Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHÚC KHÁNH THÀNH PHỐ THÁI BÌNH TỈNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

PHẠM NGUYÊN ĐỨC

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP PHÚC KHÁNH - THÀNH PHỐ THÁI
BÌNH - TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
PGS. TS NGUYỄN MẠNH KHẢI

Hà Nội – Năm 2016


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................iii
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT...................................................v
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH...............................................................................................vii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu của đề tài..........................................................................2
4. Bố cục luận văn....................................................................................................3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................4


1.1. Tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp trên thế giới...............................4
1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại Việt Nam.................................................5
1.3. Quản lý chất thải rắn tại tỉnh Thái Bình...........................................................8
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................10
2.1. Khu vực nghiên cứu......................................................................................10
2.1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................10
2.1.2. Đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo.....................................................10
2.1.3. Đặc điểm về khí tượng, thủy văn.............................................................10
2.1.4. Tài nguyên...............................................................................................11
2.1.5. Kinh tế, xã hội:........................................................................................12
2.2. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu:...............................................13
2.3. Phạm vi nghiên cứu (phạm vi nội dung nghiên cứu):....................................13
2.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.............................................13
2.4.1. Phương pháp luận (tiếp cận hệ thống, áp lực, hiện trạng, tác động, đáp
ứng):.................................................................................................................13
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................14
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................18

i


3.1. Hiện trạng chất thải rắn:................................................................................18
3.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp............................................18
3.1.2. Lượng phát sinh chất thải rắn công nghiệp.............................................21
3.1.3. Đặc điểm và thành phần chất thải rắn:...................................................25
3.1.4. Phân bố và thu gom chất thải rắn...........................................................30
3.1.5. Thực trạng xử lý và công nghệ xử lý chủ yếu..........................................33
3.1.6 Đánh giá khả năng giảm thiểu, thu hồi, và tái chế chất thải rắn.............34
3.1.7. Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp...........................................38

3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn.....................................................................39
3.2.1. Hệ thống quản lý.....................................................................................39
3.2.2. Công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp ở KCN Phúc Khánh...........41
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn......................43
3.3.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý..................................................................43
3.3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách..............................................................48
3.3.3. Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân
lực..................................................................................................................... 49
3.3.4 Giải pháp về đầu tư và tài chính..............................................................49
3.3.5. Giải pháp về giám sát, kiểm tra, thanh tra..............................................50
3.3.6. Giải pháp hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu, phát triển công nghệ..............51
3.3.7. Giải pháp về đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi và hợp tác
kỹ thuật với các tổ chức quốc tế........................................................................51
3.3.8. Các giải pháp về kỹ thuật (khoa học, công nghệ)....................................51
3.3.8.2. Giải pháp xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex..........................53
3.3.9. Một số giải pháp khác.............................................................................54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................56
1. KẾT LUẬN........................................................................................................56
2. KIẾN NGHỊ.......................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................59
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 1

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến PGS.TS Nguyễn
Mạnh Khải đã trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các anh chị công tác tại ban

quản lý dự án các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình, Sở TN & MT tỉnh Thái Bình đã
nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên để tôi hoàn thành tốt công việc của mình.
Cuối cùng là lời tri ân đến thầy cô Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi
trường, ĐHQGHN đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trên con đường nghiên
cứu khoa học.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này là do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS. TS Nguyễn Mạnh Khải , và các số liệu thu thập và kết quả phân
tích là trung thực, không sao chép từ bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Ngày 17 tháng 11 năm 2015
Học viên thực hiện

Phạm Nguyên Đức

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CSSX
CTR
CTRNH
CTRSH
CTRTT
KCN


Cơ sở sản xuất
Chất thải rắn
Chất thải rắn nguy hại
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn thông thường
Khu công nghiệp

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Lượng chất thải rắn phát sinh tại KCN Phúc Khánh........................23
Bảng 3.2: Thành phần chất thải rắn nguy hại tại KCN Phúc Khánh................26
Bảng 3.3: Thành phần chất thải rắn thông thường tại KCN Phúc Khánh.......29
Bảng 3.4: Quản lý chất thải rắn công nghiệp phát sinh tại KCN Phúc Khánh 33
Bảng 3.5: Đánh giá tỷ lệ % khả năng tái chế chất thải của các ngành sản xuất
công nghiệp............................................................................................................37
Bảng 3.6: Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp đến năm 2020..............38

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí tại KCN..............................................................................20
Hình 3.2: Công ty Nien Hsing đang trong quá trình xây dựng, sửa chữa.........21
Hình 3.3: Khu vực tập kết chất thải rắn của CSSX Jappa.................................32
Hình 3.5: Công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp ép kiện.......................52
Hình 3.6: Xử lý chất thải theo công nghệ Hydromex..............................................54

vii



viii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Một vấn đề chung của các khu công nghiệp trên cả nước hiện nay đó là công
tác quản lý chất thải rắn phát sinh từ khu công nghiệp đang gặp phải rất nhiều vấn
đề. Trước hết, việc lấp đầy khu công nghiệp bằng phương pháp thu hút các nhà đầu
tư triển khai xây dựng, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất tại đây vô hình chung
đã khiến cho lượng chất thải rắn công nghiệp từ các cơ sở sản xuất gia tăng một
cách chóng mặt. Ngoài ra, sự đa dạng nguồn phát sinh, sự phức tạp về thành phần
hay tính độc hại từ các loại chất thải rắn này cũng đang làm cho các nhà quản lý
thực sự khó khăn.
Khu công nghiệp Phúc Khánh thuộc tỉnh Thái Bình có tới gần 50 doanh
nghiệp sản xuất, nhưng chỉ có một cơ sở xử lý, đa phần là thu gom chất thải rắn.
Như vậy, lượng chất thải rắn công nghiệp thải ra là rất lớn, nếu như không có những
biện pháp cụ thể, chất thải rắn từ khu công nghiệp sẽ ảnh hưởng đặc biệt nghiêm
trọng đối với môi trường địa phương và gây tổn hại cho sức khỏe người dân, cộng
đồng.
Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Phúc Khánh
hiện nay vẫn chưa được các cấp chính quyền địa phương quan tâm đúng mức, việc
quản lý, kiểm soát chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất chưa được chú trọng, sự liên
kết giữa ban quản lý các khu công nghiệp và công ty quản lý chất thải rắn là không
nhiều, rất ít các quy định mang tính ràng buộc, chưa có cơ sở xử lý chất thải rắn
riêng cho khu công nghiệp.
Do vậy, một trong những công tác thiết thực nhất hiện nay đó là tìm được các
giải pháp mới có thể nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn, giảm thiểu lượng chất
thải rắn phát sinh, tạo cơ sở cho các khu công nghiệp mới hiện nay ở Thái Bình nói

chung và khu công nghiệp Phúc Khánh nói riêng, có thể phát triển bền vững, xanh
sạch đẹp trong tương lai.

-1-


Từ những lý do thực tiễn trên, tác giả luận văn cho rằng việc tiến hành
nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh – tỉnh Thái Bình là rất cần thiết.
Mặt khác, hiện nay vẫn chưa có cá nhân, tổ chức hay đơn vị nào có cùng
nghiên cứu với những lĩnh vực mà đề tài đề cập đến, như vậy, đề tài luận văn của
tác giả có tính chất mới hoàn toàn, đảm bảo được các yếu tố khách quan trong
nghiên cứu này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a, Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận văn.
Hiện trạng và diễn biến chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh –
thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình như thế nào?
Các tác động đến môi trường do chất thải rắn gây ra tại khu công nghiệp
Phúc Khánh là gì?
Hiệu quả quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh – thành phố
Thái Bình – tỉnh Thái Bình ra sao?
Các giải pháp có thể nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại KCN Phúc
Khánh – tỉnh Thái Bình là gì?
b, Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung: Tìm kiếm được các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất
thải rắn tại KCN Phúc Khánh– tỉnh Thái Bình.
Mục tiêu cụ thể:
+ Nghiên cứu thực trạng chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh –
thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình;
+ Xác định những vấn đề do chất thải rắn tác động tới môi trường.

+ Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại khu công
nghiệp Phúc Khánh – thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình.
Nội dung nghiên cứu
3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
a. Hiện trạng chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp Phúc Khánh

-2-


b. Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tại KCN Phúc Khánh
c. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn công nghiệp
4. Bố cục luận văn
Cấu trúc luận văn gồm có 3 phần
Chương I:

Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Chương II:

Địa điểm, thời gian, phạm vi, phương pháp luận và phương

pháp nghiên cứu
Chương III:

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

-3-


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp trên thế giới
Dưới đây là những mô tả tổng quan về tình hình quản lý chất thải rắn công
nghiệp tại một số nước trên thế giới:
Trung Quốc: Trung Quốc đã đề ra luật kiểm soát và phòng ngừa nhiễm bẩn
do chất thải rắn (1995), “được kết cấu và điều chỉnh theo hai tiêu chí gồm mức độ
nguy hại của chất thải và nguồn phát thải. Trong chất thải thông thường lại chia
thành chất thải cơ bản, chất thải công nghiệp và chất thải đô thị” (nguồn: Kinh
nghiệm một số nước trong xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường, trang 5)[1], bộ
luật này quy định các ngành công nghiệp phải đăng kí việc phát sinh chất thải, nước
thải…đồng thời phải đăng kí việc chứa đựng, xử lý và tiêu hủy chất thải, liệt kê các
chất thải từ các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp hóa chất.
Hàn Quốc: Hàn Quốc ban hành nhiều đạo luật khác để giải quyết từng vấn đề
môi trường cụ thể, có thể kể đến như: Luật Bảo tồn môi trường tự nhiên (1991);
Luật Trách nhiệm chi trả cải thiện môi trường (1991); Luật Khuyến khích sử dụng
các sản phẩm thân thiện với môi trường (2004); Luật về Quan trắc và phân tích môi
trường (2006); Luật khung về Phát triển bền vững (2007); Luật Sức khỏe môi
trường (2008). Tại Hàn Quốc, lĩnh vực quản lý chất thải và lĩnh vực quản lý vật chất
độc hại và nguy hiểm được tách riêng và không nằm trong phạm vi điều chỉnh của
đạo luật khung về chính sách môi trường. Trong giai đoạn từ 1980 – 2008, số lượng
các đạo luật liên quan đến môi trường của Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng, đến
năm 2008 đã có 46 luật liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên.
Nga: Các quy định về bảo vệ môi trường đã được đưa vào hệ thống pháp luật
của Liên bang Nga từ 20 năm qua. Những quy định về quyền, nghĩa vụ của công
dân trong lĩnh vực BVMT được ghi nhận. Điều 42 quy định “Mọi công dân có
quyền sống trong môi trường trong lành, quyền được thông tin về môi trường,
quyền được bồi thường cho những thiệt hại về sức khỏe và tài sản gây ra bởi vi
phạm pháp luật môi trường”. Điều 58 thì đưa ra nghĩa vụ phải bảo vệ thiên nhiên và
môi trường của mọi công dân. Hiện nay tại Nga có khoảng hơn 20 đạo luật liên

-4-



bang quy định về BVMT. Trong đó, có thể kể đến như: Luật Bảo vệ môi trường
(2002); Luật Kiểm định sinh thái (1995); Luật Vệ sinh dịch tễ (2001); Luật về Các
khu vực được bảo vệ đặc biệt (1995); Luật Bảo vệ hồ Baikal (1998); Luật Bảo vệ
bầu khí quyển (1999); Luật Chất thải sản xuất và sinh hoạt (1998). Ngoài ra còn có
một số đạo luật có liên quan khác như: Luật Sử dụng năng lượng nguyên tử; Luật
An toàn phóng xạ; Luật Tiêu hủy vũ khí hóa học; Luật về Hoạt động biến đổi gen;
Luật Tình trạng khẩn cấp; Luật An toàn công nghiệp.
Hà Lan: Việc xử lý chất thải rắn của Hà Lan được sự tham gia tổng lực của
chính quyền, xã hội cũng như các cơ quan chuyên ngành. Chất thải được xử lý bằng
nhiều cách khác nhau, trong đó phần lớn được thiêu hủy, một phần được tái chế.
Trước đây, Hà Lan tiến hành thiêu hủy ở ngoài biển, nhưng từ năm 1990 trở lại đây,
Hà Lan đã tập trung xử lý tại 5 khu vực trên phạm vi toàn quốc, thường do các xí
nghiệp tư nhân với sự tham gia của nhiều công ty tiến hành dưới sự giám sát của
các cơ quan chuyên môn. Ngoài ra, Hà Lan còn đạt được chuyển biến lớn trong việc
mở rộng chương trình giáo dục trong trường học, trong các xí nghiệp công nghiệp
về sự cần thiết của môi trường và chất thải được phân loại ngay từ nguồn phát thải.
Việc tiêu hủy chất thải rắn công nghiệp được tiến hành ở những lò đốt hiện đại với
kỹ thuật mới nhất, hoặc việc tổ chức sản xuất được ứng dụng những quy trình đặc
biệt nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu mới.
1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại Việt Nam
Ngày 7/8/2012, theo công bố của Bộ Tài nguyên & môi trường: “mỗi ngày
các KCN ở Việt Nam hiện nay thải ra khoảng 8.000 tấn CTR, tương đương khoảng
gần 3 triệu tấn CTR mỗi năm. Tuy nhiên, lượng CTR đang tăng lên cùng với việc
gia tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN. Tính trung bình cả nước, năm 2005-2006, 1 ha diện
tích đất cho thuê phát sinh CTR khoảng 134 tấn/năm”. (trích: Báo cáo môi trường
năm 2011 – chất thải rắn, trang 59)[2]
Đến năm 2008-2009, con số đó đã tăng lên 204 tấn/năm, mức tăng khoảng
50% tức trung bình 10% mỗi năm. Sự gia tăng phát thải trên đơn vị diện tích phản

ánh sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, xuất hiện các ngành có mức phát

-5-


thải cao và quy mô ngày càng lớn tại các KCN. “Hiện tại, 3 vùng KTTĐ chiếm
khoảng 80% tổng lượng CTR công nghiệp, trong đó lớn nhất là vùng KTTĐ phía
Nam. Năm 2009, khu vực này có tổng mức phát thải là 3.435 tấn CTR/ngày đêm”
(nguồn: Báo cáo môi trường 2011 – chất thải rắn, trang 60)[3]
Kết quả điều tra, nhiều KCN chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn
theo quy định. Đối với rác sinh hoạt, phần lớn các doanh nghiệp trong KCN ký hợp
đồng thuê các công ty có năng lực thu gom. Riêng CTR công nghiệp có chứa thành
phần nguy hại, đang được thuê/giao/bán cho doanh nghiệp có giấy phép hành nghề
vận chuyển CTNH. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát chất thải sau hợp đồng chưa thực
hiện tốt, nguy cơ làm phân tán CTNH ra môi trường cao. Chưa có báo cáo đánh giá
về tỷ lệ thu gom các CTR từ các KCN.
“Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, luật môi trường chỉ đưa ra các
quy định chung dưới dạng khung pháp lý cho các quy định dưới luật của các ngành
chức năng” (trích: Lê Văn Khoa, Khoa học môi trường, trang 317) [4] . Tuy nhiên,
với việc ban hành Luật bảo vệ môi trường 2014 mới, thể hiện quyết tâm bảo vệ môi
trường của chính phủ Việt Nam trong tình hình hiện nay. Luật bảo vệ môi trường
2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014
và đã có hiệu lực thi hành từ 1 tháng 1 năm 2015. Theo bộ luật này, Bộ Tài nguyên
& Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng
4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu và các Thông tư hướng dẫn đã được ban
hành là những căn cứ pháp lý quan trọng để quản lý chất thải thống nhất theo định
hướng mới. Bên cạnh đó, công cụ xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối
với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông
thường là bước tiến quan trọng, góp phần ngăn chặn các công nghệ xử lý, lò đốt

không đảm bảo yêu cầu trước khi hoạt động. Đặc biệt, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống các Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia trong lĩnh vực quản lý chất thải. Trong đó, đẩy mạnh xây dựng và ban hành
trong năm 2015 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với lò đốt CTR.

-6-


Đây là căn cứ kỹ thuật quan trọng mang tính sàng lọc cho việc sản xuất, lựa chọn và
thẩm định lò đốt ngay từ giai đoạn đầu.
Hiện nay, một vấn đề dễ nhận thấy là sự phát triển không đồng đều giữa các
vùng miền cũng như các địa phương trong công tác quản lý CTR. CTR phát sinh
tập trung chủ yếu tại các Vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước. Cùng với sự phát
triển mạnh việc công nghiệp hóa tại các tỉnh thành nằm trong Vùng kinh tế trọng
điểm thì lượng phát sinh CTR tại địa phương đó càng tăng cao và diễn biến phức
tạp, đòi hỏi cơ sở vật chất để quản lý CTR cũng như cơ quan quản lý nhà nước về
CTR tại địa phương phải được xây dựng và vận hành khoa học, đáp ứng với nhu
cầu phát triển. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn ở các khu công nghiệp của các
bộ, ngành và địa phương còn có nhiều chồng chéo, quy hoạch chưa rõ ràng. Hầu hết
các địa phương chưa xây dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn công nghiệp hiện
nay chỉ có một vài địa phương lập quy hoạch như thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Định, Đaklak, Quảng Ninh. Một vài địa phương khác chỉ dừng ở mức quy hoạch,
thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp như Thừa Thiên Huế hoặc đề xuất các biện
pháp quản lý môi trường như Long An. Nội dung chủ yếu vấn chỉ xoay quanh vấn
đề lựa chọn bãi chôn lấp, khu xử lý, chưa xây dựng được một quy hoạch quản lý
tổng thể chất thải rắn công nghiệp. Chính việc thiếu quy hoạch tổng thể quản lý chất
thải rắn công nghiệp dẫn đến địa phương thiếu căn cứ triển khai các dự án, chương
trình cụ thể, và chưa đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình thực tế. Tại Nghị
định 38/2015/NĐ-CP và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT đã có các quy định để có
thể có biện pháp quản lý phù hợp với các địa phương kể từ khâu lưu giữ, thu gom,

vận chuyển và xử lý. Một trong những giải pháp đưa ra là xây dựng những trung
tâm xử lý CTNH theo cụm hoặc theo Vùng để giải quyết cho những địa phương
phát sinh ít chất thải nguy hại, nhưng hiện nay vẫn chưa triển khai được nhiều. Vì
vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải rắn công nghiệp đang là một vấn đề
cấp bách đối với hầu hết các khu công nghiệp trong cả nước.

-7-


1.3. Quản lý chất thải rắn tại tỉnh Thái Bình
Thái Bình là địa bàn tập trung nhiều ngành công nghiệp lớn. Thái Bình đã
quy hoạch, phát triển 9 KCN tập trung và 15 cụm công nghiệp trên địa bàn huyện,
thành phố với tổng diện tích khoảng 3.180,5 ha (có 6 KCN do Thủ tướng Chính phủ
thành lập). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có 06 KCN, 29 cụm công nghiệp
(CCN), trên 240 làng nghề thu hút hàng trăm doanh nghiệp tham gia vào hoạt động
sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, lượng CTR phát sinh trong sản xuất công nghiệp
rất lớn, thống kê thực tế cho thấy Thái Bình đang có khoảng 459 công ty, xí nghiệp,
cơ sở sản xuất đang hoạt động, nhưng chỉ với gần 140 doanh nghiệp nằm trong các
KCN. Hàng tháng các CSSX này thải ra khoảng 12.000 tấn CTR các loại, trong đó
CTR nguy hại chiếm gần 15% (nguồn: số liệu tổng hợp Báo cáo quan trắc môi
trường tỉnh Thái Bình 2015). Và số lượng này hiện vẫn không ngừng tăng lên cùng
với sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp trong toàn tỉnh.
Hiện toàn tỉnh Thái Bình chưa có khu xử lý chất thải rắn nguy hại. Các
doanh nghiệp phải có hợp đồng xử lý chất thải rắn nguy hại với các công ty xử lý có
năng lực. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình quản lý, phụ trách kiểm
tra, xét duyệt các thủ tục, hợp đồng xử lý này. Ngoài ra, việc phân loại chất thải
nguy hại tại nguồn còn nhiều hạn chế, các quy định về lưu chứa, thu gom vận
chuyển vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Ví dụ: bãi chứa chất thải rắn tại khu
công nghiệp Tiền Hải đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả không cao, mới chỉ là
chỗ chứa rác của một số doanh nghiệp. Trong khi, theo quy định, rác thải rắn sau

khi đưa vào bãi rác phải được phân loại, xử lý theo đúng quy trình.
Bên cạnh đó, tình trạng các doanh nghiệp giao khoán hợp đồng xử lý rác thải
cho các đơn vị đảm nhiệm đang còn thiếu sự kiểm tra, giám sát từ các cơ quan chức
năng. Các đơn vị thu gom chất thải từ nhà máy, xí nghiệp về phân loại, những chất
có thể tái chế được thì tận dụng, còn chất thải độc hại thì thải ra môi trường hoặc bị
trộn lẫn trong rác thải sinh hoạt rồi đem chôn lấp, gây tác hại nghiêm trọng về môi
trường. Mặt khác, các KCN, cụm công nghiệp vẫn chưa bố trí quỹ đất để tập kết
CTR công nghiệp. Do đó, việc cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

-8-


quản lý chất thải rắn cho tỉnh Thái Bình là hết sức cần thiết, để giảm thiểu các tác
hại từ việc ô nhiễm chất thải rắn công nghiệp.
Trong những năm tới, lượng CTR tại các KCN, CCN, làng nghề trên địa bàn
tỉnh có xu hướng tăng nhanh theo số lượng doanh nghiệp đến đầu tư. Vì vậy, Thái
Bình đang đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải rắn tại phía Nam và phía
Bắc tỉnh Thái Bình. Theo dự tính, khi các công trình này đi vào hoạt động sẽ phục
vụ công tác thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải sinh hoạt tại khu vực thành
phố và vùng lân cận với quy mô công suất khoảng: 200 - 300 tấn rác/nhà máy. Tuy
nhiên, để xử lý triệt để chất thải rắn cũng như chất thải nguy hại, cần có những quy
định, giải pháp đồng bộ trong công tác bảo vệ môi trường trong các KCN tại tỉnh
Thái Bình.

-9-


CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khu vực nghiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lý
KCN Phúc Khánh có diện tích là: 120 ha, thuộc địa phận xã Phú Xuân,
phường Phúc Khánh, TP Thái Bình, với
+ Phía Bắc là cánh đồng lúa xã Phú Xuân
+ Phía Nam giáp quốc lộ 10
+ Phía Đông giáp sông Bạch
+ Phía Tây cách nghĩa trang TP khoảng 100 m, từ đường vào Khách sạn
Hồng Hà hiện nay ( cách đường trục chinh số 2 là 140 m )
2.1.2. Đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo
2.1.2.1. Về địa chất
Địa chất của Thái Bình có cấu trúc tương tự toàn vùng Bắc Bộ, được chia ra
làm 3 nhóm: trầm tích aluvi; trầm tích vũng vịnh và trầm tích delta. Thành phần chủ
yếu của nhóm trầm tích này là sét màu xám xanh nhạt xen nhiều hạt hữu cơ. Tuổi
tuyệt đối được xác định từ 7.000-11.000 năm, được xếp vào Holoxen sớm (Q21).
2.1.2.2. Về địa hình, địa mạo
Thành phố Thái Bình cũng là một vùng đất bằng phẳng, có cao độ 2,6m, với
sông Trà Lý chảy qua với chiều dài 6,7 km, có hệ thống sông đào đã được nâng cấp,
kè bờ. Chất đất ở đây có nguồn gốc phát sinh từ các cồn và bãi cát biển nhưng được
bồi đắp phù sa.
2.1.3. Đặc điểm về khí tượng, thủy văn
- Khí tượng:
Thành phố Thái Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, tiểu vùng khí
hậu duyên hải. Thành phố có 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa nóng ẩm mưa nhiều kéo
dài từ tháng 4 đến tháng 10, còn lại là mùa khô hanh ít mưa. Nhiệt độ trung bình ở
đây là 23 độ C, lượng mưa trung bình từ 1.500-1.900mm, độ ẩm không khí giao
động 70-90%, số giờ nắng khoảng 1.600-1.800 giờ mỗi năm.

-10-



- Chế độ Thuỷ văn:
Thành phố có các sông chảy qua: Sông Trà Lý đi qua giữa thành phố, ngoài ra
con có sông Kiến Giang chảy ở phía Nam, và sông Vĩnh Trà.
Thái Bình là vùng hạ lưu của đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình,
là nơi tiếp giáp giữa biển và lục địa. Các sông Hồng và sông Thái Bình chảy qua
Thái Bình đều là hạ lưu cuối cùng của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đặc
điểm chế độ thủy văn của Thái Bình được đặc trưng bởi chế độ thủy văn của vùng
ven biển và hệ thống sông Thái Bình và hệ thống sông Hồng.
2.1.4. Tài nguyên
2.1.4.1. Khoáng sản:
- Khí mỏ: mỏ khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1986 với sản lượng
khai thác hàng năm vài chục triệu m³ khí thiên nhiên.
- Nước khoáng: Mỏ Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng khoảng 12 triệu
m³, đã khai thác từ năm 1992, sản lượng 9,5 triệu lít
- Nước khoáng nóng: làng Khả xã Duyên Hải huyện Hưng Hà mỏ nước nóng
57°C ở độ sâu 50 m và nước nóng 72°C ở độ sâu 178 m).
- Than: Có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng với trữ
lượng 210 tỉ tấn (lớn gấp 20 lần trữ lượng than tại Quảng Ninh)
2.1.4.2. Tài nguyên vị thế:
Thái Bình rất ổn định về địa chất, phù hợp với việc phát triển các ngành công
nghiệp hay xây dựng những công trình cao tầng. Theo quy hoạch được UBND tỉnh
Thái Bình phê duyệt, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có 6 KCN đi vào hoạt
động, diện tích đã phê duyệt quy hoạch chi tiết là 980,65 ha. 6 khu công nghiệp lớn
gồm: KCN Phúc Khánh, KCN Nguyễn Đức Cảnh 102 ha, KCN Tiền Hải 250ha,
KCN Cầu Nghìn 214ha, KCN Gia Lễ 85ha, KCN Sông Trà 250ha.
Tổng số có 146 dự án đầu tư của 135 doanh nghiệp (bao gồm cả 03 dự án
kinh doanh hạ tầng KCN) còn hiệu lực, trong đó hiện có 128 của 116 doanh nghiệp
đang hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể:
+ Số dự án đầu tư trong nước (DDI) là: 80 doanh nghiệp;


-11-


+ Số dự án đầu tư nước ngoài (FDI) là: 36 doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu công
nghiệp cơ bản ổn định.
2.1.5. Kinh tế, xã hội:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) của các doanh nghiệp
khu công nghiệp 6 tháng đầu năm 2015 thực hiện ước đạt 6.258 tỷ đồng, trong đó
giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI ước đạt 3.434 tỷ đồng; giá trị
sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong nước ước đạt 2.673 tỷ đồng.
+ Doanh thu hàng hóa, dịch vụ 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 9.280 tỷ đồng,
trong đó doanh thu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 4.598 tỷ đồng; doanh thu của
các doanh nghiệp trong nước ước đạt 4.682 tỷ đồng.
+ Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 240 triệu USD, trong
đó kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 124,66 triệu USD; kim
ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước ước đạt 115,34 triệu USD.
+ Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 200 triệu USD, trong
đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 123,15 triệu USD; kim
ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước ước đạt 76,85 triệu USD.
+ Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt
208 tỷ đồng, trong đó thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước của các doanh
nghiệp FDI ước đạt 120,96 tỷ đồng; thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước của
các doanh nghiệp trong nước ước đạt 87,04 tỷ đồng.
+ Số lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp 6
tháng đầu năm 2015 ước đạt 52.383người, trong đó lao động làm việc trong các
doanh nghiệp FDI ước đạt 29.790 người, bằng 57% tổng số lao động của các doanh
nghiệp khu công nghiệp; số lao động đóng BHXH là 42.780 người; lương thu nhập
bình quân ước đạt 3,6 triệu đồng/người/tháng.


-12-


2.2. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu:

Hình 2.1: Địa điểm khu công nghiệp Phúc Khánh
- Địa điểm: phạm vi không gian địa điểm nghiên cứu là khu vực khu công
nghiệp Phúc Khánh – thành phố Thái Bình. Khu công nghiệp Phúc Khánh rộng 120
ha, với hơn 50 doanh nghiệp hiện đang sản xuất tại đây.
- Đối tượng nghiên cứu: chất thải rắn công nghiệp, công tác quản lý chất thải
rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh - tỉnh Thái Bình.
2.3. Phạm vi nghiên cứu (phạm vi nội dung nghiên cứu):
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung vào nghiên cứu hiện trạng chất thải
rắn và công tác quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh – tỉnh Thái
Bình
2.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận (tiếp cận hệ thống, áp lực, hiện trạng, tác động, đáp
ứng):
Tiếp cận đa ngành để nghiên cứu các áp lực (Pressures), hiện trạng (Status)
(hoạt động đổ thải, chất lượng môi trường, công tác quản lý môi trường,…) từ đó
phân tích các tác động (Impacts) tới môi trường, tới phát triển kinh tế - xã hội và để
đưa ra biện pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp hiệu quả hơn(Responses). Ở đây,
đối tượng áp dụng của phương pháp này chủ yếu là mô hình quản lý chất thải rắn
của KCN Phúc Khánh hiện nay.

-13-


2.4.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.4.2.1. Phương pháp kế thừa các thông tin, từ các nguồn tài liệu sẵn có (thu

thập số liệu thứ cấp):
Quá trình thu thập thông tin từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây
dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết. Cụ thể, số liệu được sử dụng từ 5
năm trở lại đây.
Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, các số liệu thứ cấp thu thập từ Trung
tâm quan trắc của Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình, Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Sở Giao thông Vận tải, Phòng Tài nguyên và Môi trường
thành phố Thái Bình.
2.4.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa:
Triển khai điều tra, khảo sát, lấy mẫu xác định chất lượng môi trường trầm
tích và nước khu vực khu công nghiệp Phúc Khánh – thành phố Thái Bình – tỉnh
Thái Bình. Các phương pháp điều tra khảo sát, đo đạc và lấy mẫu tuân thủ các quy
định hiện hành. Phương pháp này giúp kiểm tra, đánh giá hiện trạng và các tác động
của chất thải rắn công nghiệp tới môi trường địa phương.
Về điều tra hiện trạng bùn thải, việc thực hiện lấy mẫu phải tuân thủ các quy định
của Việt Nam, theo thông tư số : 32/2013/TT-BTNMT, và phải nằm trong KCN
Phúc Khánh:
Trước tiên, xác định không gian (vị trí lấy mẫu – là các bãi bùn từ quá trình
xử lí nước tại KCN Phúc Khánh). Thời gian và tần suất:
“Lấy mẫu vào ít nhất 03 ngày khác nhau, thời điểm lấy mẫu của mỗi ngày phải khác
nhau (đầu, giữa và cuối của một ca hoặc mẻ hoạt động).
Phải khuấy, trộn đều trước khi lấy mẫu bùn thải; lấy ít nhất 03 mẫu đại diện ngẫu
nhiên ở các vị trí khác nhau” (trích: thông tư số: 32/2013/TT-BTNMT, trang 11)[5].
Về điều tra các hoạt động ảnh hưởng (loại hoạt động, các nguồn thải và công
tác quản lý) sử dụng phiếu điều tra, cần các thông tin như: Loại chất thải rắn, lượng
thải, tình hình phân loại chất thải rắn, lưu giữ, xử lý chất thải, ý thức bảo vệ môi

-14-



trường của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các CSSX tại KCN Phúc Khánh.
Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau:
+ Lượng CTR phát sinh từ sinh hoạt
+ Việc nộp lệ phí thu gom CTR của các đối tượng được tiến hành thu gom
+ Ý kiến của công nhân trong KCN Phúc Khánh về vấn đề môi trường
+ Mức độ hài lòng đối với dịch vụ thu gom
+ Đối tượng phỏng vấn: công nhân tại KCN
+ Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn công nhân tại KCN Phúc Khánh,
+ Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra
Tiến hành phỏng vấn điều tra các công nhân theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có
sự cân đối về trình độ học vấn, thu nhập, lứa tuổi, đa dạng về nghề nghiệp.
+ Đối tượng được phỏng vấn: công nhân làm việc tại các CSSX, công nhân
trực tiếp tham gia thu gom CTR, những cán bộ chuyên môn am hiểu về lĩnh vực
môi trường
Kết quả của đề tài phụ thuộc phần nhiều vào kết quả khảo sát thực địa, thu
thập thông tin, cập nhật các dữ liệu về điều tra hiện trạng và diễn biến phát sinh, các
hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường như: Hoạt động xả thải, các hoạt động xử
lý,..
2.4.2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp thông tin số liệu:
Sử dụng một số phần mềm word, excel để tổng hợp, phân tích các kết quả
nghiên cứu của khu vực có liên quan đến đề tài.

-15-


Khung logic nghiên cứu
Mục tiêu NC

Phương pháp


Nội dung NC

NC

Tổng quan chất thải
rắn và ô nhiễm CTR
trên thế giới, Việt
Xác định áp Nam
Đặc điểm vùng khu
lực làm gia
công nghiệp Phúc
tăng chất thải
Khánh –TP Thái Bình
rắn
- tỉnh Thái Bình.
(Pressures)
Hoạt động phát sinh

Thu thập thông
tin, số liệu thứ
cấp

Kết quả dự kiến
Nắm được cơ bản về
chất thải rắn và ô nhiễm
CTR trên thế giới, Việt
Nam

Thu thập thông Làm rõ được vị trí, địa
tin, số liệu thứ hình, thủy văn và tài

cấp

nguyên khu vực này

Phát phiếu điều Xác định được các hoạt

chất thải rắn (nguồn tra, đối với các động chính, mức độ ảnh
thải),

thành

khối lượng,..

phần, cơ sở sản xuất, hưởng đến môi trường
ban quản lý

Hiện trạng chất thải Quan
Nắm

hiện tại và tương lai
Hiện trạng lưu lượng

trắc, chất thải rắn tại khu

được rắn tại khu công phân tích môi công nghiệp Phúc Khánh
hiện trạng chất nghiệp Phúc Khánh
trường
- TP Thái Bình - tỉnh
thải
rắn

Thái Bình.
Đánh giá ưu điểm,
(Status)
Hiện trạng hoạt động Phát phiếu điều
nhược điểm công tác
quản lý chất thải rắn tra
quản lý chất thải rắn
Tác động của
Xác định được môi
Tác động tới môi Phân tích tổng
chất thải rắn
trường, sinh thái và kinh
trường, sinh thái và hợp thông tin
tới môi trường
tế - xã hội bị tác động
kinh tế - xã hội
số liệu
(Impacts)
tốt hay xấu

-16-


×