Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.81 KB, 104 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một khóa luận nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa
luận đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được
ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Phạm Thanh Nam
11
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các tổ chức, cá nhân. Đầu tiên, em xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Nhà trường, tập thể các thầy/ cô
giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập, rèn luyện tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS Trần
Đình Thao đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn các cán bộ UBND xã và các hộ gia đình trồng
rừng ở xã Tú Sơn đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình điều tra, thu
thập số liệu và đánh giá tình hình trồng rừng của địa phương.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình,
người thân và bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tuy đã có nhiều cố gắng để hoàn thành đề tài, song do điều kiện về thời
gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên khóa luận này
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan
tâm, ý kiến đóng góp của thầy/ cô và các bạn để bài khóa luận được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Phạm Thanh Nam
22
TÓM TẮT
Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn đóng vai
trò cực kỳ quan trọng trong cân bằng môi trường sinh thái, cung cấp khí oxy,
bảo tồn nguồn nước, giảm ô nhiễm không khí và giảm nhẹ tác hại của thiên
tai. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay khi mà vấn đề biến đổi khí hậu đang
diễn ra phức tạp và áp lực từ nhu cầu sử dụng sản phẩm gỗ đang tăng lên, việc
phát triển trồng rừng, nhất là rừng sản xuất, đã trở nên cấp thiết cho cả nước
nói chung và cho các địa phương nói riêng. Việc trồng rừng còn tăng thêm
thu nhập cho các hộ gia đình, cải thiện và nâng cao cuộc sống người dân, góp
phần tăng trưởng nền kinh tế quốc gia. Từ năm 1992, nhiều chương trình
trồng rừng đã được thực hiện ở đây và đã làm tăng diện tích rừng, tuy nhiên
cũng không mang lại nhiều kết quả như mong đợi. Năm 2009, trồng rừng đã
hình thành và đang phát triển tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
với sự đầu tư từ dự án KfW7, một trong những dự án trồng rừng của Đức ở
Việt Nam. Với việc dự án KfW7 đưa vào đây những mô hình trồng rừng sản
xuất đã đem lại những hiệu quả tích cực. Vậy mô hình nào có hiệu quả kinh tế
cao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trồng rừng? Cần có
những giải pháp nào đối với các mô hình được lựa chọn? Để trả lời những câu
hỏi trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô
hình trồng rừng tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình”.
Trên cơ sở mục tiêu chung là đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô
hình trồng rừng tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng tại xã trong thời gian tới,
đề tài tiến hành giải quyết một số mục tiêu cụ thể là: Hệ thống hóa cơ sở lý
luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng; Đánh giá kết
quả và hiệu quả kinh tế một số mô hình trồng rừng được áp dụng tại xã Tú

Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình; Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới
33
hiệu quả kinh tế các mô hình trồng rừng ở xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh
Hòa Bình; Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trồng rừng tại xã
Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
Một số phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu như:
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu; Phương pháp thu thập số liệu; Các
phương pháp phân tích và xử lý số liệu là phương pháp hạch toán thu nhập,
chi phí của mô hình trồng rừng, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê
mô tả. Trong đó phương pháp hạch toán chi phí và hiệu quả sản xuất trong
trồng rừng được sử dụng nhiều nhất nhằm giúp tổng hợp kết quả điều tra, từ
đó tính toán được các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế, đồng thời qua số liệu
đã xử lý phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các
mô hình trồng rừng.
Qua nghiên cứu thực tế trồng rừng tại xã Tú Sơn đã phân tích được kết
quả và đánh giá được hiệu quả kinh tế của một số mô hình trồng rừng tại xã.
Kết quả thu được như sau:
- Đối với mô hình trồng keo tai tượng thuần: đây là mô hình có chu kỳ kinh
doanh thấp nhất ( 7 năm), vì vậy việc quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên, đây
cũng là mô hình có giá trị hiện tại thuần NPV thấp nhất ( 37,6 triệu đồng/ha),
tỷ lệ thu nhập/chi phí BCR và tỉ suất nội hoàn vốn IRR cũng thấp nhất trong 3
mô hình nghiên cứu. Vì vậy, mô hình này phù hợp với những hộ có vốn đầu
tư ít;
- Đối với mô hình trồng hỗn giao keo xen lát: đây là mô hình có mức đầu tư về
chi phí lớn, công lao động nhiều hơn so với mô hình keo thuần. Xét về hiệu
quả trên mức vốn đầu tư thì mô hình này mang lại hiệu quả cao hơn mô hình
keo thuần với chỉ tiêu NPV đạt 652,9 triệu đồng/ha. Chỉ tiêu BCR là 39,43 lần
và IRR là 36%. Tuy đây không phải là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao
nhất nhưng lại là mô hình được người dân yêu thích và nhiều hộ trồng nhất
bởi phương thức “ lấy ngắn nuôi dài”;

44
- Đối với mô hình lát thuần: Đây là mô hình cần lượng vốn lớn nhất trong 3 mô
hình và cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên, đây không phải là
mô hình được trồng nhiều nhất ở xã Tú Sơn bởi chu kỳ kinh doanh dài, lên tới
21 năm. Các chỉ tiêu kinh tế của mô hình này bao gồm: NPV là 1.266,79 triệu
đồng/ha, BCR là 61,28 lần và IRR là 47%. Đây là mô hình được lựa chọn đối
với những hộ có vốn đầu tư lớn.
Qua điều tra thực tế và thông qua các số liệu xử lý có thể thấy một số yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trồng rừng đó là: Giống; Phân bón; Điều
kiện lập địa; Mật độ trồng rừng; Các yếu tố kinh tế - xã hội ( vốn, lao động,
thị trường, chính sách).
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng của xã Tú Sơn, trên cơ sở
đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp như
sau: Đảm bảo cung ứng giống đầy đủ về số lượng và chất lượng; Nghiên cứu
điều kiện lập địa phù hợp với từng thôn; Phương thức trồng hợp lý để đảm
bảo mật độ trồng rừng tốt; Thúc đẩy mối quan hệ giữa nông dân với các tổ
chức tín dụng nhằm tạo điều kiện cho người dân vay vốn trồng rừng; Tích cực
tuyên truyền nâng cao nhận thức, tằng cường tập huấn về trồng rừng cho
người dân; Có chính sách hợp lý cho các hộ trồng rừng, nhất là chính sách về
định mức chi phí cơ bản cho trồng rừng.
55
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
66
77
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nói đến lâm nghiệp là nói đến rừng, rừng là tài nguyên quý giá của đất
nước. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XX trở lại đây rừng ở nhiều quốc gia đã bị tàn

phá nghiêm trọng, chất lượng rừng ngày càng suy thoái đặc biệt là các nước
đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tình trạng phá rừng bừa bãi gây ra
những ảnh hưởng tồi tệ cho môi trường, hệ sinh thái và đời sống dân cư trong
khu vực. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ ống, lũ quét, lở đất, lở đá,
rửa trôi khiến cho môi trường ngày càng xuống cấp, sinh kế của đồng bào
miền núi bị đe dọa.
Trước thời kỳ đổi mới, phương thức quản lý rừng ở Việt Nam vẫn
chủ yếu dựa vào các Lâm trường Quốc doanh. Trong suốt một thời gian
dài, phương thức quản lý đó không những không mang lại hiệu quả về kinh
tế do các Lâm trường sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, tài nguyên
rừng bị tàn phá, người dân không nhận thức rằng rừng là của họ nên mặc
sức khai thác mà không để ý đến việc trồng mới và khôi phục rừng. Sau đó,
các Lâm trường đã phải giải thế, chuyển đổi thành các Công ty Lâm nghiệp
và các Ban quản lý rừng nhưng vẫn không phát huy được vai trò quản lý
của mình và tài nguyên rừng vẫn bị tàn phá. Do vậy để quản lý và bảo vệ
rừng một cách hiệu quả và bền vững, xu hướng chính hiện nay sẽ là giao
đất giao rừng cho các hộ, nhóm hộ và cộng đồng, đặc biệt là đối tượng đất
rừng sản xuất và phòng hộ.
“Rừng là vàng”, nhưng một thực tế bao đời nay là người dân sống
gần “vàng” lại là những người nghèo. Sự suy thoái tài nguyên rừng, đặc
biệt là chất lượng rừng đang đẩy xa những người dân nghèo ra khỏi tầm thụ
hưởng các nguồn tài nguyên. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho sự phân
hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc và tiềm ẩn nguy cơ đói nghèo nặng nề
88
trong nông thôn miền núi Việt Nam. Thực tế trên đòi hỏi Chính phủ phải có
những điều chỉnh trong chính sách quản lý rừng, giao đất, giao rừng nhằm
giúp dân có cuộc sống ổn định gắn bó với rừng, trực tiếp bảo vệ rừng và phát
triển bền vững.
Hơn nữa về thực tiễn và khoa học rừng còn là tài nguyên phong phú và
vô cùng quý giá của đất nước. Rừng có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con

người như cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mòn, phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, Rừng được
ví như lá phổi xanh của trái đất, đóng vai trò quan trọng trong hấp thụ khí
cacbonic, sản sinh ra khí oxy cần thiết cho sự sống, giữ vai trò quan trọng
trong ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Rừng còn là nơi sinh sống
của nhiều loài động vật hoang dã, bảo tồn các loài gien quý hiếm điều hòa
dòng chảy và dự trữ nguồn nước. Rừng còn có giá trị lớn về du lịch.
Tuy nhiên hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, rừng
bị chặt phá và khai thác quá nhiều khiến lượng khí cacbonic thải vào bầu
khí quyển ngày càng nhiều. Do đó khí hậu thay đổi và gây ra nhiều tác
động tiêu cực cho con người, tác động tới môi trường toàn cầu mà rõ rệt
nhất là việc sụt giảm nguồn nước ngầm, bão tố, lũ lụt, nắng hạn, xảy ra
thường xuyên và khắc nghiệt hơn. Điều này đã và đang ảnh hưởng đến đời
sống dân cư, hủy hoại sản xuất nông nghiệp và làm suy thoái đa dạng sinh
học và tài nguyên nước.
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33,12 triệu ha, trong đó có tới
2/3 diện tích đất đồi núi. Trong hơn nửa thế kỷ qua, Việt Nam mất trên 5 triệu
ha rừng tự nhiên. Diện tích rừng còn lại cũng đã liên tục bị giảm: năm 1943
có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là 43%, đến năm 1990 chỉ còn 9,18 triệu ha,
độ che phủ rừng là 27,2%. Cho đến nay, tình trạng rừng bị phá, bị cháy và suy
thoái chất lượng vẫn chưa được ngăn chặn. Theo số liệu hiện trạng rừng có
đến năm 2010, diện tích rừng toàn quốc là 13,388 triệu ha, độ che phủ rừng là
39,5%. Độ che phủ năm 2014 là 42% và mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 độ
99
che phủ là 45%. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi công tác khôi phục và phát
triển rừng là nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là việc xác định các mô hình trồng
và chăm sóc một cách hiệu quả và phù hợp cần được nghiên cứu một cách tỉ
mỉ và khoa học.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng tây bắc Việt Nam, có vị trí
giới hạn ở tọa độ 200°19' - 210°08' vĩ độ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh độ

Đông, tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội
73 km dọc theo quốc lộ 6. Diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh là 325.975,4
ha, chiếm 70,7% tổng diện tích tự nhiên, là nơi sinh sống, sản xuất của 6 dân
tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao và Mông.
Kim Bôi là một huyện vùng cao thuộc tỉnh Hòa Bình, có vị trí đặc biệt
quan trọng, là cửa ngõ của tỉnh thông thương với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.
Huyện có thời tiết khí hậu khá đặc biệt với đa dạng sinh học phong phú, có
nhiều loài động thực vật quý hiếm. Rừng ở đây có một vị trí quan trọng trong
phòng hộ, điều tiết nước phục vụ canh tác nông nghiệp và cho một vùng rộng
lớn của thị trấn huyện. Tuy nhiên rừng nguyên sinh ngày càng lùi xa, từ trung
tâm phải đi sâu hàng chục km mới có rừng. Diện tích rừng suy giảm, độ che
phủ thấp, lượng nước ngày một ít dần.
Trong đó xã Tú Sơn thuộc Kim Bôi là một trong những xã miền núi, có
diện tích đất lâm nghiệp lớn và xã nhận được sự quan tâm và đầu tư của chính
quyền Trung ương và địa phương về phát triển rừng. Với diện tích đất rừng
lớn và lực lượng lao động dồi dào, ngành lâm nghiệp của xã hoàn toàn có thể
là một thế mạnh có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong xóa đói giảm nghèo,
góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tại xã đã có khá nhiều mô hình trồng rừng, có những mô hình khá
thành công do phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa
phương. Bởi vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi chọn đề tài “ Đánh giá
hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng tại xã Tú Sơn, huyện Kim
Bôi, tỉnh Hòa Bình”.
1010
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng thể
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng tại xã Tú Sơn, so
sánh các đặc điểm, ưu thế của các mô hình, từ đó lựa chọn mô hình hiệu quả
và đề xuất các giải pháp phát triển rừng tại địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế các mô hình
trồng rừng.
- Đánh giá thực trạng các mô hình trồng rừng và hiệu quả kinh tế của các mô
hình trồng rừng tại xã Tú Sơn.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình trồng rừng ở xã Tú Sơn.
- Đề xuất giải pháp phát triển các mô hình trồng rừng có hiệu quả tại xã Tú
Sơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các mô hình trồng rừng và hiệu quả kinh tế của
các mô hình trồng rừng tại xã Tú Sơn.
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1.1. Phạm vi không gian
Đề tài thực hiện tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
1.3.1.2. Phạm vi thời gian
- Thời gian thu thập thông tin: 2010 – 2014.
- Nghiên cứu địa bàn từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015.
1.3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề về lý luận, thực tiễn của các mô hình trồng rừng
tại xã Tú Sơn.
- Hiện trạng rừng và đất rừng tại xã Tú Sơn.
- Tìm hiểu các mô hình trồng rừng ở xã Tú Sơn.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng rừng tại xã Tú Sơn.
1111
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả mô hình trồng rừng
2.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.1.1. Hiệu quả
Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã
hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại.

Với những hình thái xã hội khác nhau, với những quan hệ sản xuất
khác nhau thì bản chất của phạm trù hiệu quả và các yếu tố hợp thành phạm
trù này cũng vận động theo khuynh hướng khác nhau.
2.1.1.2. Hiệu quả kinh tế
a. Khái niệm
- Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế, tuy nhiên
chúng ta có thể tóm tắt thành ba loại quan điểm như sau:
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số
giữa kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra ( các nguồn nhân, tài, vật lực, tiền
vốn, ) để đạt được kết quả đó.
+ Quan điểm thứ hai cho rằng hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa
giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất – Chi phí
+ Quan điểm thứ ba xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động
giữa chi phí và kết quả sản xuất.
Theo quan điểm thứ ba, hiệu quả kinh tế biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa
phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ
giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Một số ý kiến chú ý đến quan hệ tỷ
lệ giữa mức độ tăng trưởng kết quả sản xuất với mức độ tăng trưởng chi phí
của nền sản xuất xã hội.
Hiệu quả kinh tế = ΔK/ΔC
1212
Trong đó: ΔK: là phần tăng thêm của kết quả sản xuất
ΔV: là phần tăng thêm của chi phí sản xuất.
- Từ các quan điểm trên ta thấy:
+ Nếu chỉ đánh giá hiệu quả kinh tế ở khía cạnh lợi nhuận thuần tuý (kết
quả sản xuất kinh doanh trừ chi phí) thì chưa xác định được năng suất lao
động xã hội và so sánh khả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội của những
nhà sản xuất có hiệu số giữa kết quả sản xuất kinh doanh và chi phí sản xuất
như nhau. Tuy nhiên, nếu tập trung vào các chỉ tiêu tỷ số giữa kết quả sản

xuất với chi phí thì lại chưa toàn diện, nó là số tương đối và chỉ tiêu này chưa
phân tích được sự tác động, ảnh hưởng cũng như quy mô của các yếu tố
nguồn lực. Hai cơ sở sản xuất đạt được tỷ số trên là như nhau, nhưng ở những
không gian, thời gian, điều kiện khác nhau thì sự tác động của nguồn lực tự
nhiên là khác nhau và như vậy hiệu quả kinh tế cũng không giống nhau.
+ Với quan điểm coi hiệu quả kinh tế chỉ ở phần kết quả bổ sung và chi
phí bổ sung thì cũng chưa đầy đủ. Trong thực tế kết quả sản xuất đạt được
luôn là hệ quả của các chi phí có sẵn cộng với chi phí bổ sung. Ở các mức chi
phí có sẵn khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung cũng sẽ khác nhau.
Vì vậy, khi xem xét hiệu quả kinh tế chúng ta phải xem xét trên tất cả
các góc độ để có cái nhìn toàn diện, chính xác, tuỳ theo mục đích và yêu cầu
nghiên cứu.
Như vậy khái niệm về hiệu quả kinh tế có thể được hiểu như sau:
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan
giữa kết quả và chi phí. Mối tương quan ấy có thể là phép trừ, phép chia
của các yếu tố đại diện cho kết quả và chi phí. Hiệu quả kinh tế phản ánh
trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương
thức quản lý.
b. Bản chất
1313
Từ quan niệm trên chúng ta có thể hiểu bản chất của hiệu quả kinh tế
như sau:
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ
lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong hoạt động kinh tế. Đây là một đòi hỏi
khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Như vậy, do yêu cầu của công tác
quản lý kinh tế cần thiết phải đánh giá nhằm nâng cao chất lượng các hoạt
động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế.
- Hiệu quả kinh tế làm mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối
giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Mục tiêu của các nhà sản xuất

và quản lý là với một lượng dự trữ tài nguyên nhất định muốn tạo ra một khối
lượng sản phẩm lớn nhất. Điều đó cho thấy quá trình sản xuất là sự liên hệ
mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, là sự biểu hiện kết quả của các
mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả của sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế là vấn đề trung tâm nhất của mọi quá trình kinh tế, có liên
quan đến tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác.
- Hiệu quả kinh tế đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản
xuất, tức là giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm
tạo ra.
- Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát
triển kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và
tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
c. Phương pháp tính
• Phương pháp tĩnh:
Phương pháp tĩnh là phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế dựa trên cơ
sở so sánh trực tiếp giá trị đạt được ở đầu ra với giá trị của các nguồn lực ứng
trước mà không kể đến ảnh hưởng của yếu tố thời gian đối với các lượng giá
trị đó. Phương pháp này thường được áp dụng đối với các dự án đầu tư có
thời gian ngắn, giá trị đồng tiền thường ít biến đổi. Phương pháp này là
1414
phương pháp đơn giản, dễ tính toán. Tuy nhiên, vì coi giá trị đồng tiền là bất
biến theo thời gian nên độ chính xác của kết quả đánh giá bị hạn chế.
Một số chỉ tiêu thường dùng để đánh giá hiệu quả trong đầu tư:
- Chỉ tiêu lợi nhuận:
+ Lợi nhuận tuyệt đối:
Lợi nhuận là số doanh thu còn lại sau khi đã bù đắp toàn bộ chi phí bỏ ra
và các khoản thuế để đạt được số doanh thu đó từ các hoạt động của chủ thể
sản xuất kinh doanh hay một chương trình, dự án.
LN = DT – Z – T
Trong đó: LN: tổng lợi nhuận

DT: tổng doanh thu
Z: tổng chi phí
T: tổng các khoản thuế phải nộp
+ Lợi nhuận tương đối:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu ( %)
Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận với doanh thu, cho biết
khi thu về một đồng doanh thu thì có được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí ( %)
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhận với chi phí, cho biết
khi bỏ ra một đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Thời hạn thu hồi vốn: là khoảng thời gian mà lợi nhuận đạt được có
thể bù đắp được chi phí bỏ ra.
- Điểm hoà vốn:
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để bù đắp những chi
phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Hay nói cách khác điểm hoà vốn sản
lượng là mức sản lượng tối thiểu để kinh doanh không bị lỗ.
• Phương pháp động:
1515
- Phương pháp động dựa trên luận điểm cho rằng tiền tệ luôn luôn vận
động và sinh lời theo thời gian, một đồng vốn trong những điều kiện bình
thường của xã hội tối thiểu cũng sinh lời bằng với lãi suất tiền gửi ngân hàng.
Trên cơ sở đó các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế phải xét đến giá trị theo
thời gian của đồng tiền. Để xác định theo thời gian của đồng tiền chúng ta sử
dụng hai cách tính sau:
+ Phương pháp tích lũy vốn (FV- future value): đưa đồng tiền về giá trị
trong tương lai.
+ Phương pháp chiết khấu vốn (PV – present value): đưa đồng tiền về giá
trị hiện tại.
Ưu điểm: đánh giá hiệu quả một cách chính xác đặc biệt đối với chương
trình đầu tư dài hạn, giá trị của đồng tiền không ổn định.

- Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư theo phương pháp động:
+ Giá trị hiện tại ròng của lợi nhuận NPV – Net Present Value: Là hiệu số
giữa tổng doanh thu và tổng chi phí sau khi đã chiết khấu:
Qua công thức tính trên chúng ta có nhận xét:
NPV > 0: Kết quả đầu tư có lãi;
NPV = 0: Kết quả đầu tư là hoà vốn;
NPV < 0: Kết quả đầu tư bị thua lỗ;
+ Tỷ lệ thu nhập/chi phí BCR – Benefits to Cost Ratio:
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết rằng cứ bỏ ra một đồng chi phí thì thu được
mấy đồng doanh thu sau mỗi chu kỳ đầu tư khi đã chuyển giá trị đồng tiền về
thời điểm hiện tại. Do đó nếu:
BCR > 1: Kết quả đầu tư có lãi;
BCR = 1: Kết quả đầu tư là hoà vốn;
BCR < 1: Kết quả đầu tư bị thua lỗ;
+ Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ IRR – Internal Rate of Return:
1616
Là tỷ lệ lãi suất mà nếu dùng nó để thay tỷ lệ chiết khấu (r) thì giá trị
hiện tại ròng của lợi nhuận (NPV) sẽ bằng 0. Hay chỉ tiêu IRR là tỷ lệ lãi
suất mà nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản thu
và chi phí trong chu kỳ đầu tư về thời điểm hiện tại thì tổng thu sẽ cân
bằng với tổng chi.
IRR giúp nhà đầu tư lựa chọn những phương án đầu tư được ưu tiên chọn
lựa khi IRR > r.
2.1.2. Lý luận về mô hình trồng rừng
2.1.2.1. Khái niệm về mô hình trồng rừng
Mô hình theo lý luận chung là công cụ giúp ta thể hiện một sự vật, hiện
tượng, quá trình nào đó, phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu, sản
xuất và các sinh hoạt tinh thần của con người.
Mô hình trồng rừng là một phương thức xác định một hoặc nhiều loài
cây trên cơ sở phù hợp với kết quả nghiên cứu lập địa, điều kiện khí hậu, thổ

nhưỡng trên một diện tích đất đai nhất định kết hợp với nguyện vọng, sở thích
về loài cây đó của cộng đồng cũng như phục vụ cho mục đích của rừng trồng
đối với nhu cầu của con người.
2.1.2.2. Phân loại mô hình trồng rừng
a. Theo công thức trồng
- Rừng trồng thuần loài.
- Rừng trồng hỗn loài.
b. Theo tính năng tác dụng
- Rừng trồng làm khu sinh dưỡng, khu sinh thái,
- Rừng trồng phòng hộ để bảo vệ đất, chống lụt lội, lấn biển,
- Rừng trồng lấy gỗ lớn.
- Rừng trồng làm nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ,
2.1.2.3. Đặc điểm các loại mô hình trồng rừng
- Đặc điểm chung của tất cả các loại mô hình trồng rừng đã nêu trên là không
nhất thiết giống 100% cái mô hình cần thể hiện, miễn là nó thỏa mãn được
yêu cầu cơ bản nhất của người sáng tạo nó đặt ra, nhưng đôi khi cũng mang
tính chủ quan.
1717
- Rừng trồng có mật độ thưa, không có nhiều tầng thực vật, thường người ta
phải bón phân, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng trồng.
- Rừng trồng không có hoặc có rất ít động vật sinh sống. Nếu có cũng thường là
do người trồng nuôi chúng.
- Rừng trồng thường do cơ quan kinh tế hoặc chủ đầu tư là chủ sở hữu.
- Rừng trồng được khai thác theo tuổi từng loại cây và mục đích sử dụng. Nếu
trồng lấy gỗ thì cần lâu năm để cây cao và đường kính lớn. Nếu trồng làm
nguyên liệu giấy thì có thể khai thác sau 3, 5 hoặc 7 năm.
2.1.2.4. Một số mô hình trồng rừng ở Việt Nam
a. Các mô hình rừng trồng hỗn loài trong chương trình 327
Chương trình 327 là chương trình cấp đất vốn cho người dân trồng
rừng mục đích là phủ xanh đồi núi trọc và cải thiện đời sống của người dân.

Khi dự án đưa về thì ở cấp xã không đưa về cho người dân làm từ A-Z nghĩa
là không đưa về cho người dân ở trồng phát dọn mặt bằng và trồng rừng mà
thuê cho một đơn vị khác đến dọn mặt bằng và trồng. Sau khi trồng xong giao
lại cho người dân chăm sóc để sau này khai thác, giao cho dân rồi là của dân.
Theo quyết định số 556/TTg đã quy định: “Trồng rừng phòng hộ đầu
nguồn là trồng rừng hỗn giao theo sinh thái nhiều tầng gồm nhiều loài cây
rừng bản địa gỗ quý, chủ yếu lấy giống từ rừng nguyên sinh với mật độ bình
quân 1600 cây/ha. Trong đó 40% là các loài cây bản địa và 60% cây phù trợ,
kể cả cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản lâu năm”. Dựa vào kinh
nghiệm sản xuất, các Sở Nông nghiệp, Ban quản lý dự án 327 căn cứ những
quy định kỹ thuật của chương trình để chọn đối tượng đất, cây trồng và
phương thức trồng. Các loài cây được sử dụng rất đa dạng, gồm cả cây mọc
nhanh, cây mọc chậm; cây lá rộng, cây lá kim; cây bản địa, cây nhập nội
Theo tài liệu kiểm kê rừng năm 1999, chương trình 327 đã trồng được
172.875 ha rừng hỗn loài, với các loài cây trồng rừng chính: Bồ đề, Mỡ, Sao
dầu, Thông, Keo, Muồng và các loài cây hỗ trợ khác. Loài cây bạn có khi 2,
1818
3 loài tạo nên các mô hình hỗn loài khác nhau. Chủ yếu các mô hình rừng hỗn
giao chỉ có 2 loài. Các phương thức hỗn loài đã được các địa phương sử dụng
là: hỗn loài giữa các cây trong hàng, hỗn loài giữa các hàng với nhau và hỗn
loài theo đám.
b. Mô hình trồng rừng hỗn loài Keo dificilis và Lim xanh trên đất thoái
hoá tại Cẩm Quỳ – Hà Tây
Đây là mô hình được xây dựng trên đối tượng đất bị thoái hoá mạnh,
lớp đất mặt bị xói mòn chỉ còn lại kết von và sỏi đá, đất rắn chắc, khô cứng.
Keo dificilis được đưa vào trồng trước với cự ly 3×6 m. Sau hai năm mới đưa
Lim xanh vào trồng với cự ly 3x6m (xen giữa hai hàng Keo lá tràm là một
hàng Lim xanh), mật độ chung cho cả lâm phần là 1100 cây/ha. Việc xử lý
thực bì trước khi trồng tương đối đơn giản, do độ che phủ của thực bì thưa
(<30%) nên không phát toàn bộ thực bì mà chỉ tiến hành đào hố để trồng cây.

Tại thời điểm điều tra Keo hỗ trợ rất tốt cho Lim xanh sinh trưởng. Tuy nhiên
do đất xấu nên tốc độ sinh trưởng của Lim xanh chậm hơn so với các lập địa
khác. Tăng trưởng bình quân chung về đường kính của Lim xanh là 0.6
cm/năm và về chiều cao là 0.5 m/năm. Mức độ phân hoá của Lim xanh về
đường kính và chiều cao là 25%. Trên dạng đất thoái hoá như vậy thì mô hình
này được coi là rất thành công. Các loài cây trồng sinh trưởng tốt và rất có
triển vọng.
c. Mô hình trồng rừng hỗn loài Keo trắng (Paraserianthes falcataria)
và Lõi thọ (Gmelia arboria) ở Lương Sơn- Hoà Bình
Mô hình được trồng hỗn loài theo băng, mỗi băng 6 hàng (6 hàng Keo
trắng xen 6 hàng Lõi thọ). Mật độ trồng 1100 cây/ha (3x3m), trên đất rừng
sau nương rãy, với độ dốc 15
0
-20
0
. Cốt khí được dùng làm cây phù trợ và gieo
trước 6 tháng. Trước khi trồng thực bì được phát dọn thành hàng để giảm sự
lấn át cây bản địa và tiện lợi cho việc đào hố. Mặt khác việc chăm sóc được
tiến hành đều đặn 2 lần/năm trong 3 năm đầu nên các loài Keo trắng và Lõi
1919
thọ đều sinh trưởng tốt. Đến tuổi 6 cả hai loài đã giao tán. Do tán của Lõi thọ
dày dậm nên Cốt khí dưới tán Lõi thọ còn lại rất ít, thực bì tái sinh dười tán
cũng rất thưa thớt (độ che phủ của thực bì 40%). Tán Keo trắng thưa hơn nên
dưới tán của nó Cốt khí hiện còn với mật độ lớn hơn, các hàng Cốt khí vẫn
còn rất đều với chiều cao 2.8m, thực bì dưới tán Keo trắng cũng dày hơn (độ
che phủ của thực bì khoảng 90%, chủ yếu là cỏ Lào). Phân hóa giữa các cá
thể của Keo trắng lớn hơn của Lõi thọ (hệ số biến động của Keo trắng là 27%
về đường kính và 14% về chiều cao, của Lõi thọ là 19% về đường kính và
10% về chiều cao). Tăng trưởng bình quân về chiều cao của cả hai loài đều
lớn: lõi thọ 2.2 m/năm và Keo trắng 2.5 m/năm. Sau 6 năm trồng chưa thấy

xuất hiện sau bệnh hại, các loài cây trong mô hình sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống
cao (>95%), Lõi thọ đã bắt đầu ra hoa, nếu được theo dõi, bảo vệ và chăm sóc
cẩn thận thì khu rừng trồng này có thể làm rừng giống rất tốt. Đây là một mô
hình rất thành công và có nhiều triển vọng.
d. Mô hình trồng rừng hỗn loài theo đám ở khu rừng đặc dụng Núi
Chung – Nam Đàn – Nghệ An
Các loài cây bản địa được đưa vào trồng gồm: Lim xanh, Lim xẹt,
Trám, Sấu, Sau sau, Gụ, Giẻ, Dầu rái, Trai, Bằng lăng theo phương thức
hỗn loài theo đám từ 8-20 cây. Đất tại khu vực này rất xấu, bị thoái hoá mạnh,
khô cứng, có nhiều kết vón, tầng mặt bị xói mòn mạnh không còn tầng A0.
Sau hơn 30 năm gây trồng hiện các loài cây sinh trưởng tốt (số liệu được thể
hiện ở bảng dưới đây), cây tương đối đều. Sự phân hóa giữa các cá thể trong
loài không lớn, từ 2.8% (Bằng lăng) đến 7.9% (Lim xanh). Dưới tán các loài
cây bản địa thực bì phát triển mạnh, độ che phủ của thực bì 60%. Sau khi
trồng cây bản địa môi trường rừng được tạo lập, một số loài cây bản địa đã ra
hoa kết quả và có tái sinh tự nhiên dưới tán cây mẹ như: Lim xẹt, Trai, Sau
sau. Các loài cây bản địa sinh trưởng bình thường. Do đất xấu nên tốc độ sinh
trưởng của chúng chậm. Một số loài có hiện tượng phân cành rất sớm: 100%
2020
cây Gụ đều có 2-4 thân/gốc, số cây có từ 2 thân/gốc của Lim xanh là 90%,
Bằng lăng 57%, phần lớn chúng đều phần cành ở độ cao dưới 1.3m. Mặc dù
vậy đây được coi là mô hình thành công về trồng rừng hỗn loài bằng các loài
cây bản địa trên đất rừng thoái hoá.
2.1.3. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng rừng
Trên cơ sở chi phí đầu tư và thu nhập của các mô hình rừng trồng, sử
dụng các chỉ số kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình rừng
trồng. Cụ thể trong đề tài sử dụng phương pháp phân tích thu nhập và chi
phí CBA (Cost benefit analysis). CBA là phương pháp so sánh giữa thu
nhập với chi phí đầu tư xây dựng mô hình, trong đó có tính tới sự thay đổi
của giá trị đồng tiền theo thời gian, từ đó có thể đánh giá được hiệu quả

kinh tế chính xác và hợp lý.
Trong đó chi phí xây dựng mô hình gồm: chi phí thiết kế mô hình, chi
phí công lao động (trồng, chăm sóc, tỉa thưa, bảo vệ), chi phí vật tư (cây con,
phân bón, dụng cụ lao động), lãi vay ngân hàng và các khoản nghĩa vụ phải
nộp khác.
Hiện tại, các mô hình nghiên cứu đều chưa cho thu nhập cho nên thu
nhập từ mô hình này được dựa trên nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật xây
dựng, các chỉ tiêu sinh trưởng của các loài cây và điều tra từ cán bộ. Cụ thể
tôi tiến hành nghiên cứu tình hình sinh trưởng của các loài cây, dự đoán các
chỉ tiêu bình quân lâm phần cuối chu kỳ kinh doanh, từ đó khối lượng sản
phẩm được xác định thông qua quá trình sinh trưởng. Từ kết quả điều tra hộ
gia đình, xác định giá cả sản phẩm của mô hình, từ đó xác định được thu nhập
của mô hình rừng trồng.
Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế gồm:
- Giá trị hiện tại của lợi nhuận (NPV): là giá trị hiện tại của lợi nhuận đạt được
trong cả chu kỳ đầu tư, được xác định theo công thức:
2121
NPV=
0
(1 )
n
i i
i
i
B C
r
=

+


Trong đó: B
i
: là thu nhập năm thứ i
C
i
: là đầu tư của năm thứ i
r: là lãi suất ngân hàng
i: là chỉ số của kỳ đầu tư
- Tỷ suất thu nhập so với chi phí (BCR): là tỷ số giữa toàn bộ thu nhập so với
chi phí sau khi chiết khấu đưa về hiện tại. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng
sinh lãi thực tế của các mô hình và được tính toán như sau:
BCR=
0
0
(1 )
(1 )
n
i
i
i
n
i
i
i
B
r
C
r
=
=

+
+


- Tỷ lệ thu hồi nội tại (IRR): Tỉ suất thu nhập nội bộ (IRR) (Interal rate of
Return) là một hệ số dùng để đánh giá các phương án, so sánh lợi nhuận của
các dự án đầu tư. IRR được định nghĩa là tỉ suất chiết khấu mà tại đó hiện giá
thu hồi (NPV) của một khoản đầu tư bằng 0.
+ Để tính IRR, ta tìm tỉ suất chiết khấu (kí hiệu r) mà tại đó hiện giá
thuần NPV (Net Present Value) bằng 0.
+ Cách tính IRR là:
Thông thường để xác định IRR, ta dùng phương pháp ước lượng r.
Cách làm như sau:
Ta tìm r
1
sao cho NPV
1
> 0.
Ta tìm r
2
sao cho NPV
2
< 0.
Sau đó áp dụng vào công thức sau để tìm IRR: IRR=r
1
+(r
2
-r
1
)x

1
1 2
NPV
NPV NPV+
.
Thường thì r
2
> r
1.
Để xác định r
1
và r
2
một cách dễ dàng hơn, ta nên vẽ đồ thị NPV.
2222
Kết quả IRR thường sẽ nằm trong khoảng giữa r
1
và r
2
(r
1
< IRR < r
2
).
2.1.4. Các chính sách phát triển mô hình trồng rừng
- Quyết định số 264-CT về chính sách đầu tư phát triển rừng.
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 là đạo luật được Quốc hội nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày
03 tháng 12 năm 2004. Luật có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2005 và
thay thế cho Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991. Luật này quy định về

quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, quy định quyền và nghĩa vụ của chủ
rừng.
- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển rừng sản
xuất giai đoạn 2007 – 2015.
- Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định
số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 về một số chính sách phát triển rừng
sản xuất giai đoạn 2007-2015.
- Chính sách trồng mới 5 triệu ha rừng. Chương trình này được bắt đầu từ năm
1993 với mục tiêu là phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Trong giai đoạn đầu tiên
bắt đầu từ năm 1993 đến 1998 được gọi là chương trình 327. Đến năm 2007
hơn 900 dự án thuộc chương trình 327 đã được phê duyệt (IUCN Việt Nam,
1998).
- Chương trình 135.
- Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững (Chương trình 30a).
- Các chính sách đặc thù khác như giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho cho hộ gia
đình, cộng đồng buôn làng là dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Nguyên.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình trồng rừng
2.1.5.1. Ảnh hưởng của giống đến năng suất trồng rừng
Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của trồng rừng thâm
canh. Mục đích của cải thiện giống là nhằm không ngừng nâng cao năng suất,
chất lượng gỗ và các sản phẩm mong muốn khác từ rừng. Trên thế giới đã có
2323
rất nhiều nước đi sâu nghiên cứu về vấn đề này điển hình là các nước: Công
Gô, Brazil, Swaziland, Malaysia, Zimbabue,
Ở Công Gô, bằng phương pháp lai nhân tạo đã tạo ra giống Bạch
đàn lai (Eucalyptus hybrids) có năng suất đạt tới 35m
3
/ha/năm ở giai đoạn
7 năm tuổi.
Tại Brazil, bằng con đường chọn lọc nhân tạo đã chọn được giống Bạch

đàn Eucalyptus grandis có năng suất đạt tới 55m
3
/ha/năm sau 7 năm trồng
(Welker, 1986).
Tại Swaziland cũng đã chọn được giống Thông Pinus Patula sau 15
năm tuổi đạt năng suất 19m
3
/ha/năm (Pandey, 1983).
Ở Zimbabue cũng đã chọn được giống Bạch đàn Eucalyptus grandis đạt
từ 35m
3
–40m
3
/ha/năm, giống Bạch đàn Europhylla đạt trung bình tới
55m
3
/ha/năm, có nơi lên tới 70m
3
/ha/năm (Campinhos và Ikermori, 1988).
Các dẫn chứng trên cho thấy giống cây và chất lượng giống cây đóng
vai trò rất quan trọng trong năng suất của cây trồng.
2.1.5.2. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng rừng trồng
Bón phân cho cây trồng lâm nghiệp là một trong những biện pháp kỹ
thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, đặc biệt là
ở những nơi đất xấu. Trên thế giới, việc áp dụng bón phân cho rừng trồng bắt
đầu từ những năm 1950. Trong vòng 1 thập kỷ, diện tích rừng được bón phân
đã tăng lên 100.000 ha/năm ở Nhật Bản, Thụy Điển và Phần Lan. Đến năm
1980, diện tích rừng được bón phân trên thế giới đã đạt gần 10 triệu ha (Ngô
Đình Quế, 2004). Về vấn đề này đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới quan
tâm và đi sâu nghiên cứu, điển hình là công trình nghiên cứu của Mello

(1976) ở Brazil, tác giả cho thấy Bạch đàn (Eucalyptus) sinh trưởng khá tốt ở
công thức không bón phân, nhưng nếu bón phân NPK thì năng suất rừng
trồng có thể tăng lên trên 50%. Một nghiên cứu khác của Schonau (1985) ở
Nam Phi về vấn đề bón phân cho Bạch đàn Eucalyptus grandis đã kết luận
2424
công thức bón 150g NPK/gốc với tỉ lệ N:P:K =3:2:1 có thể nâng chiều cao
trung bình của rừng trồng lên gấp 2 lần sau năm thứ nhất. Tại Colombia,
Bolstand và cộng sự (1988) cũng đã tìm thấy một vài loại phân có phản ứng
tích cực đối với rừng trồng Thông P. Caribeae, đó là Potassium, Phosphate,
Boron và Magnesium. Tại Cu Ba, cũng với đối tượng là rừng Thông P.
Caribeae, khi nghiên cứu các công thức bón phân cho đối tượng này Herrero
và cộng sự (1988) đã kết luận bón phân Phosphate sau 13 năm trồng nâng cao
sản lượng rừng từ 56m
3
/ha lên 69m
3
/ha.
Từ những kết quả nghiên cứu trên, một lần nữa đã khẳng định bón phân
cho rừng trồng mang lại những hiệu quả rõ rệt: nâng cao tỷ lệ sống, tăng sức
đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường, tăng sinh
trưởng, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm rừng trồng.
2.1.5.3. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến khả năng sinh trưởng, phát
triển của rừng trồng
Lập địa rừng là cơ sở kỹ thuật ứng dụng rất quan trọng của trồng và
chăm sóc rừng, nội dung chủ yếu là nghiên cứu nhân tố lập địa, phân loại lập
địa và đánh giá lập địa. Thông qua nghiên cứu lập địa rừng, có thể chọn ra
loài cây trồng rừng có sản lượng cao nhất, đề ra các biện pháp chăm sóc rừng
thích hợp, đồng thời có thể dự báo sức sản xuất rừng và sản lượng rừng trong
tương lai, tiến đến có thể đánh giá phân loại rừng, các hiệu ích kinh doanh
rừng, giá thành sản xuất gỗ

Lập địa được hiểu “ là tất cả các yếu tố ngoại cảnh thường xuyên tác
động tới sự sinh tồn và phát triển của thực vật”. Theo một số tác giả, lập địa
được hiểu là những điều kiện của nơi sinh trưởng thực vật. Các yếu tố hình
thành lập địa quyết định tạo nên những kiểu rừng khác nhau và ảnh hưởng tới
năng suất, sản lượng rừng.
Như vậy lập địa bao gồm tất cả các yếu tố như: khí hậu, địa hình, đất,
sinh vật tạo thành một quần lạc sinh địa. Tất cả các yếu tố trong quần lạc sinh
2525

×