Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN “HÌNH THÀNH kỹ NĂNG GIẢI bài tập DI TRUYỀN về QUY LUẬT PHÂN LY độc lập TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH học 9”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.04 KB, 29 trang )

“HÌNH THÀNH KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN
VỀ QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP TRONG CHƯƠNG
TRÌNH SINH HỌC 9”


NỘI DUNG
Danh mục chữ cái viết tắt
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II : Giải quyết vấn đề

TRANG
1
2
4

I/ Cơ sở lý luận

4

II/ Thực trạng của vấn đề

5

III/ Các biện pháp mới đã thực hiện để

6

giải quyết vấn đề.
IV/ Hiệu quả của SKKN
Phần III: Kết luận và kiến nghị
I/ Kết luận



21
24
24

II/ Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

26
27

2


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1.SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm
2. HS

: Học sinh

3. GV

: Giáo viên

4. KG

: Kiểu gen

5. KH


: Kiểu hình

6. BTDT : Bài tập di truyền

3


PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh học là một trong tám môn văn hóa cơ bản, đã và đang được chú trọng
trong công tác dạy và học ở cấp phổ thông. Hiện nay, kiến thức của môn Sinh
học ngày càng trở nên sâu rộng hơn; do đó, việc dạy tốt bộ môn này trở thành
một nhiệm vụ cấp thiết.
Là một giáo viên đang giảng dạy Sinh học cho học sinh khối 9 của trường
THCS Văn Lang- Thành phố Việt Trì , tôi nhận ra rằng chương trình Sinh học
9 có một khó khăn lớn nằm ngay ở chương I “ Các thí nghiệm của Men
đen”.Đây là chương học mang tính nền tảng, có nhiều khái niệm mới và khó
nhưng chỉ dạy trong 7 tiết.Trong đó phần bài tập di truyền trong chương I chỉ
gói gọn trong 1 tiết học. Đây quả thực là khó khăn không nhỏ.Tại sao tôi lại
nói như vậy?
Thứ nhất: Phương pháp giảng dạy mới được toàn ngành giáo dục quán triệt
là: lý thuyết đi đôi với thực hành. Chính vì vậy, khi đã giảng xong phần lý
thuyết cơ bản của chương học này, tôi mong muốn các em có cơ hội làm bài
tập di truyền trong giới hạn chương trình nhằm củng cố, khắc sâu và mở rộng
kiến thức đã học. Lý thuyết giúp các em làm bài tập, và ngược lại, việc tiếp
xúc với các bài tập khó cũng làm các em có thêm cơ hội soi lại lý thuyết của
mình xem đã đầy đủ và vững vàng chưa. Thông qua việc giải các bài tập, các
em sẽ biết thêm rất nhiều hiện tượng di truyền trong đời sống; không chỉ có
vậy, đây còn là tiền đề cho các em dễ dàng tiếp thu các kiến thức sâu hơn khi
bước vào THPT.
Thứ hai: Ở mỗi thí nghiệm của Menđen, một quy luật được phát hiện, các

em cần được rèn luyện bài tập ngay, vận dụng vào việc viết sơ đồ lai, xác định
kiểu gen, kiểu hình, … Do đó, chỉ 1 tiết bài tập 45 phút đứng lớp, theo kinh
nghiệm của tôi là chưa đủ.

4


Thứ ba: Chương I đóng vai trò quan trọng trong cả bộ môn Sinh học 9, việc
các em nắm vững kiến thức và yêu thích chương học này có ý nghĩa tạo cho
các em có hứng thú học tập bộ môn làm nền tảng cho việc học tập ở các
chương sau.
Như vậy, sự đi sâu vào giải bài tập di truyền trong chương trình lớp 9 là
hoàn toàn cần thiết. Sau khi tìm tòi học hỏi các dạng bài tập, tôi đã giảng dạy
cho các em và mang lại những hiệu quả đáng khích lệ: không chỉ làm nâng
cao nhận thức của các em, làm các em thêm yêu thích môn học tự nhiên, mà
qua đây, tôi còn phát hiện ra các học sinh học tốt môn Sinh học, hướng các
em đi sâu hơn vào bộ môn này. Đó cũng là lý do để tôi chọn viết sáng kiến
kinh nghiệm “HÌNH THÀNH KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN VỀ QUY
LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 9”

5


PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Nhiệm vụ của việc dạy học là dạy học sinh cách suy nghĩ, cách tìm tòi
sáng tạo. Học sinh phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập phát
triển khả năng tư duy trừu tượng, với các thao tác tư duy: Có kỹ năng phân
tích, tổng hợp, từ đó đưa ra phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền
một cách chính xác. Để làm được điều đó giáo viên cần rèn luyện cho học

sinh kĩ năng nhìn nhận các vấn đề một cách tổng quát từ những nội dung trừu
tượng đến những vấn đề cụ thể, tập nhìn nhận một bài tập theo quan điểm
động, có kĩ năng thiết lập mối quan hệ giữa giữ kiện của bài tập với những
kiến thức lý thuyết di truyền sinh học.
Để đạt được những yêu cầu trên tôi nghĩ ngoài việc nắm chắc kiến thức
cơ bản thì học sinh phải biết vận dụng giải một số dạng bài tập di truyền. Các
em phải được cọ sát nhiều với việc giải một số bài tập từ dễ đến khó, vì vậy
đòi hỏi các em phải biết vận dụng từng nội dung kiến thức, từng phương pháp
thích hợp để tìm ra đáp án đúng cho bài tập di truyền sinh học.
Chính vì những lí do trên tôi thiết nghĩ việc hình thành kĩ năng giải bài tập di
truyền sinh học 9 là rất cần thiết và nên làm thường xuyên.
* Các dạng bài di truyền trong chương trình Sinh học 9 gồm có:
- Bài tập về các quy luật di truyền: phân ly độc lập, di truyền liên kết
- Bài tập về cơ sở, cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị
- Bài tập về di truyền học ở người (bài tập về phả hệ)
- Bài tập về sinh thái
Như đã liệt kê ở trên thì tuy đã có sự giới hạn phạm vi nghiên cứu,
nhưng mảng bài tập di truyền vẫn là rất lớn để đưa ra bàn luận trong khuôn
khổ một bài sáng kiến kinh nghiệm. Do vậy, tôi chỉ đề cập đến việc hình

6


thành cho học sinh kĩ năng giải bài tập di truyền về quy luật phân ly độc lập ở
hai dạng:
- Bài toán thuận
- Bài toán nghịch
Trước khi đi vào nghiên cứu chi tiết phần này, tôi xin được đưa ra một
số khái niệm cơ bản sau có liên quan đến việc giải các bài tập di truyền của
học sinh:

* Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. Thông
thường, khi nói tới kiểu gen của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài cặp gen
liên quan tới các tính trạng đang được quan tâm. Kiểu gen chứa cặp gen gồm
hai gen tương ứng giống nhau gọi là thể đồng hợp: đồng hợp trội hoặc đồng
hợp lặn.Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng khác nhau gọi là thể dị
hợp.
* Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của một cơ thể. Kiểu hình
là sự biểu hiện ra bên ngoài của kiểu gen trong một điều kiện môi trường nhất
định. Khi nói đến kiểu hình của một cá thể, không phải là xét toàn bộ các tính
trạng mà chỉ xét đến một hoặc vài tính trạng đang nghiên cứu.
* Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo sinh lý của cơ thể.
* Phân ly độc lập là sự di truyền của nhiều tính trạng, mà mỗi cặp gen
chi phối mỗi tính trạng đó nằm trên mỗi cặp nhiễm sắc thể khác nhau, phân ly
hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào nhau.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
- Trong quá trình giảng dạy, tôi đã thử nghiệm phối hợp nhiều phương
pháp giảng dạy, ở mỗi phương pháp có các ưu điểm và nhược điểm nhất định,
nhưng tôi đều đã giải quyết được và tôi xin nêu ra ở đây những khó khăn sau:
+ Khó khăn đầu tiên phải kể đến là sự thiếu hụt thời gian (như đã nêu ở
phần I). Để khắc phục điều này, tôi thiết nghĩ chỉ có cách vận dụng cách “bậc

7


thang”, tức là đi từ dễ đến khó. Sau từng tiết học, giáo viên không chỉ khái
quát nội dung bài học mà còn nên cho các em tiếp cận dần đến các bước nhỏ
đơn giản nhất trong các bước giải một bài di truyền, để đến tiết giải bài tập, cả
thầy và trò sẽ không quá mất thời gian vào việc ôn lại bài cũ.
+ Khó khăn thứ hai phải kể đến là: trong sách giáo khoa, các bài tập
được đưa ra (trang 22, 23) đều ở dạng trắc nghiệm khách quan. Nếu giáo viên

chỉ yêu cầu học sinh tìm ra đáp án đúng, học sinh sẽ không hiểu cặn kẽ được
vấn đề và rất có thể xảy ra hiện tượng “đoán mò”. Do vậy, theo tôi, giáo viên
nên biến 5 bài tập ấy thành dạng bài tự luận, giải bài cặn kẽ, và đưa ra khái
quát trình tự các bước giải cho một bài tập di truyền.
+ Một khó khăn nữa tôi cũng gặp phải, đó là: trên lớp, học sinh có vẻ
rất hiểu bài, nhưng trong tiết học sau đó, khi được kiểm tra lại thì nhiều em
không nhớ, không thuộc . Để khắc phục khó khăn này, giáo viên phải đọc
thêm các tài liệu tham khảo, tìm đọc các ví dụ phù hợp với trình độ của từng
lớp, để có thể đưa thêm bài tập về nhà giúp các em củng cố kiến thức (bài tập
cho các dạng bài sẽ được nêu ở phần sau).
Phương pháp giải các dạng bài tập tôi sắp nêu dưới đây, hi vọng sẽ giúp
các bạn khắc phục phần nào các khó khăn trên.
III. CÁC BIỆN PHÁP MỚI ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Để đảm bảo yêu cầu của cải cách giáo dục, từng bước vận dụng
phương pháp dạy học mới “coi học sinh là nhân vật trung tâm, giáo viên chỉ
là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh học tập”.
Để có được buổi hướng dẫn học giải bài tập di truyền nâng cao đạt kết
quả, tôi đã nghiên cứu kỹ sách giáo khoa trước khi soạn bài, đọc các tài liệu
tham khảo về sinh học nâng cao dành cho giáo viên và học sinh ôn thi học
sinh giỏi, tham khảo một số đề thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, các sách viết
về chuyên đề sinh 9… do Bộ Giáo dục và một số tỉnh bạn biên soạn. Kết hợp

8


với chương trình dạy ở các khối lớp tôi đã biên soạn thành hệ thống nội dung
kiến thức và bài tập theo mạch kiến thức từ dễ đến khó sao cho phù hợp với
từng đối tượng học sinh do tôi phụ trách.
Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu để lựa chọn nội

dung cơ bản của tiết dạy, chọn phương pháp phù hợp để học sinh tiếp thu kiến
thức của bài học một cách thoải mái, không bị gò bó, thụ động, gây được sự
hứng thú học đối với học sinh. Từ đó đã định ra những kiến thức cần chuẩn bị
cho học sinh. Những thao tác tư duy cần được sử dụng thành thạo, những đơn
vị kiến thức cần truyền thụ trao đổi với các đồng nghiệp trong nhóm, tổ
chuyên môn, từng bước thử nghiệm qua từng bài dạy, chuẩn bị các kiến thức
cơ bản cho nội dung bài này. Giảng kỹ các kiến thức đã dạy, đặc biệt là kiến
thức cơ bản, trọng tâm trong từng tiết học.
Tôi xin phép được trình bày một số kinh nghiệm nhỏ trong việc hướng
dẫn học sinh giải bài tập di truyền sinh học 9 mà tôi thấy có hiệu quả. Cụ thể
là một số dạng bài toán thuận, bài toán nghịch. Các dạng này có rất nhiều bài
tập, sau đây là một số bài tập điển hình phù hợp với quá trình tiếp thu của học
sinh.

MỘT SỐ BÀI TẬP ÁP DỤNG
A/ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG.

1. Bài toán thuận:
- Đặc điểm của bài: Là dạng bài toán đã biết tính trội, tính lặn, kiểu
hình của P. Từ đó xác định kiểu gen, kiểu hình của F1, F2 và lập sơ đồ lai.
- Các bước biện luận:
+ Bước 1: Dựa vào để bài, qui ước gen trội, gen lặn (nếu đề bài chưa
qui ước).
+ Bước 2: Từ kiểu hình của P => xác định kiểu gen của P.
+ Bước 3: Viết sơ đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình ở đời F1, F2.

9


Bài tập 1:

Ở một loài động vật, lông đen là trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi
cho con đực lông đen giao phối với con cái lông trắng thì kết quả phép lai đó
sẽ như thế nào.
Giải
+ Quy ước: gen A qui định lông đen; gen: a qui định lông trắng.
+ Cá thể đực lông đen có kiểu gen là: AA hoặc Aa.
+ Cá thể cái lông trắng có kiểu gen là: aa.
+ Sơ đồ lai P.
TH 1:

P
G

TH 2:

AA (lông đen) x aa lông trắng
A

a

F1

Aa : 100% lông đen

P

Aa (lông đen) x aa (lông trắng)

G


1A : 1a

F1

1Aa ;

a
1aa

Tỷ lệ kiểu hình : 1 lông đen : 1 lông trắng
Bài tập 2
Ở đậu Hà Lan, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp.
a. Hãy viết các kiểu gen có thể có cho mỗi kiểu hình ở cặp tính trạng về chiều
cao cây.
b. Hãy lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai dưới đây:
- Bố thân cao, mẹ thân thấp.
- Bố mẹ đều có thân cao.
Giải
a.Qui ước gen và kiểu gen.
Theo đề bài, qui ước gen.
- Gọi A qui định thân cao; a qui định thân thấp.

10


- Kiểu gen biểu hiện kiểu hình thân cao là: AA và Aa.
- Kiểu gen biểu hiện kiểu hình thân thấp là: aa.
b. Sơ đồ cho mỗi phép lai.
* Phép lai 1:
P : Bố thân cao x mẹ thân thấp

- Bố thân cao mang kiểu gen AA hoặc Aa.
- Mẹ thân thấp mang kiểu gen aa.
Vậy có 2 sơ đồ lai có thể xảy ra là:
(1)

P : Bố AA (thân cao) x mẹ aa (thân thấp).
G

A

F1
(2)

a
Aa : 100% (thân cao)

P : Bố Aa (thân cao) x mẹ aa (thân thấp)
G

A; a

a

F1

1 Aa; 1aa

Tỷ lệ kiểu hình: 1thân cao : 1Thân thấp
* Phép lai 2:
Bố và mẹ đều có thân cao mang kiểu gen AA hoặc Aa. Vậy có thể có các sơ

đồ lai sau:
P AA x AA;
(1)

P AA x Aa;

P AA (thân cao) x AA (thân cao)
GT A

(2)

P Aa x Aa

A

F1

AA : 100% thân cao

P

AA (thân cao) x Aa (thân cao);

GT
F1

A

1A ; 1a
1AA ; 1Aa


Kiểu hình: 100% thân cao
(3)

P

Aa (thân cao)

x

Aa (thân cao)

11


GT

1A;1a

F1

1AA

Kiểu hình

1A;1a
: 2 Aa : 1aa
3 thân cao : 1 thân thấp

2. Bài toán nghịch.

- Là dạng toán dựa vào kết quả F1 hoặc F2 để xác định kiểu gen, kiểu
hình của P và lập sơ đồ lai.
* Trường hợp1:
Đề bài cho tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai.
- Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình của con lai => xác định tính trội, lặn ; kiểu
gen của bố ,mẹ.
- Viết sơ đồ lai và nhận xét kết quả.
* Trường hợp 2:
- Bài không cho tỉ lệ phân li kiểu hình của đời con.
- Dựa vào điều kiện của bài qui ước gen (hoặc dựa vào kiểu hình của
con khác với P xác định tính trội lặn => qui ước gen).
- Dựa vào kiểu hình của con mang tính trạng lặn suy ra giao tử mà con
nhận từ bố mẹ => loại kiểu gen của bố mẹ.
- Lập sơ đồ lai để kiểm nghiệm.
Ở bài toán nghịch tôi đưa ra 4 dạng bài cơ bản sau:
Dạng 1: Nếu F1 đồng tính, P khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản , suy
ra p thuần chủng và tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội.
Bài tập 3: Khi giao phấn giữa cây bí quả tròn với cây bí quả dài thu được F 1
toàn cây quả dài.
a/ Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai?
b/Cho F1 tự thụ phấn thì kết quả F2 như thế nào?

12


Giải:
a/ Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai của P
Theo đề bài : P: quả tròn x quả dài. F1: đều quả dài .
P: mang một cặp tính trạng tương phản , F1 đồng loạt quả dài . Dựa vào qui
luật của Menđen ta suy ra :

- Qủa dài là tính trạng trội so với quả tròn .
- Do F1 đồng tính nên P phải thuần chủng .
Qui ước : Gen A: quả dài , a : quả tròn .
Sơ đồ lai :
P : AA x aa
Gp: A
F1 :

a
Aa

KH 100 % quả dài.
b/ Cho F1 tự thụ phấn
F1

Aa

G F1

A, a

F2 :

x

Aa
A, a

KG: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
KH : 3 quả dài: 1 quả tròn


Dạng 2 : Nếu F1 phân tính theo tỉ lệ 3:1 thì suy ra cả 2 cơ thể P đều có kiểu
gen dị hợp
Bài tập 4: Khi cho các cây F1 giao phấn với nhau người ta thu được F 2 có
600 cây có hoa đỏ và 200 cây có hoa trắng .
a/Hãy dựa vào một định luật di truyền nào đó của Menđen để xác định tính
trội , tính lặn và lập qui ước gen ?
b/Lập sơ đồ giao phấn của F1 ?
c/Suy ra KG và KH của P đã lai tạo ra các cây F 1 nói trên và lập sơ đồ minh
hoạ

13


Giải :
a. Xác định tính trạng trội , tính lặn và lập qui ước gen :
Xét kết quả thu được ở F2 có :
600 hoa đỏ: 200 hoa trắng = 3hoa đỏ : 1 hoa trắng .
F2 có tỉ lệ kiểu hình của định luật phân tính . Dựa vào định luật này ,
suy ra tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng .
Qui ước :

Gen A :hoa đỏ, gen a : hoa trắng .

b.Sơ đồ giao phấn của F1 :
F2 có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn . Suy ra F1 đều có KG dị hợp Aa , KH :hoa đỏ .
Sơ đồ lai : F1: Aa (hoa đỏ)
GF1: A , a
F2: KG


x Aa ( hoa đỏ)
A ,

a

1A A: 2 A a:1a a

KH: 3Hoa đỏ :1 hoa trắng .
c/Kiểu gen , kiểu hình của P :
F1 đều dị hợp Aa suy ra cặp P mang lai phải thuần chủng về cặp tính trạng
tương phản . Vậy KG, KH của 2 cây P là :
- Một cây mang KG: AA , KH: hoa đỏ .
- Một cây mang KG: aa , KH: hoa trắng .
- Sơ đồ minh hoạ : P: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng )
Gp : A

a

F1 : KG Aa
KH : 100% Hoa đỏ.
Dạng 3 : Nếu F 1 phân tính theo tỉ lệ 1:2:1 suy ra 2 cơ thể P đều có kiểu gen dị
hợp: Aa x Aa và tính trạng trội là trội không hoàn toàn .
Bài tập 5: ở bí quả tròn là tính trạng trội so với quả dài , cho 2 cây có dạng
quả khác nhau giao phấn với nhau , thu được F1 đồng loạt giống nhau . Cho F1

14


tự thụ phấn thu được F2 như sau : 98 cây quả tròn, 212 cây quả bầu dục , 105
cây quả dài .

a.

Nêu đặc điểm di truyền của phép lai

b.

Lập sơ đồ lai từ P đến F2

Dạng 4 : Nếu F1 phân tính theo tỉ lệ 1 : 1 thì suy ra P : 1 mang KG dị hợp và
1 mang KG đồng hợp lặn : Aa x aa ( vì đây là kết quả của phép lai phân tích)
Bài tập 6: Ở Bò lông vàng là tính trạng trội so với lông đen . Cho lai 2 con
bò với nhau , tỉ lệ KH F 1 xấp xỉ 50% bò lông vàng , 50% bò lông đen. Biện
luận và lập sơ đồ lai từ P đến F1 .
Giải:
- Qui ước gen:
Gen A qui định tính trạng lông vàng. Gen a qui định tính trạng lông
đen.
- Biện luận:
+ xét tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F 1 : xấp xỉ 50% bò lông vàng : 50% bò lông
đen = 1:1.Vậy ở F2 có 1+1 = 2 tổ hợp
+ F2 có 2 tổ hợp : 2= 2.1 Suy ra 1 cơ thể P cho 2 loại giao tử có kiểu gen
Aa, cơ thể P còn lại cho 1 loại giao tử a có kiểu gen aa.
- Sơ đồ lai:
P:

Aa (lông vàng) x aa (lông đen)
G
F1

A; a


a
1 Aa; 1aa

Tỷ lệ kiểu hình: 1lông vàng: 1lông đen
*Ngoài ra để thêm phần hứng thú đối với các em , tôi tìm những đề bài có đối
tượng là người và tính trạng liên quan tới các đặc điểm hình thái nhóm máu ...

15


Bài tập 7 : Ở người hệ nhóm máu được qui định như sau :
Máu A có kiểu gen IAIA hoặc IAIO
Máu B có kiểu gen IBIB hoặc IBIO
Máu AB có kiểu gen IAIB
Máu O có kiểu gen IOIO
a. Lập sơ đồ lai cho trường hợp : bố máu A mẹ máu O
b. Trong 1 gia đình có 4 đứa con mang 4 nhóm máu khác nhau hãy biện
luận xác định KG, KH của bố mẹ và lập sơ đồ lai ?
Giải:
- Biện luận:
+ Con có nhóm máu O có kiểu gen I OIO . Con đồng thời nhận giao tử I O từ
bố mẹ nên cả 2 cơ thể bố mẹ đều cho giao tử IO.
+ Con có nhóm máu AB có kiểu gen I AIB. Nên một trong hai cơ thể bố mẹ
cho giao tử IB cơ thể còn lại cho giao tử IA .
+ Suy ra cơ thể bố mẹ có kiểu gen : IAIO

; B O

II


- Sơ đồ lai:
P :

IAIO

X

Gp IA , IO
Con:

I BI O
IB , IO

IAIB, IAIO , IBIO , IOIO

KH: 1 nhóm máu A: 1 nhóm máu AB :1nhóm máu B : 1 nhóm máu 0
B/ Lai hai cặp tính trạng :
Kiến thức được tổng hợp từ qui luật phân li độc lập trong quá trình
phát sinh phát sinh giao tử ở lai 2 cặp tính trạng của Menđen cụ thể:”Lai
hai cơ thể bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản phản thuần
chủng di truyền độc lập nhau thì tỉ lệ KH ở F2 bằng tích tỉ lệ các tính trạng
hợp thành nó” Cũng giống như bài tập về lai 1 cặp tính trạng trước tiên tôi
giao cho các em dạng toán thuận .

16


1/ Bài toán thuận : Biết KG , KH của P suy ra tỉ lệ KG, KH ở F 1,F2 . Mục
tiêu của tôi là các em phải viết được sơ đồ lai 2 cặp tính trạng , cách giải

cũng gồm 3 bước
Bước 1: Xác định tương quan trội lặn ở từng tính trạng .
Bước 2 : Qui ước gen
Bước 3 : Xác định kiểu gen của P
Bước 4: Viết sơ đồ lai để xác định KG-KH ở đời con.
Bài tập 1:
Ở cà chua cây cao là trội hoàn toàn so với cây thấp, lá chẻ trội hoàn
toàn so với lá nguyên, các gen nằm trên NTS thường khác nhau. Hãy giải
thích kết quả và lập sơ đồ lai từ P đến F 2 khi cho cà chua thuần chủng thân
thấp, lá chẻ lai với cây thuần chủng thân cao, lá nguyên?
Giải
- Qui ước gen A qui định thân cao; B qui định lá chẻ.
a qui định thân thấp; b qui định lá nguyên.
- Theo điều kiện bài ra các gen phân li độc lập với nhau.
Cà chua cây cao, lá nguyên thuần chủng có kiểu gen: Aabb
Cà chua cây thấp, lá chẻ thuần chủng có kiểu gen
- Sơ đồ lai:
P t/c

Aabb (cao, nguyên) x aaBB (thấp, chẻ)

GT

Ab

F1

aB
AaBb (100% cây cao, lá chẻ)


F1 x F1

AaBb (cao, chẻ) x (AaBb (cao, chẻ)

GT

AB; Ab; aB; ab


AB

AB; Ab; aB, ab

AB

Ab

AAB

AABb AaB

17

Ab

Ab
AaBb

aaBB



Ab
aB
Ab

B
AABb AAbb
AaBB AaBb
AaBb Aabb

B
AaBb Aabb
aaBB Aabb
aaBb aabb

Ở F2 : có 9 kiểu gen.
Kiểu gen khái quát 9(A – B); 3(A – bb); 3(aaB –); 1(aabb)
Kiểu hình

9 cao, chẻ : 3 cao, nguyên : 3 thấp, chẻ : 1 thấp,

nguyên
Bài tập 2:
Ở đậu Hà Lan: gen T qui định hoa tím, gen t qui định hoa trắng.
gen B qui định hạt bóng, gen b qui định hạt nhăn.
Hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng về màu hoa về hình dạng nằm
trên 2 cặp NST khác nhau và không xuất hiện tính trạng trung gian.
a. Tổ hợp 2 cặp tính trạng về màu hoa và hình dạng ở đậu Hà Lan có
bao nhiêu kiểu hình. Hãy liệt kê các kiểu hình đó.
b. Viết các kiểu gen có thể có cho mỗi loại kiểu hình trên.

c. Viết các kiểu gen thuần chủng và kiểu gen không thuần chủng qui
định hai cặp tính trạng nói trên.
Giải
a. Số kiểu hình.
- Xét riêng cặp tính trạng về màu sắc hoa, có 2 kiểu hình là hoa tím và
hoa trắng.
- Xét riêng cặp tính trạng về hình dạng hạt, có 2 kiểu hình lá hạt bóng
và hạt nhẵn.
- Số kiểu hình về 2 cặp tính trạng là: 2 . 2 = 4. Cụ thể:
Kiểu hình hoa tím, hạt bóng
Kiểu hình hoa tím, hạt nhẵn

18


Kiểu hình hoa trắng, hạt bóng
Kiểu hình cây hoa trắng hạt nhẵn
b. Kiểu gen có thể có cho mỗi loại kiểu hình:
- Kiểu hình hoa tím, hạt bóng có kiểu gen: TTBB, TTBb, TbBB, TtBb.
- Kiểu hình hoa tím, hạt nhẵn có kiểu gen TTbb; Ttbb.
- Kiểu hình hoa trắng, hạt bóng có kiểu gen ttBB, ttBB.
- Kiểu gen cây hoa trắng hạt nhẵn là: ttbb.
c. Kiểu gen thuần chủng bao gồm:
TTBB; TTbb; ttBB; ttbb
Kiểu gen không thuần chủng:
TtBB; TTBb; Ttbb; ttBb; TtBb
2/ Bài toán nghịch :
Căn cứ vào số lượng , tỉ lệ KH đời con xét riêng từng cặp tính trạng suy
ra kiểu gen , KH của P
Dạng 1 : F2 phân li theo tỉ lệ 9:3 :3:1= (3:1) (3:1) Suy ra :

- F1 dị hợp cả 2 căp gen : AaBb x AaBb
- P Thuần chủng :về 2 cặp gen : AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB
Bài tập 2: Cho đậu Hà lan hạt vàng , vỏ trơn giao phấn với đậu hạt xanh ,vỏ
nhăn , F1 đồng loạt giống nhau cho F1 tự thụ phấn thu được F2 với kết quả như
sau :
- 152cây hạt vàng ,vỏ trơn.
- 51cây hạt vàng, vỏ nhăn.
- 49 cây hạt xanh vỏ trơn .
- 18 cây hạt xanh ,vỏ nhăn.
a. Xác định tính trội , tính lặn và qui ước gen
b. Biện luận xác định KG của F1 , của P
c. Lập sơ đồ lai từ P đến F2
Hướng dẫn giải
a. Xét tỷ lệ phân ly từng cặp tính trạng ở F2
+ Hạt vàng : 152+51 =
203
Hạt xanh : 49+18 =
67
Tỷ lệ vàng / xanh xấp xỉ 3:1 suy ra hạt vàng là tính trạng trội so với hạt
xanh.
+ Vỏ trơn : 152 + 49 = 201

19


Vỏ nhăn : 51 + 18 = 69
Tỷ lệ : trơn / nhăn xấp xỉ 3 :1. Suy ra tính trangh vỏ trơn là trội so với vỏ
nhăn
Qui ước : Bvỏ trơn , bvỏ nhăn.
a. Xác định KG F1, P :

Tỉ lệ KH F2 : 152:51:49:18 xấp xỉ 9:3:3:1
Đây là tỉ lệ của qui luật phân li độc lập khi lai 2 cặp tính trạng .
Vậy KG F1 là dị hợp tử : AaBb
P thuần chủng nên có KG :
- Hạt vàng, vỏ trơn thuần chủng :AABB
- Hạt xanh ,vỏ nhăn thuần chủng: aabb
c. Sơ đồ lai từ P đến F2
P: AABB x aabb
Gp AB
ab
F1 KG AaBb
KH 100 % hạt vàng ,vỏ trơn.
F1
AaBb
x AaBb
G F1
AB, Ab, aB,ab AB,Ab,aB,ab
F2 ( Học sinh lập bảng sẽ tìm ra )
KG 1AABB :2AABb:2AaBB:4AaBb:
:2 Aabb:1Aabb:2aaBb:1aaBB:1aabb
KH 9 hạt vàng ,vỏ trơn : 3 hạt vàng , vỏ nhăn : 3 hạt xanh , vỏ trơn :1
hạt xanh , vỏ nhăn .
Dạng 2:
F1 phân li theo tỉ lệ : 3:3:1:1= (3:1)(1:1)
suy ra P: AaBb x Aabb
Bài tập 2: Ở quả cà chua gen D qui định thân cao trội hoàn toàn so với gen d
qui định thân thấp , gen T qui định quả màu vàng trội hoàn toàn so với gen t
qui định quả màu đỏ . Hai tính trạng chiều cao và màu quả phân li độc lập
nhau . Trong 1 phép lai người ta thu được kết quả sau :
316cây thân cao, quả vàng , 315 cây thân cao, quả đỏ

106 cây thân thấp , quả vàng , 98 cây thânthấp, quả đỏ
Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai
Hướng dẫn giải :
- Xét tỉ lệ phân li ở đời con:
Thân cao :
316+315 = 631
Thân thấp :
106+98 = 214
Thân cao : thân thấp xấp xỉ 3 : 1
Suy ra P dị hợp về cặp gen này : Dd x Dd.
20


Dt
dt

Quả vàng: 316 +106 = 422
Quả đỏ : 315 +98 = 413
Quả vàng : quả đỏ xấp xỉ 3:1
Suy ra P: 1 mang cặp gen dị hợp , 1 đồng hợp lặn (Tt x tt )
Tổ hợp 2 cặp tính trạng suy ra P có KG : DdTt x Ddtt
Sơ đồ lai :
P
DdTt
x Ddtt
GP DT ,Dt , dT, dt
Dt ,dt
F1
DT
Dt

dT
dt
D DTt
Ddtt
DdTt
Ddtt
DdTt
Ddtt
d dTt
d dtt

KH : 3A- B- : 3 thân cao, quả vàng
3A- bb : 3 thân cao, quả đỏ
1aaBb : 1 thân thấp, quả vàng .
1aabb : 1 thân thấp, quả đỏ
Dạng 3 : F1 Phân li theo tỉ lệ : 1:1:1:1= (1:1)(1:1)
Suy ra P AaBb x aabb
Hoặc Aabb
x aabb.
Bài tập 3: Cho giao phấn giữa hai cây P thu được F1 có kết quả như sau:
- 180 cây quả đỏ, hoa thơm.
- 178 cây quả đỏ,hoa không thơm.
- 182 cây quả vàng, hoa thơm.
- 179 cây quả vàng, hoa không thơm.
Biết rằng hai cặp tính trạng về màu quả và mùi hoa di truyền độc lập
với nhau, quả đỏ, hoa thơm là do gen trội qui định và không xuất hiện tính
trạng trung gian.
Biện luận và lập sơ đồ lai.
Giải
Theo đề bài, qui ước.

Gen A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng, B qui định quả thơm, b qui
định hoa không thơm.
F1 có tỉ lệ kiểu hình là 180 : 178 : 182 : 179 . 1 : 1 : 1 : 1

21


* Phân tích từng tính trạng ở con lai F1.
- Về tính trạng màu quả.
Quả đỏ

180 + 178
=

38

1

= 5
=
182 + 179
361
1

Quả vàng

P1 có tỷ lệ 1:1của phép lai phân tính
=> P:

Aa


x

aa

Về tính trạng mùi hoa
Hoa thơm
180 + 182
362
1
Hoa không thơm = 179 + 178 = 35 = 1
7
F1 có tỷ lệ 1:1 của phép lai phân tính.
=> P : Bb

x

bb

* Tổ hợp 2 tính trạng
P: ( Aa

x

aa )

( Bb x

bb)


Ở F2 có tỷ lệ kiểu hình là: 1:1:1:1 = 4 tổ hợp là:
+ 4 = 2.2 tức là mỗi cơ thể đem lai cho hai loại giao tử là dị hợp một
cặp gen.
+ 4 = 4.1 tức là một cơ thể có 4 loại giao tử ( dị hợp và 2 cặp gen) 1 cơ
thể cho một giao tử ( cơ thể thuần chủng).
- Trường hợp 1:
P:

Aabb( quả đỏ, hoa không thơm ) x

aaBb (vàng thơm , hoa

thơm)
GT
F1

Ab ; ab
1 AaBb

aB; ab
1Aabb

1aaBb

1aabb

KH:1(đỏ,thơm): 1(đỏ không thơm): 1(vàng, thơm): 1(vàng, không
thơm ).
- Trường hợp 2:
22



P

Aa Bb ( đỏ, thơm )

GT

AB ; Ab ; aB ; ab

F1

1Aa Bb

KH:

x

aabb( vàng, không thơm )
ab

1 Aabb ;

1aaBb ;

1 aabb

1(đỏ;thơm):1(đỏ;không thơm):1(vàng; thơm):1(vàng; không

thơm)

Ngoài ra còn có rất nhiều dạng bài tập khác nữa, nhưng do thời gian ít và mức
độ khó hơn nên tôi không đưa vào giảng dạy trên lớp mà chỉ dạy ở đội tuyển
* Những điều lưu ý khi tôi thực hiện nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
- Với các dạng bài tập trên trong tiết 7 : Bài tập chương I , tôi không thể
nào chuyển tải hết được nội dung. Nên ngay từ tiết 2,3,4,5,6 của chương trình
tôi đã lần lượt giao các bài tập di truyền cho các em để các em về nhà tự làm.
Tôi đã giành một lượng thời gian nhất định cho các em chữa hoặc GV sẽ chữa
vào vào các tiết học sau.
- Sau khi giải song tôi yêu cầu học sinh tự hệ thống lại các dạng và nêu lại
các bước giải một dạng bài tập. Sau đó giáo viên tổng hợp các ý kiến của học
sinh và bổ sung hoàn chỉnh trong tiết 7
- Khi dạy tôi luôn yêu cầu học sinh
+ Đọc kỹ và phân tích để bài (chủ yếu là điều kiện bài cho).
+ Nhớ lại kiến thức lí thuyết là lí thuyết di truyền.
+ Nhận dạng bài ( thuộc bài toán thuận hay nghịch).
+ Nhớ lại các bước giải cho mỗi dạng (biện luận để tìm qui luật di
truyền; viết sơ đồ lai).
Cách làm trên đã được tôi vận dụng vào dạy học sinh học lớp 9 ở trường
THCS Văn Lang cho cả đối tượng giỏi, khá, trung bình ở nhiều năm . Nhờ có
áp dụng phương pháp này cùng với sự trao đổi kinh nghiệm thường xuyên với
các bạn đồng nghiệp tôi thấy kết quả bộ môn sinh học ở lớp tôi đã dạy được
nâng lên rõ rệt, tạo cho học sinh sự say mê học tập bộ môn.

23


IV/HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về phương pháp giải bài tập
di truyền về quy luật phân ly độc lập.Khi áp dụng SKKN trên tôi thấy học
sinh tự tin trong việc giải bài tập sinh học đem lại nềm tin về sự thành công,

làm cho các em say mê , yêu thích môn học này.Trong quá trình thực hiện
SKKN tôi đã thực hiện biện pháp đối chứng với kết quả so với các năm học
trước khi chưa áp dụng. Cụ thể năm học nào dạy tôi cũng cho HS làm một bài
kiểm tra về bài tập trong chương I , kết quả cụ thể như sau:
a/ Mức độ hiểu biết của HS khi chưa áp dụng SKKN

Năm học

Số HS giải tốt

Số HS chỉ giải

Số HS còn mơ

BTDT

được BTDT đơn

hồ về BTDT

Lớp Sĩ số

giản
Sĩ số

2007- 2008

%

Sĩ số


%

Sĩ số

%

9E

39

10

25,6

18

46

11

28,4

9D

37

12

32,4


17

43,5

8

24,1

9I

39

14

36,0

15

38,5

10

25,5

9K

38

16


42

13

31,0

9

27,0

b/ Mức độ hiểu biết của HS khi áp dụng SKKN

Năm học

Lớp

Số HS giải tốt

Số HS chỉ giải

Số HS còn mơ

BTDT

được BTDT đơn

hồ về BTDT

Sĩ số


giản
Sĩ số

2008 -2009

%

Sĩ số

%

Sĩ số

%

9C

39

18

45,6

17

43,6

4


10,2

9D

38

19

47,7

16

42,0

3

10,3

9E

39

18

46,1

19

48,7


2

5,2

9F

37

17

45,9

18

48.6

2

5,5

24


2009- 2010

2011-2012

9G

38


16

41,0

19

50,0

3

9,0

9A
9B

39
35

19
16

48,7
45,7

16
15

41,0
42,8


4
4

10,2
11,4

9C

37

17

45,9

17

45,9

3

8,2

9A
9B
9C
9D

39
38

39
28

19
18
20
14

48,7
47,4
51,2
50,0

17
17
17
12

43,6
44,7
43,6
42,8

3
3
2
2

7,7
7,9

5,2
7,2

Nhận xét: Kết quả làm bài BTDT của HS qua việc kiểm tra của GV
trong bài kiểm tra 15 phút và bài kiểm tra một tiết đẫ được nâng cao.Số HS
đạt điểm giỏi là 9, 10 điểm tôi đánh giá là giải tốt bài tập di truyền đẫ được
nâng cao. Học sinh đạt từ điểm 5 trở xuống tôi đánh giá còn mơ hồ về BTDT
đã giảm đi rõ rệt.
Nếu thực hiện tốt phương pháp trên trong quá trình giảng dạy và học
tập thì chất lượng học tập bộ môn của học sinh sẽ được nâng cao hơn, đào tạo
được nhiều học sinh khá giỏi, đồng thời tuyển chọn được nhiều học sinh giỏ
cấp trường , cấp thành phố, cấp tỉnh.

PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I/ KẾT LUẬN:

25


×