Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU BÁNH KẸO TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM ORION VINA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.49 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TRỊNH THỊ XUÂN TRANG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU BÁNH KẸO TẠI
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM ORION VINA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TRỊNH THỊ XUÂN TRANG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU BÁNH KẸO TẠI
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM ORION VINA

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNG


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích tình hình
xuất khẩu bánh kẹo tại công ty TNHH Thực Phẩm Orion Vina” do Trịnh Thị Xuân
Trang, sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh (Tổng hợp), đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày__________________________ .

Nguyễn Thị Bích Phương
Người Hướng dẫn,
(Chữ ký)

Ngày

Tháng

Năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)


Họ tên)

Ngày

Tháng

Năm

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin bày tỏ lòng biết ơn của con đến Cha Mẹ, người đã thương
yêu, chăm sóc và luôn bên cạnh hỗ trợ con.
Tôi xin cám ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế trường Đại học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng tất cả các thầy cô đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học
tập tại trường.
Và đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thị Bích Phương đã tận tình
hướng dẫn tôi để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Ngoài ra, tôi xin gởi lời cám ơn đến Ban Giám Đốc, đặc biệt là phòng Xuất
Nhập Khẩu, phòng Kế Toán, phòng Nhân Sự và toàn thể nhân viên trong Công ty
TNHH Thực Phẩm Orion Vina đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian tôi thực tập ở
Công ty để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn tất cả những người bạn đã luôn ở bên cạnh động
viên, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn với tôi trong quá trình học tập cũng như trong

thời gian thực hiện luận văn.

Sinh viên
Trịnh Thị Xuân Trang


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRỊNH THỊ XUÂN TRANG. Tháng 06 năm 2011. “Phân Tích Tình Hình
Xuất Khẩu Bánh Kẹo Tại Công Ty TNHH Thực Phẩm Orion Vina”.

TRINH THI XUAN TRANG. June 2011. “Analyses the Export Situation of
Confectionery At Orion Food Vina CO., LTD”.

Khóa luận Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Bánh Kẹo Tại Công Ty TNHH
Thực Phẩm Orion Vina được thực hiện dựa trên nguồn số liệu thu thập được từ công
ty, từ internet… Khóa luận đã tìm hiểu tình hình kinh doanh, kinh doanh xuất khẩu
hiện tại của công ty bao gồm xuất khẩu theo thị trường, theo mặt hàng, theo phương
thức thanh toán… Khóa luận cũng đã đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu và phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này.
Từ những nghiên cứu trên, khóa luận đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu bánh kẹo của công ty Orion.
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu trong khóa luận là:
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương
pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích ma trận SWOT...


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về thị trường bánh kẹo tại Việt Nam

4

2.1.1. Quá trình phát triển và đặc điểm của ngành bánh kẹo Việt
Nam

4

2.1.2. Triển vọng về doanh số và sản lượng bánh kẹo trong thời
gian tới

5

2.1.3. Thị phần của các công ty trong ngành

6

2.2. Tổng quan về công ty

7

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

7


2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty

9

2.2.3. Sơ đồ bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ của các phòng
ban

11

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

16
16

3.1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu

16

3.1.2. Ý nghĩa của xuất khẩu

17

3.1.3. Nhiệm vụ của xuất khẩu

17

3.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu

18


3.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả xuất khẩu

22

v


3.2. Phương pháp nghiên cứu

24

3.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu

24

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

24

CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

26

4.1. Phân tích chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

26

4.2. Phân tích tình hình xuất khẩu bánh kẹo của công ty


27

4.2.1. Phân tích chung tình hình xuất khẩu bánh kẹo của công ty

27

4.2.2. Phân tích kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng

28

4.2.3. Phân tích kim ngạch xuất khẩu theo thị trường

30

4.2.4. Phân tích kim ngạch xuất khẩu theo thời vụ

33

4.2.5. Phân tích kim ngạch xuất khẩu theo phương thức thanh toán

35

4.2.6. Phân tích kim ngạch xuất khẩu theo điều kiện thương mại

36

4.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của công ty

36


4.4. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty

39

4.4.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

39

4.4.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

44

4.4.3. Phân tích ma trận SWOT ảnh hưởng đến hoạt động xuất
khẩu của công ty

55

4.5. Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu bánh kẹo của công ty

57

4.5.1. Định hướng của công ty

57

4.5.2.Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty

58

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


64

5.1. Kết luận

64

5.2. Kiến nghị

65

5.2.1. Đối với Công ty

65

5.2.2. Đối với nhà nước

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


BH

Bán hàng

CCDV

Cung cấp dịch vụ

CIS

Cộng đồng các quốc gia độc lập

DT

Doanh thu

EU

Liên minh Châu Âu

FOB

Điều kiện giao hàng lên tàu (Free On Board)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GP-KCN-BD


Giấy phép- Khu công nghiệp- Bình Dương

HACCP

Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

IBM

Tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia (International Business

Machines)
LN

Lợi nhuận

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

SWOT

Strenghts,Weaknesses, Opportunities, Threats

TC


Tài chính

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TVSC

Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt

UAE

Các tiểu vương quốc Ả Rập

UBND

Ủy ban nhân dân

VND

Việt Nam Đồng


WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Nhân Sự Công Ty Năm 2010

14

Bảng 3.1. Sơ Đồ Ma Trận SWOT

25

Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty Năm 20082010

26

Bảng 4.2. Doanh Thu của Công Ty Qua 3 Năm 2008-2010

28

Bảng 4.3. Cơ Cấu Các Mặt Hàng Xuất Khẩu của Công Ty

29

Bảng 4.4. Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu của Công Ty Năm 2009-2010


31

Bảng 4.5. Kim Ngạch Xuất Khẩu của Công Ty TNHH Thực Phẩm Orion Vina

33

Bảng 4.6. Tình Hình Xuất Khẩu Theo Phương Thức Thanh Toán

35

Bảng 4.7. Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Xuất Khẩu của Công Ty

37

Bảng 4.8. Bố Trí Nhân Sự của Công Ty

41

Bảng 4.9. Diện Tích Văn Phòng và Hệ Thống Phân Xưởng Kho Bãi

42

Bảng 4.10. Cơ Cấu Các Mặt Hàng Xuất Khẩu Theo Thị Trường Năm 2010

47

Bảng 4.11. Ma Trận SWOT Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Xuất
Khẩu Của Công Ty


55

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Doanh Số và Tăng Trưởng về Doanh Số Bán Hàng Ngành Bánh Kẹo

5

Hình 2.2. Sản Lượng và Tăng Trưởng về Sản Lượng Ngành Bánh Kẹo

6

Hình 2.3. Thị Phần của Thị Trường Bánh Kẹo Năm 2010

6

Hình 2.4. Quy Trình Sản Xuất Kẹo Cao Su

10

Hình 2.5. Quy Trình Sản Xuất Chocopie

10

Hình 2.6. Quy Trình Sản Xuất Snack

10


Hình 2.7. Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý của Công Ty

11

Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Các Mặt Hàng Xuất Khẩu của Công Ty

29

Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu

31

Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Kim Ngạch Xuất Khẩu của Công Ty các Quý 3
Năm 2008-2010

34

Hình 4.4. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Lao Động của Công Ty Năm 2010

42

Hình 4.5. Sản Lượng Đường Sản Xuất Nội Địa Năm 2009-2010

46

ix


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế là tất yếu như hiện nay, hoạt động xuất khẩu có
ý nghĩa vô cùng quan trọng, là hoạt động không thể thiếu đối với sự phát triển của mỗi
quốc gia, mỗi nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt đối với những nước đang phát triển
như Việt Nam. Xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ, tạo nguồn vốn cho
nhập khẩu thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đồng thời tác động tích
cực đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống, góp phần
cải thiện cán cân xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế của đất nước... Kinh
doanh trong xu thế quốc tế hóa, các doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều cơ hội nhưng
cũng chịu áp lực cạnh tranh rất lớn, nhất là trong môi trường kinh tế biến động như
hiện nay. Để đảm bảo được sự tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần dựa trên
tiềm lực, lợi thế sẵn có của mình để tham gia hiệu quả vào thương mại quốc tế.
Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và xuất nhập
khẩu bánh kẹo, trong những năm qua, Công ty TNHH Thực Phẩm Orion Vina - công
ty có 100% vốn đầu tư Hàn Quốc - đã có cố gắng rất lớn trong việc đẩy mạnh và mở
rộng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường trong khu vực và trên thế
giới. Công ty đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ nhưng đồng thời cũng gặp
phải những khó khăn nhất định không những với thị trường quốc tế mà ngay với cả thị
trường trong nước như giá cả nguyên vật liệu leo thang, sự suy thoái của nền kinh tế,
sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường…Vì vậy, vấn đề đặt ra cho công ty
hiện nay là làm cách nào để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của Công ty sang thị
trường nước ngoài? Đây là vấn đề mà Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công
nhân viên của Công ty hết sức quan tâm. Chính vì lí do đó, được sự đồng ý của Khoa
Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, của giáo viên hướng dẫn và sự giúp đỡ
của các anh chị trong Công ty TNHH Thực Phẩm Orion Vina, tôi thực hiện đề tài


“PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU BÁNH KẸO TẠI CÔNG TY TNHH
THỰC PHẨM ORION VINA” với mong muốn đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có ích

cho Công ty trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn, có hiệu quả hơn trong hoạt
động kinh doanh xuất khẩu của Công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình xuất khẩu bánh kẹo tại Công ty TNHH Thực Phẩm ORION
VINA qua các năm 2008, 2009, 2010 và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
- Phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty qua các năm 2008, 2009, 2010.
- Đánh giá kết quả hiệu quả xuất khẩu của công ty.
- Rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu của công ty.
- Đề xuất những giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu và thực hiện tại công ty TNHH
Thực Phẩm ORION VINA. Địa chỉ: Lô E-13-CN, Khu công nghiệp Mỹ Phước 2,
Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ ngày 26/02/2011 đến ngày
29/05/2011.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn gồm 5 chương với mục đích và nội dung của từng chương như sau:
Chương 1: Đặt vấn đề.
Nêu lên lý do, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan.
Chương này giới thiệu khái quát về thị trường bánh kẹo tại Việt Nam. Nêu lên
khái quát sự hình thành và phát triển, chức năng cũng như nhiệm vụ của công ty. Cơ
cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và quy trình sản xuất-công nghệ.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
2



Đề cập đến những khái niệm, những cơ sở mang tính lý thuyết và những
phương pháp nghiên cứu được áp dụng vào trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Giải quyết những yêu cầu, nội dung đã được đề ra ở những chương trước đồng
thời kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Nêu kết luận tổng quát về kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị đối với
công ty và nhà nước.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về thị trường bánh kẹo tại Việt Nam
2.1.1. Quá trình phát triển và đặc điểm của ngành bánh kẹo Việt Nam
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng
trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng
trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Tổng giá trị thị trường ước tính năm 2009 khoảng
7673 tỷ đồng, tăng 5,43% so với năm 2008 – đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm
2005 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, sự hồi phục của
nền kinh tế sau khủng hoảng đã tác động tích cực đến nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo,
theo đó doanh số ngành bánh kẹo được dự tính tăng trưởng khoảng 6,12% và 10%
trong năm 2010-2011. Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống, tốc độ
tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai đoạn 20102014 ước đạt 8-10%.
Ngành bánh kẹo Việt Nam có các đặc điểm sau:
Thứ nhất: Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì,
đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác. Trong đó, nguyên vật liệu
phải nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), và đường (nhập 1 phần), hương liệu và 1

số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành. Chính vì vậy sự biến động của
giá bột mì, đường trên thị trường thế giới sẽ có những tác động nhất định đến giá thành
của bánh kẹo.
Thứ hai: Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Sản
lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu)
đến Tết Nguyên Đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam
như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt. Trong khi đó,
sản lượng tiêu thu bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa hè do
khí hậu nắng nóng.


Thứ ba: Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp khá
hiện đại và đồng đều, đều được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản xuất bánh
kẹo như công nghệ cho bánh phủ socola (Hàn quốc), công nghệ bánh quy (Đan mạch,
Anh, Nhật)…
Thứ tư: Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (1012%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1-1,5%).
Nguyên nhân là do, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam hiện nay vẫn khá
thấp (1,8 kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8kg/người/năm.
2.1.2 Triển vọng về doanh số và sản lượng bánh kẹo trong thời gian tới
Theo ước tính của BMI, sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2008 vào
khoảng 97.000 tấn, năm 2009 là 99.100 tấn đến năm 2010 đạt khoảng 100.400 tấn. Dự
kiến tăng trưởng về doanh số năm 2011 là 10%, cao hơn so với con số 5,43% và
6,12% của năm 2009 và 2010 (2 năm này tăng trưởng thấp nhất là do tác động của
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu).
Hình 2.1. Doanh Số và Tăng Trưởng về Doanh Số Bán Hàng Ngành Bánh Kẹo
Nguồn: BMI report

5



Hình 2.2. Sản Lượng và Tăng Trưởng về Sản Lượng Ngành Bánh Kẹo
Nguồn: BMI report
Bên cạnh tiêu dùng trong nước, triển vọng xuất khẩu bánh kẹo cũng khá sáng
sủa trong thời gian tới. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và các
sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam tháng 6/2010 đạt gần 28,42 triệu USD, chiếm 0,4%
tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trong tháng, tăng 9,29% so với tháng trước,
tăng 28,53% so với cùng tháng năm trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo
và các sản phẩm từ ngũ cốc 6 tháng đầu năm lên gần 151,74 triệu USD, chiếm 0,39%
tổng trị giá xuất khẩu, tăng 17,34% so với cùng kỳ năm trước.
2.1.3. Thị phần của các công ty trong ngành
Hiện nay, với khoảng 86 triệu dân, Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ
bánh kẹo khá tiềm năng không chỉ đối với doanh nghiệp trong nước mà cả các công ty
nước ngoài. Theo ước tính, hiện có khoảng 30 doanh nghiệp trong nước, hàng trăm cơ
sở sản xuất nhỏ và một số công ty sản xuất bánh kẹo nước ngoài đang tham gia thị
trường. Các doanh nghiệp trong nước với một loạt các tên tuổi lớn như Kinh đô (bao
gồm cả Kinh đô miền Nam và Kinh đô miền Bắc), Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion
Việt Nam ước tính chiếm tới 75-80% thị phần còn bánh kẹo ngoại nhập chỉ chiếm
20%-25%. Các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng
của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách
hàng khác nhau), chất lượng khá tốt. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang dần
dần bị thu hẹp về quy mô sản xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Hình 2.3. Thị Phần của Thị Trường Bánh Kẹo Năm 2010
Nguồn: Cơ sở dữ liệu của TVSC
Nếu so sánh với sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu, sản phẩm trong nước có lợi thế về
giá rẻ, về chất lượng và minh bạch về thông tin, nguồn gốc rõ ràng, bánh kẹo nội đang
có ưu thế trong cuộc chiến giành thị phần. Nếu như những quy định về nhãn mác hàng
hóa nhập khẩu được quản lý chặt chẽ hơn, ràng buộc nhiều hơn về việc dán tem nhập
khẩu với các ghi chú bắt buộc phải có như đơn vị nhập khẩu, nơi sản xuất, hạn sử


6


dụng, ngày sản xuất và tích cực chống nhập lậu dạng tiểu ngạch… thì bánh kẹo nội có
thể sẽ tăng thị phần nhiều hơn ngay trên “sân nhà”.
2.2. Tổng quan về công ty
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
- Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty
Tổng công ty Orion là tập đoàn sản xuất bánh hàng đầu tại Hàn Quốc với nhiều
sản phẩm quen thuộc như: “Chocopie”, “Custas”, “Goute”, “O’star”, “Toonies” được
khách hàng trên toàn thế giới yêu thích. Công ty trước đây gọi là Công ty Cổ phần
Bánh kẹo Tong Yang được thành lập vào tháng 7 năm 1956 và có trụ sở tại Seoul,
Hàn Quốc sau đổi tên thành Công ty Orion vào tháng tám năm 2003. Công ty cũng
tham gia vào việc sản xuất, đầu tư, phân phối, và chiếu phim, nhà hát hoạt động dưới
thương hiệu MEGABOX .
+ Địa chỉ: 30-10, Moonbae-Đồng Yongsan-Gu, Seoul, Hàn Quốc.
+ Điện thoại: +82-2-7106000.
+ Fax: +82-2-7106202.
+ Website:
Năm 1960 lần đầu tiên trong nước sản xuất thử Chocolate. Tháng 4 năm 1974
sản xuất Chocopie lần đầu tiên trên thế giới. Xây dựng hệ thống sản xuất Gum và
Xuất gum sang thị trường Trung Đông 1976, cùng thời điểm này công ty sản xuất
Cuttle Fish Peanut. Công ty ngày một hiện đại hóa trang thiết bị, năm 1980 xây dựng
nhà máy thứ 2 ở IK-San chuyên sản xuất Biscuit và xây dựng nhà máy thứ 3 chuyên
sản xuất Chocolate vào năm 1983 . Công ty tập trung khai thác thị trường nước ngoài,
kinh doanh bánh kẹo thành công trên các lĩnh vực kinh doanh và bước vào lĩnh vực
kinh doanh giải trí tổng hợp và xây dựng nhà máy các nước năm 1997.
Thành lập “BUY THE WAY” cửa hàng 24/24 phát triển độc quyền trong nước
năm 1990, kinh doanh nhà hàng Bennigan’s , lĩnh cực thể thao với đội bóng rổ Orions
và kinh doanh truyền hình năm 1994, tăng cường kinh doanh lĩnh vực giải trí. Đây là

bước đột phá đã tạo nên thương hiệu tập đoàn giải trí tổng hợp thế kỷ 21.
Vào ngày 1 tháng 9 năm 2001 tách khỏi tập đoàn Tong Yang, thành lập cổ phần
Orion, Tam Chul Gon nhậm chức chủ tịch vào ngày 14 tháng 9 năm 2001. Công ty tổ
7


chức lại hệ thống kinh doanh toàn cầu, thành lập nhà mày sản xuất Gum ở Lang Bang
(Trung Quốc) , hoàn thành nhà máy sản xuất bánh kẹo với quy mô lớn ở Thượng Hải
(năm 2003), thành lập Orion Snack vào tháng 12 năm 2004, xây dựng nhà máy Orion
Trung Quốc (năm 2005) và vào tháng 1 năm 2005 thành lập công ty Orion Food Vina
Co..,Ltd ở Việt Nam.
- Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Orion Food Vina
Orion Food Vina là doanh nghiệp thực phẩm có 100% vốn đầu tư Hàn Quốc
thứ hai tại Bình Dương theo giấy phép đầu tư số 321/GP-KCN-BD ngày 22 tháng 1
năm 2005 do UBNN tỉnh Bình Dương cấp. Là nhà máy sản xuất bánh ngọt đầu tiên
được xây dựng tại Việt Nam và cũng là chi nhánh thứ 5 trong số các chi nhánh nước
ngoài của Tập đoàn Orion nổi tiếng thế giới với nhãn hiệu bánh ChocoPie. Riêng tại
châu Á thì đây là nhà máy lớn thứ 3 sau Trung Quốc và Nga. Sự ra đời của Orion Việt
Nam nằm trong chiến lược phát triển toàn cầu và góp phần hoàn thiện “Ba trung tâm
chính của thị trường Đông Á” là Nga với trung tâm của vùng CIS và thị trường Đông
Âu, Trung Quốc là khu vực trung tâm cho các thị trường lân cận : Ấn Độ và khu vực
Trung Đông, còn Việt Nam là trung tâm của thị trường Đông Nam Á để hoàn thiện
vành đai Orion Hàn Quốc- Trung Quốc- Việt Nam- Nga. Trong tương lai Việt Nam sẽ
trở thành quốc gia phát triển với tốc độ cao nhất trong khối ASEAN, nên chiến lược
sản xuất của Orion Việt Nam là 50% xuất khẩu và 50% tiêu thụ nội địa.
Công ty TNHH Thực Phẩm Orion Vina chịu sự điều chỉnh của Luật doanh
nghiệp, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ theo luật định, có con dấu, có
tài sản, có tài khoản mở tại ngân hàng.
- Tổng vốn đầu tư: 40.000.000 USD
- Vốn pháp định: 26.500.000 USD

- Vốn vay: 13.500.000 USD
- Địa chỉ: Đường NA3, Lô E-13-CN, KCN Mỹ Phước II - Bến Cát - Bình
Dương.
- Tên giao dịch: Orion Food Vina Co.LTD
- Tell: 0650.3553015 – 3553016 – 3553017 - 3553018
- Fax: 0650.3553720
8


- Mã số thuế: 3700667933
- Email:
- Diện tích sử dụng cho dự án: 81.765 m2
- Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp là: 50 năm kể từ ngày được cấp giấy
phép đầu tư.
Hiện trên thị trường bánh kẹo Việt Nam, sản phẩm của Orion chiếm khoảng
11% thị phần bánh ngọt và giữ vị trí số một trong số những doanh nghiệp bánh kẹo
nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Ông Tam Chul Gon, Chủ tịch tập đoàn Orion trong
buổi khai trương nhà máy ở Bình Dương, cho biết chiến lược của tập đoàn là phát triển
nhà máy sản xuất ở Việt Nam trở thành nhà máy chính sản xuất bánh của Orion trên
toàn cầu.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty
- Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty thực phẩm Orion chuyên sản xuất các loại bánh kẹo nổi tiếng, dòng sản
phẩm chính của công ty như bánh: ChocoPie, Custas, O'star, Tiramisu, Toonies … rất
được thị trường ưa chuộng.
Công ty không ngừng nghiên cứu sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, tổ
chức nghiên cứu thị trường tìm hiểu và xác định nhu cầu thị trường.
Thực hiện các chính sách nhà nước, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và bảo
đảm ngày càng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Thực hiện việc chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống

vật chất tinh thần. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao
động.
Thực hiện theo quy trình công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm. Phấn đấu đảm bảo sản lượng thực tế và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật do công ty đề
ra.
Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ của công ty, bảo vệ tài sản các phân xưởng, bảo
vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Nghiêm
chỉnh thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, đối với xã hội.
- Mục tiêu của công ty
9


Công ty TNHH Orion Vina đã lấy việc sản xuất kinh doanh làm nhiệm vụ mục tiêu
chủ yếu, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho nguồn vốn sử dụng mang lại
hiệu quả cao nhất. Để thực hiện những thắng lợi này công ty đã đề ra một mục tiêu
chính là chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bánh kẹo các loại.
- Đặc điểm quy trình tạo sản phẩm

Hình 2.4. Quy Trình Sản Xuất Kẹo Cao Su

Nguồn: Phòng Kỹ thuật sản xuất
Hình 2.5. Quy Trình Sản Xuất Chocopie

Nguồn: Phòng Kỹ thuật sản xuất
Hình 2.6. Quy Trình Sản Xuất Snack

10


Nguồn: Phòng Kỹ thuật sản xuất

2.2.3. Sơ đồ bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
a) Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Căn cứ vào mục đích, công tác phát triển sản xuất về sản lượng hoàn thành
nhiệm vụ cấp trên giao. Cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến
và chế độ thủ trưởng được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 2.7. Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý của Công Ty

11


Nguồn: Phòng Nhân Sự
b) Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
- Chức năng và nhiệm vụ của ban giám đốc
+ Giám đốc công ty: Là người chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.Giám đốc có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ huy tất cả các
cán bộ công nhân viên dưới quyền trong đơn vị thực hiện các hoạt động của công ty
trong khuôn khổ luật định để hoàn thành các mục tiêu của công ty.
+ Phó giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ giúp cho Giám Đốc trong việc xúc
tiến các hoạt động kinh doanh, giúp Giám Đốc trong việc tìm kiếm thị trường và thị
trường đầu ra cho công ty, tham mưu cho giám đốc trong việc định giá sản phẩm của
công ty, tham mưu Giám Đốc hoặc trực tiếp ký kết các hợp đồng thương mại theo sự
ủy quyền và phân cấp của Giám Đốc.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: có nhiệm vụ tham mưu giúp cho giám đốc trong các
quyết định về sản phẩm.
- Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
+ Phòng kỹ thuật
Đưa ra quy trình công nghệ cải tiến kỹ thuật, quản lý chất lượng hàng hóa thông
qua bộ phận kiểm tra chất lượng.
Quản lý tổ mẫu, thông qua tổ bảo trì kiểm tra các máy móc, trang thiết bị của
công ty.

Quản lý mẫu mã, bản vẽ và lên hệ với khách hàng về phương diện kỹ thuật.
Dựa vào các bản vẽ hoặc mẫu sản phẩm tính ra định mức nguyên vật liệu cho
sản phẩm.
+ Phòng kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong ngắn hạn cũng như trong
dài hạn.
Theo dõi kế hoạch sản xuất của các phân xưởng.
Chủ động khai thác các nguồn cung cấp nguyên vật liệu trên thị trường để phục
vụ kịp thời theo yêu cầu sản xuất của các xưởng.
12


Đảm bảo kế hoạch được giao. Quản lý kho thành phẩm của công ty.
Soạn thảo, theo dõi và quyết đoán các hợp đồng kinh tế.
+ Phòng kế toán
Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, vốn của công ty.
Quản lý các sổ sách chứng từ thu chi, thực hiện nguyên tắc quàn lý tài chánh và
hạch toán kế toán theo đúng quy định của nhà nước.
Thường xuyên kiểm tra tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí
sản xuất.
Tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, báo cáo định kỳ về kết quả
tài chính.
+ Phòng quản lý nhân sự
Lưu trữ quản lý hồ sơ toàn bộ công nhân viên.
Điều động và bổ sung nhân sự trong công ty, giải quyết các chế độ chính sách
cho người lao động theo đúng quy định của nhà nước.
Phân bổ tiền lương tiền thưởng cho các đơn vị theo hiệu quả kinh doanh.
Tổ chức nâng lương hàng năm cho công nhân.
Quản lý các công trình xây dựng cơ bản và hệ thống nước.
Lưu trữ các công văn, đánh máy các tài liệu và cung cấp văn phòng phẩm.

+ Phòng xuất nhập khẩu
Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa
của công ty.
Thực hiện và tiếp xúc đàm phán các đơn vị trong và ngoài nước về lĩnh vực hợp
đồng hợp tác kinh doanh.
Tổ chức quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, tìm kiếm khách hàng,
nguồn hàng và mở rộng thị trường.
c) Tình hình lao động
Tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2010, tổng số cán bộ công nhân viên trong
công ty là 539 người bao gồm bộ phận trực tiếp tham gia sản xuất là 436 người, bộ
phận gián tiếp là 103 người

13


Về trình độ: Công ty có 19,3% nhân viên có trình độ Cao đẳng - Đại học, số
nhân viên này chủ yếu là bộ phận quản lý, làm việc tại các Phòng ban, trong đó có
nhiều chuyên viên, kỹ thuật viên lành nghề. Ở các xưởng sản xuất đa phần nhân viên
có trình độ trung học phổ thông, chiếm đến 53,62% lao động toàn công ty, trung học
cơ sở có 14,47%.
Về giới tính công ty có 216 là nam chiếm 40%, 322 nữ chiếm tỷ lệ 60%. Điều
này rất phù hợp với tình hình sản xuất của công ty là sản xuất mặt hàng bánh kẹo, vì
mặt hàng này đòi hỏi tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, chịu khó có nhiều ở các công nhân nữ.
Bảng 2.1. Cơ Cấu Nhân Sự Công Ty Năm 2010
Đơn vị tính: Người
Số lượng

Tỷ lệ %

78


14.47

289

53.62

Trung cấp

68

12.62

Cao đẳng

47

8.72

Đại học

57

10.57

Nam

216

40


Nữ

323

60

539

100

Trình độ

Chỉ tiêu

Trung học cơ sở
Trung học phổ thông

Giới tính

Tổng cộng

Nguồn : Phòng Nhân Sự

14


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu
a) Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là một quá trình thu doanh lợi bằng cách bán các sản phẩm hoặc dịch
vụ ra các thị trường nước ngoài, thị trường khác với thị trường trong nước.
b) Vai trò của xuất khẩu
- Đối với doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động hoạt động xuất khẩu nghĩa là mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đây là yếu tố quan
trọng vì sản phẩm sản xuất ra có tiêu thụ được thì mới thu được vốn, có lợi nhuận để
tái xuất và mở rộng sản xuất, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển.
Cũng thông qua đó doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm về hình
thức trong kinh doanh, về trình độ quản lý, giúp tiếp xúc với những công nghệ mới,
hiện đại, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực mới thích nghi với điều kiện kinh doanh
mới nhằm cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng và phong phú. Mặt
khác thúc đẩy hoạt động xuất khẩu là đòi hỏi tất yếu trong nền kinh tế mở cửa. Do sức
ép cạnh tranh, do nhu cầu tự thân đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển, mở rộng quy
mô kinh doanh mà xuất khẩu là một hoạt động tối ưu để đạt được yêu cầu đó.
- Đối với nền kinh tế
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, nó là một bộ phận cơ bản
của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy phát triển nền kinh tế, giúp
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Xuất khẩu có vai
trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.


×