Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI XÃ LỘC THÁI HUYỆN LỘC NINH TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.82 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
****************

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CAO SU TIỂU ĐIỀN
TẠI XÃ LỘC THÁI HUYỆN LỘC NINH
TỈNH BÌNH PHƯỚC

TẠ THỊ SÁU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Hiệu Quả
Kinh Tế của Cao Su Tiểu Điền Tại Xã LộC Thái, Huyện Lộc Ninh, Tỉnh Bình
Phước” do Tạ Thị Sáu, sinh viên khóa 33, ngành Phát Triển Nông Thôn và Khuyến
Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày __________________

Lê Quang Thông
Người hướng dẫn,
________________________
Ký tên, Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



__________________________
Ký tên, ngày

tháng

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

________________________________

năm

Ký tên, ngày

i

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cha mẹ – những người
đã nuôi dưỡng, luôn lo lắng chăm sóc cho tôi suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành biết ơn tới tất cả các bậc thầy cô trong trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô trong khoa kinh tế đã truyền đạt
những kiến thức và kinh nghiêm quý báu trong suốt bốn năm đại học.
Tôi chân thành cảm ơn tiến sĩ Lê Quang Thông đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Lộc Thái đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,

cung cấp và giúp tôi thu thập thông tin trong thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt là bác
Tạ Kỳ Anh đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương.
Ngoài ra, tôi cũng chân thành cảm ơn các bạn bè đã giúp tôi thực hiện đề tài
này.

ii


NỘI DUNG TÓM TẮT
TẠ THỊ SÁU. Tháng 7 năm 2011. “Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Của Cao
Su Tiểu Điền Tại Xã Lộc Thái, Huyện Lộc Ninh, Tỉnh Bình Phước”.
TA THI SAU. July 2011. “Analysis Economic Effect of small Rubber
Farmers at Loc Thai Commune, Loc Ninh District, Binh Phuoc Province".
Đề tài tìm hiểu về hiệu quả kinh tế của cây cao su trên cơ sở phân tích số liệu
điều tra 60 nông hộ về chi phí, doanh thu, thu nhập, kỹ thuật trồng cao su tại xã Lộc
Thái. Qua đó tính toán, thẩm định hiệu quả kinh tế của việc trồng cao su tính trên 1 ha
thì lợi ích người nông dân thu được là bao nhiêu, có đạt hiệu quả hay không?
Từ đó, so sánh hiệu quả kinh tế giữa cây cao su tiểu điền và cây điều. Bên cạnh
đó, tìm hiểu thực trạng sản xuất cao su và đánh giá về kỹ thuật canh tác của các nông
hộ tại địa phương.
Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế nhằm phát triển
cây cao su trong thời gian tới.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .......................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii

NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................x
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2
1.3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu ................................................................................3
1.4 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
1.4.1 Phạm vi về thời gian ..............................................................................................3
1.4.2 Phạm vi không gian ...............................................................................................3
1.4.3 Phạm vi nội dung của đề tài ...................................................................................3
1.5 Cấu trúc đề tài ...........................................................................................................4
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................5
2.1 Tình hình phát triển ngành sản xuất cao su thiên nhiên thế giới ...............................5
2.1.1 Phát triển cao su thế giới .......................................................................................5
2.1.2 Cao su tiểu điền của một số nước trên thế giới ......................................................6
2.2 Quá trình hình thành và phát triển ngành sản xuất cao su Việt Nam ........................8
2.2.1 Phát triển cao su ở Việt Nam ..................................................................................8
2.2.2 Thực trạng phát triển cao su tiểu điền ở Việt Nam ...............................................9
2.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu ................................................................................11
2.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của khu vực xã Lộc Thái ................................11
2.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội........................................................................................13
iv


2.4 Mô tả vùng cao su Lộc Thái ...................................................................................16
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................17
3.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................................17

3.1.1 Kinh tế hộ .............................................................................................................17
3.1.2. Đặc điểm cây cao su ............................................................................................19
3.1.4 Ý nghĩa kinh tế của cây cao su ............................................................................21
3.1.5 Yếu tố ảnh hưởng sản xuất cao su ........................................................................21
3.1.6 Cơ sở đánh giá hiệu quả đầu tư của cây cao su ....................................................21
3.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................24
3.2.1 Thu thập số liệu ....................................................................................................25
3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả ................................................................................24
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu..............................................................................25
3.2.4 Xây dựng phiếu điều tra ......................................................................................25
3.2.5 Phương pháp điều tra ............................................................................................26
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................27
4.1 Thực trạng sản xuất cao su tiểu điền tại xã .............................................................27
4.1.1 Độ tuổi các hộ phỏng vấn .....................................................................................27
4.1.2 Trình độ học vấn các hộ phỏng vấn......................................................................28
4.1.3 Quy mô diện tích vườn cao su các nông hộ .........................................................29
4.1.4 Tình hình vay vốn các hộ trồng cao su .................................................................30
4.1.5 Những giống cao su được trồng phổ biến ở địa phương ......................................30
4.1.6 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cao su tại địa phương...............................................32
4.1.6.1 Kỹ thuật trồng và khai thác ...............................................................................32
4.1.6.2 Kỹ thuật chăm sóc cao su ..................................................................................32
4.2 Đánh giá hiệu quả sản xuất vườn cao su tiểu điền .................................................35
4.2.1 Chi phí vòng đời của cây cao su ...........................................................................35
4.2.1.1 Chi phí kiến thiết cơ bản của 1 ha cao su ..........................................................35
4.2.1.2 Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh ...........................................37
4.2.2. Kết quả, hiệu quả sản xuất cao su tiểu điền.........................................................40
4.2.3 Kênh tiêu thụ sản phẩm tại xã Lộc Thái ...............................................................41
v



4.2.4 Nhận xét chung ....................................................................................................41
4.3 Đánh giá kết quả, hiệu quả của 1 ha điều ...............................................................42
4.3.1 Chi phí đầu tư 1 ha điều thời kỳ kiến thiết cơ bản ...............................................43
4.3.2 Chi phí đầu tư cho 1 ha điều thời kỳ kinh doanh .................................................43
4.3.3 Chi phí đầu tư cho 1 ha điều 1 kỳ kinh doanh ......................................................44
4.3.4 Kết quả, hiệu quả kinh tế 1 ha điều ......................................................................45
4.4 So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây cao su và cây điều .............................................46
4.5 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cao su tiểu điền. ..........47
4.5.1 Hệ thống thu mua .................................................................................................47
4.5.2. Giá và biến động giá ............................................................................................47
4.5.2 Phân tích độ nhạy của giá và năng suất ................................................................47
4.6 Nhu cầu của người dân ............................................................................................50
4.7 Đề xuất giải pháp .....................................................................................................51
4.7.1Các biện pháp kỹ thuật khai thác cao su trong giai đoạn kinh doanh ...................51
4.7.2 Biện pháp mở rộng diện tích cao su .....................................................................51
4.7.3 Giải pháp khuyến nông .........................................................................................52
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................53
5.1 Kết luận....................................................................................................................53
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................54
5.2.1 Chính quyền địa phương ......................................................................................54
5.2.2 Hộ nông dân..........................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................56
PHỤ LỤC ......................................................................................................................57

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV


Bảo vệ thực vật

CBCTCS

Chế biến công ty cao su

CPVT

Chi phí vật tư

CPNC

Chi phí nhân công

DT/CP

Doanh thu/ chi phí

ĐT – TTTH

Điều tra – tính toán tổng hợp

UBND

Ủy ban nhân dân

CSTĐ

Cao su tiểu điền


CSQD

Cao su quốc doanh

TTKNBP

Trung tâm khuyến nông Bình Phước

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Xuất Khẩu Cao Su Thiên Nhiên Việt Nam Từ 2005 - 2009 ............................9
Bảng 2.2 So Sánh Cao Su Tiểu Điền Với Cao Su Quốc Doanh ...................................10
Bảng 2.3 Tình Hình Sử Dụng Đất Xã Lộc Thái 2010 ...................................................12
Bảng 2. 4 Cơ Cấu Kinh Tế Xã Lộc Thái 2010 ..............................................................13
Bảng 2.5 Tình Hình Các Cây Công Nghiệp Dài Ngày ở Xã Lộc Thái .........................14
Bảng 4.1 Cơ Cấu Tuổi của Các Chủ Hộ........................................................................27
Bảng 4.2 Trình Độ Học Vấn Các Nông Hộ...................................................................28
Bảng 4.3 Phân Loại Quy Mô Diện Tích Trồng Cao Su của Các Nông Hộ...................29
Bảng 4.4 Tình Hình Vay Vốn Của Các Nông Hộ .........................................................30
Bảng 4.5 Cơ Cấu Giống Cao Su của Các Nông Hộ Tại Xã Lộc Thái...........................31
Bảng 4.6 Các Loại Thuốc BVTV Được Sử Dụng Phổ Biến Tại Địa Phương ..............34
Bảng 4.7 So Sánh Lượng Phân Bón Cho Cây 1 Ha Cao Su Của TTKN BP và Nông
Hộ ..................................................................................................................................35
Bảng 4.8 Chi Phí Đầu Tư 1 Ha Cao Su Thời Kỳ Kiến Thiết Cơ Bản ...........................36
Bảng 4.9 Chi Phí Đầu Tư Cho 1 Ha Cao Su Thời Kỳ Kinh Doanh ..............................37
Bảng 4.10 Chi Phí Sản Xuất Bình Quân 1 Ha Cao Su 1 Kỳ Kinh Doanh ....................39
Bảng 4.11 Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất Cao Su Tiểu Điền .........................................40

Bảng 4.12 Chi Phí Đầu Tư 1 Ha Điều Thời Kỳ Kiến Thiết Cơ Bản .............................43
Bảng 4.13 Chi Phí Đầu Tư Cho 1 Ha Điều Thời Kỳ Kinh Doanh ................................43
Bảng 4.14 Chi Phí Đầu Tư Cho 1 Ha Điều 1 Kỳ Kinh Doanh .....................................44
Bảng 4.15 Kết Quả, Hiệu Quả Kinh Tế Cây Điều ........................................................45
Bảng 4.16 So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Giữa Cây Cao Su và Cây Điều........................46
Bảng 4.17 Tỷ suất TN/CP và tỷ suất DT/CP theo Các Mức Giá ..................................47
Bảng 4.18 Sự Thay Đổi Giá Bán Ảnh Hưởng Tới NPV và IRR...................................48
Bảng 4.19 Ảnh Hưởng của Giá Bán và Năng Suất Lên NPV .......................................49
Bảng 4.19 Những Nhu Cầu của Người Dân Trong Trồng, Chăm Sóc và Khai Thác Cao
Su ...................................................................................................................................50
viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.2 Diện Tích Cây Cao Su của Các Hộ Được Phỏng Vấn ...................................29
Hình 4.3 Cơ Cấu Chi Phí Thời Kỳ Kiến Thiết Cơ Bản .................................................37
Hình 4.4. Cơ Cấu Chi Phí Đầu Tư Cao Su Nông Hộ Thời Kỳ Kinh Doanh .................38

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Bảng ngân lưu cho một ha cao su tiểu điền..................................................57
Phụ lục 2: Bảng ngân lưu cho một ha điều ....................................................................58
Phụ lục 3: Sản lượng bình quân trong một vòng đời của cao su tiểu điền ....................59
Phụ lục 4: Sản lượng bình quân trong một vòng đời của cây điều................................59
Phụ lục 5: Bảng Chi Tiết Tính Toán Các Chi Phí Trồng Cao Su..................................60
Phụ lục 6: Bảng Chi Tiết Các Chi Phí Trồng Điều .......................................................60

Phụ lục 7: Phiếu phỏng vấn hộ trồng cao su tại xã Lộc Thái–huyện Lộc Ninh – tỉnh
Bình Phước ....................................................................................................................62

x


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam đã đạt được
những thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt bình quân 6,5%.
Cùng với sự phát triển kinh tế của quốc gia và ngành cao su cũng ngày càng
phát triển mạnh mẽ. Đến 2010, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 1,5 tỷ USD.
Bên cạnh các công ty cao su quốc doanh thì còn một bộ phận góp phần vào
sự thành công của ngành cao su đó là một bộ phận cao su thuộc sở hữu tư nhân hay
còn gọi là cao su tiểu điền. Đây là mô hình kinh tế rất thích hợp ở nước ta. Mặc dù
đã được nhà nước quan tâm đầu tư, khuyến khích phát triển loại hình sở hữu này
với nhiều chính sách ưu đãi nhưng cho đến nay sự phát triển của cao su tư nhân
vẫn còn mang tính chất tự phát, thiếu quy hoạch, thiếu sự đầu tư về kỹ thuật canh
tác, hiểu biết về chuyên môn của người trồng cao su còn hạn chế… đó là những
nguyên nhân làm cho năng suất và hiệu quả kinh tế của cao su tư nhân ở nhiều nơi
còn thấp.
Những năm gần đây huyện Lộc Ninh nói chung và xã Lộc Thái nói riêng,
diện tích cao su gia tăng rất nhanh. Do giá trị kinh tế và giá cả liên tục biến động
theo chiều hướng tăng dần, lợi ích trước mắt khiến cho người dân liên tục gia tăng
diện tích và sản lượng cao su. Tuy nhiên, giá cả cao su không phải lúc nào cũng ổn
định và biến động theo chiều hướng có lợi. Vì thế, việc trồng cao su làm sao cho
1



phù hợp, sao cho đạt được sản lượng và chất lượng cao đó là vấn đề mà người
trồng luôn quan tâm. Bởi lẽ, bất cứ loại cây trồng nào cũng phải tính toán về lợi ích
kinh tế mà cây trồng đó mang lại đạt hiệu quả hay không?
Lộc Thái là một trong 15 xã, thị trấn của huyện Lộc Ninh với điều kiện khí
hậu và đất đai đặc trưng của Đông Nam Bộ. Lộc Thái có cơ cấu kinh tế 80% là
nông nghiệp, trong cơ cấu nông nghiệp cao su chiếm vị trí quan trọng nhất, tiếp
theo là điều, tiêu.
Việc đầu tư trồng và khai thác mủ cao su trên địa bàn xã đã đem lại hiệu quả
kinh tế - xã hội đáng kể, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phân bố dân cư trên địa
bàn hợp lý, thúc đẩy quá trình định canh, định cư, tạo công ăn việc làm cho người
dân trong xã.
Rừng cao su có khả năng chống xói mòn, bảo vệ đất. Việc trồng và phát
triển vườn cây cao su góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, cân bằng sinh thái,
điều hòa khí hậu, góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Đây chính là hệ
quả về môi trường của việc đầu tư trồng và phát triển cây cao su.
Đầu tư tốt cho cây cao su sẽ đem lại những lợi ích như: Sản lượng cao, ít
bệnh, khối lượng gỗ nhiều, đạt tiêu chuẩn và những giá trị khác.
Ở xã Lộc Thái hình thức cao su tiểu điền đã góp phần không nhỏ vào sự
phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống và tạo công ăn việc làm, góp phần xóa
đói giảm nghèo. Tuy nhiên, năng suất bình quân cao su tiểu điền không cao, chỉ đạt
khoảng 65% so với cao su nông trường và do nhiều nguyên nhân, trong đó có
nguyên nhân là sự đầu tư chưa hợp lý do thiếu vốn đầu tư, nhân lực dẫn đến cây
thiếu phân bón, chăm sóc kém, trình độ nắm bắt khoa học kỹ thuật còn hạn chế,
giống trồng không rõ nguồn gốc…
Với mong muốn cây cao su phát triển vững mạnh và có thể mở rộng diện
tích, đề tài “Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế của Cao Su Tiểu Điền tại Xã Lộc Thái
huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước” được tôi chọn thực hiện ở địa phương.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng cao su tiểu điền tại xã Lộc Thái

2


Tính kết quả, hiệu quả kinh tế cây cao su thông qua các chỉ số kinh tế như
NPV, IRR .
So sánh kết quả, hiệu quả của việc sản xuất cây cao su tiểu điền với cây điều
nhằm chọn loại cây cần đầu tư trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa
phương.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng cao
su tiểu điền.
1.3. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Đối với nhà nước, cơ quan chủ quản (chính quyền địa phương, các bộ ngành
liên quan): Trong việc quy hoạch và định hướng chiến lược đầu tư phát triển trồng
và khai thác chế biến mủ cao su.
Đối với nông dân trồng cao su sẽ có cái nhìn về tình hình đầu tư trong việc
trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su để từ đó có sự điều chỉnh trong việc đầu tư,
chăm sóc, khai thác nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, hạn chế rủi ro trong sản
xuất.
1.4. Phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Phạm vi về thời gian
Các vườn cao su tiểu điền với số liệu nghiên cứu giai đoạn KTCB từ 1998 –
2003 và năm kinh doanh 2010
Đề tài được thực hiện tư tháng 3 tới tháng 6 năm 2011
1.4.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên cơ sở điều tra thu thập số liệu sơ cấp từ quá trình trực
tiếp sản xuất cao su của các tiểu điền với 60 hộ dân của xã Lộc Thái.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng ban tại UBND xã Lộc Thái, sách
báo, luận văn và internet.
1.4.3. Phạm vi nội dung của đề tài

 Nghiên cứu thực trạng phát triển cao su tiểu điền tại xã Lộc Thái.

3


 Phân tích hiệu quả kinh tế của cây cao su tiểu điền tại xã Lộc Thái thông qua
năng suất mủ và so sánh với cây điều.
 Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cao su tiểu điền.
1.5. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1 Đặt vấn đề
Sơ lược về lí do lựa chọn đề tài, mục tiêu, nội dung cũng như giới hạn của đề
tài nghiên cứu.
Chương 2 Tổng quan
Sơ lược về ngành sản xuất cao su thế giới và Việt Nam.
Giới thiệu một số tình hình cơ bản của xã Lộc Thái như: Điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng…đồng thời sơ lược hiện trạng chung về
sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
Chương 3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu về các khái niệm sử dụng phục vụ cho đề tài nghiên cứu như: Khái
niệm kinh tế hộ, vai trò kinh tế hộ, đặc điểm của cây cao su, các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả, kết quả kinh tế…cũng như phương pháp thu thập và phân tích.
Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tìm hiểu về thực trạng đầu tư vườn cao su của nông hộ, những yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh tế của các nông hộ trồng cao su. So sánh kết quả, hiệu quả
kinh tế của cây cao su và cây điều tại địa phương. Bên cạnh đó, nêu lên những nhu cầu
của người dân trồng cao su.
Chương 5 Kết luận và kiến nghị
Tóm lược kết quả nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị đối với quá trình đầu
tư phát triển cây cao su.


 

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tình hình phát triển ngành sản xuất cao su thiên nhiên thế giới
2.1.1. Phát triển cao su thế giới
Cây cao su là loài cây nhiệt đới có nguồn gốc ở vùng amazôn Nam mỹ. Từ sự
phát hiện của côlông, các nhà khoa học ở Châu Âu đã nghiên cứu và tìm ra tìm ra
nhiều thuộc tính quý báu của mủ cao su. Từ đó người ta đã bắt đầu khai thác nguồn mủ
cao su Nam Mỹ và nhân giống ra nhiều vùng nhiệt đới. Cao su được trồng ngày càng
nhiều và nhanh chóng được coi là cây trồng quan trọng của các nước nông nghiệp trên
thế giới.
Ở Nam Mỹ, rừng cao su nguyên thủy tới thế kỷ XVIII được phân bổ trên một
diện tích khoảng 5 – 6 triệu hecta chủ yếu nằm trong lãnh thổ Brazin. Từ đầu thế kỷ
XIX đến đầu thế kỷ XX, Brazin hầu như độc quyền về cung cấp mủ cao su cho thế
giới với sản lượng năm 1900 là khoảng 50.000 tấn. năm 1912 khoảng 90.000 tấn.
Cuối thế kỷ XIX, các nhà nhân giống Châu Âu đã tích cực nhân giống cao su ở
các vùng khí hậu nhiệt đới của Châu Á, Châu Phi. Từ đó, việc trồng cao su lấy mủ đã
trở thành một ngành sản xuất mới của nhiều nước. Trong vòng một thế kỷ qua, diện
tích cao su đã tăng rất nhanh. Tính đến năm 2006 toàn thế giới đã có trên 11 triệu
hecta cao su. Hiện nay các nước đứng đầu về diện tích trồng nhiều cao su nhất là
Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc.
Các nước xuất khẩu nhiều mủ cao su nhất là nhóm các nước trồng nhiều cao su
nhất. Năm 2006, Malaysia xuất khẩu 1,28 triệu tấn, Indonesia 2,37 triệu tấn, Thái Lan
5



3,09 triệu tấn, Việt Nam 717 nghìn tấn. Những nước nhập khẩu cao su nhiều nhất là
các nước có nền công nghiệp phát triển như: Mỹ, Nhật, Anh,Trung Quốc …
2.1.2. Cao su tiểu điền của một số nước trên thế giới
 Thái Lan
Trong 2,1 triệu hecta cao su của Thái Lan năm 2006 có đến 90% là diện tích
cao su tiểu điền. Tại Thái Lan còn có các trung tâm chế biến tập trung theo nhóm được
thành lập trên khắp đất nước với sự hỗ trợ của viện nghiên cứu cao su Thái Lan nhằm
cải thiện chất lượng cao su tiểu điền. Ngoài ra, còn có hợp tác xã cao su để khuyến
khích tiểu điền sản xuất cao su tờ, cao su xông hơi với chất lượng tốt hơn, với giá bán
cao hơn cho nông dân. Thông qua sự hỗ trợ của chính phủ, đến nay đã có gần 700 hợp
tác xã cao su tiểu điền ở Thái Lan và đã hình thành liên đoàn hợp tác xã cao su Thái
Lan. Các hợp tác xã này đã đủ mạnh để bán hàng trực tiếp cho nhà xuất khẩu cao su.
Ở Thái Lan còn có hai chợ trung tâm tại hai vùng trồng cao su chính là Hatyai
và Suratthani hoạt động theo cơ chế đấu giá để mua cao su trực tiếp từ các hợp tác xã
hoặc các hiệp hội người trồng cao su. Với cơ chế này, cao su tiểu điền được tiếp cận
trức tiếp với giá bán hợp lý, không bị chèn ép bởi các nhà buôn trung gian.
 Malaysia
Hiện cả nước có khoảng 1,31 ha cao su, trong đó cao su tiểu điền chiếm 89%. Ở
Malaysia có một tổ chức hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền lớn nhất là RISDA (Rubber
Industry Smallholders Development Authority). Tổ chức này có nhiệm vụ hỗ trợ
người nông dân tái canh trồng cao su và thành lập một số cơ sở hạ tầng nhằm giúp
phát triển cao su tiểu điền, như xây dựng cơ sở chế biến cao su, nhà kho…trên khắp
lãnh thổ Malaysia. Theo phương thức này, các tiểu điền kết hợp với nhau trên từng
vùng thành một mini đại điền. RISDA thành lập một công ty để quản lý và tổ chức
thực hiện toàn bộ công việc trồng, khai thác, chế biến đến tiếp thị sản phẩm theo
phương thức đại điền.
 Ấn Độ
Cao su tiểu điền chiếm 88% trên 600.000 ha cao su cả nước. Chính phủ nước

này khuyến khích cao su tiểu điền bằng cách thành lập các hợp tác xã và hỗ trợ nông
6


dân qua hợp tác xã về vốn vay, vật tư, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ
chức sơ chế và tiếp thị tập trung.
Năm 1985, Ấn Độ thành lập một hội người sản xuất cao su RPS (Rubber
Producers Societies). RPS là một tổ chức tự nguyện giúp đỡ lẫn nhau của các tiểu điền,
hoạt động phi lợi nhuận, được sự hỗ trợ của tổng cục cao su Ấn Độ nhằm phổ biến các
kỹ thuật mới về cải thiện chất lượng vườn cây và năng suất, phát triển cao su tập trung
theo nhóm (50 – 100 tiểu điền) để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực tiếp thị
thị trường cho các tiểu điền. Hiện có khoảng 2.500 RPS ở Ấn Độ và ngày càng phát
triển.
 Indonesia
Nước có diện tích cao su lớn nhất thế giới với gần 3,3 triệu ha, trong đó tiểu
điền chiếm 85%. Tại đất nước này, cây cao su là nguồn thu nhập chính cho ít nhất 15
triệu người. Nhận thức tầm quan trọng của cao su tiểu điền, chính phủ Indonesia đã
triển khai một số dự án phát triển cao su tiểu điền với nguồn tài trợ từ chính phủ và các
định chế tài chính quốc tế khác, trong đó quan trọng nhất là chương trình sau:
Phương thức đại điền hạt nhân là các tiểu chủ cao su NES (Nuclear Estate
Schemes): Chương trình nhằm khai phá các vùng đất mới và tái định cư nông dân theo
phát triển một đại điền quốc doanh là hạt nhân và bao quanh nó là vùng cao su tiểu
điền với mục tiêu đại điền quốc doanh hỗ trợ cho cao su tiểu điền. Cụ thể là xây dựng
hạ tầng, nhà cửa cho nông dân, trồng và chăm sóc vườn cao su đến khi đưa vào khai
thác. Trong thời gian kiến thiết cơ bản nông dân được đại điền quốc doanh tuyển để
chăm sóc vườn cây. Đến khi khai thác mỗi tiểu chủ sẽ được giao khoảng 2 ha cao su
khai thác, bán mủ cho nhà máy trung tâm quốc doanh. Đại điền quốc doanh sẽ khấu
trừ 25% thu nhập của tiểu điền để hoàn trả chi phí đầu tư.
Phương thức ban quản lý dự án PMU (project Management Unit): Theo chương
trình này, nông dân là chủ vườn cây cao su ngay từ khi bắt đầu trồng. Hộ chịu trách

nhiệm trồng và chăm sóc vườn cây cao su của mình với vốn tín dụng từ nhà nước. Mô
hình này có hạn chế là tốn nhiều chi phí, chỉ thích hợp với cao su đại điền nên không
được phổ biến.

7


2.2. Quá trình hình thành và phát triển ngành sản xuất cao su Việt Nam
2.2.1. Phát triển cao su ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những đất nước có điều kiện thuận lợi cho cây cao su
phát triển trên diện rộng. Năm 1897, người Pháp đưa cao su vào trồng ở nước ta. Từ
1897 – 1920 là thời kỳ thử nghiệm với 7.000 ha ở ngoại thành Sài Gòn và Thủ Dầu
Một. Những năm 1920 – 1945 diện tích cao su tăng nhanh từ 7.000 ha lên 10.000 ha
tập trung tại những đồn điền lớn của tư bản Pháp ở miền Đông Nam Bộ. Năm 1961,
diện tích cao su đạt 142.770 ha, đây là mức phát triển cao nhất dưới thời độc quyền
của tư bản Pháp.
Từ năm 1962 trở đi, tư bản Pháp dần dần rút khỏi ngành cao su Việt Nam, tư
bản Việt Nam chính thức đóng vai trò quan trọng trong ngành cao su. Trong những
năm 1962 – 1975, do tiềm lực về vốn, kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật còn yếu kém,
do bị chiến tranh tàn phá, sản xuất cao su Việt Nam có sự giảm sút rõ rệt. Đến 1974
diện tích cao su Việt Nam chỉ còn khoảng 68.400 hécta với sản lượng 21000 tấn/năm.
Riêng miền bắc mặc dù điều kiện không thích hợp với cây cao su, nhưng năm 1958
nhà nước cho trồng thử với diện tích 2 hécta cao su ở nông trường Tây Hiếu. Năm
1961 chính thức cho trồng đại trà từ Nghệ An đến Vĩnh Phú với diện tích 6000 hécta.
Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên không thích hợp nên năng suất mủ cao su rất thấp,
trung bình chỉ đạt 0,6 - 0,7 tấn/ha. Đến năm 1975, diện tích cao su chỉ còn 4000 hécta.
Khi thống nhất đất nước, năm 1975 diện tích cao su của cả nước còn lại khoảng
70.000 héc ta. Trong đó rất nhiều diện tích cần thanh lý, có 10 cơ sở chế biến ở miền
nam thì 3 cơ sở bị tàn phá hoàn toàn, 7 cơ sở bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặc dù vậy
Đảng và nhà nước ta vẫn xác định: Cây cao su là một cây xuất khẩu mũi nhọn của sản

xuất nông nghiệp. Nhà nước đề ra nhiều biện pháp để phục hồi và phát triển ngành cao
su.
Năm 2005 diện tích cao su Việt Nam tăng đáng kể 482.700 hécta, trong đó diện
tích cao su tiểu điền chiếm 39,3% bằng 186.460 héc ta tổng diện tích. Nhưng sản
lượng chỉ chiếm 23,6% do sản lượng cao su tiểu điền còn thấp.
Do yếu tố diện tích và năng suất tăng, làm cho sản lượng cao su tăng lên rõ rệt.
Tổng sản lượng cao su tăng , cũng đồng nghĩa với khả năng tăng lên của sản lượng cao
8


su xuất khẩu. Nhưng nhu cầu tiêu thụ trong nước không tăng nhiều do các ngành sản
xuất cần nhiều nguyên liệu cao su chưa nhiều. Năm 2007, sản lượng cao su xuất khẩu
đạt 780.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.489.800.000USD. Giá cao su xuất khẩu
bình quân đạt 1.910 USD/tấn. Vì vậy, mặt hàng cao su xuất khẩu vẫn được xá định là
chủ lực, mũi nhọn của Việt Nam.
Những năm gần đây, tình hình tiêu thụ sản phẩm cao su có nhiều thuận lợi, giá
bán cao su cao, doanh thu và lợi nhuận tăng, khách hàng ổn định. Sản lượng cao su
xuất khẩu qua các năm gần đây như sau:
Bảng 2.1 Xuất Khẩu Cao Su Thiên Nhiên Việt Nam Từ 2005 - 2009
Năm

Sản lượng

Giá trị sản lượng

(nghìn tấn)

(triệu USD)

2005


574

787

2006

697

1273

2007

719

1400

2008

645

1597

2009

726

1199
Nguồn:GSO,cafeF.vn


Thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam: Trước đây là Liên Xô và các nước
Đông Âu - là những thị trường truyền thống, nhưng sau những biến động về chính trị ở
Liên Xô và các nước Đông Âu, thị trường cao su Việt Nam tiếp cận và chuyển sang thị
trường mới, nhất là các nước trong khu vực. Hiện nay cao su Việt Nam đã có mặt ở 30
nước trên thế giới, trong đó những nước nhập khẩu nhiều là Pháp, Đức, Ý, Hà Lan,
Anh, Ailen, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc.
2.2.2. Thực trạng phát triển cao su tiểu điền ở Việt Nam
Về diện tích, trước năm 1975 ở miền nam cao su tiểu điền phát triển một cách
tự phát và chỉ chiếm khoảng 4% tổng diện tích cao su. Từ 1992 – 1997 cao su tiểu điền
được khuyến khích theo dự án trồng rừng của chính phủ hoặc nông dân tự đầu tư. Từ
1998 – 2006 , cao su tiểu điền ở Việt Nam có sự tăng nhanh về diên tích thông qua
thực hiện trồng mới 30.800 hecta cao su và phục hồi 10.600 hecta cao su tiểu điền từ
dự án đa dạng hóa nông nghiệp. Tại Việt Nam, quy mô cao su tiểu điền khác nhau tùy
9


vùng, mức bình quân từ 1,5 ha/hộ ở các tỉnh phía Bắc Trung Bộ, 2,9 ha/hộ ở các tỉnh
Đông Nam Bộ và 3,2 ha/hộ ở Tây Nguyên.
Từ năm 2004 đến nay, giá cao su nguyên liệu tăng liên tục, trong khi các đơn vị
cao su quốc doanh hầu như không có khả năng mở rộng diện tích trồng mới thì người
dân ở nhiều địa phương trong nước ta đổ xô trồng cao su với mức tăng bình quân
3%/năm và được dự báo sẽ tăng cao hơn trong những năm tới. Riêng tại khu vực Đông
Nam Bộ, bình quân mỗi năm diện tích cao su tiểu điền tăng từ 13.000 đến 20.000 ha.
Theo hiệp hội cao su Việt Nam (VRA), năm 2007 diện tích cao su tiểu điền chiếm
253.320 ha, bằng 46,1% tổng diện tích với trên 75.000 hộ trồng cao su ở 24 tỉnh thành.
Đến năm 2010 diện tích cao su Việt Nam là 700.000 ha, trong đó diện tích trồng mới
chủ yếu là cao su tiểu điền.
Diện tích cao su tiểu điền chiếm 46,1% nhưng chỉ giữ 33,8% sản lượng. Nếu
như năm 2007, năng suất bình quân của toàn tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam là
1,79 tấn/ha, có 55 nông trường và 10 công ty với tổng diện tích 99.000 ha đạt năng

suất từ 1,8 đến 2 tấn/ha thì cao su tiểu điền dù có tiến bộ vẫn chỉ có ở mức 1,4 tấn/ha
Bảng 2.2 So Sánh Cao Su Tiểu Điền Với Cao Su Quốc Doanh
Năm
2004
2005
2006
2007

Diện tích

Sản lượng

Năng suất

(ha)

(tấn)

(kg/ha)

CSQD

CSTĐ

CSQD

CSTĐ

CSQD


CSTĐ

287.291

166.809

340.327

78.673

1.530

981

(63,3%)

(36,7%)

(81,2%)

(18,8%)

296.240

186.460

354.740

126.860


1.568

1.173

(60,6%)

(39,3%)

(76,4%)

(23,6%)

299.272

22.920

396.530

158.870

1.641

1.385

(57,5%0

(42,5%)

(71,5%)


(28,5%)

296.280

253.320

398.140

203.560

1.716

1.440

(53,9%)

(46,1%)

(66,2%)

(33,8%)

Nguồn tin: Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA), 2007

10


2.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của khu vực xã Lộc Thái
a) Vị trí địa lý

Lộc Thái là một trong 15 xã, thị trấn của huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Nằm cách thị trấn Lộc Ninh – trung tâm huyện khoảng 1,5km về phía nam;
-

Phía Đông giáp xã Lộc Điền;

-

Phía Tây giáp xã Lộc Thành;

-

Phía Nam và phía Tây Nam giáp xã Lộc Hưng và Lộc Khánh; và

-

Phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc giáp xã Lộc Thiện, Lộc Thuận và thị trấn Lộc

Ninh.
b) Điều kiện tự nhiên
 Khí hậu
Lộc Thái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của vùng Đông
Nam Bộ với hai mùa mưa và khô rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 – 11, mùa khô từ tháng
12 năm trước tới tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm 2.045 mm, cao nhất trong năm 2,433mm, thấp
nhất năm 1,674mm, số ngày mưa trung bình năm 141 ngày, tháng mưa nhiều nhất là
tháng 9, tháng mưa ít nhất là tháng 1.
Tổng số giờ nắng trung bình/ ngày từ 6,3-6,6 giờ. Nhiệt độ trung bình trong
năm 26,20C, nhiệt độ thấp nhất 220C (tháng 1), cao nhất 32,20C (tháng 4).
Chế độ ẩm của không khí tương đối cao, độ ẩm của không khí trung bình năm

là 81,4 % và biến động theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa tây nam
trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất
vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động.
Có hai hướng gió chính là gió mùa đông bắc trùng với mùa khô và gió mùa tây
nam trùng với mùa mưa.
Với khí hậu mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ
cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thích hợp cho
nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Khí hậu Lộc Thái tương đối ổn
định, ít thiên tai như bão, lụt…
11


 Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, có địa chất ổn định, vững chắc, đồi dốc thấp,
thoải dần về phía nam. Địa hình có độ dốc < 3 độ có 170,8 ha, độ dốc từ 3 – 8 độ có
3.674,4 ha, độ dốc từ 8 – 15 độ có 2.824 ha.
 Các nguồn tài nguyên khác
Về đất đai: Xã Lộc Thái có diện tích đất tự nhiên là 1621,46 ha chia theo nông
hóa thổ nhưỡng chủ yếu có 2 nhóm chính: Nhóm đất xám và nhóm đất đỏ - vàng rất
phù hợp cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao.
Bảng 2.3 Tình Hình Sử Dụng Đất Xã Lộc Thái 2010
ĐVT: ha
Cơ cấu đất

Năm 2010

Tỷ lệ (%)

1. Đất nông nghiệp


1.383,9

85,40

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp

1.335,5

96,50

+ Đất trồng cây lâu năm

1.005,8

75,30

324,4

24,30

5,3

0,40

48,4

3,50

237,6


14,60

1.621,5

100,00

+ Đất trồng cây hàng năm
+ Nuôi trồng thủy sản
1.2 Đất lâm nghiệp
2. Đất phi nông nghiệp
3.Tổng

Nguồn: UBND xã Lộc Thái
Thông qua bảng thống kê thì đất nông nghiệp có diện tích lớn, chiếm tới
85,35%. Như vậy, hầu hết đất đai trong xã được dùng cho sản xuất nông nghiệp là
chính, chủ yếu là trồng trọt. Thế mạnh trong nông nghiệp của xã thuộc về các cây công
nghiệp dài ngày như: cao su, điều, tiêu…Vì vậy, khi bố trí sử dụng đất nông nghiệp
nên ưu tiên dành cho cây công nghiệp dài ngày.
Về tài nguyên rừng: Rừng tự nhiên không còn. Đất lâm nghiệp trước đây
chuyển sang trồng cây công nghiệp lâu năm như: Tiêu, điều, cao su và các loại cây ăn
trái.
12


Về nguồn nước: Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa và có nước từ đập Tôn
Lê Chàm khá lớn nên có nước quanh năm. Nguồn nước ngầm với trữ lượng khá lớn,
chất lượng tốt, ở 3 tầng chứa khác nhau có độ sâu từ 15 – 250m. Về cơ bản, nguồn
nước trên đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và phục vụ sản xuất tại địa phương.
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Dân số:

Theo số liệu điều tra năm 2010 toàn xã có 9 ấp với 1.791 hộ với 7.440 nhân
khẩu , trong đó có 13 hộ / 104 khẩu người Stiêng , 6 hộ / 34 khẩu người khơme, 1 hộ /
4 khẩu người Thái, 1 hộ / 6 khẩu người Tày, 36 / 151 khẩu người Hoa.
Lao động: Lao động trong độ tuổi có 3.391 người chiếm 45,5% so với tổng dân
số. Tổng số lao động tham gia các ngành nghề thực tế đạt 90%. Trong đó tỷ lệ lao
động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp là 70%, công nghiệp - xây dựng - vân tải chiếm
15%, ngành thương mại – dịch vụ chiếm 15%. Lao động được đào tạo chuyên môn tay
nghề chiếm 38% trong đó thuộc khối doanh nghiệp chiếm 26.3 %. Lao động nông thôn
được đào tạo 3 năm chiếm 13%, lao động sơ cấp chiếm 81%, trung cấp chiếm 15%,
đại học cao đẳng chiếm 4%. Nhìn chung, về nguồn nhân lực cũa xã khá dồi dào. Tuy
nhiên lao động có trình độ kiến thức, có tay nghề cao còn hạn chế.
b) Lĩnh vực kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt trên 10%, tổng sản phẩm xã hội năm
2010 đạt 60.952 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người 7.5 triệu đồng / năm. Cơ cấu
kinh tế 2010: Nông, lâm nghiệp chiếm 70%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 15%;
dịch vụ: 15%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm thể hiện:
Bảng 2. 4 Cơ Cấu Kinh Tế Xã Lộc Thái 2010
Hạng mục

Năm 2005

Năm 2010

Nông nghiệp

80%

70%

Công nghiệp,Tiểu thủ công


20%

30%

nghiệp, dịch vụ
Nguồn: UBND xã Lộc Thái
Theo bảng 2.4 ta thấy cơ cấu kinh tế xã Lộc Thái dịch chuyển theo hướng tăng
tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Từ năm 2005
13


đến năm 2010 tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm 10%, công nghiệp cùng với tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ tăng từ 20% đến 30%.
Đến 2010, nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo nền kinh tế của xã với tổng giá
trị thu nhập là 39,83 tỷ đồng, chiếm 70% tổng giá trị thu nhập. Như vậy, mặc dù đã có
sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế nhưng nông nghiệp vẫn chiếm lợi thế trong cơ cấu
kinh tế của xã Lộc Thái.
 Về trồng trọt:
Bảng 2.5 Tình Hình Các Cây Công Nghiệp Dài Ngày ở Xã Lộc Thái
Loại

Tổng diện tích

Diện tích cho sản phẩm

Tổng sản

Năng suất


(ha)

(ha)

lượng(tấn)

(tấn/ năm)

Điều

110,10

91,60

164,88

1,80

Tiêu

71,18

67,25

107,60

1,60

576,52


385,50

462,60

1,20

cây

Cao su

Nguồn: UBND xã Lộc Thái
Một điều dễ nhận thấy là diện tích cây lâu năm là 1005,8 ha, chiếm 75,3% tổng
diện tích đất trồng trọt của xã. Trong đó diện tích cao su khá lớn là 576,52 ha, chiếm
57,32% tổng diện tích cây lâu năm. Điều này thể hiện rõ vị trí cây cao su đóng vai trò
quan trọng trong ngành nông nghiệp của xã Lộc Thái nói chung và trong kinh tế hộ gia
đình nói riêng. Hơn nữa, xã Lộc Thái còn có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, phù hợp
với đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Chính điều này đã tạo lợi thế cho
người dân trong xã nâng cao thu nhập từ cây cao su.
 Về chăn nuôi:
Phát triển khá ổn định, tổng đàn trâu, bò có 258 con, đàn heo có 2.702 con, đàn
gia cầm là 13.847 con. Ngoài ra, nông dân còn tận dụng ao hồ mặt nước tự nhiên để
nuôi cá nước ngọt với diện tích 16,54 ha mặt nước. Phương hướng sắp tới của xã là hỗ
trợ các hình thức chăn nuôi theo qui mô trang trại, hợp tác xã.
 Về tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:
Hiện tại trên địa bàn có 272 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và 9 doanh nghiệp
tư nhân, tổng giá trị ước tính đạt 13,2 tỷ đồng .
14



×