Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Dự án trồng cây mít (chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 43 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ---------THUYẾT MINH ĐỀ ÁN
TRỒNG CÂY MÍT THÁI
SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

CHỦ ĐẦU TƯ : PHÒNG DÂN TỘC
ĐỊA ĐIỂM
: XÃ ĐĂK D’RÔNG HUYỆN CƯ JÚT,
TỈNH ĐĂK NÔNG


Cư Jút, tháng 05 năm 2018


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

THUYẾT MINH ĐỀ ÁN
TRỒNG CÂY MÍT THÁI
SIÊU SỚM CHANGGAI DA XANH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
(Thuộc chương trình đa dạng hóa và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững)

CHỦ NHIỆM ĐỀ ÁN

CHỦ ĐẦU TƯ
PHÒNG DÂN TỘC HUYỆN CƯ JÚT
TRƯỞNG PHÒNG

Lê Xuân Cường



Hà Văn Trúc

Cư Jút, tháng 05 năm 2018


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ ÁN
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ.

1. Tên Đề án: Trồng Mít Thái siêu 2. Mã số: Quyết định số: 807/QĐ – UBND,
sớm theo hướng bền vững tại xã Đăk ngày 15/5/2018 của UBND huyện Cư Jút
D’rông, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông
(Thuộc chương trình đa dạng hóa và
nhân rộng mô hình giảm nghèo bền
vững)
3. Thời gian thực hiện: 36 tháng
4. Đơn vị quản lý: UBND Huyện Cư Jút
Dự kiến (từ tháng 6/2018 đến tháng
6/2021.
5. Kinh phí: 510 triệu đồng. Trong đó:
Nguồn vốn

Tổng số

5.1. Phát triển sản xuất đa dạng hóa 97 triệu đồng.
sinh kế và nhân rộng mô hình giảm
nghèo trên địa bàn các xã ngoài
chương trình 30a và Chương trình 135.

5.2. Từ nguồn ngân sách huyện hỗ trợ

413 triệu đồng.

5.3. Từ nguồn nhân dân đối ứng

Công lao động; nguồn phân hữu cơ.

6. Thuộc Chương trình: Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững.
7. Lĩnh vực: Dân tộc - Nông nghiệp
-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

4


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

8. Chủ nhiệm Đề án:
Họ và Tên: Lê Xuân Cường
Giới tính: Nam
Sinh ngày 03 tháng 8 năm 1973.
Chức vụ: Chuyên Viên Chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút.
Mã số: T68. 01002.
Điện thoại cơ quan: 02613 600 789 - DĐ: 0983 400 027
mail:
Tên cơ quan đang công tác: Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.
Nhà riêng: 110/19 Hoàng Hoa Thám, Thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk.
9. Cơ quan chủ trì Đề án:
- Tên cơ quan Chủ trì Đề án:
Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

Địa chỉ: Khu công sở mới, thị trấn Ea Tling, Huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông
Điện thoại: 02613 692008

Fax: 02613 692008.

- Chỉ đạo Đề án: Hà Văn Trúc
Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút.
Tài khoản: 9527.3.1105320 Ngân hàng AgriBank Chi nhánh Cư Jút.
Tên cơ quan chủ quản Đề án: UBND huyện Cư Jút.

10. Các cơ quan phối hợp thực hiện Đề án:
10.1. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cư Jút;
10.2. Trung Tâm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Cư Jút;
10.3. UBND xã Đăk D’rông, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.
10.4. Ban tự quản các thôn được triển khai Đề án thuộc xã Đăk Drông.

11. Các cán bộ thực hiện Đề án.
-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

5


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

11.1. Họ và Tên: Tô Thị Hảo
Giới tính: Nữ
Sinh ngày: Ngày 26 tháng 7 năm 1979.
Chức vụ: Cán sự
Mã số: T68. 01004.
Tên cơ quan đang công tác: Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

Địa chỉ nhà riêng: Số nhà 06 Đường Hai Bà Trưng, Tổ dân phố 6, Thị trấn
EaT’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.
1.1.2 Họ và tên: Đỗ Văn Khơi.
Sinh ngày 17 tháng 10 năm 1984
Chức vụ: Phó Trưởng phòng Nội vụ
Mã số: T68. 01003
Địa chỉ nhà riêng: Xã Nam Đà, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông.
Tên Cơ quan đang công tác: Phòng Nội vụ huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông.
1.2.3. Họ và tên: Võ Thái Giác.
Sinh ngày 16 tháng 9 năm 1968
Chức vụ: Kế toán trưởng
Mã số: T68. 01003
Địa chỉ nhà riêng: Thôn 9 xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.
Tên cơ quan đang công tác: Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

II. THÔNG TIN ĐỀ ÁN.
1. Tên Đề án:
Tên Đề án: Trồng Cây Mít Thái siêu sớm theo hướng bền vững
Địa điểm đầu tư

: Xã Đăk D’rông, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

Tổng diện tích

: 10ha

Thành phần Đề án
: Đề án Trồng cây Mít Thái siêu sớm theo hướng
bền vững gồm 2 thành phần sau:
+ Thành phần chính

: Trồng cây Mít Thái siêu sớm theo hướng bền
vững với diện tích quy hoạch là 10ha.
-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

6


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

+ Thành phần phụ
: Trong tổng diện tích 10ha, ngoài Cây mít, chúng
ta có thể hướng dẫn bà con trong 2 năm đầu trồng xen canh các loại đậu đỗ như:
Đậu Đen; Đậu đỏ; Đậu nành... Để tăng thêm thu nhập cho các hộ tham gia dự án
và có nguồn cây xanh để làm phân bón hữu cơ.
2. Mục tiêu dự án: Xây dựng Mô hình 10 ha Mít Thái siêu sớm, theo tiêu
chuẩn VIETGAP.
3. Mục đích đầu tư: Phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng
mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài chương trình 30a và Chương trình
135.
+ Đối tượng: các hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo ở các thôn có tỉ lệ
hộ nghèo trên 10% và khu tái định cư thôn 15 xã Đăk D’rông.
+ Xây dựng thành công mô hình trồng cây Mít theo hướng bền vững kết hợp
với thâm canh các loại đậu, đỗ nhằm phát triển ngành nông nghiệp tại xã Đăk
D’rông và đặc biệt là Khu tái Định cư xen ghép, thôn 15 xã Đăk Drông. Đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng ở địa phương và hướng đến cung cấp cho các Siêu Thị trên địa
bàn thành phố Buôn Ma Thuột và các doanh nghiệp có liên kết với Nông dân về
các loại cây ăn quả trên địa bàn huyện.
+ Tạo ra một vùng sản xuất đa dạng hóa sinh kế cho các hộ nghèo thuộc
thôn 15 (Khu Tái định Cư xen ghép) và các hộ nghèo trên địa bàn xã Đăk D’rông.
+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho Hộ Nghèo;

+ Góp phần giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã
Đăk D’rông và huyện Cư Jút;
4. Nội dung thực hiện:
+ Phòng Dân tộc huyện Cư Jút là đơn vị được UBND huyện giao các nhiệm
vụ trong việc hướng dẫn các xã, thị trấn triển khai thực hiện mô hình phát triển sản
xuất Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2017 - 2020.
+ Nguồn giống và sự hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm của các đơn
vị phối hợp; đơn vị cung cấp giống cây trồng có uy tín.
+ Nguồn giống:
Trại giống cây trồng Thanh Duy (Thành viên Hội làm vườn Việt Nam)
Loại hình DN:

CÂY GIỐNG - HOA KIỂNG

Địa chỉ:

QL 57, Xã Hòa Nghĩa, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre

Điện thoại:
-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

7


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

MST:

1300785128


Email:



Website:

caygiongthanhduy.com/caygiongbentre.vn

Người đại diện:

Nguyễn Thanh Phương

Lĩnh vực kinh
doanh :

Sản xuất, cung cấp các loại giống cây trồng, hoa kiểng. Tư
vấn nghề vườn, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật làm vườn (Phối hợp với
Hội làm vườn Việt Nam, ĐH Nông Lâm)

Thị trường xuất
khẩu :

Bangladesh, Trung Đông, Trung Quốc, Đài Loan, Hawwai,
Campuchia, Lào, Myanmar…

+ Đưa hộ ông: Trần Văn Thành – Xã Đăk Drông làm Tổ trưởng tổ liên kết
giúp đỡ người dân tham gia dự án (là hộ đã và đang thực hiện trồng Mít khảo
nghiệm nay đã cho kết quả khả quan, năm 2018 vườn mít đạt 32 tháng tuổi. Tổng
sản lượng thu hoạch 500 cây, thời gian thu hoạch 150 ngày; sản lượng đạt 22,5 tấn;
giá trị thu nhập 337.500.000 đồng.

+ Trong thời gian triển khai Dự án (dự kiến 36 tháng), Phòng Dân tộc phối
hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện phân công cán bộ chuyên trách
hướng dẫn trồng và chăm sóc cây Mít cho các hộ tham gia Dự án.
5. Hình thức đầu tư: Đầu tư về cây giống, hỗ trợ phân bón năm đầu cho các
hộ nghèo có Diện tích đất và lao động và các điều kiện cần thiết khác tham gia dự
án trồng Mít Thái siêu sớm.
6. Hình thức quản lý :
+ Chủ đầu tư quản lý Dự án đồng thời thông qua ban Tự quản các thôn;
UBND xã Đăk D’rông và Tổ Dự án do chủ đầu tư thành lập.
+ Phòng Dân tộc huyện Cư Jút (Đơn vị chủ đầu tư) Ký kết hợp đồng Liên
kết sản xuất và tiêu thụ Mít Thái Siêu sớm Changgai Da xanh Theo Chương trình
“Liên kết chuỗi giá trị Giữa Nông dân và Doanh nghiệp” Bao tiêu sản phẩm
cho bà con tham gia dự án. Với giá trị cam kết bao tiêu mức thấp nhất là 5.000đ/
kg.
7. Tổng mức đầu tư: 510.000. 000 đồng từ nguồn vốn Chương trình hỗ trợ
phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo và từ
nguồn hỗ trợ đối ứng của UBND huyện Cư Jút.
8. Vòng đời dự án: Thời gian hoạt động của dự án là 36 tháng, nếu được phê
duyệt, dự tính tháng 6 năm 2018 dự án sẽ đi vào hoạt động.
-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

8


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

9. Cơ sở pháp lý
+Văn bản pháp lý
- Căn cứ Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ trướng Chính
phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn

2016-2020.
- Căn cứ Thông tư số 15/2017/TT-BTC, ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính
quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu Quốc
gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
- Căn cứ Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT, ngày 09/10/2017 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển
sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

9


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

CHƯƠNG II:
CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN
II.1. Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất
II.1.1. Điều kiện tự nhiên của vùng thực hiện dự án
a. Về thời tiết khí hậu:
Theo báo cáo Chuyên đề “ Đánh giá các điều kiện Khí tượng, Thuỷ văn
tỉnh Đăk Nông” năm 2004 của kỹ sư: Nguyễn Đại Ngưỡng, giám đốc Trung tâm
khí tượng thuỷ văn tỉnh Đăk lăk thì huyện Cư Jút trong đó có xã Đăk D’rông có
các đặc trưng khí hậu chủ yếu sau:
Vùng Cư Jút chịu sự chi phối bởi kiến tạo địa chất của cao nguyên, địa
hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây sang Đông, từ Nam đến Bắc, độ cao
trung bình khoảng 330m. Lượng mưa trên địa bàn lớn, trung bình hàng năm từ
1.700-1.800mm, có nhiều sông suối nên địa hình chia cắt mạnh. Cư Jút mang đặc
điểm khí hậu của miền cao nguyên nhiệt đới gió mùa, quanh năm mát mẻ, có hai

mùa mưa nắng rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung 90% lượng mưa
hàng năm, là thời gian phát triển mạnh của các loại cây trồng; mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể cộng với gió mùa Đông bắc làm tỉ
lệ bốc hơi nước cao gây khô hạn, hệ thống thực vật kém phát triển. Nhiệt độ trung
bình 23,400C; độ ẩm trung bình 85%, số giờ nắng trung bình 2.288giờ/năm.
Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ cao nhất trong năm: 27,20 C
- Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 22,40 C
- Nhiệt độ trung bình năm: 24,80 C
- Biên độ nhiệt ngày đêm: 10-150 C
- Tổng tích ôn: 8.500 – 9.0000 C
Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành mùa mưa là tây nam, mùa khô là Đông
bắc.
b. Đất đai, thổ nhưỡng: Trên địa bàn có 5 loại đất chính
* Đất vàng nhạt phát triển trên sản phẩm phong hóa bột kết (Fq), diện tích
lớn nhất: 33.150ha chiếm tỷ lệ hơn 46%, phân bổ vùng phía tây huyện trên địa bàn
xã ĐăkWil, đây là loại đất được hình thành trên đá mẹ là phiến sét, thành phần cơ
giới là thịt nhẹ, tầng dày nhỏ hơn 30cm, độ dốc thay đổi từ cấp II đến IV, rất nhiều
đá lộ đầu thành cụm. Đối với loại đất này khi canh tác cần có biện pháp cải tạo đất
thường xuyên, không khai hoang trong mùa mưa và canh tác luân canh, bảo đảm
-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

10


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

độ che phủ thực vật thường xuyên và hạn chế đến mức thấp nhất về xói mòn rửa
trôi.
* Đất vàng trên phiến sét: Feralit-Salit (Fs): 21.735ha chiếm 30,235%

diện tích phân bổ chủ yếu trên địa hình núi cao tập trung thành dãy vùng trung tâm
và rìa phía bắc, phía đông huyện, trên địa bàn nhiều xã: EaPô (Phía bắc xã),
ĐăkDrông, Tâm thắng, EaTling, Trúc Sơn… đây là đất được hình thành trên đá mẹ
là phiến sét, phong hóa triệt để, thành phần cơ giới là thịt nặng, ít xốp, khi mất
nước trở nên chai rắn, tầng dày 70 – 100cm, ít dốc ( cấp II, III), thảm thực vật được
khai thác trồng cây, chủ yếu cây hàng năm.
* Đất đen trên đá Basalt và Tù (Rk), diện tích 14.374ha, chiếm xấp xỉ
20% diện tích tự nhiên, phân bổ ở các thung lũng vùng trung tâm (phía đông
ĐăkWil, ĐăkDrông, Cư Knia), phát triển chủ yếu trên nền đá mẹ Basalt nên giàu
các nguyên tố sắt, nhôm, calci, magiê, phospho, kali, natri, nhóm đất này có địa
hình lượn sóng, rất giàu dinh dưỡng, có tầng dày thích hợp cho nhiều loại cây
trồng.
* Đất nâu đỏ trên đá Basalt (Fk): 3.332ha diện tích khá thấp ( 3,244% diện
tích), phân bổ rải rác vùng phía nam, là nhóm đất hình thành trên đá mẹ basalt nên
giàu các nguyên tố sắt, nhôm, calci, magiê, kali, natri, đất tơi xốp, thành phần cơ
giới thịt nặng đến trung bình, tầng dày từ 50 – 100cm, độ dốc cấp III, IV, đây là
nhóm đất giàu mùn, dinh dưỡng cao nên thích hợp cho các loại cây công nghiệp
dài ngày: cà phê, tiêu, cao su hoặc ngắn ngày như: lạc, đậu nành …

Hình: Bản đồ hành chính xã Đăk D’rông, Địa điểm đầu tư dự án
-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

11


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

* Đất thung lũng dốc tụ (D): Diện tích nhỏ 297ha chiếm 0,413% diện tích
phân bổ rải rác ven sông suối, được hình thành bởi quá trình bào mòn vận chuyển
vật chất, thường bị ngập nước nên gây hóa, đất bị kết von. Đất khá giàu mùn hữu

cơ, đất thịt nhẹ ít thoát nước thích hợp cho cây trồng lương thực.
Tài nguyên đất: gồm những nhóm đất sau:
- Nhóm đất xám: Có diện tích 17.452,12 ha, chiếm 24,33% diện tích tự
nhiên.
- Nhóm đất đen: Có diện tích 10.688,45 ha, chiếm 14,84% diện tích tự
nhiên.
- Nhóm đất đỏ vàng: Có diện tích 41.307,61 ha, chiếm 57,35% diện tích
tự nhiên.
- Nhóm đất dốc tụ: Có diện tích 623,57 ha, chiếm 0,87% diện tích tự
nhiên.
* Địa bàn xã Đăk D’rông – Nơi triển khai dự án:
Trên địa bàn xã Đăk D’rông có 3 nhóm đất với 6 đơn vị phân loại đất như sau.
Nhóm đất vàng: (F) nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất xã Đăk Drông.
Tổng diện tíc là: 3.307ha, chiếm 56,15% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, bao gồm 3
loại đất được phân bổ chủ yếu ở phía Đông và phí Tây của xã:
+ Đất đỏ nâu đá Macma Bazơ và trung tính (Fk): Diện tích 1.784 ha (chiếm
30,29%) phân bố chủ yếu phía Đông của xã. Đất có màu nâu đỏ; thành phần cơ giới
thịt nặng, thành phần dinh dưỡng khá đến cao, ở tầng dày1.2, địa hình dưới 15 o thể
sử dụng trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Đất còn lại phù hợp trồng các
loại cây ngắn ngày như Bắp, Khoai lang, các loại đậu, đỗ… Tuy nhiên phần lớn loại
đất này có địa hình dốc nên dễ bị xói mòn, rữa trôi đất.
+ Đất nâu vàng trên đá Macma Bazơ và trung tính (Fu). Diện tích: 497 ha
(chiếm 8,13%) Phân bổ chủ yếu phái Tây Bắc, Tây Nam của xã. Loại đất này thích
hợp trồng các loại cây hàng năm: như Bắp, khoai, đậu đỗ… ở khu vực có địa hình
dốc trên 15o sử dụng vào phát triển Nông, Lâm Nghiệp kết hợp.
+ Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Diện tích 1.044 ha (chiếm 17,73%)
Phân bổ chủ yếu phía Tây và Tây Bắc của xã. Do tầng dày hạn chế nên thích hợp
trồng các loại cây hàng năm như Bắp, khoai, đậu đỗ… và cây công nghiệp ngắn
ngày. Ở khu vực có địa hình dốc, trong điều kiện che phủ kém dễ bị rữa trôi và xói
mòn…

- Nhóm đất đen: (R) Nhóm đất đen có diện tích”1.614 ha, chiếm 27,41% tổng
diện tích tự nhiên của xã, bao gồm 2 loại đất được phân bổ chủ yếu ở phía Nam và
Phía Bắc của xã:
-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

12


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

+ Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của Bazan (Rk): diện tích 1.140 ha (chiếm
19,36%) Phân bổ chủ yếu ở phía Nam và phía Bắc của xã. Đất có màu đen, thành
phần cơ giới thịt nặng, hàm lượng dinh dưỡng khá đến cao, có thể sử dụng trồng cây
công nghiệp ngắn ngày và trồng cây hoa màu như bắp, khoai, các loại đậu đỗ..ở khu
vực có địa hình dốc dễ bị xói mòn, rữa trôi đất.
+ Đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hoá của đá bọt và đá Bazan (Ru): Diện
tích 470 ha (chiếm 8,05%) Phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm xã. Đất có màu hơi
đen, thành phần cơ giới thịt trung bình, hàm lượng dinh dưỡng trung bình, có thể sử
dụng trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây màu như bắp, khoai, các loại đậu đỗ

- Nhóm đất xám: (X): Đất xám trên đá, cát (Xq): Diện tích 808ha (chiếm
13,72%) Phân bổ chủ yếu ở phía Bắc và phía Tây Nam xã. Đất có màu xám, thành
phần cơ giới từ cát đến thịt nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng thấp, có thể sử dụng trồng
cây công nghiệp ngắn ngày và cây màu.
II.1.2. Nguồn nước.
- Trên địa bàn xã Đăk D’rông có 3 dòng suối chính: Suối Đăk D’rông; Suối
Đăk Rich và suối Đăk Mao:
+ Suối Đăk D’rông: Đây là con suối lớn, nằm ở phía Nam của xã là mốc ranh
giới với xã CưK’nia. Dòng suối chảy từ Tây sang Đông và đổ ra sông Sêrê Pôk.
+ Suối Đăk Rich: Nằm ở phía Tây của xã, là mốc ranh giới với xã ĐăkWil.

Dòng suối chảy theo hướng Nam - Bắc và hợp với suối Đăk N’Dni trước khi đổ ra
sông Sêrê Pôk.
+ Suối Đăk Mao: Đây là dòng suối được hình thành trên cơ sở hợp thuỷ của
các dòng suối nhỏ trên địa bàn xã. Dòng chảy theo hướng Nam - Bắc và hợp với suối
Đăk N’Dni trước khi đổ ra sông Sêrê Pôk.
* Ngoài ra trên địa bàn xã còn có:
+ Hồ Đăk D’rông: Với tổng diện tích mặt nước là: hơn 160 ha; trữ lượng
nước: Gần 2,3 triệu m3 có thể tưới tiêu cho 400 ha trên địa bàn xã.
+ Nguồn nước ngầm: Qua khảo sát thực tế trên địa bàn xã hiện nay có trên 10
công trình nươc sinh hoạt tập trung phục vụ nước sinh hoạt cho bà con. Các công
trình này lấy nguồn nước ngầm từ các giếng khoan có độ sâu từ 80 đến 90m và một
số giếng khoan của bà con trong vùng.
II.1.3. Lợi thế của xã Đăk Drông đối với cây Mít thái Siêu quả.
Hiểu rõ Mít là loại trái cây mang lại giá trị kinh tế cao, được nhiều người ưa
chuộng, nên những năm gần đây, diện tích, năng suất và sản lượng Mít có bước
phát triển khá và đang dần hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh
với quy mô lớn. So với các loại cây ăn trái khác, mít siêu sớm có nhiều ưu điểm:
-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

13


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí phân, thuốc bảo vệ thực vật thấp, năng suất, lợi
nhuận cao, một cây mít ở độ tuổi 2 năm trở lên cho thu hoạch bình quân 100kg
trái/năm. Để cây cho năng suất cao, cần chú trọng bón phân chuồng kết hợp phân
hóa học, liều lượng hợp lý, nhằm hạn chế sâu bệnh. Triển khai thành công Dự án
trồng cây mít siêu sớm theo hướng bền vững sẽ mở ra hướng chuyển đổi giống cây
trồng đối với các xã còn nhiều khó khăn trên địa bàn huyện. Khi đầu tư dự án

“Trồng cây Mít Thái siêu sớm theo hướng bền vững” tại xã Đăk Drông, huyện Cư
Jút, tỉnh Đăk Nông. Phòng Dân tộc huyện Cư Jút đã tham khảo Nguồn giống cũng
như được hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm từ vườn đã trồng và thành
công tại xã Đăk D’rông. Đây là một trong những điều kiện đảm bảo đầu vào ổn
định cho dự án, hạn chế xơ đen, trái nứt.
Tuổi thọ của mít rất ngắn, không quá 15 năm tuổi, vì thế muốn cây phát triển
tốt nên tỉa bớt trái non và không để rong xanh bám vào cây, phải thường xuyên
kiểm tra cắt tỉa cành hư và chà rửa những vết rong bám vào thân cây. Trung bình
25 ngày phun thuốc 1 lần nhằm phòng trừ sâu đục cuống và tăng cường thuốc
dưỡng để trái non phát triển tốt. Phát triển cây mít siêu sớm hiện là hướng đi đúng
đắn phù hợp trên vùng đất của xã Đăk D’rông. Ngoài ra, mít siêu sớm đã mang đến
nguồn thu ổn định, nhân công và vốn đầu tư thấp vì vậy phù hợp với hộ nghèo; cận
nghèo; hộ có ít đất sản xuất.
II.2. Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu ra của dự án
Cư Jút là một vùng đất tốt, án ngữ trên Quốc lộ 14, là huyện thông thương
với địa bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk và cách Thành Phố Hồ Chí
Minh gần 390km. Hiện nay Mít thương phẩm trên địa bàn huyện chủ yếu là giống
mít truyền thống được trồng lẻ tẻ ở các hộ dân trên địa bàn các xã, thị trấn; chỉ có
khoảng 4 ha được trồng tại xã Đăk D’rông, trong đó có 2,7 ha chuyên canh đã
trồng Mít Thái siêu sớm được 32 tháng và 24 tháng (Hộ ông Trần Văn Thành) cho
năng suất rất cao. Hiện nay thương lái mua mít non có độ tuổi từ 30 đến 45
ngày(quả khoảng 3 đến 4kg có giá 10 ngàn đồng /quả, Mít già, chín giá bán dao
động từ 10 đến 14 ngàn đồng/kg) Mặc dù hiện nay mít chưa cung ứng đủ cho thị
trường trên địa bàn huyện. Tuy nhiên việc mở rộng thị trường tại Buôn Ma Thuột
và Thành phố Hồ Chí minh là hai thị trường rất nhiều tiểm năng. Hiện đã có nhiều
doanh nghiệp đến đăng ký mua trọn gói cho nhà vườn. Một số doanh nghiệp chế
biến Mít khô xuất khẩu đã đến đặt vấn đề tiêu chuẩn Mít sạch để thu mua và bao
tiêu sản phẩm.
Đứng trước những yêu cầu khắt khe của các thị trường và Doanh nghiệp chế
biến khô, Đề án xây dựng chương trình cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn

VietGAP (sản xuất nông nghiệp tốt tiêu chuẩn Việt Nam), và sản xuất Mít theo tiêu
chuẩn GlobalGAP (sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu). Vì hiện nay
các diện tích Mít trên địa bàn chưa thực hiện theo tiêu chuẩn, khiến sản phẩm kém
sức cạnh tranh, không đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường tiêu thụ. Có
-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

14


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

không ít nông dân vẫn còn lạm dụng chất kích thích, thuốc bảo vệ thực vật, ảnh
hưởng đến chất lượng trái Mít.
Như vậy, mặc dù diện tích trồng Mít của huyện Cư Jút trong những năm qua
tuy có sản lượng nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng được thị trường tiêu thụ trong
huyện. Đứng trước vấn đề đó, dự án này với tiêu chí trồng cây Mít theo hướng bền
vững chúng tôi tin tưởng rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường, đem lại hiệu
quả cao cho dự án và nông dân nghèo tại xã Đăk D’rông huyện Cư Jút.
Để đảm bảo quyền lợi cho người dân khi tham gia Dự án và bảo đảm để Dự
án thành công góp phần giảm nghèo bền vững. Yếu tố đầu ra của cây mít đã được
Phòng Dân tộc ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo Chương trình “Liên kết
Chuỗi giá trị giữa Nông Dân và Doanh nghiệp” với mức giá bao tiêu theo thị
trường và giá bảo đảm thấp nhất ở mức 5.000đ/kg mít quả.
II.3. Kết luận về sự cần thiết đầu tư
Mít là loại cây ăn trái có diện tích nhỏ lẻ, mới phát triển và trồng tập trung
trong thời gian gần đây nên hầu như chưa có Đề án nào liên quan đến cây Mít trên
địa bàn tỉnh Đăk Nông; khu vực Tây Nguyên nói chung và địa bàn Huyện Cư Jút
nói riêng.
Mít rất gần gũi với mọi người, có thể trồng hầu hết mọi nơi, kể cả vùng đất
nghèo dinh dưỡng. Mít dễ tính về mặt đất đai, đất dù xấu, nhiều sỏi đá, miễn là

thoát nước đều có thể trồng mít, nhưng muốn cây to, sản lượng nhiều phải trồng ở
đất phù sa thoát nước. Mít có giá trị về kinh tế, nếu biết khai thác và chăm sóc. Có
rất nhiều loại mít như, Mít Thái siêu sớm, mít Mã Lai, Mít Tố nữ..mỗi loại mít có
hương vị riêng, đặc trưng riêng và giá trị kinh tế khác nhau.
Với đặc tính là một loại cây trồng chịu hạn, thích nghi với nhiều loại thổ
nhưỡng, cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt với xã Đăk Drông, huyện Huyện Cư Jút
- nơi có nhiều diện tích đất phù hợp với cây mít. Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc
thiểu số ở các thôn có tỉ lệ hộ nghèo trên 10% và các hộ tại khu tái định cư xen
ghép Thôn 15 xã Đăk D’rông có trình độ sản xuất còn thấp. Mới chuyển vào khu
tái định cư được một vài năm nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn; Việc đề xuất
mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và tập quán canh tác của đồng
bào dân tộc thiểu số là một vấn đề cần phải có thời gian đầu tư khảo sát, thăm dò
và tìm hiểu về khí hậu, vùng đất, tập quán canh tác, thị trường..... Qua khảo sát,
Phòng Dân tộc huyện Cư Jút nhận thấy cây Mít Thái siêu sớm có thể đáp ứng
nhiều tiêu chí, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và mang lại thu nhập ổn định
cho người dân đáp ứng được Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2018 - 2020.
-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

15


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Đề án bắt đầu thực hiện việc khảo sát từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 03
năm 2018. Tập trung làm rõ các vấn đề: Điều tra, khảo sát thực trạng canh tác cây
Mít Thái siêu sớm trên địa bàn huyện; phân tích đầu ra của cây Mít Thái siêu sớm
trên thị trường và dự báo xu thế; áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh để tiến
hành xây dựng 01 mô hình (10ha) nhằm hỗ trợ cho bà con đồng bào dân tộc thiểu
số nghèo theo Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân

rộng mô hình giảm nghèo.
Theo đó, điều tra về quy mô canh tác, sản lượng thu hoạch, mức độ thâm
canh, kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh; khảo sát vườn canh tác Mít Thái siêu sớm của
của 2 hộ nông dân tại thôn 15 xã Đăk D’rông, định kỳ 15 ngày/lần đánh giá sự sinh
trưởng của cây; sâu bệnh; cách thực hiện các biện pháp phòng trừ để làm cơ sở xây
dựng mô hình trồng mít Thái siêu sớm.
Kết quả khảo sát cho thấy, cây mít Thái siêu sớm sinh trưởng phù hợp trên
địa bàn xã Đăk Drông, cho năng suất cao; Tình hình biến đổi khí hậu không ảnh
hưởng nhiều đến sinh trưởng và năng suất của cây; Mít Thái siêu sớm thích hợp
trên đất triền dốc, điều này giúp khắc phục vấn đề đất bị hoang hóa, gây xói mòn,
nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Một hộ trồng kết hợp mít Thái siêu sớm chen lẫn
với diện tích Tiêu và diện tích Điều tuy mới từ 16 đến 28 tháng, song ban đầu đã
tỏ ra hiệu quả, giúp tăng thu nhập, nhưng cần đầu tư phân bón hợp lý để đạt năng
suất cao, không làm suy kiệt đất. Tình hình sâu bệnh trên cây Mít Thái siêu sớm
tuy chưa có nguy cơ cao, có thể phòng trừ được nhưng không nên chủ quan, cần áp
dụng đúng quy trình, tránh lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, do tập quán
canh tác của đồng bào còn lạc hậu, một hộ không bón phân và phun thuốc bảo vệ
thực vật nên cây sinh trưởng chậm và sâu bệnh có thể lây lan.
Năng suất bình quân của Mít Thái siêu sớm gia tăng đáng kể sau khi trồng.
Từ 16 tháng tuổi đã ra quả và 19 tháng trở lên đã có thu nhập. Với 300 cây mít siêu
sớm, vườn mít thu hoạch lứa trái đầu tiên (19 tháng), loại mít siêu sớm có múi dày,
mùi thơm nhẹ, ngon ngọt đang được thị trường ưa chuộng. Mỗi cây mít cho từ 4-6
trái/năm, mỗi trái có trọng lượng từ 8-10kg, giá bán trên thị trường hiện tại khoảng
14.000 đồng/kg. Tính ra một cây cho thu hoạch từ 300-500 nghìn đồng, mỗi mùa
cho thu nhập hơn100 triệu đồng, càng về sau cây sẽ cho năng suất và lợi nhuận cao
hơn. Mít ra quả quanh năm; Giá thu mua mít Thái siêu quả có xu hướng khi trái vụ
giá tăng thêm từ 6.000 đồng/kg đến 8.000 đồng/kg (giá giao động từ 14 đến
18.00/kg, Tháng 11/2017 giá tại vườn 24.000đ đến 35.000đ/kg; tháng 2/2018 giá
mít tại vườn bán cho thương lái 38.000đ/kg). Trong khi sản lượng chưa đáp ứng đủ
nhu cầu thị trường nội vùng, hộ sản xuất chưa phải lo lắng về khâu tiêu thụ. Diện

-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

16


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

tích cây Mít Thái siêu sớm trên địa bàn huyện hiện nay có khoảng hơn 4ha; Chưa
có quy hoạch trồng mít trên địa bàn huyện nên nếu triển khai trồng Mít siêu sớm sẽ
được nhân dân phấn khởi đón nhận, hướng đến bởi giá trị kinh tế hơn hẳn nhiều
loại cây trồng khác.
Tóm lại: Với tính toán hiệu quả và niềm tin vào Đề án sẽ tạo ra cho người
nghèo một hướng đi mới với khả năng thoát nghèo cao, tạo việc làm cho lao động
tại địa phương và nhất là góp phần thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp, nông
thôn, xóa nghèo theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Phòng Dân tộc huyện Cư
Jút tin rằng dự án Trồng cây Mít siêu sớm theo hướng bền vững tại xã Đăk
D’rông huyện Cư Jút là sự đầu tư cần thiết và cấp bách trong giai đoạn giảm nghèo
bền vững từ năm 2019 đến năm 2025.

-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

17


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN
III.1. Vị trí đầu tư
Dự án Trồng cây Mít Thái siêu sớm theo hướng bền vững được xây dựng tại
xã Đăk D’rông, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

Hình 2: Địa bàn xây dựng Đề án
III.2. Khí hậu
Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây sang Đông, từ Nam đến
Bắc, độ cao trung bình khoảng 330m. Lượng mưa trên địa bàn lớn, trung bình hàng
năm từ 1.700-1.800mm, có nhiều sông suối nên địa hình chia cắt mạnh. Cư Jút
mang đặc điểm khí hậu của miền cao nguyên nhiệt đới gió mùa, quanh năm mát
mẻ, có hai mùa mưa nắng rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung 90%
lượng mưa hàng năm, là thời gian phát triển mạnh của các loại cây trồng; mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể cộng với gió mùa
Đông bắc làm tỉ lệ bốc hơi nước cao gây khô hạn, hệ thống thực vật kém phát triển.
Nhiệt độ trung bình 23,40C; độ ẩm trung bình 85%, số giờ nắng trung bình
2.288giờ/năm.
III.3. Đất đai
-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

18


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

- Địa hình của khu vực xã Đăk D’rông có dạng đồi núi thấp, đất tương đối
bằng phẳng, tơi xốp thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây Mít Thái siêu sớm
* Đất đen trên đá Basalt và Tù (Rk), diện tích 14.374ha, chiếm xấp xỉ 20%
diện tích tự nhiên, phân bổ ở các thung lũng và phát triển chủ yếu trên nền đá mẹ
Basalt nên giàu các nguyên tố sắt, nhôm, calci, magiê, phospho, kali, natri, nhóm
đất này có địa hình lượn sóng, rất giàu dinh dưỡng, có tầng dày thích hợp cho
nhiều loại cây trồng.
* Đất nâu đỏ trên đá Basalt (Fk): 3.332ha diện tích khá thấp ( 3,244% diện
tích), phân bổ rải rác vùng phía nam, là nhóm đất hình thành trên đá mẹ basalt nên
giàu các nguyên tố sắt, nhôm, calci, magiê, kali, natri, đất tơi xốp, thành phần cơ

giới thịt nặng đến trung bình, tầng dày từ 50 – 100cm, độ dốc cấp III, IV, đây là
nhóm đất giàu mùn, dinh dưỡng cao nên thích hợp cho các loại cây công nghiệp
dài ngày: cà phê, tiêu, cao su, mít hoặc ngắn ngày như: lạc, đậu nành …
III.4. Thủy lợi
Khu vực trồng Mít tại xã Đăk Drông nằm trong vùng Hồ đập thủy lợi.
III.5. Hạ tầng khu đất xây dựng dự án
III.5.1. Hiện trạng sử dụng đất
Khu đất xây dựng dự án là đất nông nghiệp thuộc các thôn của xã Đăk
Drông ; những hộ nghèo nằm xen kẽ lẫn nhau phù hợp với quy hoạch nông nghiệp
của xã và huyện.
III.5.2. Cấp –Thoát nước
Diện tích đất Dự án trồng Mít có nguồn cung cấp nước từ khu vực suối, ao,
hồ và giếng khoan của bà con; đây là nguồn cung cấp nước cho cây trồng, vật nuôi.
Thoát nước: Vì có địa hình thoai thoải dốc nên để thoát nước tự nhiên, chỉ
chống xói mòn và khơi thông mương thoát nước ở một số địa hình vùng trũng.
VI. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI.
1. Đối tượng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn có tỉ lệ hộ nghèo trên 10% và khu Tái định
canh, định cư thôn 15 xã Đăk Drông.
2. Phạm vi: Chương trình được thực hiện trên phạm vi xã Đăk D’rông,
huyện Cư Jút; ưu tiên tập trung đầu tư cho các thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao , trên
10%, các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo ở thôn 15 (khu tái định canh, định
cư xen ghép) xã Đăk Drông.
+ Tổng số hộ toàn xã: 3.316 hộ; 15.181 khẩu.
+ Trong đó: Hộ nghèo: 252 hộ; 1.102 khẩu; (có :18 hộ, 60 khẩu nghèo là
Dân tộc kinh; 234 hộ, 1.042 khẩu là Dân tộc thiểu số). Có biểu 01 kèm theo.
-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

19



ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Số

Đơn vị

TT

Xã, Thôn, Buôn,
Bon

Tổng số hộ,
khẩu
hộ

khẩu

Tổng số hộ,
khẩu nghèo
hộ

khẩu

Tổng số
hộ, khẩu
cận nghèo
hộ

Ghi

chú

khẩu

Xã Đăk Drông
1

Thôn 5

118

673

12

53

7

23

2

Thôn 12

122

490

15


73

35

175

3

Bon Us’roong

114

463

29

93

27

103

4

Thôn 15

377

1.601


26

93

6

28

5

Thôn 19

226

1.290

27

164

28

139

6

Thôn 20

334


1.850

45

216

21

97

1.291

6.367

154

692 124

565

Tổng cộng

(Tổng cộng: Có 6 thôn, bon)
Biểu tổng hợp: Các Thôn có tỉ lệ DTTS trên 30% và có tỉ lệ hộ nghèo trên
10% và Thôn 15 khu định canh, định cư xen ghép
III.6. Nhận xét chung
Từ những phân tích trên, Phòng Dân tộc nhận thấy rằng khu vực xã Đăk
D’rông hội tụ đủ các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng để dự án tiến hành thực
hiện.


-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

20


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

CHƯƠNG IV:
QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
IV.1. Quy mô đầu tư dự án
Dự án Trồng cây Mít Thái siêu sớm theo hướng bền vững được xây dựng tại
xã Đăk Drông, huyện Cư Jút với trên tổng diện tích 10 ha.
Trong đó có 2 thành phần như sau:
+ Thành phần chính: Trồng cây Mít Thái siêu sớm theo hướng bền vững với
diện tích quy hoạch là 10ha.
+ Thành phần phụ: Trong tổng diện tích chính 10ha, ngoài trồng Mít, trong 2
năm đầu, bà con còn trồng thâm canh các loại đậu đỗ: Đậu Xanh; Đậu đen, Đậu
nành...
IV. 2. Tổng số hộ được hưởng lợi từ dự án: 50 hộ (nghèo và cận nghèo, mới
thoát nghèo; có lựa chọ hộ đủ điều kiện tham gia Dự án).
Thành lập Tổ liên kết trồng Mít theo Dự án gồm 51 thành viên thuộc 50 hộ
tham gia Dự án và mời hộ ông:Trần Văn Thành – Thôn 3 xã Đăk D’rông (có vườn
mít 5 ha tại thôn 15 xã Đăk D’rông) làm Tổ trưởng tổ liên kết, hướng dẫn, giúp đỡ
người dân trong suốt quá trình thực hiện Dự án.
IV.2. Nhân lực dự án
Chức vụ
Cán bộ thực hiện Dự án
Quản lý dự án
Chủ nhiệm đề án

Nhân viên
Kế toán

Số lượng
1
1
2
1

Cộng:
Lao động trực tiếp (hộ Dân)
50 hộ lựa chọn tham gia dự án
+ Lao động cố định
+ Số lao động nhàn rỗi tham gia
TỔNG

5
50
70
130

IV.3. Thời gian thực hiện dự án.
- Thời gian hoạt động của dự án là 36 tháng và dự tính bắt đầu tháng 7 năm
2018 dự án sẽ triển khai và đi vào hoạt động.
-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

21


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG


- Từ khi bắt đầu triển khai thực hiện đề án đến khi diện tích Mít theo Đề án
vào giai đoạn kinh doanh là 36 tháng. Vì vậy thời gian thực hiện công tác quản lý,
theo dõi, đánh giá dự án là 36 tháng sau đó các hộ tự chăm sóc phát triển vườn Mít.

CHƯƠNG V:

-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

22


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

QUY TRÌNH TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM
THEO HƯỚNG VIETGAP
V.1. Giới thiệu về cây Mít Thái siêu sớm.
V.1.1. Nguồn gốc
Giống Mít Thái Siêu Sớm hay còn gọi là Mít Thái Changai đang dần trở
thành sự lựa chọn hàng đầu trong việc chuyển đổi Giống Cây Trồng của người
nông dân. Cây Mít Thái Siêu Sớm dễ trồng, không kén đất trồng, ít bị sâu bệnh và
không tốn nhiều công chăm sóc như một số giống Cây ăn quả khác. Đây là một
trong những Giống Mít ngoại, mới được du nhập vào Việt Nam. Mít Thái Siêu
Sớm được trồng chủ yếu ở những tỉnh Miền Nam trong vài năm trở lại đây còn
trồng ở một số tỉnh Miền Bắc. Giống cây này có một đặc điểm đó là thu hoạch
nhanh, múi mọng và ngọt, đem lại năng suất cao, và nhất là được trồng phù hợp ở
vùng đất đồi khu vực Tây nguyên.
V.1.2. Tên khoa học
Mít Thái Siêu Sớm có tên khoa học là Artocarpus
Heterophyllus có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan. Giống Mít Siêu

Sớm được du nhập về Việt Nam là được trồng rộng khắp ở mọi nơi
đặc biệt là Nam Bộ.
Cây thân gỗ, cứng, có thể cao 15m. Gỗ Cây Mít Thái Siêu
Sớm có lõi to có màu vàng được ưa chuộng làm nội thất, lá to và
bóng, lá dài, rộng, mọc cách, bìa lá thẳng.
Hoa chùm trên thân chính và cành to, là cây đơn tính đồng
chu. Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh. Sau 2 năm trồng là cho trái
và cho trái quanh năm. Trọng lượng quả lớn từ 10-15kg đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu. Múi Mít có thịt màu vàng đậm, ăn rất giòn, ít xơ
có vị ngọt và thơm mát. Thông thường mỗi cây trưởng thành sẽ
cho từ 100 đến 150 quả/cây. Mít Siêu Sớm có tỷ lệ múi đạt đến 48
%, nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
V.1.3. Thông tin dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng trong trong quả mít chứa đầy đủ các loại vitamin và
khoáng chất thiết yếu như protein, đường thiên nhiên, kali, sắt, magie, canxi, chất
xơ, nhóm vitamin B (gồm vitamin B1, B2, B6), vitamin C…Những khoáng chất và
vitamin này giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa, tim
mạch, da, tuyến giáp, ngăn ngừa ung thư.

-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

23


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Ngoài ra, Người ta còn tìm thấy nhiều chất phytonutrient, lignans và saponin
có thể ức chế quá trình ung thư, chống tăng huyết áp, viêm loét dạ dày, đồng thời
cung cấp nguồn sinh lực dồi dào cho cơ thể khi mệt mỏi hoặc vừa mới ốm dậy.
V.2. Quy trình trồng cây Mít Thái siêu sớm

V.2.1. Yêu cầu sinh thái
1. Nhiệt độ, độ ẩm.
- Nhiệt độ, độ ẩm: Nhiệt độ tốt nhất cho cây mít sinh trưởng và phát triển là
20- 32 độ c, độ ẩm tương đối của không khí thích hợp cho mít từ 70- 75%, độ ẩm
chủ yếu tác động vào thời kỳ ra hoa, đậu quả, các giai đoạn khác ít ảnh hưởng.
2. Nước: Mít có bộ rễ ăn sâu, chịu hạn tốt, có thể chịu được khô hạn 3- 4
tháng, nhưng để có năng suất cao nên trồng mít ở những vùng có lượng mưa trung
bình hàng năm từ 1.000- 2.000mm, hoặc tưới thường xuyên vào mùa khô; ngược
lại mít chịu úng kém.
3. Ánh sáng: Mít là cây ưa sáng.
- Ánh sáng từ 2.000- 2.500 giờ/năm, phù hợp cho cây sinh trưởng và phát
triển.
4. Đất đai: Mít là cây dễ tính, có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau,
gồm: Đất đỏ bazan, phù sa, đất xám, đất đồi núi…
Tuy nhiên, đất trồng mít phải thoát nước tốt, có tầng canh tác sâu, Mít chịu
úng kém, ở các vùng đất thấp, khi trồng phải lên líp.
Độ PH đất thích hợp cho trồng mít là 5 - 7,5.
V.2.2. Đánh giá và lựa chọn vùng Trồng Mít
- Vị trí, vùng Dự án trồng Cây Mít thái siêu sớm áp dụng theo VietGAP
phải phù hợp với quy hoạch của huyện.
- Khu vực triển khai Đề án là khu quy hoạch trồng cây nông nghiệp, định
canh, định cư xén ghép, ổn định, lâu dài. Đất không bị nhiễm kim loại nặng.
- Bảo đảm để sản xuất cây ăn quả được sản xuất theo VietGAP.
V.2.3. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MÍT
1. MẬT ĐỘ TRỒNG CÂY MÍT:
- Mít trồng dày: Cây cách cây 4m, hàng cách hàng 4m. Một ha trồng khoảng
500 cây.
- Mít trồng thưa: Cây cách cây 4m hàng cách hàng 5m. Một ha trồng
khoảng 400 cây.
-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.


24


ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

- Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa. Hiện nay, người ta có xu
hướng trồng dầy để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng
phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt.
2. TIÊU CHUẨN CÂY TRỒNG:
Cây Mít giống phải được chuẩn bị trước. Cây phải đảm bảo đúng giống và
phải đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Tiêu chuẩn cây Mít có đường kính gốc lớn hơn
0,8cm cao hơn 35cm (kể từ vết ghép; Bộ rễ phát triển mạnh; Lá đang giai đoạn già;
Vết ghép tiếp hợp tốt.
Trước khi đưa đi trồng 2 tuần lễ phải ngừng bón phân, giảm tưới nước và xịt
thuốc sâu rầy và phòng chống nấm bệnh thật kỹ lưỡng.
3. LÀM ĐẤT TRỒNG MÍT:
- Cây Mít trồng được trên mọi loại đất, nhưng cần lưu ý: Đất phải thoát
nước, không được ngập úng.
3.1. Đất bằng phẳng: Phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 - 40cm (tùy nước
thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc (dài nhân rộng nhân độ
sâu – DxRxS): 60 x 60 x 40cm.
3.2. Đất có độ dốc khoảng 5%, cần làm hốc có kích thước 50 x 50 x 40cm.
- Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 50cm.
- Mỗi hốc: Rãi 0,5kg vôi bột ở đáy hốc trước khi trồng từ 10 đến 15 ngày.
Trước khi trồng: Trộn đều 0,5 đến 1kg phân super lân, 20 đến 30kg phân
chuồng hoặc phân xanh hoặc xơ dừa, vỏ đậu, trấu, võ cà phê mục...
4. PHƯƠNG PHÁP TRỒNG CÂY MÍT:
4.1. Thời điểm trồng:
- Nên trồng vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên nếu chủ động được nguồn nước

tưới có thể trồng trước mùa mưa khoảng 45 ngày, chủ động che nắng, phủ gốc cho
cây và tưới nước đều từ 2-3 ngày/lần, bảo đảm để cây phát triển ra rễ, khi mưa
xuống cây phát triển mạnh hơn.
4.2. Phương pháp trồng.
- Đất bằng phẳng trồng mặt bầu thấp hơn mặt đất 5cm.
- Đất có độ dốc khoảng 5% trồng mặt bầu ngang bằng với mặt đất.
- Đất dốc hơn 7% trồng thấp hơn mặt đất 20-30cm. Móc lỗ sâu và to hơn
bầu cây đôi chút.
+ Dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bỏ đuôi chuột (rễ cọc) bị xoắn lại.
+ Đặt bầu vào lỗ đã móc sẵn và rút nhẹ túi đựng bầu ra bỏ và lấp đất lại.
-----------------------------------------------------------------------Chủ nhiệm Đề án: Lê Xuân Cường - Chuyên viên chính - Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

25


×