý khi thiết kế cảnh quan cây xanh:
- Nhiều loại cây nhiều loại hoa.
- Cây có lá, hoa, màu sắc phong phú.
- Nhiều tầng cây cao thấp, cây thân gỗ, cây bụi và cỏ, mặt nước, tượng hay phù
điêu trang trí và công trình kiến trúc.
- Nghiên cứu một số giá đỡ cho cây để làm phong phú hơn về hình khối.
- Sử dụng các quy luật trong nghệ thuật phối kết cây với cây, cây với đá, cây
với điêu khắc mỹ nghệ và đồ gốm, cây với mặt nứơc, cây với công trình xung
quanh hợp lý, tạo nên sự hài hoà, vừa có tính tương phản vừa có tính tương tự,
đảm bảo tính hệ thống tự nhiên.
2.1.4. Nguyên tắc chọn cây và phối kết cây.[2]
-Các nguyên tắc chọn cây
Chọn loài cây trồng phù hợp với địa phương về thổ nhưỡng, khí hậu. Phát huy hiệu
quả tổng hợp và tạo cảnh cây xanh.
- Các nguyên tắc phối kết cây
Sau khi đã chọn được những loại cây phù hợp thì việc tổ chức phối kết cây là rất
quan trọng. Một số phối kết cây như sau:
-Cây độc lập
Cây độc lập là cây có hình khối, dáng dấp và màu sắc đẹp, thường được bố trí độc
lập.
Cây độc lập có vai trò chủ đạo trong không gian trống của quán cà phê, để có thể
cảm thụ trọn vẹn giá trị của cây độc lập nên phải chọn loài cây có hình thức tán độc
đáo (rũ, thác…) hoặc có màu sắc hoa lá rực rỡ, tương phản màu với những mảng

cây xung quanh.
-Khóm cây
Khóm cây gồm một số cây được tổ hợp trong một bố cục trọn vẹn, riêng lẻ. Thành
phần khóm cây có thể là cây thân gỗ, cây bụi, hoặc hỗn hợp cây thân gỗ, cây bụi.
Cây trong khóm có thể khác nhau về độ lớn, độ thưa thoát của tán lá. Việc bố trí và

7


SVTH: TRẦN THẾ PHƯƠNG

GVHD: TS. LÊ MINH TRUNG
TS. ĐINH QUANG DIỆP

tạo hình khóm cây rất phong phú và đa dạng. Có thể tạo cảm giác đồng nhất khi
khóm cây cùng loại, hoặc tạo cảm giác sinh động bằng việc tổ chức trong khóm
những cây có màu sắc và cấu trúc chủ đạo khác nhau. Chúng ta có thể tổ hợp các
loài cây sao cho nở cùng lúc để tạo ra được mảng màu nhất định, hoặc chọn các loài
cấy có thời kỳ nở hoa khác nhau để duy trì trong khóm cây mùa nào cũng có hoa.
- Hàng cây
Mục đích của việc chọn cây theo hàng là phân loại không gian và tạo bóng mát,
gồm có trồng theo dạng hàng cây thưa và hàng cây dày.
-Dây leo
Cây leo giàn là kiểu trang trí thoáng trong không gian và có giá trị bóng mát. Giàn
cây có vai trò nhấn mạnh tính chất trang trí lối đi là sự chuyển tiếp không gian từ
khu vực này sang khu vực khác.
- Hoa
Đây là thành phần có tác dụng tạo cảnh và thu hút sự chú ý rất lớn do tính chất trang
trí của chúng, màu sắc đẹp rực rỡ của chúng dễ đập vào mắt người xem.
-Cỏ

Là yếu tố không thể thiếu trong cảnh quan. Cỏ được sử dụng làm nên cho các khóm
cây, cây độc lập, bồn hoa và các kiến trúc nhỏ, tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố
tạo cảnh khác nhau.
Tất cả các yếu tố trên sẽ được kết hợp hài hòa với nhau để tạo nên giá trị cảnh quan
cho khu vực.
-Rừng nhỏ
Đây là thành phần hình khối chủ yếu tạo không gian trống trong khu vực.
Cây được bố trí theo bố cục tự do để đem lại hiệu quả rừng cây tự nhiên.
2.2. Giới thiệu khu vực thiết kế.
Khuôn viên ký túc xá Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh nằm trong
khuôn viên Trường Đại học Nông Lâm TP HCM thuộc phường Linh Trung, Quận
Thủ Đức, TP HCM.

8


SVTH: TRẦN THẾ PHƯƠNG

GVHD: TS. LÊ MINH TRUNG
TS. ĐINH QUANG DIỆP

Ranh giới khu quy thiết kế được xác định như sau:
Phía Đông giáp khuôn viên khoa lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm TP HCM .
Phía Tây giáp trục đường chính vào giảng đường Phượng vĩ Trường Đại học Nông
Lâm TP HCM.
Phía Nam giáp thư viện Điện tử và nhà Thiên Lý.
Phía Bắc giáp trung tâm ngoại ngữ và đường trục chính vào cổng Trường Đại học
Nông Lâm TP HCM.

Vị trí khu vực thiết kế


( Nguồn: Theo BQL đất đai trường ĐHNL)
Hình 2.1 : Vị trí khu vực thiết kế.
 Với diện tích khuôn viên ký túc xá là hơn 66.044 m2 là khá lớn và vì lý do
thời gian làm đề tài là 4 tháng, nên giới hạn chỉ tập trung thiết kế khu
khuôn viên 5 ký túc xá: A, B, C, D, E với diện tích là 49.629 m2
.
3.3. Đặc điểm tự nhiên khu vực thiết kế
3.3.1 Khí hậu

9


SVTH: TRẦN THẾ PHƯƠNG

GVHD: TS. LÊ MINH TRUNG
TS. ĐINH QUANG DIỆP

Khuôn viên ký túc xá trường Đại học Nông lâm Tp HCM nằm trong khu vực Nam
Bộ nên có đặc điểm khí hậu đặc trưng Nam Bộ:
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở thành phố HCM khoảng 27,550C thay đổi 25290C) nhiệt độ qua các tháng trong năm thay đổi không nhiều, khoảng 3-4 0c,
tháng 4 có nhiệt độ cao nhất có ngày lên tới 32 -33 0c.
Tháng 12 có nhiệt độ thấp nhất khoảng 24 0c . Lượng bức xạ dồi dào , trung
bình khoảng 140kcal/cm² /năm, nắng trung bình 6,8giờ/ngày.
- Nắng:
Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2600-2700giờ, trung bình mỗi tháng 220
giờ nắng. Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất khoảng 300 giờ (10 giờ nắng/ngày)
Tháng 8 có số giờ nắng thấp nhất 140 giờ (4-5 giờ nắng/ ngày).
- Mưa:

Lượng mưa trung bình năm là 1800-2000mm. Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng
10chiếm trên 90% lượng mưa hàng năm, các tháng 8,9,10 có lượng mưa cao
nhất (có năm tới 500mm). Các tháng mùa khô (tháng 11 – tháng 4 năm sau)
chiếm tới 10% lượng mưa. Tháng 1 và 2 hầu như không có mưa.
- Độ ẩm:
Độ ẩm không khí trung bình năm từ 78-82%. Mùa mưa có độ ẩm tương đối
thấp từ 85-93%. Mùa khô có độ ẩm tương đối cao từ 72-82%.
Độ ẩm thấp nhất 50%, cao nhất 95%.g.
Gió : Mùa mưa : gió thịnh hành Tây nam
Mùa khô : Gió thịnh hành Đông Bắc.
Chuyển tiếp giữa 2 mùa còn có gió đông và đông Nam, đây là loại gió địa
phương còn gọi là gió chướng , gió chướng khi gặp thủy triều sẽ làm nước dâng
cao vào đất liền, Tốc độ gió trung bình đạt 10-15m/s, lớn nhất 25-30m/s.

10


SVTH: TRẦN THẾ PHƯƠNG

GVHD: TS. LÊ MINH TRUNG
TS. ĐINH QUANG DIỆP

Khu vực này ít chịu ảnh hưởng của gió bão, tuy nhiên đôi khi có hiện tượng
giông giật và lũ quét.

3.3.2. Thổ nhưỡng
Đất vùng khảo sát thuộc nhóm đất xám bạc màu, tuy nhiên quá trình trồng
cây lâu năm và chăm sóc cải tạo đất thì đất hiện trạng trồng cây khá tốt.

11



SVTH: TRẦN THẾ PHƯƠNG

GVHD: TS. LÊ MINH TRUNG
TS. ĐINH QUANG DIỆP

Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu
Trên cơ sở điều tra khảo sát và đánh giá cây xanh và cảnh quan hiện tại, đưa
ra định hướng và đề xuất cải tạo cảnh quan phục vụ môi trường sống của sinh viên
nội trú ký túc xá trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
2.2 Nội dung
- Khảo sát hiện trạng về thực vật, loại đất, chế độ khí hậu thủy văn hiện tại ở khuôn
viên ký túc xá trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích đánh giá hiện trạng khuôn viên ký túc xá nói chung và các cư xá nói
riêng.
- Xây dựng danh mục thực vật và đề xuất trồng một số loài cây phù hợp trồng cải
tạo cảnh quan trong khuôn viên ký túc xá trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
- Đề xuất phương án thiết kế cải tạo cảnh quan khuôn viên này.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp tham khảo tài liệu
- Tham khảo tài liệu qua sách vở, internet, bản đồ, xác định vị trí khuôn viên ký túc
xá trường Đại học Nông lâm Tp HCM.
- Tham khảo, tra cứu tài liệu, sách báo chuyên ngành liên quan, xác định tên loài, họ
các loài cây khảo sát.
2.3.2 Phương pháp điều tra hiện trạng và thu thập số liệu
- Điều tra, khảo sát hiện trạng trong khuôn viên ký túc xá.

+ Đo đạc diện tích khu đất.
+ Chụp hình hiện trạng khu vực và xung quanh.
+ Định vị trí, xác định tên, khoảng cách, số lượng cây xanh, thành phần cây xanh có
trên mặt bằng hiện trạng.

12


SVTH: TRẦN THẾ PHƯƠNG

GVHD: TS. LÊ MINH TRUNG
TS. ĐINH QUANG DIỆP

+ Xác định diện tích mảng cỏ.
- Điều tra những loài hoa, cây cảnh phù hợp trong điều kiện, khí hậu của khu vực .
- Tham khảo ý kiến các chuyên gia, thầy cô trong ngành về mẫu đã thu được.
- Tham khảo ý kiến của sinh viên nội trú về mong muốn cải tạo khuôn viên ký túc
xá.
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.
- Tổng hợp các số liệu điều tra
- Phân tích, đánh giá các số liệu thu thập được.
2.3.4 . Phương pháp thiết kế.
- Từ bản vẽ hiện trạng thiết lập các phân khu chức năng cho khu đất.
- Thiết kế mặt bằng tổng thể bằng phần mềm Autocad.
- Từ mặt bằng tổng thể ta thiết kế các tiểu cảnh chi tiết cho phù hợp.
- Dựng mặt đứng, mặt cắt bằng phần mềm Autocad
- Dựng phối cảnh bằng các phần mềm sketchup, 3D-Max, Photoshop.
- Lập bảng thống kê các chủng loại cây được sử dụng trong thiết kế.

13



SVTH: TRẦN THẾ PHƯƠNG

GVHD: TS. LÊ MINH TRUNG
TS. ĐINH QUANG DIỆP

Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng khu đất.
Diện tích khu vực thiết kế cải tạo là: 49.629 m2
4.1.1. Công trình xây dựng:


Bao gồm cư xá A, NA, B, C, D,E,4 sân thể thao, 1 căn tin, 1 nhà xe,1 bưu
điện là: 12.130 m2 chiếm mật độ xây dựng là: 24%



Phần không xây dựng còn lại là không gian ngoài công trình và các tiện ích
phụ trợ công trình (sân, thềm, bồn cây, thảm cỏ, bể cảnh) không che chắn
khối chính của công trình.



Hình thức kiến trúc hiện đại, hình khối đơn giản đã qua sử dụng lâu năm .



Các khối công trình chủ yếu mang màu trắng và trắng sữa.


4.1.2. Giao thông:
Các lối đi bộ hiện trạng chạy thẳng, vuông góc và song song nhau.
4.1.3. Tổ chức cây xanh, ngoại thất và không gian ngoài công trình:


Không gian xung quanh công trình thuộc khuôn viên chủ yếu trồng các hàng
cây thẳng và song song nhau dọc theo các lối đi hoặc trồng bồn.



Cùng với việc xây dựng các công trình, phần cây xanh đã được trồng lâu năm
và che bóng tốt.



Khuôn viên đã tạo ấn tượng bằng cây xanh lớn, số lượng nhiều và thảm cỏ
đẹp, tuy vậy về phần cây kiểng chưa gây ấn tượng và chọn màu cây tối chưa
có phối kết tốt.

14


SVTH: TRẦN THẾ PHƯƠNG

GVHD: TS. LÊ MINH TRUNG
TS. ĐINH QUANG DIỆP

Hình 4.1: Hiện trạng khuôn viên ký túc xá Trường Đại học Nông lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh.


(Nguồn:maps.google.com)

15


SVTH: TRẦN THẾ PHƯƠNG

GVHD: TS. LÊ MINH TRUNG
TS. ĐINH QUANG DIỆP

Hình 4.2: Hiện trạng khuôn viên ký túc xá nhìn từ vệ tinh.
Theo kết quả điều tra khảo sát tại thực địa, đề tài đã ghi nhận được 54



loài thực vật thuộc 29 họ thực vật khác nhau hiện diện trong khuôn viên ký
túc xá. Sau đây là bảng danh mục các loài cây hiện có ở khu khảo sát khuôn
viên ký túc xá Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM.
Bảng 4.1 Danh mục thực vật trong khuôn viên ký túc xá ĐHNL
STT Tên Việt Nam

Tên khoa học

Họ thực vật

1

Ác ó


Acanthus integrifolius

Acanthaceae

2

Hỏa hoàng

Crossandra undulaefolia

Acanthaceae

3

Đại tướng quân

Crinum asiaticum

Amaryllidaceae

4

Ngọc lan công chúa

Cananga odorata

Annonaceae

5


Hoàng nam

Polyalthia longifolia

Annonaceae

6

Hoa sữa

Alstonia scholaris

Apocynaceae

7

Đại lá tù

Plumeria obtusa

Apocynaceae

8

Sứ cùi

Plumeria rubra

Apocynaceae


9

Ngọc bút

Tabernaemontana divaricata

Apocynaceae

10

Thông thiên

Thevetia neriifolia

Apocynaceae

11

Tróc bạc

Syngonium podophyllum

Araceae

12

Cau trắng

Vietchia merrilli


Arecaceae

13

Cau bụi vàng

Chrysolidocarpus lutescens

Arecaceae

14

Cọ dầu

Elaeis guineensis

Arecaceae

15

Xuyến chi

Wedelia trilobata

Asteraceae

16

Phượng tím


Jacaranda mimosaefolia

Bignoniaceae

17

Sò đo cam

Spathodea campanulata

Bignoniaceae

18

Móng bò tím

Bauhinia variegata

Caesalpiniaceae

19

Muồng hoa vàng

Cassia splendida

Caesalpiniaceae

20


Phượng vĩ

Delonix regia

Caesalpiniaceae

16


×