Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ DỆT LƯỚI BÙI MÔN TẠI ẤP TÂN TIẾN XÃ XUÂN THỚI THƯỢNG HUYỆN HÓC MÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.04 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

VÕ VĂN KHÁNH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ DỆT LƯỚI BÙI MÔN
TẠI ẤP TÂN TIẾN XÃ XUÂN THỚI
THƯỢNG HUYỆN HÓC MÔN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

VÕ VĂN KHÁNH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ DỆT LƯỚI BÙI MÔN
TẠI ẤP TÂN TIẾN XÃ XUÂN THỚI
THƯỢNG HUYỆN HÓC MÔN
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: Ts. PHẠM THANH BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Nghiên Cứu Thực Trạng
Và Đề xuất Giải Pháp Phát Triển Làng Nghề Dệt Bùi Môn Tại Ấp Tân Tiến Xã Xuân
Thới Thượng Huyện Hóc Môn” do Võ Văn Khánh, sinh viên khoá 33, ngành Quản Trị
Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Phạm Thanh bình
Người hướng dẫn,

Ngày tháng năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm 2007

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ đã sinh thành, nuôi
dưỡng, dạy bảo để con có được ngày hôm nay.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền thụ cho em những kiến thức bổ ích trong suốt 4
năm học tại trường, đặc biệt là thầy Phạm Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn em trong
quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến các Anh Chị trong Phòng Thống Kê
huyện Hóc Môn và Ủy ban nhân dân xã Xuân Thới Thượng đặc biệt là chú Lĩnh đã
nhiệt tình giúp đỡ Em trong quá trình thu thập số liệu phục vụ cho khóa luận tốt
nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời tri ân đến tất cả người thân và bạn bè đã
động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có được ngày hôm nay.
Sinh viên thực hiện
Võ Văn Khánh


NỘI DUNG TÓM TẮT
Võ Văn Khánh. Tháng 07 năm 2011. “Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất
Giải Pháp Phát Triển Làng Nghề Dệt Lưới Bùi Môn tại Ấp Tân Tiến Xã Xuân
Thới Thượng, huyện Hóc Môn”
Vo Van Khanh, July 2011, “ Researching actual situation and proposing
solutions for development of Bui Mon net weaving at Tan Tien hamlet, Xuan
Thoi Thuong village, Hoc Mon District”
Khoá luận được thực hiện thông qua việc tiến hành điều tra thực tế 150 hộ tham
gia ngành nghề sản xuất các sản phẩm lưới từ nguyên liệu sợi nhựa như lưới nông
nghiệp, lưới xây dựng, lưới đánh cá…vv. Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các
hộ tham gia Làng Nghề và thu thập số liệu thứ cấp từ các Phòng ban của huyện Hóc
Môn. Qua đó tôi nhận thấy trên địa bàn nghiên cứu hiện nay có hơn 150 hộ tham gia
Làng Nghề chủ yếu là sản xuất các sản phẩm lưới dệt từ nguyên liệu là sợi nhựa. Làng
Nghề dệt lưới Bùi Môn phát triển đã góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao
động ở địa phương, tăng thêm thu nhập cho họ, góp phần ổn định kinh tế xã hội trong
địa bàn. Trong phạm vi khoá luận này chủ yếu chỉ tập trung giới thiệu về ngành nghề

sản xuất các sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu là sợi nhựa, vì đây là ngành nghề được
phát triển từ năm 1985 đến nay thay cho dệt mùn, mền đã không được tiếp tục phát
triển vì không thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên hiện nay do một
số lý do như, thiếu vốn sản xuất, quy mô sản xuất nhỏ bé, cạnh tranh gay gắt…Làng
Nghề đang có nguy cơ bị mai một. Do đó để Làng Nghề có thể tiếp tục duy trì và phát
triển trong thời gian tới tôi có đề xuất việc thành lập một hợp Tác Xã để khắc phục các
khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, để Làng Nghề có thể tiếp tục phát triển bền vững đòi
hỏi nhà nước và chính quyền địa phương cần có các biện pháp kịp thời, thiết thực để
giải quyết tất cả các khó khăn trên.


MỤC LỤC
MỤC LỤC

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU


1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG II TỔNG QUAN

5


2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

5

2.2 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu

7

2.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

7

2.2.2 Điều kiện kinh tế

9

2.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng

9

2.2.4. Điều kiện xã hội

10

2.3.Tổng quan về làng dệt lưới Bùi Môn.

11

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


13

3.1. Cơ sở lý luận

13

3.1.1. Các khái niệm cơ bản về làng nghề TTCN

13

3.1.2. Vị trí, vai trò của Làng Nghề đối với phát triển kinh tế-xã hội

16

3.1.3. Khái niệm HTX

16

3.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động của HTX

18

3.2. Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

21


3.2.2. Phương pháp điều tra

21

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

21

v


3.2.4. Phương pháp thống kê mô tả

21

3.3.Các công cụ hoạch định chiến lược

22

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

24

4.1 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Làng Nghề dệt lưới Bùi Môn

24

4.1.1 Nguồn gốc và tình hình hoạt động trong Làng Nghề

24


4.1.2. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Làng Nghề

25

4.1.3 Những thuận lợi và khó khăn chung của Làng Nghề

27

4.2.Thông tin về chủ hộ sản xuất trong LàngNghề

27

4.3. Thông tin về hộ điều tra

29

4.3.1 Hình thức tham gia làng nghề của các hộ điều tra

29

4.3.2. Tình hình lao động trong các hộ điều tra

30

4.3.3. Quy mô sử dụng máy móc thiết Bị

31

4.3.4 Tình hình nguồn nguyên liệu cung cấp gia công của các hộ điều tra.


31

4.3.5.Vấn đề về vốn sản xuất của các hộ điều tra

32

4.3.6. Thu nhập bình quân của lao động trong Làng Nghề

32

4.3.7. Tác động của Làng Nghề đến địa phương

33

4.3.8. Những khó khăn của các hộ điều tra trong

34

4.3.9. Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Làng Nghề.

34

4.4. Xây dựng hợp tác xã để bảo tồn và phát triển bền vững làng nghề truyền Thống35
4.4.1. Điều Kiện Xây Dựng Hợp Tác Xã

35

4.4.2. Lợi ích của việc xây dựng HTX


35

4.4.3. Nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động của HTX Dệt Bùi Môn.

37

4.4.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của HTX:

39

4.4.5. Những công việc đầu tiên cần làm khi thành lập HTX

40

4.5. Hoạch Định Chiến Lược phát triển trong thời gian tới cho HTX

42

4.5.1Cơ sở các giải pháp – Phân tích ma trận SWOT

42

4.5.2 Phân tích các chiến lược đề xuất

45

4.5.3 Lựa chọn và đề xuất chiến lược

47


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

56

5.1. Kết luận

56

5.2. Đề nghị

57
vi


5.2.1. Đối với Sở Công nghiệp

57

5.2.2. Sở Khoa học và Công nghệ

57

5.2.3. Sở Thương mại

57

5.2.4. Sở Kế hoạch Đầu tư

58


5.2.5. Uỷ ban nhân dân các huyện, xã

58

5.2.6. Đối với các hộ dân tham gia sản xuất trong làng nghề

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

59

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh

CN- TTCN

Công Nghiệp- Tiểu Thủ Công Nghiệp

GTSX

Giá Trị Sản Xuất


KT-NV

Kỷ Thuật- Nghiệp Vụ

KHKT

Khoa Học Kỷ Thuật

HTX

Hợp Tác Xã

NN

Nông Nghiệp

PTNN

Phát Triển Nông Thôn

BQT

Ban Quản Trị

BKS

Ban Kiểm Soát

CNH-HĐH


Công Nghiệp Hóa-Hiện Đại Hóa

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng2.1. Cơ Cấu Doanh Thu các Ngành TTCN của Toàn Huyện Hóc Môn

9

Bảng 2.2. Tình Hình Dân Số Lao Động của Xã Xuân thới thượng Năm 2009

12

Bảng 3.1. Sơ Đồ Phân Tích Ma Trận SWOT

22

Bảng 4.1. Thông Tin về Chủ Hộ Sản Xuất

28

Bảng 4.2.Bảng Thâm Niên Tham Gia Làng Nghề của Các Hộ Điều Tra

29


Bảng 4.3 Tình Hình Sử Dụng Máy Móc Thiết Bị của Làng Nghề

31

Bảng 4.4. Nguồn Gốc Vốn của Các Hộ Điều Tra

32

Bảng 4.5. Thu Nhập Bình Quân của Lao Động trong Làng Nghề

32

Bảng 4.6. Đánh Giá Đời Sống của Hộ Điều Tra Sau Khi Tham Gia

33

Bảng 4.7. Bảng phân tích Ma trận SWOT:

44

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Biểu Đồ Mô Tả Trình Độ Học Vấn của Người Dân trên Địa Bàn. Huyện 11
Hình 4.1. Quy Trình Làm Ra Sản Phẩm của Làng Nghề

24

Hình 4.2. Sơ Đồ Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm của Làng Nghề


26

Hình 4.3. Sơ Đồ Kênh Cung Cấp Nguyên Liệu của Làng Nghề

26

Hình 4.4. Biểu Đồ Mô Tả Hình Thức Tham Gia Làng Nghề của Các Hộ

29

Hình 4.5 biều đồ Tình Hình Lao Động của Các Hộ Điều Tra

30

Hình 4.6. Biểu đồ Đánh Giá Nhu Cầu Xây Dựng HTX của Các Hộ Điều Tra

35

Hình 4.7.: Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Nhân Sự của HTX

39

Hình 4.8. Sơ Đồ Kênh Phân Phối của HTX dệt Bùi Môn:

53

ix



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngành Tiểu Thủ Công Nghiệp ở nước ta được hình thành và phát triển từ lâu
đời đã đóng góp và có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội đặc
biệt là trong quá trình CNH- HĐH hiện nay. Thông qua quá trình hình thành và phát
triển của các ngành nghề truyền thống đã mang lại giá trị kinh tế lớn cho đất nước.
Hơn thế nữa, những ngành nghề truyền thống còn tạo nên những tinh hoa và bản sắc
của dân tộc.
Theo thống kê đến cuối năm 2005, nước ta có khoảng 1400 Làng Nghề thủ
công mỹ nghệ, trong đó có hơn 300 Làng Nghề truyền thống. Làng Nghề phát triển tạo
nhiều việc làm cho người lao động và xã hội có thêm nhiều sản phẩm hàng hoá phục
vụ sản xuất, tiêu dùng. Mỗi năm hàng hoá của các Làng Nghề đóng góp cho xuất khẩu
đạt bình quân khoảng 600 triệu USD.
Thế nhưng, trong thời kỳ hiện nay, khi mà đất nước đang từng bước chuyển
mình theo xu thế toàn cầu hóa thì hầu như các ngành nghề truyền thống lại không thể
cạnh tranh được trong cơ chế thị trường. Với kỹ thuật lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ,
sản xuất nhỏ lẻ…vv các nghành nghề truyền thống dần đi vào ngõ cụt và có nguy cơ bị
mai một nếu không có một giải pháp phát triển kịp thời.
Làng Nghề dệt Bùi Môn, thuộc Ấp Tân Tiến, xã Xuân Thới Thượng, huyện
Hóc Môn, với sản phẩm đặc trưng là những tấm mền dệt bằng sợi cotton hoa văn đặc
sắc, dày mỏng khác nhau nhưng khá phổ biến khắp các tỉnh thành miền Nam những
năm 1980- 1990. Tuy nhiên, từ khi có hàng nỉ của Trung Quốc, nghề dệt mền ở đây
xuống dần và dần dần chuyển sang nghề dệt lưới với chi phí thấp hơn dệt và đầu ra
khả quan hơn do nước ta với mạng lưới sông ngòi chằng chịt và đường bờ biển kéo dài
từ Bắc chí Nam. Tuy nhiên, làng nghề hiện nay cũng gặp không ít khó khăn về máy


móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, thiếu vốn, cạnh tranh…vv. Từ đó chúng ta

đặt ra câu hỏi:
+ Liệu dệt lưới có bị biến mất như dệt mền không?
+ Liệu làng dệt Bùi Môn này có còn tồn tại và phát triển bền vững theo xu thế hiện nay
hay không?
Do đó, việc định hướng , đưa ra các giải pháp phát triển trong giai đoạn này là
hết sức cần thiết, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội văn hóa rộng lớn và đồng thới
tác động trực tiếp đến tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp nói chung, giữ gìn giá trị
văn hóa truyền thống nói riêng.
Nhận thức được vấn đề này, tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề
xuất giải pháp phát triển làng nghề dệt lưới Bùi Môn tại ấp Tân Tiến xã Xuân Thới
Thượng, huyện Hóc Môn” làm đề tài nghiên cứu của mình với mục đích tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn thực trạng nghề dệt ở đây, những vấn đề còn tồn đọng và tìm ra
phương hướng giải quyết thích hợp nhất để duy trì và phát triển bền vững nghề dệt
trong tiến trình CNH-HĐH hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và đề xuất một số giải pháp
nhằm duy trì và phát triển Làng Nghề dệt Bùi Môn tại ấp Tân Tiến xã Xuân Thới
Thượng Huyện Hóc Môn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu vị trí, vai trò của Làng Nghề đối với đời sống kinh tế, xã hội của
người dân tham gia Làng Nghề.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động SXKD của các hộ tham gia Làng Nghề
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc duy trì và phát triển Làng
Nghề dệt lưới trên địa bàn.
- Tìm hiểu khả năng phát triển của Làng Nghề trong tương lai: nguồn nhân lực,
nguồn nguyên liệu, thị trường…
- Đề xuất giải pháp để duy trì và phát triển Làng Nghề.
- Đề xuất một số kiến nghị để duy trì Làng Nghề


2


1.3 Phạm vi nghiên cứu
 Không gian: Khoá luận được thực hiện trên địa bàn Ấp Tân Tiến Xã
Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn TP. HCM.
 Phạm vi thời gian:
+Thời gian thực hiện khoá luận từ 26/3/2011-23/7/2011.
+Khóa luận thu thập số liệu của các phòng ban huyện Hóc Môn trên niên
giám thống kê năm 2009, và các số liệu điều tra về dân số năm 1999.
 Đối tượng nghiên cứu: những hộ dân tham gia nghề dệt lưới từ nguyên
liệu là sợi nhựa.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lý do chọn khoá luận, mục tiêu nghiên cứu, thời gian nghiên cứu diễn ra
trong bao lâu, diễn ra ở đâu và đối tượng nghiên cứu bao gồm những ai.
Chương 2: Tổng quan
Tổng quan về một số tài liệu và tổng quan về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội của huyện Hóc Môn, đồng thời giới thiệu sơ lược về Làng Nghề dệt Bùi
Môn.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu một số khái niệm về Làng Nghề; lịch sử hình thành và phát triển Làng
Nghề; các tiêu chí phân loại Làng Nghề; vị trí vai trò của Làng Nghề đối với sự phát
triển kinh tế, xã hội, môi trường; tầm quan trọng của phát triển nông thôn; các tiêu chí
đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất của người dân tham gia trên địa bàn Làng Nghề.
Đồng thời nêu lên các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong khoá luận.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
+ Trình bày thực trạng hoạt động SXKD của các cơ sở và hộ gia đình tham gia
sản xuất đồ gia dụng trên địa bàn Làng Nghề.
+ Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển Làng Nghề.

+ Phân tích ma trận SWOT.
+ Đề xuất các giải pháp để củng cố và phát triển Làng Nghề trong tương lai.

3


Chương 5: Kết luận và đề nghị
Trình bày những kết luận qua quá trình nghiên cứu, trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã
đạt được và các ý nghĩa rút ra từ kết quả nghiên cứu đề ra các kiến nghị với các cơ
quan chức năng để Làng Nghề có thể phát triển hiệu quả hơn.

4


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Sau khi có quyết định số 132/2000/QĐ – TTG ngày 24/11/2000 của Chính phủ
về việc khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, các điểm Làng Nghề ở các địa
phương dần dần đã được khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển.
Theo thống kê đến cuối năm 2005, nước ta có khoảng 1400 Làng Nghề thủ
công mỹ nghệ, trong đó có hơn 300 Làng Nghề truyền thống. Làng Nghề phát triển tạo
nhiều việc làm cho người lao động và xã hội có thêm nhiều sản phẩm hàng hoá phục
vụ sản xuất, tiêu dùng. Mỗi năm hàng hoá của các Làng Nghề đóng góp cho xuất khẩu
đạt bình quân khoảng 600 triệu USD.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong những trung tâm đô thị lớn nhất
nước, với các hoạt động kinh tế như sản xuất, thương mại, dịch vụ… mang tính công
nghiệp hiện đại và chuyên môn cao. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động kinh tế
mang tính công nghiệp đó, thành phố vẫn có những hình thức hoạt động kinh tế mang

tính thủ công, nhất là các nghề thủ công truyền thống. Hiện nay, tại thành phố có
khoảng vài trăm nghề thủ công khác nhau, trong đó có những nghề qui tụ được khá
nhiều hộ gia đình với nhiều nhân khẩu tham gia như nghề đan rổ rá, nghề đan đệm,
nghề bánh tráng, nghề gốm, nghề gạch… và đã hình thành nên các làng mà chúng tôi
gọi là làng nghề thủ công.
Sự xuất hiện và tồn tại của các làng nghề thủ công này đã mang đến nhiều lợi
ích cho cuộc sống của người dân làng nghề ở thành phố trong suốt những năm qua.
Tuy nhiên, dưới sự tác động của quá trình phát triển đô thị, trong đó có cả sự tác động
của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các làng nghề thủ công của thành phố
hiện nay đang có nguy cơ mất dần hoặc biến tướng, làm thay đổi lợi ích truyền thống
của làng nghề, ảnh hưởng đến lối sống, sinh hoạt của người dân làng nghề.


Vài định hướng cho sự phát triển của làng nghề thủ công ở thành phố: Ngày 26
tháng 9 năm 2003 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với Cơ
quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo bàn về các dự án phát triển
làng nghề thủ công ở Việt Nam. Hội thảo đã thống nhất đưa ra các dự án như: xây
dựng hệ thống thông tin làng nghề thủ công; phát triển cụm sản xuất tiểu thủ công
nghiệp; bảo tồn giá trị truyền thống của sản phẩm thủ công; xây dựng hệ thống phát
triển mẫu mã; phát triển các mặt hàng thủ công có tính cạnh tranh; cải thiện môi
trường làng nghề; tăng cường năng lực quản lý cho cộng đồng dân tộc thiểu số và
chiến lược phát triển làng nghề. Sau đó, tại thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức hội
thảo “Làng nghề đất Sài Gòn – mô hình phát triển” do Liên minh Hợp tác xã thành
phố tổ chức. Trong hội thảo, các đại biểu cũng đưa ra một số phương hướng cho việc
phát triển làng nghề ở thành phố như “cần có một trường đào tạo nghề riêng cho thợ
thủ công”, “cần có sự trợ giúp vốn của ngân hàng để các làng nghề đủ vốn hoạt động”,
và “phát triển làng nghề truyền thống phải đi đôi với việc giải quyết các vấn đề môi
trường, đổi mới công nghệ, thiết bị, đào tạo bồi dưỡng thợ trẻ… Điều quan trọng là
phải xác định sản phẩm truyền thống, kết hợp với các ngành công nghiệp theo hướng
chuyên môn hóa và hợp tác hóa”.

Trên cơ sở đề xuất của các nhà khoa học cùng với việc điều tra thực tế trên địa
bàn thành phố, chúng tôi đề ra một số định hướng bước đầu cho việc phát triển làng
nghề thủ công thành phố để cùng tham khảo như sau:
+ Nên khoanh vùng các làng nghề có cùng một tính chất với nhau. Việc khoanh
vùng này không phải bắt các làng nghề di chuyển về một nơi nhất định mà khoanh
vùng trên nguyên tắc quản lý của hợp tác xã hoặc Hiệp hội. Có thể nghĩ đến một số
các hiệp hội như Hiệp hội hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó có các làng nghề như
chạm khắc, sơn mài, đúc đồng…; Hiệp hội hàng gia dụng, gồm các làng nghề mây tre
lá, dệt…; hay Hiệp hội hàng thực phẩm, gồm các làng nghề chế biến thực phẩm như
đậu hủ, hủ tiếu, bún, nem chả… Việc thành lập các Hiệp hội sẽ dễ quản lý quá trình
hoạt động của các làng nghề; và trên cơ sở hoạt động của các Hiệp hội, làng nghề có
thể kiến nghị với chính quyền thành phố về việc hỗ trợ vốn, trang thiết bị, về cung
cách tiêu thụ, đào tạo thợ… Qua đó, Hiệp hội cũng đóng vai trò đầu tàu để phát triển

6


thị trường của các làng nghề, xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu sản
phẩm.
+ Khi các Hiệp hội ra đời thì việc quản lý về chất lượng nguồn hàng, xây dựng
thương hiệp sản phẩm, mở rộng thị trường… phải do Hiệp hội đảm nhận. Mỗi Hiệp
hội phải cam kết với chính quyền thành phố là điều hành hoạt động của các làng nghề
thủ công dưới tiêu chí: sản xuất hàng thủ công truyền thống; sản phẩm thủ công làm ra
phải mang được yếu tố truyền thống của văn hóa dân tộc; tuy nhiên cũng phải chú
trọng đến việc hội nhập của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Có đảm bảo được các
tiêu chí đó, thì các làng nghề thủ công thành phố sẽ giữ vững được giá trị truyền thống
vốn có của nó; bên cạnh đó cũng có động lực thúc đẩy việc đầu tư nhằm phát huy tính
chuyên môn của các cơ sở sản xuất để có thể dần hội nhập với thị trường trong nước
và quốc tế.
+ Ở các làng nghề, nhất là các làng nghề chuyên sản xuất các mặt thủ công mỹ

nghệ cũng nên có chính sách đầu tư đề xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn, bên cạnh việc
chú trọng vào nâng cao chất lượng sản phẩm. Mục đích của việc này là các làng mỹ
nghệ tự nâng mình lên để trở thành những điểm tham quan du lịch và tiêu thụ sản cho
du lịch. Đây cũng là hướng tích cực cho việc phát triển làng nghề thủ công ở thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay, khi mà du khách đến tham quan, du lịch tại trong thành phố
trong những năm gần đây ngày một tăng.
Tóm lại, chính quyền thành phố cần có những chính sách, những biện pháp
thích hợp để điều chỉnh hướng phát triển của làng nghề cho phù hợp quá trình phát
triển của thành phố mà không làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống quí báu
đang tồn tại trong các làng nghề thủ công của thành phố Hồ Chí Minh.
2.2 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Tháng 4/1997 huyện Hóc Môn được tách thành Quận 12 và Huyện Hóc Môn mới.
Huyện Hóc Môn mới nằm về phía Tây Bắc Thành Phố Hồ Chí Minh.
-

Phía Bắc giáp huyện Củ Chi

-

Phía Nam giáp Quận 12 và huyện Bình Chánh

-

Phía Tây giáp Long An
7


-


Phía Đông giáp Bình Dương

Huyện Hóc Môn là cửa ngõ vào nội thành, với hướng phát triển thành hành lang
công nghiệp, điạ bàn dân cư kết hợp với du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử với các địa
danh: Ngã Ba Giồng, Bà Điểm 18 Thôn Vườn Trầu… và cùng tuyến du lịch tham
quan Khu di tích Địa đạo - Bến Dược Củ Chi. Ngoài ra, Hóc Môn còn là điểm nối liền
với các trục đường giao thông quan trọng, như quốc lộ 1A, từ Đồng bằng sông Cửu
Long và miền Đông Nam Bộ, đường Xuyên Á (quốc lộ 22) từ Campuchia qua Tây
Ninh vào TPHCM và nối liền đường quốc lộ 1A. Tại khu vực An Sương là nơi trung
chuyển hàng hóa của TPHCM đi Tây Ninh- Campụchia và ngược lại. Với đường liên
tỉnh lộ 9 nối TPHCM với Đức Hòa- Đức Huệ (Long An) qua biên giới Campuchia,
liên tỉnh lộ 15 nối TPHCM – Tây Ninh- Bình Phước- Lộc Ninh. Với các trục giao
thông quan trọng này xuyên qua Hóc Môn, là cầu nối giao lưu kinh tế giữa Hóc Môn,
TPHCM với các vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các khu công nghiệp ở Đông
Nam Bộ, mở ra triển vọng thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Hóc Môn.
b. Điều kiện tự nhiên
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo. Trong năm chia làm hai mùa
rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa phổ biến không đều: lượng mưa
tăng dần từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Mưa tập trung nhất vào tháng 8 và
tháng 9, do hệ thống tiêu thoát nước không tốt nên dễ ngập úng cục bộ.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa khô mực nước ngầm xuống thấp nên dễ
gây hiện tượng thiếu nước, nhất là sản xuất nông nghiệp khai thác nước tưới bằng
giếng thủ công.
Về gió: có hai hướng chính:
• Gió hướng Tây hoặc Tây Nam: có vận tốc trung bình 1,5-3,0 m/s được thịnh
hành từ tháng 6 đến tháng 9.
• Gió hướng Đông hoặc Đông Nam: có vận tốc trung bình từ 1,5- 2,5 m/s được
thịnh hành từ tháng 2 đến tháng 5.

Ngoài ra có gió Bắc và Đông Bắc thổi về từ tháng 10 đến tháng 2. Cuối mùa mưa
đầu mùa khô gió thổi từ tháng 10 đến tháng 2. Cuối mùa mưa đầu mùa khô gió thổi từ
hướng Tây- Tây Bắc có thể có gió lốc.
8


Nắm vững hướng gió có ý nghĩa quan trọng đến việc bố trí sản xuất CN- TTCN và
sản xuất nông nghiệp hạn chế gây ô nhiễm về không khí.
2.2.2 Điều kiện kinh tế
Nhìn chung, ngành Công Nghiệp trên địa bàn huyện sau khi tách quận 12 có
quy mô nhỏ năm 2009 chiếm 0,7% GTSX công nghiệp của Thành Phố và có tốc độ
tăng trưởng cao tăng 30% so với năm 2007. Do thực hiện đường lối chủ trương của
thành phố di dời một số cơ sở công nghiệp ở nội thành ra và chính sách khuyến khích
các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng quy mô, thay đổi công nghệ sản xuất và đầu tư
mới, đồng thời cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo một động lực lớn, một
cơ hội lớn cho sự phát triển của ngành Công nghiệp của Huyện.
Đối với các ngành TTCN trên địa bàn huyện. Hình thành nhiều ngành TTCN
mới phát triển đóng góp cho sự phát triển của huyện, trong quá trình đô thị hóa hiện
nay. Việc xuất hiện các ngành mới này đã giúp cho việc giải quyết việc làm cho
huyện.
Bảng2.1. Cơ Cấu Doanh Thu các Ngành TTCN của Toàn Huyện Hóc Môn
Khoản mục

Doanh thu( triệu đồng)

Cơ cấu(%)

Tổng số

62.692


100

Dệt các loại

45.940

73

Sản xuất trang phục và nhuộm 2.806

4

Gia, túi xách, yên giày

608

1

Chế biến gỗ

9.230

15

Sản xuất giường tủ bàn ghế- 4.108

7

sản xuất sản phẩm khác

Nguồn: Phòng Thống Kê Huyện
Qua bảng ta thấy tỉ trọng ngành dệt chiếm đến 73% trong cơ cấu doanh thu các
ngành TTCN trên địa bàn toàn huyện. Giải thích cho điều này là do số lượng lao động
trên địa bàn chủ yếu là trình độ thấp.
2.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng
• Đường Thủy: có hệ thống đường thủy chính dài 42,55 Km gồm:
- Hệ thống sông Sài Gòn: gồm sông Sài Gòn chạy dọc theo phía đông huyện
thuộc địa phận xã Nhị Bình có chiều dài 5.625 m, đây là tuyến vận tải quốc gia có bề
9


rộng sông lớn chiều sâu luồng đảm bảo cho các phương tiện có trọng tải lớn đi qua lại
các tỉnh Bình Dương- Bình Phước- Đồng Nai.
- Ngoài ra còn có các nhánh chính như: rạch Bà Hồng, rạch Tra, sông Cầu Xáng
( nằm phía bắc). Kinh An và kinh Thầy Cai (nằm ở phía tây) thông ra sông Vàm Cỏ
Đông.
• Đường bộ: toàn huyện có 350,678 Km đường các loại, trong đó đường
nông thôn dài 248,8 Km chiếm tỷ trọng 71%. Mật độ trung bình đường giao thông là
3,2Km trên Km2 có các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 22 nối với các tỉnh và thành phố.
Có các tuyến tỉnh lộ 9,10,14,15,16. trong đó tỉnh lộ 9 và 14 là trục giao thông xuyên
suốt huyện
• Bến bãi:
- Toàn huyện có 4 bến xe:
+ Bến xe 19/5 tại xã Tân Thới Nhì, có diện tích 4.389 m2 với 150 đầu xe hoạt
động.
+ Bến xe Thị Trấn 800 m2 có 86 đầu xe hoạt động
+ Bến xe Hóc Môn tại ngã 4 An Sương có diện tích 15.000 m2 có sức chứa 150
xe/ ngày là đầu mối giao thông quan trọng đi các tỉnh.
• Đường thủy:
Hiện có các bến Cầu Lớn, bến Cầu Bông, bến Cấu Xáng, bến cầu Rạch Tra. Các

bến này phát triển một cách tự phát theo yêu cầu giao lưu hàng hóa không có sự quản
lý chặt chẽ của nhà nước
2.2.4. Điều kiện xã hội
a. Dân Số Lao Động
Theo số liệu điều tra năm 1999 huyện có 204.270 nhân khẩu, trong đó nữ chiếm
51,02% dân số. Mật độ dân số phân bố không đồng đều theo các đơn vị hành chánh.
Nơi đô thị hóa mạnh mật độ dân cư cao hơn khoảng 8-10 lần vùng nông thôn. Mật độ
dân số trung bình 1.901 người/km2 . Cao nhất là thị trấn Hóc Môn 9.198 người/km 2 ,
thấp nhất là xã Xuân Thới Sơn 838 người/km2.
b. Nguồn lao động
Tổng nguồn lao động ( từ 13 tuổi trở lên) là 157.928 người, chiếm 77,31% dân
số toàn huyện trong đó:
10


- Dưới độ tuổi lao động (13-17 tuổi): 21.127 người chiếm 13,7 % tổng nguồn.
- Trong độ tuổi lao động ( nam 18-60 tuổi, nử 18-55 tuổi):118.230 người chiếm
78,86 tổng nguồn, và chiếm 56,23% so với tổng số dân của huyện
Trên độ tuổi lao động: 18.571 người, chiếm 11,76% tổng nguồn.
Hình 2.1. Biểu Đồ Mô Tả Trình Độ Học Vấn của Người Dân trên Địa Bàn.
Huyện
trung cấp chuyên nghiệp
không bằng cấp
công nhân KT-NV
2%

2%

từ cao đẳng trở lên


2%

94%

Nguồn: Phòng Thống Kê Huyện
Qua biểu đồ cho thấy trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ của nguồn lao
động huyện còn thấp nhiều so với bình quân Thành Phố. Nhìn chung trình độ lao động
của huyện chủ yếu là trình độ thấp chiếm đến 94% trên toàn huyện.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ phần lớn là lao động phổ thông, vì vậy để phát
triển theo hương CNH- HĐH thì công tác đào tạo cần phải được quan tâm và đầu tư
hơn nữa, nhằm đáp ứng nhu cầu lao động theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
huyện.
2.3.Tổng quan về làng dệt lưới Bùi Môn.
Xã Xuân Thới Thượng là một xã có diện tích lớn nhất của Huyện với diện tích
là 18,57 k m2 dân số là 36.525 người. xã có vị trí rất thuận lợi nằm trên trục giao thông
chính quốc lộ 22 và bến xe An Sương.

11


Bảng 2.2. Tình Hình Dân Số Lao Động của Xã Xuân thới thượng Năm 2009
Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng

Cơ cấu (%)

Tổng dân số


Người

36.525

100

Mật độ dân số

Người/ km2

1.967

Số người ngoài và chưa đến tuổi LĐ

Người

16.055

44

Số người trong độ tuổi LĐ

nt

20.470

56

Số LĐ có việc làm ổn định


nt

12.382

Số LĐ có việc làm thời vụ

nt

7.066

Số LĐ chưa có việc làm

nt

1022

Nguồn tin: Phòng Thống Kê Xã Xuân Thới Thượng
Qua bảng ta thấy tổng số người trong độ tuổi lao động của xã Xuân Thới
Thượng là 20.470 người chiếm 56% tổng dân số, số người trong độ tuổi lao động có
việc làm ổn định là 16.055 người chiếm tỷ lệ 44% tổng số người trong độ tuổi lao
động, số người có việc làm mang tính thời vụ là 7.066 người.
Làng dệt Bùi Môn, thuộc Ấp Tân Tiến, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc
Môn, với sản phẩm đặc trưng là những tấm mền dệt bằng sợi cotton hoa văn đặc sắc,
dày mỏng khác nhau nhưng khá phổ biến khắp các tỉnh thành miền Nam những năm
1980- 1990. Tuy nhiên, từ khi có hàng nỉ của Trung Quốc, nghề dệt mền ở đây xuống
dần và dần dần chuyển sang nghề dệt lưới với chi phí thấp hơn dệt và đầu ra khả quan
hơn do nước ta với mạng lưới sông ngòi chằng chịt và đường bờ biển kéo dài từ Bắc
chí Nam Đây là một sự chuyển biến mới của Làng Nghề.
Làng dệt năm trên đường trục lộ giao thông quan trọng là quốc lộ 22 đây là điều

kiện thuận lợi cho Làng Nghề phát triển lâu dài.
Hiên nay có khoảng hơn 150 hộ tham gia sản xuất trên địa bàn. Do nhu cầu
ngày càng cao hiện nay, các hộ đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị vào sản xuất. Có
nhiều hộ cả gia đình điều gắn bó với nghề coi đây là nghề nghiệp nuôi sống cả gia
đình. Bằng sự yêu nghề, nhiệt huyết với nghề nhiều gia đình đã tự nghiên cứu chế tạo
ra những máy móc tương tự bằng chính đôi tay và khối óc của mình, tuy năng suất
không bằng máy móc trên thị trường, nhưng đã đem lại nhiều hiệu quả đáng nói.

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Các khái niệm cơ bản về làng nghề TTCN
a) Khái niệm làng nghề
Trong lịch sử phát triển phạm trù làng gắn liền với cộng đồng dân cư ở nông
thôn. Thông thường khi nói đến hoạt động kinh tế của làng, trước hết là nói đến hoạt
động truyền thống đó là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Quan niệm về Làng Nghề
trước hết gắn liền với hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Cho đến nay, trong
giới nghiên cứu còn khá nhiều cách hiểu, quan niệm và định nghĩa khác nhau về Làng
Nghề, một trong những định nghĩa đó là: “Làng Nghề là một làng có nghề tiểu thủ
công nghiệp đã từng tồn tại trong lịch sử hoặc trong một thời gian nhất định, có sản
phẩm hàng hoá nổi tiếng, hoặc có khối lượng hàng hoá lớn có vai trò nhất định đối với
thị trường trong nước và quốc tế, có số đông người trong làng cùng làm một hoặc
nhiều nghề, dân làng sống chủ yếu bằng các nghề đó” (Từ điển bách khoa Việt Nam,
NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, 2002).
Theo quyết định 132/2000 QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ và công văn số
757/BNN/CBNLS ngày 20/3/2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về

hướng dẫn lập Qui hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2001 có nêu định
nghĩa về Làng Nghề như sau: Làng Nghề là làng (thôn, ấp) ở nông thôn có ngành nghề
phi nông nghiệp phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập
quan trọng của người dân trong làng. Về mặt định lượng Làng Nghề là làng có từ 3540% số hộ trở lên có tham gia hoạt động ngành nghề và có thể sinh sống bằng chính
nguồn thu nhập từ ngành nghề (thu nhập từ ngành nghề chiếm trên 50% tổng thu nhập
của các hộ) và giá trị sản lượng của ngành nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng
của địa phương.


Trong quá trình nghiên cứu xây dựng Qui hoạch phát triển ngành nghề thủ công
theo hướng công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam; Bộ nông nghiệp và PTNT (năm
2003) đã điều chỉnh tiêu chí Làng Nghề là: làng đáp ứng một trong hai tiêu chuẩn: hơn
20% số hộ trong làng tham gia sản xuất hàng thủ công hoặc chính quyền công nhận
nghề thủ công có ý nghĩa quan trọng với làng đó.
Làng nghề Việt Nam mang tính tập tục truyền thống, đặc sắc, có tính kinh tế
bền vững, mang đến nhu cầu việc làm tại chỗ và những lợi ích thiết thực cho các cộng
đồng cư dân nhỏ lẻ trên mọi miền đất nước (chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và
nông thôn Việt Nam), đồng thời góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của toàn xã
hội. Các làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống hay làng nghề cổ truyền… có mặt
khắp nơi trên đất nước Việt Nam thường được gọi chung là làng nghề.
b) Lịch sử hình thành và phát triển Làng Nghề
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước
đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời ở vùng nông thôn Việt Nam, việc hình thành
các Làng Nghề bắt đầu từ những nghề phụ ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc
nông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính. Bởi lẽ trước đây kinh tế của người
Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa nước, mà nghề làm lúa không phải lúc
nào cũng có việc. Thông thường chỉ những ngày đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì
người nông dân mới có việc làm nhiều, vất vả như: cày bừa, cấy, làm cỏ (đầu vụ) cho
đến khi gặt lúa, phơi khô…. Còn những ngày còn lại thì nhà nông rất nhàn hạ, rất ít
việc để làm. Từ đó, nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm công việc phụ để làm nhằm

mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hằng ngày, về sau là
tăng thêm thu nhập cho gia đình. Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện
vai trò to lớn của nó, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân: như việc làm ra các đồ
dùng bằng mây, tre, lụa… phục vụ cho sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ cho sản
xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ những nhu cầu riêng đã trở thành hàng hoá để trao
đổi, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các
vụ lúa. Từ chỗ chỉ một vài nhà trong làng làm, nhiều gia đình khác cũng học làm theo,
nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau. Và cũng
chính nhờ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng
bắt đầu có sự phân hóa. Nghề mang lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược lại
14


×