Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN THCS đổi mới các phương pháp dạy học nói chung và môn ngữ văn nói riêng bằng công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 20 trang )

MỤC LỤC
Các phần chính

Ghi chú

Đặt vấn đề

1

Giải quyết vấn đề

2

1 / Cơ sở lí luận của vấn đề

2

2 / Thực trạng của vấn đề

3

3 / Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

13

4 / Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

14

Kết luận và kiến nghị


16

Tài liệu tham khảo

17

1


I. Đặt vấn đề
Việc tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của
học sinh trên thực tế đòi hỏi rất nhiều thời gian,công sức ,trí tuệ của giáo viên.
Do đó việc nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp hỗ trợ cho hoạt động dạy và
học ,trong đó có việc sử dụng các phương tiện hiện đại là một yêu cầu, một
giải pháp cần thiết theo tinh thần đổi mới trong công tác triển khai dạy học các
môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng.Dạy học bằng công nghệ thông
tin đã mang lại nhiều lợi thế.
Trong những năm gần đây, máy tính được sử dụng rộng rãi trong trường
học với tư cách là một phương tiện hỗ trợ dạy học hiện đại với nhiều loại phần
mềm được thiết kế theo những quan điểm khác nhau,trong đó bài giảng điện tử
được thiết kế trên phần mềm trình diễn Microsoft Power Point là một hình thức
phổ biến nhất,và dễ sử dụng nhất cho các giáo viên. Việc sử dụng bài giảng điện
tử trong giảng dạy môn Ngữ văn giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian thuyết
giảng, ghi bảng trên lớp nhờ đó mà có điều kiện để hướng học sinh thảo luận và
tìm ra được những kiến thức quan trọng, bài học trở nên sinh động, thu hút sự
chú ý của các em học sinh,giúp các em trở nên năng động, sáng tạo, tích lũy
được nhiều kiến thức từ kho tư liệu Internet.
Tại trường THCS trong khoảng 5 năm gần đây đã có cơ sở vật chất
tương đối đầy dủ về công nghệ thông tin, điều này tạo điều kiện cho việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập của Nhà trường được

thuận lợi.Mặt khác về cơ bản đội ngũ giáo viên đã biết sử dụng máy tính,ứng
dụng được vào giảng dạy bằng giáo án điện tử ở tất cả các bộ môn.
Do đặc thù của môn học , dạy học môn ngữ văn không đơn thuần là cung cấp
kiến thức,kĩ năng mà còn dạy cách tiếp nhận tác phẩm,bồi dưỡng năng lực
cảm thụ văn học, năng lực ngôn ngữ cũng như bồi dưỡng cho các em nhân

2


cách làm người ,lòng tự hào với Tiếng việt. Vì vậy đòi hỏi người thầy phải
vận dụng nhiều phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau một cách linh
hoạt, phù hợp.
Qua thực tế giảng dạy bằng công nghệ thông tin của bản thân và đồng
nghiệp tôi nhận thấy trong quá trình giảng dạy bằng giáo án điện tử, nhiều
giáo viên sử dụng chưa hợp lí,đôi khi cón ôm đồm, chỉ chú ý đến trình chiếu
các hình ảnh, mà bỏ việc bình , giảng nhiều câu thơ, câu văn có giá trị thẩm
mĩ.Nhiều giáo viên không tự soạn được giáo án điện tử , các thao tác soạn
còn mơ hồ , có một số ít giáo viên chỉ biết kích chuột nên không làm chủ
được bài giảng….
Để khắc phục phần nào những hạn chế trên ,tôi mạnh dạn tìm tòi và
đưa ra một số kinh nghiệm soạn giáo án điện tử trong giảng dạy môn Ngữ
văn.Đây là một lĩnh vực khó đòi hỏi kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau. Vì
thế sáng kiến của tôi chỉ mong muốn là những kinh nghiệm để chia sẻ với
đồng nghiệp.

II. Giải quyết vấn đề
1.Cơ sở lí luận
Từ những năm cuối thế kỉ 20, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học là một chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa thành chương trình
hành động trước ngưỡng cửa của thế kỉ 21. Ngoài ra UNESCO còn dự báo:

Công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản. Trước
tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam trong Nghị quyết TW2 khóa VIII đã
nhấn mạnh:” Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục- đào tạo, khắc phục
lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng
bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình giảng
dạy, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh..”Bên

3


cạnh đó Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã có Chỉ thị 29/CT-Bộ GD
& ĐT về” Tăng cường giảng dạy , đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin
trong ngành GD-ĐT giai đoạn 2008-2012 và chọn chủ đề năm học 20082009 là” năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin” tạo bước đột phá
trong những năm tiếp theo.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một hướng đi thiết thực
cho việc đổi mới phương pháp giáo dục,ở đây người dạy và người học được
tương tác thông qua máy tính, màn hình chiếu cùng mạng Internet nó đem
đến cho người học nhiều lượng kiến thức sinh động trong một thời gian nhất
định, tạo hứng thú cho người học đồng thời phát huy tính sáng tạo của giáo
viên.Đòi hỏi giáo viên phải thành thạo tin học, cập nhật thông tin thường
xuyên thông qua các phần mềm dạy học, giáo viên sẽ tạo ra các tình huống
có vấn đề, các hình thức phương pháp dạy học khác nhau góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy.
Bằng thực tế việc tổ chức khuyến khích thực hiện xây dựng bài giảng
bằng giáo án điện tử của nhà trường trong những năm qua, có thể khẳng
định: Nếu giáo viên có kiến thức về công nghệ thông tin thì sẽ có khả năng
tự thiết kế được giáo án điện tử, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy.
Đặc biệt với bộ môn văn trước đây có quan niệm là không nên dạy bằng
giáo án điện tử.
2.Thực trạng của vấn đề

Tổng số giáo viên văn của nhà trường là hơn 20 đồng chí , trong đó giáo
viên trên 45 tuổi chiếm hơn 60%, đây là một khó khăn trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy. Các giáo viên có nhiều kinh nghiệm
trong giảng dạy bộ môn nhưng kiến thức về soạn giáo án điện tử còn hạn
chế,kĩ năng sử dụng máy tính chưa thuần thục, chưa phối hợp nhịp nhàng
giữa trình chiếu và lời giảng…

4


Tuy việc dạy bằng bài giảng điện tử đã thành thói quen của rất nhiều giáo
viên , nhưng có một số bài giảng được các đồng chí giáo viên cóp trên mạng
và nhờ người chỉnh sửa lại , điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bài
giảng.Nếu có thể tự soạn được giáo án điện tử , giáo viên sẽ tự tin trước bài
giảng chứ không đơn thuần là kích chuột.Tuy nhiên soạn một giáo án điện tử
rất công phu và nhiều thao tác không phải giáo viên nào cũng có thể làm
được.
Khi dạy môn Ngữ văn bằng giáo án điện tử nhiều giáo viên còn lạm dụng
soạn quá dài cỡ chữ không phù hợp…, không nổi bật được kiến thức trọng
tâm gây khó khăn trong việc ghi bài của học sinh
Từ thực trạng vấn đề đã trình bày ở trên, tôi nhận thấy sự cần thiết trong
việc nắm bắt kĩ thuật soạn bài giảng điện tử để nâng cao hơn nữa chất lượng
, hiệu quả của việc ứng dựng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ
văn.
Những giải pháp tôi tập trung đưa ra trong SKKN gồm:
-Nâng cao những nhận thức và những hiểu biết cơ bản cần có khi sử
dụng giáo án điện tử.
- Chỉ ra những yêu cầu về việc sử dụng phần mềm PowPoint trong việc
dạy văn
- Những kinh nghiệm cụ thể trong soạn giáo án điện tử.

3.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
3.1,Những hiểu biết cơ bản cần có của giáo viên về phần mềm Microsoft
PowPoint
Phần mềm PowPoint là một phần mềm công cụ của Microsoft dùng để
trình diễn các vấn đề trong hội thảo và truyền thụ kiến thức trong dạy
học.Phần mềm này cho phép giáo viên khi thiết kế giảng có thể tích hợp
được nhiều dữ liệu hấp dẫn như chữ viết, ảnh tĩnh và động,âm thanh, đoạn

5


phim..Thay cho bảng là màn hình rộng chiếu các nội dung của bài giảng đã
được thiết kế rất sinh động. Khi sử dụng phần mềm này giáo viên cần nắm
được những thao tác cơ bản sau đây:
• Slide
Được hiểu là các bản chiếu. các nội dung của bài giảng được soạn thảo
trong các Slide này.
Sau đó khi giảng được kết nối với máy chiếu đa năng, ra lệnh show, các
slide chứa nội dung bài giảng sẽ lần lượt được trình chiếu trên màn hình với
các hiệu ứng rất sinh động cuốn hút học sinh…Nếu được thiết kế ở trình độ
cao, nội dung bài giảng sẽ được trình chiếu như cuốn phim, khác hẳn với
bảng đen, phấn trắng vẫn quen dùng xưa nay.
• Animation effect
Gọi là các hiệu ứng hoạt hình. Trong thao tác xây dựng bài giảng ta phải
hoạt hóa các dữ liệu nội dung đã được nhập trong các Slide. Có rất nhiều
hiệu ứng được cài sẵn như: nhanh, chậm, trên xuống, dưới lên, xuất hiện cả
một slide,một dòng văn bản…Khi thiết kế bài giảng giáo viên cần chú ý lựa
chọn phương thức hoạt hóa sao cho phù hợp nhất.



Phương thức chuyển đổi các slide( Animation transition)

Thông thường một bài giảng bao gồm rất nhiều Slide, khi trình chiếu sự
chuyển tiếp các slide có thể là:
- Chủ động ra lệnh Enter hay nháy chuột.
-Tự động theo một khoảng thời gian nào đó do người thiết kế đặt.
Đây là các thao tác bắt buộc giáo viên cần nắm được khi soạn giáo án điện tử.

6


3.2,Những yêu cầu về việc sử dụng phần mềm PowPoint trong việc dạy
môn Ngữ văn.
- Giáo viên chỉ coi đây là phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ đắc lực
cho giáo viên khi lên lớp. Không nên thay thế hoàn toàn các phương pháp
truyền thống bằng công nghệ này. Giáo viên cần kết hợp giữa công nghệ
tông tin với các phương pháp truyền thống để đạt hiệu quả cao nhất trong
dạy học.
- Khi sử dụng giáo án điện tử phải phù hợp với các tiêu chí và đặc thù
của môn Ngữ văn, phù hợp với tâm sinh lí người dạy và học.
-Khi trình chiếu bài giảng cần chú ý đến các dữ liệu trong slide sao
cho học sinh có thể nhìn rõ. Các sắc màu phải hài hòa,tránh lóa mắt..
-Khi thiết kế bài giảng môn Ngữ văn phải xem xét các điều kiện nó có
bám sát mục tiêu dạy học không?Loại bài giảng không cần thiết sử dụng
công nghệ thông tin?..
3.3,Những kinh nghiệm đổi mới soạn giáo án điện tử trong môn Ngữ văn
3.3-1,Lựa chọn các Slide để thiết kế bài giảng
Do đặc thù của môn Ngữ văn chủ yếu nội dung bài giảng được mô tả
bằng nôn ngữ dười dạng văn bản Text nên việc thiết kế nội dung các Slide
đơn giản hơn rất nhiều so với các môn học tự nhiên.

Theo kinh nghiệm của bản thân khi thiết kế bài giảng tôi thường lựa chọn
3 kiểu Slide sau:

7


• Slide có đánh dấu đầu mục
Tiện ích của kiểu Slide này là nó có hai ô chữ( Text box) cho phép lần
lượt thứ tự trình bày nội dung bài giảng từ trên xuống theo ý muốn của giáo
viên.
Trong text box thứ nhất ta có thể nhập tiêu đề , các tư liệu dẫn chứng cần
thiết để phân tích , thảo luận trước khi giáo viên đưa ra các nội dung cần cho
học sinh ghi bài.
• Slide có ba ô giữ chỗ
Kiểu slide này phù hợp với các bài giảng phần Tiếng việt và bài giảng văn
cần tranh minh họa . Bởi cấu tạo có ô giữ chỗ không phải nhập dữ liệu mà
nhập tranh minh họa

• Slide tự tạo các ô giữ chỗ
Kiểu slide này dùng cho các bài giảng nhiều dữ liệu trong một slide.
Các ô giữ chỗ do giáo viên tự tạo bằng cách kích chuột lên kí hiệu
A ( Home Drawing) trên thanh công cụ . Mỗi ô giữ chỗ sẽ tạo thành
một hiệu ứng khi trình chiếu bài giảng.

8


3.3-2, Nh ập nội dung bài giảng vào các Silde
*Phần đầu bài ,tiết:
Nhập đầu bài, tiết phù hợp với phân phối chương trình vào ô giữ chỗ có

sẵn trên Slide, nếu không có sẵn tạo ô giữ chỗ bằng cách nháy chuột vào biểu
tượng A
trên thanh công cụ.Sau đó chọn luôn cỡ chữ, màu cho cân đối với những nội
dung sẽ nhập trên silde và coppy sang các slide khác.Làm như vậy sẽ tạo ra
sự cân đối,giống nhau giữa các Slide.
*Phần văn bản
+ Đối với các tác phẩm thơ:
Có thể nhập toàn bộ nội dung bài thơ lên slide đầu tiên như thay sách
giáo khoa cho học sinh đọc trước khi nghe giảng bài. Có thể chèn âm
thanh,ảnh tác giả, ảnh phong cảnh phù hợp với nội dung bài cho sinh
động.Các slide tiếp theo giáo viên nhập nội dung theo trình tự bài giảng của
mình.

9


+ Đối với các tác phẩm văn xuôi:
Giáo viên không thể nhập toàn bộ tác phẩm.Ta chọn các dẫn chững
tiêu biểu,các đoạn văn,các chi tiết nghệ thuật điển hình của tác phẩm để học
sinh thảo luận, sau đó nhập nội dung cần đạt , giáo viên chốt lại các ý chính.
+ Đối với các bài giảng phần Tiếng việt.
Lần lượt nhập các tiêu đề, các khái niệm, các ví dụ minh họa bằng lời
hoặc tranh ảnh cho học sinh tìm hiểu thảo luận, sau đó nhập các nội dung cần
thiết cho học sinh ghi bài.
3.3-3, Hoạt hóa các dữ liệu đã nhập vào các slide
- Dữ liệu là chữ viết nên chọn Front chữ, Side chữ cho phù hợp( nên
chọn front chữ VnArial, side chữ 28).
- Sử dụng các hiệu ứng như: đậm,nghiêng, gạch chân.. để trình bày bài
giảng cho thật sang sủa,khoa học tạo điều kiện để học sinh quan sát dễ nhất.
Có khi cần phải hoạt hóa từng câu, từng ý,từng kí tự, cũng có khi hoạt hóa cả

slide tùy vào mục đích của giáo viên
-Tạo hiệu ứng :

10


+ Nội dung bay ra: Nháy chuột vào Animations/Custom Animation/
Add Effect/ Entrance/.. Sau đó chọn kiểu hiệu ứng phù hợp.
+ Nội dung bay ra rồi mất: nháy chuột vào Animations/Custom
Animation/ Exit/ và chọn kiểu hiệu ứng.
+Màu sắc hoạt hóa chữ viết nên chọn màu nền Slide với màu chữ sao
cho hài hòa, tránh những màu sắc làm cho học sinh lóa mắt. Tốt nhất nên
chọn các màu có độ tương phản cao như: Đen- trắng, xanh –đỏ,đỏ thẫmtráng….Những đoạn văn cần nhấn mạnh thì tạo màu sắc khác.Muốn chọn
màu sắc nháy chuột vào Home/ front và chọn màu sắc / ok.
+ Khi hoạt hóa các dữ liệu trong một Slide hoặc kết nối nhiều Slide lại
với nhau ta nên chọn ở chế độ chủ động theo lệnh Enter hoặc nháy
chuột,không nên chọn chế độ tự động có cài đặt thời gian( Slide timing)
+ Dữ liệu tranh ảnh nên chọn cách hoạt hóa đơn giản, ưa nhìn. Nhìn
chung không nên chèn các loại âm thanh,tiếng động vào bài giảng Ngữ văn
khi chuyển đổi các Slide hay các dữ liệu trong các slide vì nó rất dễ làm mất
đi sự tập trung của học sinh khi theo dõi bài giảng.

11


Chọn hiệu ứng

Hiệu ứng biến mất

3.3-4, Chèn nhạc, phim vào các SLIDES

* Chèn ảnh Clip Art : Chọn Insert/ Picture/clipart, xuất hiện cửa sổ
ClipArt chọn hình ảnh muốn chèn.
* Chèn tập tin ảnh: Chọn Insert/Picture/From/file.
* Chèn phim ảnh, âm thanh: Chọn Insert/Movie and sound và chọn các
mục cần chọn trong file.

12


Chèn nhạc, phim

3.3-5 , Kết cấu bài giảng Ngữ văn
Một bài giảng Ngữ văn có thể dài ngắn khác nhau, bao gồm nhiều
slide khác nhau. Nhìn chung nên kết cầu như sau:
+ Slide đầu: Kiểm tra bài cũ.
+ Slide thứ hai: Trình bày tên bài giảng
+ Các slide tiếp theo trình bày các nội dung bài giảng
+ Các slide cuối để trình bày tóm tắt những nội dung đã giảng trọn vẹn
nhằm củng cố,nhấn mạnh.
+ Slide cuối: hướng dẫn về nhà.
3.3-6, Một số chú ý khi giảng bài Ngữ văn bằng Powpoint
- Khi giảng bài trên lớp giáo viên không nên chỉ đơn thuần sử dụng
duy nhất công nghệ thông tin mà cần kết hợp hài hòa giữa công nghệ thông

13


tin với các phương pháp truyền thống như: trình bày miệng, ghi bảng..Nên
coi màn hình là”bảng” chính còn bảng đen là”giấy nháp” để giáo viên ghi lại
những điều học sinh trình bày tại lớp,những vấn đề nảy sinh ngẫu nhiên

trong giờ học có lien quan đến nội dung bài giảng. không nên dùng bảng đen
để ghi lại một nội dung đã có trên màn hình.
-Khi thiết kế bài giảng cần chuẩn bị tư liệu và lựa chọn phương pháp
dạy học, lựa chọn hình thức thể hiện bài dạy.Nhiều người không chú ý đến
điều này dẫn đến bài giảng không thành công.Thực tế một số giáo viên khi
thể hiện bài dạy môn Ngữ văn bằng giáo án điện tử thì học sinh khó ghi
chép, và không biết cấu trúc bài dạy như thế nào.Vì vậy khi thiết kế bài dạy
phải rõ rang,có thể giới thiệu mục lục của bài ngay phần mở đầu,trình bày
đến mục nào thì liên kết đến nội dung chi tiết của mục đó.Sau khi đi hết các
mục thì lại quay trở về mục lục ban đầu.Cách trình bày này giúp học sinh
nắm bắt được cấu trúc bài học,theo dõi được tiến trình bài dạy.
- Để học sinh ghi chép được giáo viên cần quy ước về cách hiển thị
trên màn hình( ví dụ: kiến thức cần ghi chép là màu đỏ..)
-Đối với các giờ dạy phần Tiếng việt và tập làm văn: Có thể dùng sơ
đồ hóa, hệ thống kí hiệu, các kiểu chữ, cỡ chữ với màu sắc khác nhau..
- Đối với các tác phẩm văn học:Khi ứng dụng công nghệ thông tin cần
phải nghiên cứu rất kĩ lưỡng,để tránh tình trạng trình chiếu giáo án .giờ giảng
văn là giờ học nhiều cảm xúc thẩm mĩ qua sự phân tích và đối thoại giữa
thầy và trò, từ những ngan vang của câu chữ, của ngôn từ cho nên không nên
lạm dụng kênh hình mà quên mất phương pháp truyền thống mang tính đặc
thù của bộ môn: giảng bình.Không có một giờ văn nào thành công mà thiếu
lời bình của giáo viên. Vì vậy phải kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa lời
giảng và các dẫn chứng, những hình ảnh, những ý được trình chiếu

14


- Sử dụng công nghệ thông tin trong giờ dạy, nhờ tính ưu việt của nó
thực tế đã tiết kiệm được khoảng 15% thời gian , giáo viên không phải dừng
lại để viết bảng nhiều như phương pháp truyền thống.Khoảng thời gian này

cho phép giáo viên tổ chức tốt hơn để cho học sinh thảo luận,trả lời câu hỏi
của giáo viên nhằm chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, học sinh có
điều kiện tốt hơn để trở thành chủ thể tích cực trong các giờ học.
- Mối quan hệ giữa thầy và trò không phải là ảo mà vẫn diễn ra bình
thường như phương pháp truyền thống. Điều này cho phép giáo viên và học
sinh tha hồ đối thoại, trao đổi ý kiến với nhau. Giáo viên lúc này trở thành
người thiết kế, hướng dẫn học sinh chủ động tìm hiểu chiếm lĩnh kiến thức
một cách tích cực nhất.như vậy nhờ có công nghệ thong tin nên có nhiều
thuận lợi hơn về đổi mới phương pháp,phù hợp với xu thế giáo dục hiện nay.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Qua việc thực hiện soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử, với một
vài kinh nghiệm trên đã giúp tôi rất nhiều lợi ích :
Trước đây khi muốn dạy bằng giáo án điện tử,Tôi thường phải nhờ
giáo viên tin soạn giúp, rất thụ động.Sau khi tìm tòi, học hỏi tôi có thể tự
soạn được giáo án điện tử để giảng dạy.Tôi nhận thấy mình tự tin và chủ
động trong mọi tình huống .

Trước đây tôi không biết tìm tư liệu ở đâu để đưa vào giáo án, còn
hiện nay tôi dễ dàng tìm được những tư liệu mà không phải mất nhiều thời
gian ,công sức. Cũng nhờ đó mà tôi có thời gian để tìm hiểu thêm những
ứng dụng của GAĐT cũng như các lĩnh vực khác.Tôi đã áp dụng phương
pháp trên, nên những sự cố hiếm xảy ra trong giờ học, hoặc được xử lí kịp
thời không làm ảnh hưởng đến giờ dạy cũng như việc tiếp thu kiến thức

15


của học sinh. Học sinh rất hào hứng khi được học tiết học có giáo án điện
tử.

Nhiều đồng nghiệp khi được tôi trao đổi những kinh nghiệm trên trong
việc soạn giáo án điện tử đã tìm hiểu và bước đầu tự soạn được giáo án điện
tử phục vụ cho việc giảng dạy của bản thân.

16


III. Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận
Trong thời đại toàn cầu hóa những mục tiêu, nội dung và phương pháp
dạy học cần được thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
trong nền kinh tế tri thức. Đổi mới các phương pháp dạy học nói chung và
môn Ngữ văn nói riêng bằng công nghệ thông tin là xu thế tất yếu.Vì vậy
đòi hỏi giáo viên cần phải có kiến thức về công nghệ thông tin, các kĩ năng
thiết kế một bài giảng điện tử đơn giản. Qua thực tế bản thân tôi đã áp dụng

trong năm học này cho thấy kết quả bước đầu rất khả quan. Vì thế tôi thiết
nghĩ rằng các bạn đồng nghiệp có thể tham khảo và vận dụng. Tuy nhiên,
chúng ta không chỉ thỏa mãn với những gì đã đạt được mà mỗi chúng ta
cần phải luôn luôn tìm tòi, học hỏi và không ngừng sáng tạo để có những
tiết học thực sự bổ ích
2,Những kiến nghị đề xuất
-Để tất cả giáo viên trong trường có thể tự soạn được giáo án điện tử
nhà trường nên cho giáo viên được tập huấn về tin học và những thao tác
cơ bản sử dụng phần mềm Powpoit.
-

Tổ chức thi soạn giáo án điện tử trong nhà trường .

Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi. Tuy nhiên, một số

đồng chí dạy chuyên ngành tin học có thể có những kinh nghiệm hay hơn
nhiều. Rất mong các đồng chí đồng nghiệp tham khảo, đóng góp thêm ý
kiến. Chúng ta hãy cùng trao đổi và cùng học tập!
Người viết SKKN

Vũ Thị Thu Hương

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết TW2 khóa VIII của Đảng cộng sản Việt Nam
2. Chỉ thị 29CT- Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy ứng dụng công
nghệ thông tin trong ngành GD- ĐT giai đoạn 2008-2012
3. Những hiểu biết về phần mềm Microsoft Power point.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của Nguyễn Văn Mạnh

18


DANH MỤC VIẾT TẮT
1. THCS: Trung học cơ sở
2. TW 2: Trung ương 2
3. GD- ĐT: Giáo dục và đào tạo
4. SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
5. GAĐT: Giáo án điện tử

19



ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

20



×