Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NGƯỜI GIỎI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH MỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU THỐNG NHẤT TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.05 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

TRỊNH THỊ BẢO TRÂN

THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NGƯỜI GIỎI - CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH MỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CAO SU THỐNG NHẤT TỈNH
BÀ RỊA VŨNG TÀU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/ 2011

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

TRỊNH THỊ BẢO TRÂN

THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NGƯỜI GIỎI - CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH MỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CAO SU THỐNG NHẤT TỈNH
BÀ RỊA VŨNG TÀU


Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TH.S NGUYỄN MINH QUANG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/ 2011

ii


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thu hút và giữ chân
nhân viên giỏi. Chiến lược kinh doanh mới của công ty cổ phần Cao su Thống Nhất
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” do Trịnh Thị Bảo Trân, sinh viên khóa 33, ngành Quản trị
kinh doanh (tổng hợp), đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________

Thạc sĩ. Nguyễn Minh Quang
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng


năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm 2011

Ngày

iii

tháng

năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến với ba mẹ, những người đã sinh thành, nuôi
nấng, răn dạy con thành người. Ba mẹ là chỗ dựa tinh thần, luôn luôn an ủi động viên,
hỗ trợ vật chất to lớn cho con học tập cho đến nay. Con sẽ luôn luôn yêu thương và
một lòng thành kính tới ba mẹ.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến toàn thể thầy cô trên giảng đường Đại Học Nông
Lâm và đặc biệt là thầy cô của Khoa Kinh Tế đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho tôi
những kiến thức quý báu để tôi có thể tự tin trong công việc cũng như trong cuộc sống
sau này.
Đặc biệt, xin cám ơn Thạc sĩ Nguyễn Minh Quang đã giúp đỡ tôi rất nhiều
trong việc hoàn thành khóa luận.
Tôi xin cảm ơn Công ty Cổ Phần Cao Su Thống Nhất tỉnh BRVT đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi thực tập tại Công ty. Xin cảm ơn chú Nhường, chú Quý, anh Lâm và
cô chú, các anh chị đã giúp con tiếp cận với công việc thực tế.

Xin cảm ơn đến tất cả những người bạn đã cùng tôi học tập trong suốt mấy năm
học vừa qua, hỗ trợ tôi hoàn thành khóa luận này.
Và cuối cùng, Tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người. Mong mọi
người luôn vui vẻ, thành công và hạnh phúc.
TX. Bà Rịa, ngày 09 tháng 07 năm 2011
Sinh viên
Trịnh Thị Bảo Trân

iv


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRỊNH THỊ BẢO TRÂN. Tháng 07 năm 2011. “Thu Hút Và Giữ Chân
Người Giỏi. Chiến Lược Kinh Doanh Mới Của Công Ty Cổ Phần Cao Su Thống
Nhất Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.”
TRINH THI BAO TRAN. July 2011. “Attract And Retain Good Employees.
Business Strategy New Of Rubber Joint Stock Company Thong Nhat Ba Ria - Vung
Tau.”

Khóa luận tìm hiểu về các chính sách thu hút và giữ chân nhân viên giỏi của
CTCP Cao su Thống Nhất dựa trên cơ sở quan sát, nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn
nhân viên của công ty. Kết quả nghiên cứu đã phần nào phân tích và đánh giá được
hiệu quả các chính sách đãi ngộ của Thống Nhất. Đề tài đi sâu vào tìm hiểu các công
cụ cụ thể mà Thống Nhất đã sử dụng trong chính sách đãi ngộ, đồng thời đưa ra nhận
xét và đánh giá của tác giả về các hình thức đó. Nội dung chủ yếu bao gồm:
- Xác định công cụ, chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng để thu hút và giữ
chân người tài.
- Phân tích quá trình sử dụng các công cụ và thực hiện chiến lược thu hút và giữ
chân nhân tài của công ty.
- Đưa ra những thành công cũng như những tồn tại của doanh nghiệp.

- Đánh giá và đề xuất kiến nghị.
Qua đó, phản ánh một cách khách quan nhất về thực trạng đãi ngộ người giỏi
tại Công ty, hiệu quả trong quá trình thực hiện và đề ra một số giải pháp giúp công ty
tiếp tục phát huy chiến lược kinh doanh mới.

v


MỤC LỤC
Trang
ix

Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng

xi

Danh mục các hình

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc khóa luận

2

1.5. Giới hạn của đề tài

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan tài liệu

4

2.2. Tổng quan công ty

4

2.2.1. Giới thiệu công ty

4


2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty

5

2.2.3. Cơ cấu tổ chức

5

2.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh ba năm gần đây

9

2.2.4.1. Các mặt hàng kinh doanh

9

2.2.4.2. Thị trường kinh doanh

10

2.2.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

10

2.2.5. Thuận lợi và khó khăn trong thời gian qua

11

2.2.6. Phương hướng phát triển trong thời gian tới


11

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

12
12

3.1.1. Định vị người giỏi

12

3.1.1.1. Thế nào là người giỏi?

12

3.1.1.2. Đặc tính của người giỏi

12

3.1.1.3. Vai trò của người giỏi

13

3.1.1.4. Mối tương tác giữa người giỏi và người chủ

14

3.1.2. Các lý thuyết về nhu cầu của con người

vi

14


3.1.2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow

15

3.1.2.3. Thuyết của F. W. Taylor

15

3.1.2.4. Thuyết của Mc. Clelland

16

3.1.2.5. Thuyết ERG

16

3.1.2.6. Thuyết X, thuyết Y và thuyết Z

16

3.1.2.7. Thuyết về sự công bằng

17

3.1.3. Công cụ thỏa mãn nhu cầu vật chất


18

3.1.3.1. Tiền lương

18

3.1.3.2. Tiền thưởng

18

3.1.3.3. Phúc lợi

20

3.1.4 Công cụ thỏa mãn nhu cầu phi vật chất

21

3.1.4.1. Phần cứng

21

3.1.4.2. Phần mềm

22

3.1.5. Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc

24


3.2 Phương pháp nghiên cứu

26

3.2.2. Phương pháp thống kê, mô tả

26

3.2.3. Phương pháp nghiên cứu tại bàn

26

CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN
NGƯỜI GIỎI

27

4.1. Quan điểm về chính sách đãi ngộ nhân tài của công ty

27

4.2. Cách thức đánh giá nhân viên giỏi

27

4.3. Đãi ngộ người giỏi bằng vật chất

28


4.3.1. Tiền lương

28

4.3.1.1. Nguyên tắc trả lương

28

4.3.1.2. Nguồn hình thành và cách sử dụng quỹ tiền lương

28

4.3.1.3. Các hình thức trả lương tại công ty

29

4.3.2. Tiền thưởng

38

4.3.2.1. Thưởng định kì

38

4.3.2.2. Thưởng tiết kiệm

42

4.3.2.4. Thưởng chuyên cần


42

4.3.3. Phụ cấp

43
vii


4.3.3.1. Phụ cấp độc hại

43

4.3.3.3. Phụ cấp trách nhiệm

43

4.3.4. Phúc lợi

43

4.3.4.1. Trợ cấp tiền ăn giữa ca

43

4.3.4.2. Trang phục làm việc

43

4.3.4.3. Nghỉ phép - Nghỉ lễ - Nghỉ việc riêng


43

4.3.4.4. BHTN, BHXH, Kinh phí công đoàn

45

4.3.4.5. Hưu trí

45

4.3.4.6. Trợ cấp thôi việc

45

4.3.4.7. Chế độ nghỉ dưỡng, du lịch

46

4.3.4.8. Hỗ trợ vay vốn

46

4.3.4.9. Chế độ khác

46

4.4. Môi trường làm việc

47


4.4.1. Phần cứng

47

4.4.1.2. Danh tiếng công ty

47

4.4.1.2. Không gian làm việc

48

4.4.1.3. Trang thiết bị

49

4.4.1.4. Thời gian làm việc

49

4.4.2. Phần mềm

51

4.4.2.1. Mối quan hệ trong công ty

51

4.4.2.3. Thiết kế công việc


53

4.4.2.4. Môi trường làm việc thỏa sức sáng tạo

53

4.4.2.5. Chiến lược phát triển đúng đắn

54

4.4.2.5. Người lãnh đạo doanh nghiệp

55

4.5. Thu hút và giữ chân người tài bằng văn hóa doanh nghiệp

56

4.6. Tạo dựng lòng trung thành

57

4.7. Hệ số nghỉ việc

57

4.8. Tồn tại và giải pháp

58


4.8.1. Công tác tuyên truyền

58

4.8.2. Công tác trả lương

59

4.8.3. Chế độ khen thưởng

60
viii


4.8.4. Các khoản trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi

62

4.8.4. Môi trường làm việc

63

4.8.4.1. Không gian làm việc

63

4.8.4.2. Phương tiện làm việc

63


4.8.4.3. Thời gian làm việc

63

4.8.4.4. Mối quan hệ trong Công ty

63

4.8.4.5. Công tác đào tạo và cơ hội phát triển

65

4.8.5. Người lãnh đạo

66

4.8.6. Văn hóa doanh nghiệp

67

4.8.7. Lòng trung thành

67

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN

69

5.1. Kết luận


69

5.2. Kiến nghị

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính

BTGĐ

Ban Tổng giám đốc

CBQL

Cán bộ quản lý

CB-CN-NLĐ

Cán bộ - Công nhân – Người lao động

CN


Công nhân

CS

Cao su

CSTN

Cao su Thống Nhất

CTCP

Công ty cổ phần

HĐQT

Hội đồng quản trị

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TN

Thống Nhất

TC-HC

Tổ chức hành chính


VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Nhân Sự CTCPCS Thống Nhất

9

Bảng 2.2. Thống Kê Các Mặt Hàng Kinh Doanh Chính 3 Năm Gần Đây

10

Bảng 2.3. Thống Kê Thị Trường Kinh Doanh Chính 3 Năm Gần Đây

10

Bảng 2.4. Tình Hình Kinh Doanh 3 Năm Gần Đây

10

Bảng 4.1. Xác Định Mức Độ Phức Tạp Và Trách Nhiệm Công Việc

32


Bảng 4.2. Hệ Số Tiền Lương h i

32

Bảng 4.3. Bảng Thu Nhập Tiền Lương VPCT 2010

33

Bảng 4.4. Vi Phạm Lỗi Kỹ Thuật

35

Bảng 4.5. Báo Cáo Tiền Lương CTCP CS Thống Nhất Năm 2010

37

Bảng 4.6. Bảng Báo Cáo Thưởng Lao Động Tiên Tiến Năm 2009 - 2010

41

Bảng 4.7. Tổng Hợp Khen Thưởng Năm 2009 - 2010

42

Bảng 4.8. Trợ Cấp Đau Ốm, Nghỉ Dưỡng, Thai Sản

46

Bảng 4.9. Thưởng Lễ Tết 2009 - 2010


47

Bảng 4.10. Thành Viên Và Cơ Cấu Hội Đồng Quản Trị

55

Bảng 4.11. Ban Tổng Giám Đốc

55

Bảng 4.12. Tỷ Lệ Nghỉ Việc

57

Bảng 4.13. So Sánh Mức Lương Của CSTN Với Các Công Ty Cùng Ngành 59

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Chuỗi Mắt Xích Nhu Cầu – Mong Muốn – Thỏa Mãn

14

Hình 3.2. Sự Phân Cấp Nhu Cầu Của Maslow

15

Hình 4.2. Đánh Giá Của CB-NV-NLĐ Về Chế Độ Khen Thưởng


60

Hình 4.3. Đánh Giá Của CB-NV-NLĐ Về Các Khoản Trợ Cấp, Phúc Lợi

62

Hình 4.4. Đánh Giá Của CB-NV-NLĐ Về Không Gian Làm Việc

63

Hình 4.5. Đánh Giá Của CB-NV-NLĐ Về Phương Tiện Làm Việc

63

Hình 4.6. Đánh Giá Của CB-NV-NLĐ Về Mối Quan Hệ Trong Công Ty

63

Hình 4.7. Đánh Giá Của CB-NV-NLĐ Về Tính Chất Công Việc

65

Hình 4.8. Đánh Giá Của CB-NV-NLĐ Về Khả Năng Phát Triển Sự Nghiệp 65
Hình 4.9. Biểu Đồ Thể Hiện Mong Muốn Của CB-NV-NLĐ Đối Với BLĐ

xii

67



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn

xiii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trước cuộc Cách mạng thông tin, lợi thế cạnh tranh chủ yếu của các doanh
nghiệp là nguồn nguyên liệu và lao động rẻ. Giờ đây, điều này đã không còn đúng nữa.
Ngày nay, giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty phần lớn bắt nguồn từ những
hoạt động dựa trên kiến thức như thiết kế, lợi thế kỹ thuật cao, dịch vụ khách hàng…
Vì vậy, các công ty bắt đầu chuyển sang cạnh tranh nhau về người sở hữu kiến thức.
Có thể nói nguồn nhân lực đã trở thành lợi thế cạnh tranh chủ yếu trong cuộc
chiến giữa các công ty. Đó là tài sản quý giá và quan trọng nhất của doanh nghiệp, đặc
biệt là người giỏi. Người giỏi đã trở thành cái gốc rễ để doanh nghiệp phát triển. Từ
xưa đến nay, không có ai bước lên đỉnh cao vinh quang mà không có hiền tài đứng
phía sau. Những người này có nhiều điểm rất khác nhau nhưng lại có cùng một điểm
chung: biết cách quy tụ người giỏi quanh mình. Bill Gate là một minh chứng cụ thể.
Ngay từ những ngày đầu khởi điểm, ông đã biết được tài sản khởi đầu của Microsolf
chính là bản lĩnh của nhân viên trong công ty. Ông đã quyết tâm lôi kéo tất cả những
lập trình viên thông minh nhất.
Do đó, thu hút nhân tài luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu mà công tác
quản trị nguồn nhân lực tại tất cả các doanh nghiệp nhắm đến. Tuy nhiên, ngay cả khi
doanh nghiệp đã có được đội ngũ nhân lực dồi dào, vẫn còn nhiều bài toán khác đặt ra
cho các nhà quản lý. Theo anh Trương Hoài Bão, Phó phòng Nhân sự công ty Thương
mại và dịch vụ Eden thuộc Tổng công ty du lịch Sài Gòn, với số lượng doanh nghiệp

phát triển tăng vùn vụt hiện nay thì không đủ "người tài" cho tất cả, tất yếu phải có sự
cạnh tranh chất xám. "Chiêu dụ" được rồi vẫn lo ngay ngáy chỉ sợ người tài ra đi bất
cứ lúc nào.

1


Có được nhân tài đã khó, giữ được nhân tài càng khó hơn. Các nhà quản trị
nhân sự Việt gần đây đang đau đầu vì hiện tượng “chảy máu chất xám” ngày càng gia
tăng. Mặc dù các doanh nghiệp đã có nhiều chính sách đãi ngộ nhưng nhân tài vẫn
“dứt áo ra đi”. Nguyên nhân là do đâu?
Trước tình hình này, công ty cổ phần cao su Thống Nhất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
đã làm gì để thu hút và giữ chân nhân viên giỏi của mình? Vì muốn tìm hiểu các chính
sách công ty đã thực hiện, tôi xin chọn đề tài: “Thu hút và giữ chân nhân viên giỏi.
Chiến lược kinh doanh mới của công ty cổ phần Cao su Thống Nhất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Tìm hiểu bí quyết thu hút và giữ chân người tài của công ty cao su Thống Nhất.
b. Mục tiêu cụ thể
- Xác định công cụ, chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng để thu hút và giữ chân
người tài.
- Phân tích quá trình sử dụng các công cụ và thực hiện chiến lược thu hút và giữ
chân nhân tài của công ty.
- Đưa ra những thành công mà doanh nghiệp đạt được.
- Đánh giá và đề xuất kiến nghị.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi các công cụ thu hút và
giữ chân người giỏi phổ biến nhất mà công ty CP Cao su Thống Nhất thực hiện.
- Địa bàn nghiên cứu: Trụ sở công ty CP Cao su Thống Nhất và các nông
trường, nhà máy.

- Đối tượng nghiên cứu: Các chiến lược, chính sách thu hút và giữ chân người
giỏi của Công ty.
- Thời gian nghiên cứu: 01/03 đến 09/07/2011
1.4. Cấu trúc khóa luận
Đề tài gồm 5 chương với nội dung cụ thể là:

2


Chương I: Đặt vấn đề
Chương này nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu cũng như
phạm vi nghiên cứu, cấu trúc của luận văn.
Chương II: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan và sơ lược quá trình hình thành và phát triển cũng như các
hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần CS Thống Nhất.
Nêu ra tổng quan các tài liệu tham khảo, bao gồm việc nêu tóm tắt các tài liệu
và những đánh giá nhận xét, từ đó làm cơ sở để phân tích đưa hướng giải quyết đề tài.
Chương III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu lên một số lý thuyết, khái niệm liên quan đến quản lý nguồn nhân lực, định
vị người giỏi và công cụ thu hút, giữ chân người giỏi.
Đồng thời chỉ ra phương pháp phân tích để đưa ra kết quả nghiên cứu. Nội dung
chương này giúp người đọc hiểu rõ hơn những vấn đề được trình bày trong khóa luận.
Chương IV: Kết quả và đánh giá
Chương này trình bày quá trình thực hiện và kết quả đạt được khi doanh nghiệp
thực hiện các chiến lược đã đề ra.
Đưa ra những nhận xét và đánh giá về quá trình này.
Chương V: Kết luận và kiến nghị
Nêu tóm tắt kết quả đã đạt được của đề tài trong quá trình nghiên cứu và đưa ra
một số giải pháp hỗ trợ cho việc nâng cao chính sách thu hút và giữ chân người giỏi.
1.5. Giới hạn của đề tài

Thu hút và giữ chân nhân viên là một vấn đề vô cùng nhạy cảm và khó khăn vì
đây là nghệ thuật quản lý con người mà con người thì vô cùng phức tạp, đối với người
giỏi thì càng khó khăn hơn. Mỗi người có những sở thích, cá tính, nhu cầu khác nhau
nên khó mà đưa ra tất cả các chính sách đãi ngộ thích hợp với tất cả mọi người. Vì
vậy, khóa luận chỉ có thể tập trung nghiên cứu những chiến lược phổ biến và cụ thể
nhất. Đề tài khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của Quý Thầy Cô và các bạn sinh viên.

3

.


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu
Thu hút và giữ chân người tài đang là một vấn đề nan giải tại không chỉ tại Việt
Nam mà ở cả thế giới. Nó đã làm tốn không ít giấy mực của các tạp chí chuyên ngành
và nhà kinh tế. Điển hình là cuốn sách “Thu hút và giữ chân người giỏi” của Th.S Đỗ
Văn Năm. Tác phẩm là một quá trình nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm của tác giả.
Trong tác phẩm, Th.S Đỗ Văn Năm đã định vị được người giỏi, tìm hiểu những đặc
điểm và nhu cầu của người giỏi từ đó đưa ra các chiến lược, chính sách hợp lý nhằm
thu hút và giữ chân họ. Đây là một cuốn sách hữu ích cho các nhà quản trị.
“Bí quyết tuyển dụng và đãi ngộ người tài” của Brian Tracy hướng dẫn ta cụ
thể hơn cách đãi ngộ người tài. Tác giả đã đưa ra nhiều ví dụ và dẫn chứng cụ thể giúp
người đọc hiểu rõ hơn và có thể vận dụng tốt hơn lý thuyết vào thực tiễn.
Ngoài ra trên các trang báo điện tử như Thời báo kinh tế Việt Nam
www.vneconomy.vn hay www.doanhnhan360.com hay www.quantritructuyen.com...
cũng luôn sốt về vấn đề chảy máu chất xám này. Đây là đề tài thường được bàn tán,

trao đổi trên các diễn đàn. Các bài viết cũng đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực giúp
doanh nghiệp giải quyết tình hình nhân sự.
2.2. Tổng quan công ty
2.2.1. Giới thiệu công ty
- Tên công ty: Công ty cổ phần Cao su Thống Nhất
- Tên tiếng Anh: THONG NHAT RUBBER JOINT
STOCK COMPANY (TRC)
- Mã số thuế: 3500100424

- Mã niêm yết: TNC

- Vốn điều lệ: 192.500.000.000 VNĐ
- Trụ sở chính: Số 256 đường 27/4, P. Phước Hưng, TX.Bà Rịa, tỉnh BR-VT
4


- Tel: (064) 3823119

Fax: (064) 3823120

Website: www.trcbrvt.com

2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Công ty cổ phần cao su Thống Nhất được thành lập theo quyết định số 97/QĐUBT, ngày 5/11/1991 và sau đó được thành lập lại doanh nghiệp nhà nước theo quyết
định số 20/QĐ-UBT ngày 5/12/1992 của UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng.
Hiện nay công ty có: Nông Trường Phong Phú tọa lạc tại xã Long Phước - Thị
Xã Bà Rịa, Nông Trường Cao Su Hòa Bình II tọa lạc tại Xã Bầu Lâm - Huyện Xuyên
Mộc, Xí nghiệp chế biến nông sản Phuớc Hưng tọa lạc tại Phường Phước Hưng - Thị
Xã Bà Rịa, Nhà Máy Chế Biến Thức Ăn Gia Súc Hưng Long tọa lạc tại phường Phước
Hưng - Thị Xã Bà Rịa, Nhà máy Sơ Chế Cao Su (SCCS) Phong Phú tọa lạc tại Xã Đá

Bạc - Huyện Châu Đức, nhà máy chế biến cao su và gỗ Bàu Non.
Theo Quyết định số 4993/QĐ.UBND ngày 23/12/2005 của UBND Tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Cao su Thống Nhất thành
công ty Cổ Phần Cao Su Thống Nhất theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
4903000263 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp với số vốn điều lệ
là: 192.500.000.000 (VNĐ), trong đó Nhà nước nắm 51% vốn điều lệ.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1: Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức

Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
 Hội đồng quản trị
5


- Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý công ty, có
toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có 05
thành viên, trong đó có 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch. Ít nhất một phần ba số thành
viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập không điều hành.
 Ban kiểm soát
- Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thực hiện giám sát Hội đồng quản trị,
Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp
trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty và chịu trách
nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Hiện
tại Ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành viên, nhiệm kỳ là 05.
 Ban Tổng Giám đốc
- Ban Tổng Giám Đốc điều hành trực tiếp mọi họat động sản xuất kinh doanh của
Công Ty theo Nghị quyết của Hội Đồng Quản Trị Công Ty.
- Tự quyết định và tự chịu trách nhiệm trong khi thực hiện Nghị quyết của Hội Đồng
Quản Trị trong công tác tổ chức, điều hành họat động sản xuất kinh doanh.

- Bảo đảm sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và xử lý
phần việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định.
 Tổng Giám Đốc
- Quản lý chung trong việc tổ chức, điều hành họat động sản xuất kinh doanh.
- Kiến nghị lên Hội Đồng Quản Trị những thay đổi cần phải điều chỉnh trong công tác
quản lý, điều hành họat động sản xuất kinh doanh.
- Giải trình trước Hội Đồng Quản Trị và Đại hội đồng cổ đông các vấn đề liên quan
đến công tác điều hành trong Công ty.
- Ký phê duyệt các dự án, đề án được Hội Đồng Quản Trị thông qua, các hợp đồng
kinh tế, hợp đồng Dân sự… liên quan đến họat động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Ký ban hành các quyết định về tổ chức bộ máy, nhân sự, quyết định điều động, tuyển
dụng, nâng lương, khen thưởng, kỹ luật, đi học tập đào tạo.
 Phó Tổng Giám Đốc
6


- Giúp việc cho Tổng Giám Đốc, được phân công phụ trách 1 số lĩnh vực và chịu trách
nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị, Tổng Giám Đốc về nhiệm vụ được phân công.
- Chỉ đạo Công tác quản lý kỹ thuật, khai thác, sơ chế cao su, chế biến, nông lâm sản,
công tác thi đua, khen thưởng, Đại diện lãnh đạo chất lượng Hệ thống ISO 9001:2000.
- Tổ chức kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật
của Nhà Nước, Điều Lệ Công ty cổ phần và các quyết định của Tổng Giám Đốc.
- Báo cáo TGĐ và chịu trách nhiệm trước Pháp luật những văn bản ký ban hành trong
lĩnh vực được phân công phụ trách, những việc vượt quá thẩm quyền giải quyết.
 Phòng Tổ chức - Hành chính
- Tham mưu cho Tổng Giám Đốc Công ty về công tác quản lý lao động,thực hiện chế
độ chính sách đối với NLĐ đúng theo quy định của Bộ Luật Lao Động;
- Xây dựng kế họach lao động hằng năm và từng thời kỳ theo phương án phát triển sản
xuất kinh doanh của Công ty.
- Lập phương án sử dụng lao động phù hợp với tổ chức họat động sản xuất kinh doanh

của Công ty.
- Tổ chức, bồi dưỡng, đào tạo, thi nâng bậc thợ, nâng lương và các hội thi tay nghề, thi
thợ giỏi.
- Kiểm tra, phối hợp thanh tra tình hình thực hiện các chế độ chính sách về lao động
tiền lương ở các đơn vị Nông trường , Nhà máy, Xí nghiệp thuộc quyền quản lý.
- Giám sát và điều hành thực hiện các công việc liên quan đến công tác quản lý hành
chính ở văn phòng Công ty và công tác bảo vệ tài sản Công ty, bảo quản nơi làm việc
của văn phòng Công ty.
- Bảo trì, sửa chữa, bảo đảm phương tiện phục vụ làm việc và đưa đón cán bộ quản lý,
nghiệp vụ đi công tác và thường trực bảo vệ văn phòng Công ty.
 Phòng Kế toán - Tài vụ
- Tham mưu cho Tổng Giám Đốc các vấn đề về tài chính, công tác tổ chức kế toán,
đàm phán ký kết hợp đồng nội thương và ngoại thương, xây dựng cơ bản.
- Thanh toán quốc tế.
- Thực hiện các tác nghiệp về tài chính-kế toán.

7


- Tham mưu cho Tổng Giám Đốc các chế độ, chính sách tài chính liên quan đến hoạt
động sản xuất – kinh doanh, đầu tư, XDCB để giúp Tổng Giám Đốc đưa ra những
quyết định phù hợp.
- Kiểm soát hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua hoạt động thanh toán
quốc tế.
- Phối hợp với các phòng ban Công Ty tổ chức công tác đấu thầu và đấu giá tài sản.
- Quan hệ với các cơ quan tài chính, cơ quan thuế để giải quyết các vấn đề liên quan
đến thuế, tài chính của doanh nghiệp.
- Lập BCTC, các báo cáo định kỳ theo yêu cầu của cơ quan quản lý tài chính.
- Lập báo cáo thuế và quyết toán thuế với cơ quan thuế.
 Phòng Kỹ thuật- Đầu tư

- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Công Ty xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch trung
hạn và tổng hợp kế hoạch SXKD toàn Công Ty.
- Nghiên cứu, cải tiến sản phẩm của Công Ty đang sản xuất để nâng cao chất lượng
sản phẩm, ứng dụng thiết bị công nghệ thích hợp phục vụ sản xuất.
- Quản lý quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật của các hạng mục trồng mới,
chăm sóc, khai thác, sơ chế cao su, kiểm tra quản lý kỹ thuật liên quan đến: cơ khí,
máy động lực, thiết bị sản xuất, điện …
- Thực hiện các chương trình giảm thiểu ô nhiễm và giám sát môi trường ở các nhà
máy, xí nghiệp trực thuộc Công Ty.
- Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành
đưa vào khai thác sử dụng.
 Phòng Kinh doanh - Tiếp thị và Phát triển Chiến lược
- Kinh doanh, tiếp thị, phân tích thị trường để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và
hàng hóa, đa dạng ngành hàng. Đề xuất các chiến lược nhằm phát triển sản xuất của
Công Ty trong khuôn khổ của pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hàng năm, trình Tổng Giám
Đốc phê duyệt.
- Đề xuất Tổng Giám Đốc các phương án kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm phù hợp
theo từng biến động của thị trường.
8


- Thu thập thông tin kịp thời và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, đề xuất Tổng
Giám Đốc xem xét chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Đàm phán, soạn thảo hợp đồng kinh tế (bao gồm hợp đồng cung cấp vật tư, hợp đồng
kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm…) trình Tổng Giám Đốc ký kết.
- Theo dõi thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết và thanh lý hợp đồng;
- Thực hiện các thủ tục xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa.
c. Tình hình nhân sự tại thời điểm hiện tại
Bảng 2.1. Tình Hình Nhân Sự CTCPCS Thống Nhất

NỘI DUNG

Tổng số

I. Tổng số lao động có mặt đầu kỳ (01/01/2010)

Nữ Ghi chú

1.355

916

1. Số lao động tăng trong kỳ

288

217

2. Số lao động giảm trong kỳ

465

394

1.183

748

1.183


748

1.1 Bộ phận văn phòng (Quản lý)

175

22

1.2 Sản xuất trực tiếp

510

443

1.3 Khai thác, chế biến

364

218

1.4 Công nhân xây dựng cơ bản

134

65

1.183

748


2.1 Số người có trình độ CĐ, ĐH trở lên

39

5

2.2 Số người có trình độ trung cấp

27

6

2.3 Số người có trình độ sơ cấp, CNKT

33

5

1.043

731

41

1

II. Tổng số lao động có mặt cuối kỳ (30/09/2010)
1. Phân theo cơ cấu tổ chức

2. Phân theo trình độ chuyên môn


2.4 Số người do đơn vị tự đào tạo
2.5 Số người chưa đào tạo

Nguồn: Phòng TC-HC
2.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh ba năm gần đây
2.2.4.1 Các mặt hàng kinh doanh

9


Bảng 2.2. Thống Kê Các Mặt Hàng Kinh Doanh Chính Trong 3 Năm Gần Đây
ĐVT: Triệu đồng
2010

STT Mặt hàng

2009
Giá trị

2008

Giá trị

Tỷ trọng

Tỷ trọng

Giá trị


Tỷ trọng

103,934

57.37%

88,217

51.41%

54,593

30.03%

1

Cao su

2

Thức ăn gia súc

16,328

9.01%

19,675

11.47%


19,868

10.93%

3

Điều

41,773

23.06%

32,999

19.23%

62,127

34.18%

4

Nông sản

1,532

0.85%

20,337


11.85%

30,001

16.50%

5

Đồ gỗ

4,257

2.35%

4,380

2.55%

3,592

1.98%

6

Gia công cao su

622

0.34%


1,151

0.67%

-

0.00%

7

Gia công điều

5,518

3.05%

4,813

2.81%

5,776

3.18%

8

Doanh thu khác

7,193


3.97%

18

0.01%

5,828

3.21%

Tổng cộng

181,156 100.00%

171,590 100.00%

181,784 100.00%

Nguồn: BCTC công ty năm 2008, 2009 và 2010
2.2.4.2. Thị trường kinh doanh
Bảng 2.3. Thống Kê Thị Trường Kinh Doanh Chính 3 Năm Gần Đây
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2008

Thị trường

Năm 2009

Giá trị Tỷ trọng


Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng

Giá trị Tỷ trọng

1

Trung Quốc

2

Việt Nam

158.936,64

Cộng

181.784,00 100,00% 171.590,04 100,00% 181.155,60 100,00%

22.847,36

12,57%

8.954,75

87,43% 162.635,29

5,22%
94,78% 181.155,60 100,00%


Nguồn: BCTC công ty năm 2008, 2009 và 2010
2.2.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.4. Tình Hình Kinh Doanh 3 Năm Gần Đây
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu

Năm
2008

2009

2010

1

Doanh thu

181.784

171.590

181.156

2

Lợi nhuận

8.393


34.402

60.427

3

Nộp ngân sách

2.362

10.558

12.107

Nguồn: BCTC 2008, 2009 và 2010
10


2.2.5. Thuận lợi và khó khăn trong thời gian qua
a. Thuận lợi
- Đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực chuyên ngành. Có tâm huyết lớn để phần đấu đưa công ty trở thành một trong
những công ty đầu ngành.
- Công ty đã thực hiện chính sách quản lý hợp lý và kiểm soát chi phí hiệu quả
trong nhiều năm qua và tiếp tục là thế mạnh của Đơn vị trong việc điều hành hoạt
động kinh doanh một cách hiệu quả hơn trong tương lai.
- Nhận thức của cán bộ công nhân viên về công ty cổ phần đã được nâng cao. Ý
thức bảo vệ tài sản công ty, chống trộm cắp mũ được cán bộ công nhân viên quán triệt
với sự đồng thuận sâu sắc.
- Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối nên Công ty vẫn được thừa hưởng những

chính sách chung về marketing, đào tạo và chuyển giao các kỹ thuật tiên tiến về ngành,
chính sách mở rộng diện tích trồng sang các nước láng giềng như: Lào, Campuchia.
b. Khó khăn
- Tiềm lực tài chính hạn chế là khó khăn cho Doanh nghiệp khi muốn mở rộng
hoạt động kinh doanh trong địa bàn tỉnh cũng như sang các tỉnh thành lân cận.
- Hoạt động chính của công ty là trồng, khai thác và chế biến mủ cao su, lĩnh
vực thuần nông nghiệp nên hoạt động kinh doanh của Công ty ít nhiều bị tác động bởi
thay đổi khí hậu, thời tiết.
2.2.6. Phương hướng phát triển trong thời gian tới
- Công ty được thành lập để huy động vốn của các cán bộ công nhân viên đang
làm việc trong công ty, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và để sử dụng có
hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt động đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.
- Giữ vững và phát triển thị trường hiện có, đầu tư phát triển các loại hình kinh
doanh mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu sản xuất - kinh doanh
theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao.
- Không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập và đời
sống cho NLĐ trong Công ty; bảo đảm lợi ích của các cổ đông; tăng thu ngân sách nhà
nước tại địa phương; đóng góp vào các chương trình an sinh xã hội theo khả năng của
Công ty.
11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Định vị người giỏi
3.1.1.1. Thế nào là người giỏi?
Dưới đây là những khái niệm được nhiều người đồng tình nhất:
• Người sáng tạo trong thực hiện công việc, luôn tạo ra cái mới và mang lại lợi

ích thật sự.
• Người luôn tiến bộ trong công việc, có năng lực học tập cao. Công việc được
thực hiện mỗi ngày một tốt hơn, giá trị đóng góp mỗi ngày một lớn hơn.
• Người có một sự cống hiến thực tế. Yếu tố này đánh giá sự khác nhau giữa
người giỏi thật sự và người có bằng cấp.
• Người có một cái tâm nhất định. Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “Có tài mà không có
đức là người vô dụng”. Nhân tài thật sự phải là người có phẩm chất đạo đức tốt.
3.1.1.2. Đặc tính của người giỏi
a. Sự nổi trội của cá tính
Cá tính là thế giới tinh thần của cá thể, nội dung cốt lõi của nó là tính chủ thể và
sáng tạo. Một người giỏi thường có sẵn trong mình cá tính sau:
• Tính chủ động khi tham gia các hoạt động khác nhau, không a dua theo. Rất tự
tin vào khả năng của mình, có tính quyết đoán trước một tình huống phức tạp.
• Tính hòa đồng, dễ thích nghi với tập thể, đoàn kết, lôi cuốn được mọi người.
• Tính hài hước, tìm ra những câu nói đùa sắc sảo để gây cười cho người khác và
tự mình cười, tìm ra sự lạc quan trong thất bại.
• Tính hiếu kỳ, tò mò, ham thích cái mới, chấp nhận thách đố và không ngần ngại
lao vào cuộc thử thách.
12


×