Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng lượng đạm bón đến sinh trưởng cây diêm mạch vụ xuân hè 2018 tại quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 52 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan, nghiêm túc và chưa được công bố
trong các công trình khác. Những tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ ràng.
Quảng Bình, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoài Thương

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Ths. Nguyễn Thị Hương Bình

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường,
khoa Nông – Lâm – Ngư và toàn thể quý thầy cô giáo trường Đại học Quảng Bình,
đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại
trường, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Ths. Nguyễn Thị
Hương Bình, người đã quan tâm giúp đỡ và nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện khóa
luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực
nghiệm trồng trọt cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của quý thầy, cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, thầy cô đã luôn
luôn giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi cả về vật chất và tinh thần.
Cuối cùng, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ và động


viên quý báu đó.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Quảng Bình, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoài Thương

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................vii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI..................................................................................................viii
Phần I. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................................. 2
1.5. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................... 2
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết .................................................................... 2
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ............................................................. 2
1.6.3. Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 4
1.6.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 6
Phần II. NỘI DUNG ................................................................................................... 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 7

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY DIÊM MẠCH .............................................................. 7
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố....................................................................................... 7
2.1.2. Đặc điểm của cây Diêm Mạch .......................................................................... 7
2.1.3. Giá trị cây Diêm mạch ...................................................................................... 9
2.1.4. Lịch sử nghiên cứu cây Quinoa....................................................................... 11
2.2. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐẤT ĐAI VÙNG NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 13
2.2.1. Vị trí địa lí ....................................................................................................... 13
2.2.2. Đặc điểm khí hậu ............................................................................................ 13
Chương II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 15
3.1. Theo dõi thời gian các giai đoạn sinh trưởng của cây ....................................... 15
3.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chiều cao thân chính ................................. 15
3.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái ra lá cây diêm mạch.................. 17
3.4. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái phân cành ................................. 19
3.5. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khối lượng tươi của cây diêm mạch ......... 20
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 23
4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 23
4.2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 23
iii


PHỤ LỤC I: HÌNH ẢNH BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ................................................... 24
PHỤ LỤC II: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 44

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FAO


Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

TST
CT
TB

Tuần sau trồng
Công thức
Trung bình

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Ký hiệu công thức thí nghiệm .................................................................... 3
Bảng 1.2: Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 3
Bảng 1.3: Đánh giá mức độ về sâu, bệnh hại thường gặp ở cây Diêm mạch. ............ 5
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của Diêm mạch so với các thực phẩm thiết yếu
khác: ............................................................................................................................ 9
Bảng 2.2. Thành phần các axit amin thiết yếu có trong hạt Diêm mạch so với các
thực phẩm khác: ........................................................................................................ 10
Bảng 2.3: Nhiệt độ bình quân các tháng 1, 2, 3, 4, 5 năm 2018 (0C) ....................... 14
Bảng 2.4: Tổng lượng mưa các tháng 1, 2, 3, 4, 5 năm 2018 (mm) ......................... 14
Bảng 3.1: Thời gian và tỷ lệ nảy mầm, thời gian xuất hiện lá thật và cành, ra hoa .. 15
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
diêm mạch ................................................................................................................. 16
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái ra lá của cây diêm mạch . 17
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái phân cành của cây Diêm
mạch .......................................................................................................................... 19

Bảng 3.5: Khối lượng tươi trung bình của cây diêm mạch 5 tuần sau trồng ............ 20
Bảng 3.6: Mức độ nhiễm các loại sâu bệnh hại của cây Diêm Mạch ....................... 21

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây diêm mạch .......................................................................................... 16
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái ra lá của
cây diêm mạch........................................................................................................... 18
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái phân cành
của cây Diêm mạch ................................................................................................... 19
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn khối lượng tươi trung bình của cây diêm mạch 5 tuần sau
trồng .......................................................................................................................... 21

vii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Cây Diêm mạch (Chenopodium quinoa Willd), thuộc họ Chenopodiaceae là
cây cho hạt và có hàm lượng dinh dưỡng rất phong phú và bổ dưỡng.
Nhằm xác định ảnh hưởng của phân bón cho loại cây trồng mới nhập nội này
tại tỉnh Quảng Bình, cũng như đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây
Diêm mạch trên các mức bón đạm khác nhau ở điều kiện khí hậu của tỉnh, tôi thực
hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng lượng đạm bón đến sinh trưởng cây Diêm mạch
(Chenopodium quinoa Willd) vụ Xuân Hè năm 2018 tại Quảng Bình”.
Thí nghiệm gồm 4 công thức tương ứng với 4 mức đạm bón (công thức 1: 0
kg N/ha (Công thức đối chứng); công thức 2: 60 kg N/ha; công thức 3: 90 kg N/ha;
công thức 4: 120 kg N/ha), từ đó so sánh, đánh giá sự sinh trưởng của cây Diêm

mạch ở 4 công thức.
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào: Nghiên cứu đặc điểm sinh
trưởng của cây Diêm mạch giai đoạn vườn ươm trong điều kiện khí hậu ở vùng
nghiên cứu. So sánh, đánh giá được khả năng sinh trưởng và khả năng chống chịu
sâu bệnh hại của cây Diêm mạch qua các công thức thí nghiệm khác nhau. Xác định
được lượng đạm bón phù hợp cho sự sinh trưởng của cây.

viii


Phần I. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cây Diêm mạch (Chenopodium quinoa Willd) hay còn gọi là cây Hạt Vàng
được con người thuần hóa cách đây từ 3000 đến 4000 năm trước; có nguồn gốc từ
vùng Andes của Peru, Bolivia, Ecuador và Colombia. Mặc dù đã có từ rất lâu nhưng
Diêm mạch mới được giao dịch với khối lượng lớn trên thị trường quốc tế hơn 10
năm trở lại đây sau khi thế giới phát hiện những đặc điểm nổi trội của loại hạt này
[7].
Hạt Diêm mạch có nhiều màu (nâu, đỏ, vàng hoặc trắng) tùy theo mỗi giống.
Sở dĩ cây được gọi là Hạt Vàng bởi vì hạt có hàm lượng protein cao nhất trong các
loại hạt, đồng thời cũng là hạt có hàm lượng chất dinh dưỡng tổng thể rất phong
phú; ngoài ra lá cây cũng có thể ăn tươi hay nấu ăn như ăn rau, hoặc được dùng để
nuôi súc vật [5].
Cây Diêm mạch có thể trồng trong điều kiện khí hậu khô và nóng, có độ ẩm từ
40% đến 88%, có khả năng sống sót trong khoảng nhiệt độ từ -40C đến 380C. Với
khả năng thích ứng rộng, cây này có thể trồng trên nhiều loại đất và khí hậu khác
nhau (FAO, 2013) [12]. Vì vậy, Diêm mạch luôn là loại cây trồng đầy hứa hẹn ở
nhiều nước trên Thế Giới.
Hiện nay trên thế giới hai nước sản xuất Diêm mạch nhiều nhất là Peru và
Bolivia. Các nước như Hoa Kỳ, Brasil, Canada cũng bắt đầu trồng Diêm mạch. Tại

Việt Nam, cây Diêm mạch là cây trồng mới, được trồng thí điểm ở một số tỉnh miền
Bắc như Hà Giang, Gia Lâm-Hà Nội. Do là cây trồng mới nên việc nghiên cứu kỹ
thuật trồng và chăm sóc cây Diêm mạch ở nước ta còn nhiều hạn chế [2].
Cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu từ đất, nhưng khả năng cung
cấp của đất có hạn, việc thâm canh qua nhiều năm khiến đất đai bị suy kiệt, giảm độ
phì nhiêu, đất bạc màu và dần dần mất đi khả năng cung cấp chất dinh dưỡng đầy
đủ cho cây trồng. Vì thế, phân bón có vai trò rất quan trọng để cung cấp các dưỡng
chất thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao.
Sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây trồng chịu tác động
của rất nhiều yếu tố như đất đai, thời tiết, chế độ nước tưới, sâu bệnh, giống, …
trong đó phân bón là một yếu tố quan trọng và mang tính quyết định. Để đảm bảo
cây trồng sinh trưởng, phát triển xanh tốt khỏe mạnh cần sử dụng phân bón hợp lý,
đầy đủ giúp cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây.
Tỉnh Quảng Bình là vùng đất có điều kiện đất đai, khí hậu khắc nghiệt, đang bị
tác động của biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng lớn đến kinh tế và xã hội, sản xuất
nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Để có thể đưa cây Diêm mạch trở thành cây trồng
phổ biến ở nước ta nói chung cũng như tỉnh Quảng Bình nói riêng, việc xác định

1


ảnh hưởng của phân bón đối với cây Diêm mạch trong điều kiện của tỉnh ta là hết
sức cần thiết.
Chính vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng lượng
đạm bón đến sinh trưởng cây Diêm mạch (Chenopodium quinoa Willd) vụ
Xuân Hè năm 2018 tại Quảng Bình”, bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng,
phát triển của cây Diêm mạch qua các công thức bón đạm khác nhau ở điều kiện khí
hậu tại tỉnh Quảng Bình. Góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho việc xác định công
thức thích hợp để trồng cây Diêm mạch, đồng thời kết quả nghiên cứu có thể làm tài
liệu cho sinh viên bộ môn Sinh học, nông nghiệp và những ai quan tâm đến loại cây

trồng này.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xác định lượng đạm bón thích hợp cho cây Diêm mạch vụ Xuân Hè năm 2018
tại Quảng Bình.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng của cây Diêm mạch vụ Xuân
Hè năm 2018.
- Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tình hình sâu bệnh hại của cây Diêm
mạch vụ Xuân Hè năm 2018.
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Cây Diêm mạch (Chenopodium quinoa Willd)
- Đạm bón: gồm 4 mức đạm bón (0 kg N/ha, 60 kg N/ha, 90 kg N/ha, 120 kg
N/ha)
1.5. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi thời gian: từ tháng 2/2018 đến tháng 5/2018
- Phạm vi không gian: hộ gia đình của sinh viên tại thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Cây Diêm mạch và ảnh hưởng các mức đạm
bón đến sự sinh trưởng của cây.
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Tổng quan tài liệu: Thu thập tài liệu liên quan đến phương pháp nghiên cứu
ảnh hưởng lượng đạm bón đến sinh trưởng cây Diêm mạch.
- Nghiên cứu và xử lý các tài liệu liên quan đến nội dung đề tài.
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
a. Vật liệu thí nghiệm
- Cây Diêm mạch được mua ở trung tâm hạt giống Little Gardens (Địa chỉ
793/4 Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, quận 7, T.p Hồ Chí Minh). Giống được
nhập từ nước Anh.
- Phân bón:

2


+ Ure Hà Bắc ( 46,3 % N )
+ Supe Lân ( 16 % P2O5 )
+ Kali clorua ( 61 % K20 )
b. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) gồm 4 công
thức tương ứng với 4 mức đạm bón với 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại tương ứng với
diện tích trồng 1 m2. Mật độ trồng là 16 cây/1 m2. Diện tích thí nghiệm là 12 m2.
Bảng 1.1: Ký hiệu công thức thí nghiệm
Công thức
Ký hiệu
Mức đạm bón (kgN/ha)
Công thức 1

N1

0

Công thức 2

N2

60

Công thức 3

N3


90

Công thức 4

N4

120

Chỉ số

Bảng 1.2: Bố trí thí nghiệm
Công thức
N1

N2

N3

N4

Số lần lặp lại

3

3

3

3


Số cây trên 1 m2 (cây)

16

16

16

16

Tổng số cây trên 1 công thức

48

48

48

48

(cây)
Tổng số cây thí nghiệm

192 cây

c. Biện pháp kĩ thuật thực hiện thí nghiệm
- Mật độ trồng:
+ Cây cách cây 25 cm
+ Hàng cách hàng 25 cm
+ Mật độ trồng được: 16 cây/m2

- Thời vụ trồng: vụ Xuân Hè năm 2018
- Kĩ thuật gieo ươm cây, trồng cây diêm mạch: gieo hạt vào túi bầu.
+ Ngày gieo hạt: 25/2/2018
+ Ngày trồng cây: 12/3/2018 (15 ngày sau gieo hạt)
3


- Phương pháp bón phân:
+ Bón lót: trên nền đất theo tỷ lệ : 50 kg P2O5/ha + 50 kg K2O/ha; kết hợp với
bón phân chuồng hoai (1 tấn/ha).
+ Bón thúc 2 lần:
Bón thúc lần 1 sau trồng 10 ngày: 50% Lượng N của mỗi công thức.
Bón thúc lần 2 sau trồng 25 ngày: số N của mỗi công thức còn lại.
- Một số công việc trong quá trình tiến hành thí nghiệm:
+ Chuẩn bị bầu đất gieo hạt: làm đất nhỏ, tơi, đất phải đủ ẩm, hạt giống sau
khi gieo được phủ một lớp đất mịn lên hạt (không dày quá 0,5 cm). Hạt sẽ nảy mầm
sau 24h khi gặp điều kiện ẩm thích hợp và vươn lên khỏi mặt đất sau 3-4 ngày gieo.
+ Chuẩn bị đất trồng: đất được cày bừa kĩ, lên luống cao 30 cm, rãnh rộng
30cm
+ Làm cỏ thường xuyên trong khoảng 1 tháng đầu sau trồng mỗi tuần 1 lần
+ Phòng trừ sâu bệnh
1.6.3 . Các chỉ tiêu theo dõi
- Sau khi gieo hạt tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sau:
+ Thời gian nảy mầm (ngày): Thời gian nảy mầm được xác định bằng thời
gian từ khi gieo hạt đến thời điểm mầm nhú ra khỏi hạt.
+ Tỷ lệ nảy mầm (%): Kiểm tra tỉ lệ nảy mầm là số cây con/ tổng số hạt đã
gieo.
+ Thời gian ra lá đầu tiên (ngày): Thời gian ra lá đầu tiên được xác định bằng
thời gian từ khi gieo hạt đến thời điểm lá mầm nhú ra khỏi vỏ hạt.
+ Thời gian phân cành (ngày): Được tính từ khi gieo hạt đến khi ra cành đầu

tiên.
+ Chiều cao cây (cm): Được đo từ sát mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của thân
chính, đo bằng thước chia vạch mm.
+ Số lượng lá trên cây (lá/cây): Được tính bằng tổng số lá trên một cây.
+ Số lượng cành trên cây (cành/cây): Được tính bằng tổng số cành trên một
cây.
+ Khối lượng tươi trung bình của cây (g/cây): cây ở thời điểm 5 tuần sau trồng
được nhổ lên, rửa sạch đất, để ráo nước và cân. Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 cây ngẫu
nhiên để cân, xác định khối lượng trung bình của mỗi cây.
+ Chỉ tiêu về sâu, bệnh hại cây: đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại
thông qua bảng 1.3 sau:

4


Bảng 1.3: Đánh giá mức độ về sâu, bệnh hại thường gặp ở cây Diêm mạch.
TT Tên sâu bệnh hại cây
Thời điểm đánh giá
Mức độ
1

2

Sâu hại: Sâu xanh
(Helicoverpa armigera),
sâu cuốn lá nhỏ
(Cnaphalocrosis
medinalis Guennee) và
sâu đục thân (Lophobaris
piperis)


Ốc sên (Achatina fulica)

Đánh giá giai đoạn sinh
trưởng của cây:
Không có

0

- Chỉ có một vài vết sâu ăn
nhỏ như vết kim châm trên lá
non.
- Vết sâu ăn tròn, lớn hơn vết
kim châm một chút
- Vết sâu ăn tròn và dài hơn
khoảng 1,5 mm trên lá non.

1

- Vết sâu ăn lớn hơn, lỗ thủng
do sâu ăn trên lá lớn hơn với
các hình dạng khác nhau.
- Vết sâu ăn lớn. Các lỗ thủng
do sâu ăn lớn và xuất hiện
nhiều.
- Các vết sâu ăn lớn hơn nhiều
và xuất hiện dày đặc trên các
lá.
- Lá bị hỏng hoàn toàn do sâu
ăn


4

2
3

5

6

7

Đánh giá giai đoạn sinh
trưởng của cây :

-

Không có ốc sên
- Rất nhẹ, có từ một đến
một quần tụ ốc sên xung
quanh gốc.
- Nhẹ, xuất hiện một vài
quần tụ ốc sên quanh gốc.
5

0
1

2



3

- Trung bình, số lượng ốc
vừa.
- Nặng, số lượng quần tụ ốc
lớn, dày đặc.
Đánh giá giai đoạn sau nảy
mầm:

Bệnh héo xanh
(Pseudomonas
solanacearum)

4

3
4

- Không bị bệnh

0

- Rất nhẹ (1-10%)

1

- Nhiễm nhẹ (11-30%)

2


- Nhiễm vừa (31-50%)

3

- Nhiễm nặng (51-75%)

4

- Nhiễm rất nặng (> 75%)

5

Bệnh gỉ sắt (Puccinia Đánh giá giai đoạn 15 ngày
purpurea)
sau ngày nảy mầm
-

Không bị bệnh

0

-

Rất nhẹ (1-10%)

1

-


Nhiễm nhẹ (11-30%)

2

-

Nhiễm vừa (31-50%)

3

-

Nhiễm nặng (51-75%)

4

-

Nhiễm rất nặng (>75%)

5

1.6.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý sơ bộ trên phần mềm excel, sau đó tính phương sai (Anova)
trên phần mềm Minitab 16. Sự sai khác giữa các giá trị trung bình được phân tích
theo phương pháp Turkey (HSD). Hai giá trị trung bình được cho là khác nhau khi p
< 0,05.

6



Phần II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY DIÊM MẠCH
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Cây Diêm mạch (Chenopodium quinoa Willd) là cây trồng lấy hạt thuộc họ
rau muối (Chenopodiaceae), có nguồn gốc từ Nam Mỹ, đó là vùng núi Andes của
Bolivia và Peru.
Vùng Andes là một trong những trung tâm lớn của nguồn gốc nhiều loài cây
trồng (Theo Vavilov). Heisser và Nelson (1974) cho thấy phát hiện khảo cổ ở Peru
và Argentina vào khoảng đầu công nguyên. Theo Jacobsen (2003) cây Diêm mạch
là một trong những cây trồng lâu đời nhất ở vùng Andes, khoảng 7000 năm trước
được người dân Inca và Tiahuanacu thuần hóa và bảo tồn. [2]
Cây Diêm mạch được trồng rộng rãi ở các vùng Andes và hạt của nó được sử
dụng trong chế độ ăn uống của người dân tại thung lũng và các khu vực xung quanh
đó. Hiện nay ở các nước phát triển đang có xu hướng tìm kiếm những loại thực
phẩm mới, điều này cũng có nghĩa là cây Diêm mạch không chỉ được trồng ở vùng
bản địa mà còn được trồng xuất khẩu tại nhiều nước trên thế giới.
2.1.2. Đặc điểm của cây Diêm Mạch
* Đặc điểm hình thái
Diêm mạch là cây trồng hàng năm, tùy theo từng giống mà cây có chiều cao từ
0,7-3,0 m, cây có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh. Lá Diêm mạch mọc xen
kẽ, kế tiếp nhau trên thân và nhánh. Nhìn chung các giống Diêm mạch có thời gian
sinh trưởng từ 110-220 ngày, nếu gặp điều kiện thuận lợi thì thời gian sinh trưởng
sẽ được rút ngắn hơn.
+ Rễ:
Rễ cọc, phân nhiều nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3… độ ăn sâu của rễ có liên quan
chặt, tỷ lệ thuận với chiều cao của cây.
Các giống có chiều cao cây từ 0,9 – 1,2 m có rễ ăn sâu từ 0,7 – 0,8 m (Theo
Gardarillas và Lescano, 1976). Cây cao 1,7 đến 2 m rễ ăn sâu 1,2 – 1,5 m.

Ngoài ra, độ sâu của rễ còn phụ thuộc rất nhiều vào đất và thời vụ gieo trồng.
Hầu hết rễ tập trung ở độ sâu từ 10 – 30 cm . Các giống Diêm mạch có phạm vi bán
kính hoạt động của rễ từ 20 – 60 cm.
+ Thân:
Thân do nhiều đốt hợp thành, phần gốc có hình tròn, có góc cạnh ở những nơi
lá và nhánh xuất hiện. Thân có chiều dài từ 0,5 – 2 m phụ thuộc vào giống và môi
trường. Thân thảo mềm và trương nước khi còn non, lúc chín khô và xốp (rỗng
ruột), thân Diêm mạch có nhiều màu sắc: xanh, vàng, đỏ, hồng, da cam hoặc có thể
7


màu xanh với nhiều sọc có màu khác nhau. Khi chín thân có màu vàng nhạt hoặc
màu đỏ ở một số giống.
+ Lá:
Cuống lá Diêm mạch dài và hẹp nối liền phiến lá và thân. Cuống của lá mọc từ
thân dài hơn cuống lá mọc từ nhánh. Phiến lá mỏng, trên bề mặt có hệ thống gân lá
nối liền với cuống. Hệ thống gân lá trên bề mặt phiến thường có nhiều dạng. Những
lá mọc trên thân thường có hệ thống gân lá phân chia đến nhánh cấp 3. Những lá
mọc trên nhánh thường có hệ thống gân lá phân chia đến cấp 2. Trên bề mặt lá non
thường có nhiều lông tơ nhỏ. Đa số các giống Diêm mạch có lá màu xanh, có một
số giống lá có màu tía, tía hồng… Một số giống không có lông tơ trên bề mặt phiến
lá. Các giống Diêm mạch lá thường có 320 răng cưa ở rìa phiến lá. Số răng cưa trên
rìa phiến lá là đặc tính của giống. Khi chín lá chuyển màu vàng, đỏ hoặc hồng.
+ Hoa:
Cụm hoa Diêm mạch có dạng hình chùy, trên trục chính có nhiều trục cấp 1,
trên trục cấp 1 có nhiều trục cấp 2 mang hoa (Lescano, 1976). Chiều dài bông từ 1570 cm tùy thuộc giống, môi trường và thời vụ gieo trồng. Như các cây trong họ
Chenopodiaceae, hoa Diêm mạch là hoa chưa đầy đủ, không có cánh hoa
(Sinmonds N.W, 1971). Hoa Diêm mạch là hoa lưỡng tính, trên bông có cả hoa đực
và hoa cái, tỷ lệ hoa đực và hoa cái phụ thuộc vào giống.
+ Hạt:

Hạt có cấu tạo ngoài cùng là lớp vỏ, vỏ hạt có thể trắng, vàng, da cam, hồng,
đỏ, nâu, nâu đen. Phôi chứa 60% ngoại nhũ và 40% nội nhũ về mặt khối lượng. Tỷ
lệ tương đối cân đối giữa ngoại nhũ và nội nhũ theo nhiều tác giả là nguyên nhân
làm hạt có hàm lượng protein cao so với các loại ngũ cốc (Cardozo and Tapia,
1979). Hạt có thể có hình nón, hình trụ, hình elip. Đường kính hạt từ 1,826 mm. Vỏ
hạt và phần ngoại nhũ chứa saponin gây vị đắng. Saponin trong hạt chủ yếu nằm ở
vỏ (80%) và có một tỷ lệ nhỏ nằm ở ngoại nhũ (khoảng 10%). Vì thế, hạt thường
được ngâm nước và đãi sạch trước khi nấu ăn hoặc chế biến.
* Đặc điểm sinh thái
Mức độ tăng trưởng của diêm mạch là khác nhau do độ phức tạp cao của các
phân loài, giống và các giống địa phương (thực vật hoặc động vật đã thuần hóa và
thích nghi với môi trường mà chúng có nguồn gốc) khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung diêm mạch không đòi hỏi quá trình chăm sóc phức tạp
và chịu được độ cao. Diêm mạch được trồng từ vùng ven biển đến hơn 4.000 m ở
dãy Andes gần xích đạo, với hầu hết các giống được trồng khoảng 2.500 m tới
4.000 m . Tùy thuộc vào giống, điều kiện phát triển tối ưu là ở vùng khí hậu mát mẻ
với nhiệt độ có dao động trong khoảng từ -4 °C (25 °F) vào ban đêm tới gần 35 °C
(95 °F) vào ban ngày.

8


Một số giống cây trồng có thể chịu được nhiệt độ thấp rất tốt. Sương giá nhẹ
thường không ảnh hưởng đến Diêm mạch tại bất kỳ giai đoạn phát triển nào, ngoại
trừ giai đoạn ra hoa. Sương giá giữa mùa hè trong giai đoạn ra hoa, thường xảy ra ở
vùng Andes, có thể dẫn tới sự vô sinh của phấn hoa.
Điều kiện lượng mưa cũng khác nhau đối với các giống diêm mạch khác nhau,
dao động từ 300 đến 1.000 mm (12–39 in) trong suốt mùa sinh trưởng. Sự phát triển
là tối ưu với sự phân bố tốt của lượng mưa trong giai đoạn đầu của sự tăng trưởngphát triển và các điều kiện khô ráo trong mùa hạt chín và thu hoạch Diêm mạch
từng được trồng tại Hoa Kỳ, chủ yếu tại vùng cao San Luis Valley (SLV) ở

Colorado, nơi loài cây này được du nhập vào năm 1982 [4].
2.1.3. Giá trị cây Diêm mạch
a. Giá trị dinh dưỡng của cây Diêm mạch
Những năm gần đây, ở các nước phát triển có mức sống cao, xu hướng quay
trở lại sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thực vật hoặc sử dụng trực tiếp thức ăn
thực vật ngày càng phát triển. Chính vì lẽ đó mà cây Diêm mạch được đặc biệt chú
ý vì giá trị dinh dưỡng cao của nó. Hàm lượng protein của Diêm mạch dao động
trong khoảng 13,81 – 21,9% phụ thuộc vào từng loại giống. Do có hàm lượng cao
các axit amin thiết yếu trong protein của nó thì cây Diêm mạch được coi là thức ăn
thực vật duy nhất cung cấp tất cả các axit amin thiết yếu, phù hợp với tiêu chuẩn
dinh dưỡng của con người (FAO, 2011). [11]
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của hạt Diêm mạch so với các thực
phẩm thiết yếu khác:
Thành phần
Quinoa
Thịt
Trứng Pho mat Sữa bò
Sữa người
Protein
13,00
30,00
14,00
18,00
3,50
1,80
Chất béo
Carbohydrates

6,1


50,00

3,2

3,50

4,70

7,50

71,00

Đường
Sắt
Năng lượng có
trong 100g

3,50

5,2

2,20

3,2

350

431

200


2,50
24

60

80

Nguồn: FAO, 2011 [8]

Có thể thấy rằng thành phần các chất dinh dưỡng có trong Diêm mạch có sự
vượt trội so với các loại thực phẩm khác. Một đặc điểm quan trọng của cây Diêm
mạch là ở lá, hạt và cụm hoa đều chứa nguồn protein chất lượng cao. Do vậy ngoài
việc thu lấy hạt ta cũng có thể trồng cây Diêm mạch làm rau xanh. Ngoài ra, cây
Diêm mạch còn có tỷ lệ chất cenlulose cao nên nó có thể trở thành một thực phẩm
lý tưởng để giải độc cho cơ thể, loại bỏ độc tố và các sản phẩm chất thải có thể gây
hại cho cơ thể.
9


Bảng 2.2. Thành phần các axit amin thiết yếu có trong hạt Diêm mạch so
với các thực phẩm khác:
Amino Acid (g/100g protein)
Amino Acid
Quinoa
Bột mỳ
Đậu nành
Skim Milk
Isoleucine


4,0

3,8

4,7

5,6

Leucine

6,8

6,6

7,0

9,8

Lysine

5,1

2,5

6,3

8,2

Phenylalanine


4,6

4,5

4,6

4,8

Tyrosine

3,8

3,0

3,6

5,0

Cystine

2,4

2,2

1,4

0,9

Methionine


2,2

1,7

1,4

2,6

Threonine

3,7

2,9

3,9

4,6

Tryptophan

1,2

1,3

1,2

1,3

Valine


4,8

4,7

4,9

6,9
Nguồn: FAO, 2011 [8]

b. Giá trị sử dụng của cây Diêm mạch.
Ẩm thực từ hạt Diêm mạch: Hạt Diêm mạch có thể được kết hợp với hạt cây
họ đậu như đậu tằm để cải thiện chất lượng bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng cho trẻ sơ
sinh và trẻ em. Ngoài ra, hạt Diêm mạch cũng có thể kết hợp với các nguyên liệu
khác để tạo ra các món ăn đầy hương vị như món súp, salad, bánh ngọt…
Sản phẩm ăn uống từ hạt Diêm mạch:
Công dụng của hạt: ở dạng ngũ cốc ăn liền hay cũng có thể được dùng làm mì
ống, đồ ăn nhẹ hoặc bánh mì, rượu mạnh, socola.
Sản phẩm làm đẹp từ hạt Diêm mạch: dầu gội, xà phòng, và mỹ phẩm.
Hạt có hàm lượng protein cao và mang 8 loại axit amin thiết yếu cho con
người. Bao gồm chất khoáng và các loại vitamin như là C, B1, B2, B3, B9, canxi,
sắt, và phốt pho. Giúp thúc đẩy sự hình thành và tăng cường sự phát triển các tế bào
da.
Tác dụng y học của hạt Diêm mạch:
Diêm mạch là thực phẩm duy nhất trên thế giới tự cân bằng được các chất như
protein, đường, xơ nhưng không chứa gluten (1 loại protein gây khó tiêu), và rất
giàu các nguyên tố vi lượng, vitamin. Ngoài ra, Diêm mạch là loại thực vật duy nhất
10


có chứa Acid Amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp đươc, tương đương

với Acid Amin có trong sữa [9].
Có giá trị dinh dưỡng cao, chứa các axit amin thiết yếu, nguyên tố vi lượng và
vitamin mà con người cần.
Nguồn cung cấp protein, chất xơ và khoáng chất. Diêm mạch chứa hàm lượng
chất xơ nhiều gấp 2 lần so với những loại hạt khác, giúp ngăn ngừa bệnh tim bằng
cách giảm chứng cao huyết áp và tiểu đường hay giúp giảm cân.
Hàm lượng chất sắt trong hạt giúp các tế bào máu phát triển khỏe mạnh.
Giàu magnesium, giúp xoa dịu các cơn đau nửa đầu, tăng cường khả năng
kiểm soát đường huyết (rất tốt cho người bị tiểu đường loại 2), cung cấp và sản xuất
năng lượng, hỗ trợ xương và răng khỏe mạnh.
Diêm mạch có chứa lysine, rất cần thiết cho sự phát triển và hồi phục của các
mô. Diêm mạch rất giàu Riboflavin, giúp giảm những cơn đau đầu thường xuyên và
giúp thúc đẩy quá trình tạo năng lượng.
Quinoa được sử dụng chủ yếu dưới dạng bột. Bột Quinoa được phối hợp với
một số bột khác dùng để chế biến bột dinh dưỡng…và dùng để điều trị cho trẻ em
còi xương, suy dinh dưỡng, người già có hệ tiêu hóa suy yếu.
Lizin một trong những axit amin thiết yếu, rất dễ tiêu với người và động vật,
có mặt trong thành phần protein của hạt quinoa với hàm lượng cao nhất khi so với
lúa mì, lúa mạch, ngô và đậu tương. Một số khoáng, vitamin cần thiết như: Caxi,
sắt, Caroten, Thiamin … cũng có trong thành phần của hạt Quinoa.
Lá, thân và hạt Diêm mạch được sử dụng cho mục đích y học như chữa lành
vết thương, giảm sưng, làm dịu đau (đau răng) và khử trùng đường tiết niệu hay làm
thuốc chống côn trùng. Ngoài ra, thân và lá Diêm mạch, nhất là bộ phận non trên
cây chứa lượng dinh dưỡng cao ( lượng protein chứa trong lá non cao hơn hàm
lượng protein chứa trong hạt – tính theo tỷ lệ phần trăm chất khô). Trong lá non
hàm lượng protein chiếm từ 19-22% trọng lượng chất khô. Do vậy, thân lá non
Diêm mạch có thể sử dụng làm rau xanh cho người rất tốt.
2.1.4. Lịch sử nghiên cứu cây Quinoa
a. Tình hình nghiên cứu sử dụng lượng phân bón cho cây Diêm mạch
Đối với các loại cây trồng thì việc sử dụng phân bón đạm mang lại hiệu quả

tốt, nhưng nếu bón không hợp lý thì đôi khi lại có tác dụng ngược so với những gì
ta mong đợi. Với liều lượng đạm bón cao thì có khả năng làm giảm năng suất và
kéo dài thời gian sinh trưởng. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây (Berti et al,
2000) lại chỉ ra rằng việc tăng lượng đạm bón làm tăng năng suất của cây Diêm
mạch với mức bón từ 40 – 160 kg N/ha. Việc bón phân đạm được biết đến như là
một biện pháp làm tăng năng suất hạt cũng như hàm lượng protein có trong hạt, để
tăng 0,1% protein trong hạt thì cần đến 1 kg phân đạm amon (Johnson and Ward,
1993) [1].
11


Ở miền Trung và Bắc Altiplanos sử dụng 80 kg N/ha và được chia ra 2 lần
bón, 50% lượng đạm bón vào thời gian khi mới xuất hiện bông hoa và 50% bón
trước khi hoa nở (Rojas et al, 2004). Ở Nam Mỹ được khuyến cáo sử dụng 120 kg
ure/ha (Johnson and Ward, 1993) [1].
Một thí nghiệm được thực hiện ở Ai Cập vào 2 vụ đông 2008/2009 và
2009/2010 trên đất cát có tưới với các mức phân bón lần lượt là 0; 90; 180; 270 và
360 kg N/ha. Kết quả thu được là trong mùa đầu tiên và thứ hai, mức đạm bón 360
kg N/ha cho chiều cao cây tối đa lần lượt là 52,73 và 51,78 cm, năng suất cá thể thu
được là 10,07 và 8,177 g/cây, năng suất thực thu là 1203 và 1088 kg/ha [2].
Etchevers and Avila (1979) cho rằng việc bón lân và kali làm tăng trưởng
thực vật mà không làm tăng năng suất hạt. Nhưng điều này cũng có thể lý giải rằng
ở đất nhiệt đới vùng Andes có dư thừa kali. Gandarillas (1982) cũng chỉ ra rằng cây
Diêm mạch không có phản ứng đối với việc bón thêm lân và kali [2].
Một thí nghiệm về phân bón cho cây Diêm mạch của Trịnh Ngọc Đức (19901992) được thực hiện trên nền đất thịt, nghèo dinh dưỡng với cơ cấu cây trồng trong
năm: Lúa mùa – HV1 – Lúa xuân cho thấy việc gieo trồng không bón phân HV1
cho năng suất thực thu thấp chỉ đạt 20-25 kg/sào ( 5,3-6,2 tạ/ha); mức phân bón hợp
lý nhất cho giống HV1 gieo trồng trên 1 ha theo phương pháp gieo 2 hàng trên
luống là: phân chuồng 10 tấn, N: P2O5: K2O = 60-80 kg: 60-80 kg: 30-40 kg cho
cả hai vụ đông và xuân tại đồng bằng Bắc bộ (năng suất khoảng 12,5-15,6 tạ/ha)

[1].
Đối với thí nghiệm gieo vãi trên toàn bộ bề mặt luống, các công thức đều được
bón lót trên nền phân chuồng 10 tấn/ha, mật độ 60 cây/m2. Trịnh Ngọc Đức kết luận
rằng lượng phân vô cơ sử dụng thích hợp nhất là: N: P2O5: K2O = 100: 100: 50
kg/ha (năng suất đạt 18,8 tạ/ha) [1].
b. Tình hình sản xuất và phân bố cây Quinoa:
Vào những năm cuối thập kỷ 70, diện tích Quinoa vào khoảng 40.000 ha. Tập
trung chủ yếu ở các nước sau: Peru (25.000ha), Bolivia (12.000ha). Năng suất biến
động từ 6,5 tạ/ha tới 35 tạ/ha. Trên thế giới một số nước sử dụng nhiều hạt vàng:
Mỹ, Canada, Peru, Nhật, Anh, Hà Lan, Đan Mạch… [5].
Tình hình nghiên cứu, gieo trồng và sử dụng cây hạt vàng tại Việt Nam:
Được tiến hành chủ yếu tại Viện Cây lương thực và cây thực phẩm từ 1986 tới
nay. Nhìn chung, việc nghiên cứu mới chỉ là bước đầu, chưa thành hệ thống và khép
kín từ nghiên cứu cơ bản đến kỹ thuật thâm canh, chế biến, sử dụng và tạo thị
trường.
Do là cây trồng mới nên những nghiên cứu về cây Diêm mạch ở nước ta còn
chưa nhiều, những nghiên cứu về cây trồng này chủ yếu được thực hiện tại một số
viện nghiên cứu và trường đại học. Trong một nghiên cứu luận án tiến sĩ Trịnh
Ngọc Đức (2001) chỉ ra rằng đối với phương pháp gieo theo hàng thì mật độ trồng
12


thích hợp cho giống HV1 trong vụ đông tại đồng bằng Bắc bộ là 111.111-166.666
cây/ha (khoảng cách hàng cách hàng 60 cm; cây cách cây từ 10-15 cm), năng suất
thu được từ 13-14 tạ/ha. Ngoài ra, cũng với thí nghiệm như trên Trịnh Ngọc Đức
cũng đã tiến hành tại trường Trung học Nông Nghiệp Việt Yên – Bắc Giang trong
vụ đông xuân 1990-1992 cho thấy với mật độ 83.333 cây/ha, tức khoảng cách cây
cách cây bằng 20 cm theo phương thức gieo hai hàng trên luống thì năng suất đạt
cao nhất là 12 tạ/ha. Đối với phương pháp gieo vãi trên toàn bộ bề mặt luống Trịnh
Ngọc Đức đã tiến hành ở một số tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc bộ thu được kết quả như

sau: với mật độ 60 cây/m2 cho năng suất cao nhất là 15,4 tạ/ha. Trịnh Ngọc Đức
cũng chỉ ra rằng các thí nghiệm về mật độ theo phương pháp gieo vãi tại Viện
nghiên cứu cho phép khẳng định một cách chắc chắn tính ưu việt, hơn hẳn của
phương thức gieo vãi trên toàn bộ mặt luống so với phương thức theo 2 hàng/luống.
Tại Việt Nam, cây Quinoa đã được trồng và phát triển trong giai đoạn 1986 –
2000 với giống HV1 tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, năng suất 1,40 – 2,06 tấn/ha
(Trịnh Ngọc Đức, 2001). Bertero và cs (2004) cũng cho biết cây Quinoa thích nghi
khá tốt với điều kiện Việt Nam, thậm chí năng suất còn cao hơn so với một số vùng
nguyên sản. Kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy tại đồng bằng Bắc bộ có thể
trồng Quinoa trong vụ đông và vụ xuân (Trịnh Ngọc Đức, 2001).
2.2. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐẤT ĐAI VÙNG NGHIÊN
CỨU
2.2.1. Vị trí địa lí
Thành phố Đồng Hới nằm gần cửa sông Nhật Lệ, thuộc tỉnh Quảng Bình nằm
trên quốc lộ 1A, đường sắt thống nhất Bắc Nam và đường Hồ Chí Minh, có vị trí
địa lý 17028’60”, vĩ độ bắc và 106035’60” kinh độ đông.
Phạm vi hành chính:
- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch
- Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh
- Phía Đông giáp biển
- Phía Tây giáp huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh
2.2.2. Đặc điểm khí hậu
- Đồng Hới nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của
phía Bắc và phía Nam và được chia thành làm hai mùa rõ rệt.
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm
2.000 – 2.300 mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 240C – 250C. Ba
tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
- Nhiệt độ trung bình năm 24,40C.


13


- Lượng mưa trung bình từ 1.300 đến 4.000 mm, tổng giờ nắng 1.786 giờ/năm,
độ ẩm trung bình trong năm khoảng 84% và thuộc chế độ gió mùa: gió Đông Nam
(gió nồm), gió Tây Nam (gió nam), gió Đông Bắc.
Thành phố Đồng Hới nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với
thời tiết khắc nghiệt bậc nhất, có mùa đông khá lạnh. Vào mùa hè thời tiết khá
nóng, oi bức gió lào khô nóng thổi liên tục, với nền nhiệt luôn trên 350C, có lúc trên
400C. Mùa đông lạnh, ẩm với nền nhiệt dưới 180C, có nhiều ngày nhiệt độ dưới
100C, nhiệt độ tối thấp là 40C. Bão thường xuất hiện trong năm với tần suất 1 – 2
cơn mỗi năm, tập trung vào các tháng 9, 10, 11, bão xuất hiện với cường độ mạnh
với sức tàn phá dữ dội.
Bảng 2.3: Nhiệt độ bình quân các tháng 1, 2, 3, 4, 5 năm 2018 (oC)
Tháng
1
2
3
4
5
Cao nhất

22

23

25

29


32

Thấp nhất

16

18

20

23

25

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn thành phố Đồng Hới.

Bảng 2.4: Tổng lượng mưa các tháng 1, 2, 3, 4, 5 năm 2018 (mm)
Tháng 1
2
3
4
5
Mm

48,9 40,5 45,5 73,1 146,5
Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn thành phố Đồng Hới

Cây Quinoa có thể trồng trong điều kiện khí hậu khô và nóng, có độ ẩm từ
40% đến 88%, có khả năng sống sót trong khoảng nhiệt độ từ -40C đến 380C, trong
khi đó thành phố Đồng Hới nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,

mùa đông khá lạnh. Vào mùa hè thời tiết nóng, oi bức gió lào khô nóng thổi liên
tục, nền nhiệt luôn cao. Nhìn chung, điều kiện khí hậu Đồng Hới có thể thích hợp
cho sự phát triển của Diêm mạch.

14


Chương II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Theo dõi thời gian các giai đoạn sinh trưởng của cây
Qua thực nghiệm, tỷ lệ nảy mầm, thời gian nảy mầm, xuất hiện lá thật, xuất
hiện cành đầu tiên, ra hoa của cây cây diêm mạch ở các công thức thí nghiệm được
thể hiện trong bảng 3.1:
Bảng 3.1: Thời gian và tỷ lệ nảy mầm, thời gian xuất hiện lá thật và cành, ra
hoa
Gieo – Xuất
Gieo- nảy
Tỷ lệ nảy
Gieo – Ra
Công thức
hiện lá thật
mầm (ngày)
mầm (%)
hoa (ngày)
(ngày)
N1

4

80


10

37

N2

4

80

9

38

N3

5

80

10

40

N4

4

80


10

38

Sau từ 4 đến 5 ngày hạt nảy chồi, tuy nhiên tỷ lệ nảy chồi chỉ đạt khoảng
80%, điều này có thể là do loại giống nhập nội và kỹ thuật gieo.
Thời gian gieo đến xuất hiện lá thật: ở công thức N2 xuất hiện lá thật sau
gieo 9 ngày, sớm hơn các công thức khác là1 ngày. Kết quả này so với nghiên cứu
của Phan Thị Phương Nhi trong vụ Đông Xuân 2015-2016 ở Quảng Trị thời gian
xuất hiện lá thật là từ 11-12 ngày [4].
Trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi theo dõi thấy tình hình thời tiết vụ
Xuân Hè năm 2018 có nhiều biến đổi, nhiệt độ cao thấp thất thường, tại thời điểm
gieo hạt nhiệt độ khá thấp, có lúc rét đậm vào giữa cuối tháng 2/2018 đến hết tháng
3/2018, đôi khi nhiệt độ có tăng lên vài ngày rồi lạnh trở lại. Vào thời điểm tháng
3/2018, tại Đồng Hới có mưa nhiều (Lượng mưa phổ biến 30-50 mm – nguồn Khí
tượng thủy văn Quảng Bình) đã làm cho thời gian ra hoa kéo dài. Thời gian ra hoa
giữa các công thức dao động từ 37-40 ngày, trong đó công thức N1 ra hoa sớm nhất
(37 ngày sau gieo). Kết quả này muộn hơn so với nghiên cứu của Phan Thị Phương
Nhi trong vụ Đông Xuân 2015-2016 ở Quảng Trị (dao động từ 34-37 ngày).
3.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chiều cao thân chính
Thân chính là bộ khung nâng đỡ các bộ phận của cây trên mặt đất, đồng thời
là nơi diễn ra quá trình vận chuyển, trao đổi chất giữa các bộ phận trên mặt đất và
bộ phận dưới mặt đất. Chiều cao thân chính là một chỉ tiêu quan trọng trong việc
đánh giá khả năng sinh trưởng của cây. Chiều cao thân chính được qui định bởi đặc
15


tính di truyền của giống, nhưng đồng thời nó cũng chịu tác động không nhỏ của các
yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, dinh dưỡng…
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng

chiều cao cây diêm mạch được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây diêm mạch
Công
Chiều cao cây qua các tuần theo dõi (cm)
thức
1 TST
2 TST
3 TST
4 TST
5 TST
N1

10,26 ± 0,03

16,43 ± 0,03 26,33c ± 0,03

38,17c ± 0,03

58,93c ± 0,37

N2

10,28 ±0,02

16,47 ± 0,03 30,80b ± 0,27

45,08b ± 0,04

64,27b ± 0,03


N3

10,33 ± 0,03

16,52 ± 0,02 31,33ab ± 0,09 45,97a ± 0,03

65,13a ± 0,03

N4

10,37 ± 0,03

16,55 ± 0,03 31,58a ± 0,19

65,40a ± 0,06

P

0,150

0,083

0,000

46,50a ± 0,25
0,000

0,000


(TST: tuần sau trồng. Các chữ cái khác nhau ở cùng 1 cột thể hiện sự sai khác có ý
nghĩa khi giá trị P < 0,05)

Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây diêm mạch
Kết quả bảng 3.2 và hình 3.1 cho thấy, ở 1 và 2 tuần sau trồng, chiều cao của
cây ở các công thức thí nghiệm là tương đương nhau. Sau trồng 3 tuần trở đi, sự
tăng trưởng chiều cao ở các công thức đã có sự biến động theo các công thức bón
đạm khác nhau. Ở thời điểm 3 tuần sau trồng, chiều cao cây ở các công thức có bón
đạm cao hơn hẳn so với công thức không bón đạm, Công thức N4 cho chiều cao cây
cao nhất, sai khác rõ với công thức N1, N2 nhưng không sai khác nhiều với công
thức N3. Chiều cao cây ở công thức N2 và N3 cũng không sai khác rõ.

16


Ở thời điểm 4 tuần và 5 tuần sau trồng, chiều cao cây ở công thức N3 và N4
là không có sự sai khác về mặt thống kê, nhưng sai khác có ý nghĩa thống kê đối với
công thức N2 và N1. Ở thời điểm 5 tuần sau trồng, chiều cao cây của các công thức
dao động từ 58,93 – 65,40 cm, thấp nhất tại N1 (0 kg N/ha) và cao nhất tại N4 (120
kg N/ha).
Chiều cao cây sau 5 tuần trồng có sự tăng trưởng rõ rệt so với ban đầu. Tốc
độ tăng trưởng chiều cao của cây ở công thức N4 là cao nhất, tăng 55,03 cm, thấp
nhất là ở công thức N1, tăng 48,67 cm.
Kết quả thực nghiệm này cho thấy với công thức N3 và N4, chiều cao đạt
được là gần tương đương nhau nhưng cao hơn hẳn so với công thức N2 và N1. Kết
quả này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Ngô Thị Thu Trang trong vụ Đông
Xuân 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội (dao động từ 67,5-98,5 cm). [2]
3.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái ra lá cây diêm mạch.
Lá là cơ quan dinh dưỡng làm nhiệm vụ quang hợp chủ yếu của cây, ngoài ra

lá còn có chức năng thoát hơi nước và trao đổi khí. Đối với cây trồng, quang hợp là
hoạt động cơ bản tạo nên năng suất, nó quyết định 90-95% năng suất cây trồng. Bộ
lá phát triển cân đối, khỏe mạnh là tiền đề cho việc tăng hiệu suất quang hợp, tăng
khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi.
Phân bón là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất, tổng hợp
protein, tạo diệp lục ở lá giúp cho quá trình quang hợp. Phân bón giúp cây sinh
trưởng phát triên mạnh, tạo sinh khối để tích lũy vật chất. Kết quả nghiên cứu ảnh
hưởng của lượng đạm bón đến động thái ra lá được thể hiện trong bảng:
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái ra lá của cây diêm
mạch
Số lá TB của cây qua các tuần theo dõi (lá/cây)
Công
thức

1 TST

2 TST

3 TST

4 TST

5 TST

N1

8,20± 0,12

12,10b ± 0,12


17,40c ± 0,12

27,33c± 0,18

35,30c± 0,06

N2

8,27±0,17

12,40ab± 0,12

18,00b± 0,12

28,27b± 0,07

37,33b± 0,18

N3

8,40± 0,12

12,53ab± 0,09

18,67a± 0,07

29,13a± 0,18

38,40a± 0,12


N4

8,37± 0,09

12,80a± 0,12

18,93a± 0,07

29,27a± 0,07

38,87a± 0,07

P

0,684

0,012

0,000

0,000

0,000

(TB: trung bình; TST: tuần sau trồng; Các chữ cái khác nhau ở cùng 1 cột thể hiện
sự sai khác có ý nghĩa khi giá trị P < 0,05)
17



×