Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN mi thuat THCS SKKN mi thuat THCS SKKN mi thuat THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.11 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
B. NỘI DUNG

3
4
6

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

6

II. THỰC TRẠNG

6

III. CÁC BIỆN PHÁP

7

1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁPDẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG MÔN
MĨ THUẬT

7

1.1. Một số phương pháp dạy học theo hướng tích cực
1.1.1 Phương pháp vấn đáp
1.1.1.1 Các dạng câu hỏi
1.1.1.2. Một số lưu ý khi đặt câu hỏi
1.1.2. Phương pháp hợp tác nhóm


1.1.2.1. Một số lưu ý khi tổ chức nhóm học tập
1.1.2.2. Những khó khăn khi tổ chức hoạt động nhóm
1.1.2.3. Hướng khắc phục
1.1.3. Phương pháp trò chơi học tập
1.1.3.1. Tác dụng của trò chơi học tập
1.1.3.2. Các bước tổ chức một trò chơi học tập
1.2. Một số trò chơi sử dụng trong giảng dạy phân môn TTMT
1.2.1. Trò chơi: Giải ô chữ
1.2.2. Trò chơi: Thi trả lời nhanh
1.2.3. Trò chơi: Sưu tầm và thuyết minh hình ảnh
2. MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG THIẾT
KẾ BÀI GIẢNG CỦA PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
IV. HIỆU QUẢ

7
7
8
9
9
10
10
10
11
11
12
12
12
13
13


C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

22

I. KẾT LUẬN

14
20
22

II. KIẾN NGHỊ
D. TÀI LỆU THAM KHẢO

23
24

1


2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. MT: Mĩ thuật.
2. SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm.
3. TTMT: Thường thức mĩ thuật.
4. THCS: Trung học cơ sở.
5. GDĐT: Giáo dục đào tạo.

3



A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Môn Mĩ thuật trong Nhà trường lâu nay đã khẳng định được tầm quan
trọng của bộ môn đối với mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện học sinh.
Bởi vậy, việc đào tạo các giáo viên có trình độ sư phạm, có chuyên môn vững
vàng đã và đang được các trường Đại học, Cao đẳng, các Trung tâm giáo dục
thường xuyên thực hiện rất tốt, rất hiệu quả. Theo con số thống kê từ phòng
GDĐT Việt trì 5 năm trở lại đây, toàn Thành phố có 48 trường Tiểu học và
THCS thì số giáo viên dạy môn Mĩ thuật có khoảng 57 giáo viên, trong đó
hơn 60% đạt trình độ trên chuẩn. Đây là con số một lần nữa khẳng định sự
hùng hậu cũng như chất lượng bộ môn Mĩ thuật trong nhà trường.
Thực tế về giảng dạy, giáo viên Mĩ thuật đã thực hiện mục tiêu giáo
dục là "dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm". Bản thân
các phân môn trong bộ môn Mĩ thuật như: Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh
thì hầu hết đều phát huy rất tốt khả năng tích cực của học sinh, các em tiếp
nhận thông tin từ giáo viên, chủ động biến kiến thức thành kết quả học tập
qua những sản phẩm cụ thể đó là bài vẽ. Từ đó, các em được học hỏi, rút kinh
nghiệm, bổ xung kiến thức cho mình thông qua hoạt động đánh giá kết quả
học tập cuối mỗi giờ học do giáo viên và học sinh cùng thực hiện. Thông qua
bài học giúp các em cảm nhận về cái đẹp, đồng thời giúp giáo viên phát hiện
học sinh có khả năng đặc biệt về bộ môn để bồi dưỡng năng khiếu cho các em.
Tuy nhiên, bên cạnh các phân môn Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh
thì bộ môn Mĩ thuật còn có thêm một phân môn nữa đó là: Thường thức mĩ
thuật (TTMT). Lâu nay, các giáo viên dạy Mĩ thuật thường ngại dạy những
tiết TTMT bởi các lí do sau: Thứ nhất, khả năng thuyết trình của nhiều giáo

4



viên hạn chế, họ thường thích nói ít và chủ yếu thích hướng dẫn học sinh thực
hành. Thứ hai, do giáo viên ít đọc sách tham khảo, ít tìm tòi thông tin liên
quan đến nội dung bài dạy nên khi dạy học không mở rộng được kiến thức,
không gây được sự lôi cuốn, hấp dẫn đối với học sinh, trong khi đó học sinh
đôi khi có nhiều thông tin hơn. Thứ ba, một số giáo viên cho rằng dạy Mĩ
thuật thì chủ yếu là dạy học sinh vẽ, còn những kiến thức về TTMT không có
cũng không sao, nên các tiết TTMT hay để học sinh tự đọc sách, tự trả lời câu
hỏi mà không tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin.
Từ trải nghiệm bản thân, khi mới vào nghề tôi cũng gặp phải những
khó khăn như vậy. Nhưng sau đó, qua quá trình tự trau dồi kĩ năng nghiệp vụ
và học hỏi kinh nghiệm từ đồng ngiệp, bằng sự nỗ lực của bản thân, tôi đã tìm
cho mình những cách tiếp cận thông tin, cách thiết kế một bài TTMT sao cho
có hiệu quả và hấp dẫn đối với người học. Làm thế nào để các em có hứng thú
với mỗi bài TTMT, làm thế nào để mỗi bài học là một câu chuyện, mỗi trang
kiến thức là một thông tin mới mẻ khiến các em say mê tìm tòi và hứng thú,
chờ đợi? Đó là những câu hỏi luôn làm tôi suy nghĩ. Tôi đưa vào bài giảng
của mình nhiều trò chơi sau mỗi tiết học nhằm củng cố kiến thức. Trò chơi
giải ô chữ, những câu hỏi trắc nghiệm, những bài tập đoán thông tin, điền
thông tin, tìm con số may mắn....đều được các em hào hứng tiếp nhận và tham
gia rất sôi nổi.
Từ những lí do trên, tôi rất muốn đưa ra kinh nghiệm của mình sau
những tích luỹ qua nhiều năm giảng dạy về cách dạy bài TTMT đó là: "Sử
dụng phương pháp trò chơi trong giảng dạy phân môn Thường thức mĩ
thuật". Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để bài viết của tôi
hoàn thiện hơn

5



B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Phân môn Thường thức mĩ thuật chiếm khoảng 1/5 nội dung chương
trình. Là hệ thống kiến thức giúp học sinh biết cảm nhận và phân tích cái đẹp
thông qua các công trình, các tác phẩm nghệ thuật đồng thời giúp học sinh
hiểu hơn về quá trình phát triển của nghệ thuật Việt Nam và Thế Giới gắn liền
với sự phát triển của Lịch sử Xã hội. Phân môn TTMT còn cung cấp cho học
sinh những câu chuyện về cuộc đời, về quá trình sáng tác nghệ thuật của các
Họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam và Thế giới qua các giai đoạn, thời kỳ phát triển.
Để dạy tốt phân môn TTMT, giáo viên phải là một người có trình độ
hiểu biết sâu rộng về lịch sử Mĩ thuật Việt Nam và Thế Giới, ngoài kiến thức
được cung cấp trong sách giáo khoa cho học sinh.
Ngoài việc cung cấp kiến thức theo trình tự, hệ thống, giáo viên còn
giúp học sinh có ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hóa của
nhân loại. Có sự hiểu biết và có niềm yêu quý trước mỗi công trình, tác phẩm
nghệ thuật.
II. THỰC TRẠNG

Những giáo viên trẻ, mới vào nghề rất ngại dạy TTMT, đây là một thực
tế. Cũng dễ hiểu, thường thì ai có năng khiếu về hội hoạ mới đi học vẽ, còn
khả năng sư phạm nếu hạn chế một chút vẫn có thể học hỏi dần. Nên khi dạy
tiết TTMT họ thấy lúng túng và diễn đạt kém, bởi vậy họ rất ngại dạy phân
môn này.
Học sinh không thích học các tiết TTMT. Do giáo viên chưa biết khai
thác hết các kĩ thuật dạy học, chưa làm chủ được hệ thống kiến thức nên nội

6



dung bài học gây nhàm chán đối với học sinh, bởi môn Lịch sử trong nhà
trường đã phần nào đề cập đến kiến thức về lịch sử Mĩ thuật.
III. CÁC BIỆN PHÁP

Để đạt kết quả tốt đối với một tiết dạy phân môn TTMT đòi hỏi người
giáo viên phải thực sự nỗ lực, có đầu tư về nội dung, phương pháp dạy học
sao cho kiến thức khi truyền đạt đến học sinh phải thực sự trở thành kiến thức
của các em. Để làm được điều đó, sau đây tôi xin đưa ra một số kiến thức về
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Mĩ thuật cũng như những
áp dụng cụ thể tôi đã thực hiện đối với học sinh tại trường THCS Văn Lang.

1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG MÔN MĨ THUẬT

1.1. Một số phương pháp dạy học theo hướng tích cực
1.1.1. Phương pháp vấn đáp
Đặt câu hỏi là cách nhanh chóng để thu hút học sinh và tạo ra một
không khí học tập sôi động.
Đặt câu hỏi là một trong mười chiến lược dạy học giúp học sinh có trí
tuệ phát triển bình thường đạt được thành công trong học tập. Trong toàn bộ
quá trình bài học, thay vì dạy bằng cách kể, giáo viên cần dạy bằng cách hỏi.
Từ giới thiệu bài, tổ chức các hoạt động học tập, củng cố bài.., đặt câu hỏi và
khuyến khích học sinh biết hỏi luôn là một kĩ thuật quan trọng cần được sử dụng

7


MỘT SỐ CHỨC NĂNG CỦA CÂU HỎI
Câu hỏi

Khiến người đọc phải suy nghĩ.


Gợi trí tò mò

Gợi quan điểm, tình cảm

và hứng thú.

Tập trung chú ý.

Thử trí nhớ kiến thức.

kinh nghiệm.

Kích thích thảo luận.

Kiểm tra

Ôn kiến thức

hiểu biết.

đã học.

Chuẩn đoán
khó khăn.

Tư duy ở mức cao hơn

Dẫn vào bài
học mới.


Tư duy ở mức thấp hơn

1.1.1.1. Các dạng câu hỏi
+ Câu hỏi đóng: Câu trả lời là có, không hoặc chỉ có một câu trả lời đúng
duy nhất. Chức năng câu hỏi này dùng để đánh giá mức độ ghi nhớ thông tin,
đòi hỏi rất ít tư duy. Thường dùng trong phần kết luận bài hoặc cuối phần giới
thiệu bài để kiểm tra xem học sinh đã hiểu nhiệm vụ và hướng dẫn cần làm
trong phần phát triển bài. Câu hỏi đóng được sử dụng trong trường hợp cần câu
trả lời chính xác, cụ thể.
+ Câu hỏi mở: Có nhiều đáp án cho câu trả lời. Đòi hỏi tư duy nhiều, câu hỏi
thường dùng để dạy nhiều hơn là đánh giá, được bắt đầu bằng: "Cái gì?", " Tại
sao?", "Khi nào?", "Như thế nào?", "Ở đâu?"...Được dùng trong phần giới thiệu
bài, phát triển bài. Câu hỏi mở sử dụng khi cần khám phá nhiều ý tưởng, kích thích
tư duy, hướng dẫn, gợi mở.

8


1.1.1.2. Một số lưu ý khi đặt câu hỏi
- Chú ý đến mục đích của câu hỏi: Hỏi để làm gì? để hướng dẫn, gợi mở
hay để kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu; hỏi cái gì?
- Câu hỏi phải phù hợp với trình độ học sinh để học sinh có thể trả lời được
và cố gắng để trả lời.
- Câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Câu hỏi phải gần gũi, dễ hiểu, có ý nghĩa với học sinh.
- Tránh những câu hỏi quá phức tạp, câu hỏi đóng và hẹp.
- Sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ (ánh mắt, cười, gật đầu...) để khuyến khích,
khen ngợi học sinh trả lời.
- Đối với những câu trả lời không đúng của học sinh, tránh chê bai hoặc

làm học sinh xấu hổ vì đã trả lời sai. Khi học sinh không trả lời được hoặc trả
lời sai cần đặt câu hỏi khác đơn giản hơn, gợi mở cho câu hỏi ban đầu.
1.1.2. Phương pháp hợp tác nhóm
Là hình thức tổ chức học tập hợp tác cho học sinh.
Khi tổ chức nhóm học tập cần có từ hai học sinh trở lên trong một
nhóm và các thành viên trong nhóm cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ học tập
được giao.
Phương pháp hợp tác nhóm giúp học sinh có cơ hội học hỏi, hợp tác lẫn
nhau trong quá trình học tập. Hoạt động nhóm cho phép học sinh có nhiều cơ
hội để diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng, mở rộng hiểu biết, suy nghĩ và phát triển kĩ
năng nói. Sự tác động qua lại giữa các thành viên và các nhóm giúp cho học
sinh có trách nhiệm, mạnh dạn, tự tin hơn khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

9


1.1.2.1. Một số lưu ý khi tổ chức nhóm học tập
- Cần lựa chọn nội dung học tập phù hợp với phương pháp học tập
nhóm, không nhất thiết phải tổ chức nhiều hoạt động nhóm. nhóm không phải
là cách tổ chức học tập tốt nhất cho mọi nội dung.
- Giao nhiệm vụ vừa sức, thời lượng đủ để học sinh trao đổi, thảo luận.
- Giáo viên phải theo dõi các nhóm hoạt động và hỗ trợ khi cần thiết
(đến từng nhóm để quan sát nhóm hoạt động và điều chỉnh, giúp đỡ).
- Trong các giờ học cần tạo cơ hội để học sinh có thể tham gia vào các
nhóm khác nhau để học hỏi được nhiều hơn.
- Không nên tạo nhóm gồm quá nhiều học sinh vì khó có thể mọi thành
viên đều được tham gia hoạt động (nên từ 2 đến 6 học sinh)
1.1.2.2. Những khó khăn khi tổ chức hoạt động nhóm
- Bàn ghế chưa thật phù hợp để sắp xếp chỗ ngồi theo nhóm
- Còn học sinh chưa chủ động hoặc ỷ nại, dựa dẫm

- học sinh còn lúng túng, bắt nhịp vào hoạt động còn chậm (đặc biệt là
giai đoạn đầu)
- Việc quan sát, đánh giá nhận xét của giáo viên chưa được chú trọng
1.1.2.3. Hướng khắc phục
- Sử dụng nhóm cặp đôi hoặc học sinh bàn trên quay xuống bàn dưới tạo
thành nhóm, tận dụng không gian trống trong lớp hoặc ngoài trời.
- Chú ý đến học sinh còn ỷ nại bằng cách giao việc từ dễ đến khó.
- Cần chuẩn bị đầy đủ các nội dung và kế hoạch cho nhóm làm việc. Giải
thích, minh hoạ, làm mẫu...để học sinh hiểu rõ công việc. Kiên trì, thường xuyên
tổ chức nhóm học tập.

10


- Hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ của nhóm và cá nhân trong nhóm, đánh giá
công việc kịp thời.
1.1.3. Phương pháp trò chơi học tập
Trò chơi học tập là một hoạt động học tập được diễn ra theo trình tự hoạt
động của một trò chơi. Trò chơi học tập có những đặc điểm sau:
+ Nội dung trò chơi gắn liền với kiến thức, kỹ năng, thái độ của một môn
học hoặc bài học cụ thể.
+ Thường được diễn ra trong thời gian, không gian nhất định của một giờ học.
+ Mọi học sinh đều thu nhận được những nội dung học tập chứa đựng
trong trò chơi phù hợp với trình độ và lứa tuổi.
Khác với trò chơi rèn luyện sức khoẻ, trò chơi học tập nhằm hướng tới sự
thông hiểu kiến thức gắn với các nội dung học tập cụ thể của môn học, bài học, lớp học.
1.1.3.1. Tác dụng của trò chơi học tập
Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm điều quan trọng là tạo nhiều cơ hội
cho học sinh tham gia vào quá trình dạy - học, trò chơi học tập giải quyết tốt vấn đề
này là bởi lẽ:

+ Là phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ em.
+ Tạo được sự thích thú, hấp dẫn, không khí vui vẻ.
+ Khi chơi học sinh sẽ bộc lộ, thể hiện mình một cách tự nhiên.
+ Giúp thay đổi hình thức hoạt động và trạng thái tình cảm với việc học.
+ Học sinh tiếp thu bài giảng tích cực và tự giác.
+ Tạo cơ hội giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và củng cố thêm kiến thức.
+ Giúp học sinh phát triển tâm lý, thái độ đạo đức. Có ý thức trách nhiệm
cao với đồng đội, tôn trọng kỷ luật của nhóm, đội và luật chơi, giúp đỡ đồng đội...

11


1.1.3.2. Các bước tổ chức một trò chơi học tập
Trước một trò chơi học tập giáo viên cần xác định mục tiêu của trò chơi đó.
Cụ thể là trò chơi đó rèn luyện cho học sinh những kĩ năng, khả năng gì?
Các bước tổ chức trò chơi bao gồm:
+ Bước 1: Giới thiệu trò chơi
- Giáo viên nêu tên, nội dung của trò chơi.
- Hướng dẫn cách chơi.
+ Bước 2: chơi thử, phân tích kỹ thuật chơi
- Hướng dẫn học sinh chơi thử.
- Dựa vào thực tế chơi của học sinh, giáo viên lưu ý về luật chơi.
+ Bước 3: Chơi thật
- Tiến hành tương tự như chơi thử.
- Lưu ý: Tốc độ chậm hay nhanh phụ thuộc và năng lực của học sinh.
+ Bước 4: Nhận xét trò chơi
- Gợi ý để học sinh tự nhận xét
- Giáo viên chốt lại mục tiêu của trò chơi và nhận xét về tinh thần,
không khí chơi của cả lớp.
1.2.Một số trò chơi sử dụng trong giảng dạy phân môn TTMT

1.2.1 Trò chơi: Giải ô chữ
Dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể thiết kế các ô chữ hàng ngang
và hàng dọc. Từ đó đặt câu hỏi để học sinh giải đáp. Mỗi ô chữ là một sự
kiện trong bài hoặc trong các bài đã học. Ô chữ hàng dọc để nhấn mạnh trọng
tâm hoặc nội dung bài học. Cũng có thể mỗi ô chữ hàng ngang có một chữ cái
chìa khóa. Sau đó yêu cầu học sinh đoán những chữ cái bí ẩn có nội dung là gì.

12


1.2.2 Trò chơi: Thi trả lời nhanh
Chia lớp thành các đội chơi, phổ biến luật chơi trong các khoảng thời
gian ấn định, có thể là trong vòng 3-4 phút. Mỗi đội sẽ trả lời nhanh 5 đến 10
câu hỏi. Những câu hỏi này tập trung vào kiến thức đã học, mỗi câu trả lời
đúng sẽ được một thẻ điểm. Đội nào được nhiều phiếu điểm nhất sẽ đạt giải.
1.2.3 Trò chơi: Sưu tầm và thuyết minh hình ảnh
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, yêu cầu mỗi nhóm sưu tầm các
tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học và có lời thuyết minh cho các tranh
ảnh đó. Đến giờ học, giáo viên cử đại diện của các nhóm lần lượt lên giới
thiệu và thuyết minh về tranh, ảnh mà nhóm mình đã sưu tầm được. Sau đó
giáo viên nhận xét và bổ sung thêm.

13


2. MT S TRề CHI C P DNG TRONG THIT K BI
GING CA PHN MễN THNG THC M THUT
Qua nhiu nm ging dy, tụi v nhng ng nghip ca mỡnh ó cú
nhng tri nghim t thc t ti trng THCS Vn Lang (Vit trỡ - Phỳ Th).
Vi nhng bi TTMT chỳng tụi thng ỏp dng mt s trũ chi cho phn

ỏnh giỏ kt qu hc tp v thy rt hiu qu. Hc sinh hng thỳ hc tp v
nh kin thc ti lp. Khụng khớ lp hc sụi ni hn v hc sinh thy yờu
thớch tit hc. Sau õy l mt s trũ chi c thit k qua cỏc bi hc TTMT
* Trò chơi giải ô chữ
Bi 12 - MT6: Mt s cụng trỡnh M thut thi Lý

Câu hỏi
1. Tợng A-di-đà và hình tợng con Rồng thời Lý là những tác
phẩm của loại hình nghệ thuật nào? (8 ô)
2. Nghệ thuật thời Lý phát triển trên nền tảng t tởng nào? (7
ô)
3. Một trong những nét đặc trng của con Rồng thời Lý? (6 ô)
4. Ngoài tháp Phật, loại hình kiến trúc Phật giáo còn có kiến
trúc nào nữa? (4 ô)
5. Công trình tiêu biểu của kiến trúc Cung đình thời Lý là
gì? (18 ô)
6. Mềm mại, uyển chuyển là những từ ngữ mô tả về cái gì của
con Rồng thời Lý? (7 ô)
7. Vẻ đẹp điển hình của gốm thời Lý là gì? (9 ô)
8. Một trong những tác phẩm điêu khắc tiêu biểu nhất thời
Lý? (10 ô)

14


9. Bố cục chung của tợng Phật a-di-đà chùa Phật Tích - Bắc
Ninh? (6 ô)
10. Nơi ở và sinh hoạt của các tầng lớp dân c thời Lý đợc gọi
là gì? (9 ô)
11. Toàn bộ Chùa Một cột - Hà nội đợc đặt trên cái gì? (9 ô)

12. Kinh thành Thăng Long xa ngày nay gọi là gì? (10 ô)
13. Xây dựng từ thời nhà Lý, đợc coi là trờng Đại học đầu tiên của
Việt Nam? (10 ô)
(Đậm chất dân tộc là đặc điểm chung của nghệ
thuật thời Lý)
Đ
Đ



O P H ậ

I

Ê

H à N H T H

D á

N G D ấ

P

S

A N G T

R ọ




N G A D I

T Ư

T H ủ Đ

Ô

H

Ă

C

Ă

N

G

L

O

N

G


I

C H ù
N H T

K

T

M ề M M ạ
K I

U

A

Đ

à

C â N Đ



I

H

à


N

H

G

I

á

M

K I

N H T

C ộ

T

Đ

H à N ộ

I

Q U ố

N


G

á

C T ử

* Bi 19 - MT6: Tranh dõn gian Vit Nam
Soạn phiếu học tập theo nội dung bài học để kiểm tra
nhận thức của học s
15


Nội dung câu hỏi

tranh Đông Hồ

tranh Hàng Trống

- Nơi sản xuất?
- Đối tợng phục vụ?
- Cách làm tranh?
- Màu sắc?
- Đề tài?
- Nghệ thuật?
Câu hỏi:
So sánh sự khác nhau giữa dòng Tranh dân gian
Đông Hồ và HàngTrống?
* Bi 8 - MT7: Mt s cụng trỡnh M thut thi Trn
+ Soạn phiếu học tập theo nội dung bài học để kiểm tra nhận
thức của học sinh

1. Tháp Bình Sơn thuộc thể loại kiến trúc nào? (Kiến
trúc Phật giáo)
2. Khu lăng mộ An Sinh thuộc thể loại kiến trúc nào? (Kiến
trúc Cung đình)
3. Hình tợng con hổ lăng Trần Thủ Độ muốn nói lên điều
gì?
(Qua đó, lột tả tính cách, vẻ đờng bệ, lẫm liệt của thái s
Trần Thủ Độ)
4. Các bức chạm khắc gỗ chùa Thái Lạc - Hng Yên nói về nội
dung gì?
(Nội dung chủ yếu: Cảnh dâng hoa tấu nhạc của Vũ nữ,
nhạc công hay những con chim thần thoại Ki-Na-Ri nửa
ngời mình chim)

16


* Bài 29 - MT6: Sơ lược về Mĩ thuật Thế giới thời kỳ Cổ đại
Trò chơi hỏi đáp: Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1: Đấu trường Cô-li-dơ thuộc Quốc gia nào?
a. Hy Lạp.
b. La Mã.
c. Ai Cập.

Câu 2: Ngôi đền này mang tên là:
a. Đền Pac-tê-nông.
b. Đền Ác-tê-mit.
c. Đền Ô-lim-pi-e.
Câu 3: Tác giả của bức tượng "Người ném đĩa" là:
a. Phi-đi-at.

b. Pô-li-clet.
c. Mi-rông.
Câu 4: Kim tự tháp Kê-ốp cao:
a. 138m.
b. 225m.
c. 152m.
[

Câu 5: Kiểu cột này có tên gọi là:

17


a. Cột Corinth
b. Cột Doric
c. Cột Ionic
Câu 6: Điểm mạnh của Mĩ thuật La Mã thời kỳ cổ đại là:
a. Sản phẩm gốm.
b. Tác phẩm hội họa.
c. Kiến trúc đô thị.
Câu 7: Ai Cập nằm ở:
a. Châu Mĩ.
b. Trung Đông.
c. Đông Bắc Châu Phi.
Câu 8: Kiến trúc Ai Cập Cổ đại tập trung vào:
a. Cầu dẫn nước.
b. Lăng mộ và đền đài.
c. Kiến trúc đô thị và những kiểu cột độc đáo.
Câu 9: Mĩ thuật Lã mã thời kỳ Cổ đại chịu ảnh hưởng của:
a. Ai Cập.


18


b. Hy Lạp.
c. Cả a, b đều đúng.
Câu 10: Phi-đi-at là tác giả của bức tượng:
a. Tượng Đô-ri-pho.
b. Tượng Hoàng đế Mac-Ô-ren trên lưng ngựa.
c. Tượng thần Dớt.

* Bài 8 - MT6: Sơ lược về

Mĩ thuật thời Lý.

Đánh dấu tích vào ô thích hợp
Đ
1. Vua Lý Thánh Tông dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La?
2. Thời Lý là thời đất nước ổn định, cường thịnh?
3. Ở thời Lý chỉ có kiến trúc Cung Đình là phát triển?
4. Chạm khắc thời Lý rất tinh xảo và điêu luyện?

19

S


5. Rồng thời Lý thể hiện dáng dấp hài hòa, mềm mại?
6. Gốm thời Lý có xương dầy, thô và nặng?
7. Mĩ thuật thời Lý là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất

của nền Mĩ thuật Việt Nam?
8. Chùa Một Cột là công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lý?
9. Gốm thời Lý đã chế tác ra màu men Hoa nâu và Hoa lam?

Đáp án

Câu 1: Sai.

Câu 2: Đúng.

Câu 3: Sai.

Câu 4: Đúng.

Câu 5: Đúng.

Câu 6: Sai.

Câu 7: Đúng.

Câu 8: Đúng.

Câu 9: Sai.

20


IV. HIỆU QUẢ
Qua thực tế giảng dạy, khi áp dụng các trò chơi vào nội dung bài học
tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú học tập. Khác hẳn nếu cũng nội dung bài

học đó mà dạy ở một lớp khác, giáo viên không áp dụng các trò chơi học tập,
các kĩ thuật dạy học tích cực mà chỉ dạy học bằng các phương pháp thuyết
trình, vấn đáp thì hiệu quả thấp hơn hẳn. Không khí lớp học không được sôi
động, học sinh không có cảm giác mong đợi các tiết học sau. Trong khi đó,
khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là các trò chơi học tập
thì các em rất hào hứng học, chủ động tìm hiểu thông tin liên quan đến nội
dung bài, hiểu bài ngay tại lớp. Phần trò chơi các em tham gia sôi nổi làm
không khí lớp học vui vẻ, học sinh và giáo viên có sự giao lưu thân thiện hơn.
Giáo viên có thể nắm bắt được mức độ tiếp thu bài học của học sinh, một lần
nữa khẳng định mục tiêu bài học đã đạt được.
Qua kênh thông tin hai chiều từ học sinh, từ các đồng nghiêp khi thăm
lớp, dự giờ đều khẳng định phương pháp trò chơi áp dụng trong giảng dạy
phân môn TTMT là rất hiệu quả. Bởi vậy tôi rất mong các bạn đồng nghiệp
nghiên cứu và áp dụng SKKN của tôi để có được những tiết dạy hấp dẫn hơn.
Đặc biệt phương pháp này rất phù hợp khi sử dụng thiết kế bài dạy bằng giáo
án điện tử.
Kết quả cụ thể so sánh giữa tiết dạy áp dụng theo phương pháp của
SKKN với tiết dạy không sử dụng phương pháp trò chơi:
* Lớp 8A: Tổng số 38 học sinh
- Dạy bài: “Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội hoạ
Ấn tượng” khi không sử dụng phương pháp trò chơi thì chỉ 50% học sinh
hứng thú học tập, có 65% học sinh nắm được bài, trả lời được các câu hỏi ở
phần củng cố bài học.
* Lớp 8B Tổng số 31 học sinh

21


- Dạy bài: “Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội hoạ
Ấn tượng” khi sử dụng phương pháp trò chơi 100% học sinh hứng thú học tập

và nắm được bài thông qua trò chơi ở phần củng cố bài học.

22


C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
"Dạy học là cả một nghệ thuật". Giáo viên là những người giữ vai trò
quyết định trong công việc đổi mới phương pháp dạy học. "Không có hệ
thống giáo dục nào vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc cho nó" (Roy
Singh) Vì vậy, tự tích lũy kiến thức, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng
nghiệp là việc làm cần thiết, thường xuyên đối với mỗi giáo viên trong giai
đoạn hiện nay.
Nhiều người cho rằng để đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nhất
thiết phải có trang thiết bị dạy học hiện đại. Điều đó không hoàn toàn chính
xác mà việc khai thác triệt để ưu điểm của các phương tiện dạy học đơn giản,
rẻ tiền cũng như việc sử dụng đúng phương pháp sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc
áp dụng các PPDH mới.
Nếu như ấn tượng quan trọng đầu tiên trong mỗi bài học nằm ở phần
mở đầu thì kết quả của toàn bộ quá trình dạy - học lại nằm ở phần kết thúc bài
dạy. Ai đã từng đi máy bay thì sẽ hiểu thời điểm cất cánh và hạ cánh thực sự
quan trọng như thế nào? Phần kết thúc bài dạy phải là thời điểm thỏa mãn cả
đối với giáo viên và học sinh. Quá trình hai chiều này giúp giáo viên tiếp nhận
được những phản hồi từ phía người học, qua đó giúp học sinh củng cố, ghi
sâu kiến thức hơn.
Trong khuôn khổ một SKKN mang nội dung: "Sử dụng phương pháp
trò chơi trong giảng dạy phân môn Thường thức mĩ thuật" của mình, tôi rất
mong các bạn hãy suy nghĩ một cách tích cực. "Không ngừng học hỏi, hãy
tìm tòi và sáng tạo" là những thông điệp mà tôi muốn gửi gắm đến các bạn, để
mỗi chúng ta hãy thắp sáng hơn niềm say mê nghề nghiệp.


23


II. KIẾN NGHỊ
Đối với Nhà trường cần tăng cường hơn nữa về cơ sở vật chất để phát
huy hiệu quả phòng học bộ môn. Quan tâm, khuyến khích và tổ chức cho các
tập thể lớp học tập, tham quan các di tích Lịch sử Văn hóa của địa phương.
Đối với Phòng GDĐT Thành phố, đề nghị Phòng GDĐT quan tâm đến
chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật. Thường xuyên tổ chức
các lớp tập huấn nghiệp vụ về phương pháp dạy học đối với từng phân môn.
Mỗi dịp hè tổ chức cho cốt cán môn học được giao lưu, học tập, tham quan
các di sản Văn hóa trong và ngoài Tỉnh.

Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và sự hợp tác của các
đồng nghiệp cho SKKN của mình. Xin trân trọng cảm ơn!

24


D. TÀI LỆU THAM KHẢO
1. Tôn Thị Tâm, Lê Nguyên Quang và Kiều Thị Bích Thủy, Dạy học
theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, Tài liệu của tổ chức ChildFund tại
Việt Nam.
2. Th.s. Nguyễn Đăng Trụ, Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích
cực, Tài liệu tập huấn giáo viên, Viện chiến lược và Chương trình giáo dục,
Tháng 11/2005

25



×