Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN KINH NGHIỆM đặt câu hỏi TRONG GIỜ đọc HIỂU văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.71 KB, 17 trang )

KINH NGHIỆM ĐẶT CÂU HỎI TRONG
GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

I. Đặt vấn đê.................................................................................
II. Giải quyết vấn đê....................................................................
1. Cơ sở lý luận của vấn đề...................................................
2. Thực trạng của vấn đề.......................................................
3. Các biện pháp đã tiến hành đề giải quyết vấn đề..............
4. Hiệu quả của SKKN..........................................................
III. Kết luận:

1
2
3
4
6
14

1. Kết luận

16

2. Những ý kiến đề xuất
................................................................................
Tài liệu tham khảo.....................................................................

1



19


I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
“Văn học là nhân học” (M.Gorki), đặc trưng của môn Ngữ văn ở trường
THCS, theo nguyên tắc phát huy chủ thể học sinh có một tầm quan trọng đặc
biệt đối với việc phát triển nhân cách học sinh. Học Ngữ văn đối với học sinh ở
THCS trước hết là thưởng thức khám phá các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Tiếp
nhận, cảm thụ tác phẩm nghệ thuật không thể thiếu được nhận thức lí tính, tư
duy lí luận. Nhưng đó không phải là chủ yếu, sự tiếp nhận nghệ thuật diễn ra
bằng những rung động tự nhiên, trong sáng của tâm hồn, bằng xúc động tình
cảm. Đó là sự tiếp nhận mang đậm tính chủ quan và màu sắc cá nhân. Có thể
nói thưởng thức, cảm thụ nghệ thuật là hoạt động không thể làm thay, không thể
áp đặt. Vì vậy, chỉ có phát huy đầy đủ vai trò tích cực của chủ thể học sinh mới
là con đường đúng đắn nhất để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học văn ở
THCS.
Vậy làm thế nào để phát huy tối đa vai trò tích cực của chủ thể học sinh?
Tôi thiết nghĩ người giáo viên Ngữ văn vừa phải có tâm hồn nghệ sĩ,có năng lực
văn chương đồng thời lại phải có năng lực sư phạm. Theo các nhà khoa học
phương pháp chuyên nghành, căn cứ vào kết quả nghiên cứu tâm lí học sư phạm
đã khẳng định rằng : Trong bản chất lao động khoa học và nghệ thuật của người
giáo viên văn, có bốn loại hoạt động quan trọng nhất: Hoạt động nghiên cứu,
hoạt động xây dựng, hoạt động tổ chức và hoạt động giao tiếp. Hoạt động
xây dựng chính là hoạt động thiết kế giáo án của giáo viên văn. Một trong
những yếu tố đặc biệt quang trọng của giáo án văn, nó thể hiện người giáo viên
văn đã thực sự đổi mới phương pháp hay chưa chính là ở hệ thống câu hỏi.
Thật vậy, nghệ thuật đặt câu hỏi trong giờ đọc hiểu văn bản một mặt góp
phần quyết định vào sự đổi mới phương pháp, mặt khác góp phần quan trọng


2


vào sự thành công của giờ đọc hiểu văn bản ,giúp học sinh tích cực chủ động
chiếm lĩnh tri thức
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận của vấn đề:
Thế giới đã bước vào thế kỉ XXI với những thành tựu về khoa học kĩ thuật
phát triển như vũ bão. Nước ta cũng đang chuyển mình, đang đổi mới từng bước
vững chắc trên con đường thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Điều đó đặt ra cho cho ngành giáo dục - đào tạo một trọng trách lớn
lao không những góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học kĩ thuật, kinh tế
mà còn đảm bảo cho sự phát triển con người - thế hệ trẻ - một cách toàn diện,
đảm bảo cho những giá trị nhân văn đích thực được thực hiện trong đời sống
hàng ngày.
Vai trò của giáo dục là rất to lớn trong công cuộc phát triển đất nước. Với
Nghị quyết TW II (Khoá VIII) giáo dục đã được nhận thức một có cách hệ
thống có tầm nhìn chiến lược hơn bao giờ hết. Chính vì thế trong những năm
vừa qua giáo dục - đào tạo đã làm một cuộc cách mạng trong việc cho ra đời
những bộ sách giáo khoa mới gắn liền với nó là đổi mới phương pháp trong quá
trình giảng dạy. Nói như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng “Trong nhà trường
điều chủ yếu không phải là nhồi nhét cho học trò một mớ kiến thức hỗn độn
tuy rằng kiến thức là cần thiết. Điều chủ yếu là giáo dục cho học sinh phương
pháp suy nghĩ, suy luận, phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập,
phương pháp giải quyết vấn đề.” điều đó giúp chúng ta hiểu được phương châm
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Là một giáo viên giảng dạy Ngữ văn ở trường THCS tôi cũng như các đồng
nghiệp của mình đã nắm bát kịp thời tinh thần đổi mới phương pháp dạy học ở
tất cả các bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Mặc dù là một giáo viên
chưa có bề dày kinh nghiệm song tôi nhận thấy : Đổi mới phương pháp giảng

3


dạy chính là phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh mà ở đó
học sinh là chủ thể trong quá trình dạy học, giáo viên là người chủ đạo có vai
trò tổ chức, hướng dẫn học sinh qua một hệ thống phương pháp phù hợp đặc
biệt là hệ thống câu hỏi khoa học.
2.Thực trạng của vấn đề:
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận thấy: Phần lớn
các giờ giảng văn thành công, được sự đánh giá rất cao của giáo viên tham dự ,
của mạng lưới chuyên môn đều là những giờ văn có hệ thống câu hỏi rất hợp lí,
logic có cách đặt câu hỏi và dẫn dắt gợi ý, trả lời hấp dẫn, thu hút được sự chú
ý, tập trung suy nghĩ của học sinh ,phát huy được tính tích cực chủ động của
học sinh. Ngược lại, những giờ văn chưa đạt yêu cầu mặc dù có nhiều nguyên
nhân chủ quan hoặc khách quan đưa lại, song có một điều dễ nhận thấy đó là hệ
thống câu hỏi vụn vặt, thiếu tính logic, cách đặt câu hỏi không gây hứng thú cho
học sinh thậm chí nhàm chán, phản cảm, không phát huy được sự sáng tạo, chủ
động suy nghĩ của học sinh.
Những giờ giảng văn có hệ thống câu hỏi tốt cũng chính là những giờ văn
phát huy tối đa được sự tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em bị lôi
cuốn bởi hệ thống câu hỏi mà tập trung suy nghĩ, cảm nhận từ đó có những phát
hiện, sáng tạo, ý kiến đánh giá sâu sắc, ấn tượng mà đôi khi chính giáo viên
cũng không ngờ tới. Giờ học văn đối với các em trở lên sôi nổi, nhẹ nhàng, hấp
dẫn mà không thấy minh bị áp đặt. Cũng vì thế mà học sinh có sự cảm thụ sâu
sắc hơn về tác phẩm, tạo cho học sinh niềm đam mê đối với các tác phẩm nghệ
thuật ngôn từ. Và khi đó các em sẽ có ý thức tự giác rất cao khi làm bài tập ở
nhà cũng như việc chuẩn bị bài học trước khi đến lớp.
Rõ ràng hệ thống câu hỏi đã tạo cho các em một hứng thú đặc biệt khi
cảm thụ các tác phẩm văn học, nói cách khác chính bằng hệ thống câu hỏi mà
người giáo viên đã chiếm được cảm tình của học sinh đối với môn học. Song

một điều vô cùng quan trọng chính là kết quả học tập của các em được thể hiện
4


thông qua các bài kiểm tra: các em làm bài kiểm tra với một ý thức tự giác rất
cao, phần trắc nghiệm lựa chọn chính xác, phần tự luận không những đạt yêu
cầu đề ra mà cũn thể hiện được cảm xúc, tình cảm rất chân thành, trong sáng
của lứa tuổi học sinh.
Trên thực tế cho thấy để có được một hệ thống câu hỏi tốt trong quá
trình thiết kế giáo án cho giờ giảng văn người giáo viên không chỉ tham khảo
tài liệu, sách giáo khoa mà còn phải thường xuyên dự giờ, rút kinh nghiệm,học
hỏi từ đồng nghiệp, tìm tòi ngiên cứu, trăn trở lựa chọn các phương án đưa ra,
dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong giờ học. Đặt câu hỏi phải đúng đối
với đối tượng học sinh trong lớp. Bên cạnh đó có một yếu tố mà giáo viên chưa
chú ý đúng mức đó là việc kiểm tra và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước
khi đến lớp.
Ngày nay, để bắt nhịp với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật,
giáo dục - đào tạo cũng đã sử dụng các phương tiện khoa học hiện đại vào quá
trình giảng dạy. Hoạt động thiết kế giáo án của người giáo viên được thực hiện
trên phần mềm máy tính điều này đặt ra cho người giáo viên rất nhiều thử thách
và cơ hội được trình bày ý tưởng của mình, một trong những thách thức đó
chính là hệ thống câu hỏi mà giáo viên phải đưa lên trình chiếu trên màn hình
máy tính trong quá trình giảng dạy. Lúc này hệ thống câu hỏi tốt sẽ tạo được ấn
tượng rất mạnh đối với học sinh.
Xuất phát từ lí luận và thực tế trên, với vốn kinh nghiệm giảng dạy của mình,
tôi xin được đưa ra vấn đề : “Kinh nghiệm đặt câu hỏi trong giờ đọc hiểu văn
bản ” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và đổi mới phương pháp trong giảng
dạy môn Ngữ văn ở trường THCS. Tôi mong rằng vấn đề mà tôi đưa ra sẽ nhận
được sự quan tâm, đồng cảm và chia sẻ của đồng nghiệp - những người đang
trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS, cũng như của cỏc cấp lãnh

5


đạo, quản lí, các chuyên viên, những người quan tâm tới sự nghiệp giáo dục nói
chung và bộ môn Ngữ văn bậc THCS nói riêng
3. Các biện pháp đó tiến hành để giải quyết vấn đê :
Như đã nói ở trên một trong bốn hoạt động của người giáo viên đó là hoạt
động xây dựng. Hoạt động xây dựng chính là quá trình thiết kế giáo án của
người giáo viên. Trước một văn bản - một tác phẩm cụ thể người giáo viên
trong quá trình soạn giáo án của mình phải thiết kế một hệ thống câu hỏi. Câu
hỏi trong giờ giảng văn chỉ thực sự có nghĩa khi nó là câu hỏi thuộc một hệ
thống hoàn hảo và hợp lí giống như hiện tượng đoàn kết tương hỗ tạo nên sức
mạnh. Hệ thống đó bao hàm những yếu tố, những câu hỏi, có những câu hỏi
chính và câu hỏi phụ để dẫn dắt gợi ý trả lời. ở đây, đòi hỏi giáo viên phải nắm
chắc yêu cầu của bài giảng, phải hình dung tất cả những gì sẽ diễn ra trong bài
giảng, lường trước những ý nghĩ của học sinh, dự kiến các phương án trả lời,
các đoạn cần bổ sung, diễn giải ... phải tìm được cái “thần” cái “hồn”, tìm được
mạch đi riêng của bài giảng để thiết kế một hệ thống câu hỏi hợp lí.
Hệ thống câu hỏi hợp lí cho một giờ giảng văn phải có sự vận dụng linh hoạt và
sáng tạo ba loại câu hỏi cơ bản sau đây:
- Câu hỏi phát hiện:
Đây là câu hỏi ở mức độ thấp trong quá trình tư duy. Loại câu hỏi này dành
cho những em học sinh yếu hoặc trung bình trả lời. Có thể yêu cầu học sinh tìm,
phát hiện các chi tiết, hình ảnh, sự kiện, những biện pháp nghệ thuật được sử
dụng trong tác phẩm.
Vớ dụ: - Nhân vật Lượm được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào?
- Câu thơ đó sử dụng nghệ thuật gì ?
- Truyện kể về ai ? Trong hoàn cảnh nào ?
- Câu hỏi yêu cầu giải thích, phân tích:
6



Đây là loại câu hỏi ở mức độ cao trong quá trình tư duy. Loại câu hỏi này
dành cho những học sinh trung bình - khá trở lên. Giáo viên động viên, khích lệ
các em suy nghĩ và trả lời. Câu hỏi yêu cầu học sinh phân tích, giải thích, suy
luận, bình tìm ra ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh, sự kiện trong tác phẩm,
phân tích cấu trúc tác phẩm, khám phá vai trò và tác dụng của các biện pháp
nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề, nội dung tác phẩm. Nghệ thuật đặt câu
hỏi ở đây phải khéo léo, có gợi mở, dẫn dắt nhưng không áp đặt mà để các em
tự tìm ra câu trả lời đúng.
Ví dụ :- Qua câu thơ em có thể hình dung và miêu tả quê hương của tác giả
như thế nào ?
- Theo em việc tác giả đặt nhân vật vào tình huống này có tác dụng gì?
- Tại sao tác giả lại dùng từ này mà không dùng từ khác ? Em thử thay
thế bằng từ khác và nhận xét?
- Câu hỏi khái quát, tổng kết:
Đây là loại câu hỏi ở mức độ cao đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức
và khả năng khái quát, tổng hợp vấn đề. Giáo viên cần tránh đặt những câu hỏi
mang tính hàn lâm, tổng kết cao làm học sinh lúng túng. Cần tạo ra những câu
hỏi khái quát nhưng lại hấp dẫn, kích thich tư duy tổng hợp của các em.
Ví dụ : - Qua nhân vật Dế Mèn em rút ra bài học gì cho mình và cho các bạn?
(Tránh kiểu câu hỏi : em hãy khái quát nội dung câu chuyện?)
- Tế Hanh được mệnh danh là nhà thơ của quê hương, qua bài thơ này
em có thêm những hiểu biết gì về tình yêu quê hương của tác giả ?
- Em cú suy nghĩ gì về kết thúc của tác phẩm? Nếu là nhân vật trong
truyện em sẽ hành động như thế nào ?
Với ba loại câu hỏi cơ bản trên, người giáo viên phải khéo léo vận dụng
sao cho đạt hiệu quả tốt nhất cho từng bài học.
7



Tôi đã sử dụng kinh nghiệm đặt câu hỏi trong giờ đọc hiểu văn bản ở trường
Trung học cơ sở vào các giờ dạy cụ thể : Đọc hiểu văn bản ở hai lớp 8E và 8G
Sau đây tôi xin đưa ra một ví dụ minh hoạ cụ thể :
Ngữ văn 8, tập I : Tiết 66 : Đọc hiểu văn bản:
Ông đồ ( Vũ Đình Liên)
*Mục tiêu bài học :
Hệ thống câu hỏi giúp học sinh cảm nhận từ văn bản Ông đồ.
- Hình ảnh đáng thương của Ông đồ viết chữ nho đã từng được mọi người mến
mộ, nay bị lãng quên. Từ đó là niềm cảm thương chân thành một lớp người
đang tàn tạ ,một nền văn hóa đẹp bị quen lóng và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người
xưa.
- Vẻ đẹp giản dị và ngân vang của lời thơ năm tiếng.
- Tính biểu cảm của một văn bản thơ giàu yếu tố tự sự và miêu tả.
* Hệ thống câu hỏi :
- Danh từ ông đồ được giả thích như thế nào ? Tác giả gọi ông đồ là “
cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn“ Điều này có liên quan như thế
nào đến nội dung bài thơ Ông đồ ?
+ Người dạy học chữ nho xưa.
+ Đã một thời viết chữ nho trong dịp Tết... Bây giờ chữ nho
không còn được trọng, ông đồ bị lãng quên. Từ đó hình ảnh ông đồ chỉ còn là
cái di tích tiều tuỵ đáng thương, để tác giả viết bài thơ này chia sẻ niềm cảm
thương với “Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ ?”
- Theo em đâu là phương thức biểu đạt của văn bản thơ Ông đồ.
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
8


C. Biểu cảm.

D. Biểu cảm kết hợp với miêu tả tự sự.
- Vì sao em xác định như thế ?
- Văn bản Ông đồ có năm khổ thơ diễn tả ba ý thơ lớn:
- Hình ảnh ông đồ thời xưa.
- Hình ảnh ông đồ thời nay.
- Nỗi lòng của tác giả dành cho ông đồ.
- Hãy tách đoạn văn bản theo mỗi ý thơ trên ?
- Nêu ý chính của khổ thơ thứ nhất ? Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời
điểm mỗi năm hoa đào nở. Điều đó có ý nghĩa như thế nào ?
+ Giới thiệu ông đồ. Hoa đào là tín hiệu của mùa xuân và tết cổ
truyền của dân tộc. Ông đồ có mặt giữa mùa đẹp vui, hạnh phúc của mọi người.
- Sự lặp lại của thời gian “Mỗi năm hoa đào nở” và con người “Lại thấy
ông đồ già” với hành động “Bày mực tàu giấy đỏ- Bên phố đông người qua” có
ý nghĩa gì?
+ Thông báo sự xuất hiện đều đặn, hoà hợp giữa cảnh sắc ngày tết
mùa xuân với hình ảnh ông đồ viết chữ nho.
- Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ hai ? Tài viết chữ nho của ông đồ
được gợi tả qua các chi tiết nào ? Hình dung của em về nét chữ của ông đồ từ
hình ảnh so sánh:

Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.

+ Ông đồ viết chữ. Hoa tay thảo những nét. Nét chữ mang vẻ đẹp phóng
khoáng, bay bổng, sinh động và cao quý. Người đời quý trọng và mến mộ ông
- Hai khổ thơ trên tạo cho ông đồ địa vị như thế nào trong con mắt người
đời ?
+ Cuộc sống có niềm vui và hạnh phúc (được sáng tạo, có ích cho mọi
người, được mọi người trọng vọng).
9



- Đằng sau những lời thơ tái hiện hình ảnh ông đồ xưa, em đọc được cảm
xúc nào của người viết lời thơ này ?
+ Quý trọng ông đồ. Quý trọng một nếp sống văn hoá của dân tộc, mến mộ
chữ nho, nhà nho.
- Hãy phát hiện những hình ảnh thơ thể hiện tâm trạng của ông đồ. Chỉ ra
các biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của chúng trong khổ thơ ?
+ Nỗi buồn của ông đồ khi vắng khách:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
+ Biện pháp nhân hoá : như có linh hồn, cảm thấy bị bỏ rơi, lạc lõng,
bơ vơ. Mượn phép nhân hoá đó để diễn tả nỗi cô đơn, hiu hắt của ông đồ.
- Nội dung của khổ thơ thứ tư ? Hình dung của em về ông đồ từ lời thơ:
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay.
+ Ông đồ đã hoàn toàn bị lãng quên. Lời thơ gợi tả hình ảnh ông đồ
vẫn ngồi chỗ cũ bên hè phố, nhưng âm thầm lặng lẽ trong sự thơ ơ của mọi
người. Hình ảnh một con người già nua, cô đơn lạc lõng giữa phố phường.
- Một cảnh tượng như thế nào được gợi lên từ lời thơ:
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay.
+ Trên nền giấy đỏ không còn xuất hiện những nét chữ như rồng múa
phượng bay, mà là nơi rụng của những chiếc lá vàng. Tất cả như đang dần thấm
lạnh bởi những hạt mưa phun rả rích ngoài trời hắt vào. Đó là một cảnh tượng
thê lương tiều tuỵ.
- Lá vàng rơi là dấu hiệu cuối thu. Mưa bụi bay là báo hiệu mùa đông. Như
vậy ông đồ đã kiên trì ngồi đợi viết chữ qua mấy mùa? Hình ảnh Ông đồ vẫn
ngồi đấy gợi cho em cảm nghĩ gì ?


10


+ Buồn thương cho ông đồ cũng như cho cả một lớp người đã trở lên
nỗi thời. Buồn thương cho những gì đã từng là giá trị nay trở nên tàn tạ, bị rơi
vào quên lãng.
- Khổ thơ thứ tư có sức lây lan nỗi buồn còn là nhờ nhạc điệu đặc biệt của
nó. ở đây có sự phối hợp các dòng thơ có nhiều thanh bằng và hiệp vần rất
chỉnh của thể ngũ ngôn khiến nỗi buồn trở nên dàn trải, ngân vang trong lòng
người đọc. Hãy chứng minh điều này ?
+ Hầu hết các tiếng của câu thứ hai, câu thứ tư mang thanh bằng
(Ngoài trời mưa ...bay, Qua đường không ai hay). Vần xen kẽ rất chỉnh trong
các tiếng của câu thơ (đấy - giấy/ hay - bay) Cấu trúc này có sức diễn tả cảm
xúc buồn thương kéo dài và ngân vang.
- Có gì giống và khác nhau trong hai chi tiết hoa đào và ông đồ ở khổ thơ
này so với khổ thơ đầu ? Sự giống nhau và khác nhau này có ý nghĩa gì ?
+ Giống nhau: Đều xuất hiện hoa đào nở
+ Khác nhau: Nếu ở khổ thơ đầu, ông đồ xuất hiện như lệ thường thì
ở khổ thơ cuối không còn hình ảnh ông đồ.
+ Thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất biến. Con người thì không thế
họ có thể trở thành xưa cũ. Ông đồ bây giờ đã trở thành xưa cũ.
- Hãy diễn tả ý thơ : hồn của những người muôn năm cũ ?
+ Hồn: tâm hồn, tài hoa của một con người có chữ nghĩa - các nhà
nho xưa. Tâm hồn, tài hoa của các nhà nho xưa.
- Bằng những câu cuối bài thơ Ông đồ, tác giả đã gieo vào lòng người đọc
tình cảm gì ?
+ Lòng thương cảm cho những nhà nho xưa danh giá một thời nay bị
lãng quên do thời cuộc đổi thay. Thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp bị
tàn tạ lãng quên.
- Theo em trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào của bài thơ Ông đồ tạo nên

sức mạnh cảm hoá lòng người.
11


A. Lòng cảm thương cảnh cũ người xưa chân thành của tác giả.
B. Lời thơ giản dị, hàm xúc, có sức gợi sự liên tưởng.
C. Nhạc điệu âm vang của lời thơ.
- Ông đồ là một trong những bài thơ lãng mạn tiêu biểu. Từ bài thơ này, em
hiểu thêm đặc điểm gì của thơ lãng mạn Việt nam ?
- Câu thơ nào vang động trong tâm hồn em nhất khi đọc bài thơ ?
Sau khi tìm hiểu qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: Điều đặc biệt của hệ
thống câu hỏi này là nó được tạo bởi nhiều hệ thống câu hỏi nhỏ hơn, mỗi hệ
thống khám phá một mạch riêng của tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.
Tuy nhiên ở loại hệ thống này, nếu người giáo viên không khéo léo dễ lâm vào
tình trạng rời rạc, thiếu gắn bó liên kết giữa các phần.Vì vậy vai trò dẫn dắt tiếp
nối, tài năng sư phạm của người giáo viên là hết sức quan trọng. Cùng một hệ
thống câu hỏi, song ở các lớp khác nhau, các đối tượng khác nhau, người giáo
viên phải có sự linh hoạt điều chỉnh cho hợp lí.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
Có một thực tế là người giáo viên sau khi đã chuẩn bị hệ thống câu hỏi và
giáo án một cách công phu nhưng khi lên lớp vẫn gặp thất bại. Vậy thì vướng
mắc không nằm ở bản thân câu hỏi, ở hệ thống câu hỏi, ở cách tiếp cận mà là ở
nghệ thuật nêu câu hỏi và gợi ý trả lời.Vì vậy sáng kiến kinh nghiệm của tôi
giúp giáo viên có nghệ thuật xây dựng và nêu câu hỏi nhằm mục đích giúp các
em học sinh chủ động tiếp thu tri thức ,tạo hứng thú cho bài học.
Không phải mọi câu hỏi mà giáo viên đưa ra học sinh đều có thể trả
lời được ngay mà các em còn phải suy nghĩ (nếu trả lời được ngay có nghĩa là
câu hỏi quá dễ). Trong trường hợp này giáo viên phải có cách gợi mở, dẫn dắt
suy nghĩ cho học sinh trả lời bằng câu hỏi gợi mở. Theo tôi người giáo viên có
thể nhắc đi nhắc lại câu hỏi song là câu hỏi đã được thay đổi về trật tự, kết cấu,

tránh những câu hỏi có cấu trúc trùng lặp mang tính chất mệnh lệnh hoặc có
thêm dữ kiện để học sinh dễ trả lời.
12


Việc nêu câu hỏi vận dụng kết hợp với phương pháp đọc sáng tạo
cũng là một cách tạo thuận lợi cho học sinh trong việc trả lời. Việc cung cấp tư
liệu cho học sinh theo kiểu so sánh cũng là một gợi ý trả lời hiệu quả: Ví dụ: với
câu hỏi "Em có nhận xét gì về khung cảnh thiên nhiên được Hồ Chí Minh cảm
nhận trong bài Rằm tháng giêng?", giáo viên có thể nhắc lại cảm nhận về thiên
nhiên của Lí Bạch trong bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” từ đó học sinh sẽ
dễ dàng tìm ra câu trả lời. Sự lặp lại của mô hình : nêu câu hỏi - dẫn dắt - diễn
giảng - tổng hợp - nêu câu hỏi ... là các yếu tố cấu thành tiến trình của giờ giảng
văn.
Một yếu tố kích thích hứng thú trả lời của học sinh đó là ngữ điệu khi nêu câu
hỏi. Cùng một câu hỏi, cùng một nội dung lời bình nhưng giáo viên thể hiện
bằng tất cả sự rung động thật của mình thì truyền cảm mạnh mẽ. Ngược lại, hỏi
hay bình như phát thanh giáo án thì nhạt nhẽo, xáo rỗng, vô hồn, không có tác
dụng. Ở đây tôi không muốn nói về chất giọng có tính chất thiên phú mà là nhấn
mạnh yếu tố nhiệt tình, tâm huyết của giáo viên khi nêu câu hỏi. Thông qua ngữ
điệu phối hợp với thái độ, cử chỉ ... người giáo viên phải thể hiện được sự băn
khoăn thực sự trước một vấn đề đặt ra từ tác phẩm, phải thể hiện được thái độ
chờ đợi, sự khao khát câu trả lời, lên tiếng của tâm hồn, trí tuệ học sinh. trước
một câu trả lời, giáo viên luôn có sự trân trọng, biết ơn, đồng cảm chân thành,
không nên thờ ơ hoặc nồng nhiệt thái quá, hoặc phê bình quá mạnh. Tất cả tạo
nên một sự lôi cuốn từ đầu đến cuối, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh trong
suốt giờ học.
Với những hệ thống câu hỏi trên, tôi đã thống kê kết quả học tập của các
em đồng thời làm một cuộc điều tra nhỏ sau những tiết học như vậy ở 2 lớp học
(8Evà 8G) năm học 2011-2012, kết quả cho thấy cụ thể như sau:


13


ĐẠT

LỚP 8G
KHÔNG
ĐẠT
ĐẠT

96,8%

3,2%

100%

0%


93,75%

KHÔNG
6,25%


96,77%

KHÔNG
3,23%


NỘI DUNG KIỂM TRA

ĐẠT

KẾT QUẢ TRẮC
NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
HỨNG THÚ HỌC VĂN
SAU TIẾT HỌC

LỚP 8E
KHÔNG

III. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
1. Kết luận :
Xuất phát từ yêu cầu cấp bách cần phải đổi mới phương pháp dạy
học, từ chất lượng môn Ngữ văn của học sinh trường THCS tôi đã mạnh dạn đổi
mới phương pháp dạy học như đã trình bày ở trên. Qua thực tế áp dụng giảng
dạy và dự giờ của đồng nghiệp tôi có thể khẳng định rằng : ngoài trình độ kiến
thức, năng lực sư phạm thì người thầy giáo dạy văn cần có sự đa dạng hoá
trong phương pháp, trong cấu trúc bài giảng, phong cách ngôn ngữ, giọng điệu
và đặc biệt là nghệ thuật đặt câu hỏi cho giờ giảng văn thì mới tạo được hiệu
quả và sức hấp dẫn cho giờ học văn. Bằng số liệu thống kê, thăm dò môn học
được các em yêu thích, bằng tỉ lệ phần trăm chất lượng môn văn tăng lên rõ rệt
đã nói lên ít nhiều thành công trong việc đổi mới phương pháp, trong đó vai trò
của hệ thông câu hỏi là không nhỏ. Nó làm cho học sinh hứng thú, yêu thích bộ
môn văn từ chỗ “phải học” đến chỗ “được học” . Với nhận thức đầy đủ về đổi
mới phương pháp dạy học văn, với ý thức phấn đấu, thường xuyên học hỏi nâng
cao tay nghề và trình độ vốn có tôi nghĩ mỗi người thầy sẽ có những giờ học
thành công.

Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi không có tham vọng là sẽ đưa ra
một phương pháp tối ưu cho việc nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn ở
trường THCS mà chỉ đưa ra một kinh nghiệm nhỏ, kết quả của quá trình đọc,

14


nghiên cứu tài liệu, áp dụng trong thực tiễn, dự giờ của đồng nghiệp và thấy có
hiệu quả.
Đề tài của tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự quan tâm, đóng góp, bổ sung ý kiến của các đồng nghiệp, để đề
tài này được hoàn thiện hơn mang lại một chút ý nghĩa cho các đồng nghiệp
trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn.
2. Kiến nghị :
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp tôi thấy rằng: nghệ
thuật đặt câu hỏi trong giờ giảng văn của người giáo viên là đặc biệt quan trọng,
nó không chỉ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ
văn, gây hứng thú cho học sinh khi học văn mà còn góp phần đổi mới phương
pháp trong giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường.
Trong quá trình thiết kế hệ thống câu hỏi, xây dựng giáo án để mang
lại hiệu quả tốt nhất cần đảm bảo những yêu cầu sau :
1. Hệ thống câu hỏi phải có sự tương hỗ, logic khai thác đúng nội
dung kiến thức của bài học. Tránh những câu hỏi quá vụn vặt hoặc quá khái
quát. Có một hệ thống các câu hỏi nhỏ để gợi ý, dẫn dắt học sinh nếu cần thiết.
2. Phải dự kiến trước các tình huống có thể xảy ra, các đáp án đưa ra
của học sinh để có thể bổ sung mở rộng hoặc uốn nắn cho chính xác.
3. Câu hỏi phải có độ chính xác cao về kiến thức để đo được cái cần
đo, rèn luyện được đúng cái cần rèn luyện, đo đúng trình độ nắm vững kiến thức
và khái niệm cũng như khả năng tư duy, khả năng vận dụng của học sinh.
4. Câu hỏi dùng trong trắc nghiệm phải có mục đích rõ ràng, câu hỏi

có đủ thành phần, câu hỏi đảm bảo chỉ có một câu trả lời duy nhất đúng. Do đó
các câu trả lời phải rõ ý, không mơ hồ, tránh có cả hai câu trả lời đúng.
5. Ngôn ngữ phải gọn, chính xác, mỗi mệnh đề chỉ thông báo một ý.
6. Câu hỏi phải rõ độ khó vừa sức, không quá dễ phải kích thích được
suy nghĩ, phù hợp với trình độ học sinh, hướng dẫn sự nỗ lực vươn lên của các
15


em. Câu hỏi phải phân biệt được rõ các trình độ khác nhau của học sinh (Giỏi,
Khá, Trung bình, Yếu, Kém).
7. Điều quan trọng hơn cả để có được sự thành công trong giờ giảng
văn khi đã thiết kế được một hệ thống câu hỏi khoa học ,lụ gich đó là tài năng
sư phạm của người giáo viên. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải thực sự
nhiệt tình, tâm huyết và không ngừng học hỏi để tự bồi dưỡng có như thể mới
mang lại hiệu quả và niềm đam mê văn học cho học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Việt Trì,Ngày 19

tháng 3 năm 2012

Người viết

Nguyễn Thị Ngọc

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở THCS - TS Đỗ Ngọc Thống
2. Phương pháp dạy học văn - Nguyễn Văn Bồng - Chủ biên

3. Dạy văn và vấn đề cải tiến phương pháp dạy văn trong các trường
THCS và THPT - Nhiều tác giả.
4. Một vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy văn ở trường THCS Nguyễn Thị Huệ.
5. Hệ thống câu hỏi Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 8 - Trần Đình Chung.
6. Một số tạp chí văn học và tuổi trẻ - NXB Giáo dục cùng một số bài
viết trong các tạp chí khác.

17



×