MẠNG LƯỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
VỀ THỰC THI LÂM LUẬT, QUẢN TRỊ RỪNG VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN
(VNGO-FLEGT)
BÁO CÁO
Kết quả tham vấn cộng đồng
về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ tại huyện Bá Thước,
tỉnh Thanh Hóa.
Đơn vị thực hiện: HTX Phát triển Nông thôn Quan Hóa – Thanh Hóa
Đơn vị hỗ trợ:
- Ban điều hành mạng lưới VNGO-FLEGT
- Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD)
- Thành viên mạng lưới và các đồng nghiệp
Tháng 11/2012
0
1/ Bối cảnh, mục tiêu
1.1 Bối cảnh
Khai thác gỗ bất hợp pháp gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt môi trường và xã hội;
cũng như làm cho các Chính phủ bị thiệt hại mỗi năm khoảng 10 tỷ đô-la. Điều này đã được xác
nhận tại cuộc họp thượng đỉnh G8 năm 1998, trong đó các biện pháp giải quyết nạn khai thác bất
hợp pháp đã được thảo luận và một “Chương trình hành động lâm nghiệp” đã được vạch ra. Tiếp
theo đó tháng 4 năm 2002, Ủy ban Châu Âu đã tổ chức một Hội nghị quốc tế để thảo luận những
biện pháp mà Ủy ban Châu Âu có thể đóng góp cho cuộc chiến chống khai thác gỗ bất hợp pháp.
Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững (WSSD) tổ chức cùng năm ở
Johannesburg, Ủy ban Châu Âu cũng đưa ra cam kết mạnh mẽ cho cuộc chiến chống khai thác
và buôn bán gỗ bất hợp pháp. Ủy ban Châu Âu công bố đề xuất đầu tiên về Kế hoạch Hành động
FLEGT vào tháng 5 năm 2003, kế hoạch này bao gồm các chương trình các hoạt động của EU để
đối phó với vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp và hoạt động buôn bán các sản phẩm gỗ liên quan.
Cùng thời gian đó, trên thế giới cũng xuất hiện nhiều sáng kiến ủng hộ Kế hoạch này. Đặc biệt,
tiến trình FLEG đã được phát động tại ba khu vực là Đông Nam Á, Châu Phi và Bắc Á và Châu
Âu. Các tiến trình này do Ngân hàng Thế giới điều phối và đã đem lại những cam kết cấp Bộ
trưởng nhằm xác định và thực thi những hoạt động chống khai thác gỗ bất hợp pháp trong mỗi
vùng.
Kế hoạch Hành động đã đề ra một loạt biện pháp chống khai thác gỗ bất hợp pháp trong đó tập
trung vào 7 lĩnh vực sau đây:
•
Hỗ trợ các nước sản xuất gỗ;
•
Các hoạt động khuyến khích buôn bán gỗ hợp pháp;
•
Thúc đẩy các chính sách mua sắm công
•
Hỗ trợ các sáng kiến của Khu vực Tư nhân;
•
Báo vệ các nguồn tài trợ và đầu tư;
•
Sử dụng những công cụ luật pháp hiện có hoặc thông qua các bộ luật mới để hỗ trợ cho
Kế hoạch Hành động;
•
Giải quyết những vấn đề liên quan đến tranh chấp gỗ.
Hiện nay EU là một trong những thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ lớn của Việt Nam, chiếm
khoảng 30% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năm 2010, Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đã
ban hành Quy chế 995/2010 ngày 20/10/2010 về kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp nhập khẩu
vào thị trường EU. Theo quy định này, từ tháng 3/2013, các lô hàng xuất vào EU không có giấy
phép FLEGT sẽ phải thực hiện trách nhiệm giải trình.
Nhằm thích ứng với các quy định mới của EU về nguồn gốc gỗ hợp pháp và đảm bảo giữ vững
và mở rộng thị trường EU cho đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, Chính phủ đã giao cho Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì và phối hợp với các Bộ ngành liên quan đàm phán “Hiệp
định đối tác tự nguyện (VPA)” về FLEGT với EU. Một trong những nội dung quan trọng nhất
của Hiệp định VPA là định nghĩa gỗ hợp pháp của Việt Nam và danh mục hàng hóa gỗ và sản
phẩm gỗ Việt Nam xuất vào thị trường EU.
Mạng lưới VNGO-FLEGT với mục tiêu là thúc đẩy sự tham gia, đóng góp hiệu quả của các
CSO và cộng đồng vào quá trình đàm phán và thực thi giám sát Hiệp định đối tác tự nguyện
(VPA) về Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) giữa Chính phủ
Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU), từ đó góp phần thực hiện kế hoạch quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam, thúc đẩy chính sách cho phép cộng đồng địa
phương sống trong rừng và dựa vào rừng được tiếp cận, sử dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng một cách công bằng và bền vững.
1
1.2 Mục tiêu của đợt tham vấn
1.2.1. Mục tiêu chung
Thu thập các ý kiến của người dân/cộng đồng về những vấn đề liên quan đến tính hợp pháp của
gỗ và sản phẩm gỗ nhằm đóng góp cho cho dự thảo tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ của
Việt Nam
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
•
Khảo sát sự hiểu biết/nhận thức của người dân/cộng đồng tại huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa về tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ
•
Phân tích việc thực thi lâm luật và ảnh hưởng của nó đến quyền lợi và nghĩa vụ của người
dân/cộng đồng
•
Tổng hợp các nguyện vọng/đề xuất của người dân liên quan đến việc đảm bảo tính hợp
pháp của gỗ và sản phẩm gỗ gắn kết với cải thiện sinh kế.
2/ Nội dung, phương pháp, công cụ.
2.1. Nội dung tham vấn
2.1.1 Các quy định về khai thác gỗ hợp pháp trong nước (Nguyên tắc 1 của Dự thảo 5)
a) Hồ sơ khai thác gỗ hợp pháp của chủ rừng là Hộ gia đình, Cá nhân và Cộng đồng
•
Khai thác chính ở rừng tự nhiên
•
Khai thác tận dụng, tận thu gỗ ở rừng tự nhiên
•
Khai thác gỗ ở rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư
b) Hồ sơ khai thác gỗ hợp pháp của Hộ gia đình, Cá nhân và Cộng đồng nhận khoán quản lý
bảo vệ rừng hoặc tham gia đồng quản lý rừng với các chủ rừng nhà nước
•
Khai thác chính ở rừng tự nhiên
•
Khai thác tận dụng, tận thu gỗ ở rừng tự nhiên
•
Khai thác gỗ từ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư
c) Quy trình khai thác gỗ hợp pháp (Các hồ sơ xác minh khai thác đúng phạm vi ranh giới, diện
tích, chủng loại, khối lượng theo giấy phép được cấp hoặc bản đăng ký khai thác)
•
Gỗ rừng tự nhiên
•
Gỗ rừng trồng
2.1.2. Các quy định về vận chuyển gỗ hợp pháp (Nguyên tắc 3 của Dự thảo 5)
Hộ gia đình, Cá nhân và Cộng đồng vận chuyển gỗ khai thác trong nước trong các trường hợp
sau:
•
Gỗ mua
•
Gỗ đem bán
2.1.3. An toàn về môi trường (bổ sung)
a) Đảm bảo việc bảo tồn tài nguyên rừng ở những khu rừng được phép khai thác gỗ
b) Những đóng góp trong việc đảm bảo môi trường sống của các cộng đồng dân cư
•
Khu vực khai thác gỗ
2
•
Tuyến đường vận chuyển gỗ
2.1.4. An toàn về xã hội (bổ sung)
a) Sự tham gia đầy đủ và có hiệu quả của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch khai thác,
thiết kế khai thác và khai thác gỗ.
•
Kế hoạch khai thác gỗ đạt được sự đồng thuận của cộng đồng sống ven khu rừng được
phép khai thác
•
Người dân/Cộng đồng sống ven rừng tham gia thiết kế và giám sát quá trình khai thác ở
những khu rừng đó
b) Cơ chế chia sẻ lợi ích .
•
Sự hưởng lợi của người dân/cộng đồng sống ven khu rừng được khai thác gỗ
•
Tính minh bạch trong việc hưởng lợi từ khai thác và vận chuyển gỗ
2.2. Đối tượng tham vấn
•
Nhóm 1A: Các cộng đồng (nhóm, tổ) được giao, cho thuê rừng tự nhiên (Nhóm chủ
rừng),
•
Nhóm 1B: Các cộng đồng (nhóm, tổ) nhận khoán quản lý bảo vệ rừng hoặc tham gia
đồng quản lý rừng và tổ bảo vệ (bên nhận khoán)
•
Nhóm 1C: Các cộng đồng sống gần rừng, ven rừng và phụ thuộc vào rừng nhưng không
thuộc 2 nhóm trên (nhóm người thường xuyên kiếm củi, lấy măng, vận chuyển gỗ
thuê và buôn bán gỗ)
Cả 3 Nhóm trên liên quan đến các hoạt động Rừng tự nhiên
•
Nhóm 2A: Các hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao, cho thuê đất trồng rừng (Chủ
rừng)
• Nhóm 2B: Các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng trồng hoặc tham gia
đồng quản lý rừng trồng (bên nhận khoán)
2.3 Phương pháp thực hiện
9 Thảo luận nhóm cộng đồng có sự tham gia
9 Quan sát thực địa kết hợp phỏng vấn sâu 1 số đối tượng
9 Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp
2.4 Công cụ thực hiện
9 Bảng câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc
9 Bảng nội dung thông tin họp nhóm
9 Bảng tổng hợp số liệu Excel
9 Sơ đồ mô phỏng khu vực rừng, đường vận chuyển
3/ Tiến trình, quy mô thực hiện.
3.1 Tiến trình tham vấn
Chuẩn bị các tài liệu cần thiết: Tờ rơi về VPA/FLEGT; Tài liệu về kế hoạch tham vấn; Bộ công
cụ hướng dẫn thảo luận nhóm…
Lựa chọn địa bàn tham vấn: Các cộng đồng/thôn tham vấn tối thiểu phải đáp ứng các tiêu chí
sau:
•
Đại diện cho các huyện, cộng đồng, khu vực có rừng và các đối tượng liên quan
3
•
Có rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng), sống gần rừng (khu rừng được phép khai thác gỗ)
và gắn bó lâu đời với rừng (đời sống dựa vào rừng)
•
Là đầu mối giao thông của các tuyến đường vận chuyển gỗ và các sản phẩm gỗ
•
Có các cơ sở chế biến lâm sản (xưởng cưa, xưởng mộc…)
Làm việc với các bên liên quan trước khi tham vấn
•
Gặp chính quyền huyện để xin phép thực hiện tham vấn tại địa phương.
•
Gặp lãnh đạo xã (hoặc các bên liên quan khác như BQL rừng phòng hộ; Công ty Lâm
nghiệp/Lâm trường) để trao đổi mục tiêu, nội dung và tiến trình thực hiện tham vấn (sử
dụng tài liệu phát tay, tờ rơi…). Trong trường hợp có nhiều thôn đáp ứng được các tiêu
chí để tham vấn thì cần phải thảo luận với chính quyền xã/các bên liên quan khác để chọn
thôn tham vấn
•
Thống nhất với lãnh đạo xã/các bên liên quan khác về kế hoạch tham vấn (đối tượng,
phương pháp, thời gian, địa điểm…)
•
Thu thập các thông tin cơ bản về cộng đồng tham vấn
•
Gặp Trưởng thôn để thống nhất kế hoạch làm việc ở thôn và nhờ Trưởng thôn hẹn gặp
các đối tượng tham vấn
Lộ trình tham vấn
Quá trình tham vấn chúng tôi tiến hành với các vai trong chuỗi hành trình của sản
phẩm gỗ, nhằm tìm hiểu đầy đủ các đối tượng liên quan có ý kiến, quan điểm và chịu
những tác động khi Việt Nam áp dụng định nghĩa gỗ hợp pháp.
Do giới hạn về thời gian, kinh phí nên chúng tôi chưa việc tham vấn các đối tượng
khác như: Cty sản xuất đồ gõ lớn, hoặc một số cơ quan quản lý
3.2 Quy mô thực hiện
3.2.1 Địa bàn tham vấn:
Trên cơ sở đã được thống nhất trong Ban điều hành mạng lưới VNGO-FLEGT, nhóm
tham vấn miền Trung Việt Nam đã chọn huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa là một khu vực
tiến hành tham vấn dựa trên các tiêu chí:
9 Khu vực có rừng tự nhiên, rừng trồng với diện tích tương đối lớn
9 Có các đối tượng: chủ rừng, người nhận khoán, cá nhân, cộng đồng, tập thể đang
thực hiện quản lý, khai thác, và những người có sinh kế dựa vào rừng
9 Đại diện cho khu vực, có các chỉ số bình quân so với toàn tỉnh: diện tích rừng tự
nhiên, rừng trồng, rừng gỗ, số hộ, cá nhân, cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ
khai thác
Bản đồ: Vị trí khu vực tham vấn cộng đồng
4
3.2.2
Thời gian thực hiện: từ ngày 6/10/2012 đến 27/10/2012
4/ Kết quả tham vấn và những phát hiện chính
4.1 Thông tin chung địa bàn tham vấn.
Thanh Hóa là tỉnh nằm ở Bắc trung bộ, là tỉnh có dân số đứng thứ 3 trong cả nước với
khoảng 3,7 triệu người.
Với diện tích tự nhiên 1,1 triệu ha trong đó diện tích có rừng chiến gần 48%, diện tích
rừng trồng trong 5 năm trở lại đây đã tăng dần và đạt gần 30% tổng diện tích rừng
Bảng 1: Tài nguyên rừng tỉnh Thanh Hóa 2010 1
TT
Diện tích
Tỷ lệ
1
Tổng diện tích rừng
540.739,9
2
Rừng tự nhiên
385.489,9
Rừng gỗ
204.172,9
37,8%
Rừng giầu
13.327,2
6,5%
Rừng trung bình
46.586,1
22,8%
Rừng nghèo
61.923,6
30,3%
Rừng phục hồi
82.335,8
40,3%
2.1
3
1
Loại rừng
71,3%
2.2
Rừng tre hứa thuần loài
79.794,9
2.3
Rừng hỗ giao
57.345,2
71,9%
2.4
Rừng trên núi đá
44.266,8
55,5%
Rừng trồng
155.250,0
Nguồn: Tài liệu chiến lược phát triển lâm nghiệp Thanh Hóa 2005-2015
5
28,7%
Rừng gỗ của Thanh Hóa có diện tích tương đối lớn, đóng góp cho thu nhập của người dân
hàng năm khai thác bình quân trên 50.000m3 gỗ và 2/3 trong số đó là từ rừng trồng.
Tình hình giao đất rừng: Thực hiện Nghi định 02/CP từ năm 2000 toàn tỉnh Thanh Hóa
đã giao 692.980 ha đất rừng và đất trống đồi trọc với nhiều loại hình sở hữu và đang tiến
dần tới công tác xã hội hóa quản lý lâm nghiệp.
Bảng 2: tình hình giao đất rừng 2010
Giao đất cho hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn nhất 48% ( Bảng 2), số hộ được giao đất là
108.343 hộ và nhóm hộ, hiện còn giao cho 11.226 nhóm hộ trên 12 huyện.
Thống kê đến hết 2010 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 74.813 hộ chiếm
77%.
Sau khi được giao đất và khoán rừng, nhiều hộ đã tham gia bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh,
trồng rừng mới, diện tích rừng trồng đa tăng lên nhưng hiện nay phần lớn rừng đang ở
trạng thái non, chưa có trữ lượng nên chưa cho thu nhập.
Cơ chế và chính sách chung các cấp: Đất lâm nghiệp tại Thanh Hóa cơ bản đã giao cho
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng và khai thác lâu dài, tuy nhiên trên thực tế mức
độ vận dụng chính sách còn nhiều hạn chế, do hướng dẫn chưa cụ thể của các Bộ ngành
và tỉnh.
4.2 Mẫu tham vấn và các cuộc họp.
Bảng 3: Tổng hợp số mẫu tham vấn
TT
1
2
3
Đặc điểm mẫu tham vấn
Số nhóm/
cuộc họp
Số người
tham gia
Địa điểm
Nhóm 1A: các cộng đồng ( nhóm, tổ) được
giao, cho thuê rừng tự nhiên - Chủ rừng
3
25
xã Điền Hạ - Bá
Thước
Nhóm 1B: các cộng đồng ( nhóm, tổ) nhận
khoán quản lý, bảo vệ rừng, hoặc tham gia
đồng quản lý bảo vệ rừng và tổ bảo vệ Bên nhận khoán
Nhóm 1C: Các cộng đồng sống gần rừng,
ven rừng và phụ thuộc vào rừng nhưng
không thuộc 2 nhóm trên (nhóm người
thường xuyên kiếm củi, lấy măng, vận
6
3
3
21
23
xã Điền Quang Bá Thước
xã Điền Hạ - Bá
Thước
chuyển gỗ thuê và buôn bán gỗ)
4
Nhóm 2A: Các hộ gia đình, cá nhân được
nhà nước giao, cho thuê đất trồng rừng
(Chủ rừng)
Nhóm 2B: Các hộ gia đình, cá nhân nhận
khoán quản lý, bảo vệ rừng trồng hoặc
tham gia đồng quản lý rừng trồng (bên
nhận khoán)
Hộ thu gom lâm sản, làm mộc
5
6
3
20
3
Cộng
23
6
xã Điền Hạ - Bá
Thước
xã Điền Quang Bá Thước
xã Điền Quang,
Điền Trung
118
4.3 Những phát hiện chính.
Một điểm rất đáng chú ý trong quá trình tham vấn mà nhóm chung tôi thấy rằng: 100%
người được tham vấn đều chưa hoặc không biết có việc Nhà nước đang đàm phán với
liên minh châu Âu về định nghĩa gỗ hợp pháp.
Quá trình tham vấn được thực hiện trên cơ sở bình đẳng, không gian trao đổi thuận lợi
nhất và các cán bộ CRD tối đa sự tham gia của mọi người.
Kết quả được trình bày theo các nhóm chủ đề như sau:
4.3.1. Nhận thức của người dân về các nội dung liên quan đến định nghĩa gỗ hợp pháp
Tình hình quản lý, khai thác rừng tự nhiên ở địa phương hiện nay:
Nội dung này là trọng tâm trong các cuộc trao đổi, thảo luận với mọi đối tượng nhằm tìm
hiểu mức độ hiểu biết của người dân về tình hợp pháp của gỗ, bên cạnh đó chúng tôi
cũng cố gắng chi nhận những phản ánh, kiến nghị, đề xuất của người dân và cộng đồng.
Tại các cuộc họp nhóm nhỏ với 7 hoặc 8 người, chúng tôi khuyến khích mọi người cùng
tham gia cho ý kiến
Rừng tự nhiên, phòng hộ trước đây do các Lâm trường trên địa bàn huyện Bá Thước
quản lý về sau chuyển đổi thành công ty lâm nghiệp và hiện nay chỉ còn một Cty Lâm
nghiệp quản lý 5760 ha rừng phòng hộ và sản xuất.
Bắt đầu từ 1992, triển khai chương trình 327 nhà nước giao cho các nhóm hộ trong thôn
quản lý bảo vệ. Tuy nhiên theo đánh giá của bà con - Khi nhận rừng chỉ còn 1 số ít cây
gỗ, còn lại, kích thước nhỏ nhưng cũng không được bàn giao về số lượng và ranh giới cụ
thể.
Đến nay việc giao đất rừng tự nhiên đã được chính thức hóa bằng sổ đỏ cho các nhóm
cộng đồng và 100% những người tham gia họp đều được cấp sổ đỏ.
Việc khai thác chính ở rừng tự nhiên đã không còn là công việc của người dân và
cộng đồng từ nhiều năm trước, hiện nay do chính quyền xã, kiểm lâm và các Ban quản
lý khu bảo tồn chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ.
+) Nhận thức của người dân về tính hợp pháp của gỗ và Lâm luật:
B4: Hiểu biết về gỗ hợp pháp của người được tham vấn
7
9 Một tỷ lệ rất cao ( trên 40%) cho biết khi muốn khai thác gỗ thì cần có “ một cái
giấy của xã”
Câu trả lời chính cho hiện tượng này là: ai mua thì tự làm giấy tờ
9 Bên cạnh đó có gần 30% không biết cụ thể cần có loại giấy tờ gì.
Lý do mà chính quyên địa phương và người dân đưa ra là:
-
Phía người dân nói rằng: nghe nói phức tạp nên không quan tâm, tìm hiểu
-
Cán bộ xã, thôn: phổ biến một lần lâu rồi, sau đó có nhiều thay đổi và việc
này bên kiểm lâm chịu trách nhiệm.
9 Số người biết trên hai loại giấy tờ để hợp pháp cho gỗ chủ yếu là các nhóm
trưởng, người thu gom, vận chuyển
Các loại giấy tờ, thủ tục được liệt kê như sau:
-
Có đơn xin khai thác gửi UBND xã
-
Bản coppy sổ đỏ rừng để chứng minh diện tích và vị trí khai thác gửi UBND
xã
-
UBND xã chứng nhận vào đơn và tiến hành khai thác, vận chuyển
Và họ cũng đã nêu lên trường hợp nếu có cây chết trong rừng tự nhiên phòng hộ cần
khai thác tận thu phải có đầy đủ các thủ tục:
-
Quyết định khai thác của UBND xã, huyện (Giấy phép khai thác)
-
Hồ sơ khai thác rừng tự nhiên (bản đăng ký khai thác, bản thiết kế hoặc dự án
lâm sinh, bảng dự kiến sản phẩm khai thác, bản xác nhận của kiểm lâm địa
bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã)
-
Hồ sơ tận thu gỗ rừng tự nhiên (bản đăng ký khai thác, bản dự kiến sản phẩm,
sơ đồ khu khai thác, phiếu bài cây)
9 100% là con số đáng mừng khi đa số người tham gia đều biết Nhà nước đã cấm
khai thác gỗ rừng tự nhiên.
Những khó khăn và đề xuất của cộng đồng:
-
Hiện tại vẫn còn nhiều khu vực đã giao nhưng ranh giới giữa các hộ chưa rõ ràng, chính
xác do đó tiềm ẩn các nguy cơ chanh chấp khi giá trị rừng tăng lên.
8
-
Một số nhóm cho rằng: quyền lợi của chúng tôi đã bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi vì hiện
nay nhiều khu rừng đã được gọi là rừng phòng hộ cho công trinh thủy điện Bá Thước 2,
nhưng chế độ chi trả không tăng
Đề xuất của nhóm hộ thôn Đồi Muốn, xã Điền Quang huyện Bá Thước
- Do lâm trường chỉ hỗ trợ diện tích trồng keo mà không ràng buộc về chế độ khai
thác và tiêu thụ nên bà con chưa có kế hoạch khai thác, đề nghị các cơ quan chức
năng có thể kết nối với công ty chế biến gỗ, …để tiêu thụ sản phẩm keo với giá
ổn định không bị thương lái địa phương ép giá.
- Đường đi vào thôn khó khăn đề nghị các cơ quan tìm kiếm có nhà đầu tư nào hỗ
trợ làm đường ô tô vào thôn để thuận tiện cho việc vận chuyển mua bán gỗ nâng
cao hiệu quả từ gỗ.
- Khi làm đơn xác nhận gỗ hợp pháp đề nghị chính quyền địa phương xác nhận
trong thời gian ngắn để việc khai thác được đúng kế hoạch.
Tổng hợp thông tin chung từ các nhóm 1c, 2a, 2b
- Với chế độ khai thác gỗ ở rừng tự nhiên quy định 10 m3 cho việc làm nhà là hợp pháp.
Tuy nhiên ở đây vẫn xảy ra hiện tượng nông dân phải chờ đợi quá lâu( trên 3 tháng) từ
khi nộp đơn từ cấp thôn lên cấp xã đến khi có được quyết định của UBND huyện cho
phép khai thác, sau đó mới có cán bộ kiểm lâm đến đán dấu cây khai thác.
- Các chủ xưởng cũng chưa thỏa mãn với thủ tục kê khai lô gỗ mua hợp pháp được xác
nhận rất chậm làm chậm tiến độ xuất bán các sản phẩm được chế biến từ gỗ hợp pháp.
- Một số khu vực có gỗ thì đường sá còn rất khó khăn lại ở xa khu trung tâm nên giá cả
không ổn định làm giá trị của gỗ rất thấp, mặt khác sẽ không đảm bảo việc xác nhận là
gỗ hợp pháp vì số lượng bán nhỏ lẻ, rải rác không tập trung nên chủ hộ không tiến hành
kê khai lượng gỗ bán.
¾ Có thể nói rằng việc “Thực thi lâm luật” đã được áp dụng nhưng chưa triệt để cần
phải được xây dựng và thực thi sâu sát hơn. Vấn đề môi trường và an toàn xã hội
ở đây chưa được người dân nhận thức một cách sâu sắc nên chưa thấy biểu hiện
gì rõ rệt và chưa có giải pháp, đề xuất xác đáng.
4.3.2. Các quy định về vận chuyển gỗ hợp pháp (trong nước)
Những người tham gia vận chuyển gỗ chủ yếu: người mua gỗ, vận chuyển gỗ, chế biến
gỗ, kiếm củi bán, lấy măng rừng để bán….
Lý do các hộ gia đình không có đất rừng là vì: Khi địa phương giao rừng họ không nhận
do tâm lý “sống dựa vào rừng đã quen rồi” và có những hộ chuyển từ nơi khác đến sau
khi giao rừng.
Các hoạt động nói trên đều được Kiểm lâm giám sát chặt chẽ.
+) Nhận thức về các quy định vận chuyển gỗ trong nước:
9 Đối với cac hộ gia đình việc bán gỗ rất đơn giản: chỉ lên xin giấy của xã hoặc không cần,
mà thủ tục, giấy tờ đều do người mua tự làm. Tuy nhiên họ cũng không biết rằng giá bán
được của họ có phù hợp hay không
Ông Lường Văn Ba thôn Duồng xã Điền Hạ huyện Bá Thước: mình không biết làm giấy
tờ thì phải chịu bán rẽ thôi, nếu có người hướng dẫn cũng sẽ làm thử.
9
9 2 người làm nghề thu gom và 4 người làm nghề mộc đều cho rằng để vận chuyển gỗ được
thì cần các loại giấy tờ và cách làm:
•
Thủ tục để vận chuyển gỗ phải gồm các giấy tờ đầy đủ như của hộ bán gỗ, nhưng
khi xếp xong mỗi chuyến xe đều có Kiểm lâm xác nhận tại bến gỗ, sau đó qua Trạm
Kiểm lâm xác nhận khớp với số lượng khi bốc tại bến thì mới được coi là đủ thủ tục.
•
Các thủ tục này đều do chủ hàng hoặc ủy quyền cho lái xe thực hiện, với cách làm
như trên việc bán, vận chuyển không thể không có chứng nhận được.
•
Những năm trước đây khi chưa có quy định cấm khai thác rừng tự nhiên thì còn
gỗ rừng vận chuyển, từ khi có quy định mới cấm khai thác rừng tự nhiên thì ở đây chỉ
còn vận chuyển, mua bán gỗ rừng trồng như: keo, xoan, một ít gỗ lát
•
Những người dự họp còn lại chưa biết hoặc biết là cần có thủ tục để vận chuyển
gỗ nhưng không biết cụ thể là giấy tờ gì.
9 Các ý kiến đều nhất trí cho rằng: Đối với các thủ tục quy định của các cấp về khai thác,
vận chuyển, mua bán gỗ đều có thể thực hiện được mà không có gì là quá khó khăn, một
số người còn đề cập nếu muốn nhanh thì dùng “ cơ chế mềm”
Khó khăn của cộng đồng và kiến nghị:
a. Đối với các hộ gia đình chưa có đất rừng nhưng có lao động, có nguyện vọng nhận đất rừng đề
nghị với các cấp có thẩm quyền nghiên cứu có chính sách giao cho họ số đất rừng hiện do
UBND xã quản lý để họ có đất sản xuất và hưởng lợi từ đất rừng
b. Đối với các hộ nghèo đã được giao đất còn thiếu vốn trồng rừng, đề nghị có chính sách cho
vay vốn ưu đãi dành cho trồng rừng, bởi chu kỳ sản xuất của rừng kéo dài, trồng rừng đạt nhiều
mục đích nên vốn vay kinh doanh không đáp ứng được với các hộ trồng rừng.
4.3.3 An toàn về môi trường:
Sau khi Thúc đẩy viên nêu ra vấn đề ảnh hưởng Môi trường trong và sau khi khai thác gỗ, tất cả
các ý kiến được tham vấn đều cho rằng: Khai thác, vận chuyển và chế biến gỗ đều có tác động
xấu đến môi trường sống của các hộ xung quanh.
Bảo tồn đa dạng sinh học trong khai thác, vận chuyển gỗ
Theo ý kiến của người dân tại xã Điền Hạ và Điền Quang thì rừng tự nhiên, rừng phòng hộ hiện
nay kém đa dạng, các loại gỗ quý không còn nữa. Trong rừng còn lại chủ yếu các loại cây như
sâng, ngát, sú, muồng,… với số lượng không đáng kể. Động vật quý hiếm hầu như không còn,
theo nhận định của bà còn thì cũng chỉ còn 10 – 15 còn khỉ, vì họ nhìn thấy khỉ xuống ăn ngô.
Việc khai thác gỗ trong rừng để lấy gỗ làm nhà thì bà còn chỉ chặt những cây gỗ được phép khai
thác (gỗ nhóm 6 - gỗ tạp), mỗi gia đình được khai thác tối đa 10m3 gỗ khi làm nhà, phải làm đơn
xin phép.
Ở khu vực rừng chưa được khai thác như tại Thôn Duồng, xã Điền Hạ thì bà con cho biết nếu
được khai thác sẽ khai thác những cây gỗ tốt, có thân hình đẹp.
Tuy nhiên ở các khu vực, và các đối tượng thì bà con đều có ý thức nên bảo vệ những cây gỗ
quý, chỉ khai thác những cây được đánh dấu (đối với rừng tự nhiên) và giữ lại những cây nhỏ
bên cạnh, không chặt phá bừa bãi, phải chọn hướng đổ để tránh ảnh hưởng đến cây khác khi khai
thác, phát dọn để bảo vệ cây gỗ quý không bị cây khác lấn át.
Về ảnh hưởng của việc khai thác gỗ đến môi trường sống:
Kết quả tham vấn nhóm đối tượng 1A tại Thôn Duồng, Xã Điền Hạ:
10
Việc khai thác rừng đã gây ra nhiều ảnh hưởng như: nguồn nước ít hơn, lũ ống, lũ quét, sạt lỡ
đất, xe vận chuyển gỗ làm hư hỏng đường giao thông. Thời tiết diển biến thất thường hơn ko
đúng theo quy luật. Ngoài ra rừng tự nhiên ở đây còn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao do có nhiều
cây giang, cây vầu, lau lách.
Kết quả tham vấn nhóm đối tượng 1B tại Thôn Mười, Xã Điền Quang:
Do không được khai thác, và không có hiện tượng đốt nương làm rẫy như trước nên môi trường
tại khu vực này mát mẻ, nước sinh hoạt không bị thiếu như trước.
Đường giao thông chủ yếu là đường mòn do dân tự làm, không bị ảnh hưởng gì
Kết quả tham vấn nhóm đối tượng 1C tại Thôn Sèo, Xã Điền Hạ:
Hầu hết việc khai thác, vận chuyển gỗ chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường
sống, chưa làm ảnh hưởng, hư hỏng đường giao thông. Hiện thượng thiếu nước chủ yếu là thiếu
nước sản xuất do phát triển rừng trồng, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Nước sinh hoạt cho
người dân từ nguồn nước “mó” tự nhiên vẫn đảm bảo đủ nước sinh hoạt, mặc dù số lượng mó
nước có giảm so với trước
Theo ông Nguyễn Hồng Thuận, ở thôn Sèo: “Từ 1985 trở về trước có 5
mó nước tập thể cả làng lấy nước sinh hoạt từ đây, bây giờ còn 3 mó nước
vẫn sử dụng được nhưng người dân ở đây vẫn chưa thấy có biểu hiện thiếu
nước do mất rừng, do các hộ đã sử dụng giếng khoan nên ít sử dụng nước
mó (2 mó nước đã mất do các hộ làm ruộng cấy lúa)”
Mặc dù việc khai thác, vận chuyển gỗ từ rừng tự nhiên, và rừng trồng tại các khu vực này chưa
gây nên hậu quả nghiêm trọng về môi trường, nhưng vẫn cần có các biện pháp để khuyến khích
việc quản lý, bảo vệ rừng của người dân, tránh những hậu quả về sau.
Giải pháp người dân đưa ra để bảo vệ rừng
Nhóm 1A: Việc đảm bảo tính đa dạng sinh học của rừng, và bảo vệ môi trường rừng chịu ảnh
hưởng nhiều bởi việc khai thác. Vì vậy:
- Tuyên truyền cho bà con hiểu được và thực hiện bảo vệ vệ rừng, không chặt phá bừa bãi.
- Để đảm bảo khai thác bền vững, nên trồng dặm vào khu vực các cây khai thác
- Nhà nước hỗ trợ kinh phí để tu sữa hệ thống đường sá, hỗ trợ làm đường lâm sinh.
- Tăng cường trách nhiệm của các đơn vị thu mua gỗ bằng việc đầu tư/đóng góp kinh phí để xây
dựng đường giao thông
- Nhà nước hỗ trợ tiền phí cho người dân tham gia quản lý và bảo vệ rừng, để khuyến khích và
tăng trách nhiệm và hiệu quả của việc bảo vệ rừng của người dân.
Nhóm 1B:
- Khai thác nên xen kẻ với trồng mới, khai thác chọn những cây đủ tiêu chuẩn, được phép khai
thác.
- Không chặt phá bừa bãi, trồng dặm các cây khác (đối với rừng trồng)
Nhóm 1C: Khu vực không có rừng tập thể quản lý mà đã giao cho từng hộ gia đình nên lượng
gỗ khai thác không quá lớn, nhưng về lâu dài thì đường sá cũng sẽ hỏng do vận chuyển liên tục
nên cần thu phí vận chuyển để sửa chữa đường sá, (thường người mua phải nộp phí vận chuyển
do cán bộ xã thu nhưng chỉ đối với hộ mua cả ô tô, còn hộ gia đình chỉ vận chuyển bằng công
nông nên chưa nộp phí vận chuyển)
11
4.3.4
An toàn về xã hội
Sự tham gia của cộng đồng vào các quá trình khai thác
Tham vấn tại các khu vực cho thấy, việc khai thác của đối tượng chủ rừng (1A) diễn ra tự phát,
không có kế hoạch được lập trước. Còn đối tượng nhận khoán (1B) thì lập kế hoạch khai thác do
nhóm trưởng đảm nhiệm. Kế hoạch lập ra được trình lên thôn, nếu khai thác số lượng lớn thì mới
trình ra UBND xã và tổ chức họp nhóm để hoàn thiện kế hoạch. Việc thiết kế khai thác thì do hạt
kiểm lâm địa phương hoặc ban nông lâm xã đảm nhiệm.
Nhìn chung việc tham gia của người dân vào quá trình lập kế hoạch, thiết kế và giám sát khai
thác còn hạn chế. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi và phù hợp với nhu cầu của người dân, nên để
cho người dân tham gia nhiều hơn vào quá trình lập kế hoạch, thiết kế khai thác.
Sự hưởng lợi và chia sẻ lợi ích từ khai thác rừng
Một số nhóm xác định lợi ích từ việc khai thác rừng như: tận dụng, tận thu củi đun, khai thác cây
dược liệu, khai thác đá (ở khu vực có núi đá), lao động có thêm việc làm và thu nhập từ việc làm
thuê khai thác gỗ ở khu vực rừng trồng.
Nhìn thấy rõ ràng nhất là việc chia sẻ lợi ích từ việc khai thác gỗ tận dụng, tận thu. Các hộ chủ
rừng, hoặc hộ trong các nhóm quản lý rừng đều được khai thác gỗ tận dụng, tận thu trên phần
diện tích hộ mình quản lý. Với các nhóm có quan hệ thân thiết (như anh em) thì có thể khi cần
thiết cũng sẽ được khai thác trên diện tích rừng của nhóm.
Việc thống nhất về lợi ích chia sẻ trong các nhóm là rất cần thiết, và được các nhóm đưa ra tại
các cuộc họp nhóm, hình thức phi văn bản. Trong tương lại nếu có các lợi ích phát sinh thì các
nhóm sẽ họp và thống nhất cách phân chia.
Như vậy, cộng đồng người dân ở đây đã có nhận thức khá tốt về vai trò của rừng đối với môi
trường, họ cho rằng việc trồng rừng/bảo vệ rừng là rất cần thiết song việc khai thác gỗ rừng cũng
cần được làm 1 cách khoa học để tránh khai thác trắng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
5. Các nhận xét và bình luận
Từ những thông tin thực tiến tham vấn người dân và cộng đồng, cùng các đối tượng liên quan
đến gỗ và chuỗi hành trình sản phẩm gỗ chúng tôi đưa ra một số nhận xét như sau:
5.1 Về mối quan hệ giữa các nhóm trong vùng tham vấn với các bên liên quan
Đối với việc nhận khoán quản lý, chăm sóc, bảo vệ chủ yếu là rừng phòng hộ, tái sinh
phục hội rừng tự nhiên và bên nhận khoán chỉ được khai thác tận dụng, tận thu và có sự
quản lý chặt chẽ của Chủ rừng – bên giao khoán
Trong khu vực 2 xã tham vấn và toàn huyện Bá Thước các hộ, nhóm cộng đồng thì chưa
có nhiều diện tích rừng trồng cho khai thác nên việc thực hiện các thủ tục KT đối với
người dân còn chưa quan tâm.
Thu gom, thương lái sẵn sàng cho các hộ gia đình vay tiền trước để sau này trả bằng gỗ
điều này có thể gây bất lợi cho người dân trong việc chia sẽ lợi ích và nhất là không được
đàm phán về giá (12 hộ trong số 45 hộ họp nhóm đã vay “ ứng trước” tiền của một số
thương lái để sang năm 2013 bán sản phẩm).
12
Bảng 5: mô tả mối quan hệ của các đối tượng tham vấn với bên liên quan
TT
1
2
3
4
2
Các nhóm đối tượng
Cấp xã
Cấp huyện,
khu bảo tồn
Kiểm lâm
Nhóm 1A: các cộng đồng ( nhóm,
tổ) được giao, cho thuê rừng tự
nhiên - Chủ rừng 2
Nhóm 1B: các cộng đồng ( nhóm,
tổ) nhận khoán quản lý, bảo vệ
rừng, hoặc tham gia đồng quản lý
bảo vệ rừng và tổ bảo vệ - Bên
nhận khoán
Nhóm 2A: Các hộ gia đình, cá
nhân được nhà nước giao, cho
thuê đất trồng rừng (Chủ rừng)
Cấp xã nhận
diện tích – chủ
rừng
BQL khu bảo tồn
– chủ rừng
Có hợp đồng:
Xã quản lý về
khai thác
Khai thác: tận
dụng, tận thu
Có hợp đồng: Xã
quản lý về khai
thác
Khai thác: tận
dụng, tận thu
Kiểm tra, xác
nhận khai thác
Cấp giấy khai
thác
Cấp giấy CN
quyền sử dụng đất
Xác nhận khai
thác
Nhóm 2B: Các hộ gia đình, cá
nhân nhận khoán quản lý, bảo vệ
rừng trồng hoặc tham gia đồng
quản lý rừng trồng (bên nhận
khoán)
Xã cũng không
khai thác
Hộ gia đình;
trồng rừng,
chăm sóc
Không khai thác
BQL quản lý khai
thác
Hộ gia đình;
trồng rừng, chăm
sóc
Không khai thác
Nông/Lâm
trường, DN
Thu gom,
thương lái
Chế biến
nhỏ(làm mộc)
Là một chủ rừng
Đối với rừng tự nhiên chỉ có UBND xã, BQL khu bảo tồn, Lâm trường được giao và là chủ rừng
13
Có hợp đồng:
Xã quản lý về
khai thác
Khai thác: tận
dụng, tận thu
Nông/lâm trường,
DN quản lý KT
Hộ gia đình;
trồng rừng, chăm
sóc
Không khai thác
Mua, bán
Mua, bán
Mua, bán sản
phẩm
Nhiều hộ ứng tiền
trước
Mua, bán sản
phẩm
Nhiều hộ ứng tiền
trước
5.2 Mức độ thực thi các quy định pháp lý hiện hành trong khai thác, vận chuyển gỗ
Hiểu biết và thực hiện các thủ tục liên quan đến gỗ hợp pháp của người dân, cộng đồng,
tổ nhóm các ban quản lý cấp thôn bản còn rất hạn chế: biết rất ít các loại giấy tờ cần
thiết.. mặc dù họ là người có sản phẩm
100% những người tham gia họp nhóm tham vấn không biết việc Nhà nước đang đàm
phán về định nghĩa gỗ hợp pháp với EU
Tình hình thực hiện
Thông tư 35/2011 “ Hướng dẫn thực hiện khai thác, tân thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ”
Thông tư 01/2012 “ Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản”
Bảng 6: đối với khai thác và vận chuyển gỗ
TT
1
2
3
4
5
6
Nhóm đối tượng
Nhóm 1A: các cộng đồng ( nhóm, tổ) được
giao, cho thuê rừng tự nhiên - Chủ rừng
Nhóm 1B: các cộng đồng ( nhóm, tổ) nhận
khoán quản lý, bảo vệ rừng, hoặc tham gia
đồng quản lý bảo vệ rừng và tổ bảo vệ - Bên
nhận khoán
Nhóm 1C: Các cộng đồng sống gần rừng,
ven rừng và phụ thuộc vào rừng nhưng
không thuộc 2 nhóm trên (nhóm người
thường xuyên kiếm củi, lấy măng, vận
chuyển gỗ thuê và buôn bán gỗ)
Nhóm 2A: Các hộ gia đình, cá nhân được
nhà nước giao, cho thuê đất trồng rừng (Chủ
rừng)
Nhóm 2B: Các hộ gia đình, cá nhân nhận
khoán quản lý, bảo vệ rừng trồng hoặc tham
gia đồng quản lý rừng trồng (bên nhận
khoán)
Hộ thu gom lâm sản, làm mộc
Số giấy tờ theo
quy định (35/01)
6 loại giấy tờ 3
Thực hiện
6 loại
Chỉ tận dụng, tận
thu củi
Không khai thác
gỗ có giá trị
1 loại: đơn xin
khai thác tận
dụng, tận thu
Chủ rừng đồng ý
Không thực hiện
một loại giấy tờ
nào
4 loại giấy tờ
1 loại: đơn xin
khai thác
3 loại giấy tờ
1 loại:đơn xin
khai thác
4 hoặc 5 loại giấy
thay cho hộ gia
đình
Chỉ một tỷ lệ rất ít người liên quan đến gỗ ( trừ cơ quan nhà nước) chủ yếu là người
buôn, bán biết về những thủ tục cần thiết về tính hợp pháp.
Trong khoảng 15 năm trở lại đây thì các chính sách, quy định về rừng: giao đất. giao
rừng, chuyển đổi mục đích tại địa phương có nhiều thay đổi nên người dân, cộng đồng
không chủ động đầu tư mà chỉ làm khi có dự án, chương trình.
Tuy nhiên:
Với câu hỏi vì sao anh/chị ( hộ gia đình có gỗ bán) không tự làm các loại giấy tờ
Câu trả lời: ngại làm, khối lượng ít, mất nhiều thời gian
Đối tượng: Thu gom, thương lái, làm mộc
Có sẳn mối quan hệ và chủ động làm để giảm thời gian cấp các loại giấy
3
Kế hoạch, phương án điều chế, hồ sơ thiết kế KT, quyết định của các cấp, nghiệm thu, kiểm kê
14
Như vậy: Cho thấy đây cũng là một sự phân công theo từng việc và công đoạn một cách tự
nhiên trong cộng đồng/khu vực, nó cho phép rút ngắn thời gian để hoàn thành các thủ tục và
thuận lợi hơn cho việc khai thác, vận chuyển.
Mặt khác phần lớn người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số rất ngại việc giấy tờ/văn bản do
đó họ không quan tâm, tìm hiểu kĩ.
Bên cạnh đó rất khó lượng hóa được lợi ích kinh tế thêm 4 của việc các hộ gia đình chủ động đi
xin/làm đủ thủ tục giấy tờ nên việc tuyên truyền về các quy định Lâm luật không tác động nhiều
trên phương diện này.
6. Đề xuất và khuyến nghị
Đối với nhóm, tổ, cộng đồng, người dân là chủ rừng hoặc đang nhận khoán
9 Chủ động hơn trong việc tìm hiểu các quy định về gỗ hợp pháp trên nhiều kênh thông
tin: đài, báo, truyền hình….
9 Có thông tin, kết nối giữa các tổ, nhóm trong cùng khu vực để khi khai thác với số
lượng phù hợp và và cử đại diện làm thủ tục ban đầu để giảm chi phí về thời gian,
cũng như giúp tăng giá bán.
Đối với chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn
9 Tăng cường và nghiêm túc trong việc thực thi các quy định về lâm luật, giám sát các
trách nhiệm của các đơn vị khai thác là tập thể, nông, lâm trường, DN trong việc giảm
tác động, ảnh hưởng của việc khai thác vận chuyển đến cộng đồng.
9 Có cơ chế để cộng đồng, người dân được tham gia nhiều hơn trong việc giám sát, lập
kế hoạch khai thác của các chủ rừng.
9 Tạo điều kiện và đa dạng các hình thức thông tin truyền thông về các chương trình,
chủ trương, chính sách đặc biệt chú ý tới đặc điểm văn hóa, xã hội của người dân tộc
thiểu số - và chính họ là người liên quan, ảnh hưởng, chịu tác động lớn nhất tới rừng
và các sản phẩm.
9 Có chính sách cụ thể khuyến khích các tổ chức xã hội, dân sự tham gia vào quá trình
chuyển tải thông tin, hỗ trợ cộng đồng trong việc thực thi lâm luật.
Đối với mạng lưới VNGO-FLEGT
9 Nên có nghiên cứu sâu hơn về việc thực thi lâm luật, những tác động dưới góc nhìn “
chuỗi hành trình sản phẩm gỗ” , và tìm kiếm giải pháp để người dân, cộng đồng có thể
hưởng lợi nhiều hơn từ việc thự thi lâm luật.
Đối với định nghĩa gỗ hợp pháp
9 Xem xét Nguyên tắc I, mục 1.1 điểm b, f: để có thể khai thác đều yêu cầu hộ gia đình,
cá nhân phải có Bảng dự kiến khai thác “ là bản mô tả một số thông tin về địa danh,
diện tích, khối lượng, chủng loại gỗ, lâm sản khai thác, tận thu; thời gian hoàn
thành” . Đây là một việc rất khó đối với phần lớn các cá nhân, hộ gia đình đặc biệt là
việc xác định diện tích, khối lượng
Đối với vận chuyển gỗ
9 Nguyên tắc III, mục 3.1, điểm b: Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng phải có Bảng kê lâm
sản được cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận.
Người dân còn băn khoăn trường hợp trong khu vực có Kiểm lâm sở tại và UBND xã thì
bắt buộc phải là xác nhận của Kiểm lâm, hay người dân chỉ cần xin xác nhận của UBND
xã?
4
Có thể mất thêm chi phí mà giá bán lại không tăng
15
Trên đây là kết quả tham vấn cộng đồng về định nghĩa gỗ hợp pháp, thực hiện tại Thanh Hóa
trong khuôn khổ chương trình của mạng lưới VNG-FLEGT.
Trân trọng.
Ngày 15 tháng 11 năm 2012
HTX PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUAN HÓA
Người báo cáo
Lê Thanh Yên
16