Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thực trạng việc đào tạo của học viện hàng không việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.43 KB, 6 trang )

Thực trạng việc đào tạo của Học viện Hàng không Việt Nam
Nguồn nhân lực (NNL) là điểm mấu chốt và là lực lượng quan trọng
nhất trong mỗi tổ chức. Đảng đã khẳng định “Con người là vốn quý nhất,
chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta,
coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con
người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa
hiện đại hóa”. Tuy nhiên, từ ý tưởng trên đi tới đường lối, chính sách và tổ
chức thực hiện là cả một cuộc trường chinh gian khổ.
Đã đến lúc cần phải xem xét chất lượng cuộc sống so với tăng trưởng
kinh tế đạt được. Đứng chân trong thế giới này, nước ta còn phải làm hai so
sánh nữa:
Thứ nhất: chất lượng NNL và năng suất lao động so với các nước
chung quanh, khoảng cách phát triển không thu hẹp được bao nhiêu; nếu lấy
chỉ số thu nhập tính theo đầu người làm thước đo chung nhất, khoảng cách
này có xu hướng đang rộng thêm.
Thứ hai: khả năng phát triển kinh tế theo chiều rộng đã tới mức trần,
nước ta đứng trước đòi hỏi phải bằng mọi cách chuyển từ lợi thế so sánh dựa
trên lao động giá rẻ và nhờ cậy vào tài nguyên, môi trường sang tạo ra lợi
thế cạnh tranh chủ yếu dựa trên phát huy nguồn lực con người. Song nước ta
đang vấp phải 3 trở lực lớn: chất lượng còn thấp về nguồn nhân lực, sự bất
cập lớn của kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuât, năng lực quản lý hẫng hụt
nhiều mặt.
Nguyễn Thị Thanh Hằng

1


Từ so sánh trên, ta thấy nhận xét của các chủ doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay đều cho rằng:
1. Các doanh nghiệp phải đào tạo lại hầu hết mọi người ở mọi cấp
bậc – học nghề, đại học, sau đại học - mà doanh nghiệp nhận vào;


2. Các doanh nghiệp không tin tưởng vào hệ thống đại học và các
viện nghiên cứu của trong nước, lý do được đưa ra là vì chất lượng
giảng dạy thấp; nội dung yếu và lạc hậu; khả năng nghiên cứu
thấp; sách vở và thiết bị đều thiếu, không đồng bộ, cũ kỹ, rất yếu
về ngoại ngữ, năng lực tổ chức và quản lý thấp…
Cũng như thế với một ngành kinh doanh đặc chủng là hàng không thì
việc đào tạo của Học viện Hàng không Việt Nam bao gồm:
Các ngành đào tạo đại học và cao đẳng
1. Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông hàng không
2. Ngành Quản trị kinh doanh
3. Ngành Quản lý hoạt động bay
Các nghề đào tạo trung cấp nghề
1. Nghề Đặt chỗ bán vé
2. Nghề Phục vụ hành khách
3. Nghề Phục vụ hàng hóa
4. Nghề Kiểm soát không lưu (đường dài, tiếp cận, tại sân)
5. Nghề Kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (gồm: cơ giới - điện, điện tử)
6. Nghề An ninh hàng không
7. Nghề Phi công hàng không dân dụng
8. Nhóm nghề kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông gồm các nghề: Điện
tử dân dụng, Kỹ thuật thiết bị thông tin hàng không, Kỹ thuật thiết bị
dẫn đường hàng không, Kỹ thuật thiết bị radar hàng không, Kỹ thuật
điện cảng hàng không
9. Tiếp viên hàng không

Nguyễn Thị Thanh Hằng

2



Nhìn qua hai loại hình đào tạo Cao đẳng, Đại học và Trung cấp như
trình bày với các danh mục đào tạo như trên, nhưng thực chất hiện tại thì đào
tạo trên trong một số chuyên ngành chính đã đáp ứng đủ và đúng chất lượng
yêu cầu bay hiện tại chưa?
Chúng ta có thể thấy Học viện Hàng không cũng mới chỉ thành lập
cách đây 2 năm, bằng đó thời gian chưa thể nói rằng việc đào tạo đó có thể
lấp kín, chỗ trống về việc hiện tại các hãng hàng không của Việt Nam hiện
nay vẫn còn đang loay hoay và đi giải bài toán về nhân sự.
Tại sao lại như thế vì điều kiện mới thành lập còn nhiều thiếu thốn
trang thiết bị dạy và học trong khi ngành hàng không không ngừng phát
triển, cả về kỹ thuật và trang thiết bị, việc chúng ta vẫn phải phụ thuộc vào
nước ngoài là do chúng ta chưa thể làm chủ kỹ thuật hiện đại, chưa đủ tiềm
lực để phát triển trên chính sân nhà và hệ quả là việc phải thuê máy bay, phi
công, kỹ sư…với chi phí đắt đỏ, như thế cũng đủ nói lên, việc cố gắng hòa
nhập nắm bắt và làm chủ kỹ thuật trong thời gian ngắn vẫn còn là bài toán
khó với ngành hàng không cũng như hàng hàng không Quốc gia Việt Nam
(Viet Nam Airlines - VNA).
Với những tồn tại trên ngành hàng không và đặc biệt là VNA cần làm
gì, sau đây là một số biện pháp giải quyết vấn đề trên:
1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật kết hợp với việc tiếp tục
cải cách hành chính, đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành theo hướng
tăng cường, tập trung vào công tác giám sát, quản lý nhà nước đối với

Nguyễn Thị Thanh Hằng

3


mọi hoạt động trong lĩnh vực HKDD đặc biệt trong công tác đảm bảo
an ninh, an toàn HK.

2. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh
giữa các hãng HK, các doanh nghiệp tham gia các hoạt động HK.
3. Thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các doanh
nghiệp trong Ngành. Khuyến khích việc thành lập các hãng HK mới
và việc tham gia kinh doanh các dịch vụ HK của tất cả các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, các doanh nghiệp
nước ngoài.
4. Tăng cường, đẩy nhanh hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Đưa ra những
cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tác động vào nhu cầu cũng như
khuyến khích các hoạt động HK tại các khu vực miền Bắc, miền
Trung các vùng trọng điểm về chính trị, vùng xa và hải đảo.
5. Triển khai có hiệu quả các chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa
học công nghệ trọng điểm của Ngành phục vụ cho phát triển CNHK,
xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, công nghệ phần mềm, mạng thông
tin toàn Ngành phục vụ hoạt động điều hành, quản lý thống nhất của
tất cả các cấp, các đơn vị. Song song với đầu tư phát triển phải tăng
cường công tác bảo vệ môi trường theo Chỉ thị 36/CT-TW của Bộ
Chính trị.
6. Tập trung mọi nguồn lực, ưu tiên phát triển đội máy bay, hạ tầng cơ sở
CHK nhằm tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản về năng lực,
chất lượng phục vụ của Ngành trong những năm tới.
Nguyễn Thị Thanh Hằng

4


7. Các giải pháp tạo vốn phát triển: Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông hàng không chủ yếu từ ngân sách nhà nước.
Nguồn vốn đầu tư cho đội máy bay, phát triển công nghiệp hàng
không, các cơ sở dịch vụ đồng bộ... do các doanh nghiệp tự huy động.

Để tăng cường nguồn vốn đầu tư cần có các giải pháp tạo vốn đầu tư
như sau.
8. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực:
- Đa dạng hóa các hình thức, phương thức đào tạo: ngắn hạn, dài
hạn, đào tạo trong nước, đào tạo ngoài nước, đào tạo theo trường

-

lớp và tự đào tạo.
Song song với việc phát triển hợp lý các cơ sở đào tạo trong
Ngành, phải tận dụng tối đa năng lực, khả năng đào tạo của các cơ

-

sở đào tạo trong nước đặc biệt là đối với các ngành mở.
Áp dụng chế độ tuyển dụng công khai thông qua thi tuyển, thử việc
trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn chặt chẽ, khoa học và công bằng

-

cho mọi đối tượng.
Ưu tiên sử dụng, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ và thực hiện chế
độ ưu đãi đối với các đối tượng lao động tại các CHKNĐ, vùng

sâu, vùng xa, hải đảo.
Trên đây, là hiện trạng tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
ngành hàng không cùng đó là một số giải pháp phát triển mong muốn Việt
Nam hội nhập và phát triển hướng tới một ngày mai tốt đẹp hơn.

Nguyễn Thị Thanh Hằng


5


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tham khảo“ Quản trị nguồn nhân lực tài chính doanh
nghiệp” Trung tâm ETC Đại học Quốc gia - GRIGGS
2. Giáo trình “ Quản trị nguồn nhân lực” của PGS.TS Trần Kim Dung
3. />4. />5. />
Nguyễn Thị Thanh Hằng

6



×