VIỆN HÀN LÂM
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN CHIẾN LƢỢC VÀ CHÍNH SÁCH
HỌC VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHẠM QUANG CHÍNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI CÁC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Hà Nội - 2018
VIỆN HÀN LÂM
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN CHIẾN LƢỢC VÀ CHÍNH SÁCH
HỌC VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHẠM QUANG CHÍNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI CÁC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
Ngành
:
Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số
:
8.34.04.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH HỮU PHÍ
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Những kết quả nghiên cứu của luận văn được tiến hành một
cách nghiêm túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được
tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể và rõ ràng trong
luận văn.
Tác giả luận văn
Phạm Quang Chính
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ..................................... 11
1.1. Một số khái niệm liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực ............................. 11
1.2. Một số khái niệm liên quan về sở hữu trí tuệ ..................................................... 16
1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực .................................................... 21
1.4. Nội dung các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực........................... 23
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ
chức hành chính nhà nước......................................................................................... 26
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN
LỰC SỞ HỮU TRỊ TUỆ TẠI CÁC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ....................................................................................... 47
2.1. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ tại các Sở Khoa
học và Công nghệ ...................................................................................................... 47
2.2. Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về sở hữu trí
tuệ tại các Sở Khoa học và Công nghệ ..................................................................... 53
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về sở
hữu trí tuệ tại các Sở Khoa học và Công nghệ .......................................................... 58
2.4. Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ tại các Sở
Khoa học và Công nghệ ............................................................................................ 60
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN
LỰC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI CÁC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ ....................................................................................................................... 65
3.1. Định hướng phát triển trong lĩnh vực sở hữu trị tuệ tại các Sở Khoa học và
Công nghệ ................................................................................................................. 65
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ tại các Sở
Khoa học và Công nghệ ............................................................................................ 66
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 75
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN và PTNT
:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
FAO
:
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
ILO
:
Tổ chức Lao động quốc tế
KH&CN
:
Khoa học và Công nghệ
KHCN
:
Khoa học công nghệ
MUTRAP
:
Dự án Hỗ trợ Chính Sách Thương mại và Đầu tư của châu
Âu
NOIP
:
Cục Sở hữu trí tuệ
PCT
:
Hiệp ước Hợp tác Sáng chế
SHTT
:
Sở hữu trí tuệ
TRIPS
:
Quyền sở hữu trí tuệ và tự do trong thương mại quốc tế
WB
:
Ngân hàng thế giới
WIPO
:
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
WIPONET
:
Mạng Thông tin Sở hữu trí tuệ toàn cầu
WTO
:
Tổ chức Thương mại quốc tế
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Quy trình thẩm định đơn Kiểu dáng Công nghiệp ................................... 18
Bảng 1.2: Quy trình thẩm định đơn đăng ký Nhãn hiệu ........................................... 19
Bảng 1.3: Quy trình thẩm định đơn cấp bằng Sáng chế............................................ 20
Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ lao động theo trình độ văn hóa tại các Sở Khoa học
và Công nghệ giai đoạn từ năm 2013 – 2017 .............................................. 47
Bảng 2.2: Cơ cấu trình độ nhân sự theo phân chia nhân sự tại các sở khoa học
công nghệ giai đoạn từ năm 2013 – 2017 .................................................... 48
Bảng 2.3: Số lượng lao động được đào tạo chuyên ngành liên quan sở hữu trí
tuệ tại của các Sở Khoa học và Công nghệ .................................................. 49
Bảng 2.4: Thâm niêm làm việc bộ phận sở hữu trí tuệ công nghiệp năm 2017
tại các Sở ...................................................................................................... 50
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi và giới tính nhân sự đảm nhận
nghiệp vụ sở hữu trí tuệ tại các Sở Khoa học và Công nghệ năm 2017 ...... 51
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp số lượng lớp đào tạo trong nước cho cán bộ chuyên
trách về sở hữu trí tuệ tại các Sở Khoa học và Công nghệ .......................... 54
Bảng 3.1: Bảng luân chuyển, thuyên chuyển một số vị trí chức danh trong
phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ/phòng Quản lý chuyên ngành,… tại các
Sở Khoa học và Công nghệ.......................................................................... 71
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đã bước vào thời đại “kinh tế tri thức”, “xã hội
thông tin” và cuộc cách mạng công nghệ 4.0, với sự phát triển của khoa học và công
nghệ thì tri thức hay trí tuệ của con người thật sự trở thành động lực chủ yếu của sự
phát triển kinh tế - xã hội. Trí tuệ hay nói đúng hơn là quyền sở hữu trí tuệ (được bảo
hộ) là tài sản quý báu nhất của con người, quyết định địa vị kinh tế của mỗi quốc gia,
mỗi doanh nghiệp và cả mỗi cá nhân.
Pháp luật quốc tế và pháp luật của hầu hết các quốc gia đều công nhận và
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân nhằm mục đích khuyến khích
hoạt động sáng tạo trong mọi lĩnh vực, bảo đảm cho việc phổ biến tiến bộ khoa học,
công nghệ, văn hóa, nghệ thuật vào mục đích phát triển xã hội mà không bị người
khác đánh cắp. Trong những năm qua, hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ không ngừng được hoàn thiện với mục tiêu bảo đảm quyền lợi cho các đối
tượng liên quan và tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Xuất phát từ vai trò
của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:
+ Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khuyến khích hoạt động sáng tạo
Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mang lại cho các chủ thể sáng tạo cơ
hội để có thu nhập. Phần thưởng cho họ là lợi ích về tài chính và được thúc đẩy để
lặp lại quy trình sáng tạo, đầu tư một phần thu nhập của mình cho hoạt động nghiên
cứu và triển khai để tạo ra thành quả sáng tạo mới. Một xã hội không tạo ra hành
lang pháp lý an toàn bảo vệ tài sản trí tuệ thì nhiều khả năng sẽ có một nền kinh tế
nghèo nàn, lạc hậu.
Một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mạnh và thực thi phù hợp là điều
kiện tiên quyết cho hoạt động đầu tư vào nghiên cứu phát triển công nghệ mới.
Không có sự bảo hộ độc quyền sáng chế thì không doanh nghiệp nào yên tâm bộc lộ
công nghệ của mình hoặc đầu tư cho phát triển công nghệ bởi bất kỳ người nào
cũng có thể tự do sử dụng nó. Hệ thống bảo hộ độc quyền sáng chế sẽ giảm bớt rủi
ro đến từ những hành vi ăn cắp công nghệ đó và nhờ vậy khuyến khích các doanh
nghiệp, tổ chức đưa ra các quyết định đầu tư cho phát triển công nghệ mới.
1
Một lợi ích to lớn của hệ thống bảo hộ sáng chế đối với xã hội là việc bộc lộ
các công nghệ mới cho công chúng. Theo quy định của các hệ thống pháp luật về
bảo hộ sáng chế của các nước trên thế giới, đơn đăng ký sáng chế hoặc bằng độc
quyền sáng chế và các tài liệu liên quan sẽ được công bố sau những thời hạn nhất
định. Do vậy, tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận các giải pháp công nghệ đó.
Thông tin này sẽ giúp tránh nghiên cứu trùng lặp và là cơ sở cho các sáng tạo tiếp
theo và những cải tiến như vậy có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế và do vậy
đây là một động lực to lớn thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
+ Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư
Trong lĩnh vực thương mại, những hạn chế trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
có thể bóp méo nền thương mại của một quốc gia. Một quốc gia có hệ thống bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ yếu kém sẽ tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp sao chép một cách
bất hợp pháp các băng đĩa, phần mềm máy tính, công nghệ hiện đại, kiểu dáng,
nhãn hiệu… Một nhà kinh doanh cũng có thể sẽ thay đổi phương án kinh doanh của
mình khi nhận ra những hạn chế, bất cập trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mạnh và phù hợp sẽ tạo điều kiện cho
việc chuyên nghiệp hóa trong hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro của quá trình
kinh doanh và đó chính là tiền đề thúc đẩy sự phát triển của nền thương mại của
một quốc gia nói riêng và của toàn cầu nói chung.
Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động
chuyển giao công nghệ. Một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ đầy đủ và hiệu quả có
thể hạn chế việc sao chép, làm giả sản phẩm. Bởi vậy, quốc gia nào xây dựng được
một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đầy đủ và hiệu quả sẽ có điều kiện tiếp
nhận các công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ cho việc phát triển đất nước. Ngược
lại, các quốc gia có hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ yếu sẽ chỉ có cơ hội tiếp
nhận các công nghệ đã cũ, thậm chí lỗi thời và mất dần giá trị khai thác.
+ Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thúc đẩy hoạt động cạnh tranh lành mạnh
Cuộc đua tạo ra sáng chế sẽ đưa ra thị trường hàng loạt các sản phẩm thay
thế để lựa chọn. Cuộc đua này cũng sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng nhờ sức
2
ép giảm giá và giảm thiểu vị thế thị trường của bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào. Ngoài
ra, hệ thống bảo hộ sáng chế còn là động lực thúc đẩy các chủ sở hữu sáng chế tiếp
tục hoàn thiện và cải tiến các sản phẩm của họ và nhờ đó sản phẩm của họ luôn có
được tính cạnh tranh trên thị trường.
Từ thực tiễn của việc bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam trong những năm gần
đây càng cho thấy tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu nhất là trong xu thế hội
nhập. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tạo ra và phát triển được những nhãn hiệu
được thừa nhận rộng rãi trong nước và sản phẩm còn được biết đến ở nhiều thị trường
nước ngoài như "SA GIANG" cho bánh phồng tôm, "TRUNG NGUYÊN" cho cà
phê, "BITI'S" cho giày dép và đồ đi chân, "BẾN TRE" cho kẹo dừa, "PETRO VIỆT
NAM" cho các sản phẩm dầu khí … Các nhãn hiệu này đã được bảo hộ ở Việt Nam
nhưng chủ nhân của các nhãn hiệu này lại không kịp thời làm thủ tục yêu cầu bảo hộ
các nhãn hiệu đó ở nước ngoài, mặc dù họ biết hàng hóa của mình đã được xuất khẩu
và được ưa chuộng ở các nước đó. Các nhãn hiệu đó đã bị chính những đối thủ cạnh
tranh hoặc chính những người bản xứ, trước kia là nhà phân phối các sản phẩm đó
đứng ra đăng ký chiếm đoạt quyền đối với các nhãn hiệu đó ở nước ngoài. Do đó,
việc xuất khẩu hàng hóa mang các nhãn hiệu đó bị đình trệ, thị phần bị mất, thậm chí
hàng hoá xuất khẩu sang các thị trường trên lại bị tạm giữ hoặc tịch thu. Tất nhiên là
một số chủ sở hữu các nhãn hiệu trên đã tiến hành khiếu kiện và đã đòi lại được nhãn
hiệu của mình sau khi phải có những nỗ lực không nhỏ về sức lực và tiền của, nhưng
một số vẫn đang phải thực hiện các thủ tục kiện cáo phức tạp và tốn kém.
Trải qua 10 năm thi hành, Luật Sở hữu trí tuệ đã phát huy vai trò to lớn
trong việc tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân xác lập, khai thác và bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động sản
xuất - kinh doanh, góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo, đẩy mạnh chuyển
giao công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ còn là nền tảng đưa hệ thống bảo hộ
sở hữu trí tuệ của Việt Nam đạt chuẩn mực theo Hiệp định về các khía cạnh liên
3
quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO).
Tuy nhiên, trải qua 10 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ cho thấy còn tồn tại
một số vướng mắc, bất cập nhất định cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn, yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính cũng như để bảo đảm thi
hành các cam kết về sở hữu trí tuệ trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt
Nam đã và đang đàm phán hoặc ký kết. Vì vậy, ngày 07/12/1016, Bộ Khoa học và
Công nghệ đã ban hành Quyết định số 3900/QĐ-BKHCN về Kế hoạch tổng kết 10
năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ. Việc tổng kết 10 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ
và các văn bản hướng dẫn thi hành là hoạt động cần thiết và quan trọng nhằm đánh
giá những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thi hành Luật Sở hữu trí tuệ,
đồng thời chỉ ra các bất cập, hạn chế và đưa ra các đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ
sung để hoàn thiện.
Nhằm giải quyết tốt các vấn đề nêu trên, quán triệt những chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ để đáp
ứng với yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hết sức cấp bách. Việc nâng cao hiệu quả
và chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ cho các đối tượng khác
nhau và đặc biệt là giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các Sở Khoa
học và Công nghệ nhằm đáp ứng những đòi hỏi như đã nêu ở trên của thực tiễn
nước ta hiện nay là hết sức quan trọng, thiết thực và mang ý nghĩa lý luận và thực
tiễn to lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới.
Vì những lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn vấn đề “Giải pháp nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ tại các Sở Khoa học và Công nghệ ở nước
ta hiện nay ” thuộc chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
+ Các công trình nghiên cứu ngoài nước
4
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) được chính thức thành lập ngày
14/7/1967 khi Công Stockhom được thông qua. Năm 1974, WIPO trở thành tổ chức
chuyên môn của Liên hợp quốc. WIPO hoạt động nhằm khuyến khích, thúc
đẩy hợp tác quốc tế trong các hoạt động sáng tạo trí tuệ, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc chuyển giao công nghệ liên quan đến sở hữu công nghiệp vào các nước đang
phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của các quốc gia.
Hoạt động của WIPO rất phong phú, đa dạng. Ngoài Công ước thành lập,
WIPO còn quản lý 22 Điều ước quốc tế về Sở hữu trí tuệ, trong đó có 16 Điều ước
về Sở hữu công nghiệp và 6 Điều ước về Quyền tác giả. Ví dụ: Công ước Paris về
bảo hộ sở hữu công nghiệp; Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và
nghệ thuật; Thoả ước Madrid về chống xuất sứ sai nguồn gốc hàng hoá; Hiệp định
hợp tác về bằng sáng chế v.v...
Trên trường quốc tế, vị trí của WIPO đã có những thay đổi lớn so với khi
mới thành lập: ngoài việc duy trì chức năng quản lý các Điều ước/Hiệp định được
ký kết giữa các quốc gia, WIPO đẩy mạnh việc hợp tác liên chính phủ trong quản lý
hoạt động sở hữu trí tuệ, song song với việc mở rộng và đa dạng hóa các loại hình
hoạt động. Một ví dụ nổi bật là sự gia tăng các hoạt động đăng ký vào các Hiệp ước:
Bằng Sáng chế (PCT), Thỏa ước Mađrit và Nghị định thư về Đăng ký quốc tế nhãn
hiệu hàng hóa, Hiệp ước La Hay về đăng ký quốc tế Kiểu dáng Công nghiệp v.v…
WIPO cũng không dừng ở việc thúc đẩy các đối tượng bảo hộ SHTT, mà đang ngày
càng tham gia vào việc giúp đỡ các nước đang phát triển trong việc soạn thảo xây
dựng và thực thi pháp luật, trong việc thiết lập cơ cấu hành chính và thiết chế phù
hợp, và trong việc giúp đào tạo nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ.
Ngày nay, WIPO thực hiện việc tiếp cận toàn cầu không chỉ đối với vấn để
SHTT, mà cả với vai trò SHTT trong khuôn khổ rộng lớn hơn với các vấn đề mới
nổi như tri thức truyền thông, văn hóa dân gian, đa dạng sinh học và bảo vệ môi
trường. Thông qua mạng thông tin SHTT toàn cầu (WIPONET), WIPO góp phần
nâng cao đáng kể sự hiểu biết của công chúng về sở hữu trí tuệ, về nhu cầu cổ vũ và
bảo hộ sở hữu trí tuệ.
5
Theo thường niên, nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới – ngày 26/4 hàng năm,
Tổng giám đốc WIPO đều đưa ra Thông điệp với các chủ đề liên quan đến ngày này
(kể từ năm 2001 đến nay)
2001 - Tạo ra Tương lai từ hôm nay;
2002 - Khuyến khích tính Sáng tạo;
2003 - Hãy làm cho Sở hữu trí tuệ thành việc kinh doanh của bạn;
2004 - Khuyến khích tính Sáng tạo;
2005 - Suy nghĩ, Hình dung, Sáng tạo;
2006 - Bắt đầu bằng một Ý tưởng;
2007 - Khuyến khích tính Sáng tạo;
2008 - Biểu dương sự đổi mới và thúc đẩy sự tôn trọng Sở hữu trí tuệ;
2009 - Sự đổi mới xanh;
2010 - Sự đổi mới - Sự kết nối thế giới;
2011 - Thiết kế Tương lai;
2012 - Tôn vinh các nhà sáng tạo có tầm nhìn xa;
2013 - Sáng tạo: thế hệ tiếp theo;
2014 - Điện ảnh: Niềm đam mê toàn cầu;
2015 – Hãy nổi lên, hãy đứng dậy. Vì âm nhạc (Get Up, Stand Up. For
Music);
2016 – Sáng tạo kỹ thuật số: Tái hiện lại văn hóa (Digital Creativity:
Culture Reimagined);
2017 - Đổi mới - cải thiện cuộc sống.
2018 – Tiếp sức cho những thay đổi – Phụ nữ với hoạt động đổi mới sang
tạo.
Như vậy, với các chủ đề mang tính định hướng cho hoạt động sở hữu trí tuệ
hàng năm, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới đã giúp cho các quốc gia thành viên
hướng các hoạt động sở hữu trí tuệ của mình vào các chủ đề đó.
Các ấn phẩm của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới hầu hết cũng chỉ tập trung
làm rõ và cụ thể hóa các điều ước quốc tế để các nước thành viên thực hiện. Tổ
6
chức sở hữu trí tuệ thế giới hợp tác với các quốc gia thành viên giúp họ đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn, tổ
chức hội thảo, hội nghị tại các nước thành viên,…với các chuyên đề hết sức cụ thể.
Chẳng hạn như tại Việt Nam, WIPO đã phối hợp tổ chức các hội thảo: Sở hữu trí
tuệ - một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế (2005), Sở hữu trí tuệ dành cho
doanh nghiệp vừa và nhỏ,…hoặc các hội thảo giữa các nước thành viên của WIPO
với nhau như: Hội thảo “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong các trường đại học và
doanh nghiệp vừa và nhỏ” (2008), Cục Sở hữu trí tuệ và Cơ quan sáng chế Nhật
Bản; Hội thảo “Định giá tài sản trí tuệ”(2008), Cục Sở hữu trí tuệ và Dự án Việt
Nam – Thụy Sỹ về sở hữu trí tuệ; Hội thảo “Nâng cao nhận thức của công chúng về
quyền thực thi sở hữu trí tuệ” (2010) trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ Thương mại đa
biên MUTRAP; Hội thảo “Thương mại hóa tài sản trí tuệ”(2008), Cục Sở hữu trí
tuệ và Dự án Việt Nam – Thụy Sỹ về sở hữu trí tuệ; Hội thảo “Mối liên hệ giữa con
người, vùng địa lý và sản phẩm, sách hướng dẫn nâng cao chất lượng sản phẩm gắn
với chỉ dẫn nguồn gốc và xây dựng chỉ dẫn địa lý bền vững” (2009), do Tổ chức
Lương thực thế giới (FAO) và SINERR - GI tổ chức; v.v.
+ Nhóm công trình nghiên cứu ở trong nước:
a. Các công trình là luận văn, luận án liên quan: Chuyên đề tốt nghiệp đại
học Kinh tế quốc dân của sinh viên Phan văn Hùng với tiêu đề: “ Thực trạng quản
lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam” được bảo vệ năm
2008; Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Trần Ngọc Thu với đề tài: “Bảo vệ
quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự theo
pháp luật Việt Nam” được bảo vệ năm 2014, v.v.
b. Các bài báo và tạp chí liên quan: Nghiên cứu các quy định của pháp luật
hiện hành về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh tại Việt
Nam của tác giả Phạm Văn Toàn; Tài sản trí tuệ, công cụ hữu hiệu để phát triển
doanh nghiệp, website mạng thông tin KH&CN TP. Hồ Chí Minh của tác giả
Hoàng Tố Như; Quản lý tài sản trí tuệ trong trường đại học của tác giả Phan Quốc
Nguyên do Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản; Bảo vệ quyền
7
sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính của tác giả Trần Minh Dũng; Vai trò của
việc phát triển hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý của tác giả Trần Việt Hùng; Xâm
phạm sở hữu trí tuệ: Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp của tác giả Lê Việt Long;
Hệ thống thông tin Sở hữu công nghiệp ở Việt Nam: Hiện trạng và tương lai của tác
giả Phạm Phi Anh; Quản trị tài sản sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp của tác giả Lê
Tất Chiến và Nguyễn Hùng đăng trên website của Sở KHCN tỉnh Thừa Thiên Huế
v.v.. Chúng ta nhận thấy các bài báo và tạp chí đã được đăng đều nghiên cứu các
khía cạnh cụ thể liên quan đến sở hữu trí tuệ và xem sở hữu trí tuệ là đối tương
nghiên cứu và phân tích.
c. Các cuốn sách liên quan: Chúng tôi xin đề cập tới cuốn sách “Tài liệu tập
huấn về sở hữu trí tuệ” gồm 8 tập dành cho các đối tượng cụ thể: dành cho cán bộ
các trường đại học, viện nghiên cứu; dành cho cán bộ các cơ quan thực thi quyền
sở hữu trí tuệ (Những nội dung cơ bản); dành cho cán bộ các cơ quan thực thi
quyền sở hữu trí tuệ (phần nâng cao); dành cho cán bộ quản lý sở hữu trí tuệ thuộc
các cơ quan nhà nước; dành cho các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang nhãn
hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý; dành cho cán bộ quản lý sở
hữu trí tuệ trong doanh nghiệp; dành lãnh đạo doanh nghiệp; dành cho cán bộ các
hội/hiệp hội ngành nghề thuộc Dự án “Đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ”, Nxb.
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Công trình này thể hiện sự đầu tư công phu và
nghiêm túc của các tác giả, xong tài liệu cũng mới chỉ dừng lại ở những nội dung
của chương trình tập huấn về sở hữu trí tuệ.
Chúng ta nhận thấy các vấn đề liên quan đến đề tài dưới các góc độ khác
nhau đã được đề cập nhiều trong các công trình của các học giả trong và ngoài
nước. Tuy nhiên, vấn đề “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về sở hữu
trí tuệ tại các Sở Khoa học và Công nghệ ở nước ta hiện nay” với tư cách là một
công trình nghiên cứu độc lập vẫn chưa được đề cập đến.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài bước đầu đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ tại các
8
Sở Khoa học và Công nghệ để đáp uengs yêu cầu của thực tiễn và góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
a. Làm rõ cơ sở lý luận cho các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
về sở hữu trí tuệ tại các Sở Khoa học và Công nghệ ở nước ta hiện nay.
b. Khảo sát thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về sở hữu
trí tuệ tại một số Sở Khoa học và Công nghệ ở nước ta hiện nay.
c. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về sở hữu trí
tuệ ở nước ta hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu thực trạng của nguồn nhân lực và việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm hiểu thêm về
công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ
tại các Sở Khoa học và Công nghệ ở nước ta hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn ở các vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, công tác đào tạo, bồi dưỡng và giải pháp nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ tại các Sở Khoa học và Công nghệ ở nước ta.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng phạm nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
- Nghiên cứu theo quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – quan
điểm “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” khi xem xét vai trò của sở
hữu trí tuệ và theo quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách đối với khoa
học và công nghệ nói chung và quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa
học và công nghệ nói riêng, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ tại các Sở Khoa học và Công nghệ.
- Nghiên cứu theo quan điểm của khoa học quản lý (Quản lý khoa học và
công nghệ).
9
Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full