Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIỐNG LÚA OM 4900 Ở XÃ VĨNH THẠNH, HUYỆN TÂN HƯNG, TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.58 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


TRẦN QUỐC TOẢN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIỐNG LÚA OM 4900
Ở XÃ VĨNH THẠNH, HUYỆN TÂN HƯNG,
TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


TRẦN QUỐC TOẢN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIỐNG LÚA OM 4900
Ở XÃ VĨNH THẠNH, HUYỆN TÂN HƯNG,
TỈNH LONG AN

Ngành: Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. TRẦN ĐỨC LUÂN



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA GIỐNG LÚA OM 4900 Ở XÃ VĨNH THẠNH, HUYỆN TÂN
HƯNG, TỈNH LONG AN ” do TRẦN QUỐC TOẢN, sinh viên khóa 33, ngành
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày……………..
ThS. Trần Đức Luân
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)
________________________
Ngày
tháng
năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký
Họ tên)

(Chữ ký
Họ tên)

Ngày


tháng

năm 2011

Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Khoá luận tốt nghiệp là bước cuối cùng đánh dấu sự trưởng thành của một sinh
viên ở giảng đường Đại học. Để trở thành một cử nhân hay một kỹ sư đóng góp những gì
mình đã học được cho sự phát triển đất nước.
Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, em đã được sự giúp đỡ, hướng dẫn,
hỗ trợ và động viên từ gia đình, từ quý thầy cô cùng các bạn. Nhờ đó mà em đã hoàn
thành được luận văn như mong muốn, nay xin cho phép em được gửi lời cám ơn sâu sắc
và chân thành đến:
Ba mẹ là người đã dạy dỗ và nuôi em khôn lớn cho đến khi em bước chân vào
giảng đường đại học, là người luôn bên cạnh em và chia sẽ mỗi lúc em gặp khó khăn
trong cuộc sống.
Các thầy cô tại trường cấp 1, cấp 2, cấp 3 huyện Tân Hưng, tỉnh Long An đã dạy
cho em những kiến thức căn bản làm nền tảng để em có thể tiếp thu những thông tin mới.
Các thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm TP HCM đã truyền đạt những kiến
thức quý báu để từ đó em phát triển thêm vốn hiểu biết của mình vận dụng trong công
việc sau này. Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP HCM đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy ThS. Trần Đức Luân, người trực tiếp hướng dẫn

đề tài. Trong quá trình làm luận văn, thầy đã tận tình hướng dẫn thực hiện đề tài, giúp em
giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm luận văn và hoàn thành luận văn đúng
định hướng ban đầu.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho em
những đóng góp quý báu để luận văn thêm hoàn chỉnh.
Cuối cùng xin được gửi lới cảm ơn tới tất cả bạn bè là những người luôn chia sẽ
những chuyện buồn vui trong cuộc sống cũng như giúp đỡ em những lúc khó khăn.


NỘI DUNG TÓM TẮT
Trần Quốc Toản. Tháng 05 năm 2011. “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của Giống
Lúa OM 4900 Ở Xã Vĩnh Thạnh, Huyện Tân Hưng, Tỉnh Long An”.
Tran Quoc Toan. May 05, 2011. "Assessing The Economic Efficiency of OM 4900
Rice Variety in Vinh Thanh Commune, Tan Hung District, Long An Province. "
Đề tài nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa OM 4900 một giống lúa, mới
được áp dụng những năm gần đây so sánh với các giống lúa khác tại địa phương, thông
qua đó xác định những thuận lợi và khó khăn mà nông hộ gặp phải trong quá trình sản
xuất lúa OM 4900. Từ đó đề ra một số giải pháp năng cao hiệu quả sản xuất sản xuất lúa
trên địa bàn xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
Bằng các phương pháp so sánh, phương pháp mô tả, phân tích hồi quy, luận văn
đã cho thấy việc trồng lúa OM 4900 sẽ có năng suất cao hơn và thu được lợi nhuận cao
hơn trồng các giống lúa khác. Khi canh tác giống lúa OM 4900 không những đem lại lợi
nhuận cao góp phần năng cao đời sống của người nông dân mà còn góp phần nâng cao
chất lượng hạt gạo, nâng cao sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên trường quốc tế.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ix 

DANH MỤC CÁC BẢNG



DANH MỤC CÁC HÌNH

xii 

DANH MỤC PHỤ LỤC

xiii 

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU



1.1. Đặt vấn đề



1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài



1.2.1. Mục tiêu chung




1.2.2. Mục tiêu cụ thể



1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



1.3.1. Đối tượng nghiên cứu



1.3.2. Phạm vi nghiên cứu



1.4. Cấu trúc của khóa luận



CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN



2.1. Điều kiện tự nhiên



2.1.1. Vị trí địa lý




2.1.2. Địa hình



2.1.3. Đặc điểm khí hậu



2.1.3.1. Độ ẩm



2.1.3.2. Gió



2.1.3.3. Nguồn nước mặt và chế độ thủy văn



2.1.4. Tài nguyên đất



2.1.5. Tài nguyên rừng




2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội



2.2.1. Dân số, lao động



2.2.2. Cơ sở hạ tầng

10 
v


2.2.2.1. Giao thông

10 

2.2.2.2. Thủy Lợi

11 

2.2.2.3. Điện

11 

2.2.2.4. Trường Học

11 


2.2.2.5. Y tế, Văn hóa

12 

2.2.3. Kinh tế

12 

2.3. Đánh giá chung

13 

2.3.1. Thuận lợi và cơ hội

13 

2.3.2. Khó khăn và thách thức

14 

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16 

3.1. Cơ sở lý luận

16 

3.1.1. Khái niệm nông hộ, kinh tế hộ, đặc điểm và vai trò của kinh tế hộ


16 

3.1.1.1. Khái niệm nông hộ

16 

3.1.1.2. Khái niệm kinh tế hộ

16 

3.1.1.3. Đặc điểm của kinh tế hộ

16 

3.1.1.4. Vai trò của kinh tế hộ

16 

3.1.2. Lí luận về hiệu quả kinh tế

17 

3.1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh

17 

3.1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế

17 


3.1.2.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

17 

3.1.3. Nguồn gốc của cây lúa

18 

3.1.4. Giá trị kinh tế của cây lúa

18 

3.2. Phương pháp nghiên cứu

19 

3.2.1. Phương pháp so sánh

19 

3.2.2. Phương pháp mô tả

20 

3.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy

20 

3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa


21 

3.3.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả

21 

3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

21
vi


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

16 

4.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới và ở Việt Nam

16 

4.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới

16 

4.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

23 

4.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở tỉnh Long An, huyện Tân Hưng


24 

4.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở tỉnh Long An qua 2 năm 2008 - 2009

24 

4.2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở huyện Tân Hưng

24 

4.3. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã Vĩnh Thạnh

25 

4.3.1. Thời vụ sản xuất lúa ở xã Vĩnh Thạnh

25 

4.3.2. Hiện trạng sản xuất lúa của xã Vĩnh Thạnh từ năm 2007-2010

26 

4.3.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa vụ Đông Xuân của xã Vĩnh Thạnh từ
năm 2007 – 2010

26 

4.3.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa vụ Hè Thu của xã Vĩnh Thạnh từ năm
2007 – 2010


26 

4.4. Hoạt động khuyến nông tại xã

27 

4.5. Thông tin chung về các hộ điều tra

27 

4.5.1. Tình hình nhân khẩu và lao động

27 

4.5.2. Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra

29 

4.5.3. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra

30 

4.5.4. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra

31 

4.6. Phân tích, đánh giá chi phí, kết quả, hiệu quả bình quân 1ha lúa khác qua 2 vụ: Đông
Xuân, Hè Thu năm 2010

31 


4.6.1. Chi phí bình quân 1ha lúa khác vụ Hè Thu 2010

31 

4.6.2. Kết quả, hiệu quả bình quân trên 1ha lúa khác vụ Hè Thu 2010

32 

4.6.3. Chi phí bình quân 1ha lúa khác vụ Đông Xuân 2010

34 

4.6.4. Kết quả, hiệu quả bình quân trên 1ha lúa khác vụ Đông Xuân 2010

34 

4.7. Phân tích, đánh giá chi phí, kết quả, hiệu quả bình quân 1ha lúa OM 4900 qua 2 vụ:
Đông Xuân, Hè Thu năm 2010

36 

4.7.1. Chi phí bình quân 1ha lúa OM 4900 vụ hè thu 2010
vii

36 


4.7.2. Kết quả, hiệu quả bình quân trên 1ha lúa OM 4900 vụ hè thu 2010


37 

4.7.3. Chi phí bình quân 1ha lúa OM 4900 vụ Đông Xuân 2010

39 

4.7.4. Kết quả, hiệu quả bình quân trên 1ha lúa OM 4900 vụ Đông Xuân 2010

40 

4.8. So sánh kết quả, hiệu quả giữa hai loại lúa
4.8.1. So sánh kết quả, hiệu quả bình quân 1 ha giữa hai loại lúa vụ Hè Thu 2010

42 
42 

4.8.2. So sánh kết quả, hiệu quả bình quân 1 ha giữa hai loại lúa vụ Đông Xuân 2010 44 
4.9. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa

45 

4.10. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất lúa OM 4900

49 

4.11. Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất lúa trên địa bàn xã Vĩnh Thạnh

50 

4.11.1. Định hướng sản xuất lúa


50 

4.11.2. Mục tiêu phát triển sản xuất lúa

50 

4.12. Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa

51 

4.12.1. Giải pháp về kỹ thuật

51 

4.12.2. Giải pháp về công tác khuyến nông

52 

4.12.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn

52 

4.12.4. Các giải pháp khác

52 

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

55 


5.1. Kết luận

55 

5.2. Kiến nghị

55 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

56 

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Số thứ tự

ĐVT

Đơn vị tính

CP

Chi phí

DT


Doanh thu

NS

Năng suất

CPVC

Chi phí vật chất

CPLĐ

Chi phí lao động

TN

Thu nhập

LN

Lợi nhuận

KQ

Kết quả

HQ

Hiệu quả


SX

Sản xuất

BQ

Bình quân

UBND

Ủy ban nhân dân

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tổng hợp các loại đất xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng



Bảng 2.2. Diện Tích Đất Đai Xã Vĩnh Thạnh phân theo đơn vị hành chính



Bảng 2.3. Dân số và lao động xã Vĩnh Thạnh




Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta qua 2 năm 2008 - 2009

23 

Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Long An

24 

Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa vụ Đông Xuân của xã Vĩnh Thạnh từ năm
2007 – 2010

26 

Bảng 4.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa vụ Hè Thu của xã Vĩnh Thạnh từ năm 2007
– 2010

26 

Bảng 4.5. Số lần tham gia tập huấn khuyến nông của các hộ điều tra

27 

Bảng 4.6. Tình hình nhân khẩu của hộ điều tra

27 

Bảng 4.7. Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra

29 


Bảng 4.8. Diện tích đất canh tác của các hộ điều tra

30 

Bảng 4.9. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra

31 

Bảng 4.10. Chi phí bình quân 1 ha lúa khác vụ Hè Thu 2010

31 

Bảng 4.11. KQ – HQ bình quân 1 ha lúa khác vụ Hè Thu năm 2010

32 

Bảng 4.12. Độ nhạy của năng suất và giá lên TN/CP của lúa khác vụ Hè Thu năm 2010 33 
Bảng 4.13. Chi phí bình quân 1ha lúa khác vụ Đông Xuân 2010

34 

Bảng 4.14. KQ – HQ bình quân 1ha lúa khác vụ Đông Xuân

35 

Bảng 4.15. Đô nhạy của năng suất và giá lên TN/CP của lúa khác vụ Đông Xuân năm
2010

36 


Bảng 4.16. Chi phí bình quân 1 ha lúa OM 4900 vụ Hè Thu 2010

37 

Bảng 4.17. KQ - HQ bình quân trên 1ha lúa OM 4900 vụ hè thu 2010

38 

Bảng 4.18. Độ nhạy của năng suất và giá lên TN/CP của lúa OM 4900 vụ Hè Thu năm
2010

39 

Bảng 4.19. Chi phí bình quân 1ha lúa OM 4900 vụ Đông Xuân 2010

40 

Bảng 4.20. KQ – HQ bình quân 1ha lúa OM4900 vụ Đông Xuân

41 

x


Bảng 4.21. Độ nhạy của năng suất và giá lên TN/CP của lúa OM 4900 vụ Đông Xuân
năm 2010

42 

Bảng 4.22. So sánh KQ – HQ bình quân 1 ha lúa giữa 2 loại lúa vụ Hè Thu 2010


43 

Bảng 4.23. So sánh KQ – HQ bình quân 1 ha lúa giữa 2 loại lúa vụ Đông Xuân 2010

44 

Bảng 4.24. Kết quả mô hình hồi quy vụ Đông xuân

47 

Bảng 4.25. Kết quả mô hình hồi quy vụ Hè Thu

48 

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Lịch thời vụ sản xuất lúa của xã Vĩnh Thạnh

25 

Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ số người tham gia SX nông nghiệp trong các hộ điều tra 28 
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ trình độ học vấn của các chủ hộ

29 

Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ tình hình sở hữu đất của các hộ điều tra


30 

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Đặc điểm sinh học của cây lúa
Phụ lục 2: Đặc điểm sinh thái
Phụ lục 3: Đặc điểm cơ bản của một số giống lúa tại địa phương
Phụ lục 4: Kết quả mô hình hồi quy vụ Đông xuân
Phụ lục 5: Kiểm tra sự vi phạm giả thiết của mô hình hồi quy vụ Đông xuân
Phụ lục 6: Kết quả mô hình hồi quy vụ Hè Thu
Phụ lục 7: Kiểm tra sự vi phạm giả thiết của mô hình hồi quy vụ Hè Thu
Phụ lục 8: Phiếu phỏng vấn

xiii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, giữ một
vị trí hết sức quan trọng. Vì nông nghiệp sản xuất ra những sản phẩm nuôi sống con
người mà các ngành sản xuất khác không thể thay thế được. Đặc biệt trong sản xuất nông
nghiệp ngành sản xuất lương thực chiếm vị trí quan trọng, quyết định sự thành bại, ấm no
hay phồn vinh của nông nghiệp và nông thôn, đôi khi là của toàn bộ nền kinh tế xã hội
của quốc gia. Vì vậy việc phát triển sản xuất lượng thực không những là quan trọng mà
còn là chỗ dựa vững chắc để tạo đà phát triển cho các ngành sản xuất khác trong nền kinh

tế quốc dân. Ngoài ra lương thực còn là nguồn dự trữ để nhà nước thực hiện chính sách xã
hội.
Đối với nước ta, sản xuất lương thực chủ yếu và quyết định vẫn là lúa gạo. Do
vậy việc thâm canh sản xuất lúa vẫn là mục tiêu hàng đầu đặt ra. Vĩnh Thạnh là một xã
thuần nông với đa số dân cư sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp. Cơ cấu nông nghiệp của xã chủ
yếu là trồng trọt đặc biệt là ngành sản xuất lúa gạo chiếm cơ cấu và diện tích chủ yếu trong lĩnh
vực sản xuất này. Vì vậy mà sản xuất lúa gạo quyết định lớn đến thu nhập và đời sống của

các hộ sản xuất lúa gạo trên địa bàn xã. Chính vì vậy nông dân mong muốn có một giống
lúa có hiệu quả cao để góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của người dân tại xã.
Để xem xét và đánh giá hiệu quả tình hình sản xuất thực tế của các hộ nông dân
sản xuất giống lúa OM 4900 ở đây. Và nhằm so sánh hiệu quả kinh tế giữa các giống lúa
mới có năng suất cao, phấm chất tốt, với giống đã được làm lâu đời ở địa phương, đồng


thời đưa ra ưu nhược điểm của từng loại giống để bà con có thể lựa chọn để đầu tư giống
lúa thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh
giá hiệu quả kinh tế của giống lúa OM 4900 ở xã Vĩnh Thạnh huyện Tân Hưng tỉnh
Long An”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa OM 4900 và so với các giống lúa thông
thường, đồng thời phân tích những thuận lợi và khó khăn khi gieo trồng giống lúa OM
4900 tại xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long an.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mô tả thực trạng sản xuất lúa trên thế giới, Việt Nam và của các hộ nông dân trên
địa bàn xã.
Phân tích hiệu quả kinh tế của giống lúa OM 4900 và so sánh với các giống lúa
khác tại địa phương.

Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn mà nông hộ gặp phải trong quá trình sản
xuất giống lúa OM 4900.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa OM 4900 của các hộ
nông dân ở xã Vĩnh Thạnh huyện Tân Hưng tỉnh Long An.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu những vấn đề thuộc về kinh tế sản xuất lúa
của các hộ nông dân với chủ thể là các hộ sản xuất lúa OM 4900.
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ 01/03/2011 đến 01/07/2011.
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Vĩnh Thạnh huyện Tân
Hưng tỉnh Long An.
2


1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài gồm năm phần chính và được chia thành năm chương như sau:
Chương 1: Mở Đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vị nghiên cứu, nội
dung nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
Chương 2: Tổng Quan
Giới thiệu tổng quan về địa điểm nghiên cứu và đồng thời xác định được những
thuận lợi và khó khăn ở địa phương gặp phải.
Chương 3: Nội Dung và Phương Pháp Nghiên Cứu
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và các
phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu và Thảo Luận
Phân tích thực trạng sản xuất lúa trên thế giới, Việt Nam và trên địa bàn nghiên
cứu,những thuận lợi và khó khăn trong qua trình sản xuất. Phân tích lợi ích, chi phí để

đánh giá hiệu quả kinh tế, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa OM 4900.
Đưa ra những định hướng, mục tiêu và giải pháp nhầm phát triển cây lúa.
Chương 5: Kết Luận và Kiến Nghị
Tóm lược kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị làm cơ sở cho các cấp
chính quyền địa phương và nông hộ lựa chọn giống lúa canh tác sao cho đạt năng suất cao
nhất.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Vĩnh Thạnh thuộc vùng trũng của Đồng Tháp Mười huyện Tân Hưng có tuyến
đường Tỉnh 831 đi ngang qua đồng thời cũng là cửa ngõ tiếp giáp giữa 2 huyện Tân Hưng
và Vĩnh Hưng toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.933,9 ha, được chia làm 06 ấp:
Cái Môn, Cái Tràm, Cả Bát, Gò Thuyền, Rượng Lưới, Đường Xe.
Ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp xã Thạnh Hưng;
- Phía Nam giáp xã Vĩnh Lợi;
- Phía Đông giáp xã Vĩnh thuận huyện Vĩnh Hưng;
- Phía Tây giáp Thị trấn Tân Hưng;
- Phía Tây Bắc giáp xã Hưng Thạnh;
- Phía Tây Nam giáp xã Vĩnh Châu B.
2.1.2. Địa hình
Địa hình xã Vĩnh Thạnh có đặc điểm nổi bật là xã có địa hình thấp, khả năng thoát
nước kém. Ở đây mang đặc điểm chung của Đồng Tháp Mười là thấp trũng và hàng năm
thường bị ngập lũ, nên việc bố trí cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp cần được nghiên

cứu.


Toàn xã có dạng địa hình đồng bằng thấp, độ cao trung bình 1 - 1,2m và thấp dần
theo hướng Tây, Đông có cao trình biến động từ 0,8 - 1,5m.
Với địa hình như vậy, đã ảnh hưởng lớn đến chế độ ngập và khả năng thoát lũ của
từng vùng. Thống kê theo độ sâu và thời gian ngập lũ cho thấy: hầu hết diện tích của xã
điều ngập từ 1 - 1,5m và vùng phía Đông có nơi độ sâu ngập trên 1,5m, thời gian ngập
kéo dài khoảng 3 - 3,5 tháng.
2.1.3. Đặc điểm khí hậu
Xã Vĩnh Thạnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao
điều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa lớn và phân thành hai mùa rõ rệt (mùa khô
và mùa mưa) chi phối mạnh mẽ đến vấn đề sử dụng đất.
Nhiệt độ bình quân 27,3oC, nhiệt độ cao trung bình 38oC vào tháng 3, tháng 4,
nhiệt độ thấp trung bình 16oC vào tháng giêng.
Lượng mưa hàng năm tương đối lớn, phân bố theo mùa, tâp trung hầu hết ở mùa
mưa (>92%), điều này đã chi phối mạnh mẽ nền sản xuất nông lâm nghiệp.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 92 - 94% lượng mưa của cả
năm, trùng với mùa lũ về nên gây ra hiện tượng thừa nước nghiêm trọng. Mưa tập trung
cao nhất vào tháng 9, tháng 10.
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 6 - 8% lượng mưa
cả năm lại trùng với mùa nước cạn. Như vậy, mùa khô nước trên kênh rạch và đồng ruộng
bị bốc hơi mạnh, nguồn nước vốn bị thiếu hụt lại càng bị thiếu hụt thêm, gây hiện tượng
“sắc phèn” ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi.
2.1.3.1. Độ ẩm
Độ ẩm tương đối lớn và phân bố đồng điều giữa các tháng trong năm. Độ ẩm trung
bình 81%, độ ẩm lớn nhất 85%, độ ẩm thấp nhất là 76% ở tháng 3 và tháng 4 trong năm.

5



2.1.3.2. Gió
Hàng năm có hai hướng gió. Mùa khô hướng gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 1
đến tháng 4. Mùa mưa hướng gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10.
Nhìn chung về đặc điểm thủy văn của xã phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước mặt
trên hệ thống kênh rạch. Nguồn nước ngầm chưa được khai thác tốt để cung cấp cho sinh
hoạt và sản xuất. Chính vì những điều đó nguồn nước ở vùng này thường bị ảnh hưởng cả
về chất và lượng.
2.1.3.3. Nguồn nước mặt và chế độ thủy văn
Sông Vàm Cỏ Tây qua địa bàn xã Vĩnh Thạnh với chiếu dài 3,400m là ranh giới tự
nhiên phía đông của xã. Đây là tuyến sông chính cung cấp nguồn nước tưới không những
cho xã Vĩnh Thạnh mà cho cả toàn vùng thông qua hệ thống kênh Trung ương và hệ
thống kênh rạch khác như: Kênh Cả Môn, Kênh Cái Bát, Kênh 79…. Ngoài ra nước mưa
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước mặt cho toàn vùng.
Do vậy đặc trưng nổi bật về thủy văn của xã là thừa nước trầm trọng vào mùa lũ và
thiếu nước tưới trong mùa khô.
Mùa lũ: Xã Vĩnh Thạnh có nền địa hình thấp vì vậy nguồn nước lũ theo các hệ
thống kênh rạch đổ về sớm, thời gian ngập kéo dài và có độ sâu ngập từ 1 - 1,5m nơi có
địa hình thấp ngập sâu trên 1,5m. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt của
nhân dân trong vùng.

6


2.1.4. Tài nguyên đất
Theo thống kê quy hoạch và thiết kế nông nghiệp cho thấy đất ở khu vực khảo sát
của xã gồm các loại đất như sao.
Bảng 2.1. Tổng hợp các loại đất xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng
STT
I


TÊN ĐẤT

Kí hiệu

II

ĐẤT PHÈN
Đất phèn hoạt động nông trên
nền phèn tiềm tàng
Đất phèn hoạt động sâu
Đất phèn hoạt động sâu trên
nền phèn tiềm tàng
NHÓM ĐẤT XÁM

1

Đất xám điển hình

2

1
2
3

ĐVT

DIỆN TÍCH

ha


4.549,9

SJLP

ha

26

SJ2

ha

4.523,9

SJ2P

ha
ha

384

X

ha

16

Đất xám có tầng loang lổ


XF

ha

368

3

Đất xám gley

XG

ha

4

Đất xám nhiễm phèn

XS

ha

III
1
IV

SÔNG SUỐI

ha


Sông suối

ha

TỔNG CỘNG

ha

4.933,9

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Hưng 2000 - 2010
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 4.933,9 ha. Trong đó diện tích đất nông
nghiệp là 2.650 ha, chiếm 53,71% diện tích đất tự nhiên gồm diện tích trồng lúa 2.617,4
ha (chiếm 98,77% diện tích đất nông nghiệp).
Diện tích đất còn lại là đất phi nông nghiệp 2.283,9 ha, chiếm 46,29% diện tích đất
tự nhiên. Sản xuất trong xã phần lớn là hoạt động sản xuất nông nghiệp.

7


Bảng 2.2. Diện Tích Đất Đai Xã Vĩnh Thạnh phân theo đơn vị hành chính
1

HẠNG MỤC
TỔNG DIỆN TÍCH

I

ĐẤT NÔNG NGHIỆP


ha

2.650

53,71

1

Đất trồng cây hàng năm

ha

2.617,4

53,05

- Đất ruộng lúa, lúa màu

ha

2.617,4

53,05

+ Ruộng 2 - 3 vụ

ha

2.617,4


53,05

+ Ruộng 1 vụ

ha

- Cây hàng năm khác
+ Màu và cây công nghiệp
ngắn ngày
+ Hàng năm khác

ha
ha

2

Đất vườn tạp

ha

3,1

0,06

3

Đất trồng cây lâu năm

ha


- Đất trồng cây lâu năm khác

ha
ha
ha

29,5

0,6

II

Đất có dùng vào chăn nuôi
Đất có mặt nước nuôi trồng
thủy sản
ĐẤT LÂM NGHIỆP

ha

1.400

28,38

1

Đất có rừng tự nhiên

ha

2


Đất có rừng trồng

ha

1.400

28,38

III

ĐẤT CHUYÊN DÙNG

ha

762,4

15,45

IV

ĐẤT Ở

ha

63,8

1,29

1


Đất ở đô thị

ha

8,8

0,18

2

Đất ở nông thôn

ha

55

1,11

V

ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

ha

57,7

1,17

1


Đất bằng chưa sử dụng

ha

2

Sông, rạch và đất khác

ha

57,7

1,17

4
5

ĐVT
ha

DIỆN TÍCH
CƠ CẤU (%)
4.933,9
100

ha

Nguồn: Phòng Thống Kê Huyện Tân Hưng


8


2.1.5. Tài nguyên rừng
Do đặc điểm là vùng đất có địa hình thấp, diện tích đất phèn là chủ yếu nên xã
Vĩnh Thạnh là một trong nhưng xã có khả năng phát triển rừng tràm. Song để cây tràm có
điều kiện sinh trưởng phát triển tốt cần phải chú ý về thời gian ngập và độ sâu ngập của
vùng đất trồng tràm. Hiện trạng năm 2010 xã Vĩnh Thạnh có 1.400 ha tràm chiếm 28,38%
diện tích tự nhiên. Điều này cho thấy với điều kiện tự nhiên về đất đai và địa hình, ở đây
có khả năng phát triển mạnh tài nguyên rừng mà trong đó chủ yếu là cây tràm.
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1. Dân số, lao động
Bảng 2.3. Dân số và lao động xã Vĩnh Thạnh
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2010

1. Tổng dân số

người

4.483

+ Nam

nt

2.257


+ Nữ

nt

2.226

2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

1.046

3. Tổng số hộ

hộ

1.112

4. Tổng lao động

người

2.508

+ Số lao động trong nông nghiệp

nt

2.288


+ Số lao động phi nông nghiệp

nt

220
Nguồn: UBND xã Vĩnh Thạnh

Trong năm 2010 dân số toàn xã là 4.483 người với 1.112 hộ, trong đó nam là 2257
người chiếm 50,35% tổng dân số, nữ là 2.226 người chiếm 49,65% tổng dân số. Mật độ
dân số 90 người/km2 , tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở xã là 1,046 %.
Lao động xã hội năm 2010 là 2.508 người, trong đó số lao động trong lĩnh vực
nông nghiệp là 2.288 người chiếm 91,23% tống số lao động, lao động phi nông nghiệp là
220 người chiếm 8,77% tổng số lao động xã hội.

9


2.2.2. Cơ sở hạ tầng
2.2.2.1. Giao thông
Giao thông bộ:
Xã Vĩnh Thạnh không có tuyến quốc lộ đi qua, khoảng cách từ trung tâm xã đến
quốc lộ gần nhất là 30km (quốc lộ 62). Toàn xã hiện có 26,5 km đường giao thông, được
nhựa hóa 7km (Tỉnh lộ 831), đường cấp phối 4 km (đường cặp kênh 79), chiếm 41% , xe
cơ giới đi lại 11km bao gồm:
Các tuyến đường trục xã, liên xã: 8 km, chiếm 35 %
- Lộ Cả môn về xã Vĩnh Lợi dài 01km, nền đường đất 4m
- Lộ Rượng Lưới đi xã Thạnh Hưng dài 4km, lộ này đang thi công dang dở nền
đường đất 6m
- Lộ Gò Thuyền về xã Vĩnh Châu B dài 3km, nền đường đất 4m đang thi công

dang dở.
Đường trục thôn xóm với chiều dài 7,5km. Ấp Cái Tràm 1,5km, ấp Đường Xe:
4,5km, ấp Rương Lưới: 1km, ấp Cái Môn: 0,5km
- Đường trục chính nội đồng: xã chưa có.
Giao thông thủy:
Sông Vàm Cỏ Tây dài 3,4 km và có 3 nhánh kênh nối vào như kênh Hồng Ngự,
kênh Cả Môn và kênh Cả Góc Đường Xe, đồng thời kênh 79 chạy theo hướng bắc nam
tạo ra mạng lưới giao thông rất thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa từ xã đi các nơi
khác và ngược lại.
Cầu: Hệ thống cầu trên đường có 09/17 cầu được bê tông hóa, đáp ứng yêu cầu
phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

10


2.2.2.2. Thủy Lợi
Trên địa bàn xã có sông Vàm Cỏ Tây chảy qua dài 3,4 km và có 31 tuyến kênh dài
61,2 km, đáp ứng được khoảng 80% diện tích tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và
nuôi trồng thủy sản bao gồm:
- Kênh tạo nguồn: 18,6 km;
- Kênh cấp I: 39,7 km;
- Kênh Cấp II: 2,9 km
2.2.2.3. Điện
Trong những năm qua thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn, ngành điện
được tăng cường đảm bảo cung cấp được cho 95% dân cư trong xã được sử dụng thường
xuyên và an toàn. Trong đó:
- Đường dây trung thế: 36,149 km;
- Đường dây hạ thế: 16,148 km.
- Có 26 trạm biến áp với công suất 745 KVA. Song bên cạnh cấp điện cho sản xuất
và chiếu sáng công cộng cần phải tiếp tục nghiên cứu, đầu tư trong thời gian sắp tới.

Tổng số hộ sử dụng điện thắp sáng 1.024 / 1.112 hộ đạt 92%.
2.2.2.4. Trường Học
Trường mẫu giáo: Trên địa bàn xã có 2 điểm. Một ở ấp Cái Tràm diện tích 308 m2,
với 03 phòng học. Hai ở ấp Cả Bát diện tích 168 m2 với 03 phòng học, đáp ứng được
khoảng 90% nhu cầu học của các cháu.
Trường tiểu học: Trên địa xã có 04 điểm trường, đáp ứng nhu cầu học của các cháu
học sinh.
Điểm Cái Tràm có quy mô diện tích 8.500m2 với 14 phòng (đang đề nghị đạt
chuẩn quốc gia)
Điểm Cả Bát có quy mô diện tích 308 m2 với 03 phòng
11


×